Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Vai Trò của Thú Nuôi Tiêu Khiển trong Bệnh của Người - Role of Pets in Human Disease

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.78 KB, 2 trang )

Vietnamese - Number 61a
September 2013
Vai Trò của Thú Nuôi Tiêu Khiển trong Bệnh của Người
Role of Pets in Human Disease
Thú nuôi tiêu khiển có thể làm bạn đồng hành tuyệt
vời, và giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe và vận động cơ
thể. Tuy nhiên, cũng như người, thú vật có thể bị
nhiễm vi trùng, ký sinh trùng và siêu vi khuẩn từ thức
ăn hư thối, từ thú vật khác bị nhiễm trùng, hoặc từ môi
trường. Một số bệnh này có thể truyền nhiễm từ thú
sang quý vị.
Tôi có thể bị lây bệnh gì từ thú nuôi tiêu khiển?
Các loại thú nuôi tiêu khiển như chó, mèo, thỏ, chuột
bọ, các loài bò sát, và chim đều có thể truyền bệnh
sang người. Bệnh có thể lan truyền khi sờ vào thú bị
nhiễm trùng, hoặc khi bị dính phân, nước tiểu và nước
miếng của thú. Tuy không thường bị nhiễm bệnh, và
khi bị thì thường là bệnh nhẹ nhưng cũng vẫn có thể bị
bệnh nặng. Các loại nhiễm trùng có thể lan truyền từ
thú vật sang người gồm:
• E. coli
• Salmonella
• Campylobacter
• Giardia
• Cryptosporidium
• Yersinia
• Toxoplasma
• Bệnh Dại
• Bartonella
• Bệnh sốt vẹt (Psittacosis)
• Giun cuộn (Roundworms)


• Sán dây (Tapeworms)
• Giun móc (Hookworms)

Quý vị cũng có thể tiếp xúc với các thú khác thường
không phải để nuôi tiêu khiển trong nhà như bò, ngựa,
dê hoặc lợn. Các loại thú này cũng có thể truyền bệnh.
Muốn biết thêm chi tiết về các loại bệnh mà các loại
thú này có thể truyền nhiễm, hãy đọc
HealthLinkBC
File #61b Đến Thăm Nơi Triển Lãm Cho Sờ Vào Súc
Vật và Nông Trại Tự Do.
Ai có nhiều rủi ro hơn?
Những người có rủi ro bị các vấn đề nghiêm trọng từ
một số loại nhiễm trùng này là:
• phụ nữ có thai;
• trẻ nhỏ;
• người cao niên; và
• người bị yếu hệ thống miễn nhiễm vì HIV/AIDS,
điều trị ung thư, trị liệu bằng steroid hoặc ghép bộ
phận cơ thể hoặc tủy xương.
Tôi có thể ngừa nhiễm trùng như thế nào?
Vệ sinh cá nhân và sức khỏe của quý vị:
• Rửa tay sau khi cầm hoặc chùi dọn cho thú, phân, đồ
chơi, hoặc các loại thức ăn của thú. Rửa tay trước
khi nấu nướng, ăn hoặc hút thuốc.
• Nhiều trẻ em bị nhiễm trùng khi chơi với thú nuôi
tiêu khiển rồi đút ngón tay vào miệng trước khi rửa
tay. Cha mẹ, người chăm sóc và giáo viên nhớ chắc
chắn cho trẻ rửa tay ngay sau khi sờ vào thú vật.
• Tránh để phân, chất ói mửa, nước tiểu hoặc nước

miếng của thú dính trực tiếp vào da.
• Chén đĩa và muỗng nĩa chỉ dành riêng cho người.
Chén đĩa cho thú chỉ để riêng cho thú.
• Đừng để thú vật liếm mặt trẻ hoặc mặt quý vị.
• Những người bị yếu hệ thống miễn nhiễm không nên
nuôi các loài bò sát hoặc chim như vẹt vì các loài
này thường có các bệnh nghiêm trọng.

Muốn biết thêm chi tiết về rửa tay, hãy đọc
HealthLinkBC File #85 Rửa Tay cho Cha Mẹ và Trẻ
Em.

Vệ sinh cá nhân và sức khỏe của thú nuôi tiêu khiển:
• Tất cả các thú mới nuôi đều nên được bác sĩ thú y
thử nghiệm dò tìm bệnh. Chó con và mèo con dễ bị
nhiễm các loại vi trùng và ký sinh trùng có hại, nhất
là nếu thú bị tiêu chảy hoặc đi hoang.
• Tắm rửa cho thú sạch sẽ. Cắt bớt móng thường
xuyên.
• Giữ sạch nơi ăn ở của thú.
• Kiểm soát các loại ký sinh trùng như giun cuộn, sán
dây và bọ chét, có thể có trong và ngoài thân thú.
• Đưa thú đến bác sĩ thú y khám hàng năm và chủng
ngừa đầy đủ cho thú.
• Liên lạc ngay với bác sĩ thú y nếu thú của quý vị trở
nên uể oải hoặc có các dấu hiệu bệnh như biếng ăn,
ho mãi không dứt, hắt hơi, xuống cân hoặc tiêu chảy.





• Mèo ở ngoài trời có thể bị nhiễm Toxoplasma vì ăn
chim hoặc chuột bọ bị nhiễm trùng. Nếu quý vị nuôi
mèo thường ở ngoài trời, hãy gắn hai cái chuông nhỏ
ở cổ để giúp cảnh giác những con mồi của mèo. Mèo
sống trong nhà ăn thức ăn mua ngoài tiệm nên không
có rủi ro bị nhiễm Toxoplasma.
• Rùa, các loài bò sát (kể cả rắn và cự đà (iguanas)),
cá, và gà con thường bị nhiễm Salmonella.

Thú vật cắn người:
• Các vết cắn và cào của thú vật hay gây nhiễm trùng
vì miệng và chân của tất cả thú có thể bị ô nhiễm.
Thí dụ, vết cắn hoặc cào của mèo có thể gây nhiễm
trùng Bartonella còn có tên gọi là Bệnh Mèo Cào.
• Thường xảy ra các trường hợp chó cắn hơn bất cứ
thú nào khác và thường nhất là vào những tháng mùa
hè. Các vết cắn nhẹ của thú vật thường có thể điều
trị ở nhà.
• Rửa sạch bất cứ vết cắn hoặc cào nào bằng nước ấm
và xà bông ngay sau khi bị thương. Hãy đến chuyên
viên chăm sóc sức khỏe nếu bị cắn sâu, nhiễm trùng,
hay quý vị chưa chủng ngừa sài uốn ván. Hãy đến
đến chuyên viên chăm sóc sức khỏe nếu quý vị bị thú
cắn bất ngờ hoặc không phải vì chọc ghẹo thú.
Chuyên viên chăm sóc sức khỏe có thể liên lạc với cơ
quan sức khỏe công cộng nếu có lo ngại về bệnh dại.
Cho thú ăn uống:
• Hãy cho thú ăn các loại thức ăn có phẩm chất cao
cho thú vật.

• Đừng cho thú ăn thịt sống, dùng thịt sống hoặc sữa
không được khử trùng bằng phương pháp Pasteur để
thưởng cho thú. Vì là thức ăn sống nên các sản phẩm
này có thể có vi trùng làm cho quý vị hoặc thú của
quý vị bị bệnh. Quý vị có thể bị nhiễm trùng nếu
không rửa tay sau khi cầm các sản phẩm này hoặc
sau khi sờ vào thú của mình, mà có thể bị nhiễm
trùng sau khi ăn sản phẩm đó.
• Đừng để thú của quý vị ăn phân.
• Đừng để thú của quý vị uống nước trong bồn cầu.
• Đừng để thú của quý vị bới thùng rác.
• Đừng để thú của quý vị ăn các loài thú vật khác.

Lồng chim:
• Khi chùi rửa lồng chim, hãy tránh làm xáo trộn phân
chim nếu có thể được. Phân chim có thể chứa vi
trùng mà nếu hít vào có thể gây ra một căn bệnh
được gọi là bệnh sốt vẹt (psittacosis). Các triệu
chứng của bệnh sốt vẹt gồm sốt, nhức đầu, da nổi
đỏ, nhức mỏi bắp thịt và ho.

Hộp tro đựng phân mèo:
• Người ta có thể bị nhiễm trùng Toxoplasma vì nuốt
phải ký sinh trùng này sau khi tiếp xúc với phân mèo
bị nhiễm trùng. Toxoplasmosis ở phụ nữ có thai có
thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho thai nhi như
hư não hoặc chết. Những người đang được trị liệu
như hóa trị, xạ trị hoặc HIV/AIDS có thể bị biến
chứng thêm.


Chùi dọn và cất hộp tro đựng phân mèo an toàn:
• Để hộp tro đựng phân mèo cách xa nhà bếp và
những chỗ ăn uống.
• Dọn phân trong hộp tro mỗi ngày. Phụ nữ có thai
nên nhờ người khác dọn. Nếu không có ai, hãy đeo
bao tay bằng cao su và rửa tay sau khi dọn xong.
• Đừng đổ tro. Nếu hít hoặc nuốt vào, bụi tro có thể
làm quý vị bị nhiễm trùng. Thay vào đó, hãy lót hộp
bằng một bao plastic như bao đựng tro khi quý vị vất
đi. Thay bao mới mỗi lần quý vị thay tro.
• Khử trùng hộp tro mỗi tháng một lần bằng cách chùi
sạch, đổ nước sôi vào hộp trong 5 phút. Không có
cách khử trùng nào khác giết chết được Toxoplasma.
• Rửa tay sau khi chùi dọn hộp tro đựng phân mèo.
• Mèo có thể sử dụng vườn hoặc thùng cát của quý vị
thay vì hộp tro đựng phân mèo, do đó hãy đậy thùng
cát để mèo đừng leo vào. Đeo bao tay trong lúc làm
vườn và rửa tay sau khi làm vườn hoặc chơi trong
thùng cát.
Muốn Biết Thêm Chi Tiết
Muốn biết thêm chi tiết, hãy đọc các HealthLinkBC
Files sau đây:
• #07 Bệnh Dại
• #10 Nhiễm Trùng Giardia
• #17 Nhiễm Trùng Salmonella
• #43 Bệnh Toxoplasma
• #48 Nhiễm Trùng Cryptosporidium
• #58 Nhiễm Trùng Xoắn Campylobacter
• #77 Nhiễm Trùng Bao Tử Ruột


Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC
vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến
phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị.

Bấm vào www.HealthLinkBC.ca
hoặc gọi số
8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe
không cấp thiết tại B.C.

Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm
thính, gọi số 7-1-1 tại B.C.

Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi
có yêu cầu của quý vị.

×