Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.5 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


LÊ THỊ CHINH


THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


HÀ NỘI, 2013
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng Sau đại học
trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.
Các thầy cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã trực tiếp giảng
dạytrong suốt khoá học.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lý Hoài
Thu, người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều để luận văn có thể hoàn thành.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bèđã động viên,
khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn.



Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2013
Học viên

Lê Thị Chinh

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn với đề tài: Thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tưđược hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS
Lý Hoài Thu. Tôi xin cam đoan rằng:
Luận văn này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của cá nhân tôicó tham
khảo ý kiến của những người đi trước.
Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực
Kết quả nghiên cứu này không trùng khít với bất cứ công trình nghiên
cứu của các tác giả nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Học viên

Lê Thị Chinh







MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọnđềtài 1
2. Lịchsửvấnđề 2
3. Mụcđíchnghiêncứu 9
4. Nhiệmvụnghiêncứu 10
5. Đốitượngvàphạmvinghiêncứu 10
6. Phươngphápnghiêncứu 10
7. Giảthiếtkhoahọc 10
NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1.THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI 12
1.1 Thânphậnngườiphụnữ qua sángtáccủanhàvănnữđươngđại 12
1.2 TruyệnngắnNguyễnNgọcTưtrongbốicảnhvănxuôiđươngđại 27
CHƯƠNG 2.THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ NHÌN TỪ QUAN HỆ
XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH 35
2.1. Thânphậnngườiphụnữnhìntừquanhệxãhội 35
2.1.1 Ngườiphụnữ - nạnnhâncủasựnghèođói, thiếuhiểubiết 35
2.1.2 Ngườiphụnữgiàulòngyêuquêhương,
mangnặngnghĩatìnhvớimảnhđất Nam Bộ 39
2.1.3 Ngườiphụnữchânthànhnhânhậu 43
2.2 Thânphậnngườiphụnữnhìntừquanhệgiađình 47
2.2.1 Ngườiphụnữbấthạnhtrongtìnhyêuvàhônnhân 47
2.2.2 Ngườiphụnữkhátkhaolàmmẹ 55
2.2.3 Ngườiphụnữkhátkhaotìnhyêuhạnhphúc 58
2.2.4 Ngườiphụnữgiàuđức hi sinh, bao dung vịtha 63
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ VẤN ĐỀ THUỘC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
NGỌC TƯ 67
3.1 Nghệthuậtxâydựngnhânvật 67
3.1.1 Nghệthuậtmiêutảngoạihình 67

3.1.2 Nghệ thuật miêu tả hành động 71
3.1.3 Biểuhiệnnộitâm 72
3.2 Thờigianvàkhônggiannghệthuật 74
3.2.1 Thờigiannghệthuật 75
3.2.2 Khônggiannghệthuật 80
3.3 Ngônngữvàgiọngđiệu 84
3.3.1 Ngônngữ 84
3.3.1.1 Ngônngữtrầnthuật 84
3.3.1.2 Ngônngữnhânvật 88
3.3.2. Giọngđiệu 91
3.3.2.1 Giọngđiệudândã, mộcmạc 92
3.3.2.2 Giọngđiệutrữtìnhđằmthắm, sâulắng 94
3.2.2.3 Giọngsuytư, chiêmnghiệmmangmàusắctriếtlý 96
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103


1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1 Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gương mặt tiêu
biểu của truyện ngắn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư là một đại diện nổi bật.
Tên tuổi của chị vang xa trên văn đàn Việt Nam và lan rộng ra nước ngoài.
Với tài năng, tâm huyết của mình Nguyễn Ngọc Tư đã tạo dựng cho mình
một phong cách nghệ thuật độc đáo và cho ra những tác phẩm đặc sắc mang
đậm chất Nam Bộ. Người ta xem Nguyễn Ngọc Tư là “đặc sản” riêng của
Nam Bộ, là một thứ duyên văn hấp dẫn bạn đọc đương đại.
1.2 Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ vừa mới xuất hiện trên bầu trời văn
học trong những năm gần đây. Sự xuất hiện của chị đã mang đến cho truyện

ngắn đương đại Việt Nam một luồng sinh khí mới. Qua các sáng tác của chị
hình ảnh thiên nhiên dân dã và cuộc sống nơi miệt vườn cực Nam của tổ quốc
hiện ra rõ nét. Cái tên Nguyễn Ngọc Tư đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng
độc giả thông qua việc thể hiện hình ảnh con người trong tác phẩm. Ở đó thân
phận người phụ nữ được tác giả tập trung chú ý hơn cả. Có thể thấy ở bất cứ
thời đại nào vấn đề thân phận con người luôn được xem là vấn đề trọng tâm
và chủyếu trong văn học. Đến nay vấn đề đó không phải là mới song dưới sự
quan sát nhạy bén và tinh tế của mỗi nhà văn, thân phận con người đặc biệt là
người phụ nữ lại hiện lên với nhiều diện mạo, sắc thái khác nhau.
1.3 Trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thân phận người phụ nữ
vừa mang những nét chung của những người phụ nữ xưa nhưng cũng mang
những nét rất riêng độc đáo, cá tính và đầy bản lĩnh. Cách khám phá thân
phận người phụ nữ ở nhiều cung bậc, đa chiều, đa diện đã cho ta thấy một con
người không toàn vẹn mà là con người với những vết trầy xước, bầm dập cả
về thể xác lẫn tinh thần. Những người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn


2
Ngọc Tư có những số phận khác nhau, nhưng hầu như không một người phụ
nữ nào của chị được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Mỗi người khổ một kiểu, mỗi
người có một nỗi niềm riêng. Nhưng điều kì lạ là chúng ta không cảm thấy sự
bi quan hay bóng tối bao trùm cuộc đời họ. Chính điều này đã tạo nên sự khác
biệt về thân phận những người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư so
với các nhà văn trước đây và các nhà văn cùng thời. Đóng góp này cho thấy
chân dung con người, đặc biệt là những người phụ nữ trong thời đại mới được
hiện lên sâu sắc và đậm nét hơn.
Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài Thân phận người phụ nữ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư làm đề tài luận văn cho mình.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút nữ trẻ được biết đến nhiều trong thời gian

khoảng một thập niên trở lại đây. Cho đến nay, chị đã có nhiều truyện ngắn và
tập truyện ngắn được xuất bản như: Ngọn đèn không tắt (2000), Biển người
mênh mông(2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ và 9
câuchuyện khác (2008) và gần đây nhất là tập Khói trời lỗng lẫy mới được ra
mắt bạn đọc vào tháng 11/2010 vừa rồi cùng với sự kiện chuyển thể thành
công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm cùng tên của mình. Mới đây,
tập truyện ngắn mang tên Cánh đồng bất tận và truyện ngắn Cuối mùa nhan
sắc do Hội Nhà văn Việt Nam đề cử, đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Hàn
và nhận Giải thưởng văn học quốc tế ASEAN tại Thái Lan vào tháng
10/2008.
Có thể nói, ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm đầu tay của
mình, “ những đứa con tinh thần” của chị đã nhận được rất nhiều sự đánh giá,
phê bình của độc giả. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã được nghiên cứu
và phê bình, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau.


3
Các nhà nghiên cứu cũng như độc giả đều thấy rằng có một khoảng
cách rất rõ ở Nguyễn Ngọc Tư trong các truyện ngắn trước và sau Cánh đồng
bất tận. Từ tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đến các tập Biển người
mênh mông, Giao thừa và Nước chảy mây trôi, điểm dễ thấy là Nguyễn
Ngọc Tư thường viết về những câu chuyện nhỏ nhẹ, man mác buồn. Những
câu chuyện ấy đều được kể rất chân thành, giản dị với một văn phong hồn
nhiên, thấm đẫm phương ngữ Nam Bộ. Chị được gọi là “Nhà văn của xóm
bèo” (Quang Vinh), là “đặc sản Nam Bộ” (Trần Hữu Dũng), được đánh giá là
người “điềm đạm mà thấu đáo” trên từng trang viết (Dạ Ngân). Các tác phẩm
của chị gắn liền với ruộng đồng lam lũ, với cảnh sông nước Miền Tây và
những con người thì hiền lành, thẳng thắn, bộc trực và đầy tình nghĩa.
Về tập truyện ngắn Nước chảy mây trôi, Minh Phương nhận xét:

“Những truyện ngắn này được tác giả khai thác nhẹ nhàng mà sâu sắc. Người
viết không đặt vấn đề trong sự va đập gay gắt của hoàn cảnh và cũng không
đẩy tới tận cùng những xung đột quyết liệt của tính cách mà đi sâu vào tâm
trạng nhân vật làm nổi bật chủ đề và bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của con
người” [28].
Trong một bài khác tác giả Dạ Ngân đánh giá: “Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở
chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, rất
nhân hậu. Đọc cái nào xong cũng phải nhoẻn cười sung sướng, sung sướng
mà lại ứa nước mắt”[24].
Tác giả Hoàng Thiên Nga qua bài báo đăng trên văn nghệ số 39, ngày
24/9/2005 đánh giá cao tài năng và phẩm chất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:
“Truyện Nguyễn Ngọc Tư hấp dẫn từ đầu đến cuối, tới dấu chấm hết vẫn thấy
ngòi bút tác giả bình thản như đôi chân vàng chưa đuối sức sau cuộc chạy
maratong” [23].


4
Kiệt Tấn là một trong những nhà nghiên cứu, đánh giá công phu về
sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, qua hai bài viết: bài thứ nhất là “Cái rầu bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư” đề cập đến các tác tác phẩm Ngọn đèn không tắt
và Cánh đồng bất tận, bài thứ hai là “Sông nước Hậu Giang và Nguyễn Ngọc
Tư” điểm tới các tác phẩm Giao thừa và Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả
đã đi vào tìm hiểu, cắt nghĩa và lí giải chiều sâu của tập truyện “Ngọn đèn
không tắt” từ bối cảnh lịch sử - xã hội của đất nước ta từ những năm chống
Pháp, chống Mỹ đến những ngày hòa bình với những đổi thay trong cuộc
sống. Trên nền bối cảnh đó hình bóng con người hiện lên với một nỗi buồn
hiu hắt, tâm lý thất vọng não nề.
Nhìn chung, đối với các tập truyện ra đời trước Cánh đồng bất tận, các
ý kiến đánh giá còn có phần khiêm tốn, rải rác và lẻ tẻ. Người ta thấy văn
Nguyễn Ngọc Tư toát lên vẻ đẹp của đồng quê nhẹ nhàng mà thấm thía, buồn

man mác. Chị cần có sự làm mới mình, cần có cái gì đó dữ dội hơn, quyết liệt
hơn.
Chỉ một năm sau tác phẩm Nước chảy mây trôi, Cánh đồng bất tận ra
đời. Đây là một đột phá, một sự làm mới mình mà không cầu kỳ, phức tạp.
Cánhđồng bất tận chính là sự lớn dần, sự chuyển đổi tự nhiên trong tư tưởng
của một Nguyễn Ngọc Tư tài năng và hồn hậu đã gắn bó máu thịt với ruộng
đồng lam lũ, với mảnh đất mà chị hiểu sâu xa tường tận hơn cả so với bất kỳ
vùng đất nào khác. Tập truyện này đã đặc biệt thu hút được sự chú ý của dư
luận trong và ngoài nước. Các ý kiến khen có, chê có, nhưng đa số thiên về
khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Ngọc Tư.
Một số ý kiến không đồng tình với lối viết mới của chị, như bài viết
“Im lặng thở dài” của Đỗ Hồng Ngọc (báo Tuổi trẻ, 30/11/2005), hay bài
“Nói nhỏ cho Tư nghe” của doanh nhân Lê Duy (báo Văn nghệ trẻ,
16/4/2006), đã tỏ ý xem nhẹ tài năng, thậm chí là trình độ học vấn của


5
Nguyễn Ngọc Tư. Hoặc trong bài “Bênh vực truyện đạo văn – đạo đức hay
văn hóa” của Lý Nguyên Anh (báo Văn nghệ trẻ số 40, 1/10/2006) nhân việc
dư luận xoay quanh hai truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
và Dòng sông tật nguyền của Phạm Thanh Khương có sự giống nhau, tác giả
cho rằng: “dù vì lý do nào đi chăng nữa, dù ai hết lời tán dương đi chăng nữa,
tôi cũng coi hai truyện ngắn đồng sàng dị mộng ấy là những tác phẩm hết sức
tật nguyền”. Tác giả Bùi Việt Thắng trong “Bài học văn chương từ Cánh
đồng bất tận” đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2006 nhận xét:
“Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư còn quá non nớt, chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật, và
phải chăng chính Nguyễn Ngọc Tư quá sớm khi sống trong ánh hào quang do
dư luận tạo nên… và đặc biệt Tư còn quá ít kinh nghiệm sống, một nền văn
hóa cần thiết”. Về phương diện ngôn ngữ, Bùi Việt Thắng nhận xét: “văn viết
Nguyễn Ngọc Tư rất gần với văn nói”. Từ những phân tích và nhận xét chủ

quan của mình, ông đi đến kết luận: “Nguyễn Ngọc Tư đang đi từ trong kênh
rạch ra biển lớn, thiết nghĩ, nhà văn phải có ý thức lao động nghệ thuật nhiều
hơn nữa để cho tác phẩm của mình trở thành tài sản quốc gia”.
Ngược lại với những ý kiến trên, đa số các bài viết tập trung làm nổi
bật vẻ đẹp, sự cuốn hút của tác phẩm từ cốt truyện, câu chữ, cho tới nội dung
đầy tính nhân văn.
Chẳng hạn Nguyên Ngọc qua bài “Không gian… của Nguyễn Ngọc
Tư” đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 1/2/2008 đã đánh giá rất cao về
Cánh đồng bất tận. Ông coi đó là một trong số những tác phẩm hiếm hoi có thể
đưa văn học ta ra với thế giới, bước vào hội nhập: “Để mà tính chuyện đi ra thế
giới, tức là cái mà người ta gọi là mở rộng không gian văn học, […]. Với Cánh
đồng bất tận, văn chương ta bước vào toàn cầu hóa hôm nay một cách đường
hoàng, cùng và ngang bằng với những giá trị nghệ thuật và nhân văn của toàn
cầu”. Trước đó trong một bài báo đăng trên
ngày


6
02/1/2005 với nhan đề “Còn có rất nhiềungười cầm bút có tư cách”, nhà văn
Nguyên Ngọc đã khen ngợi Nguyễn Ngọc Tư và cho rằng chị đã “đem đến
cho văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất, đặc biệt “Nam Bộ”
một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ
đi trước” [25].

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn được tiếp cận và lý giải từ nhiều
khía cạnh khác nhau. Ở phương diện nội dung, có rất nhiều bài viết đi sâu
phân tích, tìm hiểu về nhân vật và nội dung hiện thực được phản ánh trong tác
phẩm. Qua đó khẳng định giá trị và nhân cách, bản lĩnh của nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư như giá trị nhân văn, tài phân tích tâm lý nhân vật, cái nhìn lạc quan
về con người và cuộc sống…

Bên cạnh đó, một số bài viết đã bước đầu tìm hiểu tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư ở kết cấu, ngôn ngữ, không gian, thời gian… nhưng phần
lớn chỉ tập trung ở tác phẩm Cánh đồng bất tận. Bài viết “Cánh đồng bất tận,
nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật” của tác giả Đoàn Ánh Dương
(Tạp chí văn học số 2, 2007) “là một cách tiếp cận truyện ngắn Cánh đồng
bất tận từ góc nhìn cấu trúc. [ ]. Song dù với cách tiếp cận nào, vẫn có một
điều luôn được khẳng định là nếu không có sự day dứt trước thân phận con
người thì Ngọc Tư không thể viết được những trang văn thành thật như thế,
chân chất như thế! Và phải chăng đây là bài học có thể rút ra từ Cánh đồng
bất tận, bài học về nhân cách của tác giả, sự dũng cảm dấn thân hướng tới
Chân – Thiện – Mĩ” [11].
Tác giả Hoàng Thiên Nga với bài “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh
đồng bất tận” cũng đã cắt nghĩa sự hấp dẫn từ đầu đến cuối truyện ngắn này
bằng lối viết “không cũ mòn, không nhàm chán, mạch văn liên kết bởi vô số
chi tiết hình ảnh thú vị, cốt truyện hình thành theo dòng suy tưởng của nhân


7
vật xưng tôi, nhẫn nhịn, lặng lẽ mà thường xuyên mỗi lúc một sâu, phơi mở
tận đáy tâm hồn, tính cách số phận con người” [23].
Trong bài “Thời gian huyền thoại trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư”, tác giả Mai Hồng đã đi sâu phân tích tìm hiểu về không gian, thời
gian như là một điểm “làm mới” trong chặng đường sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư: “Cánh đồng bất tậnviết về thời gian của kiếp người du mục qua
những miền nhân cách, tính cách, số phận con người. Không gian trong
truyện không có gì mờ ảo, vì nó là một không gian mà sự sống phủ lớp áo
bàng bạc bất tận. Nhưng thời gian trong truyện đã được ảo hoá một cách
thông minh và tự nhiên / ngẫu nhiên. Màu sắc huyền thoại của thời gian cộng
với ý nghĩa phổ quát của cốt truyện, nhân vật làm cho tác phẩm chuyển tải
được một hiện thực vĩnh cửu của con người. Đó là vấn đề về ánh sáng và tình

thương trong cuộc sống con người, những hằng số nghệ thuật của mọi thời
đại” [16].
Trong thời gian gần đây, tác giả Hoàng Đăng Khoa có bài viết “Cánh
đồng bất tận – từ góc nhìn nữ quyền luận”, Vănvn.net,14/3/2012. Dưới góc
nhìn này tác giả cho rằng tác phẩm là khúc bi ca về thân kiếp đàn bà và là
khúc tụng ca nhân vật nữ chính tận thiện tận mỹ và khẳng định rằng: “Đau
đớn thay phận đàn bà. Thân em vừa trắng lại vừa tròn, thân em như tấm lụa
đào nhưngphận sao phận bạc như vôi… Những khúc than thân, khúc phản
kháng kiểu này tưởng đã là chuyện của ngày xửa ngày xưa nhưng tận những
năm đầu thế kỷ XXI vẫn cứ vang ngân khắc khoải hôi hổi tính thời sự. Từ góc
nhìn nữ quyền luận, chúng ta thêm nhận diện đầy đủ tính hiện đại của Cánh
đồng bất tận” [19].
Sau Cánh đồng bất tận, ngày 12/9/2008 sau khi được đăng tải nhiều
kỳ trên báo Sài Gòn Tiếp Thị, Nhà xuất bản Trẻ chính thức phát hành tập
truyện ngắn Gió lẻ và 9 câu chuyện khác. Tập truyện ngắn này cũng được dư


8
luận quan tâm với nhiều cảm nhận khác nhau. Nhưng phần lớn tác phẩm này
được đặt trong tương quan so sánh với “cái bóng” của Cánh đồng bất tận.
Qua đó cho thấy có hai Nguyễn Ngọc Tư khác nhau ở hai tập truyện “Có
người không đồng tình cho rằng qua Gió lẻ Tư không còn là “đặc sản” của
một vùng đất đã làm nên Nguyễn Ngọc Tư. Từ phong cách, ngôn ngữ, chi
tiết… đã mất đi bóng dáng của Cánh đồng bất tận” (Võ Đắc Thanh, “Nguyễn
Ngọc Tư: Tôi như kẻ đẽo cày giữa đường”, Người Đô Thị, số 35). Người
quen với Nguyễn Ngọc Tư chân quê dung dị, cho rằng Gió lẻ khác chị xưa
quá “như cô gái chân quê một bước đi ra thành thị, với câu chữ làm duyên,
làm dáng”.
Và gần đây nhất trong hành trình sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư
ra mắt bạn đọc tác phẩm tiếp theo với tựa đề Khói trời lộng lẫy. Đây là tập

truyện nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả cũng như của các nhà phê
bình.
Tác giả Nguyễn Khôi Nguyên qua bài viết “Đặc điểm về nội dung và
nghệ thuật tập truyện Khói trời lộng lẫy” đã khẳng định rằng “ Tập truyện
Khói trời lộng lẫycó ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư. Tác phẩm vừa khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn trên văn đàn,
vừa thể hiện quan niệm và cái nhìn tinh tế về những vấn đề mà không phải ai
cũng nhận thấy, hoặc nhận thấy nhưng hời hợt. So với Cánh đồng bất tận
hay Gió lẻ và chín câu chuyện khác, tập Khói trời lộng lẫy tuy mỏng về
dung lượng nhưng dày về dụng công. Nói như nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên: “sách mỏng mà hay như thế này ngày nay cực hiếm”. Và cũng cần
nói thêm, mỗi câu chuyện trong tập truyện có thể bâng quơ, mỏng manh
nhưng có khả năng gây cay mắt và choáng ngợp như khói”.
Hay trong bài “Viết cái mình thích là công bằng với chính mình” đăng
trên trang www.cand.com.vn, tác giả bài viết chia sẻ ý kiến của Trần Hữu Tá


9
về tập truyện Khói trời lộng lẫy: “Khói trời lộng lẫy”, bao gồm 10 truyện
ngắn, “gói ghém” trong một trăm bảy mươi lăm trang sách là một dung lượng
vừa phải cho người đọc trong thời điểm xã hội đang “sôi sùng sục” về nhiều
vấn đề thời sự khác như giá vàng, giá đô la hay bô xit… Những vấn đề đó gắn
với hiện thực cuộc sống và được Nguyễn Ngọc Tư chuyển tải đến người đọc
một cách chân thực và sống động hơn bao giờ hết.
Với những bài viết trên, phần đa các tác giả - dù ít dù nhiều đều đề cập
đến vấn đề thân phận người con người ở một số bình diện như: Hình tượng
người nghệ sĩ, nông dân, số phận người phụ nữ,…Riêng vấn đề thân phận
người phụ nữcho đến nay, theo tư liệu chúng tôi có được thì những bài nghiên
cứu trên đều dừng lại khảo sát ở một vài truyện ngắn, một vài luận điểm nhỏ
lẽ chứ chưa nghiên cứu một cách thấu triệt và có tính hệ thống. Tuy nhiên, tất

cả những bài viết ấy là những gợi mở quý giá giúp ích cho chúng tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Vì vậy, khi chọn đề tài này, chúng tôi cố gắng lĩnh hội các quan điểm, ý
tưởng từ các bài viết của các tác giả đã đề cập, đồng thời mạnh dạn đưa ra
những ý kiến, những cảm nhận riêng để có một cách nhìn hệ thống hơn về
thân phận người phụ nữtrong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhằm góp thêm
một cách nhìn mới về những giá trị trong truyện ngắn của tác giả.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn chúng tôi hướng tới các mục đích sau:
Tìm hiểu, phân tích các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, qua đó làm
rõ thân phận người phụ nữ được phản ánh trong tác phẩm.
Tìm hiểu một số vấn đề thuộc nghệ thuật biểu hiện thân phận người
phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.




10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư , từ
đó chỉ ra những nét mới trong cách nhìn nhận, khám phá về thân phận người
phụ nữ trong thời đại ngày nay.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề Thân phận người phụ nữ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
- Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát các tập truyện sau: Ngọn đèn không tắt
(2000),Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005),Gió lẻ và 9 câu chuyện khác

(2008), Khói trời lộng lẫy (2010). Quá trình nghiên cứu người viết còn khảo
sát thêm một số truyện ngắn của các tác giả khác để so sánh, đối chiếu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp phân tích tác phẩm.
Phương pháp khảo sát, thống kê.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp tổng phân hợp.
Phương pháp liên ngành văn hóa–văn học.
7. Giả thiết khoa học.
Hiện nay những nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên
các phương diện nội dung, nghệ thuật ngày càng được mở rộng.Thông qua bài
viết này, ngoài mục đích hiểu rõ thêm về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn
của chị, chúng tôi hi vọng có thể đóng góp một phần nào nghiên cứu của
mình vào việc nghiên cứu chung truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên


11
phương diện thân phận người phụ nữ trong các tác phẩm. Hi vọng, bài viết
nhỏ bé này sẽ được dùng như một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu
thích tác giả Nguyễn Ngọc Tư và mong muốn tìm hiểu các truyện ngắn của
chị.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI

1.1 Thân phận người phụ nữ qua sáng tác của nhà văn nữ đương đại.
Có thể thấy, ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại và dân tộc nào, người ta cũng
nhận thấy người phụ nữ luôn là tâm điểm của văn chương, là nguồn cảm hứng

bất tận trong sáng tạo nghệ thuật. Qua hình tượng này người đọc các thế hệ
sau thấy được các giá trị của con người qua các thời đại, thấy cả số phận của
những “phận đàn bà”, của con người nhân loại.
Trong văn họcViệt Nam, đặc biệt từ văn học dân gian, người phụ nữ
thường là những nhân vật đại diện cho lý tưởng của nhân dân, cho lẽ phải,
cho điều thiện trong xã hội. Thế nhưng, họ lại là người chịu nhiều thiệt thòi,
có số phận kém may mắn, họ là những con người “thấp cổ bé họng”. Người
phụ nữ đại diện cho lý tưởng và khát vọng về tự do và hạnh phúc công bằng
xã hội bao giờ cũng là người có những phẩm chất thương người, biết làm tròn
bổn phận, biết thực hiện lời hứa, tuân theo những chuẩn mực đạo đức truyền
thống của nhân dân. Họ thường là những con người có lòng bao dung, nhân
hậu. Chẳng hạn như cô Út lấy Sọ Dừa, Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử… những
người phụ nữ như vậy thường được tác giả dân gian nâng niu, trân trọng. Họ
có thể gặp rất nhiều bất trắc, nguy hiểm trong cuộc sống song cuối cùng họ
cũng đều vượt qua và có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc.


12
Qua những câu ca dao dân ca, đặc biệt là cao dao than thân, thân phận
người phụ nữ hiện lên đậm nét hơn với những hình ảnh đầy ẩn dụ:




13
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.
Hay: “Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”.


Có biết bao nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ về vật chất
“Ngày ngày hai buổi trèo non”, “Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”.
Nhưng nỗi khổ lớn nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ của thân phận
mỏng manh, bạc bẽo. Thân phận của họ chỉ được ví như “hạt mưa sa”, “giếng
giữa đàng”…. cả cuộc đời họ chỉ lầm lũi, cam chịu trong sự đau khổ nhọc
nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của người phụ nữ là một hằng số chung
cho tất cả.
Người phụ nữ trong ca dao hiện lên với những vẻ đẹp thuần khiết, trong
trẻo tràn đầy sức sống nhưng lại chịu số phận éo le bởi trong xã hội phong
kiến bấy giờ mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Đa phần họ phải sống
phụ thuộc và không có quyền quyết định số phận của mình. Nhưng từ đau
khổ, bất hạnh đó tâm hồn nhân hậu, thủy chung của người phụ nữ vẫn vươn
lên tỏa sáng. Họ như những viên ngọc thô mà thời gian bất hạnh và khổ đau là
chất xúc tác mài giũa ngày càng lấp lánh.
Đến văn học trung đại, các nhà văn vẫn hướng ngòi bút về phía người
phụ nữ với tiếng nói xót xa, thương cảm cho thân phận của họ bị chà đạp, vùi
dập trong xã hội phong kiến. Ở Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều là số
phận bạc bẽo của người cung nữ, tác phẩm là tiếng kêu than, là sự đau đớn,
tấm tức và tâm trạng bế tắc của nàng cung nữ.
Còn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là tiếng kêu thương đến đứt
ruột, tiếng kêu xé lòng cho thân phận chìm nổi lênh đênh trong kiếp đoạn
trường của nàng Kiều và cho “phận đàn bà” nói chung.


14
Hay thân phận cô đơn, lẻ bóng trong thơ Đoàn Thị Điểm, bà Huyện
Thanh Quan, đặc biệt là thơ Hồ Xuân Hương. Thơ bà đầy phá cách và nhằm
trực diện vào chế độ phong kiến, vào chế độ nam quyền nơi mà thân phận
người phụ nữ chỉ như con ong, cái kiến, bị phân biệt và rẻ rúng. Thơ bà khẳng
định vị thế mới của người phụ nữ trong xã hội. Có thể coi Hồ Xuân Hương là

người phụ nữ đầu tiên trong văn học dám khẳng định những khát khao, ước
mơ của người phụ nữ về tình yêu, hạnh phúc, đồng thời công khai lên án lễ
giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ. Bà không ngần ngại tuyên bố:
“Không chồng mà chửa mới ngoan. Có chồng mà chửa thế gian chuyện
thường?”. Bà không đồng tình với kiếp lấy chồng chung, với kiếp làm lẽ:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”. Đồng thời, Hồ Xuân Hương cũng cất
lên tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ: “Yếm đào trễ xuống dưới
nương long. Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm. Một lạch đào nguyên suối
chửa thông” (Thiếu nữ ngủ ngày). Tác giả Trần Nho Thìn đã có nhận xét
khá xác đáng rằng: “Trong bối cảnh xã hội nam quyền theo Tống nho nơi
người phụ nữ vẫn được khuyến khích cam chịu thân phận, an phận thủ
thường thì tiếng nói của một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương đề cập đến
quyền sống phụ nữ xét về đời sống bản năng có ý nghĩa bênh vực nữ quyền
thực sự. Bởi vì so với nam giới, người phụ nữ chịu nhiều bấ
t công, thiệt thòi
nhất trong đời sống bản năng” [33].
Văn học giai đoạn 30 – 45 tiếp tục khai thác về đề tài người phụ nữ. Mở
đầu giai đoạn này là sáng tác của Tự Lực Văn Đoàn, họ đã xây dựng hình ảnh
người phụ nữ mới, đòi quyền tự do cho yêu đương, vượt qua mọi lễ giáo
phong kiến của xã hội bấy giờ.
Văn học hiện thực phê phán giai đoạn này lại đi sâu tìm hiểu những bi
kịch khác nhau trong cuộc đời người phụ nữ. Đó là cuộc đời cơ cực, đắng cay
của Chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Tám Bính trong Bỉ Vỏ của


15
Nguyên Hồng… Trong bức tranh hiện thực đó người phụ nữ hiện lên như một
biểu tượng trong văn học về nỗi khổ đau, bất hạnh chồng chất của kiếp người
và cuộc đời họ bao giờ cũng kết thúc trong sự tuyệt vọng, bế tắc.
Đến văn học giai đoạn 45 – 75, người phụ nữ tiếp tục được phản ánh và

được làm nổi bật trong mối quan hệ với những vấn đề chung của thời đại.
Tắm mình trong bầu không khí hào hùng của dân tộc, người phụ nữ góp phần
không nhỏ làm nên những chiến thắng vẻ vang, đó là chị út Tịch trong Người
mẹ cầm súng của Nguyễn Thi,Chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức, Nguyệt
trong Mảnh trăng cuối rừngcủa Nguyễn Minh Châu, …. người phụ nữ trong
giai đoạn này là con người của cộng đồng, của xã hội gắn với cuộc đấu tranh
bảo vệ tổ quốc, được soi dọi dưới cái nhìn lý tưởng mang tính sử thi.
Sau 1975, văn học có xu hướng trở về cái đời thường muôn mặt, cảm
hứng thế sự đời tư chiếm vị trí chủ đạo. Cái mà tác giả quan tâm tới là con
người của cuộc sống đời thường với những lo toan rất nữ, người phụ nữ hiện
lên với tư cách con người cá nhân, những mảnh đời riêng lẻ. Thân phận của
họ được đi sâu khám phá ở nhiều góc độ, tầng bậc khác nhau cho thấy sự đa
dạng trong nhân cách và bản thể của con người. Đó là người phụ nữ đặt trong
mối quan hệ đa dạng đầy phức tạp, với những nỗi cô đơn, ngang trái, bất hạnh
cả trong cuộc sống lẫn trong tình yêu.
Đặc biệt, với sự lên ngôi của các cây bút nữ vừa đông đảo về số lượng
vừa đa dạng về tiềm năng xuất hiện từ sau đổi mới đã đem đến cho văn học
Việt Nam một luồng gió mới, như tác giả Bùi Việt Thắng nhận xét: “Văn học
đang mang gương mặt nữ - ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày càng tinh
tế và đằm thắm” [31, 205]. Một loạt các cây bút nữ trẻ như: Y Ban, Phạm Thị
Hoài, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng
Anh, Đỗ Hoàng Diệu,… xuất hiện đã làm thay đổi diện mạo của văn học
đương đại. Sự xuất hiện đông đảo của các cây bút nữ không chỉ đem lại cho


16
văn chương cái mới lẫn cái lạ mà còn là sự khẳng định ý thức nữ quyền khi
người đàn bà không còn quanh quẩn nơi xó bếp mà đã hướng đến những
khung trời rộng lớn hơn.
Là những cây bút nữ, nên điều mà các nhà văn nữ quan tâm nhiều nhất

trong sáng tác của mình là thân phận của những người cùng giới được đan cài
trong những câu chuyện hàng ngày với những vui buồn được mất, giữa cho và
nhận, bất hạnh và hạnh phúc. Họ đã viết về những mảnh đời bất hạnh bằng tất
cả sự thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của con người trong nhiều trạng
huống khác nhau. Bên cạnh những nét chung đó, mỗi cây bút nữ lại có bản
sắc riêng khó lẫn, tạo nên cá tính và phong cách khác nhau. Trong đó để lại ấn
tượng sâu sắc khi viết về người phụ nữ phải kể đến những tên tuổi của các cây
bút nữ như Trần Thùy Mai, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng
Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu…
Cùng viết về thân phận của người phụ nữ nhưng các cây bút nam lại
mang đến cảm nhận khác về người phụ nữ. Trong cuộc đời cầm bút của mình,
Nguyễn Minh Châu đã dành nhiều trang viết về số phận người phụ nữ. Những
tác phẩm của ông là sự cảm thông sâu sắc đối với mỗi số phận, đồng thời là
khúc ca về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Mỗi nhân vật với
số phận của họ là một khám phá mới của nhà văn. Họ hiện lên rất riêng nhưng
đều thể hiện cái nhìn ấm áp, đôn hậu của nhà văn đối với người phụ nữ Việt
Nam nói chung.Đất nước có chiến tranh, người chồng, người con lên đường
đi chiến đấu và có không ít người đã hi sinh, để lại trong lòng người phụ nữ
một vết thương, một nỗi đau âm ỉ không bao giờ tắt. Có biết bao người phụ
nữ Việt Nam đã phải chịu cảnh góa bụa, chịu đựng nỗi đau về sự mất mát hi
sinh của những người mình thương yêu nhất. Mỗi con người một cảnh ngộ
nhưng đều là những mảnh đời éo le, bất hạnh. Quỳ trong Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành khó có thể quên được nỗi đau đớn tột cùng khi tận mắt


17
chứng kiên cái chết của một người mình yêu và một người yêu mình. Người
chết thì mãi mãi nằm xuống nhưng để lại vết thương khó liền sẹo trong lòng
người đang sống. Cuộc đời Quỳ trớ trêu, éo le vậy đấy. Đến Cỏ lau, Thai
cũng hiện lên với cuộc đời đầy bi kịch, đó là cảnh ngộ trớ trêu trong cuộc

sống gia đình. Chị muốn từ bỏ gia đình hiện tại để bù đắp những mất mát, đau
thương cho chồng cũ. Nhưng số phận đã an bài, chị không dễ gì thay đổi hoàn
cảnh éo le của mình.
Hay trong truyện Nguyễn Huy Thiệp là những thân phận của người phụ
nữ mang vẻ đẹp tự nhiên, hồn hậu và sức sống phồn thực. Họ là cội nguồn
bảo tồn sự sống (như nhân vật Sinh trong Không có vua, nàng Bua trong
trong truyện ngắn cùng tên). Hơn thế nữa, họ còn mang thiên tính tái tạo sự
sống. Bằng trái tim dịu dàng, giàu tình yêu thương, những người phụ nữ đẹp
trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp như cơn mưa làm dịu mát những
tâm hồn cằn cỗi, thô nhám. Đặc biệt, vẻ đẹp và tình thương của nhân vật nữ
còn có khả năng tái tạo tâm hồn con người, đánh thức nhân tính ở những con
người đã ít nhiều bị tha hóa. Đó là nhân vật chị Thắm trong Chảy đi sông
ơi “cứu được biết bao nhiêu người ở khúc sông” nơi bến Cốc, thế mà lại chết
đuối vì không ai cứu; là nhân vật Sinh trong Không có vua - tâm điểm hội tụ
và căng giữ những mối xung lực trong một gia đình toàn nam giới. Là nàng
Bua có tấm lòng độ lượng, hào phóng với tất cả mọi người trong bản (Nàng
Bua) …
Cũng sâu sắc trong cách nhìn nhận, khám phá thân phận người phụ nữ và
để lại những hình ảnh khó quên về họ, nhưng các cây bút nam vẫn chưa nắm
được cái thần sắc sâu xa như nữ giới. Có lẽ, người phụ nữ thường nhạy cảm
hơn so với nam giới. Họ dễ dàng bắt những tín hiệu qua tâm tư, tình cảm của
con người, những trăn trở, băn khoăn của người phụ nữ trước cuộc sống.
Chính vì vậy, người phụ nữ trong các sáng tác của các cây bút nữ hiện lên đầy


18
đủ, chân thực, sống động với đời sống nội tâm vô cùng phong phú. Nó đã làm
nên một diện mạo mới cho văn xuôi đương đại – dòng văn học nữ quyền.
Những thân phận, những cuộc đời cụ thể, những mối tình oan trái, dở dang
hay ước vọng về tình yêu, hạnh phúc được thể hiện đầy đủ, trọn vẹn trong các

sáng tác của các cây bút nữ. Họ đã “đau cái đau của người cùng giới, buồn
cái buồn của người đàn bà đang yêu” [34]. Họ không ngừng khao khát để có
một tình yêu, một hạnh phúc, một cuộc sống tốt đẹp. Với bản tính dịu dàng
đằm thắm, nhân hậu thủy chung nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt và
chủ động họ đã lên tiếng giành lấy hạnh phúc cho mình.
Một trong những cây bút nữ viết thành công về người phụ nữ phải kể tới
nhà vănTrần Thùy Mai. Trong các truyện ngắn của Trần Thùy Mai người ta
không tìm thấy những ý đồ cách tân lối viết một cách mạnh mẽ như các trào
lưu viết bây giờ (như “lối viết hậu hiện đại” chẳng hạn). Người ta cũng không
tìm thấy trong truyện của Trần Thùy Mai những chủ đề “nóng” mà văn học
hiện nay đang cố gắng khoét sâu vào thị hiếu bạn đọc như dục tính. Văn của
Trần Thùy Mai xa lạ với những trận gió mới của thời đại, đó là thứ văn vẫn
ướp hương của truyền thống. Với lối hành văn nhẹ nhàng, những câu chuyện
của tác giả như tâm sự thường ngày, những chủ đề “muôn thuở” của con
người, tưởng thoáng qua trong cuộc đời nhưng lại in đậm sâu trong ký ức, sự
lựa chọn trong tình yêu, tình bạn, những sa ngã đời thường, và hơn hết là thế
giới của người phụ nữ…
Đọc tập truyện ngắn Đêm tái sinh của TrầnThuỳ Mai, ta như thấy được
tác giả đã mang cả cuộc đời và tâm hồn mình nhập thân cùng sống, yêu
thương, suy ngẫm, đau đớn, khát khao với người phụ nữ. Mỗi câu chuyện về
cuộc đời họ đau đáu một nỗi niềm, cứ âm thầm chuyên chở vào hồn người
bao trăn trở và day dứt. Thế nhưng, phía sau những bi kịch nhân sinh ấy, vẻ


19
đẹp tâm hồn đậm chất nhân văn vẫn lặng lẽ toả sáng như thức tỉnh lòng người
đã phần nào làm dịu bớt nỗi buồn đau.
Người phụ nữ trong tác phẩm của Thuỳ Mai mỗi người có một “khuôn
mặt” riêng, một số phận riêng nhưng đều sống hết mình, yêu hết mình.
Về lĩnh vực tình yêu, Hồ Thế Hà có lí khi đưa ra nhận xét “Họ có tâm hồn như

ngọc nhưng ít gặp hồng phúc trong tình yêu” bởi “khát vọng vô bờ mà thực tế
lại khắt khe” [13]. Tuy thế, họ vẫn nồng nàn, say đắm và thuỷ chung, sẵn sàng
bất chấp tất cả dẫu tình yêu có đem sầu muộn đến. Không gì có thể dập tắt nổi
ngọn lửa khát khao sống, khát khao yêu, khát khao hạnh phúc luôn âm thầm
cháy trong tâm hồn những con người này. Lan trong Thương nhớ hoàng lan
yêu chú tiểu Minh và coi anh là “sự tử sinh của đời mình”. Giấc mộng yêu
không trọn vẹn, trái tim người phụ nữ tinh khôi gửi lại cho Minh nơi cõi
hoàng lan “nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp
trên thế gian”. Hay cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội của Ng giữa “thực tại mỗi
ngày tầm thường, bất lực, cay đắng và thực tại trong khát vọng huy hoàng,
rực rỡ” cho thấy cô luôn khát khao mãnh liệt để vươn tới tình yêu vĩnh cửu
mặc dầu biết rằng chính mặt trời cũng không vĩnh cửu (Thị trấn hoa quỳ
vàng). Hơ Thuyền sau hai năm lên núi chờ đợi người yêu đã tuyệt vọng nhận ra
rằng chàng trai mãi mãi nợ lời hứa tình yêu. Nàng đã chấm dứt sự sống để được
hoá thân, bay theo tiếng gọi của trái tim yêu cháy bỏng. Khi chết, mắt cô vẫn mở
nhìn về phía Quy Nhơn với cả một niềm khát khao được bay về biển, căng lá
buồm to lớn để ra khơi (Thuyền trên núi). Trang, cô gái làm nghề ca hát trên
sông Hương sống có tâm hồn, giàu tình cảm, yêu nghề đã vượt qua được định
kiến xã hội nhưng lại không thể vượt qua cái rào cản trong chính tâm hồn để
đến với người mình yêu. Cô chấp nhận tình yêu như “khói trên sông Hương”
để giữ lại bên mình những câu ca luôn là vĩnh cửu. Thế mà, khi người yêu cô
đã ra đi, người ta nhận thấy “Giữa sông Hương dậy sóng khuynh thành. Nửa


20
đêm một chiếc thuyền tình ngả nghiêng”. Người đàn bà ấy đã không sợ thác
ghềnh, tự thắp lửa trong tim và “âm thầm cháy một mình tới cùng” (Khói trên
sông Hương). Điều đáng nói là ẩn sau những mảnh đời bất hạnh như Vy ngây
(Chuyện ở phố hoa xoan), cô Thuý câm (Am bà cô), Nguyệt cà nhắc (Quỷ
trong trăng), Hà “gái bán hoa” (Nốt ruồi son) , là khát vọng khôn nguôi về

tình yêu, hạnh phúc luôn da diết trong trái tim người phụ nữ. Phái đẹp trong
Đêm tái sinh là những con người rất bình thường, không giàu sang, nổi tiếng
nhưng tâm hồn lãng mạn, rất nhạy cảm và đa cảm, có chiều sâu nội tâm.
Nhiều lúc họ cũng liều lĩnh, bất chấp, tìm cách bứt phá mong thoát khỏi vòng
tròn số phận do bị lâm vào bế tắc, tuyệt vọng, thậm chí có khi phải trả giá rất
đắt nhưng không hề ân hận hay hối tiếc. Bởi họ luôn sống và yêu hết mình.
Lắng lại sau mỗi trang văn của Trần Thùy Mai viết về người phụ nữ là
vẻ đẹp những trang đời với những cảm xúc thật đẹp đẽ, ngọt ngào, mang đậm
giá trị nhân văn. Vẻ đẹp đó phải chăng là tấm lòng giàu trắc ẩn, tha thiết yêu
thương đã được chắt lọc từ hiện thực và khát vọng của “Cây bút giàu nữ tính
nhất trong làng truyện ngắn Việt Nam hiện nay?”. Nó lấp lánh toả sáng dường
như để đối lập với gì tầm thường, giả dối, lạnh lùng giữa cuộc sống “bộn bề
bóng tối và ánh sáng”, đồng thời giúp người đọc thấm thía hơn về lẽ sống,
tình đời.
Dù viết về cái gì - những mảnh vỡ đời người cay cực, những khuất lấp
trong tâm hồn, hay oan nghiệt giả trá, Trần Thùy Mai đều hướng đến cái đẹp.
những người phụ nữ của chị, dẫu mỗi người một phúc phận, đau khổ dập vùi,
thành đạt hạnh phúc, cái cuối cùng vẫn là khát vọng hoàn thiện. Truyện ngắn
Trần Thùy Mai ít có những mảng tối của xã hội, hay những nhân vật suy thoái
đạo đức trầm trọng. Những vấn đề xã hội nhức nhối lọc qua sự mẫn cảm của
trái tim phụ nữ trở nên nhân tình, nhân bản hơn.

×