Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Vận dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2004-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.31 KB, 22 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.............................................2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.............2
1. Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh........................................................2
2. Nguyên tắc xác định các chỉ tiêu..................................................................2
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ..............................................................................................9
SẢN XUẤT KINH DOANH...............................................................................................................................................9
II. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ.............................................................................10
1. Khái niệm...................................................................................................10
2. Phân loại....................................................................................................10
3. Đặc điểm của phương pháp chỉ số ............................................................11
4. Tác dụng của phương pháp chỉ số..............................................................11
CHƯƠNG III
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CAO SU
ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2004-2009..............................................................................................................................12
II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN
XUẤT CỦA CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2004-2009.......13
1. Phương pháp dãy số thời gian....................................................................13
2.1 Phân tích biến động của Doanh thu do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân....16
2.2 Phân tích biến động của tổng quỹ lương do ảnh hưởng của tiền lương bình quân tháng và số lao động bình quân17
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................................21
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế,
chính trị, văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đang dần chuyển
mình trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội to lớn
nhưng cũng đồng thời đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.


Trong môi trường cạnh tranh khó khăn như vậy, chỉ có những doanh nghiệp nào
hoạt động có hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển. Và chỉ tiêu kết quả sản xuất
kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Là một sinh viên của ngành thống kê, với mong muốn được áp dụng
những phương pháp thống kê vào thực tiễn và mong muốn hiểu rõ hơn về kết quả
sản xuất kinh doanh, em đã chọn đề tài:
“ Vận dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2004-2009”
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Quang đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành tốt đề tài này. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế không tránh khỏi các
thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Chương II: Phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
Chương III: Vận dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2004-2009
Sinh viên
Trần Thanh Bình
1
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ thành
quả lao động do những người lao động của đơn vị đó (hoặc lao động làm thuê cho
đơn vị ấy) làm ra trong một khoảng thời gian nhất định như một ngày, một tháng,
một quý hay một năm. Nó chỉ được xem là kết quả sản xuất của một đơn vị khi:
- Nó là kết quả do lao động hữu ích tạo ta

- Của những người lao động trong đơn vị đó làm ra trong thời gian tính toán
2. Nguyên tắc xác định các chỉ tiêu
- Nguyên tắc thường trú, tính theo lãnh thổ sản xuất
- Tính theo thời điểm sản xuất: Sản phẩm được sản xuất ở thời kỳ nào thì
tính vào kết quả sản xuất của thời kỳ đó
- Tính theo giá thị trường
- Tính toàn bộ giá trị sản phẩm: Theo nguyên tắc này cần tính cả giá trị
nguyên vật liệu của khách hàng
- Tính toàn bộ kết quả sản xuât: Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản
xuất không chỉ thành phẩm mà cả nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang.
II. NHÓM CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại
lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm dịch vụ.
Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của
tiêu dùng xã hội. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu thị
bằng các chỉ tiêu hiện vật và các chỉ tiêu giá trị. Kết quả kinh doanh có liên quan
trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, phân tích kết quả cùng với phân tích điều kiện
2
sản xuất kinh doanh giúp ta đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế
việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
1. Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị hiện vật
- Nửa thành phẩm là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất của một sản phẩm
hoặc một chi tiết sản phẩm. Nửa thành phẩm là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở
một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở công nghệ giai
đoạn cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.
- Chỉ tiêu sản phẩm hoàn thành ( thành phẩm ) là những sản phẩm đã qua
chế biến ở tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình chế tạo công
nghệ sản phẩm và đã hoàn thành việc chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm
tra và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
- Chỉ tiêu sản phẩm quy ước (Tính theo sản phẩm tiêu chuẩn) phản ánh

lượng sản phẩm tính đổi từ các lượng sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về mức
độ phẩm chất và quy cách. Sản phẩm quy ước được tính theo công thức :
Lượng sản phẩm quy ước = ∑(Lượng sản phẩm hiện vật loại i x hệ số tính đổi)
2. Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ.
• Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO)
* Khái niệm : Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường tính cho một năm.
Tổng giá trị sản xuất bao gồm : giá trị những sản phẩm vật chất và giá trị
những hoạt động dịch vụ phi vật chất.
Mỗi doanh nghiệp thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vì vậy để tính tổng
giá trị sản xuất của doanh nghiệp, thống kê cần tính ra giá trị sản xuất của từng loại
hoạt động của doanh nghiệp, sau đó tổng hợp lại mới có chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất.
Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phản ánh quy mô kết quả hoạt động sản xuất
của doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu, chỉ tiêu này biểu hiện thành tựu hoặc
kết quả của tập thể lao động của một doanh nghiệp. Theo hệ thống tài khoản quốc
gia (SNA), GO được xác định theo phương pháp xí nghiệp, phương pháp ngành,
phương pháp nền kinh tế quốc dân. Để xác định GO của một doanh nghiệp, trong
3
thống kê sử dụng phương pháp xí nghiệp, GO của doanh nghiệp công nghiệp làm
cơ sở để xác định GO của ngành và của nền kinh tế quốc dân.
* Về mặt giá trị : GO= C+V+M
* Nội dung kinh tế : nhìn chung GO của các ngành bao gồm tổng của 6 nội
dung sau
+ Giá trị thành phẩm đã sản xuất được trong kỳ
+ Doanh thu đã tiêu thụ trong kỳ các loại gồm:
- Bán thành phẩm
- Giá trị phụ, phế phẩm, thứ phẩm, phế liệu đã tiêu thụ được trong kỳ (đối
với các hoạt động công nghiệp và xây dựng…)
- Giá trị phụ, phế phẩm đã tiêu thụ được trong kỳ (đối với sản xuất nông
lâm ngư nghiệp)

+ Chênh lệch giá trị sản xuất dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ
+ Giá trị các công việc được tính theo quy định đặc biệt
+ Tiền thu được do các hoạt động dịch vụ làm cho bên ngoài
+ Tiền thuê máy móc, thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất của đơn vị sơ sở;
sửa chữa thường xuyên máy móc, thiết bị cho bên ngoài
* Ý nghĩa :
- Dùng để tính các chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA), giá trị tăng thuần (NVA)
- Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất được sử dụng để tính toán hàng loạt các chỉ
tiêu hiệu quả khác như: năng suất lao động giá thành, hiệu năng sử dụng lao
động...
• Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA)
* Khái niệm : giá trị gia tăng còn gọi là giá trị tăng thêm là toàn bộ kết quả
lao động hữu ích của những người lao động trong đơn vị cơ sở mới sáng tạo ra và
giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) trong một khoảng thời gian xác định
( 1 tháng, 1 quý, 1 năm). Nó phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của các hoạt
động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà những người lao động của đơn vị cơ sở mới
4

×