Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Phương thức hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa Công ty cổ phần Logistic VINALINK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP NGHIÊN CỨU
Đề tài: CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTIC VINALINK
Giáo viên hướng dẫn: Trần Nguyễn Thu Phương
Tên trưởng nhóm : NGUYỄN THI
Tên các thành viên : PHẠM THANH PHONG
CHUNG DAO HỒNG
TRẦN BỘI DINH
HỒ CẨM DUYÊN
Tp. HCM 01/2015
1
MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 25 năm thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế thị trường đã được
hình thành ở VN và đang có tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực. Việc gia
nhập khu vực Mậu dịch tự do với các nước ASEAN (1995), ASEM (1996),
APEC (1997), bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, gia nhập WTO (2006), đầu
tư nước ngoài vào VN đã mở ra một thời kỳ mới, tạo nhiều cơ hội phát triển cho
nền kinh tế nước ta, trong đó có dịch vụ logistics. Giao nhận vận tải hàng hòa
bằng đường biển là một khâu quan trọng trong dịch vụ logistic. Trong buôn bán
quốc tế, trên ¾ khối lượng hàng hóa được giao nhận và vận chuyển bằng đường
biển. Đặc biệt đối với Việt Nam là một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển vận tải biển như: Nước ta có bờ biển dài, có biên giới với Trung Quốc,
Lào, Campuchia; với hệ thống sông ngòi chằng chịt và hệ thống đường bộ dọc
theo đất nước; lại nằm ở vị trí như một lan can nhìn ra biển…thì việc phát triển
vận tải biển là một tất yếu. Vì tính chất quan trọng trên nên nhóm đã nghiên cứu
và lựa chọn đề tài:
Phương thức hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa Công ty cổ phần


Logistic VINALINK.
3
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTIC VINALINK
1. Quá trình hình thành và phát triển
24/6/99 Bộ trưởng Bộ thương mại ban hành quyết định số 0776/1999- QĐ-
BTM phê duyệt phương án cổ phần hoá một bộ phận DNNN Vinatrans, chuyển
xí nghiệp Đại lý vận tải và gom hàng thành công ty cổ phần giao nhận vận tải và
thương mại, tên giao dịch Vinalink. 01/9/99 công ty chính thức hoạt động theo tư
cách pháp nhân đã đăng ký với sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM ngày 31/7.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Trụ sở chính: 145-147 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Tp.HCM
Ngày thành lập: 16/07/1999
Là hội viên của:
- VCCI
- VIFFAS
- FIATA
- AMSA
* Vinalink HaNoi
Trụ sở: tầng 11 cao ốc 14 láng Hạ, Quận Ba Đình
Công ty cổ phần giao nhận vận tải và thương mại - tên giao dịch Vinalink
chính thức hoạt động từ ngày 01/09/1999
Trong quá trình hình thành và phát triển đã trải qua một số sự kiện
Công ty Vinatrans thành lập Xí nghiệp Đại lý Vận tải và Gom hàng với tên giao
dịch là Vinaconsol.
Năm 1999:
* 24/6: Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 0776/1999/QĐ-
BTM phê duyệt Phương án cổ phần hóa một bộ phận DNNN Vinatrans,
chuyển Xí nghiệp Đại lý vận tải và gom hàng thành Công ty cổ phần Giao
4
nhận vận tải và thương mại, tên giao dịch: Vinalink; vốn điều lệ 8 tỷ VND

(nhà nước giữ 10%); chuyên kinh doanh các dịch vụ giao nhận vận tải, kho
bãi, văn phòng, XNK
* 16/7: Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty họp thông qua điều lệ, cơ
cấu tổ chức bộ máy, bầu HĐQT và BKS Theo đó cơ cấu tổ chức bộ máy
Công ty bao gồm:
- Ban Giám đốc
- Phòng Đại lý vận tải và gom hàng
- Phòng đại lý hãng tàu Hapag – Lloyd
- Kho 145 Nguyễn Tất Thành
- Phòng kế tóan - Hành chính
* 01/9 Công ty chính thức hoạt động theo tư cách pháp nhân đã đăng ký với
Sở kế họach và Đầu tư TP.HCM ngày 31/7.
Năm 2000:
* 07/3 Vinalink gia nhập Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt nam VIFFAS.
* 05/4 Vinalink trở thành hội viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
nam VCCI.
* 24/6 Tổ chức đánh giá quốc tế DNV (Na Uy) chứng nhận Vinalink thực
hiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002, nay là
ISO 9001 : 2000.
Năm 2001:
* 01/1 Phòng Giao nhận hàng hàng không được thành lập và chính thức hoạt
động tại văn phòng A 8 Trường Sơn, Q.Tân Bình, sau chuyển về 44 Trường
Sơn Q.Tân Bình - TPHCM
* 01/9 Phòng Logistics được thành lập và chính thức hoạt động.
5
Năm 2002:
* Vinalink gia nhập Hiệp hội Giao nhận quốc tế FIATA.
* 13/5 Công ty tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần, vốn điều lệ mới là 24 tỷ VND.
Năm 2003:
* Tháng 6: Vinalink góp vốn trở thành 1 trong 3 bên phía Việt nam trong

Công ty Liên doanh Vận tải Việt - Nhật (Konoike Vina).
* Tháng 10: Vinalink cùng Freight Consolidators Pte. Ltd.(Singapore) thành
lập công ty liên doanh Đại lý Vận chuyển FC (Vietnam) chuyên kinh doanh
dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không quốc tế như British Airways, Royal
Brunei Airlines
Năm 2004:
* Văn phòng công ty tại Khu công nghiệp Việt nam - Singapore (Bình
Dương) chính thức hoạt động
* Tháng 9 : Công ty kỷ niệm 5 năm hoạt động và đón nhận Huân chương
Lao động hạng ba do Chủ tịch nước thưởng về những thành tích xuất sắc
trong 5 năm 1999 - 2003, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
* 11/10 Tổng cục Hải quan cấp phép thành lập Kho ngoại quan Vinalink tại
145 Nguyễn Tất Thành. Tháng 12 Kho ngoai quan Vinalink tiếp nhận lô hàng
đầu tiên của khách hàng Schneider Electric Overseas Asia Pte. Ltd.
* Tháng 12, Vinalink tham gia thành lập Công ty TNHH 3 thành viên vận tải
ô tô V-Truck.
6
Năm 2005:
* 01/01 Chi nhánh công ty tại Hà nội chính thức hoạt động tại số 2 Bích Câu,
Q.Đống Đa. Từ đầu năm 2006 chuyển về tầng 11 cao ốc 14 Láng Hạ, Q. Ba
Đình và hiện nay văn phòng đang hoạt động tại tầng 6 cao ốc 14 Láng Hạ
* 01/4 Công ty TNHH RCL (Vietnam) - công ty liên doanh giữa Vinalink
(45% vốn), SGN và Hãng tàu RCL (Singapore) chính thức hoạt động.
* 01/8 Công ty TNHH Hapag - Lloyd (Vietnam) - công ty liên doanh giữa
Vinalink và Hãng tàu Hapag-Lloyd (Đức) chính thức hoạt động.
* Tháng 8 công ty tăng vốn điều lệ lên 36 tỷ VND.
* 15/9 Bộ Giao thông Vận tải cấp phép kinh doanh vận tải đa phương thức
cho Vinalink.
Năm 2006

* Từ 04/9 chính thức triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa - Vinalink
Express.
* Tháng 10/2006 Công ty được Bộ Khoa học và công nghệ trao tặng Cúp
vàng ISO - giải thưởng dành cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc
áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động sản xuất -
kinh doanh.
* Tháng 11/2006 Vinalink ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Techcombank
triển khai dịch vụ ''Tài chính - Kho vận" cung cấp cho khách hàng dịch vụ
trọn gói về tài chính - tín dụng - thanh toán - giao nhận - vận chuyển - bảo
quản hàng hóa
Năm 2007
24/10/2007 UBND TP.HCM cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho CÔNG TY
TNHH ĐIỀU HÀNH VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA LIÊN KẾT, tên giao
7
dịch là LCM.CO.LTD. Đây là công ty liên doanh giữa Vinalink và Freight
Consolidators Pte.Ltd. (Singapore), chuyên kinh doanh dịch vụ đại lý vận
chuyển quốc tế. LCM Co. Ltd đã được hãng hàng không Cargolux Airlines
(Luxembuorg) chỉ định làm Tổng Đại lý Hàng hóa (GSA) tại Việt nam .
Năm 2008
* Triển khai dịch vụ đường sắt từ Việt Nam đi Kazakhstan, Uzbekistan,
Mông Cổ, Nga,
* Tháng 10 : Vinalink được trao Giải thưởng - Cúp vàng “Công ty cổ phần
hàng đầu Việt Nam” năm 2008 do Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt
Nam, Trung tâm thông tin Tín dụng – NHNN, Tạp chí Chứng khoán –
UBCKNN và 1 số cơ quan chức năng tổ chức bình chọn và trao tặng.
Năm 2009
* Văn phòng công ty tại Khu công nghiệp Nhơn trạch II (Đồng Nai) chính
thức hoạt động từ ngày 08/06/2009
* Từ tháng 7 – 10/2009 Công ty đã tổ chức 1 số họat động Hội nghị khách
hàng tại Hà Nội, TPHCM để đánh dấu Kỷ niệm 10 năm thành lập công ty

Vinalink
* Ngày 17/08/2009, Chứng khóan của Công ty chính thức được niêm yết trên
sàn Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) với Mã Chứng khóan VNL
* 01/10/2009 Chi nhánh công ty tại Hải Phòng chính thức họat động
* Ngày 11/10/2009: Vinalink nhận Giải thưởng – Cúp vàng “Công ty cổ
phần hàng đầu Việt Nam” năm 2009
* Ngày 31/10/2009 Công ty vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng
Nhì do Chủ tịch nước thưởng về những thành tích xuất sắc trong 10 năm
1999 – 2009
8
Năm 2010
* Depot Vinalink chính thức hoạt động từ ngày 01/06/2010
* 17/12/2010 Bộ Thương mại Vương quốc Cambodia đã cấp Giấy phép hoạt
động cho VPĐD của cty tại Phnompenh
Năm 2011
* Từ ngày 01/01 Công ty thay đổi hoàn thiện Tổ chức bộ máy kinh doanh,
quản lý :


* 06/05/2011 Tham gia thành lập Công ty cổ phần Logistics Kim Thành (Lào
Cai)
* Ngày 16/07 nhân ngày thành lập Công ty, chính thức giới thiệu Hệ thống
nhận diện thương hiệu mới, bao gồm:

9
Logo:
Email :
Trang Web: www.vinalinklogistics.com

Logo Công ty đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn

hiệu số 205578, theo Quyết định số 25194/QĐ-SHTT ngày 14.05.2013.
Năm 2013
10
Ngày 4/1/2013, Công ty TNHH MTV Logistics Vinalink
(Cambodia) đã được Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia cấp giấy phép
thành lập với nội dung như sau:
* Tên công ty: VINALINK LOGISTICS (CAMBODIA) Co., Ltd.
- Số đăng ký với Bộ Thương mại: Co.3199E/2012, ngày 24/12/2012
- Loại hình công ty: Công ty TNHH Một thành viên
* Vốn đầu tư: USD25,000 (100.000.000 riel)

Năm 2014
Vinalink thay đổi tên mới kể từ ngày 24/5/2014, theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số: 0301776205 do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch
đầu tư TPHCM cấp thay đổi lần thứ 10 ngày 22 / 5/2014
- Tên công ty trước khi thay đổi : CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN
VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI
- Tên công ty sau khi thay đổi : CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS
VINALINK
- Tên viết tắt: VINALINK

2. Thành tích
11
Năm Thành tích đạt được
2002 Bằng khen, cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2002 của
Bộ Thương Mại
8/2003 Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ
2003 Cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2003 của Chính phủ
09/2003 Huân chương Lao động Hạng 3 của Chủ tịch nước
Bằng ĐƠN VỊ VĂN HÓA do UBND TP.Hồ Chí Minh cấp

2004 Bằng khen, cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2004 của
Bộ Thương Mại
2005 Bằng khen, cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2005 của
Bộ Thương Mại
2006 Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2006 của Bộ
Thương Mại
2007 Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2007 của Bộ Công
Thương
2008 Bằng khen của Bộ Công Thương về thành tích hòan thành xuất sắc
nhiệm vụ năm 2008
2009 Bằng khen của Bộ Công Thương về thành tích hòan thành xuất sắc
nhiệm vụ năm 2009
Huân chương Lao động Hạng 2 của Chủ tịch nước
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có
mối quan hệ chặt chẽ và được phân thành các khâu, các cấp quản lý đối với những
chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu của công ty.
12
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy
13
Nhìn vào sơ đồ ta thấy Công ty đã lựa chọn cho mình một mô hình tổ chức
theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Mô hình này vừa đảm bảo được tính thống
nhất trong quản lý, đảm bảo được chế độ 1 thủ trưởng và chế độ trách nhiệm,
vừa chuyên môn hoá được chức năng, tận dụng được năng lực của đội ngũ
chuyên gia và giảm bớt công việc cho người lãnh đạo, cụ thể là: 1 Ban giám đốc
gồm cú: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 Kế toán trưởng, và 2 khối : khối kinh
doanh và khối hành chính - quản trị.
Vinalink Hanoi do thực hiện tổ chức quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng nên:
Đứng đầu công ty là người lãnh đạo cao nhất, là người chịu trách nhiệm toàn
diện trước ban lãnh đạo, trước pháp luật và toàn bộ công nhân viên về mọi hoạt

động sản xuất- kinh doanh của công ty
+ Ban giám đốc gồm
Giám đốc điều hành:
Có nhiệm vụ quyết định các chủ trương, chương trình kế hoạch và biện
pháp công tác của công ty, lãnh đạo và điều hành đơn vị hoàn thành nhiệm vụ
chính trị của mình và nộp ngân sách nhà nước đầy đủ. Tổ chức và sử dụng có
hiệu quả lao động, vật chất kỹ thuật, vật tư tài sản, bảo toàn và phát triển nguồn
vốn kinh doanh.
Giám đốc có quyền tuyển dụng, đề bạt, cách chức, cho thôi việc, kỷ luật,
tăng lương đối với CBCNV trong toàn công ty. Ký kết các hợp đồng kinh tế về
sản xuất-kinh doanh, ký kết các bản kế hoạch thống kê, báo cáo, giao dịch đào
tạo bồi dưỡng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV
Phó giám đốc:
Giúp giám đốc chỉ đạo và điều hành trực tiếp một số lĩnh vực công tác hoặc
một số phòng ban, chi nhánh, xưởng thuộc công ty và chịu trách nhiệm kết quả
công tác được giao
Khi giám đốc đi vắng, phó giám đốc thay mặt giám đốc giải quyết các công
14
việc chung của công ty và phải báo cáo lại Giám đốc những việc đã giải quyết
khi giám có mặt.
Chỉ đạo trực tiếp công tác chính trị tư tưởng của phòng kinh doanh và các tổ
sản xuất quản lý theo mô hình tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả, hiện đại, có lãi theo
đúng pháp luật, đưa hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.
+ Khối hành chh - quản trị gồm
Kế toán tài chính:
Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức tài chính; hạch toán kinh tế, đánh giá kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch, thực hiện tốt kế toán
tài chính cho công ty đảm bảo không bị ách tắc trong sản xuất kinh doanh; theo
dõi và thanh toán các hợp đồng kinh tế để chỉ đạo về công nợ và thu hồi công nợ,
không để khách hàng nợ dây dưa khó đòi; quyết toán với cơ quan cấp trên và các

cơ quan hữu quan của Nhà nước.
Có chức năng - nhiệm vụ tổ chức và thực hiện mọi hoạt động có liên quan
đến tài chính của công ty như:
- Quản lý và sử dụng vốn, tiền hàng, theo dõi và đôn đốc tình hình công nợ
của khách hàng
- Tổ chức công tác kế toán và xây dựng sổ sách chứng từ kế toán
- Lập các báo cáo tài chính theo quy định
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước
- Lập kế hoạch tài chính và tham mưu cho ban giám đốc về công tác kế toán
–tài chính của công ty
- Tập hợp xử lý số liệu thống kê phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh theo
từng thời kỳ, hạch toán thống kê theo quy định hiện hành
Hành chính - nhân sự
Một mặt, phòng có nhiệm vụ hỗ trợ Ban giám đốc trong công tác hành chính,
đối nội, đối ngoại. Phòng là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý hồ sơ, văn thư
15
lưu trữ, quản lý nhà đất và các thiết bị lao động của Công ty; thực hiện công tác
quản trị văn phòng, in ấn, công tác tạp vụ, y tế, thi đua tuyên truyền. Mặt khác,
phòng còn tham mưu cho Ban giám đốc trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bố
trí quản lý nhân sự và thực hiện các chính sách về lao động,tiền lương và chế độ
đối với cán bộ CNV trong toàn công ty
Có chức năng quản lý nguồn tài nguyên nhân sự, lao động. Cụ thể hoá chủ
trương, chương trình công tác của công ty hàng tháng, tuyên truyền, phổ biến và
hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy của Nhà nước, của công ty.Đồng thời
thu thập ý kiến, nguyện vọng của quần chúng người lao động.
Phòng quản lý chất lượng (phòng QC):
Có nhiệm vụ triển khai, quản lý và kiểm tra việc thực hiện hệ thống tiêu
chuẩn ISO 9002 về chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống KCS.
Phòng quản trị thông tin:
Đảm bảo công tác phân tích, nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước

và nước ngoài. Phòng là chiếc cầu nối giữa khách hàng với Công ty.Công ty
quảng cáo, tiếp thị, tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý và các cửa hàng giới
thiệu sản phẩm cũng do phòng thực hiện .
+ Khối kinh doanh gồm
Phòng Giao nhận:
Tổ chức việc vận chuyển và giao nhận hàng hoá, bằng các phương thức vận
chuyển, làm đại lý vận chuyển hàng cho các công ty có nhu cầu thuê vận chuyển
hàng hoá: hàng không hoặc đường bộ, có các chi nhánh :Bình Dương, Hà Nội,
Logistics, phòng đại lý vận tải và gom hàng.
Đại lý tàu biển:
Làm đại lý cho các hãng tàu trong việc giao nhận và vận chuyển hàng hoá,
Công ty đặt chi nhánh đại lý tàu biển tại thành phố Hải Phòng.
16
Dịch vụ lưu kho bảo quản hàng hóa:
Có chức năng chủ yếu là lưu giữ hàng hóa trong thời gian chờ vận chuyển
4. Đặc điểm cơ cấu lao động:
Nhân sự: Hơn 160 nhân viên có kinh nghiệm và được đào tạo có hệ thống
đang làm việc tại Công ty. Đa số có trình độ Đại học và đã qua các khoá đào tạo
nghiệp vụ trong và ngoài nước.
17
II. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTIC VINALINK
1. Vận tải hàng không
1.1 Các dịch vụ cung cấp
Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trên thế
giới với tần suất bay cao, tải trọng lớn và bay đến hầu hết mọi nơi trên thế giới
như các hãng hàng không: Singapore Airlines, Thai Airways, Malaysia Airlines,
Japan Airlines, China Airlines, Eva Air, Korean Airlines, Asiana Airlines,
United Airlines, Lufthansa Airlines, Air France, Cargolux, Vietnam Airlines…
.


Để khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ngoài cách thức vận chuyển hàng hóa
thông thường bằng đường hàng không, Vinalink còn thực hiện dịch vụ vận
chuyển đa phương thức kết hợp đường biển với đường hàng không, đường hàng
không với đường hàng không, trung chuyển qua Singapore và Dubai; giúp khách
hàng vừa tiết giảm chi phí vừa có được dịch vụ vận chuyển nhanh nhất, hiệu quả
nhất.
18
Về giao nhận, Vinalink đảm nhận các dịch vụ đa dạng từ kho chủ hàng cho đến
sân bay hoặc kho của người nhận (airport-airport, door-airport, airport-door,
door-door):
* Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu.
* Dịch vụ hàng xuất nhập trọn gói từ đóng gói hàng hóa, bốc xếp, vận chuyển
nội địa, khai quan, vận chuyển quốc tế và giao hàng tận nhà.
* Dịch vụ hỗ trợ: đại lý hải quan, bảo hiểm hàng hóa, cung cấp giấy chứng
nhận xuất xứ, giấy kiểm dịch động thực vật, đóng kiện gỗ, hun trùng…
1.2 Cước hàng không
1.2.1 Khái niệm
Cước (charge) là số tiền phải trả cho việc chuyên chở một lô hàng và các
dịch vụ có liên quan đến vận chuyển.
Mức cước hay giá cước (rate) là số tiền mà người vận chuyển thu trên một khối
lượng đơn vị hàng hoá vận chuyển.
Mức cước áp dụng là mức ghi trong biểu cước hàng hoá có hiệu lực vào
ngày phát hành vận đơn.
1.2.2 Cơ sở tính cước
Hàng hoá chuyên chở có thể phải chịu cước theo trọng lượng nhỏ và nặng,
theo thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng hoá nhẹ và cồnh
kềnh, theo trị giá đối với những loại hàng hoá có giá trị cao trên một đơn vị thể
tích hay trọng lượng.
Tuy nhiên cước hàng hoá không được nhỏ hơn cước tối thiểu.

Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước
thống nhất. IATA đã có quy định về quy tắc, thể lệ tính cước và cho ấn hành
trong biểu cước hàng không, viết tắt là TACT (The Air Cargo Tariff), gồm 3
cuốn:
- Quy tắc TACT (TACT rules), mỗi năm 2 cuốn:
19
- Cước TACT, gồm 2 cuốn, 2 tháng ban hành một cuốn: gồm cước toàn
thế giới, trừ Bắc Mỹ và cước Bắc Mỹ gồm cước đi, đến và cước nội địa Mỹ và
Canada.
1.2.3 Các loại cước
* Cước hàng bách hoá (GCR- general cargo rate)
Là cước áp dụng cho hàng bách hoá thông thường vận chuyển giữa hai
điểm. Cước này được giảm nếu khối lượng hàng hoá gửi tăng lên.
Cước hàng bách hoá được chia làm hai loại:
- Ðối với hàng bách hoá từ 45 kg trở xuóng thì áp dụng cước hàng bách
hoá thông thường (GCR-N: normal general cargo rate)
- Ðối với những lô hàng từ 45 kg trở lên thì áp dụng cước bách hoá theo số
lượng (GCR-Q: quanlity general cargo rate).
Thông thường, cước hàng bách hoá được chia thành các mức khác nhau:
từ 45 kg trở xuống; 45 kg đến 100 kg; 100 kg đến 250 kg; 250 kg dến 500 kg;
500 kg đến 1000 kg; 1000 đến 2000 kg
Cước hàng bách hoá được coi là cước cơ bản, dùng làm cơ sở để tính cước
cho những mặt hàng không có cước riêng.
* Cước tối thiểu (M-minimum rate)
Là cước mà thấp hơn thế thì các hãng hàng không coi là không kinh tế đối
với việc vận chuyển một lô hàng, thậm chí một kiện rất nhỏ. Trong thực tế, cước
tính cho một lô hàng thường bằng hay lớn hơn mức cước tối thiểu. Cước tối
thiểu phụ thuộc vào các quy định của IATA.
* Cước hàng đặc biệt (SCR-specific cargo rate)
Thường thấp hơn cước hàng bách hoá và áp dụng cho hàng hoá đặc biệt

trên những đường bay nhất định. Mục đích chính của cước đặc biệt là để chào
20
cho người gửi hàng giá cạnh tranh, nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng bằng
đường hàng không và cho phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên chở của hãng
hàng không.
Trọng lượng hàng tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100 kg. Theo
IATA, những loại hàng hoá áp dụng cước đặc biệt được chia thành 9 nhóm lớn
là:
- Nhóm 1: Súc sản và rau quả, ký hiệu 0001-0999
- Nhóm 2: Ðộng vật sống và động vật phi súc sản, hoa quả, 2000-2999
- Nhóm 3: Kim loại và các loại sản phẩm kim loại trừ máy móc, xe vận tải
và sản phẩm điện tử, 3000-3999
- Nhóm 4: Máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử, 4000-4999
- Nhóm 5: Các khoáng vật phi kim loại và sản pảhm của chúng, 5000-
5999
- Nhóm 6: Hoá chất và các sản phẩm hoá chất, 6000-6999
- Nhóm 7: Các sản phẩm gỗ, cao su, sậy, giấy, 7000-7999
- Nhóm 8: Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa học, 8000-
8999
Các nhóm lớn lại được chia thành các nhóm nhỏ hơn.
* Cước phân loại hàng (class rate)
Ðược áp dụng đối với những loại hàng hoá không có cước riêng, nó
thường được tính theo phần trăm tăng hoặc giảm trên cước hàng hoá bách hoá,
áp dụng đối với những loại hàng hoá nhất định trong những khu vực nhất định.
Các loại hàng hoá chính áp dụng loại cước này:
- Ðộng vật sống: giá cước đối với động vật sống được tính bằng 150% so
với cước hàng hoá thông thường.
Thức ăn và bao gói cũng được chia vào khối lượng tính cước của lô hàng.
21
- Hàng trị giá cao như vàng bạc, đồ trang sức được tính bằng 200% cước

hàng bách hoá thông thường.
- Sách báo, tạp chí, thiết bị và sách báo cho người mù được tính bằng 50%
cước hàng bách hoá thông thường.
- Hành lý được gửi như hàng hoá (baggage shipped as cargo): Cước được
tính bằng 50% cước hàng bách hoá thông thường.
- Hài cốt (human remains) và giác mạc loại nước (dehydrated corneas):
được miễn phí ở hầu hết các khu vực trên thế giới
* Cước tính cho mọi loại hàng (FAK-freight all kinds)
Là cước tính như nhau cho mọi loại hàng xếp trong container, nếu nó
chiếm trọng lượng hay thể tích như nhau.
Cước này có ưa điểm là đơn giản khi tính, nhưng lại không công bằng,
loại hàng có giá trị thấp cũng bị tính cước như hàng có giá trị cao, ví dụ: cước
tính cho một tấn cát cũng như tính cho một tấn vàng.
* Cước ULD (ULD rate)
Là cước tính cho hàng hoá chuyên chở trong các ULD được thiết kế theo
tiêu chuẩn của IATA. Thông thường, cước này thấp hơn cước hàng rời và khi
tính cước không phân biệt số lượng, chủng loại hàng hoá mà chỉ căn cứ vào số
lượng, chủng loại ULD. Số ULD càng lớn thì cước càng giảm.
* Cước hàng chậm
Cước này áp dụng cho những lô hàng không cần chở gấp và có thể chờ
cho đến khi có chỗ xếp hàng trên máy bay. Cước hàng chậm thấp hơn cước hàng
không thông thường do các hãng hàng không khuyến khích gửi hàng chậm để họ
chủ động hơn cho việc sắp xếp chuyên chở.
22
* Cước hàng thống nhất (unifined cargo rate)
Cước này được áp dụng khi hàng hoá được chuyên chở qua nhiều chặng
khác nhau. Người chuyên chở chỉ áp dụng một loại giá cước cho tất cả các
chặng. Cước này có thể thấp hơn tổng số tiền cước mà chủ hàng phải trả cho tất
cả những người chuyên chở riêng biệt, nếu người chủ hàng tự thuê nhiều người
chuyên chở khác nhau, không thông qua một người chuyên chở duy nhất.

* Cước hàng gửi nhanh (priority rate)
Cước này được gọi là cước ưu tiên, áp dụng cho những lô hàng được yêu
cầu gửi gấp trong vòng 3 tiếng kể từ khi giao hàng cho người chuyên chở.
Cước gửi nhanh thường bằng 130% đến 140% cước hàng bách hoá thông
thường.
* Cước hàng nhóm (group rate)
Cước này áp dụng đối với khách hàng có hàng gửi thường xuyên trong các
container hay pallet, thường là đại lý hay người giao nhận hàng không.
Tại hội nghị Athens năm 1969, IATA cho phép các hãng hàng không thuộc
IATA được giảm cước tối đa là 30% so với cước hàng bách hoá thông thường
cho đại lý và người giao nhận hàng không. Ðiều này cho phép các hãng hàng
không được giảm cước nhưng tránh sự cạnh tranh không lành mạnh do giảm
cước quá mức cho phép.
Kết luận: Ngành hàng không quốc tế dự báo sẽ ngày càng tăng trưởng và
phát triển nhờ ứng dụng các thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ vật liệu
mới. Ngành hàng không đang tiếp tục trong quá trình chuyển từ nền văn minh
công nghiệp sang thời đại thông tin.
Để kết hợp tốc độ, tính linh hoạt và giá trị, chọn dịch vụ xác định ngày, từ
sân bay tới sân bay của chúng tôi để vận chuyển hàng hóa ở phạm vi toàn cầu
23
trong vòng một tới ba hoặc ba tới năm ngày. Công Ty Vinalink cung cấp hàng
loạt các tùy chọn dịch vụ giá trị gia tăng nhằm giúp cho việc xử lý các lô hàng
được nâng hoặc các lô hàng nhỏ lẻ được thuận lợi và đơn giản. Là một trong
những nhà môi giới hải quan lớn, còn có thể giúp giảm thời gian chậm trễ và chi
phí khi bạn chọn dịch vụ thông quan của công ty.
2. Vận tải đường biển
Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gởi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường
biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới và ngược lại (hàng nguyên container
FCL và hàng lẻ LCL).
2.1 Vận chuyễn hàng nguyên container ( fcl )

Công ty VINALINK chủ yếu về các thị trường mạnh bao gồm: USA, EU,
JAPAN, ASIA. Và ký kết với các hảng tàu lớn CMA , WANHAI , MCC ,
YANGMING , NYK, OOCL .V.V
Chất lượng dịch vụ được bảo đảm bởi các tuyến đi thẳng thông qua mạng lưới
đại lý lâu năm và có uy tín.
- Giá cạnh tranh và thời gian chuyển tải nhanh nhất, luôn gắn với bảo hiểm
trách nhiệm người vận tải.
- Dịch vụ chia hàng lẻ nhập khẩu.
- Cung cấp dịch vụ hàng nhập từ các nơi trên thế giới về Việt Nam (đặc biệt
từ thị trường Trung Quốc).
- Dịch vụ hàng nguyên Container (FCL/FCL) với giá cạnh tranh và có hỗ
trợ phí lưu kho.
- Dịch vụ giao nhận hàng tận nhà (door to door services).
- Môi giới bảo hiểm hàng hóa.
24
- Dịch vụ hàng Công trình và Triển lãm tại Việt Nam và các nước khu vực
như Lào, Cam-pu-chia.
+ Ngoài ra công ty VINALINK cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
- Giao nhận hàng với các điều kiện EXW hoặc DDU/DDP.
- Giao door và dịch vụ di dời nhà xưởng.
- Giao nhanh chứng từ, hàng mẫu
- Tư vấn mua bảo hiểm hàng hoá.
- Nhận ủy thác xuất nhập khẩu với mức phí hợp lý.
2.1.1 Quy trình hàng xuất nhập khẩu
2.1.1.1 Chuẩn Bị Trước Khi Làm Thủ Tục Hải Quan
Gọi hãng tàu cấp lệnh cấp container rỗng ,sau đó bên vận tải sẽ đi lấy container
rỗng kéo về kho hàng của công ty để đóng hàng vào. đội đóng hàng sẽ cho ra
một số liệu chính xác về lượng hàng, cách đóng gói, số container để công ty có
thể làm hoàn chỉnh bộ hồ sơ xuất khẩu hàng.
25

×