Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Vận dụng phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.42 KB, 82 trang )

Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
Sinh viên: Đặng Sao Mai MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC VIẾT TẮT
CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
VFA Hiệp hội Lương Thực Việt Nam
Sinh viên: Đặng Sao Mai MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sinh viên: Đặng Sao Mai MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cây lúa ngày càng khẳng định được vị thế của mình
trong sự phát triển của đất nước. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã vươn lên trở
thành một nước không những cung cấp đủ gạo cho tiêu dùng nội địa mà còn đứng thứ
2 trên thế giới, sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Có thể nói, cho đến nay, kinh nghiệm
và kỹ thuật trồng lúa nước của nước ta đã đạt đến một trình độ khá cao cộng với sự
phát triển của công nghệ sinh học và sự đầu tư thích đáng về thủy lợi, giao thông thì
nghề trồng lúa nước rõ ràng là một lợi thế lớn của ngành nông nghiệp nước ta.
Nếu trên thế giới, diện tích đất trồng lúa chiếm 22% diện tích đất canh tác thì ở
Việt Nam tỷ lệ này là 87%. Diện tích đất trồng lúa nước ta phân bố chủ yếu ở các tỉnh
đồng bằng và hầu hết là đất trồng lúa nước. Sở dĩ Việt Nam là nước sản xuất nhiều lúa
gạo là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng lúa nước.


Với những lợi thế của mình về điều kiện thiên nhiên cũng như số lượng lao
động dồi dào, thị trường gạo của Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, mang lại
nguồn lương thực cũng như giá trị xuất khẩu lớn cho đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn
tại những vấn đề, những thách thức đối với lĩnh vực xuất khẩu gạo tại Việt Nam. Với
mong muốn chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu nhằm tìm ra
những những yếu điểm, những tồn tại để đưa những phương hướng và chiến lược phát
triển ngành xuất khẩu lúa gạo cho đất nước, em xin chọn đề tài: “Vận dụng phương
pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đếnsản lượng xuất khẩu gạo
tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014”.
 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến biến động sản lượng xuất khẩu
gạo của Việt Nam trong 20 năm gần đây với mục đích phân tích và đánh giá sự ảnh
hưởng của từng nhân tố đến sản lượng gạo xuất khẩu nhằm đưa ra những chính sách
kịp thời và đúng đắn để nâng cao vị thế gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng
xuất khẩu gạo tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng gạo
xuất khẩu từ năm 1995 đến năm 2014.
Sinh viên: Đặng Sao Mai 4 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
 Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu em sử dụng trong đề tài này là:
- Phương pháp thu thập tư liệu, thông tin thứ cấp: thu thập và sử dụng số liệu có
sẵn của các cơ quan có liên quan đến sản lượng xuất khẩu gạo.
- Phương pháp tổng quan tài liệu: tổng hợp, chọn lọc nguồn thông tin và số liệu
tin cậy để sử dụng trong chuyên đề.
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
- Phương pháp dãy số thời gian

 Kết cấu đề tài
Nội dung đề tài được chia làm 2 phần:
- Chương 1: Những lí luận chung về xuất khẩu gạo của Việt Nam.
- Chương 2: Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích sự ảnh hưởng của
các nhân tố đến sản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Nguyễn Thị
Xuân Mai và các thầy cô trong khoa Thống kê đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
quý báu để tôi có thể hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đặng Sao Mai
Sinh viên: Đặng Sao Mai 5 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác trên
cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là tiền của một trong hai nước
hoặc là tiền của nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế). Mục đích của hoạt
động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao
động quốc tế. Và khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều
tích cực tham gia vào hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được
hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Hoạt
động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều hình thức
khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời
gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm;

nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra
trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư
liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao
đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
* Đối với nền kinh tế thế giới
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày nay rất được chú trọng, nó trở
thành một hoạt động rất cần thiết đối với mọi quốc gia. Mỗi quốc gia muốn phát triển
được phải tham gia vào hoạt động này. Bởi vì mỗi quốc gia khác nhau về điều kiện tự
nhiên có thể có điều kiện thuận lợi về mặt này nhưng lại khó khăn về mặt hàng. Vì vậy
để tạo sự cân bằng trong phát triển, các quốc gia trên tiến hành xuất khẩu những mặt
hàng mà mình có lợi thế và nhập những mặt hàng mà mình không có hoặc nếu có thì
chi phí sản xuất cao… Nói như vậy thì không phải nước nào có lợi thế thì mới được
tham gia hoạt động xuất khẩu, mà ngay cả những quốc gia có bất lợi trong sản xuất
hàng hoá thì vẫn chọn sản xuất những mặt hàng nào bất lợi nhỏ hơn và trao đổi hàng
hóa.
Thông qua hoạt động xuất khẩu các quốc gia có thể hạn chế được những khó
khăn của mình, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Cũng thông qua hoạt
động này các nước có thể nhanh chóng tiếp thu được trình độ kĩ thuật công nghệ tiên
Sinh viên: Đặng Sao Mai 6 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
tiến, từ đó mới có thể phát triển kinh tế và giải quyết các mâu thuẫn trong nước tăng
nguồn thu nhập góp phần vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
* Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Bốn điều kiện để phát triển và tăng trưởng kinh tế là: nguồn nhân lực, tài
nguyên, vốn và kĩ thuật công nghệ. Mỗi quốc gia khó có thể đáp ứng được bốn điều
kiện trên vì vậy hoạt động xuất khẩu là tất yếu để tạo điều kiện phát triển. Đây cũng là
con đường ngắn nhất để những nước kém phát triển có thể nhanh chóng nắm bắt được
kĩ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới.
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ CNH-HĐH đất

nước.
Các nước đang phát triển thì thiếu thốn nhất là khoa học công nghệ và vốn,
muốn nhập khẩu kĩ thuật công nghệ thì phải có nguồn ngoại tệ, muốn có nhiều ngoại
tệ thì cần phải tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Nguồn vốn nhập khẩu được hình thành từ các nguồn sau: dựa vào đầu tư nước
ngoài, các nguồn viện trợ, các hoạt động du lịch, vay vốn, các dịch vụ thu ngoại tệ
trong nước…. Thông qua các nguồn này cũng thu được một lượng ngoại tệ lớn, nhưng
huy động nó rất khó khăn và bị lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài. Do vậy hoạt động
xuất khẩu vẫn là nguồn vốn lớn nhất và quan trọng nhất, nó có tầm chiến lược với mỗi
quốc gia để tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thứ hai, xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển
sản xuất.
Tác dụng của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là:
+ Xuất khẩu những sản phẩm thừa so với tiêu dùng nội địa, ở những nước lạc
hậu, kinh tế chậm phát triển, sản xuất chưa đủ đáp ứng tiêu dùng, vì vậy nếu chỉ xuất
khẩu những mặt hàng xuất khẩu thừa tiêu dùng nội địa thì xuất khẩu sẽ bị bó hẹp và
tăng trưởng kinh tế rất chậm.
+ Khi có thị trường xuất khẩu thì sẽ thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất phát
triển, nó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành khác có liên quan ví dụ khi sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ phát triển thì nó sẽ kéo theo các ngành như gốm, sứ, mây tre
đan, thêu dệt… cũng phát triển theo.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng mở rộng sản xuất cung cấp đầu
vào mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia vì thường cho phép một quốc gia có
thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều khả năng giới hạn sản
xuất của quốc gia đó.
+ Thúc đẩy chuyên môn hoá, tạo lợi thế kinh doanh, xuất khẩu giúp cho các
quốc gia thu được một lượng ngoại tệ lớn để ổn định và đảm bảo phát triển kinh tế.
Sinh viên: Đặng Sao Mai 7 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
+ Xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập.

+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại
phát triển làm cho các nước phụ thuộc vào nhau hơn, dựa vào nhau cùng phát triển.
*Đối với các doanh nghiệp
Trong quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế các doanh nghiệp đặc biệt là
các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới. Các cơ hội và
thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều, nó là sự sống còn của nhiều doanh
nghiệp, nếu như doanh nghiệp thu, tìm được nhiều bạn hàng thì sẽ xuất khẩu được
nhiều hàng hoá và sẽ thu được nhiều ngoại tệ cho quốc gia cũng như cho chính doanh
nghiệp để đầu tư phát triển. Thông qua xuất khẩu doanh nghiệp nhanh chóng tiếp thu
được khoa học kĩ thuật, từ đó có khả năng củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao mẫu mã,
chất lượng, uy thế và địa vị của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng thông qua
xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm của mình
củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân
viên trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu, mục đích để tạo lợi thế cạnh tranh so
với các đối thủ khác trên thị trường thế giới.
1.1.3. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu gạo đối với Việt Nam
1.1.3.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu đối với Việt Nam
Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản
xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài. Do có sự khác nhau về
điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việc
sản xuất một số mặt hàng nhất định. Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng ngày một đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn
có được những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở
rộng được thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong
muốn đó đã làm nảy sinh nhu cầu mua bán trao đổi quốc tế (hay thương mại quốc tế).
Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra ngoài
biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế bên ngoài,
đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên
toàn thế giới.
Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu và nhập

khẩu. Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâm thích đáng
đến hoạt động xuất khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thương mại quốc tế.
Sinh viên: Đặng Sao Mai 8 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những nét
đặc thù riêng đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kĩ thuật lạc hậu,
công nghệ thủ công đang rất cần được đổi mới, bên cạnh đó tiềm lực xuất khẩu lại
lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Tất cả những điều này cho thấy hoạt động
xuất khẩu đối với nước ta ngày càng quan trọng hơn.
Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế được thể hiện
qua một số khía cạnh cơ bản sau:
- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nước tạo điều kiện đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước sẽ khuyến khích các ngành, nghề phát
triển bởi họ phần nào có được thị trường tiêu thụ ổn định và mở rộng hơn. Đồng thời,
sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế sẽ tạo cho các nhà sản xuất sự năng động
và sáng tạo trong kinh doanh, sự quan tâm đúng đắn đến việc nâng cao hiệu quả quản
lí, đổi mới công nghệ cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu có thể diễn ra thuận lợi hơn nhờ
nguồn ngoại tệ thu được và mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra.
1.1.3.2. Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo đối với Việt Nam
 !"#$
%& %'!()*+,-.&/"01
2,-3+*45,617-(83/9":;!4<
=>?-,"@
- Tích luỹ vốn cho sự nghiệp đổi mới đất nước
Mục tiêu chủ yếu sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung là đòi hỏi
cấp bách nhằm tăng ngoại tệ, giải quyết vốn cho công nghiệp hóa. Trước tình hình đó,

lúa gạo đã đột phá vươn lên để giữ vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Trong
suốt 13 năm qua (1991- 2003), riêng kim ngạch xuất khẩu gạo đã đạt trên 8 tỷ USD.
Con số đó đã nói rõ sự cần thiết của việc xuất khẩu gạo đối với công cuộc đổi mới
kinh tế của đất nước.
- Cải thiện đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân
Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn thuộc
chiến lược phát triển con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế – xã hội
của đất nước.
Sinh viên: Đặng Sao Mai 9 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
Dân số nước ta với 80% dân số tập trung ở nông thôn, phần lớn sinh sống bằng
sản xuất lúa gạo và trồng cây lương thực. Trong khi đó, đời sống ở nông thôn và thành
thị có sự chênh lệch đáng kể. Đời sống của người nông dân còn thấp, xét cả về mức
thu nhập bình quân đầu người, điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng,… Với tình trạng đó
thì việc phát triển sản xuất lúa gạo và xuất khẩu gạo để nâng cao thu nhập cho nông
dân góp phần xây dựng nông thôn ngày một giàu mạnh là điều thật sự cần thiết.
- Phát huy lợi thế trong nước
Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản như lợi thế về
đất đai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và cảng khẩu. Trong
những năm qua, nước ta đã đưa ra các chiến lược đúng đắn nhằm khai thác và tận
dụng được triệt để các lợi thế sẵn, vì vậy sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta tăng đều
đặn qua các năm. Qua những điều cơ bản đã nêu ở trên, chúng ta thấy rõ sự cần thiết
phải xuất khẩu gạo cũng như tính đúng đắn của định hướng xuất khẩu gạo là tất lẽ dĩ
ngẫu.
- Khắc phục các hậu quả của thời gian chiến tranh để lại
Nước ta phải đối mặt với cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ. Suốt 30 năm có chiến tranh, đất nước bị chia cắt và chiếm đóng,
Đảng và Chính phủ ta không có điều kiện lãnh đạo toàn bộ hoạt động kinh tế của cả
nước thống nhất. Điều kiện khí hậu thiên nhiên thuận lợi và đất đai màu mỡ ở nhiều
vùng chưa khai phá đặt ra nhiệm vụ biến ĐBSCL và nhiều vùng khác của đất nước

thành vùng phát triển nông nghiệp để thực hiện 3 chương trình kinh tế, ổn định đời
sống nhân dân. Đây là chiến lược quan trọng “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” của
những năm 70 - đầu 90, lấy nông nghiệp là cơ sở ban đầu tạo vốn cho công nghiệp
hóa.
1.2. Đặc điểm của thị trường gạo
Gạo là lương thực phổ biến của gần một nửa dân số thế giới. Vì gạo là sản phẩn
thiết yếu và là sản phẩm của ngành nông nghiệp nên nó có bốn đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, tính thời vụ trong trao đổi
Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp tính thời vụ
do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị trường. Tức là số
lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểm trong năm,
điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng. Để khắc phục đặc điểm này yêu cầu các
nước xuất khẩu phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa
lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá.
Sinh viên: Đặng Sao Mai 10 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
Thứ hai, phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ
Tình hình đó là do một mặt, năng lực sản xuất của các nước này bị hạn chế mặt
khác do quy mô dân số và tốc độ tăng dân số nhanh. Vì vậy phần lớn lúa gạo còn lại
đem trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các nước đang phát
triển sản xuất 53-55% sản lượng gạo thế giới, các nước Châu Á, Châu Phi sản xuất
nhiều nhất chiếm 85% sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới. Trong khi đó các nước này
chỉ cung cấp 4-5% lượng gạo được trao đổi trên thế giới, Châu Á là khu vực sản xuất
nhiều nhất và cũng tiêu thụ lượng gạo lớn nhất.
Thứ ba, buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu vì thế xuất khẩu
sản phẩm lúa gạo ổn định hơn so với hàng công nghiệp
Xuất khẩu gạo còn phụ thuộc vào tình hình chính trị của từng quốc gia. Mỗi
nước đều phải đảm bảo an ninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ có
ảnh hưởng rất lớn tới chính trị quốc gia đó. Vì thế buôn bán chủ yếu được ký kết giữa
các Chính phủ với nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài

hạn và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ. Thêm vào đó, một số nước
dùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trị thông qua viện trợ, cho không, bán
chịu dài hạn…điều này được thực hiện giữa các chính phủ là chủ yếu.
Thứ tư, các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới
Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có uy tín:
Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam…. Nếu lượng gạo xuất khẩu của các nước này
có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá cả của gạo dẫn tới những biến động trong
cung – cầu gạo, hay có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đến các loại hàng hoá
khác.
Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của các nước xuất
khẩu gạo trên thị trường thế giới. Tương ứng với mỗi loại gạo, tuỳ thuộc chất lượng,
phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể phù thuộc vào các tiêu chuẩn
cụ thể về chọn giá quốc tế mà trong nhiều thập kỷ qua, người ta vẫn lấy giá gạo xuất
khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế. Vì gạo có rất nhiều loại nên khi nói giá gạo
xuất khẩu thường nói rõ cấp loại nào (5% tấm, 10% tấm…) vào điều kiện giao hàng
nào (FOB, CIF,C&F…)
Sinh viên: Đặng Sao Mai 11 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể, giữa các nước
xuất khẩu là không đồng nhất: như giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn của Thái
Lan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp. Điều này là do chất lượng của từng
loại, do uy tín sản phẩm, do điều kiện tự nhiên, nguồn giống tạo nên loại gạo đó.
Thứ năm, các nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định
Hàng năm, số lượng gạo cung cấp ra thị trường cùng với các nước xuất khẩu và
nhập khẩu là không ổn định, sự không ổn định này là do sự tác động của thời tiết khí
hậu. Đối với các nước xuất khẩu gạo nếu mưa gió thuận hòa sẽ giúp người nông dân
được mùa thì lượng cung gạo sẽ lớn. Còn ngược lại nếu hạn hán, bão lũ hay dịch bệnh
tràn lan sẽ khiến người nông dân mất trắng, lúc ấy cung gạo sẽ ít đi có thể phải đi nhập
khẩu gạo của các nước khác. Cũng tương tự với các nhập nước, nếu thời tiết thuận lợi
năm đó họ sẽ nhập khẩu gạo ít hơn so với các năm khác. Chẳng hạn như năm 2012,

theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thị trường Trung Quốc tăng cường nhập
khẩu 2,34 triệu tấn gạo của Việt Nam do nước này đang bị mất mùa do thiên tai. Trong
khi đó, năm 2011 khí hậu thuận lợi nên Trung Quốc chỉ nhập 1,5 triệu tấn gạo từ Việt
Nam.
1.3. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1995-2014
1.3.1. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1995-2014
Kể từ năm 2001 đến nay, sau khi ra nhập WTO, Việt Nam đã có thêm nhiều cơ
hội mới tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên khác. Vì
vậy trong những năm qua sản lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu gạo của
Việt Nam không ngừng gia tăng, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo
nhất, không đủ lương thực cho nhân dân khiến 2 triệu người chết vào năm 1945 vươn
lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên toàn thế giới.
Đồ thị 1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
giai đoạn 1995-2014
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Qua đồ thị trên cho thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
giai đoạn 1995-2014 diễn biến tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, sản lượng
xuất khẩu gạo Việt Nam tăng dần trong các giai đoạn 1995-1999,2002-2005, 2007-
2012 và giảm dần vào 1999-2000, 2001-2002, 2005-2007 và 2012-2014. Trong đó, sản
lượng xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất vào năm 2012 với sản lượng 8047 nghìn tấn và
giảm mạnh nhất vào năm 2002 với 3245 nghìn tấn. Tương tự như sản lượng gạo xuất
Sinh viên: Đặng Sao Mai 12 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
khẩu, kim ngạch xuất gạo Việt nam cũng tăng dần qua các giai đoạn 2001-2005, 2007-
2008, 2011-2013 và giảm trong giai đoạn 2005-2007, 2008-2009 và 2013-2014. Đáng
chú ý, kim ngạch xuất khẩu gạo cao nhất vào năm 2012 với 3689 triệu USD và ít
mạnh nhất vào năm 2001 với 544 triệu USD. Tuy phải tác chịu tác động của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 nhưng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt
Nam trong thời gian này vẫn gia tăng, chỉ có năm 2009 kim ngạch xuất khẩu bị ảnh
hưởng nên đã giảm so với năm 2008. Nhìn vào đồ thị 1 có thể thấy trong cả thời kỳ,

sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu cùng tăng hoặc cùng giảm trong một năm. Chỉ
có năm 2002, 2009 tuy sản lượng và kim ngạch lại tăng giảm ngược chiều nhau. Cụ
thể, theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) năm 2002 tuy sản lượng xuất khẩu giảm
do sản lượng cung xuất khẩu thóc từ hai nước Ấn Độ và Úc giảm mạnh đã hạn chế bớt
sự cạnh tranh, tạo điều kiện khuyến khích xuất khẩu cho Việt Nam và góp phần làm
tăng kim ngạch xuất khẩu gạo. Tương tự với năm 2009, do kim ngạch xuất khẩu gạo
còn phụ thuộc vào giá bán gạo xuất khẩu nên trong năm này dù sản lượng gạo tăng
nhưng do giá bán gạo xuất khẩu giảm làm cho kim ngạch xuất khẩu gạo cũng bị giảm
so với các năm trước. Nhìn chung sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của nước ta
trong hai mươi năm qua đã có nhiều biến động, mặc dù còn chịu ảnh hưởng tác động
trong và ngoài nước nhưng vẫn được những thành tựu to lớn.
Bảng 1. Sản lượng gạo xuất khẩu và sản xuất trong nước giai đoạn 1995-2014
Năm
Sản lượng gạo trong nước
(triệu tấn)
Sản lượng gạo xuất khẩu
(nghìn tấn)
Tỷ trọng
(%)
1995 24,96 2025 8,1
1996 26,39 3047 11,5
1997 27,52 3682 13,4
1998 29,14 3793 13,0
1999 31,39 4559 14,5
2000 32,52 3470 10,7
2001 32,10 3528 11,0
2002 34,44 3245 9,4
2003 34,57 3820 11,1
2004 36,15 4055 11,2
2005 35,79 5202 14,5

2006 35,83 4749 13,3
2007 35,87 4500 12,5
2008 38,60 4720 12,2
2009 38,70 5947 15,4
2010 40,00 6828 17,1
2011 42,30 7087 16,8
2012 43,70 8047 18,4
2013 44,10 6722 15,2
Sinh viên: Đặng Sao Mai 13 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
2014 45,00 6412 14,2
Tổng 709,07 95438 13,5
(Nguồn: Tổng cục Thống kê + tính toán của tác giả)
Nhờ áp dụng những tiến bộ về khoa học cùng với sự chú trọng, quan tâm của
Nhà nước vào ngành hàng lúa gạo nên lượng gạo sản xuất mỗi năm hầu hết đều tăng.
Tổng lượng gạo sản xuất ra trong hai mươi năm qua đạt 709,07 triệu tấn trong đó Việt
Nam đã xuất khẩu được hơn 95 triệu tấn gạo cho các nước nhập khẩu khác, chiếm
13,5% lượng gạo sản xuất trong cả nước. Với sản lượng gạo trong nước dồi dào, có thể
coi đây là một trong những thuận lợi lớn về mặt nguyên liệu đầu vào đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo. Chính vì vậy, sản lượng gạo nước ta trong những năm gần đây
liên tục tăng. Qua số liệu tính toán trên cho thấy, sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta
ra các thị trường quốc tế đều chiếm một lượng tương đối từ 10-20% sản lượng gạo sản
xuất mỗi năm. Trong suốt hai mươi năm qua, lượng gạo xuất khẩu luôn chiếm hơn
10% tổng lượng gạo sản xuất của cả nước, chỉ có năm 1996 và 2002 lượng gạo xuất
khẩu chiếm dưới 10% do sản lượng gạo xuất khẩu năm 2002 giảm mạnh từ 3528
nghìn tấn năm 2001 xuống còn 3245 nghìn tấn trong khi sản lượng gạo sản xuất trong
nước vẫn tăng đều đặn. Đáng chú ý, năm 2012 lượng gạo xuất khẩu của nước ta chiếm
đến 18,4% xấp xỉ 1/5 lượng gạo sản xuất ra trên cả nước. Nguyên nhân là do tình hình
chính trị ở Thái Lan trong năm này bất ổn khiến cho các nhiều doanh nghiệp quay
sang nhập khẩu gạo của nước ta làm cho sản lượng gạo năm 2012 tăng vọt và đạt kỉ

lục. Có thể thấy, sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta có xu hướng tăng cùng với sản
lượng gạo trong nước. Sản lượng gạo trong nước có ổn định thì các doanh nghiệp gạo
xuất khẩu nước ta mới có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và khẳng định vị trí trên
thị trường gạo quốc tế.
1.3.2. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam
Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và trong gần một phần tư thế
kỷ qua đã đứng thứ hạng cao trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước có sản
lượng gạo xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nên chúng ta vẫn luôn có những bạn hàng
nhập khẩu gạo truyền thống như Trung Quốc, Indonesia, Philippines,…
Bảng 2. Cơ cấu xuất khẩu gạo các châu lục năm 2006 – 2014
Đơn vị tính: %
Năm Châu Á Châu Phi Trung Đông Châu Mỹ Châu Âu
Châu
Úc
2006
47,5 25,6 11,4 9,7 5,3 0,6
2010
81,3 5,5 0,1 11,6 0,7 0,5
2011
72,0 18,6 0,4 4,0 1,0 4,0
Sinh viên: Đặng Sao Mai 14 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
2012
47,8 47,0 0,9 1,3 2,8 0,1
2013
33,6 47,4 1,5 14,7 2,2 0,5
2014
78,6 7,8 1,0 11,0 1,3 0,3
( Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
A"?-,(/B5:;4C.DEF*45G*HI26:

18B85$,":G*J5G*KLMN25,( -O
O6G*PG*QNR?/ESS5,-.&O.8F
G*HT5U,-.&V"3/9"8M4BE
S5,-.&G*H-W5XU,-.&
V".8"G*J11YB.&!"-G*H".DE!"
80Z5UM$[/7\.>63/9"]3^_`5ES5? MO\"
a%b7B85R?/O.8G*Ja!"4cY
"3/9"38,(.8FG*J5a)1F.>6V
714V".D)*BE1*45G JV?d1."" 
,O4 O)"/7,"O.84M"SSXeS5
,-.&,"O.8G*KLf:g/-!"hUBU
ESE711,8ESiB:5.8"f)1*b7,*
O.8B\BG*P.,-.&.844:,6E
jIW7k).8XU,-.&V".8"E
Đồ thị 2. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam vào tháng 7/2014
(Nguồn: FAO)
Tính đến tháng 7/2014, bạn hàng chủ yếu của thị trường xuất khẩu gạo nước ta
chủ yếu là Châu Á, chiếm đến 77,54% - một con số không hề nhỏ. Tiếp đến là Châu
Mỹ, Châu Phi với 12,55% và 6,59%, còn lại rải rác ở Châu Âu, Châu Úc và Trung
Đông. Trong đó thị trường Châu Úc chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ với 0,39%.
Như vậy thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam phần lớn vẫn tập trung ở
những nước có tập quán tiêu thụ gạo là thức ăn chính do thói quen hoặc điều kiện kinh
tế của họ.
Bảng 3. Một số thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2007-2014
Đơn vị tính: tấn
Quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tiểu vương quốc Ả
rập - thống nhất
1526 6315 3740 2708 1767 5679 12103 17023
Phi-li-pin

468045
117778
6
91713
0
947379 476320 475264
22543
6
608529
Ma-lai-xi-a
116684 271343
27219
3
177689 292092 403158
23143
3
216003
In-đô-nê-xia
378980 34823 7214 346017
101930
1
458392 91325 150618
Sinh viên: Đặng Sao Mai 15 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
Hồng Kông
621 2052 20215 65176 89182 120779
10645
6
95534
Singapore

25912 40276
13359
4
227792 197908 131360
16207
3
91432
Đài Loan
7855 13843 81616 142705 44134 52409 26490 19202
Nam Phi
10909 12867 16367 13365 4227 17220 14393 17328
Ucraina
902 9598 15749 6149 4140 3770 10445 5380
Úc
924 2326 4925 4327 5997 4148 4561 5102
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Từ khi bắt đầu xuất khẩu gạo đến nay thì thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam vẫn là thị trường Châu Á. Thị trường này luôn được Việt Nam theo dõi chặt chẽ,
vì hầu hết các nước Châu Á thường vó tập quán lâu đời tiêu dùng lúa gạo, đều coi lúa
gạo là lương thực chủ yếu của mình. Từ đó Việt Nam chuẩn bị nguồn cung sẵn
sàngđáp ứng nhu cầu nhập bổ sung đột xuất của khu vực này nhất là thị trường
Indonesia, Phi-lip-pin, Iran, Iraq, Trung Quốc,…
Hiện nay Việt Nam cũng đã tìm ra thêm một số thị trường tiềm năng như Châu
Phi, lượng gạo của nước này nhập khẩu tương đối ổn định qua các năm. Ngoài ra, các
thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam thường xuyên như: Nam Mỹ, Trung Đông và Bắc
Mỹ, Việt Nam đang từng bước nghiên cứu để không chỉ xuất sang đây loại gạo phẩm
cấp trung bình mà là gạo cao cấp sẽ chiếm ưu thế hơn. Qua nhiều năm, Việt Nam đã
từng bước củng cố và giữ vững những thị trường quen thuộc thêm vào đó, Việt Nam
vẫn đang cố gắng thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng lại đầy tiềm năng như
Nhật Bản.

* Thị trường các nước Châu Á
Tính đến năm 2014, Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt
Nam, chiếm 77,54% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước (tương ứng 4971 nghìn tấn).
Việt Nam vẫn có những bạn hàng truyền thống như Indonesia, Phi-lip-pin và
Malaysia. Tiềm năng tiêu thụ gạo của thị trường này còn khá lớn, tuy nhiên theo Bộ
Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang
các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần.
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) trong 8 tháng đầu
năm 2014, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo với khối lượng lớn nhất của Việt
Nam, vượt khá xa so với nước có khối lượng đứng thứ hai, với 2,02 triệu tấn chiếm
37% sản lượng gạo xuất khẩu nước ta. Cùng với Trung Quốc và Hồng Kông, thì Đài
Loan cũng đã nhập khẩu gạo của Việt Nam, riêng 3 thị trường này chiếm gần 1/3 tổng
lượng gạo xuất khẩu. Còn Phi-lip-pin tuy đứng ở vị trí thứ 2 chỉ chiếm 23% nhập khẩu
hơn 225 nghìn tấn gạo của Việt Nam.
Sinh viên: Đặng Sao Mai 16 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
Từ trước đến nay, thị trương truyền thống gồm các nước Phi-lip-pin, Indonesia,
Malaysia luôn nhập ổn định một lượng gạo chiếm 2/3 lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam. Nhưng trong những năm gần đây, Việt Nam dường như đã “đánh mất” một số
thị trường này. Sự sụt giảm mạnh nhất được ghi nhận tại thị trường Indonesia trong vài
năm trở lại đây khi quốc gia này tụt xuống vị trí thứ 7 về nhập khẩu gạo từ Việt Nam
so với vị trí thứ 3 năm 2012. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt
216 nghìn tấn giảm hơn 15 nghìn tấn và giảm mất hơn 80% so với năm 2013. Xuất
khẩu sang Singapore năm 2014 là 91432 tấn giảm gần 44% (tương ứng với hơn 70
nghìn tấn) so với năm 2013.Bên cạnh đó, trong năm qua gạo Việt nam xuất sang Phi-
lip-pin đã có những thành tích tốt, sản lượng xuất khẩu đạt hơn 600 nghìn tấn với mức
tăng “ấn tượng” lên đến 170% với năm 2013.
Như vây, năm 2014 là một năm khó khăn đối với ngành xuất khẩu gạo Việt
Nam do sức ép cạnh tranh cao trong khi giá giảm và nhu cầu lương thực trên thế giới
cũng giảm so với các hơn trước.

* Thị trường các nước Tây Á
Trong những năm gần đây, thị trường Tây Á cũng là một trong những thị
trường được Nhà nước quan tâm và đẩy mạnh xuất khẩu gạo vì các nước thuộc khu
vực này có nhu cầu nhập khẩu gạo cao trong đó có Iran, Iraq ở nhóm những nhà nhập
khẩu gạo lớn nhất ở Trung Đông. Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu chủ yếu ở khu
vực này từ cao đến thấp gồm: Tiểu vương quốc Ả rập-thống nhất, I-xaren, Thổ Nhỹ
Kỳ, Ca-ta, Giooc-đa-ni, Li-băng, Ba-ranh, Theo số liệu thu thập được của Tổng cục
Thống kê, năm năm trở lại đây, sản lượng gạo nhập khẩu của Tiểu vương quốc Ả rập-
thống nhất ngày càng tăng với sản lượng trung bình trong giai đoạn này đạt 7856 tấn/
năm. Năm 2014, sản lượng xuất khẩu cho các nước này là 17023 tấn tăng 4920 tấn
(tương ứng tăng hơn 40%) so với năm 2013.Có thể thấy rằng, các nước khu vực Tây Á
đang là thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Chính vì thế, trong
năm 2015 Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu ở thị trường này.
* Thị trường Châu Phi
Châu Phi hiện là một thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam chiếm gần 7%
sản lượng gạo xuất khẩu gạo nước ta. Ngoài Bờ biển Ngà, Senegal, Ghana, một vài
năm gần đây một số nước nhập khẩu gạo của Việt Nam với khối lượng khá như
Angola, Algeria, Nam Phi,… Tổng cộng 6 thị trường các nước châu Phi này đạt trung
bình 940 nghìn tấn, chiếm gần 17% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam trong
ba năm gần đây. Riêng năm 2012, Việt Nam đã xuất sang Châu Phi 1,2 triệu tấn gạo,
Theo Vụ thị trường Châu Phi của Bộ Công Thương cho biết, với dân số hơn 1 tỷ
người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở Châu Phi ngày vàng lớn bởi sự tiện dụng của việc chế
Sinh viên: Đặng Sao Mai 17 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
biến gạo so với kê và những loại ngũ cốc truyền thống khác cũng như do tỷ lệ đô thị
hóa càng ngày càng tăng tại các nước khu vực này. Mặt khác, giá gạo không còn qua
cao so với thu nhập của đại bộ phân người dân Châu Phi, vì vậy gạo đã trở thành thức
ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, Châu Phi cũng là thị trường tiềm năng
trong những năm sắp tới của Việt Nam. Tuy nhiên do phải đối mặt với sự cạnh tranh

gay gắt của giá gạo rẻ từ Ấn Độ và Thái Lan (chủ yếu gạo tồn kho) nên Việt Nam phải
điều chỉnh các chính sách thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kí kết được
hợp đồng.
1.4.Lợi thế và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
1.4.1. Lợi thế trong hoạt động xuất khẩu gạo
1.4.1.1. Vị trí địa lí và cảng khẩu
Vị trí địa lí là một ưu thế nổi trội. Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế
quan trọng và có hệ thống biển là cửa ngõ của Việt Nam cũng như nền kinh tế các
quốc gia khác. Do đó tạo điều kiện thuận lợi lớn cho xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Thêm
vào đó, nước ta có một số cảng biển lớn, có giá trị kinh tế cao, lâu đời giúp giảm chi
phí cho việc vận chuyển đi các nước.
1.4.1.2. Đất đai – nguồn tài nguyên quý giá
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo. Độ phì
nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm. Tổng diện
tích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha, trong đó đất giành để trồng lúa khoảng 4,3
triệu ha, chiếm trên 13% diện tích đất cả nước, bình quân đất theo đầu người của nước
ta tuy thấp nhưng quỹ đất có khả năng trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao trong đất có khả
năng nông nghiệp. Các quốc gia khác như Thái Lan với diện tích có khả năng trồng
lúa là hơn 11 triệu ha, trong đó đã sử dụng cho trồng lúa là 9,6 triệu ha; Pakistan với
tổng diện tích đất trồng lúa là 5,3 triệu ha, sử dụng khoảng 3,4 triệu ha; quỹ đất giành
cho trồng lúa của Ấn Độ còn lại khoảng 2,4 triệu ha… So với các quốc gia này ( đều là
những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới) thì khả năng mở rộng diện tích đất trồng
lúa của Việt Nam còn tương đối cao. Thêm vào đó, một số nước như Phi-lip-pin,
Indonesia, thậm chí cả Ấn Độ do tốc độ tăng dân số nhanh, nguồn lực đất khan hiếm
nên diện tích đất lúa khó có thể mở rộng, diện tích canh tác lúa phải cạnh tranh với các
diện tích đất trồng các cây lương thực thay thế khác và đất sử dụng cho phi nông
nghiệp. Như vậy, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc mở rộng diện tích đất canh
tác để có thể tăng sản lượng so với các quốc gia khác.
Sinh viên: Đặng Sao Mai 18 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập

1.4.1.3. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái
Nhìn chung, so với các nước khác, khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, khá thuận lợi cho sản xuất lúa gạo. Việt Nam có 2 vựa lúa lớn là 2 đồng bằng
phù sa màu mỡ: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Nước ta nằm
trong khu vực nhiệtđới ẩm có độ ẩm không khí cao khoảng 80%, nhiệt độ thường
xuyên trên 20
0
C, khí hậu ấm áp , số giờ nắng trong năm đạt trung bình 1200h/ năm và
tập trung mạnh vào thời kì làm hạt của lúa, góp phần cho năng suất cao. Lượng mưa
hàng năm lớn, trung bình 1500 – 2000 mm, hệ thống nước ngầm có trữ lượng lớn, hệ
thống sông ngòi dày đặc… đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho hàng triệu ha
lúa. Ngoài ra, Việt Nam còn có 7 vùng sinh thái khác nhau, mỗi vùng có đặc thù và thế
mạnh riêng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có nhiều tiểu vùng “ sinh
thái – khí hậu đặc thù” cho phép phát triển một số cây lúa đặc sản có giá trị xuất khẩu
cao mà ít nơi có được. Ví dụ: vùng Tây sông hậu và tứ giác Long Xuyên: cho phép áp
dụng các giống lúa thâm canh cao như giống OM2517, OM4498,…
1.4.1.4. Nước tưới tiêu
Tài nguyên nước rất dồi dào cũng là một lợi thế nổi bật của nghề trồng lúa ở
Việt Nam. Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày/năm ở hai đồng bằng lớn không chỉ
cung cấp cho lúa nguồn nước trời quý giá mà còn đồng thời bồi bổ cho lúa nguồn phân
đạm thiên nhiên dễ hấp thụ nhất mà nước và đạm nhân tạo không thể so sánh. Cùng
với nước mưa trời, dòng chảy mặt còn sản sinh trên lãnh thổ nước ta khoảng 300 triệu
m
3
nước. Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi nước ta, với 10% ngân sách Nhà nước đầu tư hàng
năm đã đạt được thành quả bước đầu đáng mừng. Có thể nói, nước, nguồn tài sản thiên
nhiên vốn quý giá, cộng thêm sự chú trọng phát thuỷ lợi hơn nữa của Nhà nước trong
thời gian qua, là yếu tố rất cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo tăng mạnh trong
những năm gần đây.
Sinh viên: Đặng Sao Mai 19 MSV: CQ532433

Chuyên đề thực tập
1.4.1.5. Nguồn lực
Nước ta có 70% lực lượng lao động trong cả nước là lao động trong
nông nghiệp. Hàng năm có khoảng 1-1,2 triệu người đến tuổi lao động. Ưu thế
đặc trưng của người lao động Việt Nam là cần cù, chăm chỉ,… Hơn nữa với bề
dày lịch sử sản xuất lúa gạo, người nông dân Việt Nam đã tích lũy được rất nhiều kinh
nghiệm trồng lúa. Bên cạnh đó trình độ học vấn của người dân lại ngày càng được cải
thiện, trong đó nhóm lao động có học vấn cao ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 41%
dân số nông thôn. Thêm vào đó, thu nhập bình quân đầu người thấp hay giá nhân công
tương đối rẻ: thu nhập bình quân đầu người tính theo tỉ giá sức mua tương đương
(PPP) của Việt Nam là 1,979 USD, thấp hơn nhiều so với Philipine (2,852 USD),
Indonesia (3,064 USD), Thái Lan (6,623 USD) và Ấn Độ (2,070 USD). Như vậy với
lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ sẽ làm cho sản phẩm xuất khẩu của
Việt Nam trên thị trường thế giới có giá thành thấp, làm tăng sức cạnh tranh về giá của
gạo xuất khẩu Việt nam. Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với
Thái Lan : chi phí lao động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay
vòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư
đầu vào bằng 50% - 80% chi phí của Thái Lan. Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo
của Việt Nam bình quân từ 90 - 110 USD/ tấn, trong khi chi phí của Thái Lan là 120 -
150 USD/tấn.
Với tất cả những lợi thế như trên phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam là rất
đúng đắn, nó phù hợp với đặc điểm của nguồn lực sản xuất, cho phép tận dụng lợi thế
so sánh của quốc gia trên đấu trường quốc tế về mặt sản xuất và xuất khẩu gạo. Như
vậy, Việt Nam có thể tận dụng các ưu thế về điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu và
lao động… để tiếp tục giữ vững vị trí thứ hai của mình trên thị trường gạo thế giới và
vượt qua Thái Lan trong tương lai gần.
1.4.2. Khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, xuất khẩu gạo Việt
nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trên thị trường gạo quốc tế.
Trước tiên phải nói đến thiếu vốn vì cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất gạo rất

cần nguồn vốn lớn. Do thiếu vốn nên việc thu mua lúa gạo không thể diễn ra kịp thời
dẫn đến tình trạng ép giá làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ xuất khẩu gạo.
Chất lượng gạo của nước ta cũng là một yếu điểm trong hoạt động xuất khẩu
gạo. Các điều kiện đóng gói, bao bì, bốc xếp cũng chưa phù hợp. Trình độ xuất khẩu
Sinh viên: Đặng Sao Mai 20 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
của các doanh nghiệp còn hạn chế, thiết bị công nghệ của các đơn vị chế biến gạo đã
quá lạc hậu, thiếu kho chứa, thông tin,… nên chưa nắm bắt được nhiều cơ hội.
Vì vậy sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam đang có những vấn đề cấp bách
được đặt ra trong thời gian tới:
- Về sản xuất: hệ thống sau thu hoạch lúa chưa được đồng bộ. Đặc biệt là khâu
bảo quản còn thiếu kho bãi. Về vấn đề phát triển lúa đặc sản, đang đứng trước những
thử thách đáng kể đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển các loại gạo
quý giá này.
- Về thị trường: Việc đảm bảo thị trường thực sự ổn định và trật tự trong toàn
hệ thống lưu thông lúa gạo là một đòi hỏi cấp thiết của thị trường nội địa. Bên cạnh đó,
việc tìm hiểu thị trường gạo thế giới cần phải được tăng cường hơn nữa để bắt kịp
thông tin chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu.
1.5. Các chính sách sản xuất và xuất khẩu gạo
1.5.1. Chính sách sản xuất gạo
Trong giai đoạn trước năm 2000, việc sản xuất lúa gạo còn đơn giản và thô sơ.
Việc sản xuất mang tính tự phát không có sự định hướng của các Sở Nông nghiệp các
tỉnh. Các giống lúa được sử dụng chủ yếu là theo kinh nghiệm, cho năng suất và phẩm
chất gạo không cao. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ việc sản xuất lúa
được gia tăng vụ ba, điều đó làm gia tăng sản lượng lúa nhưng cũng ảnh hưởng rất
nhiều chất lượng gạo. Kể từ năm 1997, nước ta gia nhập WTO và thấy được những sự
đóng góp không nhỏ của ngành xuất khẩu lương thực nói chung và xuất khẩu gạo nói
riêng nên nước ta đã coi đây một trong những mặt trận cần được chú trọng.
Chương trình IPM và "3 giảm 3 tăng" đã có tác động tích cực giúp nông dân
từng bước thay đổi tập quán sản xuất như giảm mật độ sạ từ 220 kg/ha xuống 180

kg/ha, bón phân cân đối giữa lượng N - P - K, đặc biệt lượng phân đạm giảm từ 120-
140 kgN/ha xuống 90-105 kgN/ha, giảm sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng lúa. Do đó,
tăng hiệu quả sản xuất, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, giảm ô nhiễm
môi trường. Bộ Nông nghiệp nước ta có nhiều chương trình nghiên cứu, áp dụng tiến
bộ công nghệ khoa học tiên tiến và khuyến khích nông dân sử dụng các giống lúa có
chất lượng cao, khả năng chống rầy tốt. Trong năm 2014 sản lượng gạo nước ta đạt
được 45 triệu tấn tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2013. Các giống lúa chính sử dụng
trong vụ Đông Xuân, Hè Thu: OM 1490, OM 2517, Jasmine 85, OM 2718, OM 2518,
OMCS 2000 Tuy nhiên, chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên các địa
phương còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với quy mô làm hạn chế việc phổ biến
phương thức canh tác tiến bộ trên diện rộng. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông
nghiệp tuy có đầu tư và có bước phát triển khá, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của
nền sản xuất hàng hóa thị trường có quy mô lớn. Việc đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến
Sinh viên: Đặng Sao Mai 21 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
tình trạng người nông dân dân mất đất đai để canh tác và sự di dân từ khu vực từ nông
thôn ra thành thị làm giảm số người sản xuất nông nghiệp, thiếu nhân công khi vào
chính vụ làm cho chi phí sản xuất gia tăng.
Do đặc tính phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình vẫn là cản trở lớn
cho sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo yêu cầu xuất khẩu gạo. Khâu sau thu
hoạch chưa được quan tâm và khâu xay xát mặc dù đã có sự đầu tư cải thiện nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới luôn đòi hỏi chất lượng cao.
Mạng lưới thu mua, vận chuyển lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu gạo vẫn còn phụ
thuộc quá nhiều vào thương lái, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp
nhà nước. Tỷ lệ lúa hàng hóa thu mua theo hợp đồng còn thấp, trung bình dưới 15%
sản lượng lúa hàng hóa, do tập quán sản xuất của nông dân và phương thức thu mua
của doanh nghiệp có nhiều điểm chưa gắn kết nhau
1.5.2. Chính sách xuất khẩu gạo
Thị trường xuất khẩu gạo năm 2014 cạnh tranh quyết liệt. Ngay từ đầu năm,
Chính phủ và các cơ quan chức năng nước ta đã công bố những chính sách nhằm hỗ

trợ sản xuất và xuất khẩu gạo đạt mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Điều chỉnh giá sàn gạo xuất khẩu
Đại diện Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) vừa cho biết, trong cuộc họp
thường kỳ vào ngày 10/2/2014, tại Tp.HCM, Ban chấp hành VFA đã thống nhất quyết
định điều chỉnh giá sàn xuất khẩu gạo cấp thấp xuống còn 365 USD/tấn (FOB) (trước
đây là 375 USD/tấn); đóng bao 50kg, giao tàu và theo tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất
khẩu Việt Nam.
Chênh lệch giá giữa các loại gạo khác do các thương nhân tính toán và quyết
định. Giá công bố sẽ được áp dụng sau 3 ngày kể từ ngày ra quyết định. VFA đề nghị
các thương nhân xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm mức giá sàn xuất khẩu trên.
VFA cũng phổ biến giá thành bình quân của vụ đông xuân 2013- 2014 theo tinh
thần văn bản của Bộ Tài chính công bố, bình quân là 3.769 đồng/kg.
- Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu Phi
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2013, Việt Nam xuất khẩu
khoảng 6,6 triệu tấn gạo. Trong đó, Châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2
của nước ta, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau Trung Quốc.
Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi, năm
2014, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các đoàn đi xúc tiến thương mại tại 2 thị trường
trọng điểm, có lượng nhập khẩu gạo lớn từ nước ta là Angola và Bờ Biển Ngà, từ đó
đề xuất các giải pháp ký kết bản ghi nhớ về thương mại gạo với các thị trường này để
doanh nghiệp có thể xuất khẩu gạo trực tiếp.
Sinh viên: Đặng Sao Mai 22 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tổ chức mời các doanh nghiệp Châu Phi
vào Việt Nam để giới thiệu và mở rộng cơ hội hợp tác xuất khẩu gạo với doanh nghiệp
trong nước. Thông qua các vụ, cơ quan thương vụ, Bộ cũng có những giải pháp hỗ trợ
doanh nghiệp xác minh đối tác. Ngoài ra, để giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro lớn
nhất khi xuất khẩu gạo sang châu Phi là phải thanh toán qua trung gian, Bộ Công
Thương cũng hỗ trợ, tạo điều kiện giúp DN mở văn phòng đại diện, mở kho ngoại
quan…

Sinh viên: Đặng Sao Mai 23 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN
TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG XUẤT
KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2014
2.1. Lựa chọn phương pháp phân tích
2.1.1.Yêu cầu về nội dung khi phân tích
Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược và quan trọng của nước
ta. Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng cố gắng, cải thiện về mọi mặt để
khẳng định vị trí trên thị trường gạo quốc tế. Theo Bộ Thương Mại, năm 2004, lần đầu
tiên Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng xuất khẩu gạo
nhưng theo báo cáo mới nhất của cơ quan này, năm 2014 sản lượng gạo xuất khẩu
nước ta đã giảm và tụt xuống vị trí thứ ba thế giới. Có thể thấy rằng, sản lượng gạo
nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên sản lượng gạo xuất khẩu của
Việt Nam 15 năm qua luôn biến động không ngừng. Vì vậy để ngành xuất khẩu gạo
nước ta luôn duy trì ổn định và ngày càng phát triển, chúng ta cần phải nghiên cứu, lựa
chọn phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu để
các cơ quan chức năng kịp thời đưa ra được các chính sách và biện pháp khuyến khích
xuất khẩu gạo. Các yêu cầu về nội dung khi phân tích:
Một là, nghiên cứu nêu rõ vai trò, sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu gạo đối
với nền kinh tế nước ta, thêm vào đó đưa ra các những lợi thế và hạn chế trong hoạt
động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Hai là, đưa ra cái nhìn về thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1995 đến
năm 2014, đặc biệt chú ý phân tích đặc điểm biến động của sản lượng gạo xuất khẩu
nước ta qua các năm.
Cuối cùng, sử dụng các phương pháp thống kê phân tích sự biến động các nhân
tố trong và ngoài nước có ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu nước ta trong giai
đoạn này.
2.1.2. Lựa chọn phương pháp phù hợp để phân tích
Dựa vào những yêu cầu về nội dung khi phân tích ở mục 2.1.1 và đặc điểm của

từng phương pháp phân tích trong thống kê có thể lựa chọn các phương pháp sau sử
dụng trong chuyên đề.
2.1.2.1. Phương pháp phân tổ, bảng và đồ thị thống kê
Các phương pháp phân tổ, bảng và đồ thị thống kê đều thuộc nhóm thống kê
mô tả. Trong đó, phương pháp phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu
thức nào đó, tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ
Sinh viên: Đặng Sao Mai 24 MSV: CQ532433
Chuyên đề thực tập
(hoặc tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Kết quả của phân tổ thống kê cho ta một bảng
được gọi là “bảng phân tổ”. Đối với đề tài nghiên cứu sản lượng xuất khẩu gạo Việt
Nam, bảng phân tổ thống kê được áp dụng như sau:
Bảng đơn giản là loại bảng thống kê trong đó phần chủ đề có thể liệt kê các đơn
vị tổng thể, tên gọi các địa phương hoặc thời gian khác nhau. Áp dụng vào đề tài như
bảng phản ánh sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1994-2014.
Bảng phân tổ là loại bản thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần
chủ đề được chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.
Một phương pháp nữa trong nhóm phương pháp thống kê mô tả là phương pháp
đồ thị thống kê.Phương pháp đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học
dùng dể miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Đồ thị thống kê được áp
dụng trong chuyên đề nhằm mục đích hình tường hóa sự phát triển của các hiện tượng
qua thời gian (như đồ thị sản lượng gạo xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu,…) hay mô tả kết
cấu và biến động kết cấu của hiện tượng (như đồ thị thể hiện cơ cấu của thị trường
xuất khẩu gạo Việt Nam).
2.1.2.2. Phương pháp dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của các chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo
thứ tự thời gian. Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến
động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự
đoán về mức độ trong tương lai. Để phân tích đặc điểm của dãy số thời gian, người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu như: mức độ thời bình quân theo thời gian, lượng tăng
(giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm) và giá trị tuyệt đối cảu 1% tăng

(giảm) liên hoàn. Vận dựng phương pháp dãy số thời gian vào đề tài phân tích ảnh
hưởng các nhân tố đến sản lượng gạo xuất khẩu nhằm làm rõ những nội dung sau:
Một là, áp dụng phân tích dãy số thời gian cho ta biết quy mô của sản lượng
gạo xuất khẩu nước ta trong giai đoạn nghiên cứu. Thêm vào đó, phương pháp này
giúp nhận thức được các đặc điểm biến động và tính quy luật của sản lượng gạo xuất
khẩu dựa vào các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian.
Hai là, phân tích đặc điểm và xu hướng biến động của các nhân tố trong và
ngoài nước tác động đến sản lượng gạo xuất khẩu nước ta trong thời gian qua.
2.1.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy
Hồi quy-tương quan là phương pháp phân tích dựa trên mối liên hệ phụ thuộc
của của một biến kết quả (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến nguyên nhân (biến
Sinh viên: Đặng Sao Mai 25 MSV: CQ532433

×