Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ăn Uống Lành Mạnh Hướng Dẫn Ăn Cá Có Mức Thủy Ngân Cao Hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.18 KB, 2 trang )

Vietnamese - Number 68m
Nutrition Series - October 2013
Ăn Uống Lành Mạnh: Hướng Dẫn Ăn Cá Có Mức
Thủy Ngân Cao Hơn

Healthy Eating: Guidelines for Eating Fish with Higher Mercury
Levels
Tập Hướng Dẫn Thực Phẩm Canada (CFG) đề
nghị người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên ăn
mỗi tuần ít nhất là 2 khẩu phần cá. Cá có nhiều
chất bổ dưỡng như chất đạm, selenium, sinh tố D,
magnesium và chất sắt. Cá cũng có ít mỡ bão hòa
(saturated fat) và có các loại mỡ omega-3 lành
mạnh và tốt cho não và tim của quý vị. Các loại
mỡ omega-3 đặc biệt quan trọng cho việc phát
triển não và mắt ở em bé và trẻ em.

Một khẩu phần cá theo Tập Hướng Dẫn Thực
Phẩm Canada tương đương với:
• 75 grams;
• 2 ½ ounces;
• 125 mL; hoặc
• ½ cup.

Tuy có các lợi ích cho sức khỏe khi ăn cá đều đặn,
điều quan trọng cần biết là có các mức thủy ngân
khác nhau trong các loại cá khác nhau. Tùy theo số
lượng thủy ngân ăn vào, chất này có thể có hại cho
sức khỏe của quý vị.
Tại sao có thủy ngân trong cá?
Có các nguồn thủy ngân trong môi trường thiên


nhiên, nhưng hoạt động của con người như khai
thác hầm mỏ, đốt rác và các đập thủy điện đã làm
tăng lượng thủy ngân trong đất và nước. Cá hấp
thụ chất thủy ngân này và cơ thể quý vị hấp thụ lại
khi quý vị ăn cá đó.

Loại cá có nhiều thủy ngân nhất thường là loại cá
lớn ăn cá bé hơn. Chùi rửa, làm cá hoặc nấu cá sẽ
không loại trừ hoặc giảm bớt được bất cứ lượng
thủy ngân nào.
Chất thủy ngân có hại cho sức khỏe của
tôi như thế nào?
Thủy ngân có thể tác hại đến hệ thống thần kinh, kể
cả não bộ. Não bộ nhạy cảm nhất khi đang tăng
trưởng và phát triển. Phụ nữ có thai và đang cho con
bú sữa mẹ, em bé và trẻ em dễ bị nguy cơ này nhất
khi ăn cá có nhiều thủy ngân.
Bộ Y Tế Canada đề
nghị quý vị ăn loại cá có ít chất thủy ngân và giới
hạn ăn loại cá có mức thủy ngân cao hơn.

Loại cá nào có mức thủy ngân cao hơn?
Cá có mức thủy ngân cao hơn gồm các loại sau:
• cá ngừ tươi hoặc đông lạnh;
• cá nhám;
• cá cờ (marlin);
• cá lưỡi kiếm (swordfish);
• cá escolar; và
• cá orange roughy.


Ghi chú: Cá ngừ albacore Canada (tươi, đông lạnh
và đóng hộp) đã được thử nghiệm kỹ để tìm thủy
ngân và được xem là có thể ăn được an toàn. Mức
thủy ngân trong cá này thấp hơn các loại cá ngừ
albacore khác. Muốn tìm cá ngừ albacore Canada,
hãy tìm hàng chữ “Product of Canada” (Sản Phẩm
của Canada) in trên nhãn.
Ăn bao nhiêu cá thì an toàn?
Đối với các loại cá có mức thủy ngân cao hơn thì
quý vị nên giới hạn số lượng cá mà quý vị và gia
đình quý vị ăn. Bảng sau đây cho thấy mức khẩu
phần tối đa cho các cỡ tuổi khác nhau.

Tuổi
Khẩu Phần Tối Đa
(Cá ngừ tươi hoặc đông lạnh, cá
nhám, cá cờ, cá lưỡi kiếm, cá
escolar, và cá orange roughy)
Trẻ em 6 đến
12 tháng
40 grams (1 ¼ ounces) mỗi tháng
(khoảng ½ khẩu phần CFG mỗi
tháng)
Trẻ em 1 đến 4
tuổi
75 grams (2 ½ ounces) mỗi tháng
(1 khẩu phần CFG mỗi tháng)
Trẻ em 5 đến
11 tuổi
125 grams (4 ounces) mỗi tháng

(ít hơn 2 khẩu phần CFG mỗi
tháng)




Phụ nữ trong
tuổi có thai,
gồm cả phụ nữ
đang có thai và
cho con bú sữa
mẹ
150 grams (5 ounces) mỗi tháng
(2 khẩu phần CFG mỗi tháng)
Nam giới (12
tuổi trở lên) và
Phụ Nữ sau
tuổi có thai
150 grams (5 ounces) mỗi tuần
(2 khẩu phần CFG mỗi tuần)

Cá ngừ albacore (trắng) đóng hộp cũng có nhiều
thủy ngân hơn, nhưng không nhiều thủy ngân bằng
các loại cá nêu trên. Tuy nhiên, Bộ Y Tế Canada
đề nghị quý vị giới hạn số lượng ăn cá ngừ
albacore đóng hộp. Bảng sau đây cho thấy có thể
ăn cá ngừ trắng an toàn đến mức nào cho những
nhóm tuổi khác nhau.

Tuổi

Khẩu Phần Tối Đa
(Cá ngừ albacore đóng hộp)*
Trẻ em 6 đến
12 tháng
40 grams (1 ¼ ounces) mỗi tuần
(khoảng ½ khẩu phần CFG mỗi
tuần)
Children 1
đến 4 tuổi
75 grams (2 ½ ounces) mỗi tuần
(1 khẩu phần CFG mỗi tuần)
Children 5
đến 11 tuổi
150 grams (5 ounces) mỗi tuần
(2 khẩu phần CFG mỗi tuần)
Phụ nữ trong
tuổi có thai,
gồm cả phụ
nữ đang có
thai và cho
con bú sữa mẹ
300 grams (10 ounces) mỗi tuần
(4 khẩu phần CFG mỗi tuần)
Nam giới (12
tuổi trở lên)
và Phụ Nữ sau
tuổi có thai
Không giới hạn

*Không giới hạn khẩu phần cá ngừ albacore

đóng hộp (có nhãn ghi “Product of Canada”).
Tôi có thể ăn cá do gia đình và bạn bè
câu hay không?
Mức rủi ro về thủy ngân trong các hồ và sông lạch
tại British Columbia thường đều thấp, tuy nhiên,
các mức thủy ngân cũng thường không được thử
nghiệm. Khi mức rủi ro ô nhiễm gia tăng thì có thử
nghiệm, chẳng hạn như tại các khu vực có hồ chứa
hoặc những nơi có thủy ngân trong thiên nhiên.

Tính vào năm 2013, chỉ có 3 hồ tại B.C. là có
khuyến cáo về thủy ngân. Các trường hợp khuyến
cáo này là cho cá trout trong hồ và cá bull trout tại
các Hồ Jack of Clubs, Pinchi và Williston.
Tôi có thể ăn các loại cá khác không có
tên trong danh sách hay không?
Được. Không có đề nghị nào về mức giới hạn đối
với bất cứ loại cá nào được bán tại Canada về các
mức thủy ngân, trừ những loại cá được nêu trong
HealthLinkBC File này. Không có
giới hạn về số
lượng cá ngừ lợt đóng hộp kể cả các loại skipjack,
yellowfin, và tongol.

Muốn Biết Thêm Chi Tiết
Tập Hướng Dẫn Thực Phẩm Canada đề nghị ăn
uống quân bình gồm nhiều loại thực phẩm khác
nhau, kể cả cá. Muốn biết thêm chi tiết về việc
chọn cách ăn uống quân bình chất bổ dưỡng, hãy
đến trang Hướng Dẫn Thực Phẩm Canada tại

www.hc-sc.gc.ca/fn-an/food-guide-aliment/index-
eng.php.

Muốn biết thêm chi tiết về thủy ngân và cá, hãy
đến trang web về Thủy Ngân trong Cá của Bộ Y
Tế Canada tại
www.hc-sc.gc.ca/fn-
an/securit/chem-
chim/environ/mercur/merc_fish_qa-poisson_qr-
eng.php.

Muốn biết thêm chi tiết về các điều lệ và khuyến
cáo cảnh giác về câu cá nước ngọt, hãy đến
website Cá và Thú Hoang của Bộ Điều Hành
Rừng, Đất và Tài Nguyên Thiên Nhiên tại
www.env.gov.bc.ca/fw/fish/regulations/
hoặc gọi
số 250-387-9711.

Muốn biết thêm chi tiết về dinh dưỡng, hãy gọi
số 8-1-1 để nói chuyện với một chuyên viên ăn
uống có ghi danh.

Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC
vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến
phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị.

Bấm vào www.HealthLinkBC.ca
hoặc gọi số
8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe

không cấp thiết tại B.C.

Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm
thính, gọi số 7-1-1 tại B.C.

Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi
có yêu cầu của quý vị
.

×