Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

DỰ ÁN DỰ THI TIẾT 31 BÀI TẬP MÔN SINH HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 12 trang )

PHIẾU THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Sở giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội.
- Phòng giáo dục và đào tạo Phú Xuyên.
- Trường THCS Nam Triều.
Địa chỉ: Nam Triều - Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội
Email:
- Thông tin về giáo viên
Họ và tên: Phan Thị Thái
Ngày sinh: 13/10/1978
Môn: Sinh học
ĐT: 01683482692
Email:
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI
TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC: TIẾT 31 - BÀI TẬP
MÔN: SINH HỌC 8
1
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố cho học sinh kiến thức đã học về hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.
- HS nắm chắc kiến thức đã học để làm một số bài tập trong vở bài tập.
2. Kĩ năng : Rèn cho học sinh
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
- Kĩ năng phát triển năng lực, vận dụng kiến thức liên môn (Hóa học, Vật lí,
Toán học, Thể dục ) để giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức ham học hỏi và tự làm bài tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV : Máy chiếu, máy tính, màn hình, bảng phụ.
- HS : Kiến thức chương IV, V.


Thu thập câu hỏi thực tiễn liên quan cần giải đáp trong tiết học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đặt vấn đề củng cố, hoạt động nhóm.
- Dạy học dự án.
IV. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC DỰ ÁN
* Đối tượng dạy học của dự án là học sinh lớp 8.
- Số lượng học sinh: 74 em
- Số lớp thực hiện: 2 lớp
* Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
Dự án tôi thực hiện là một tiết trong chương trình Sinh Học lớp 8, đồng thời
giảng dạy thực hiện luôn đối với học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá
trình thực hiện.
Các em học sinh lớp 8 đã được tiếp cận với lượng kiến thức của chương trình
THCS nhiều. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương
pháp, đổi mới về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.
V. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
Tôi nhận thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục khái niệm “tích hợp” dùng để chỉ một
quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng con người phát triển
thiếu hài hòa và mất cân đối.
Trong dạy học “tích hợp” là kết hợp các nội dung từ các môn học, các lĩnh
vực khác nhau, lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo
kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện.
Cụ thể trong tiết học này sẽ:
- Củng cố cho học sinh kiến thức đã học về hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.
- HS nắm chắc kiến thức đã học để làm một số bài tập trong vở bài tập.
2
- Vận dụng tốt kiến thức để giải thích một số câu hỏi thực tiễn liên quan đến

bài học.
- Cũng trong bài học đó, tiết dạy hướng học sinh vận dụng kiến thức của
môn Vật lí, Hóa học, Toán học, Thể dục,… đã được học để hoàn thiện yêu cầu cần
đạt một cách dễ dàng.
Thực tế thông qua thực hiện tiết dạy, tôi thấy bài soạn theo hướng tích hợp
đã giúp giáo viên tiếp cận tốt với chương trình và sách giáo khoa. Bài dạy linh hoạt,
học sinh học được nhiều, chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức cũng như vận
dụng vào thực tế tốt hơn.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. KTBC ( không )
Tiết trước thực hành, yêu cầu các nhóm trưởng nộp bản thu hoạch.
3. Bài mới
ĐVĐ: Ở chương I,II,III, các em đã được ôn luyện rất kĩ và đã làm bài kiểm
tra ở tiết 19. Để củng cố và khắc sâu kiến thức chương IV- Hô hấp, chương V- Tiêu
hóa, tiết học này chúng ta cùng chữa một số bài tập trong vở bài tập Sinh học 8.
Trước tiên ôn tập kiến thức về hệ hô hấp qua bài tập sau.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Giáo viên chiếu bài tập.
Bài tập: Quan sát hình vẽ, cho biết các cơ
quan trong hệ hô hấp của người và chức
năng chung của chúng?
- Học sinh trả lời
- Học sinh khác nhận xét
Giáo viên nhận xét, đưa đáp án đúng.
Trả lời:
* Hệ hô hấp gồm :
- Các cơ quan ở đường dẫn khí :
Khoang mũi, họng, thanh quản, khí
quản, phế quản.

- Hai lá phổi.
* Chức năng:
- Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra;
3
Giáo viên cho phép học sinh đưa ra những
câu hỏi còn băn khoăn sau bài tập.
Câu hỏi 1: Hắt hơi là hoạt động thuộc hệ
cơ quan nào trong cơ thể?
- Học sinh hoạt động nhóm trả lời
- Giáo viên chốt đáp án.
(Kiến thức bài 6- Phản xạ, môn Sinh học
8)
Câu hỏi 2 : Hô hấp là quá trình không
ngừng cung cấp Oxi cho tế bào của cơ thể
và thải khí Cacbonic ra khỏi cơ thể do tế
bào loại ra.Vậy, Oxi có tính chất gì mà có
thể biến các chất dinh dưỡng đã được hấp
thụ thành năng lượng, khí Cacbonic, nước?
- Học sinh trao đổi trả lời
- Giáo viên chốt đáp án.
(Tích hợp môn Hóa học 8:
Bài 24- Tính chất của Oxi
Bài 25- Sự Oxi hóa- Phản ứng hóa hợp-
ứng dụng của Oxi)
Gv Chiếu clip về ô nhiễm môi trường.
Đoạn clip trên cho biết điều gì?
(Ô nhiễm môi trường nước, môi trường
không khí…người dân đều phải đeo khẩu
trang.)
Bài 3(Vở BT - trang 60).

Tại sao đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có
làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và
bảo vệ phổi.
- Phổi: là nơi trao đổi khí giữa cơ thể
và môi trường ngoài
Trả lời:
Hắt hơi là một phản xạ hô hấp để tự
vệ của cơ thể, tống ra vật lạ, khí lạ lọt
vào đường hô hấp.
Trả lời:
Bản chất của Oxi là chất oxi hóa; sự
tác dụng của Oxi với một chất gọi là
sự oxi hóa.
Trong tế bào, Oxi đã tác dụng với các
chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng,
khí Cacbonic và nước
(Nói cách khác: Các chất dinh dưỡng
đã bị oxi hóa tạo ra năng lượng, khí
Cacbonic và nước.)
4
những cấu trúc và cơ chế chống bụi mà khi
lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo
khẩu trang chống bụi ?
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét, đưa đáp án đúng.
Ngoài đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở
những nơi có bụi, chúng ta cần có biện
pháp nào để bảo vệ hệ hô hấp?
(Học sinh vận dụng kiến thức về vệ sinh

hô hấp để trả lời)
Giáo viên gợi ý để học sinh bổ sung.
(Tích hợp môn Sinh học 9:
Bài 54, 55 ô nhiễm môi trường)
Ngoài tác nhân bụi và các khí độc, còn
nhiều tác nhân khác như chất thải rắn, chất
thải lỏng, chất thải phóng xạ…cũng gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng.
=>Hãy đưa ra những biện pháp bảo vệ môi
trường?
Trả lời:
Mật độ khói bụi trên đường phố nhiều
khi quá lớn, vượt quá khả năng làm
sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp
bởi vậy cần đeo khẩu trang chống bụi
khi đi đường và khi lao động vệ sinh
Trả lời:
Ngoài đeo khẩu trang khi làm vệ sinh
và ở những nơi có bụi ,chúng ta cần
xây dựng môi trường sống và làm
việc có bầu không khí trong sạch, ít ô
nhiễm:
- Trồng nhiều cây xanh để điều hòa
thành phần không khí theo hướng có
lợi cho hệ hô hấp:
- Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ
nắng, gió, tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh nơi ở và
nơi làm việc.
- Không khạc nhổ bừa bãi.

- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải
ra khí độc hại.
- Không hút thuốc và vận động mọi
người không hút thuốc
Trả lời:
Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần:
- Trồng nhiều cây xanh.
- Không xả rác bừa bãi.
- Không hút thuốc.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu,
thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực
vật.
- Không thải các khí độc hại chưa qua
5
Trong môi trường không ô nhiễm nhưng
lại thiếu Oxi thì người ta phải dựa vào đâu
để sống và làm việc?
Chiếu BT…
Bài 4 ( Vở BT - trang 54)
Nhờ đâu mà nhà du hành vũ trụ, người lính
cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động
bình thường trong môi trường thiếu oxi
(trong không gian vũ trụ, dưới đại
dương ) ?
Giáo viên gợi ý bằng hình ảnh…
Học sinh trả lời
Nhận xét
Giáo viên nhận xét đưa đáp án đúng
Câu hỏi của học sinh:
Tại sao khi lặn xuống sâu rồi ngoi lên

nhanh, người thợ lặn bị thở ra bọt khí màu
hồng, rồi ngất xỉu, mặc dù người thợ lặn
vẫn được cung cấp đủ Oxi bằng bình
dưỡng khí?
xử lý ra môi trường.
- Tuyên truyền mọi người cùng chung
tay bảo vệ môi trường.
- ….
Trả lời:
Nhờ thiết bị cung cấp oxi đảm bảo sự
hô hấp bình thường mà nhà du hành
vũ trụ , lính cứu hỏa, thợ lặn có thể
hoạt động bình thường trong các môi
trường thiếu oxi .
6
Giáo viên gợi ý, dựa vào kiến thức môn
Vật lí 8.
Học sinh trả lời
Giáo viên chốt đáp án.
(Tích hợp môn Vật lí 8:
Bài 8: Áp suất chất lỏng)
Câu hỏi của học sinh:
Cấp cứu người đó như thế nào?
Giáo viên cho học sinh thảo luận trả lời.
Đưa ra đáp án.
Để có một sức khỏe dẻo dai và có được
dung tích sống lí tưởng ta cần làm gì?
(Luyện tập thể dục thể thao)
Chiếu bài tập 2
Trả lời:

Khi xuống sâu áp suất tăng, lúc ngoi
lên nhanh áp suất giảm đột ngột,
người thợ lặn chịu áp lực lớn =>gây
tổn thương phế nang trong phổi, máu
và khí thoát ra ngoài nên người thợ
lặn thở ra bọt khí màu hồng, rồi ngất
xỉu.Trong y học gọi là bệnh phù phổi
cấp.
Trả lời:
Cấp cứu người đó gồm 5 bước:
- Cho bệnh nhân nằm tư thế fowlo.
- Garo tứ chi luân phiên (để hạn chế
máu về tim và phổi).
- Cho thở Oxi.
- Dùng thuốc.
- Hô hấp nhân tạo(Hà hơi thổi ngạt
hoặc ấn lồng ngực).
7
Bài 2 (Vở BT - trang 59)
1- Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục
thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có
được dung tích sống lí tưởng?
Giáo viên gợi ý: Dung tích sống là gì?
(Dung tích sống là thể tích lớn nhất của
không khí mà cơ thể hít vào và thở ra
một lần).
Học sinh giải thích câu hỏi.
Nhận xét
Giáo viên nhận xét đưa đáp án đúng.
(Tích hợp môn Thể dục)

2- Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số
nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu
quả hô hấp?
Trả lời:
Dung tích sống phụ thuộc tổng dung
tích phổi và dung tích khí cặn . Dung
tích phổi phụ thuộc vào dung tích
lồng ngực mà dung tích lồng ngực
phụ thuộc vào sự phát triển của khung
xương sườn trong độ tuổi phát triển ,
sau độ tuổi phát triển sẽ không phát
triển nữa . Dung tích khí cặn phụ
thuộc vào khả năng co tối đa của cơ
thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ
bé.
Cần luyện tập thể dục thể thao
đúng cách, thường xuyên đều đặn
từ bé để có dung tích sống lí tưởng.
8
Để trả lời câu hỏi này, cần giải bài toán
sau: Một người thở bình thường 18 nhịp /
phút,mỗi nhịp hít vào 400ml không
khí.Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/phút,
mỗi nhịp hít vào 600ml .Hãy tính: Khí hữu
ích tới phế nang trong 2 trường hợp trên?
Học sinh vận dụng kiến thức Toán học
để giải.
3- Em hãy đề ra biện pháp để có thể có
một hệ hô hấp khỏe mạnh?
(Học sinh tự trả lời và ghi vào vở)

Trả lời:
Trong quá trình hô hấp bao giờ cũng
có một lương khí chết nằm trong
đường dẫn khí khoảng 150ml.
Người thở bình thường 18 nhịp / phút,
mỗi nhịp hít vào 400ml không khí, có
lượng khí hữu ích tớ phế nang là:
(400 – 150).18 = 4500( ml)
Nếu người đó thở sâu 12 nhịp / phút,
mỗi nhịp hít vào 600ml không khí, thì
lượng khí hữu ích tới phế nang là:
(600 – 150).12 = 5400 (ml)
Như vậy khi thở sâu nhịp thở giảm chỉ
còn 12 nhịp/phút nhưng lượng khí
hữu ích trong thở sâu (5400ml) lớn
hơn trong thở bình thường (4500 ml).
=>Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong
mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp.
Trả lời:
Để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
cần:
9
Bài 2( Vở BT-trang 63)
Quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hóa ở
hình 24-3 vào các cột tương ứng ở bảng
nhóm

Hoạt động nhóm .
Các nhóm hoàn thành bảng nhóm. Đại diện
nhóm trả lời, các nhóm khác trao đổi đáp

án, tự nhận xét, chấm điểm cho nhóm bạn.
Giáo viên nhận xét.
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao.
- Phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp
thở từ bé.
( Bảng nhóm )
Bảng nhóm:
Các cơ quan tiêu hóa Các tuyến tiêu hóa
1. Khoang miệng
2. Răng, 3.Lưỡi, 4. Họng
6. Thực quản
9. Tá tràng
10. Ruột già
12. Hậu môn
13. Dạ dày
15. Ruột non
16. Ruột thẳng.
5. Các tuyến nước bọt
7. Gan (Túi mật)
13. ( Các tuyến vị).
14. Tụy
15. ( Các tuyến ruột).
Tổng kết: Trò chơi ô chữ (kiến thức chương V- Tiêu hóa).
10
GV phổ biến luật chơi: Gồm 2 đội chơi. Mỗi đội gồm 5 học sinh. Các đội
giành quyền trả lời các câu hỏi bằng cách nhấn chuông, đội nào nhấn chuông
trước sẽ giành quyền trả lời câu hỏi. Nếu nhấn chuông trước khi chủ trò kết thúc
câu hỏi thì bị vi phạm luật chơi, quyền trả lời câu hỏi sẽ thuộc về đội kia. Nếu cả
hai đội cùng trả lời sai hoặc cùng bị mất quyền trả lời thì quyền trả lời thuộc về
khán giả. Mỗi câu trả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.

Trả lời đúng câu hỏi chìa khóa sẽ ghi được 30 điểm. Đội nào ghi được điểm nhiều
hơn thì sẽ giành chiến thắng. Đội chiến thắng sẽ được thưởng 3 điểm tốt trong thi
đua tuần và được thưởng một tràng pháo tay thật lớn!
- Cử người dẫn chương trình(chủ trò).
- Chọn học sinh tham gia hai đội chơi.
- Chọn 3 học sinh làm Ban giám khảo.
- Cho tiến hành chơi trò chơi.
10 câu hỏi hàng ngang:
CÂU 1: Protêin được biến đổi sang dạng nào mà cơ thể hấp thụ được? (8 chữ
cái)
CÂU 2: Đoạn đầu của ruột non có tên gọi là gì? (7 chữ cái)
CÂU 3: Ở dạ dày tiết ra 1 loại enzim có tên gọi là gì? (6 chữ cái)
CÂU 4: Đây là quá trình mà thức ăn không được tiêu hóa ở ruột non? (8 chữ cái)
CÂU 5: Thành trong của ruột non sau đoạn tá tràng có đặc điểm gì? (7 chữ cái)
CÂU 6: Bộ phận lớn nhất trong ống tiêu hóa là gì ? (5 chữ cái)
CÂU 7: Tuyến tụy có vai trò gì? (7 chữ cái)
CÂU 8: Enzim amilaza đã biến đổi loại thức ăn nào ngay khoang miệng? (7
chữ cái)
CÂU 9: Nhờ đâu thức ăn được biến đổi về mặt hóa học? (5 chữ cái)
CÂU 10: Gluxit được biến đổi thành dạng nào cơ thể mới hấp thụ được? (8
chữ cái)
Câu hỏi chìa khóa: Dựa vào nội dung các câu trả lời hàng ngang, với các
chữ cái màu đỏ hãy cho biết từ chìa khóa? (19 chữ cái)
(Gợi ý trả lời: Đây là quá trình tiêu hóa diễn ra chủ yếu ở ruột non. Các chất được
hấp thụ khi đi theo hai đường máu và bạch huyết nhưng cuối cùng vẫn được hòa
chung và phân phối đến các tế bào cơ thể)
11
VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Kể ra những tác nhân gây hại đường hô hấp và phổi?
- Đề ra biện pháp để có hệ hô hấp khỏe mạnh?

Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút theo câu hỏi trên:
* Yêu cầu nêu được các nguyên nhân lý học, hóa học tác dụng làm ảnh
hưởng tới môi trường và ảnh hưởng tới hệ hô hấp, nêu được tác dụng của việc
luyện tập TDTT để rèn luyện hệ hô hấp.
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH (Bài kiểm tra 15 phút)
Kết quả bài kiểm tra 15 phút:
15 học sinh đạt 9 điểm
22 học sinh đạt 8 điểm
27 học sinh đạt 7 điểm
8 học sinh đạt 6 điểm
2 học sinh đạt 5 điểm
Như vậy, 100% học sinh trình bày được các kiến thức liên môn theo yêu cầu dự án
đề ra.
Nam Triều, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện dự án



Phan Thị Thái
12

×