Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh Trung học cơ sở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 95 trang )


0































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





LÊ THỊ ÁI VÂN





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC
VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC








HÀ NỘI, 2013




1






























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2




LÊ THỊ ÁI VÂN




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC
VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH


Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số : 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH. TẠ THÚY LAN






HÀ NỘI, 2013






LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
GS. TSKH Tạ Thuý Lan - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của Khoa Sinh -
KTNN, Phòng Sau đại học, Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em
học sinh của các trƣờng Trung học cơ sở Tân Việt và Trung học cơ sở An
Sinh, Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời
thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, tháng năm 2013
Tác giả




Lê Thị Ái Vân












LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, các số liệu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Hà Nội, tháng năm 2013
Tác giả



Lê Thị Ái Vân


























MỤC LỤC



Trang
Lời cảm ơn


Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
5
1.1. Một số chỉ số sinh học
5
1.2. Nghiên cứu trí tuệ
10
1.3. Nghiên cứu kiểu hình thần kinh
12
1.4. Nghiên cứu trí nhớ
14
1.5. Nghiên cứu khả năng chú ý
17
1.6. Nghiên cứu cảm xúc
19
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
22
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu chỉ số sinh học
22
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu năng lực trí tuệ
25
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu về trí nhớ
26
2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu khả năng chú ý
27
2.2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu trạng thái cảm xúc
27
2.2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu kiểu hình thần kinh
28



2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
31
3.1. Các chỉ số sinh học của học sinh
31
3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh
31
3.1.2. Cân nặng của học sinh
32
3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh

34
3.1.4. BMI của học sinh
35
3.1.5. Chỉ số Pignet của học sinh
36
3.2. Năng lực trí tuệ của học sinh
38
3.2.1. Chỉ số thông minh (IQ) của học sinh theo tuổi và theo giới
tính
38
3.2.2. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ
40
3.3. Trí nhớ của học sinh
44
3.3.1. Trí nhớ thính giác và thị giác của học sinh theo lớp tuổi
44
3.3.2. Trí nhớ thính giác và thị giác theo lớp tuổi và theo giới
tính
45
3.4. Khả năng chú ý của học sinh
49
3.4.1. Độ tập trung chú ý của học sinh
49
3.4.2. Độ chính xác chú ý của học sinh
52
3.5. Trạng thái cảm xúc của học sinh
56
3.5.1. Trạng thái cảm xúc chung của học sinh
56
3.5.2. Trạng thái cảm xúc về sức khoẻ của học sinh

57
3.5.3. Trạng thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh
58
3.5.4. Trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh
60
3.6. Kiểu hình thần kinh của học sinh
61
3.6.1. Kiểu hình thần kinh của học sinh
61
3.6.2. Kiểu hình thần kinh của học sinh theo giới tính
63



3.7. Mối liên quan giữa chi số IQ với các chi số nghiên cứu khác
65
3.7.1. Mối liên quan giữa chi số IQ với trí nhớ
65
3.7.2. Mối liên quan giữa chỉ số IQ với khả năng chú ý
67
3.7.3. Mối liên quan giữa chỉ số IQ với trạng thái cảm xúc
67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
72
PHỤ LỤC

























DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMI
Body mass index (chỉ số khối cơ thể)
cs
Cộng sự
CDC
National Center for Chronic Disease Prevention and
Health Promotion (Trung tâm quốc gia phòng bệnh

mãn tính và tăng cƣờng sức khoẻ)
IQ
Intelligent Quotient
KTNN
Kĩ thuật nông nghiệp
Nxb
Nhà xuất bản
SD
Standard Diviation (Độ lệch chuẩn)
UNESCO
United Nation Education, Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá
của Liên hợp quốc)























DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1.Sự phân bố học sinh theo tuổi, giới tính
22
Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet
23
Bảng 2.3. Phân loại trí tuệ theo chỉ số IQ
26
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá cảm xúc chung
28
Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và theo giới tính
31
Bảng 3.2. Khối lƣợng của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính
32
Bảng 3.3. Vòng ngực trung bình của học sinh theo lứa tuổi và theo
giới tính
34
Bảng 3.4. BMI của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính
35
Bảng 3.5. Chỉ số Pignet của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính
37
Bảng 3.6. Chỉ số IQ của học sinh theo lứa tuổi
38

Bảng 3.7. Chỉ số IQ của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính
39
Bảng 3.8. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ của các lớp tuổi
41
Bảng 3.9. Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính
42
Bảng 3.10. Điểm trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác của học sinh theo
lớp tuổi
44
Bảng 3.11. Điểm trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuổi và theo
giới tính
46
Bảng 3.12. Điểm trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi và theo
giới tính
47

49

50

52
Bảng 3.16. Độ chính xác chú ý của học sinh theo giới tính
54



Bảng 3.17. Trạng thái cảm xúc chung của học sinh
56
Bảng 3.18. Trạng thái cảm xúc về sức khỏe của học sinh
57

Bảng 3.19. Trạng thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh
59
Bảng 3.20. Trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh
60
Bảng 3.21. Phân bố học sinh theo kiểu hình thần kinh
62
Bảng 3.22. Phân bố học sinh nam và nữ theo kiểu hình thần kinh
63



































DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 3.1. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và theo giới tính.
31
Hình 3.2. Khối lƣợng của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính
33
Hình 3.3. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và theo
giới tính
34
Hình3.4. BMI của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính
36
Hình 3.5. Chỉ số Pignet của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính
37
Hình 3.6.Chỉ số IQ của học sinh theo lứa tuổi
39
Hình 3.7.Chỉ số IQ của học sinh theo lứa tuổivà theo giới tính.

40
Hình 3.8. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ của các lớp tuổi.
41
Hình 3.9.Phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính.
43
Hình 3.10. Điểm trí nhớ thính giác và trí nhớ thị giác của học sinh theo
lớp tuổi.
45
Hình 3.11. Điểm trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuổi và theo
giới tính
46
Hình 3.12.Điểm trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi và theo giới
tính
48
.
50
Hình 3.14.
51

51
.
53

54
Hình
55

57
.
58




Hình 3.21. Trạg thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh
59
Hình 3.22. Trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh
61

62

64
Hình 3.25. Mối tƣơng quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác
65
Hình 3.26. Mối tƣơng quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thính giác
66
Hình 3.27. Mối tƣơng quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý
67
Hình 3.28. Mối tƣơng quan giữa chỉ số IQ với trạng thái cảm xúc.
68



























1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, giáo dục là vấn đề đang đƣợc quan tâm ở nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Các quốc gia đã và đang chú trọng đầu tƣ cho
giáo dục nhằm đào tạo đội ngũ ngƣời lao động có trình độ chuyên môn sâu,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tại Đại hội X, Đảng
ta đã đƣa ra mục tiêu phƣơng hƣớng phát triển đất nƣớc 5 năm 2006 - 2010:
“Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa
học - công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn
diện giáo dục là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chấn hƣng
nền giáo dục Việt Nam” [12]. Để hoàn thành mục tiêu này cần phải tạo điều

kiện phát triển lực lƣợng sản xuất, đặc biệt là nguồn nhân lực một cách toàn
diện cả về thể lực và trí tuệ nhằm nâng cao năng suất lao động là cơ sở vững
chắc cho sự phát triển. Vì vậy, việc nâng cao thể lực và trí tuệ cho thế hệ trẻ,
những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc là cần thiết và cấp bách hiện nay.
Muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục phải dựa vào việc nâng cao chất
lƣợng dạy và học.Thực tế cho thấy, phải dựa vào những hiểu biết về thể trạng
và năng lực trí tuệ của học sinh mới có thể đề xuất đƣợc các biện pháp đúng
đắn, hữu hiệu đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo.Trong những năm gần đây,
đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ của học sinh Việt Nam
ở các địa bàn khác nhau. Sự đóng góp của các công trình này là các kết quả
nghiên cứu đã đƣợc lƣu lại và trình bày trong các tạp chí, tài liệu chuyên
ngành. Đặc biệt là nhóm đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực và trí tuệ của
học sinh” do GS. TSKH Tạ Thúy Lan làm chủ nhiệm đề tài [36], [37], [38],
[39], [40], [41], [42],… và của một số tác giả khác [5], [7], [11], [27], [31],
[46], [47], … Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đƣợc tiến hành ở


2


nhiều vùng và nhiều đối tƣợng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh còn chƣa nhiều, đặc biệt trên đối tƣợng là học sinh trung học
cơ sở.
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi,trung du nằm ở vùng duyên hải với
hơn 80% đất đai là đồi núi. Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với
di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã hai lần đƣợc UNESCO công
nhận.
Quảng Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản (về trữ lƣợng than
trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%).Quảng Ninh hội

tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) quan
trọng trong tiến trình công nhiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nƣớc.
Tuy nhiên, trong những năm qua, việc cung ứng lao động có tay nghề cao và
gắn liền với nhu cầu sử dụng chƣa theo kịp và đáp ứng sự phát triển của các
doanh nghiệp trong công cuộc phát triển kinh tế. Hiện nay, tỉnh rất cần nguồn
nhân lực đủ sức khoẻ, tầm vóc, thể lực, trình độ học vấn, tay nghề cao và
phản ứng nhanh nhạy với thời cuộc. Trong các công trình nghiên cứu về chỉ
số thể lực và trí tuệ của trẻ em Việt Nam của các tác giả, rất ít công trình
nghiên cứu về thể lực và trí tuệ của học sinh ở tỉnh Quảng Ninh.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một
số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trung học cơ sở huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sự phát triển các chỉ số sinh học (chiều cao đứng,
cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, BMI) của học sinh trƣờng
trung học cơ sở (THCS) Tân Việt và THCS An Sinh huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.


3


- Đánh giá thực trạng một số chỉ số trí tuệ (năng lực trí tuệ, trí nhớ, khả
năng chú ý, trạng thái cảm xúc, kiểu hình thần kinh) của học sinh trƣờng
THCS Tân Việt và THCS An Sinh huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định đƣợc mối tƣơng quan giữa các chỉ số nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, tìm hiểu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến
các chỉ số nghiên cứu.
- Xác định một số chỉ số sinh học (chiều cao đứng, cân nặng, vòng

ngực trung bình, chỉ số pignet, BMI) của học sinh trƣờng trung học cơ sở
(THCS) Tân Việt và THCS An Sinh huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định một số chỉ số trí tuệ (năng lực trí tuệ, kiểu hình thần kinh, trí
nhớ ngắn hạn, khả năng chú ý và trạng thái cảm xúc) của học sinh trƣờng
THCS Tân Việt và THCS An Sinh huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu mối tƣơng quan giữa các chỉ số nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các em học sinh 11 - 14 tuổi của 2 trƣờng
THCS Tân việt và THCS An Sinh huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, năm
học 2012 - 2013.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại trƣờng THCS Tân Việt và THCS An
Sinh huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Các chỉ số sinh học của học sinh đƣợc xác định theo các phƣơng pháp
đã chuẩn hoá hiện hành.
- Năng lực trí tuệ đƣợc xác định bằng test Raven (loại dùng cho ngƣời
bình thƣờng từ 6 tuổi trở lên).


4


- Kiểu hình thần kinh đƣợc xác định bằng phƣơng pháp H.J.Eysenck.
- Trí nhớ ngắn hạn đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Nechaiev.
- Khả năng chú ý đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Ochan Bourdon.
- Trạng thái cảm xúc đƣợc xác định bằng phƣơng pháp CAH.
- Sử dụng toán xác suất thống kê dùng trong y sinh học.
- Xử lý số liệu trên máy tính với phần mềm Microsoft Ofice Excel

2003.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Là đề tài đầu tiên xác định thực trạng một số chỉ số sinh học và trí tuệ
của học sinh Trƣờng THCS Tân Việt và Trƣờng THCS An Sinh huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Đã cho thấy đƣợc mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu.
- Các dẫn liệu trong luận văn có thể làm tài liệu cho việc nghiên cứu và
giảng dạy về đặc điểm phát triển của trẻ em lứa tuổi vị thành niên nói chung
và của học sinh trƣờng THCS Tân Việt và THCS An Sinh nói riêng.














5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


1.1. Một số chỉ số sinh học
Chỉ số sinh học phản ánh mức độ phát triển tổng hợp của các hệ cơ
quan trong cơ thể. Chiều cao là đặc điểm đƣợc nhận xét sớm nhất trong hầu
hết các lĩnh vực ứng dụng của nhân trắc học để đánh giá thể lực, sức khoẻ của
mỗi cá nhân và của cả cộng đồng, cũng nhƣ trong công tác tuyển dụng ở
nhiều lĩnh vực nhƣ: tuyển dụng quân đội, tuyển dụng việc làm,… Đến đầu thế
kỷ XIX, cân nặng đƣợc coi là tiêu chuẩn thứ hai không thể thiếu đƣợc để đánh
giá sức khoẻ con ngƣời. Cuối thế kỷ XIX, vòng ngực trở thành một chỉ tiêu
đánh giá thể lực quan trọng sau hai chỉ tiêu về chiều cao và cân nặng. Từ các
chỉ số cơ bản kể trên, có thể tính thêm một số chỉ số khác biểu hiện mối liên
quan giữa chúng nhƣ chỉ số pignet, BMI, …
Thể lực của con ngƣời là một chỉ tiêu phức hợp nên không thể đánh giá
qua một số chỉ số riêng biệt. Muốn đánh giá thể lực phải dựa vào mối liên
quan giữa các chỉ số hình thái giải phẫu, sinh lý khác nhau. Đây là phƣơng
pháp đánh giá thể lực bằng các chỉ số. Loại chỉ số đơn giản nhất đƣợc xác
định dựa vào chiều cao, cân nặng nhƣ chỉ số Broca, BMI,… Còn loại chỉ số
phức tạp hơn dựa vào nhiều chỉ số hơn nhƣ chỉ số pignet, QVC, Vervaek,…
Chiều cao của cơ thể là chỉ số phát triển thể lực quan trọng nhất.chiều
cao phản ánh sự phát triển của xƣơng, tầm vóc của con ngƣời. Chiều cao đặc
trƣng cho từng vùng, từng dân tộc. Nó thay đổi theo giới tính, độ tuổi và khu
vực sinh sống. Trong những điều kiện sống nhƣ nhau thì sự phát triển chiều
cao phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
Cân nặng cũng là một chỉ số đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong các
nghiên cứu nhằm đánh giá thể lực của con ngƣời. So với chiều cao, cân nặng


6


ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà liên quan đến điều kiện dinh dƣỡng

nhiều hơn [3], [52]. Sự phát triển cân nặng còn liên quan tới nhiều yếu tố khác
của môi trƣờng sống.
Vòng ngực cũng đƣợc coi là đặc trƣng cơ bản phản ánh thể lực của con
ngƣời. Mức độ phát triển của vòng ngực có liên quan đến hoạt động hô hấp và
sức khoẻ của con ngƣời.
Chỉ số pignet là chỉ số đánh giá mối tƣơng quan giữa chiều cao với cân
nặng và vòng ngực. Chỉ số pignet đƣợc quốc tế thừa nhận từ lâu và đƣợc dùng
để đánh giá thể lực của một ngƣời. Đây là một chỉ số dễ vận dụng, phổ cập để
phân loại sức khoẻ cho nhiều đối tƣợng nên đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu
[5], [8], [11], [19], [20], [27], [50],
Hiện nay tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), tổ chức Nông lƣơng Thế giới
(FAO) đã công nhận chỉ số khối cơ thể (Body mass index = BMI) có thể dùng
để đánh giá mức độ gầy hay béo của một ngƣời, còn chỉ số pignet để đánh giá
mức độ khoẻ hay yếu.
Từ thế kỷ XVIII, việc nghiên cứu sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ
em bắt đầu đƣợc chú ý. Công trình đầu tiên nghiên cứu về thể lực của con
ngƣời là do Christian Friedrich Jumper tiến hành vào năm 1754 (theo [64].
Khi đó, ông đã nghiên cứu về chiều cao, cân nặng và một số chỉ tiêu khác của
trẻ em từ 1 đến 25 tuổi. Cũng trong thời gian này P.Montbeilard (theo [64]) đã
nghiên cứu thực tế trên chính con trai của mình trong suốt 18 năm liên tục. Từ
đó đến nay vấn đề thể lực luôn đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu.
Ở Việt Nam, các chỉ số sinh học đƣợc tiến hành nghiên cứu muộn hơn
so với trên thế giới. Năm 1875, tác giả Mondiere (theo [65]) là ngƣời đầu tiên
tiến hành nghiên cứu các chỉ số này trên ngƣời Việt Nam. Từ đó đến nay, đã
có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả.
Các công trình nghiên cứu trƣớc năm 1975 đƣợc Nguyễn Tấn Gi Trọng
và các tác giả tổng kết và trình bày trong cuốn “Hằng số sinh học của ngƣời


7



Việt Nam” [65]. Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu, các thông
số trong cuốn sách này đã cho biết tƣơng đối đầy đủ về các chỉ số sinh học,
sinh lý, sinh hoá của ngƣời Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho
thấy, chiều cao, khối lƣợng cơ thể trung bình của ngƣời Việt Nam nhỏ hơn so
với của ngƣời Âu, Mỹ ở mọi lứa tuổi, nhịp độ tăng trƣởng chậm, thời kỳ tăng
trƣởng kéo dài hơn và bƣớc vào thời kỳ nhảy vọt, tăng trƣởng dậy thì cũng
muộn hơn. Tăng trƣởng nhảy vọt về chiều cao của nữ xuất hiện ở thời điểm
12 - 13 tuổi, còn của nam là 13 - 16 tuổi và đến 23 tuổi đạt giá trị tối đa. Tăng
trƣởng nhảy vọt về cân nặng của nữ xuất hiện lúc 13 tuổi và của nam lúc 25
tuổi. Thời điểm kết thúc tăng trƣởng cân nặng của cơ thể diễn ra lúc 19 tuổi ở
nữ và 20 tuổi ở nam. Nhƣ vậy, nữ bƣớc vào thời kỳ tăng tiến, thời kỳ ổn định
chiều cao và cân nặng sớm hơn nam.
Trong đề tài KX - 07 - 07 “Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu một số chỉ
tiêu sinh học ngƣời Việt Nam” cuối thế kỷ XX đã dƣợc nghiên cứu khá toàn
diện. Các tác giả nhận thấy, đa số các kích thƣớc hình thái của nam lớn hơn
cuả nữ và tăng dần đến một độ tuổi nhất định tuỳ mỗi cơ thể [62], [63], [67].
Đào Huy Khuê (1991) [31] đã nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thƣớc liên
quan với sự tăng trƣởng và phát triển cơ thể của học sinh từ 6 - 17 tuổi ở Thị xã
Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình. Tác giả nhận thấy, hầu hết các chỉ số sinh học đều
tăng dần theo tuổi nhƣng nhịp độ tăng trƣởng không đều. Tốc độ tăng trƣởng
lớn nhất của nam thƣờng ở lứa tuổi 14 - 16 và của nữ ở lứa tuổi 11 - 15.
Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992) [11] đã nghiên cứu đối tƣợng học sinh
Hà Nội 6 - 17 tuổi, với 13 chỉ số sinh học. Tác giả đã rút ra kết luận là chiều
cao của học sinh nam phát triển mạnh nhất lúc 13 - 15 tuổi và của học sinh nữ
lúc 11 - 12 tuổi. Đối với chỉ tiêu cân nặng, học sinh nam phát triển mạnh nhất
lúc 15 tuổi và học sinh nữ lúc 13 tuổi. Theo tác giả, quy luật phát triển chiều
dài của xƣơng chi phù hợp với quy luật phát triển chiều cao, còn quy luật phát
triển kích thƣớc các vòng gần giống với quy luật phát triển cân nặng.



8


Năm 1996, Trần Văn Dần và cs [7] với công trình nghiên cứu hình thái
trẻ em ở lứa tuổi học sinh đã nhận thấy, thông số hình thái của trẻ em cao hơn
so với số liệu trong cuốn “Hằng số sinh học của ngƣời Việt Nam”. Ở cùng
một độ tuổi chỉ số hình thái của trẻ em thành phố lớn hơn của trẻ em nông
thôn. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và
phát triển chỉ số hình thái của con ngƣời và các chỉ số sinh học này không
phải là hằng số.
Trần Đình Long và cs (1996) [48] khi nghiên cứu trên 7111 học sinh 6 - 15
tuổi tại một số trƣờng quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã nhận thấy, cân nặng, chiều
cao, vòng đầu tăng dần theo tuổi, cân nặng tăng nhanh nhất lúc 12 - 14 tuổi ở
nam, 11 - 13 tuổi ở nữ. Chỉ số pignet của nam tăng dần đến 12 tuổi và ở nữ
tăng dần đến 11 tuổi sau đó giảm dần.
Tạ Thuý Lan, Đàm Phƣợng Sào [40] nghiên cứu sự phát triển thể lực
của học sinh 6 - 14 tuổi ở Vân Canh, Hà Tây đã cho thấy, chiều cao của học
sinh tăng dần từ 6 - 14 tuổi.
Từ năm 1998 - 2002, Trần Thị Loan [45], [47] nghiên cứu học sinh Hà
Nội 6 - 17 tuổi đã cho thấy, chiều cao của học sinh nam tăng nhanh ở giai
đoạn 11 - 15 tuổi, của học sinh nữ ở giai đoạn 10 - 13 tuổi. Cân nặng của học
sinh nam tăng nhanh lúc 14 - 16 tuổi và của học sinh nữ lúc 11 - 14 tuổi. Các
chỉ số chiều cao, cân nặng của học sinh Thái Bình, Hà Tây cùng thời điểm
nghiên cứu nhỏ hơn. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hƣởng tới sự
sinh trƣởng và phát triển các chỉ số sinh học của học sinh.
Năm 2009, Đỗ Hồng Cƣờng [5] nghiên cứu một số chỉ số sinh học của
học sinh THCS các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã cho thấy, tốc độ tăng các chỉ số
sinh học của học sinh diễn ra không đồng đều. Chiều cao của học sinh nam

tăng nhanh nhất ở giai đoạn 13 - 15 tuổi và của học sinh nữ lúc 11 - 13 tuổi.
Tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam diễn ra nhanh ở giai đoạn 13 - 15 tuổi,


9


của học sinh nữ 11 - 13 tuổi. Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng
nhanh nhất ở giai đoạn 13 - 15 tuổi, của học sinh nữ là 11 - 13 tuổi.
Gần đây, kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh [19] trên học
sinh phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004 - 2009 đã cho thấy,
chiều cao của học sinh nam tăng 1,2 - 2,4 cm nhƣng chiều cao của học sinh
nữ lại không có sự thay đổi đáng kể. So với học sinh ngoại thành, học sinh nội
thành cao hơn 3 - 4 cm và nặng hơn 8,5 - 10 kg, tỉ lệ suy dinh dƣỡng thấp hơn
nhƣng tỉ lệ thừa cân lại cao hơn gấp 2 - 5 lần.
Năm 2010, Hoàng Quý Tỉnh [61] tiến hành nghiên cứu một số đặc
điểm hình thái cơ thể trẻ em ngƣời dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái
và các yếu tố liên quan đã cho thấy, các chỉ số sinh học của trẻ em các dân tộc
nghiên cứu thể hiện tính quy luật phát triển cơ thể của ngƣời Việt Nam. Tuy
nhiên, chế độ dinh dƣỡng có ảnh hƣởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ em.
Điều này thể hiện ở chỗ tỉ lệ suy dinh dƣỡng thể còm, còi và nhẹ cân còn cao
ở trẻ em các dân tộc nghiên cứu. Các chỉ số sinh học của học sinh cũng đƣợc
nhiều tác giả khác nghiên cứu [10], [20], [28], [29], [51], [66], …
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chỉ số sinh học của trẻ em khá
phong phú và đa dạng. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, các chỉ số hình
thái tăng lên đáng kể so với số liệu trong các nghiên cứu từ nhiều năm trƣớc
đây. Đặc biệt, từ khi đất nƣớc đổi mới, các điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn,
đã có ảnh hƣởng lớn tới chỉ số sinh học của ngƣời Việt Nam. Các chỉ số này
biến đổi theo từng miền, từng nhóm dân tộc khác nhau. Trong quá trình phát
triển của trẻ em có giai đoạn tăng trƣởng nhảy vọt. Mốc đánh dấu sự nhảy vọt

tăng trƣởng ở các công trình tƣơng đối thống nhất, chiều cao tăng nhanh nhất
lúc 13 - 15 tuổi ở nam và 10 -12 tuổi ở nữ, cân nặng cũng tăng nhanh nhất lúc
13 - 15 tuổi ở nam và 11 -13 tuổi ở nữ, có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa
các vùng miền khác nhau.


10


1.2. Nghiên cứu trí tuệ
Trí tuệ là khả năng xử lý thông tin để giải quyết vấn đề nhanh chóng
thích nghi với tình huống mới. Trí tuệ là khả năng quan trọng trong hoạt động
của con ngƣời liên quan tới cả thể chất lẫn tinh thần. Hoạt động trí tuệ biểu
hiện qua nhiều mặt, liên quan đến nhiều hiện tƣợng tâm sinh lý và nhiều bộ
môn khoa học khác nhau nhƣ triết học, y học, sinh học, xã hội học và giáo
dục học,…Bởi vậy, việc nghiên cứu trí tuệ đƣợc coi là một lĩnh vực liên
ngành [13], [54].
Các nhà tâm lý học khác nhau thông qua các thí nghiệm và tƣ duy đã
đƣa ra định nghĩa khác nhau về trí tuệ. Trí tuệ, tiếng Latinh là Intellectus có
nghĩa là hiểu biết thông tuệ. Theo từ điển tiếng việt, trí tuệ là khả năng nhận
thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Trí tuệ là khả năng hoạt động trí
óc đặc trƣng của con ngƣời.
Cho đến nay, vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ. Tất cả
các quan điểm này có thể phân chia thành ba nhóm chính (theo [68]). Khuynh
hƣớng thứ nhất coi trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực học tập của cá
nhân. Theo Huarte J. trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức, phán xét,
đánh giá, sáng tạo (theo [58]). Khuynh hƣớng thứ hai đồng nhất trí tuệ với
năng lực tƣ duy trừu tƣợng. Theo Rubinstein. S.L, hạt nhân của trí tuệ là các
thao tác tƣ duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tƣợng hoá
(theo [47]). Khuynh hƣớng thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích nghi tích cực

của con ngƣời với thế giới xung quanh. Đại diện cho nhóm này là R.Stern.
Theo ông, trí tuệ là năng lực suy luận và khả năng sáng tạo trên cơ sở kết hợp
những kinh nghiệm khác nhau để giải quyết vấn đề mới (theo [58]).
Cả 3 khuynh hƣớng trên không loại trừ nhau mà song song tồn tại. Mỗi
quan niệm đều xuất phát từ một dấu hiệu nào đó đƣợc cho là quan trọng.
Ngoài khái niệm trí tuệ ra còn nhiều thuật ngữ liên quan tới nó nhƣ: trí khôn,
trí thông minh, trí lực, trí năng,…Tuy nhiên, mỗi thuật ngữ đƣợc dùng trong


11


những hoàn cảnh nhất định và có ý nghĩa riêng. Rõ ràng là không có một khái
niệm nào chứa đựng hết bản chất của các hiện tƣợng phức tạp nhƣ trí tuệ.
Đánh giá trí tuệ của con ngƣời là một vấn đề rất phức tạp. Nhiều tác giả
đã đi sâu nghiên cứu các phƣơng pháp khác nhau [33].Tuy nhiên, đƣợc sử dụng
phổ biến hơn cả là phƣơng pháp trắc nghiệm (test). Hiện nay, trên thế giới có
nhiều loại test đƣợc sử dụng, nhƣng test khuôn hình tiếp diễn của J.Raven là
trắc nghiệm đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Test Raven đƣợc xây
dựng trên cơ sở thuyết tri giác hình thể của tâm lý học Gestal và thuyết tân phát
sinh của Spearman (theo [21]). Test Raven đƣợc chuẩn hoá hai lần vào những
năm 1954 và 1956 và đã đƣợc UNESCO công nhận, chính thức đƣa vào sử
dụng để chuẩn hoá trí tuệ con ngƣời từ những năm 1960 [1], [59].
Từ cuối những năm 80 trở về đây đã có nhiều công trình nghiên cứu trí
tuệ của học sinh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của các công trình cho thấy, có
thể sử dụng các trắc nghiệm để xác định khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em.
Trần Trọng Thuỷ [57] là một trong số các tác giả đầu tiên nghiên cứu
về trí tuệ của học sinh Việt Nam. Ông đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ bằng
test Raven (1989) và đã xác định đƣợc chiều hƣớng, cƣờng độ, trình độ và
chất lƣợng phát triển trí tuệ của học sinh. Ông nhận thấy, sự phân bố học sinh

Việt Nam theo điểm IQ gần với phân phối chuẩn, năng lực trí tuệ của học sinh
nông thôn và thành thị có sự khác biệt.
Ngô Công Hoàn (1991) [23], khi nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của
học sinh thành phố Huế và Hà Nội đã nhận thấy, có sự chênh lệch về mức độ
phát triển trí tuệ giữa học sinh bình thƣờng và học sinh chuyên toán.
Năm 1994, Trịnh Văn Bảo [2] đã nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố
di truyền và sự phát triển trí tuệ của học sinh. Kết quả cho thấy, di truyền là
tiền đề, là cơ sở cho sự phát triển trí tuệ của con ngƣời.
Tạ Thuý Lan, Võ Văn Toàn [41], [42], [43] nghiên cứu khả năng trí tuệ
của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội và Quy Nhơn (1993 - 1995)


12


đã cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh phát triển theo lứa tuổi và có mối
tƣơng quan thuận với kết quả học tập. Khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh
Quy Nhơn thấp hơn so với học sinh Hà Nội cùng tuổi.
Tạ Thuý Lan và Trần Thị Loan (1996) [37], nghiên cứu trí tuệ của học
sinh nông thôn và thành phố Hà Nội bằng test Raven. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh nông thôn kém hơn so với của
học sinh Hà Nội, không có sự khác biệt rõ rệt giữa học sinh nam và học sinh
nữ về năng lực trí tuệ. Điều này chứng tỏ, hoạt động trí tuệ của học sinh
không phụ thuộc vào giới tính.
Tạ Thuý Lan và Mai Văn Hƣng (1998) [36] nghiên cứu trí tuệ của học
sinh Thanh Hoá đã nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi
và có mối tƣơng quan thuận với học lực.
Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu trí tuệ của học sinh ở độ tuổi 6 - 17 tuổi,
mối liên quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh phổ thông [47]. Kết
quả cho thấy, trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi nhƣng tốc độ tăng không

đồng đều, năng lực trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác
biệt. Quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tƣơng đối đồng
đều và không phụ thuộc vào giới tính. Đồng thời năng lực trí tuệ tƣơng quan
thuận với BMI và tƣơng quan nghịch với pignet. Tuy nhiên, mối tƣơng quan
này rất thấp, chứng tỏ trí tuệ ít chịu ảnh hƣởng của thể lực.
Qua phân tích kết quả nghiên cứu của các tác giả có thể thấy, năng lực
trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi, không có sự khác biệt rõ về giới tính
và có mối tƣơng quan nhất định với các chỉ số sinh học khác.
1.3. Nghiên cứu kiểu hình thần kinh
Trƣớc đây, ngƣời ta thƣờng chia làm 4 loại tính khí: tính cách mở, tính
cách lạnh, tính nóng, tính u sầu.
Con ngƣời có hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ, lời nói, có thể nhìn
thấy, nghe thấy và tƣ duy đƣợc. Nhờ có tiếng nói và chữ viết, hoạt động thần


13


kinh cấp cao của con ngƣời đƣợc nâng lên một cấp so với động vật (theo [35]).
Dựa vào những đặc điểm hoạt động của vỏ bán cầu đại não, ngƣời ta phân
hoạt động thần kinh cấp cao ra thành nhiều loại hình khác nhau. Krasnôgôrski
đã đề xuất phân loại hoạt động thần kinh ở trẻ em ra thành bốn loại dựa trên
ba đặc điểm là lực, tính cân bằng và tính linh hoạt trong sự tác động qua lại
giữa vỏ não và các cấu trúc dƣới vỏ cũng nhƣ qua mối tƣơng quan giữa hai hệ
thống tín hiệu (theo [35]).
Dựa vào những kiến thức hiện đại, Jung và Kretschemer’s [71] chia
nhân cách loài ngƣời thành ba kiểu chính là kiểu hƣớng nội, kiểu hƣớng ngoại
và kiểu trung tính. Trƣớc một tình huống xảy ra, ngƣời hƣớng nội thƣờng
phản ứng tức thì là một tiếng “Không” trong suy nghĩ, và sau đó mới có phản
ứng. Ngƣời hƣớng ngoại, trong tình huống tƣơng tự, phản ứng tức thì, trông

rất tự tin rằng mình đúng rõ ràng.
Theo H.J. Eysenck [15], nhân cách của con ngƣời có thể phân loại theo
sự biểu hiện và đặc tính của hành vi, ông đƣa ra một sơ đồ vòng tròn để mô tả
những đặc trƣng của nhân cách. Nhân cách gồm có 2 loại.
Kiểu hướng ngoại là loại nhân cách quan tâm chủ yếu về thế giới xung
quanh thƣờng cởi mở, năng nổ thích hoạt động, dễ dàng dung cảm với thành
công và thất bại, nhanh chóng tiếp thu cái mới, say mê với công việc bên
ngoài,… [22]. Về hành vi thì nhân cách hƣớng ngoại có cử chỉ, hành động với
tốc độ nhanh, các quá trình tâm lí diễn ra nhanh, mạnh. Ngƣời hƣớng ngoại
thƣờng nóng nảy, đôi khi hay gắt, dễ bị kích thích không kiềm chế đƣợc bản
thân,… Về xúc cảm thì ngƣời có nhân cách hƣớng ngoại rất hào hứng say mê,
vui vẻ trong công việc và quan hệ; dễ đồng cảm và thiết lập các mối quan hệ
trong cuộc sống,…
Kiểu hướng nội là kiểu nhân cách tập trung ý nghĩ và xúc cảm vào nội
tâm, ít quan tâm đến sự vật xung quanh, ít chú ý đến mọi ngƣời, thiên về phân
tích những tâm trạng, diễn biến đời sống tâm lí của bản thân, thƣờng đa cảm,

×