Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Hội chứng Sheehan: Một biến chứng sản khoa dễ bị bỏ sót pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.08 KB, 3 trang )

Hội chứng Sheehan: Một biến chứng sản khoa dễ bị bỏ sót
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Hội chứng (HC) Sheehan là tình trạng suy tuyến yên, xuất hiện ở một số phụ
nữ sau đẻ do nguyên nhân tuyến yên bị hoại tử. Bệnh được mang tên bác sĩ
người Pháp đã mô tả bệnh lần đầu
tiên vào thế kỷ 19 tại châu Phi.
Cho đến nay, cơ chế chính xác gây hoại
tử tuyến yên sau đẻ vẫn chưa được biết
rõ. Một giả thiết được đưa ra để giải
thích hiện tượng này là trong quá trình
mang thai, tuyến yên sẽ to ra, cần nhiều
máu hơn nên nó cũng sẽ có nguy cơ cao
hơn bị tổn thương khi thiếu máu. Do đó
khi sản phụ bị mất nhiều máu trong
hoặc ngay sau sinh như đờ tử cung, vỡ
tử cung, rau cài răng lược... dẫn đến tụt
huyết áp thì theo phản xạ, các mạch
máu sẽ co lại để ưu tiên cấp máu cho
các cơ quan quan trọng như não, tim, thận... và giảm cấp máu cho đa phần các cơ
quan khác nên tuyến yên sẽ dễ bị hoại tử do thiếu máu nặng và kéo dài. Một giả
thiết khác là các sản phụ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tự miễn, viêm mạn tính...
trong đó tuyến yên bị viêm mạn tính và dẫn đến suy tuyến yên sau đẻ.


Mệt mỏi có thể là biểu hiện của hội chứng
Sheehan.

HC Sheehan có biểu hiện gì?
Trong đa số các trường hợp, dấu hiệu và triệu chứng của HC Sheehan xuất hiện rất
từ từ, có thể sau vài tháng nhưng cũng có thể sau nhiều năm. Nó là tổng hợp các


triệu chứng của suy tuyến giáp, thượng thận và sinh dục.
Các triệu chứng của suy giáp như chậm chạp, tăng cân, sợ lạnh... Các triệu chứng
của suy thượng thận như mệt nhiều, huyết áp thấp, sút cân... Các triệu chứng của
suy tuyến sinh dục như rụng lông nách, lông mu, không có kinh trở lại hoặc kinh
nguyệt không đều... Các triệu chứng khác như thiếu máu nặng, có thể bị trầm cảm
hoặc rối loạn tâm thần.
Tuy nhiên cũng có những triệu chứng có giá trị gợi ý và xuất hiện sớm nhưng ít
được để ý, đó là sau đẻ người mẹ không có sữa cho con bú và không bao giờ có
kinh trở lại.
Phần lớn những dấu hiệu trên là không đặc hiệu, dễ nhầm với bệnh khác, do đó đa
số các bệnh nhân (BN) Sheehan thường được chẩn đoán muộn và sai. Nhiều người
phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu và sau một thời gian điều trị không có kết
quả họ sẽ được chuyển lên tuyến trên với các chẩn đoán như trụy mạch chưa rõ
nguyên nhân, shock, viêm não, suy gan, suy tủy xương...
Tuy nhiên, cũng có một số BN Sheehan bị bệnh nhẹ, có cuộc sống bình thường và
chỉ đến khi bị mắc thêm bệnh gì khác thì các triệu chứng của suy giáp, suy thượng
thận mới bộc lộ ra. Khi đó bệnh tình của họ thường rất nặng do có suy thượng thận
cấp.
Chẩn đoán HC Sheehan có khó không?
Chẩn đoán HC Sheehan có thể rất khó khăn. Khó khăn lớn nhất là do người bệnh
thường đến viện muộn, triệu chứng không đặc hiệu và thầy thuốc lại ít khi nghĩ
đến căn bệnh này.
Để chẩn đoán HC Sheehan cần dựa vào:
- Hỏi bệnh rất có giá trị: Tiền sử sinh đẻ, nuôi con (có sữa không), kinh nguyệt.
- Khám bệnh: Xem BN có sẹo mổ không, lý do mổ là gì, có liên quan đến băng
huyết sau đẻ hay không.
-Khám phát hiện các triệu chứng của suy giáp, suy thượng thận và nhất là suy
sinh dục: Đầu vú nhạt, lông nách và lông mu bị rụng...
- Xét nghiệm máu: Đo các hormon tuyến yên (ACTH, TSH, FSH, LH), hormon
tuyến giáp (FT3, FT4), hormon tuyến thượng thận (Cortisol), hormon tuyến sinh

dục (estrogen, progesteron)... Các hormon này thường bị giảm rất thấp.
- Các xét nghiệm máu khác để phát hiện BN bị thiếu máu, rối loạn nước và điện
giải.
- Chụp cộng hưởng từ tuyến yên để kiểm tra kích thước tuyến yên cũng như loại
trừ các nguyên nhân gây suy tuyến yên khác, ví dụ như u tuyến yên.
Điều trị HC Sheehan bằng cách nào?
Nguyên tắc điều trị HC Sheehan: Điều trị thay thế các hormon bị thiếu; thuốc sử
dụng thường là các hormon tổng hợp; điều trị dò liều để tìm được liều đủ và phù
hợp cho từng BN; điều trị lâu dài, suốt đời.
HC Sheehan là một bệnh lý nội tiết nặng và khá phức tạp nhưng nếu được điều trị
đầy đủ thì BN hoàn toàn có được cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Điều quan
trọng nhất là cần phát hiện sớm các BN có nguy cơ cao do bị băng huyết sau đẻ.
Một điều may mắn là nhờ những tiến bộ trong sản khoa nên căn bệnh này ngày
càng ít gặp hơn và cũng được phát hiện sớm hơn.

×