Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Hội Chứng Em Bé Bị Lắc - Shaken Baby Syndrome

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.25 KB, 2 trang )

Vietnamese - Number 86
February 2013
Hội Chứng Em Bé Bị Lắc
Shaken Baby Syndrome
Hội Chứng Em Bé Bị Lắc là gì?
Hội chứng em bé bị lắc là một từ ngữ được dùng để miêu tả
các dấu hiệu và triệu chứng từ việc lắc em bé, hoặc lắc và
động mạnh đến đầu của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

Đầu em bé nặng và lớn so với cơ thể em và các bắp thịt cổ
không đủ mạnh để chịu nổi sức nặng của đầu. Lắc mạnh có
thể gây hư hại các tế bào não làm hư não vĩnh viễn. Lắc
mạnh cũng làm rách mạch máu trong đầu em bé và gây
xuất huyết trong não. Ngay cả các thương tích nhẹ trong
não em bé cũng có thể gây ra các vấn đề suốt đời.

Các thương tích của em bé bị lắc thường là vì cha mẹ, hoặc
người khác đang giữ trẻ, bực mình về việc em bé khóc và
trong một lúc nào đó mất kiểm soát mà lắc mạnh em bé.

Chơi đùa nhẹ nhàng với em bé không gây ra các loại
thương tích này.

Thí dụ, đong đưa em bé nhẹ nhàng trên đầu gối quý vị
không gây ra hội chứng em bé bị lắc.
Quý vị có biết?
Lắc em bé có thể gây:
 Động kinh
 Mù hoặc điếc
 Tê liệt
 Hư não vĩnh viễn


 Chết
Tôi có thể bảo vệ em bé như thế nào?
Một cách quan trọng để bảo vệ em bé là Luôn Luôn Thận
Trọng – ABC (Always Be Careful), và theo đúng hướng
dẫn sau đây:
 Luôn luôn nâng đỡ đầu và cổ của em bé.
 Đừng thẩy em bé hoặc trẻ nhỏ lên không.
 Học cách đối phó với tiếng khóc của em bé. Nhiều
trường hợp lắc gây thương tích là vì cha mẹ hay những
người giữ trẻ bực dọc vì hành vi của trẻ. Tốt hơn hết là
nên bỏ ra chỗ khác để lấy lại bình tĩnh thay vì bế em bé
đang khóc lên khi quý vị đang cảm thấy tức giận hoặc
bực dọc.
 Nói chuyện với những người khác giữ con quý vị như
người giữ trẻ, thân nhân, và bạn bè về cách giữ em bé an
toàn. Nhớ cho họ hiểu vấn đề quan trọng là người giữ trẻ
nên giữ bình tĩnh hơn là làm cho em bé nín khóc. Hãy
cho họ biết là quý vị sẽ sẵn sàng đến đón em bé nếu họ
không chịu nổi tiếng khóc.
Tại sao em bé khóc?
Đôi khi dễ biết tại sao em bé khóc; đôi khi lại không dễ
như thế.

Hãy nhớ khóc là chuyện bình thường, và một số em bé
khóc nhiều hơn. Em bé có thể khóc vì đói, khó chịu, bệnh,
đau hoặc muốn được ôm ấp. Em bé khỏe mạnh mà khóc
nhiều trong những tháng đầu đời, có khi khóc hàng giờ mỗi
ngày là chuyện rất bình thường. Đôi khi không dỗ được
cho em bé nín, dù là khi em bé hoàn toàn bình thường và
khỏe mạnh. Hành vi này thường sẽ hết khi em bé được 3-5

tháng.

Nếu quý vị lo ngại, hãy đưa em bé đến chuyên viên chăm
sóc sức khỏe. Điều quan trọng là nhờ chuyên viên chăm
sóc sức khỏe khám em bé để biết chắc là không có vấn đề
gì vì khóc có thể có nghĩa là em bé không được khỏe.

Khóc không có nghĩa là em bé hư hay em bé tức giận quý
vị. Khóc không có nghĩa quý vị không biết chăm sóc em
bé. Tiếng khóc là âm thanh khó chịu, và theo lẽ phải là như
vậy. Nếu tiếng khóc là âm thanh êm tai thì dễ bị bỏ lơ và
các nhu cầu của em bé sẽ không được đáp ứng. Đừng mất
bình tĩnh vì tiếng khóc. Quý vị nên biết đây là giai đoạn
phát triển của tất cả các em bé.

Điều quan trọng nhất cần nhớ là quý vị và em bé sẽ qua
khỏi giai đoạn khóc này và thay vào đó là mỉm cười và
cười lớn. Đôi khi có khó khăn, nhưng hãy giữ bình tĩnh và
tạm nghỉ tay khi quý vị cần.
Quý vị có thể làm gì khi em bé không nín
khóc?
Thật dễ bị bực dọc và tức giận khi quý vị đang giữ em bé
nào cứ khóc mãi không chịu nín. Quý vị có thể cảm thấy
mệt mỏi, cô đơn hoặc nghĩ rằng mình vẫn chưa cố gắng đủ.
Nhiều người cảm thấy như vậy. Hãy nhớ, loại khóc này
hầu như sẽ chấm dứt trước khi em bé được 5 tháng.






Không có cách mầu nhiệm nào mà lúc nào cũng có hiệu
quả với tất cả mọi em bé. Quý vị có thể phải thử nhiều cách
rồi mới biết được cách nào dỗ em bé hiệu quả nhất. Tuy
nhiên, cách có hiệu quả hôm nay có thể lại không có tác
dụng gì hôm sau. Quý vị có thể ôm ấp dỗ dành nhiều hơn
bình thường. Tuy nhiên, đôi khi quý vị không thể làm gì
được để em bé nín khóc, và có thế cũng không sao.

Sau đây là mnột số đề nghị có thể giúp quý vị dỗ em bé:

 Ôm em bé sát vào ngực; nhịp tim của quý vị có thể dỗ
em bé.
 Kiểm soát tã của em bé. Giữ cho em bé sạch sẽ và khô
ráo.
 Cho em bé bú từ từ và thường xuyên cho em bé ợ hơi
thành tiếng.
 Quấn chăn mềm vào người em bé.
o Giữ cho em bé ấm áp và thoải mái – nhưng không
quá nóng.
o Đừng quấn chăn cho em bé rồi đặt vào giường cũi
hoặc nôi.
 Mở chút nhạc êm dịu hoặc âm thanh êm dịu nào khác.
o Thử ậm ừ nốt nhạc hoặc hát một bài hát ru.
o Đôi khi, tiếng máy hút bụi, máy sấy quần áo, máy
lọc nước trong hồ cá hoặc tiếng máy rửa chén có
thể dỗ cho em bé nín.
 Cho em bé ngậm núm vú giả hoặc vòng ngậm khi đang
mọc răng.
 Cho em bé ôm chăn em thích hoặc đồ chơi mềm trong

khi vỗ về em bé.
 Đong đưa em bé nhè nhẹ.
o Bế em bé đi đi lại lại hoặc đong đưa em bé.
o Dùng đu cho em bé nếu có.
o Đặt em bé vào xe đẩy đi chơi.
o Một số em bé thích ngồi trong xe hơi chạy. Nhớ
đặt em bé vào ghế an toàn cho trẻ sơ sinh trong xe.

Hãy nhớ, những cách này có khi có hiệu quả và có khi
không. Đừng nản chí. Cứ nên thử nhưng quý vị không nên
tự trách mình hoặc trách em bé nếu những cách này không
có hiệu quả. Khóc mà dỗ không nín là giai đoạn bình
thường và rồi sẽ hết.
Quý vị có thể làm gì khác nếu dỗ hoài mà
em bé không nín?
Nếu tiếng khóc làm quý vị quá bực dọc thì quý vị có thể
tạm nghỉ tay. Nhẹ nhàng đặt em bé vào một chỗ an toàn rồi
ra khỏi phòng. Hãy tạm nghỉ 10 hoặc 15 phút để quý vị có
cơ hội lấy lại bình tĩnh. Hãy nhớ, tự lấy lại bình tĩnh quan
trọng hơn là cố dỗ em bé. Cứ để em bé khóc vài phút
không có hại gì.
Tìm người giúp quý vị. Hãy gọi một người bạn hoặc thân
nhân nào quý vị có thể tin cậy. Điều quan trọng là nên rời
xa em bé nếu quý vị nghĩ là mình có thể bị mất kiểm soát.
Điều cũng quan trọng không kém là phải chắc chắn em bé
sẽ an toàn trong khi quý vị không có ở đó. Nếu em bé khóc
liên tục hoặc lớn hơn bình thường, hoặc em bé bị sốt hoặc
ói mửa, hãy đến bệnh viện hoặc phòng y tế.

Hãy nhớ rằng quý vị có thể nhờ giúp. Những người sau đây

có thể giúp được:
 Gia đình
 Bạn bè
 Chuyên viên chăm sóc sức khỏe của trẻ
 Các nhóm cha mẹ
 Các Dịch Vụ Y Tá tại số 8-1-1
 Y tá sức khỏe công cộng, hoặc
 Gọi cho bệnh viện hoặc phòng y tế địa phương để hỏi
những nơi liên lạc khác trong cộng đồng quý vị.
Hãy nhớ – không bao giờ lắc em bé!
Em bé có bắp thịt cổ yếu và đầu nặng, do đó dù chỉ vài
giây lắc mạnh cũng có thể tác hại nghiêm trọng đến em bé
và trẻ nhỏ.
Muốn Biết Thêm Chi Tiết
Muốn biết thêm chi tiết về những cách dỗ em bé, hãy đọc
các tài liệu của chương trình Period of PURPLE Crying ®
(Giai Đoạn Khóc PURPLE) đã được đưa cho quý vị tại
bệnh viện. Các bà mẹ nào không sinh con tại một bệnh viện
ở British Columbia, quý vị sẽ nhận được DVD/tập tài liệu
từ cơ quan sức khỏe công cộng.

Muốn biết thêm hướng dẫn và các nguồn tài nguyên trợ
giúp trong cộng đồng quý vị, hãy đến
www.purplecrying.info.

Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào
www.HealthLinkBC.ca/healthfiles
hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương
quý vị.


Bấm vào www.healthlinkbc.ca hoặc gọi số 8-1-1
để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không
cấp thiết tại B.C.

Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm
thính, gọi số 7-1-1 tại B.C.

Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi
có yêu cầu của quý vị.

×