Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới (Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.55 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
____________________________




DƯƠNG THỊ SÁU



NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ,
Một mình một ngựa)



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM









HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


____________________________


DƯƠNG THỊ SÁU


NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ,
Một mình một ngựa)


Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lý Hoài Thu






HÀ NỘI, 2013




LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS. TS Lý Hoài Thu, người đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn để em có thể
hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Ngữ văn,
Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian học tập vừa qua.
Do điều kiện và trình độ nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi
những khiếm khuyết, kính mong thầy cô và bạn đọc lượng thứ và đóng góp
thêm ý kiến.

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn



Dương Thị Sáu



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới” do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Lý Hoài Thu. Đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, các thông tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2013

NGƯỜI CAM ĐOAN



Dương Thị Sáu
















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7

6. Dự kiến đóng góp mới 7
7. Cấu trúc của luận văn 7
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA MA VĂN KHÁNG……… …… 9
1.1. Khái lược về nhân vật 9
1.1.1. Nhân vật văn học 9
1.1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 9
1.1.1.2. Đặc điểm nhân vật văn học 10
1.1.1.3. Vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm văn học 11
1.1.2. Nhân vật tiểu thuyết 12
1.1.2.1. Khái niệm nhân vật tiểu thuyết 12
1.1.2.2. Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết 13
1.1.2.3. Vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong tiểu thuyết 14
1.1.2.4. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 14
1.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng 16
1.2.1. Con đường từ nhà giáo trở thành nhà văn 16
1.2.2. Quan niệm về con người của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 19
1.2.3. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong dòng chảy của tiểu thuyết thời kỳ
đổi mới 23

CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI……………………………28
2.1. Nhân vật người trí thức 28
2.1.1. Nhân vật người trí thức có tài, có tâm nhưng rơi vào bi kịch 28
2.1.2. Nhân vật người trí thức tha hóa 39
2.2. Nhân vật người phụ nữ 44
2.2.1. Nhân vật người phụ nữ mang nét đẹp truyền thống 44
2.2.2. Nhân vật người phụ nữ sống theo ham muốn vật chất, bản năng. 49
2.3. Các loại nhân vật khác 52
2.3.1. Các nhân vật quan chức 52

2.3.2. Nhân vật mang hình hài khuyết tật 59

2.3.3. Nhân vật người lính trở về sau chiến tranh 64
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT……… … 68

3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung ngoại hình 68
3.1.1. Cách đặt tên nhân vật 69

3.1.2. Cách miêu tả ngoại hình 71
3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật 76
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí 76
3.2.2. Nghệ thuật biểu hiện thế giới tâm linh 82
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu 86
3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật 86
3.3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại 86
3.3.1.2. Ngôn ngữ độc thoại 97
3.3.2. Giọng điệu 99
3.3.2.1. Giọng điệu triết lý, suy ngẫm 100
3.3.2.2. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm 106
3.3.2.3. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng 111
3.3.2.4. Giọng điệu thương cảm, xót xa 116
KẾT LUẬN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu
điểm để bộc lộ chủ đề và tư tưởng nhà văn. Và, đến lượt mình, nó lại được

các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa làm cho nổi
bật hơn. Nhân vật văn học là yếu tố có tính chất trung gian, vừa thuộc nội
dung vừa thuộc hình thức của tác phẩm. Nó đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu trong sáng tác văn chương, bởi nhân vật là phương tiện cơ bản nhất để
qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Như thế, việc chiếm
lĩnh các giá trị của tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện được nếu không tìm hiểu
các phương diện của nhân vật. Ở thể loại tiểu thuyết, hệ thống nhân vật đóng
một vai trò trọng yếu trong việc thể hiện tư tưởng, thẩm mĩ của nhà văn. Mỗi
nhà văn có quan niệm riêng, chọn những điểm nhìn riêng, do vậy cũng có
những cách thể hiện nhân vật mang những nét riêng.
1.2. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công mở đường cho
sự nghiệp đổi mới văn học. Vào những năm đầu 80 của thế kỷ XX, nhiều sáng
tác của Ma Văn Kháng đã “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, từ đó tạo
nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Hành trình sáng
tác hơn 50 năm của nhà văn đã cho ra đời hơn 200 truyện ngắn, 15 tiểu
thuyết, 1 hồi ký văn chương, 1 tiểu luận và bút kí về nghề văn. Trong đó,
nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng trong nước, quốc tế như: truyện ngắn Xa phủ
đoạt giải nhì trong cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ 1967 - 1968, Mùa
lá rụng trong vườn được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1984, tập truyện ngắn
Trăng soi sân nhỏ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1995 và giải
thưởng văn học Đông Nam Á 1998, giải cây bút vàng cho truyện San Cha
Chải trong cuộc thi truyện ngắn và ký 1996 -1998 do Bộ Công an và Hội Nhà
văn Việt Nam tổ chức. Năm 2001, Ma Văn Kháng vinh dự được nhận giải
2

thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với cụm tác phẩm: Đồng bạc trắng
hoa xòe, Mùa lá rụng trong vườn. Với những thành tựu đạt được, Ma Văn
Kháng đã khẳng định tên tuổi và chỗ đứng của mình trong nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại.
1.3. Một trong những đóng góp quan trọng, nổi bật của Ma Văn Kháng

là đã xây dựng được một thế giới nhân vật đông đảo, sống động, chân thực.
Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là tụ điểm phản ánh rõ lối đi
riêng của nhà văn trên hành trình đổi mới thể loại tiểu thuyết và khám phá, tái
hiện những “ẩn mật bản ngã” trong chiều sâu tâm hồn nhân vật. Bằng việc
xây dựng thế giới nhân vật ấy, nhà tiểu thuyết đã truyền tải những vấn đề
nóng hổi của thời đại, những vấn đề không thể dửng dưng của xã hội hiện
nay. Có thể nói nhân vật là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành
công cho tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.
1.4. Ma Văn Kháng có tiểu thuyết được đưa vào giảng dạy trong
chương trình môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông. Là giáo viên trực
tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở trường phổ thông, việc nghiên cứu về nhân
vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giúp cho chúng tôi có những hiểu
biết sâu sắc hơn về những tác phẩm văn học được đưa vào chương trình Ngữ
Văn ở bậc học này. Đồng thời, nghiên cứu vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng, người viết sẽ có cơ hội tốt để rèn luyện, nâng cao trình
độ tư duy và các thao tác phân tích tác phẩm văn học, nhất là thao tác phân
tích nhân vật.
1.5. Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về sáng tác của Ma Văn
Kháng, chúng tôi nhận thấy vấn đề nhân vật đã được một số nhà nghiên cứu
quan tâm, nhưng vẫn còn những vấn đề cần được tiếp tục khai thác.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Nhân vật trong tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.

3

2. Lịch sử vấn đề
Là một trong những gương mặt tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới đã thật sự thu hút được sự
chú ý, quan tâm đặc biệt của đông đảo độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê
bình văn học. Nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của Ma Văn Kháng

của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu như: giáo sư Phong Lê, Lã Nguyên,
Tô Hoài, Trần Đăng Suyền, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Bích Thu, đã
được đăng tải trên nhiều sách báo và tạp chí. Các đánh giá đa phần dừng lại ở
dạng riêng lẻ nhưng đã khẳng định giá trị đích thực cũng như những mặt còn
hạn chế về phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Dưới đây là
một số nhận định tiêu biểu:
Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đồng bạc
trắng hoa xòe, Trần Đăng Suyền cho rằng: “Đồng bạc trắng hoa xòe có
những nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng khá công phu bằng hình
tượng nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng đồng bào dân tộc ít
người chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm mống cách mạng”
[53, tr. 12 - 13].
Khắc phục những phiến diện trong quan niệm về con người trong văn
học giai đoạn trước, Nguyễn Thị Huệ cũng đã nhận ra nhiều kiểu loại nhân vật
trong sáng tác của Ma Văn Kháng: “Phong phú hơn, đa dạng hơn, phức tạp
hơn, không chỉ có công nông binh mà còn có tầng lớp thị dân, đặc biệt là
nhân vật trí thức đã như một ám ảnh không nguôi, một trăn trở day dứt, một
ma lực có sức hút lớn đối với ngòi bút Ma Văn Kháng” [20]. Không chỉ đánh
giá cao những con người có đời sống nội tâm phong phú phức tạp, Ma Văn
Kháng còn thể hiện thành công loại người thô sơ đơn giản, “nhìn nhận cái tốt
cái xấu theo sơ đồ sẵn có, khuôn mẫu và giản đơn” [20].
Mùa lá rụng trong vườn được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự
chuyển biến của nhà văn vì tác phẩm có nhiều đóng góp cả về nội dung và
4

nghệ thuật, đã chứng tỏ sự thâm nhập của nhà văn vào xã hội thành thị đang
biến động. Trần Đăng Suyền khẳng định về cái làm nên sức hấp dẫn trong tác
phẩm: “không phải ở những trang chính luận thông minh sắc sảo mà chủ yếu
là ở những hình tượng nhân vật khá độc đáo, hấp dẫn của anh” [54]. Đặc biệt
Ma Văn Kháng tỏ ra là người rất am hiểu phụ nữ, có khả năng “đi guốc” vào

trong bụng họ. Trong Mùa lá rụng trong vườn, “Lý là nhân vật độc đáo hấp
dẫn nhất. Con người này hễ có mặt ở đâu là có khả năng làm cho nơi ấy có
không khí sinh động hẳn lên” [54]. Tác phẩm đã đánh dấu một bước tiến mới
trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ở chỗ: “Nhân vật của anh có cá tính, có
sự phát triển tính cách. Ngôn ngữ nhân vật - tiểu biểu là Lý - sặc sỡ sắc mầu,
lung linh góc cạnh rất gần với ngôn ngữ đời sống” [54].
Sự ra đời của tiểu thuyết luận đề Đám cưới không có giấy giá thú
(1989) đã tạo ra một làn sóng dư luận. Các bài viết như: Phải chăng đời là
một vại dưa muối hỏng của Vũ Dương Quỹ, Nếu đám cưới không có giấy giá
thú của Nguyễn Văn Lưu, Đám cưới không có giấy giá thú có tính chất luận
đề về mối quan hệ giữa những giá trị văn hóa với đời sống con người của Mai
Thục và Cuộc thảo luận về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú do báo
Văn nghệ tổ chức ngày 11.01.1990 với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà
nghiên cứu, phê bình văn học có tiếng đều đã đưa ra những nhận xét khá lý
thú, bổ ích và công bằng về giá trị đích thực của đời sống cũng như những
mặt hạn chế về phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhà nghiên
cứu Phan Cự Đệ đã từng nhận xét: “tác phẩm có nhiều trang sinh động hấp
dẫn trong đối thoại, tranh luận hoặc dựng người dựng cảnh nhưng cũng có
nhiều trang chìm sâu một cách nặng nề vào những suy tư, những lời biện giải
mang màu sắc duy lý của tiểu thuyết luận đề” [12, tr. 5].
Đánh giá về nghệ thuật cách tân vượt bậc của tiểu thuyết Ngược dòng
nước lũ, Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: “Cái lý tưởng, cái cao cả đi bên
cạnh cái đê hèn, cái thấp hèn, cái bi tráng, trữ tình, thăng hoa, ngẫu hứng
5

đan xen với cái thô kệch, dung tục, sắp đặt lộ liễu. Giọng điệu và mạch văn
cũng được biến hóa linh hoạt Tác phẩm đã đạt tới trình độ điêu luyện trong
ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại” [61, tr. 56].
Một mình một ngựa tiếp nối nguồn mạch tự thuật được khơi dòng từ
các tiểu thuyết trước đó. Đỗ Hải Ninh trong bài viết Khuynh hướng tự truyện

trong tiểu thuyết Một mình một ngựa (đăng trên www.phongdiep.net ngày
28/7/2009) nhận xét về nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: “Sức nặng ở nhân vật
Quyết Định không chỉ ở hình tượng một mình một ngựa oai hùng, dũng mãnh
mà còn nằm ở những đoạn độc thoại, dòng ý thức với những tâm sự sâu kín
của ông”,“Một mình một ngựa cũng có những tuyến nhân vật “kỳ hình dị
tướng”, “trông mặt mà bắt hình dong”, người có tâm địa xấu thì lộ ra tướng
hình như Văn Hiến, Quàn”. Tác giả cũng chỉ ra hạn chế của tác phẩm: “Tuy
nhiên, tác phẩm sẽ thành công hơn nếu khai thác hết chiều sâu ở nhân vật,
chẳng hạn nhân vật Yên, từ sự xuất hiện khá ấn tượng ở đầu truyện, có thể
khám phá thế giới tâm hồn của nhân vật đầy sức sống này nhiều hơn nữa. Đôi
chỗ còn sa đà vào dẫn giải dài dòng khiến cho tác phẩm nghiêng về tính luận
đề, lộ ý tưởng”.
Trong bài giới thiệu về tác phẩm, nhà phê bình Hoài Nam chú ý nhiều
đến yếu tố tự truyện của tác phẩm, trong đó người kể chuyện là hàm ẩn, kể
theo điểm nhìn của nhân vật Toàn, đặc biệt nhà văn khéo léo di chuyển điểm
nhìn vào các nhân vật khác: “Di chuyển điểm nhìn vào từng nhân vật khiến sự
trần thuật trở nên phức hợp, đa tuyến, cuốn tiểu thuyết đã đi sâu vào thế giới
bên trong con người, mở rộng nhận thức hiện thực đồng thời tạo nên sự đa
nghĩa, nhiều tầng của tác phẩm”. Tác giả nhấn mạnh: “Một mình một ngựa
không có nhiều đột phá, cách tân trong nghệ thuật tự sự nhưng hấp dẫn ở
cách kể chuyện hóm hỉnh, tạo được những điểm nhấn ấn tượng” [42].
Đánh giá về sự vững vàng và kỹ thuật tiểu thuyết của một cây bút văn
xuôi có quá trình và bản lĩnh, Bình Nguyên Trang đã từng nhận xét: “Một
6

mình một ngựa có cấu trúc chặt chẽ, các tuyến nhân vật và các chi tiết được
đan cài vào nhau một cách tài tình, xuyên suốt trong tác phẩm đã tái hiện cái
đẹp và cái hạn chế của một thời đã đi vào quá vãng” [68].
Ngoài ra cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến những
đóng góp của Ma Văn Kháng cho văn xuôi sau 1975 của các tác giả như:

Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong
tiểu thuyết sau 1980 - Phan Thị Kim (2002), Cảm hứng phê phán trong văn
xuôi hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới (Qua các tác phẩm của Ma Văn
Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái) - Đỗ Thị Ngọc Lan (2009), Thế giới nhân
vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay - Đào Thị Minh Hường
(2010), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới -
Nguyễn Thị Tố Tâm (2012) Trong những công trình này, các tác giả đã
nghiên cứu và có những nhận xét, đánh giá sâu sắc, khách quan về một số
kiểu loại nhân vật và một số khía cạnh về phương diện nghệ thuật trong các
tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.
Trên đây là những đánh giá xác đáng và khách quan một số khía cạnh
về phương diện nghệ thuật cũng như về một số kiểu loại nhân vật trong tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng. Các ý kiến đánh giá tinh tế, sắc sảo này là nguồn
tư liệu bổ ích và là những gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai vấn đề
nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi có giới hạn của một luận văn, chúng tôi không đặt ra
mục đích giải quyết tất cả các vấn đề xung quanh tiểu thuyết Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới. Ở đây chúng tôi chỉ nhằm khám phá và tìm hiểu thế giới
nhân vật phong phú, đa dạng trong ba tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ
đổi mới.
Khảo sát và phân tích ba tiểu thuyết tiêu biểu của Ma Văn Kháng thời
kỳ đổi mới và đặt chúng trong mối tương quan với một số hiện tượng văn học
7

đuơng thời, trên cơ sở đó luận văn chỉ ra được quan niệm nghệ thuật về con
người và các kiểu loại nhân vật trong sáng tác của ông.
Phát hiện những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Ma Văn Kháng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu luận văn của mình, chúng tôi chỉ đi
sâu vào vấn đề: Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát ba tiểu thuyết của Ma Văn Kháng: Đám cưới không
có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ khoa học của đề tài, luận văn vận dụng tổng hợp
một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp loại hình
6. Dự kiến đóng góp mới
Về mặt lí luận: Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về nhân
vật trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng. Từ đó chúng ta thấy
được vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tiểu thuyết và quan niệm, tư tưởng
của tác giả.
Về thực tiễn: Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các chuyên đề
về văn học Việt Nam đương đại nói chung và tác giả Ma Văn Kháng trong
nhà trường.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
8

Chương 1: Khái lược chung về nhân vật tiểu thuyết và hành trình sáng
tác của Ma Văn Kháng
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời
kỳ đổi mới
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Và cuối cùng là mục tài liệu tham khảo






















9

Chương 1
KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA MA VĂN KHÁNG

1.1. Khái lược về nhân vật

1.1.1. Nhân vật văn học
1.1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Đã có khá nhiều những quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong
giới nghiên cứu, phê bình. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số quan niệm
về nhân vật có trong các từ điển và giáo trình lý luận văn học.
Các tác giả Từ điển văn học (tập 2) cho rằng: “Nhân vật là yếu tố cơ
bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề
và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm
tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó, là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ
thuật của tác phẩm văn học” [45, tr. 86].
Với cách xác định này, các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật
từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từ mối quan hệ của
nó với các yếu tố hình thức tác phẩm. Có thể nói đây là một khái niệm tương
đối toàn diện về nhân vật văn học.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đưa ra một cách
nhìn khác. Nhân vật được ông xem xét trong mối tương quan với cá tính sáng
tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học: “Nhân vật văn học là một
trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một
khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình
tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn
vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật
văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường
được gán cho những đặc điểm giống con người” [4, tr. 241]. Theo Lại

10
Nguyên Ân, nhân vật văn học sẽ là một trong những yếu tố tạo nên phong
cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn học.
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm về nhân vật có
phần thu hẹp hơn: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong
tác phẩm văn học chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm”

[18, tr. 235].
Trong giáo trình Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên), nhân vật văn
học được xem là những “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học” [41, tr. 227]. Đó có thể là những nhân vật có tên
hay không có tên, cũng có thể là những con vật trong truyện cổ tích, đồng
thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật
mang nội dung và ý nghĩa con người Khái niệm nhân vật có khi được sử
dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện
tượng nổi bật trong tác phẩm nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người.
Xác định trong giáo trình Lý luận văn học giống với Từ điển thuật ngữ văn
học do Trần Đình Sử chủ biên.
Như vậy, giới nghiên cứu trong nước đã đưa ra những quan niệm cụ thể
(tiêu chí có một số điểm khác nhau) về nhân vật văn học trên cơ sở tìm hiểu
những nét nổi bật về nhân vật. Song, xét một cách chung nhất, các ý kiến đều
gặp nhau trong sự khẳng định: nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong
tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây
dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về tác phẩm văn
chương cần phải tiếp nhận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn
và đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó.
1.1.1.2. Đặc điểm nhân vật văn học
Trong cuốn giáo trình Lí luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên, Nxb
Đại học Sư phạm, 1998), các tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của nhân vật
văn học, phân biệt nó với nhân vật trong các loại hình nghệ thuật khác. Tựu
chung lại, nhân vật văn học mang những đặc điểm sau:

11
Nhân vật văn học không phải là “bản sao” của con người ngoài đời. Nó
là một hiện tượng, một đơn vị nghệ thuật, được sáng tạo theo những ước lệ
của văn học, dù nhân vật trong văn học có dựa trên nguyên mẫu thì cũng
không thể đồng nhất hai hiện tượng đó với nhau.

Mỗi nhân vật văn học thường có một chùm dấu hiệu khu biệt để độc giả
có thể nhận biết rõ ràng. Những dấu hiệu đó là cái tên, đặc điểm diện mạo,
tiểu sử, tính cách, lời nói, hành động, số phận. Nhờ chùm dấu hiệu này mà ta
có thể tính đếm được số lượng nhân vật có trong tác phẩm, đồng thời có thể
tách riêng được từng nhân vật ra để phân tích. Một điều đáng chú ý là những
dấu hiệu để khu biệt các nhân vật này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
xoay chung quanh điểm trung tâm là tính cách.
Thứ ba, nhân vật văn học có những điểm đặc thù, phân biệt nó với các
nhân vật được thể hiện trong một số loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc,
hội họa. Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, nó lấy ngôn từ làm chất
liệu để xây dựng hình tượng. Do đó hình tượng nghệ thuật ngôn từ mang tính
phi vật thể. Xem một bức tranh có nhân vật hoặc bức tượng người, trong giây
lát ta có thể lĩnh hội được tính toàn vẹn của nó, trong khi đó, “chân dung” các
nhân vật trong tác phẩm văn học chỉ được hiện lên dần dần, lần lượt theo trình
tự thời gian đọc. Vì thế, người ta nói rằng nhân vật văn học là loại nhân vật
quá trình. Thêm vào đó, sự hình dung về một nhân vật văn học cụ thể ở từng
bạn đọc là không như nhau. Điều này cho thấy nhân vật văn học có sức tải ý
nghĩa, tư tưởng phong phú hơn các nhân vật trong tác phẩm thuộc nghệ thuật
tạo hình.
1.1.1.3. Vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật là hình thức hạt nhân của tác phẩm nghệ thuật. Nó là yếu tố
không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Nhân vật không chỉ là “tiêu điểm để
bộc lộ chủ đề” mà còn là nơi “tập trung các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của
tác phẩm”, tức nhân vật giữ vị trí trung tâm của sự thể hiện đời sống trong
tác phẩm.

12
Trước hết, nhân vật là phương tiện miêu tả và khái quát hiện thực.
Thông qua các nhân vật, nhà văn có thể khái quát các tính cách, số phận đa
dạng của con người và các quan niệm về chúng. Nhân vật được coi như một

công cụ hữu hiệu giúp người nghệ sĩ nhận ra bản chất đời sống và giúp độc
giả thấu hiểu những quy luật sâu xa đang chi phối mọi diễn biến của lịch sử.
Thứ hai, nhân vật là phương tiện tất yếu để thể hiện những quan niệm
nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, về thế giới. Nhà
văn xây dựng nhân vật không chỉ để phản ánh hiện thực mà để phản ánh tư
tưởng, ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo của mình về đời sống, con người. Vì thế,
ở một khía cạnh khác, nhân vật chính là cách nêu vấn đề và khêu gợi người
đọc đồng sáng tạo.
Thứ ba, nhân vật còn là yếu tố quyết định phần lớn đến hình thức của
tác phẩm văn học. “Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức
tác phẩm. Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa
ngôn ngữ, vừa kết cấu” [51].
Tóm lại, nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình
thức tác phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự lí giải, sự
miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có
chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả. Có thể nói, thành bại của
một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhân vật.
1.1.2. Nhân vật tiểu thuyết
1.1.2.1. Khái niệm nhân vật tiểu thuyết
Nhân vật tiểu thuyết thuộc loại hình nhân vật tự sự. Đó là những nhân
vật được khắc họa đầy đặn, rõ nét, nhiều mặt, rất sinh động và đa dạng.
Nhân vật tiểu thuyết là kết quả năng động của quá trình sáng tạo mang
tính cá nhân của nhà văn. Nhân vật tiểu thuyết có thể được hư cấu hoàn toàn,
có thể bắt nguồn từ một nguyên mẫu ngoài cuộc đời, nhưng nó đều là những

13
“nhân vật sống”. Ở nhân vật tiểu thuyết có thể chứa đựng cả một số yếu tố
của nhân vật kịch hoặc nhân vật trữ tình.
Thế giới nhân vật tiểu thuyết có thể rất đồ sộ. Các nhân vật tiểu thuyết
tạo nên một xã hội vô cùng phong phú, phức tạp với nhiều quan hệ, hành

động, ý nghĩ, tư tưởng, giọng điệu… Nó phong phú như chính cuộc sống.
Trong một chỉnh thể thế giới nghệ thuật tác phẩm, tiểu thuyết có khả năng kể
về nhiều số phận, nhiều con người, đặt ra nhiều vấn đề nhân sinh.
1.1.2.2. Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết
Thứ nhất, khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện
ngắn, nhân vật tiểu thuyết là những con người nếm trải, tư duy, chịu nhiều
đau khổ dằn vặt của đời. Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong những hoàn
cảnh cụ thể và được miêu tả như một con người đang trưởng thành, biến đổi
và do cuộc đời “dạy bảo”.
Thứ hai, nhân vật tiểu thuyết là chủ yếu được khám phá từ chiều sâu
tâm lí. Và nhân vật tiểu thuyết trong tư cách là một quan điểm, một cách nhìn
thế giới và bản thân được miêu tả thực sự, không hòa lẫn với tác giả, không
trở thành cái loa phát ngôn cho những tư tưởng của tác giả.
Thứ ba, do tiểu thuyết là thể loại nhìn đời sống từ góc độ đời tư, cho
nên nhân vật tiểu thuyết thường là những con người cá nhân. Đó là những con
người tự do trong suy nghĩ, cử chỉ, hành động… (đối lập với con người sử thi:
là những con người được nhìn với thái độ kính cẩn, con người như những
công cụ lịch sử, xã hội; thể hiện ý chí, tư tưởng tập thể, thời đại), thể hiện góc
nhìn của người phản ánh và mang quan điểm sáng tạo cá nhân của chủ thể
phản ánh. Nhân vật gần gũi với tác giả, không có khoảng cách sử thi.
Thứ tư, nhân vật tiểu thuyết thường được khai thác qua nhiều mối quan
hệ để làm bộc lộ tính cách. Hay nói cách khác, tính cách có quan hệ với hoàn
cảnh. Tính cách nhân vật tiểu thuyết có sự phát triển tự thân như trong cuộc
đời thật. Tính cách là mấu chốt đối với nhân vật tiểu thuyết.

14
Những đặc điểm trên đây của nhân vật tiểu thuyết được đúc kết từ thực
tiễn sáng tác tiểu thuyết từ trước đến nay, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về
những sáng tác tiểu thuyết đương đại.
1.1.2.3. Vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong tiểu thuyết

“Nói đến tiểu thuyết là nói đến nhân vật. Tài nghệ của nhà tiểu thuyết
cũng chủ yếu khúc xạ qua nhân vật vì nó là con đẻ của tinh thần nhà văn”
[60, tr. 110]. Trong tiểu thuyết, nhân vật không phải là nơi duy nhất nhưng lại
là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm về con người
của tác giả. Nhân vật tiểu thuyết là “hạt nhân của sự sáng tạo, là trọng điểm
để nhà văn lý giải tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội” [15, tr.191]. Với
một vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, nhân vật luôn được xem là
sức nổ, là sự sống của tiểu thuyết từ xưa đến nay. Nhân vật làm nên sức sống
của mỗi cuốn tiểu thuyết. Qua nhân vật, ta thấy được cả tư tưởng nghệ thuật
của tác phẩm và ý đồ sáng tạo của nhà văn.
1.1.2.4. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới
Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước bước vào thời kỳ hòa bình, con
người cũng trở về với những quy luật đời thường của cuộc sống. Bắt đầu từ
đây có sự xáo trộn, đổi thay đối với toàn dân tộc về mọi mặt. Văn học với
chức năng phản ánh hiện thực đòi hỏi cần phải có sự thay đổi cả về nội dung
và hình thức. Năm 1986, Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ
VI diễn ra, đánh dấu thời kỳ đổi mới và sự chuyển mình của văn học Việt
Nam. Tại Đại hội này, Đảng đã xác định đường lối đổi mới toàn diện trên tất
cả mọi lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật. Đây thực sự là một luồng gió
mát lành thổi vào đời sống văn học, tạo ra bầu không khí hứng khởi, dân chủ
trong sáng tác. Bắt đầu từ sự đổi mới quan niệm về nhà văn, quan niệm về
hiện thực và quan niệm về con người kéo theo sự cách tân về phương diện
nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam .

15
Nhân vật trong tiểu thuyết trước 1986, đặc biệt trong giai đoạn 1945 -
1975 mang chất sử thi và chất lãng mạn. Mỗi nhân vật trong tác phẩm
“dường như được tách ra, đại diện cho tập thể, cho cộng đồng. Con người xã
hội, do vậy, không khỏi lấn át con người cá nhân” [3, tr. 156]. Con người
được thể hiện trước hết ở tư cách công dân, ở phương diện con người chính

trị, được đặt giữa dòng chảy lịch sử và những biến cố của đời sống xã hội.
Đời sống sinh hoạt thế sự, đời tư không được chú ý. Sang thời kỳ đổi mới,
nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam được khai thác ở nhiều khía cạnh, đa
diện, đa trị, lưỡng phân, trong con người đan cài, chen lẫn, giao tranh bóng tối
và ánh sáng, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ, cao cả và tầm
thường Nhân vật được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi
mối quan hệ: con người xã hội, con người của gia đình, gia tộc, con người với
phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính mình Nhân
vật cũng được khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý
thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng,
khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con
người trong tính nhân loại phổ quát.
Nhân vật có sự phân rã về tính cách như cách nhà văn quan niệm thế
giới là bất định, phi thời gian, không gian, năng động và bất khả đoán. Chân
dung nhân vật chỉ được tìm thấy khi độc giả kết nối những dòng ý thức đứt
đoạn, hỗn độn của nhân vật.
Nhân vật không có tính cách hay số phận điển hình mà chỉ là những
con người vô danh, bình thường trong cuộc sống, có khi không tên tuổi,
nguồn gốc, lai lịch. Nhân vật là đủ mọi thứ hạng trong xã hội.
Nhân vật là những cá thể đời thường, những con người đang trong quá
trình hình thành về nhân cách, được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ xã
hội, quan hệ ứng xử, thân phận, đời sống riêng của nó, với “đầy những vết
dập xóa trên thân thể và trong tâm hồn” [37, tr. 231].

16
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết có nhiều cách tân với
những thử nghiệm táo bạo bởi các nhà văn nhận thấy các thủ pháp truyền
thống không còn đủ khả năng biểu hiện cái đa dạng, phức tạp của con người
trong đời sống hiện đại. Thủ pháp dòng ý thức, thủ pháp huyền ảo được sử
dụng phổ biến và ngày càng phát huy tác dụng tối đa ở tiểu thuyết đương đại.

1.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng
1.2.1. Con đường từ nhà giáo trở thành nhà văn
Ma Văn Kháng có thể nói, đã là một gạch nối, tiếp sau Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao - những nhà văn khởi thủy là nhà giáo. Ông là
nhà giáo - nhà văn của thế hệ mới.
Ma Văn Kháng sinh ngày 1 - 12 - 1936 tại phường Kim Liên, quận
Đống Đa (nay là quận Ba Đình - Hà Nội). Năm 1954, tốt nghiệp trường sư
phạm ở Khu Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, ông lên miền núi Lào Cai
dạy học. Từ tháng 01 - 1955 đến tháng 3 - 1967 (không kể thời gian từ giữa
tháng 9 - 1961 đến tháng 6 - 1963, ông đi học đại học tập trung tại Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội), Ma Văn Kháng đã trải qua các cương vị trong
ngành giáo dục: giáo viên dạy các môn khoa học xã hội ở cấp I, II; Hiệu
trưởng trường cấp II, cấp III thị xã Lào Cai; rồi Trưởng phòng chuyên môn Ty
Giáo dục Lào Cai.
Nghề dạy học đã mở ra cho nhà văn Ma Văn Kháng một chân trời mới
về tự đào tạo, dấn thân rèn luyện cho nghề viết. Chăm chỉ lặng lẽ tìm tòi, góp
nhặt những tư liệu sống mà mình tận mắt chứng kiến, tìm hiểu cuộc sống con
người miền núi như lịch sử, phong tục, tập quán, con người nơi đây trong
quãng thời gian 11 năm dạy học ở vùng cao biên giới, nhà văn đã tích lũy
được một kho tư liệu quý giá, là chất liệu sáng tác cho ông sau này. “Nhưng
trên hết, nghề dạy học đã giúp ông có một thế đứng“thượng phong” nếu có
thể nói được như vậy. Từ tầm cao điểm nhìn không cắt đứt với cội nguồn
truyền thống dân tộc mà vẫn mở rộng giao lưu và hội nhập, các tác phẩm của

17
ông là một sự phản tỉnh, trầm tư sâu sắc, cảnh báo thấm thía xung quanh việc
giữ gìn bồi đắp đạo học, đạo làm người, nghĩa thày - trò, ngăn chặn sự suy vi,
xuống cấp của nhân tâm, thế đạo” [62].
Số phận - tình cờ cũng có, chủ tâm cũng có - đã đưa ông đến vùng Lào
Cai, miền đất vàng, quê hương thứ hai của ông, ở đó ông lập thân, lập nghiệp

và thành danh với bút hiệu Ma Văn Kháng. Truyện ngắn đầu tay Phố cụt của
ông trình làng bút danh Ma Văn Kháng được đăng trên báo Văn nghệ của Hội
Nhà văn Việt Nam, 3 - 3 - 1961 và được giới văn học, bạn đọc chú ý. Thiên
truyện báo hiệu sự xuất hiện của nhà giáo - nhà văn mới. Tuy nhiên bạn đọc
chỉ thực sự biết đến văn tài của ông khi truyện ngắn Xa Phủ ra đời (1969).
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Ma Văn Kháng rời Lào Cai về
Hà Nội hoạt động với tư cách là nhà văn chuyên nghiệp. Một giai đoạn sáng
tác mới được mở ra cho nhà văn. Sáng tác của ông nở rộ, bút lực ngày càng tỏ
ra sung sức, đề tài được mở rộng, nhiều chủ đề được khai thác sâu. Ông cho
ra đời hàng loạt tiểu thuyết có giá trị, phản ánh đời sống của đồng bào dân tộc
miền núi: Gió rừng (1977), Đồng bạc trắng hoa xòe (1980), Vùng biên ải
(1983) và sau này là Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001). Với những tiểu thuyết này,
Ma Văn Kháng trở thành “nhà văn của núi rừng”.
Từ đầu những năm 80 và nhất là bước vào thời kỳ đổi mới, một loạt
tiểu thuyết như Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám
cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989) lần lượt ra
đời, làm sôi động đời sống văn học, tạo nên những cuộc tranh luận không dễ
nhất trí trên báo chí.
Năm 1999, Ma Văn Kháng xuất bản cuốn tiểu thuyết Ngược dòng
nước lũ. Đó là cuộc lội “ngược dòng” vô cùng gian lao và đầy đau đớn của
con người để chống lại những cái xấu xa, bần tiện, bỉ ổi xuất hiện trong cơ
chế thị trường và giữ lại được cho mình cái trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng nhất.
Năm 2009, cuốn tiểu thuyết mang dáng dấp tự truyện Một mình một
ngựa ra đời. Tiểu thuyết lấy cảm hứng tử niềm say mê trước vẻ đẹp kiêu hùng

18
của con người giữa cuộc đời gian truân, còn nhiều khuyết tật, đầy mặc cảm cô
đơn và dạt dào sức sống mãnh liệt.
Đầu năm 2011, Ma Văn Kháng cho ra mắt tiểu thuyết Bóng đêm, tiếp
sau đó ông đã hoàn thành tiểu thuyết Bến bờ, cả hai hợp thành bộ tiểu thuyết

về đề tài hình sự. Ma Văn Kháng còn viết một tập hồi kí nhan đề Năm tháng
nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương. Cuốn hồi kí là những kí ức của ông về
học trò vùng biên, đồng nghiệp ngành giáo dục và đồng nghiệp viết văn.
Không chỉ nổi danh ở lĩnh vực tiểu thuyết, Ma Văn Kháng còn gặt hái
được những thành công ở mảng truyện ngắn. Từ truyện ngắn đầu tay Phố
cụt, cho đến nay Ma Văn Kháng đã có 25 tập truyện ngắn và 4 truyện viết
cho thiếu nhi. Những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như Bài ca
trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng
(1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa (1975) đến các tập truyện
lấy đề tài thành thị như Ngày đẹp trời (1986), Trái chín mùa thu (1988), Một
chiều giông gió (1988), Heo may gió lộng (1992), Trăng soi sân nhỏ (1994),
Cỏ dại (2003) đã từng bước khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn và
góp phần làm cho bức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền
văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng.
Từ một nhà giáo, Ma Văn Kháng đến với nghề viết văn như một cái
duyên. Đi trọn hành trình sáng tạo văn học gần 50 năm, tích lũy những kinh
nghiệm dạn dày, vốn sống phong phú, với tài năng và thực tế trải nghiệm,
ông cho ra mắt bạn đọc một khối lượng tác phẩm đồ sộ và gặt hái nhiều
thành công đáng kể. Ở thể loại nào, Ma Văn Kháng cũng có thành tựu và
đóng góp nhất định cho nền văn học. Trong số những tác phẩm ấy, không ít
tác phẩm đề cập đến nghề giáo và người thầy giáo. Tất cả những nhân vật
thầy giáo trong tác phẩm của ông đều có nguyên mẫu ở ngoài đời. Với tư
cách nhà giáo - nhà văn, Ma Văn Kháng là người kế tục xuất sắc các bậc đàn
anh Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng.

19
1.2.2. Quan niệm về con người của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới
“Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm
thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện
pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật

và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [55, tr. 55].
Trong mỗi giai đoạn văn học, quan niệm nghệ thuật về con người
không chỉ là điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể
mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hoá của văn học.
Ma Văn Kháng là một trong những tác giả tiên phong trong sự nghiệp đổi mới
văn học. Những sáng tác của Ma Văn Kháng trong thời kỳ đổi mới, vì thế,
cũng thể hiện những cách tân sâu sắc của nhà văn trong quan niệm nghệ thuật
về con người. Tựu chung lại, những quan niệm đó là: quan niệm con người cá
nhân lưỡng diện, đa chiều và bí ẩn; quan niệm con người nạn nhân.
Trước hết, chúng tôi đề cập đến quan niệm con người cá nhân lưỡng
diện, đa chiều, luôn tồn tại cả hai mặt tốt và xấu; con người không trùng khít
với chính nó. Ma Văn Kháng cho rằng: “Một con người là một cá thể hữu
hạn nhưng cũng là cái vô hạn, vô cùng”. Trong các sáng tác của ông sau
1975, con người không còn đơn phiến mà lưỡng diện, phong phú và phức tạp,
có hạnh phúc lẫn khổ đau, có cao cả lẫn thấp hèn, bóng tối lẫn ánh sáng. Một
mặt Ma Văn Kháng cho rằng “con người là không hoàn thiện và vốn dĩ nan
cải”, “con người thực chất là những sinh vật vô cùng yếu đuối”, là một sinh
thể luôn luôn lầm lạc, luôn sống trong ranh giới giữa xấu - tốt, đúng - sai, bởi
nó không thoát ra khỏi hoàn cảnh, mà bị chi phối bởi bản mệnh và tính trời.
Mặt khác, ông khẳng định con người cũng lại là một “sinh linh không dễ
buồn nản”. Do vậy, có thể hoàn cảnh làm biến đổi con người, nhưng cũng có
khi con người biết chấp nhận hoàn cảnh, cải tạo và vượt lên trên cảnh ngộ của
mình. Làm chủ hoàn cảnh để tạo cho mình một tâm thế tự chủ thật khó, dẫu
có muốn vùng vẫy thoát ra khỏi những ràng buộc hữu hình và vô hình để làm

×