Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Than Hà Lầm giai đoạn 2010 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.92 KB, 101 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin,
em đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài: “ Đầu tư phát triển tại Công ty
Cổ phần Than Hà Lầm giai đoạn 2010 – 2014”.
Em xin cam đoan chuyên đề này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Ths.Trần Thị Mai Hoa trong thời gian thực tập mà không sao chép của ai.
Nếu có sự sao chép từ các bài luận văn khác em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, công nghiệp hoá – hiện
đại hoá trong nền kinh tế thị trường với sự biến động không ngừng của nền kinh tế
toàn cầu. Đừng trước bối cảnh đó là muôn vàn cơ hội mới đối với các doanh nghiệp để
có thể phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường, góp phần vào nền kinh tế chung
của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng là những thách thức lớn lao đối với một nền
kinh tế còn non trẻ. Trong giai đoạn 2010 – 2014 nền kinh tế thế giới nói chung và
nước ta nói riêng đã trải qua một cuộc suy thoái rộng, nhiều doanh nghiệp, công ty phá
sản; theo thống kê từ đầu quý 4 năm 2012 đến hết quý 1 năm 2013 có đến hơn 160 000
doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp đất nước phải ngừng hoạt động. Năng lực của các
doanh nghiệp là một phần phản ánh năng lực của cả nền kinh tế.
Để có thể tiếp tục phát triển bền vững, hoạt động đầu tư phát triển trong mỗi
doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, cần được các lãnh đạo mỗi doanh nghiệp quan
tâm. Thực hiện tốt đầu tư phát triển sẽ tạo nên nội lực từ bên trong giúp cho doanh
nghiệp có thể trụ vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế khó khăn. Nhận thức
được điều này, công ty Cổ phần Than Hà Lầm- vinacomin đã có những hoạt động tích
cực, chủ động trong việc đầu tư phát triển trong những năm vừa qua. Hoạt động đầu tư


phát triển của công ty đã đạt được những hiệu quả đáng kể, góp phần tích cực giúp cho
công ty phát triển và vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó
còn nhiều hạn chế mà công ty có thể khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
phát triển của mình.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Than Hà Lầm, được tiếp xúc trực
tiếp với các hoạt động của công ty, đặc biệt là những hoạt động đầu tư, em đã nghiên
cứu và lựa chọn đề tài “ Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Than Hà Lầm –
vinacomin giai đoạn 2010 - 2014” để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu chuyên đề của em gồm ba chương:
Chương I: Khái quát Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần
Than Hà Lầm giai đoạn 2010 - 2014
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của
công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Ths.Trần Thị Mai Hoa;
cùng các anh chị, phòng ban của công ty Cổ phần Than Hà Lầm đã giúp em hoàn
thành chuyên đề này.
Do thời gian thực tập, nghiên cứu có hạn và khả năng còn hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót khi hoàn thành chuyên đề. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo và góp ý của thày cô để có thể hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin trân trọng cảm ơn !

SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BXD Bộ xây dựng
BCN Bộ công nghiệp
CTCP Công ty Cổ phần

CBSX Chuẩn bị sản xuất
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐT Đầu tư
ĐTCB Đầu tư cơ bản
QĐ Quyết định
NSNN Ngân sách Nhà nước
TKV
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng
sản Việt Nam
XDCB Xây dựng cơ bản
TSCĐ Tài sản cố định
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Than Hà Lầm
1.1.1. Các thông tin cơ bản của công ty cổ phần Than Hà Lầm
- Tên công ty cổ phần: Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin
- Tên viết tắt: Vinacomin
- Tên quốc tế: Ha Lam – TKV Coal Join Stock Copany
- Địa chỉ: Số 1 phố Tân lập, phường Hà Lầm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Điện thoại: +84-(0)33-382.53.39
- Fax: +84-(0)33-382.12.03
- Website: www.halamcoal.com.vn
- Lĩnh vực: Tài nguyên
- Ngành: Than đá.
1.1.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần than Hà Lầm - TKV tiền thân là mỏ than Hà Lầm được thành
lập vào tháng 5/1960 . Mỏ được tách ra từ xí nghiệp quốc doanh than Hòn Gai tiếp
quản từ thời Pháp để lại. Mỏ được thành lập dựa vào các văn bản pháp lý thành lập
mỏ, văn bản thoả thuận cấp đất và tài nguyên đã được các cơ quan có thẩm quyền phê

duyệt, bao gồm:
Quyết định số 59/ĐT - KTCB ngày 21/6/1973 phê duyệt, thiết kế sơ bộ hạ tầng
- 50 công trường 28 thuộc mỏ Hà Lầm có công suất là 200.000 tấn/năm.
Quyết định của Bộ năng lượng số 246 /XDCB ngày 28/4/1989 phê duyệt LCKT
- KT cải tạo mỏ Hà Lầm. Đưa công suất khu vực Lò Đông từ 100.000 lên 200.000
tấn/năm và duy trì công suất này.
Quyết định của Bộ năng lượng số 57/XDCB quyết định ngày 8/9/1990 về việc
phê duyệt LCKTKT khai thác khu Hữu Nghị mỏ Hà Lầm bằng phương pháp Lộ thiên
với tên công trường khai thác Lộ thiên Hữu Nghị mỏ Hà Lầm công suất 100.000 -
150.000T/năm.
Như vậy từ tháng 9/1990 mỏ tồn tại 2 phương pháp khai thác song song: Lộ
thiên và Hầm lò.
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
Quyết định số 402 NL/TCCBLĐ ngày 30/6/1993 cuả bộ năng lượng "về việc
thành lập mỏ Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai" và chính thức đăng ký kinh
doanh số 303931 ngày 18/3/1994.
+ Theo sự phát triển chung và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường ngày
29/12/1997 Bộ trưởng BCN quyết định số 25/1997 QĐ - BCN về việc "V/v Chuyển
mỏ than Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai thành doanh nghiệp thành viên hạch
toán độc lập của Tổng Công ty than Việt Nam".
+ Căn cứ vào quyết định số 405/QĐ - HĐQT ngày 01/10/2001 của hội đồng
quản trị Tổng Công ty than Việt Nam V/v "Đổi tên mỏ Hà Lầm thành Công ty than Hà
Lầm doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty than Việt Nam".
Ngày 18 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ công nghiệp ra quyết định số
3672/QĐ-BCN về việc cổ phần hoá công ty than Hà Lầm-TKV. Ngày 1-2-2008
chuyển đổi thành công ty cổ phần than Hà Lầm với vốn điều lệ là 93.000.000.000
đồng.
-Ngày 16/2/2009, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cấp Giấy chứng nhận lưu ký
số 04/2009/GCNLK_TTLK, ngày 18/2/2009, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà

Nội ra quyết định số 51/QĐ-TTGDHN về việc chấp nhận đăng ký niêm yết cổ phiếu
cho Công ty Cổ phần Than Hà Lầm – TKV. Ngày 5/3/2009, cổ phiếu của Công ty Cổ
phần Than Hà Lầm – TKV chính thức giao dịch ngày đầu tiên tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán: HLC.
-Ngày 14/7/2011, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cấp Giấy chứng nhận đăng ký
chứng khoán số 04/2009/GCNCP-VSD-2 Đăng ký thay đổi lần thứ 2
-Ngày 21/01/2014, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cấp Giấy chứng nhận đăng ký
chứng khoán số 04/2009/GCNCP-VSD-3 Đăng ký thay đổi lần thứ 3 -Ngày
21/01/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ra quyết định số 38/QĐ-SGDHN ngày
25/01/2014, về việc chấp nhận đăng ký niêm yết bổ sung cổ phiếu cho Công ty Cổ
phần Than Hà Lầm – Vinacomin. Theo quyết định trên ngày 24/02/2014, số
11.250.946 cổ phiếu bổ sung của Công ty Cổ phần Than
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
Hiện nay Công ty mang tên chính thức là Công ty Cổ Phần than Hà Lầm - TKV,
là thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp và khoáng sản Việt Nam.
Địa chỉ trụ sở công ty: Số 1 Phường Tân lập Phường Hà Lầm TP Hạ Long Tỉnh
Quảng Ninh.
1.1.3. Hình thức sở hữu vốn của công ty.
Nguồn vốn hoạt động của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm được đóng góp từ ba
bộ phận cổ đông lớn là Nhà nước (74,2%), từ nhà đầu tư nước ngoài (5,38%) và từ
nguồn đầu tư khác (20,42%)
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu Cổ đông Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
(Nguồn: Trang thông tin thị trường điện tử VN-Direct)
Cổ đông lớn nhất của công ty hiện nay là Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng
Sản Việt Nam (TKV) với tỷ lệ cổ phẩn (tính đến năm 2013) là 74,2% tức 17.220.218
tỷ đồng.
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ chính của công ty
Theo Quyết định só 25 QĐ - BCN ngày 29/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp. Mỏ than Hà Lầm là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty than Việt

Nam.
Theo Quyết định số 5219 – TVN/TCCB này 13/12/1997 của Tổng giám đốc
than Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của Công ty là.
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
- Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện
các dự án đầu tư phát triển, đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư duy trì sản xuất với chức
năng là chủ đầu tư.
- Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh
những mặt hàng theo ngành nghề đã đăng ký trên cơ sở phối hợp kinh doanh chung
của than Việt Nam.
- Trong lĩnh vực hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế, có quyền và trách
nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn sử dụng vốn phát triển và các nguồn lực được
than Việt Nam giao. Với tư cách là một pháp nhân kinh tế độc lập mỏ có trách nhiệm
nộp các loại thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và quy định
của than Việt Nam.
- Trong lĩnh vực tổ chức, có quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị
sản xuất, tuyển chọn bố trí CBCNV trong dây truyền sản xuất, lựac chọn hình thức trả
lương, thưởng theo chế độ Nhà nước và Than Việt Nam.
- Sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội.
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty Cổ
phần Than Hà Lầm
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Than Hà Lầm
Công ty cổ phần Than Hà Lầm hiện đang áp dụng mô hình quản lý kiểu trực
tuyến chức năng , theo trực tuyến có các cấp quản lý, mỗi cấp quản lý có một thủ
trưởng, chịu trách nhiệm toàn diện việc điều hành ở cấp mình phụ trách, cấp quản lý
càng cao thì càng phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề chiến lược: hoạch định chiến
lược, tổ chức cán bộ…Các bộ phận chức năng được thành lập để giúp thủ trưởng trực
tuyến cấp trung, cấp cao về theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá về các nghiệp vụ
quản lý như: lập kế hoạch, thống kê, kế toán, lao động, tiền lương…

Các bộ phận tham mưu không có quyền ra lệnh đối với các thủ trưởng cấp dưới.
Sơ đồ bộ máy vận hành công ty được thể hiện dưới bảng sau:
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
Bảng 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần than Hà Lầm
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm
các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định các vấn đề
lớn về tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của Công ty theo quy
định của điều lệ. Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát là cơ
quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội.
- Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chính là giám sát, chỉ đạo Giám đốc điều hành
và các cán bộ quản lý khác, trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội
đồng quản trị Công ty có 5 thành viên.
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để
thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc công ty trong việc quản lý và điều hành
Công ty, kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành Công ty, kiểm soát tính
hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty và thực hiện
các công việc khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Ban kiểm soát
công ty có 3 thành viên.
- Ban Giám đốc gồm Giám đốc điều hành chung và các Phó Giám đốc giúp việc
cho Giám đốc điều hành chung, điều hành từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Các Tổ chức Đảng, Đoàn thể quần chúng gồm Đảng Uỷ Công ty, Công đoàn,
Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh.
- Các phòng quản lý có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty
quản lý từng lĩnh vực chuyên môn, là phòng trực thuộc Công ty. Các phòng quản lý bao

gồm các phòng khối kỹ thuật và khối nghiệp vụ.
- Khối kỹ thuật gồm có 9 phòng chức năng: Phòng Kỹ thuật mỏ; Phòng Trắc địa,
Phòng Địa chất; Phòng Cơ điện; Phòng Vận tải, Phòng Đầu tư XDCB; Phòng Thông gió
mỏ; Phòng An toàn mỏ; Phòng Quản lý dự án.
Khối kỹ thuật có nhiệm vụ chính là quản lý về các lĩnh vực kỹ thuật theo từng
chuyên ngành: lập, kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật, thi công nghiệm
thu thực hiện.
- Khối nghiệp vụ gồm 6 phòng chức năng: Phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính;
Phòng Lao động tiền lương; Phòng Kế hoạch vật tư; Phòng Tổ chức - Đào tạo; Phòng
Thanh tra kiểm toán; Phòng Tiêu thụ.
Khối nghiệp vụ có nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo Công ty quản lý các lĩnh vực
về nghiệp vụ chuyên môn theo từng chuyên ngành.
- Khối điều hành sản xuất gồm 4 phòng chức năng: Phòng Điều khiển sản xuất;
Phòng Giám định sản phẩm; Phòng Bảo vệ quân sự; Phòng Kho. Khối điều hành sản xuất
có nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo Công ty điều hành sản xuất hàng ngày, tổ chức
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
nghiệm thu số và chất lượng than sản xuất tiêu thụ, bảo vệ tài sản của Công ty và cấp phát
vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất
- Khối hành chính gồm 3 phòng chức năng: Phòng Thi đua văn thể; Phòng Ytế;
Phòng Hành chính. Khối Hành chính có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo Công ty quản lý các
lĩnh vực về thi đua khen thưởng, văn hoá thể thao, công tác xã hội. Theo dõi chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho cán bộ công nhân viên xuất
- Các bộ phận sản xuất
a) Bộ phận sản xuất chính
- Gồm các công trường khai thác:
CTKT 3, CTKT 6, CTKT 8, CTKT 9, CTKT 10, CT 26-3, CTKTCB 1,
CTKTCB2, CTKTCB 4, CTKT Lộ Thiên
b) Bộ phận sản xuất phụ
- Gồm các phân xưởng như (PX Thông gió, PX Nhà đèn, PX Ôtô 1, PX Ôtô 2, PX

Phục vụ, PX Cơ khí-cơ điện, Công trường vận tải lò, PX chế biến, Px sàng tuyển 28,
Ngành ăn, phòng kho.
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
c) Bộ phận sản xuất phụ trợ
- Phân xưởng xây dựng
d) Bộ phận sản xuất nghề phụ
- Nhà khách
- Khách sạn Sao Biển
e) Bộ phận phúc lợi văn hoá
- Phòng thi đua văn thể
- Phòng y tế
- Phòng Môi trường
f) Bộ phận quản lý - hành chính
- Phòng kỹ thuật mỏ, phòng thông gió mỏ, phòng địa chất, phòng trắc địa, phòng
điều khiển sản xuất, phòng KCS, phòng vận tải, phòng kế hoạch - vật tư, phòng tổ chức -
đào tạo, phòng lao động - tiền lương, phòng kế toán - tài chính, phòng thanh tra - kiểm
toán, phòng tiêu thụ, phòng an toàn, phòng bảo vệ quân sự, phòng quản lý dự án, phòng
đầu tư xây dựng cơ bản, văn phòng - quản trị, phòng tin học - quản lý, giám đốc, các phó
giám đốc, trợ lý giám đốc.
Công ty thực hiện công tác quản lý theo mô hình "trực tuyến - chức năng". Đặc
điểm công tác tổ chức quản lý của Công ty là phân rõ được trách nhiệm và quyền hạn của
cán bộ quản lý trên cơ sở các mối quan hệ và nguyên tắc điều hành công việc, bộ máy
quản lý của Công ty than Hà Lầm thành lập như sau:
- Giám đốc do Hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, Giám đốc là người đại
diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
- Các Phó giám đốc là người giúp giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số
lĩnh vực theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ quyền thực hiện.

SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
- Kế toán trưởng giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kế toán
thống kế tài chính, có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc, các
phó giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty.
- Các Trưởng phòng trong Công ty được Giám đốc bổ nhiệm và có nhân viên tham
mưu, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công việc mà mình được quản lý.
- Các Quản đốc công trường, phân xưởng là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo để
công trường, phân xưởng của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.3.1. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2203001252 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 01/02/2008 thì ngành nghề kinh doanh của công ty là:
- Khai thác và thu gom than cứng; - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và
quặng khác;
- Lắp đặt hệ thống điện;
- Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng khác;
- Sửa chữa thiết bị điện;
- Sửa chữa thiết bị khác;
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;
- Dịch vụ ăn uống khác;
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;
- Khai thác và thu gom than non;
- Sửa chữa máy móc, thiết bị;
- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác).
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
1.3.2. Công nghệ sản xuất của công ty

Để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh và phấn đấu đưa sản luợng than khai
thác ngày càng tăng. Công ty đã xây dựng hai công nghệ sản xuất khai thác hầm lò và
khai thác lộ thiên
1.3.2.1. Quy trình khai thác than hầm lò:
+ Công đoạn 1: Tiến hành đào các đường lò bằng từ bên ngoài vào gặp các vỉa
than gọi là lò cái. Loại lò này có tuổi thọ lâu bền, vật liệu để chống lò chủ yếu bao gồm: (vì
sắt, tấm chèn bê tông, gỗ, cột thủy lực đơn ) Sau đó, tiến hành khoan gạt đất đá, chèn
chống.
+ Công đoạn 2: Tiến hành khoan bắn nổ mìn ra đất đá, bốc xúc vận chuyển đất đá,
khoan bắn nổ mìn ra than. Sau đó, bốc xúc vận chuyển than về kho gia công chế biến
+ Công đoạn 3: Công đoạn này Than đưa ra sẽ được chuyển qua máng trượt, máng
cào hoặc băng tải.Sau đó, đổ vào xe goòng vận chuyển về nhà máy tuyển. Giai đoạn vận
chuyển than từ trong lò về nhà máy tuyển được thực hiện bởi các phân xưởng vận tải
.Quá trình này gọi là: vận chuyển than nguyên khai.
+ Công đoạn 4: Công đoạn này than khi đưa vào nhà máy sàng tuyển thì quá trình
phân loại được tiến hành do phân xưởng sàng tuyển thực hiện. Công việc này được các kỹ
sư tuyển khoáng thuộc phòng KCS phụ trách kỹ thuật thực hiện. Sau khi than được chế
biến song sẽ được phòng KCS kiểm định thử mẫu lần cuối cùng. Nếu kiểm tra thấy đạt
chất lượng sẽ tiến hành nhập kho thành phẩm.
1.3.2.2. Quy trình khai thác than lộ thiên
+ Công đoạn 1: Khoan bắn nổ mìn : Đây là giai đoạn tiến hành khoan bắn nổ mìn
để gạt, bốc xúc và vận chuyển đất đá bóc, giai đoạn này bắt đầu tiến hành khi chạm đến
các vỉa than.
+ Công đoạn 2: Bốc xúc vận chuyển than : Công đoạn này khi toàn bộ số lượng đất
đá đã được san gạt bốc xúc thì tiến hành bốc xúc, vận chuyển than. Trong khi khai thác
nếu gặp vỉa than nào có độ cứng thì dùng máy xúc gạt khai thác trực tiếp. Vỉa than có độ
cứng lớn thì tiến hành khoan bắn nổ mìn tạo om sau đó mới tiến hành gạt và xúc than.
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
+ Công đoạn 3: Vận chuyển về nhà máy sàng tuyển: Công đoạn này Than sau khi

khai thác, tiến hành bốc xúc, vận chuyển bằng ô tô. Sau đó tập kết tại bãi than và tiến
hành sàng tuyển, gia công chế biến.Than sau khi chế biến xong được phòng KCS kiểm
định thử mẫu lần cuối cùng. Nếu kiểm tra thấy đạt chất lượng thì tiến hành nhập kho
thành phẩm.
Biểu đồ 1.1 : Sơ đồ công nghệ khai thác than của Công ty CP than Hà lầm TKV
Đơn vị khai thác lộ thiên
Đơn vị khai thác hầm lò
Khoan bắn nổ mìn
Khoan đất đá, tạo điện
Khoan bắn nổ mìn ra đất đá
Bốc xúc vận chuyển đất đá
Khoan bắn nổ mìn ra than
Bốc xúc vận chuyển than
Bốc xúc
V/c đất đá
Gạt đất đá
Bốc xúc vận chuyển than
Nhập kho công ty
Chế biến
Sàng tuyển
Tiêu thụ
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên tìm hiểu hoạt động của công ty)
1.3.3. Một số sản phẩm nổi bật của công ty
- Với đặc thù ngành, là một công ty than nên Công ty cổ phần than Hà Lầm –TKV
có sản phẩm than là chủ yếu (than sạch). Sản xuất than theo từng chủng loại dựa trên nhu
cầu của thị trường.
Than sạch của Công ty sản xuất ra chủ yếu đạt tiêu chuẩn Việt Nam: Than của
Công ty là loại than antraxit có chất lượng cao. Công ty đã và đang sẵn sàng đáp ứng mọi

SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ than trong nước theo cơ chế điều hành tiêu thụ của Tập đoàn
TKV.
Than sạch theo tỷ lệ AK và độ tro của Công ty được phân ra thành than tiêu chuẩn
chất lượng của Việt Nam và tiêu chuẩn than cơ sở.
Trong đó:
 Than đạt tiêu chuẩn Việt Nam (Than cục và than từ cám 3 đến cám 8): Qua
thực hiện các kết quả phân tích cho thấy than của Công ty là loại than antraxit co nhiệt
lượng cao. Công ty đã và đang sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ than
trong nước theo cơ chế điều hành việc tiêu thụ của Tập đoàn TKV.
Than đạt tiêu chuẩn ngành (cục 1b, 1c, don 6a, don 6b, don 6c, Cám 3c, 5, 6a,
6b) Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại than cục, cám thương phẩm của vùng Hòn Gai
của Tập đoàn TKV ngoài các loại than của tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
- Ngoài sản xuất và kinh doanh than Công ty còn kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ
khách sản Móng Cái và dịch vụ Nhà khách Mỏ.
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
Bảng 1.2. Tổng hợp các loại sản phẩm than công ty Than Hà Lầm.
(Nguồn: Phòng KCS – Công ty Cổ phần Than Hà Lầm)
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2014
Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty Cổ phần Than Hà Lầm đã trải
qua nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng với những chủ trương đúng đắn, thiết thực của ban
lãnh đạo từ thay đổi từ mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh tới thay đổi cơ cấu tổ chức,
hiện đại hóa trang thiết bị… Công ty đã từng bước vượt qua được những khó khăn, đưa
công cuộc sản xuất kinh doanh lên một tầm cao mới, trở thành nòng cốt lớn mạnh của Tập
đoàn Than khoáng sản Việt Nam trong lĩnh vực khai thác than.
1.4.1. Sản lượng khai thác than.
Trong những năm gần đây sản lượng khai thác và tiêu thụ than của công luôn duy
trì ở mức tương đối ổn định, điều này phản ánh chân thực tình hình phát triển của công ty

trong thời kỳ biến động kinh tế hiện nay:
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
Bảng 1.3: Thống kê sản lượng khai thác than của công ty giai đoạn 2010 – 2014.
Đơn vị: 1000 Tấn
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Sản lượng than
nguyên khai
2 058 2 188 1 906 1 602 1 704
Than hầm lò 1 442 1 482 1 337 1 298 1 271
Than lộ thiên 616 636 569 304 433
Tiêu thụ than 1 821 2 046 1 685 1 461 1 598
Biểu đồ 1.2: Thống kê sản lượng khai thác than của công ty giai đoạn 2010 – 2014.
(Đơn vị: 1000 tấn)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty)
Qua số liệu và biểu đồ trên ta thấy: Sản lượng than khai thác được trong thời gian
vừa qua của Công ty cổ phần Than Hà Lầm tăng giảm không đều, điều này có thể lý giải
một phần bởi tài nguyên Than là một nguồn tài nguyên có hạn và không thể phục hồi,
mặc dù có lợi thế về mặt địa hình khi nhiều mỏ than của công ty nằm ở khu vực có trữ
lượng Than đá lớn, tuy nhiên sản lượng khai thác được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau như công nghệ phù hợp với địa hình, trình độ của công nhân hầm lò, tình hình

kinh tế thị trường,…
Cụ thể ta thấy giai đoạn 2010 - 2014 công ty có sản lượng khai thác và tiêu thụ
than khá ổn định ở mức trên 2 triệu tấn vào hai năm 2010 và 2011. Sau đó sản lượng giảm
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
đều qua các năm 2012 và 2013. So với năm 2010, sản lượng than nguyên khai giảm
22,15%, sản lượng than tiêu thụ giảm 19,77%. Đến năm 2014 sản lượng khai thác và tiêu
thụ có tăng nhẹ, đạt 106,4% so với năm 2013. Trong những năm đầu 2010, 2011 là
khoảng thời gian dự án “Khai thác dưới mức -50” bắt đầu đi vào hoạt động, sản lượng
khai thác của công ty cao rõ rệt, những năm sau đó sản lượng khai thác có giảm, điều này
có thể lý giải là do lượng than trong các mỏ có sẵn không còn dồi dào, các mỏ than ngầm
khác chưa được thể bắt đầu đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, tỷ lệsản lượng khai thác than hầm lò của công tyluôn đạt trên 70% tổng
sản lượng khai thác, đảm bảo tiêu chuẩn đặt ra của ngành than. Mức tiêu thụ than của
công ty ra thị trường luôn đạt mức trên 85%, đặc biệt các năm 2013, 2014 mức tiêu thụ
này là trên 90%. Điều này dẫn đến doanh thu của công ty tăng so với năm trước.
1.4.2. Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh
Mặc dù sản lượng khai thác than đến nay so với giai đoạn 2010 – 2011 có sút
giảm, nhưng không vì vậy mà doanh thu lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng; điều này
được thể hiện cụ thể qua một số chỉ tiêu tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
giai đoạn 2010 - 2014:
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
Bảng 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
giai đoạn 2010 – 2014.
(Đơn vị: Trệu đồng)
STT Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm

2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
1 Tổng doanh thu 1 396 695 1 695 826 1 517 054 1 858 182 2 122 550
2 Doanh thu thuần 1 396 695 1 695 826 1 517 054 1 858 182 2 122 550
3
Giá vốn hàng
bán
1 107 027 1 373 278 1 268 147 1 516 240 1 781 400
4 Lợi nhuận gộp 289 668 322 548 248 907 341 943 341 150
5
Doanh thu hoạt
động tài chính
274 333 387 763 138
6 Chi phí tài chính 40 513 56 306 67 624 132 022 136 494
7 Chi phí bán hàng 47 068 70 422 58 065 48 916 42 476
8
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
142 669 133 240 97 121 126 413 132 043
9
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
59 691 62 913 26 483 35 355 30 274
10

Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
44 946 51 575 20 771 28 586 28 210
11
Thu nhập bình
quân/người/tháng
6,216 6,135 5,529 6,101 6,112
(Nguồn: trích một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính – Phòng TCKT Công ty)
Nhìn vào các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể thấy:
- Về doanh thu: Sau 5 năm từ 2010 đên 2014, tổng doanh thu thuần của công ty
tăng 51,96% trong quá trình đó tổng doanh thu thuần của công ty từ năm 2010 đạt 1 396
tỷ đồng, đến năm 2011 tăng lên 1695 tỷ đồng. Năm 2012 doanh thu của công ty giảm chỉ
đạt 1517 tỷ đồng tuy nhiên sau đó tăng trở lại đến năm 2014 đạt 2122 tỷ đồng. Đây là kết
quả khá khả quan bởi rằng điều này thể hiện công ty Cổ phần Than Hà Lầm đã có sự cố
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
gắng và đạt được kết quả nhất định trong khoảng thời gian hội nhập, nhiều khó khăn, nhất
là đợt biến động kinh tế cuối năm 2012 kéo dài đến năm 2013.
- Tuy nhiên bên cạnh tổng doanh thu tăng thì tổng lợi nhuận sau thuế của công ty
thực sự chưa tốt, năm 2010 tổng lợi nhuận của công ty đạt 44946 tỷ đồng, tăng đến năm
2011 đạt 51575 tỷ đồng (14,75%). Tuy nhiên đến năm 2012 thì ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế dẫn đến tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty đều sụt giảm lớn (hơn 50%) chỉ
còn 20771 tỷ đồng. Giai đoạn sau năm 2012 đến nay tổng lợi nhuận sau thế của công ty
có tăng đều nhưng tốc độ tăng chưa cao, đến năm 2014 đạt 28210 tỷ đồng, so với mức
đỉnh điểm trong 5 năm chỉ đạt 54,69%. Điều này cho thấy rằng dù có nhiều nỗ lực cải
thiện vượt qua khó khăn nhưng kết quả của công ty vẫn chưa thực sự đạt được tốc độ tăng
trưởng như mong muốn.
- Thu nhập bình quân của nhân viên công ty luôn giao động ở mức 6 triệu
đồng/người/tháng.
- Trong quá trình kinh doanh công ty luôn chủ động về tài chính, nhà nước không

phải chi các khoản trợ cấp, Công ty liên tục phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch, lợi
nhuận, các khoản nợ đều được công ty trả đúng hạn.
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỒ
PHẦN THAN HÀ LẦM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014
2.1. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Than Hà lầm
2.1.1. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm
Như chúng ta đã biết đầu tư trong doanh nghiệp bao gồm: đầu tư vào lao động, đầu
tư vào tài sản cố định, đầu tư vào hàng tồn trữ…Tất cả việc đầu tư này nhằm mục đích là
tạo ra một sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp để đáp ứng nhu cầu của con người
trong xã hội hiện đại. Điều này đã được chứng minh, trong những năm qua các doanh
nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì căn bản nhất là phải nâng cao chất
lượng sản phẩm hạ giá thành…
Công ty Than Hà Lầm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác than, tuy nhiên
không vì vậy mà chất lượng sản phẩm đầu ra không đóng vai trò quan trọng trong hiệu
quả hoạt động của công ty. Tất cả yêu cầu của những đối tác đầu ra đối với sản phẩm than
khai thác của công ty đều cao và nghiêm ngặt, chủ yếu là than cục, than cám và than
nguyên khai. Để đáp ứng được điều này, việc đầu tư vào quá trình sơ chế, xử lý và phân
loại sản phẩm là rất cần thiết, không chỉ để phục vụ hoạt động hiện thời mà còn góp phần
mở rộng chiếm lĩnh thị trường, tạo uy tín cho công ty và khẳng định thương hiệu trên thị
trường.
2.1.2. Tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận
Không có doanh nghiệp nào tiến hành sản xuất kinh doanh lại không đặt mục tiêu
về lợi nhuận. Không chỉ là mong muốn có lợi nhuận mà họ còn mong muốn tiền của họ
không ngừng tăng lên tức là quy mô lợi nhuận ngày càng được mở rộng.
Hoạt động đầu tư của mỗi doanh nghiệp chính là hoạt động nhằm thực hiện chiến
lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó với mục tiêu đạt được lợi nhuận mà doanh
nghiệp đề ra. Khi lợi nhuận càng cao thì lợi ích càng lớn và ngược lại. Lợi nhuận được
quy mô bởi doanh thu và chi phí theo công thức:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.s Trần Thị Mai Hoa
Doanh thu có lớn hay không lại phụ thuộc vào quá trình đầu tư của doanh nghiệp.
Nếu đầu tư mang lại hiệu quả cao thì doanh thu sẽ nhiều. Như vậy đầu tư đã tạo điều kiện
giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
2.1.3. Góp phần đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc đổi mới
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình. Và một trong các công việc đầu tư của doanh
nghiệp là đầu tư vào tài sản cố định. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp tiến hành mua
sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, đổi mới sản phẩm cả
về chủng loại mẫu mã và chất lượng.
Đối với ngành khai thác đặc trưng của một công ty than, điều kiện làm việc khai
thác dưới lòng đất, việc đổi mới công nghệ khoa học kỹ thuật còn ảnh hưởng trực tiếp tới
sự an toàn lao động , thậm chí là tính mạng của công nhân. Hay có thể nói cải thiện trình
độ khoa học kỹ thuật, đầu tư công nghệ bắt kịp thời đại là một yếu điểm sống còn đối với
công ty Cổ phần Than Hà Lầm.
Dưới sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, mọi
doanh nghiệp , công ty cần nhận thấy vai trò to lớn của đầu tư cho công nghệ cũng như
hiện đại hóa máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất. Hay nói cách khác đầu tư phát
triển góp phần đổi mới công nghệ trình độ khoa học – kĩ thuật.
2.1.4. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để hoạt động được và hiệu quả, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có đội ngũ lao
động có trình độ, có kỹ năng. Trình độ kỹ năng của người lao động ảnh hưởng tới quá
trình sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm. Cùng với điều kiện sản xuất như nhau
nhưng lao động có trình độ sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Đầu tư vào lao động
bao gồm những hoạt động như đầu tư vào đào tạo cán bộ quản lý, tay nghề công nhân các
chi phí để tái sản xuất sức lao động, tạo điều kiện nâng cao nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực của công ty Cổ phần Than Hà Lầm chủ yếu chuyên môn về khai
thác khoáng sản, đại bộ phận công nhân của công ty làm việc trong các nhà máy, hầm lò

khai thác. Bên cạnhyêu cầu về hệ thống khoa học kỹ thuật đủ tốt, đủ an toàn thì chính
SV Hoàng Minh Tuấn – CQ534321 Page 25

×