Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải của các mỏ than thuộc Tổng công ty Đông Bắc tại Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.59 KB, 98 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HUYỀN NGA
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC
THẢI CỦA CÁC MỎ THAN THUỘC TỔNG
CÔNG TY ĐÔNG BẮC TẠI QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2014
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HUYỀN NGA
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC
THẢI CỦA CÁC MỎ THAN THUỘC TỔNG
CÔNG TY ĐÔNG BẮC TẠI QUẢNG NINH
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HOÀNG XUÂN CƠ
Thái Nguyên - 2014
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp


thực hiện từ 2013 đến nay và được PGS. TS Hoàng Xuân Cơ trực tiếp hướng dẫn.
Các số liệu trích dẫn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
chưa từng được người nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền Nga
iv
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Môi trường, Trường đại học Nông
Lâm, Đại học Thái Nguyên năm 2014.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. TS Hoàng Xuân
Cơ, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Trong quá trình
nghiên cứu thực hiện luận văn này, tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ chân
thành, nhiệt tình của các thầy, cô giáo Phòng đào tạo Sau Đại Học, khoa Môi
Trường, các đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình trao đổi đóng góp ý kiến cho luận
văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho phép sử
dụng tài liệu đã công bố. Xin trân trọng cảm ơn Tổng Công ty than Đông Bắc, Công
ty TNHH MTV 35 và các công ty thành viên khác thuộc Tổng Công ty Đông Bắc đã
tạo điều kiện cho tác giả được khảo sát, lấy mẫu, thu thập thông tin tại hiện trường.
Cuối cùng, tác giả xin được trân trọng cảm ơn các cán bộ phòng Tài nguyên
nước - Sở tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh
Quảng Ninh, phòng tài nguyên và môi trường thành phố Cẩm Phả, phòng Tài
nguyên và môi trường huyện Đông Triều đã nhiệt tình giúp đỡ tác giá trong việc thu
thập số liệu, tài liệu liên quan để hoàn thiện luận văn này.
v
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2

2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Yêu cầu của đề tài 3
4. Ý nghĩa của đề tài 3
4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 3
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.2.Cơ sở pháp lý 13
1.2.Tổng quan về tình hình bảo vệ tài nguyên nước và quản lý nước thải
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 18
1.2.1.Vấn đề bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh………… …18
1.2.2. Cơ cấu tổ chức thực hiện chức năng quản lý tài nguyên nước tại Quảng
Ninh……………………………………………………………………………………….20
1.2.3.Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước 21
1.2.4. Hiện trạng quản lý nước thải tại Quảng Ninh….…………… … … 23
1.2.5. Hiện trạng quản lý nước thải ngành than tại Quảng Ninh………… ……24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 27
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu 29
vi
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn 29

2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa 30
2.4.4. Phương pháp thống kê 30
2.4.5. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Tổng quan về đối tượng và địa bàn nghiên cứu 33
3.1.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Đông Bắc……………………………… ………33
3.1.2. Giới thiệu về Công ty TNHH MTV 35…………………………………………35
3.1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 37
3.1.4. Công nghệ khai thác chế biến than 51
3.1.5. Các quá trình phát sinh nước thải 56
3.1.6. Đánh giá tác động của nước thải tới môi trường……………………….… 59
3.2.Hệ thống quản lý môi trường nói chung và quản lý nước thải nói riêng65
3.2.1. Tổ chức và nguồn nhân lực cho vấn đề quản lý nước thải…………………65
3.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ thu gom, xử lý nước thải………………………… 67
3.2.3. Đo đạc, quan trắc chất lượng nước thải……………………………….…… 68
3.3. Đánh giá tình hình quản lý nước thải……………………………… ….69
3.3.1. Tình hình quản lý nước thải tại Công ty TNHH MTV 35………………… 69
3.3.2. Hiện trạng công tác quản lý nước thải tại Tổng Công ty Đông Bắc… 77
3.4. Định hướng nâng cao công tác quản lý nước thải 82
3.3.1. Những vấn đề thiêu sót, bất cập hiện tại của công tác quản lý nước thải tại các
mỏ than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc 83
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải tại các
mỏ than 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD
: Biochemical Oxygen Demand ( Nhu cầu oxy sinh hoá)
BOD
5

: 5- day Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy
sinh hoá 5 ngày)
COD
: Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hoá học)
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường
Công ty TNHH MTV
: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
MPN/100ml
: Mật độ khuẩn lạc trong 100ml
ng.đ
: Ngày đêm
PT
: Phân tích
PTN
: Phòng thí nghiệm
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
SMEWW
: Phương pháp chuẩn để kiểm tra nước và nước thải,
Xuất bản lần thứ 19, 1995 APHA, AWWA, WEF, USA
(Standard method for examination of water and waste
water, 19
th
Editoin 1995, APHA, AWWA, WEF, USA)
TSS
: Total suspended solids (Tổng chất rắn lơ lửng)
TCCP
: Tiêu chuẩn cho phép
TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam
XLNT
: Xử lý nước thải
XN
: Xí nghiệp
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chức năng của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong
quản lý nguồn nước
15
Bảng 1.2. Tổng hợp giấy phép được cấp theo năm còn hiệu lực
tỉnh Quảng Ninh
22
Bảng 1.3. Lượng nước thải và cơ cấu nước thải tỉnh Quảng Ninh
24
Bảng 2.1. Phương pháp và thiết bị phân tích mẫu sử dụng
32
Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng
43
Bảng 3.2. Độ ẩm trung bình các tháng
44
Bảng 3.3. Lượng bốc hơi trung bình các tháng
44
Bảng 3.4. Lượng mưa trung bình các tháng
44
Bảng 3.5. Tốc độ gió trung bình các tháng
45
Bảng 3.6. Thống kê các nguồn thải
55
Bảng 3.7. Kết quả quan trắc phân tích môi trường nước mặt bị ảnh

hưởng bởi các hoạt động khai thác than
60
Bảng 3.8. Chương trình quan trắc nước thải sản xuất tại một số
mỏ than
69
Bảng 3.9. Tổng hợp các công trình môi trường
70
Bảng 3.10. Tổng số tiền ký quỹ môi trường
72
Bảng 3.11. Chất lượng nước thải sản xuất các mỏ than thuộc Công
ty TNHH MTV 35
73
Bảng 3.12. Chất lượng nước thải sinh hoạt các mỏ than thuộc
Công ty TNHH MTV 35
74
Bảng 3.13. Chất lượng nước mặt tại các nguồn tiếp nhận nước thải
của Công ty TNHH MTV 35
75
Bảng 3.14. Lưu lượng xả thải tại một số công ty than thuộc Tổng
Công ty Đông Bắc
78
Bảng 3.15. Danh sách các trạm xử lý nước thải đang hoạt động
79
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tổng lượng (m
3
/ngày đêm) và cơ cấu (%) nước thải tỉnh
24
ix
Quảng Ninh

Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên
51
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ khai thác hầm lò và các nguồn phát thải
55
Hình 3.3. Giá trị TSS các nguồn nước chịu ảnh hưởng bởi khai thác than
63
Hình 3.4. Giá trị COD các nguồn nước chịu ảnh hưởng bởi khai thác
than
63
Hình 3.5. Giá trị BOD
5
các nguồn nước chịu ảnh hưởng bởi khai thác
than
64
Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức quản lý nước thải
66
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Quảng Ninh là một cực trong tam giác tăng trưởng kinh tế khu vực phía Bắc
Việt Nam gồm Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Những năm gần đây Quảng Ninh
đã và đang dành được những thắng lợi hết sức to lớn và quan trọng trong việc thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 đã đặt ra chỉ tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành
một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và Quốc tế, một khu vực phát triển năng
động của kinh tế biển và ven biển, có tốc độ tăng trưởng cao bền vững, phát triển
công nghiệp theo hướng hiện đại hóa và hướng mạnh vào xuất khẩu vv
Trong những năm qua đời sống của nhân dân tỉnh Quảng Ninh không ngừng
được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ tạo tiền đề phát triển các ngành

kinh tế khác, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
Ngành than là một ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh Quảng Ninh. Hiện
nay, khai thác than đóng góp tới 1/3 GDP và hơn một nửa ngân sách tỉnh. Đây cũng
là một ngành quan trọng của đất nước, gắn liền với an ninh năng lượng quốc gia. Vì
vậy trong mô hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và toàn
quốc nói chung tất yếu phải tính đến sự phát triển của ngành than và sự phát triển
của ngành than cũng phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Tổng Công ty Đông Bắc là một trong 3 đơn vị sản xuất kinh doanh than lớn
của ngành than, được thành lập năm 1994 với 22 đơn vị thành viên, hàng năm sản
xuất ra trên 4,8 triệu tấn than.
Do tính chất của công nghệ khai thác, chế biến than, lượng nước thải phát sinh
từ ngành công nghiệp này là rất lớn. Theo thống kê năm 2012 của Sở Tài nguyên và
môi trường tỉnh Quảng Ninh, nước thải ngành than chiếm 52% tổng lượng nước
thải công nghiệp toàn tỉnh với các thông số điển hình tác động đến môi trường như
là độ pH, cặn lơ lửng, các kim loại nặng (sắt, mangan). Trong đó độ pH giao động
2
từ 3,1 đến 6,5; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn ngưỡng cho phép từ 1,7 đến 2,4
lần. Vì thế, nước thải từ mỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ
vùng ven biển - gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước.
Do đó, cần phải có những biện pháp chặt chẽ quản lý lượng nước thải này, phải có
những biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm trước khi thải ra ngoài môi trường.
Để giải quyết triệt để vấn đề xử lý nước thải, thoát nước và vệ sinh môi trường
nước của tỉnh Quảng Ninh trong đó có công tác quản lý nước thải đòi hỏi một quá
trình lâu dài, dựa trên quy hoạch chung có định hướng rõ ràng. Thực tế chỉ ra rằng
sẽ rất khó khăn và không hiệu quả nếu như các biện pháp thực thi không nằm trong
một kế hoạch tổng thể, phù hợp với định hướng phát triển thoát nước nói riêng và
với quy hoạch tổng thể xây dựng nói chung.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường, dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, chúng tôi chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: "Hiện
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải các mỏ than thuộc

Tổng Công ty Đông Bắc tại Quảng Ninh"
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, làm rõ được thực trạng vấn đề quản lý các nguồn nước thải phát
sinh từ các Công ty than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc tại Quảng Ninh, lưu lượng
thải, tải lượng ô nhiễm của nước thải, hiện trạng công tác thu gom, xử lý nước thải.
Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác quản lý nước thải.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Từ công nghệ khai thác, chế biến than chỉ ra được các nguồn phát sinh nước
thải, lưu lượng xả thải của các mỏ than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc.
- Đánh giá được đặc tính ô nhiễm của từng loại nước thải và tác động của các
chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải tới môi trường.
3
- Nghiên cứu, đánh giá được tình hình hoạt động của hệ thống quản lý nước
thải đang áp dụng, công nghệ xử lý hiện tại và hiệu quả của công tác quản lý nước
thải.
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải cả
về mặt tổ chức và công nghệ.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu công nghệ khai thác và chế biến than, chỉ ra được các quá trình
phát sinh nước thải;
- Lấy mẫu phân tích, thu thập số liệu từ đó rút ra được đặc điểm, tính chất
nước thải, tải lượng ô nhiễm của nước thải ngành than; Tác động của nước thải tới
môi trường;
- Thu thập, thống kê số liệu về lưu lượng thải của các mỏ than; công tác quản
lý nước thải đang áp dụng, các hệ thống xử lý nước thải;
- Đánh giá hiệu quả của các hệ thống xử lý nước thải, những ưu điểm và
nhược điểm của công tác quản lý nước thải đang áp dụng;
4. Ý nghĩa của đề tài

4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề thực tế.
- Kết quả của đề tài là nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề quản
lý nước thải nói chung, nước thải ngành sản xuất chế biến than nói riêng tại Quảng
Ninh và các khu vực khác.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng vấn đề xả nước thải vào nguồn nước của các mỏ
than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc, lưu lượng nước thải, tính chất và tải lượng ô
nhiễm của nước thải, công tác xử lý nước thải và thực trạng vấn đề quản lý nước
4
thải. Từ đó giúp các mỏ than có giải pháp thích hợp giảm tác động của nước thải tới
môi trường.
- Kết quả đánh giá hiệu quả của việc xử lý nước thải của đề tài sẽ chỉ ra những
mặt đạt được và những thiếu sót của công tác quản lý nước thải hiện tại. Từ đó đề
xuất ra được một số giải pháp về công nghệ và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý nước thải.
- Đề tài có ý nghĩa trong việc đánh giá hiện trạng, quy mô, tính chất của vấn
đề quản lý nước thải của ngành công nghiệp khai thác và chế biến than.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận
 Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005 môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật”.
 Khái niêm tài nguyên nước
Tài nguyên thiên nhiên là các dạng vật chất, năng lượng, thông tin có giá trị tự

thân, thể hiện qua các đặc tính cơ, lý, hoá, sinh của chúng mà con người đã biết
hoặc chưa biết, tồn tại khách quan và tuân theo những quy luật tự nhiên nhất định,
mà con người có thể sử dụng được trong hiện tại hoặc tương lai.
Theo “Thuật ngữ thuỷ văn và môi trường nước”, tài nguyên nước là lượng
nước trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu diễn ở dạng nước có thể khai thác
(nước mặt và nước dưới đất). Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam (1998) quy
định "Tài nguyên nước (của Việt Nam) bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa,
nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam". Rõ ràng, tài nguyên nước của
một lãnh thổ là toàn bộ lượng nước có trong đó mà con người có thể khai thác sử
dụng được, xét cả về mặt lượng và chất, cho sinh hoạt, sản xuất, trong hiện tại và
tương lai.
Nước là dạng tài nguyên đặc biệt. Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể
mang tai họa đến cho con người. Nước có khả năng tự tái tạo về lượng, về chất và
về năng lượng.
Nước có vai trò to lớn trong các quá trình trên Trái Đất:
6
- Tham gia thành tạo bề mặt Trái Đất.
- Tham gia vào quá trình hình thành thời tiết, phân phối nhiệt ẩm theo
không gian, thời gian, điều hoà khí hậu.
- Hấp thụ một lượng đáng kể CO
2
, tạo điều kiện ổn định CO
2
khí quyển.
Tham gia hình thành thổ nhưỡng và thảm thực vật.
- Là môi trường cho các phản ứng hoá sinh tạo chất mới, chuyển dịch vật
chất, tạo mỏ khoáng.
- Là nơi khởi nguồn sự sống và môi trường sống của thuỷ sinh vật. Thuỷ vực
nước có những chức năng, giá trị đa dạng sau:

- Trực tiếp duy trì sự sống của con người và sinh vật.
- Là nguồn cung cấp loại vật chất cần thiết chưa thể thay thế trong nhiều quá
trình sản xuất, kinh tế, xã hội.
- Là nơi nhận, chứa, xử lý chất thải làm sạch môi trường. Là đường giao
thông và nguồn cung cấp năng lượng.
- Là một thành tố tự nhiên không thể thiếu của cảnh quan, tạo nên tính
hệ thống, hoàn chỉnh, nhất thể của nó và các quá trình diễn ra trong nó, từ đó tạo ra
các giá trị khoa học, văn hoá, thẩm mỹ, phong thuỷ…
Các giá trị sử dụng trên của nước không hoàn toàn song hành, mà có thể có
những đối nghịch, triệt tiêu nhau và việc khai thác một chức năng nào đó có thể
dẫn đến làm giảm hoặc mất hẳn những chức năng còn lại. Do vậy giá trị tổng hợp
của tài nguyên không phải là phép cộng số học các giá trị trên và việc sử dụng hợp
lý, hiệu quả tài nguyên nước là một bài toán vô cùng phức tạp. Nhiều cộng đồng
đã và đang có xu thế khai thác quá mức một vài chức năng nào đó của tài nguyên
nước địa phương, gây tổn thương toàn hệ thống, suy giảm, thậm chí triệt tiêu các
chức năng còn lại của nó. Nhiều hoạt động nhân tạo đang làm tổn thương điều
kiện hình thành thời tiết, khí hậu, thuỷ văn tự nhiên ở tầm vĩ mô và toàn cầu, làm
thay đổi các quy luật hình thành, biến đổi tài nguyên nước vốn tương đối ổn định,
gây bất lợi cho các đối tượng sử dụng.
Thực tiễn dùng nước của một địa phương phụ thuộc:
7
1- Đặc điểm, tính chất của tài nguyên (như số lượng, chất lượng, phân bố
theo thời gian và không gian, khả năng tự phục hồi…).
2- Đặc điểm của đối tượng dùng nước (nhu cầu, thói quen, nhận thức, năng
lực, khả năng tài chính, công nghệ…). Việc người dân dùng loại nước nào, dùng
như thế nào phụ thuộc trước tiên vào khả năng của họ có thể đầu tư ban đầu và
chi trả thường kì ở mức nào. Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc đáng kể vào thói quen
cộng đồng và văn hoá truyền thống. Có những nhóm cư dân chỉ chấp nhận sử dụng
một số loại nước nào đó cho sinh hoạt theo thói quen, ví dụ như pha chè bằng nước
giếng làng, ăn bằng nước mưa, uống bằng nước mưa không đun sôi… Có lẽ câu ca

dao “Toét mắt là tại hướng đình” cũng nên được hiểu đúng hơn là “ tại dùng nước
giếng đình đã ô nhiễm để rửa mặt”
Nước càng khan hiếm, giá nước càng cao và mặt bằng kinh tế càng phát
triển thì giá thành nước cao sẽ càng dễ được chấp nhận. Sự phát triển nhanh của
khoa học công nghệ sẽ giúp tìm ra những cách rẻ tiền hơn để khai thác nước từ các
nguồn khác nhau, dẫn tới những loại nước kém phù hợp, hoặc khó khai thác, sẽ
được đưa vào sử dụng nhiều hơn. [12]
 Quản lý tổng hợp nguồn nước
Chất lượng cũng như việc phân bổ các nguồn nước ảnh hưởng tới mô hình
tăng trưởng và phát triển kinh tế: Hình thành cơ cấu và phân bố các khu vực kinh tế
và tác động tới các mô hình tăng trưởng; Khuyến khích đầu tư, đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng. Chính sách quản lý nguồn nước có thể hỗ trợ hoặc làm phương hại
các mục tiêu phát triển kinh tế và tính bền vững của môi trường, nâng cao khả
năng phục hồi hay làm tăng thêm tính nhạy cảm của nền kinh tế, ảnh hưởng đến
phân bổ phúc lợi và cơ hội phát triển của các bộ phận cộng đồng.
Hiện trên thế giới có hơn 100 quốc gia và khu vực thiếu nước với mức
độ khác nhau, trong đó có 43 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. 60% diện tích các
châu lục thiếu nước nghiêm trọng và trên một tỷ người không có nước sạch để
dùng. Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước trên toàn cầu. Tuy nhiên, các
8
dự báo cụ thể về khủng hoảng nguồn nước chưa đủ độ tin cậy do: 1- Cơ sở dữ liệu
không đủ tin cậy, thông tin không chính xác, ước tính trữ lượng nước các quốc gia
và khu vực có sai lệch; 2- Tổng lượng nước tiêu thụ hiện tính bằng phép cộng
số học, trong khi tiêu thụ nước thường được quay vòng nhiều lần; 3- Chưa
tính hết các khả năng giảm dùng nước, ví dụ thông qua định giá nước hợp lý, thay
đổi cơ cấu ngành nghề sản xuất và sản phẩm, điều tiết dòng chảy, phân phối, sử
dụng nước hiệu quả; 4- Khả năng khai thác các nguồn nước có vấn đề nhờ tiến bộ
khoa học, công nghệ ngày càng tăng.
Khi cạnh tranh giữa các người sử dụng nước ngày càng trở nên gay gắt thì
các quyết định quản lý nguồn nước sẽ ngày càng bao hàm trong nó những đánh

đổi phức tạp và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế, tăng trưởng và phân bổ lợi ích.
Thậm chí có những quốc gia sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực để xâm chiếm và khai thác
các nguồn nước hoặc vùng sinh thủy.
Quản lý tổng hợp nguồn nước là giải pháp tích cực do Liên Hợp Quốc đưa
ra để quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước. Quản lý tổng hợp
nguồn nước được định nghĩa là quá trình đẩy mạnh sự hợp tác phát triển và quản lý
nước, đất cùng các nguồn tài nguyên khác có liên quan, nhằm tối đa hoá phúc lợi
xã hội - kinh tế một cách công bằng mà không phải hy sinh tính bền vững của
các hệ sinh thái. Nó có thể bao gồm cả việc giảm một số lợi ích kinh tế nào đó để
bảo vệ tự nhiên cho thế hệ tương lai, hoặc duy trì và phát triển giá trị của nước đối
với xã hội. Quản lý tổng hợp nguồn nước dựa trên quan điểm cho rằng nước là một
phần nội tại của hệ sinh thái, một nguồn tài nguyên thiên nhiên và một hàng hoá
kinh tế xã hội mà số lượng cũng như chất lượng của nó quyết định bản chất của
việc sử dụng. Như vậy nguồn nước phải được bảo vệ, có tính đến chức năng của hệ
sinh thái nước và mức độ sẵn có của nguồn lực, nhằm thoả mãn những nhu cầu về
nước cho các hoạt động của con người.
Nước là một trong những yếu tố sống còn cho sự sống, tăng trưởng và phát
triển. Việc quản lý một cách bền vững nguồn lực có hạn này cần phải tính đến một
diện rộng các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường sinh thái. Quản lý tổng hợp
9
nguồn nước là một quá trình thông qua đó các yếu tố này được kết hợp lại với nhau,
cho phép ra quyết định ở tất cả các cấp trong khuôn khổ của việc lập kế hoạch tổng
thể và điều phối chung giữa tất cả các ngành, các lĩnh vực trong xã hội.
Nguyên tắc Dublin - Rio quản lý tổng hợp nguồn nước:
Nguyên tắc sinh thái: Nước sạch là nguồn tài nguyên hữu hạn, dễ bị tổn
thương, cần cho sự sống, phát triển và môi trường. Do đó tiếp cận sử dụng tổng hợp
phải tính đến các thành phần cán cân nước, hoạt động phát triển và tác động tại mỗi
vùng thượng hạ lưu, sử dụng đa mục đích, liên kết đa ngành, gắn kết xã hội loài
người và thiên nhiên. Tỷ lệ dòng chảy tự nhiên không bị khai thác phản ánh điều
kiện cư trú dưới nước: 10% của dòng chảy trung bình năm sẽ tạo nên điều kiện cư

trú kém, 30% là khá và >40% là tốt.
Nguyên tắc thể chế: Phát triển và quản lý nguồn nước cần dựa trên tiếp
cận có sự tham gia của các bên có liên quan thuộc khu vực công cộng và tư nhân,
các cộng đồng và những người sử dụng nước, các nhà lập kế hoạch, hoạch định
chính sách ở mọi cấp để đạt tới các thỏa thuận chung có tính lâu dài và cùng chịu
trách nhiệm, chia sẻ, chấp nhận hy sinh để nâng cao hiệu quả dùng nước và bảo vệ
nước.
Nguyên tắc xã hội: Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc bảo vệ, quản lý và
tiết kiệm nước, nên cần phải tính tới họ trong các dự án phát triển, dành cho họ
cơ hội có tiếng nói tham gia và được hưởng lợi.
Nguyên tắc kinh tế: Nước có giá trị kinh tế đối với mọi đối tượng sử dụng
và cần phải được coi là hàng hoá xã hội và kinh tế, được định giá, phân phối hợp lý.
Quản lý tổng hợp có đặc điểm là: Cấp đa dạng
Đối tượng đa dạng
Công cụ đa dạng.
Quản lý tổng hợp nguồn nước có thể áp dụng được ở mọi cấp độ ra quyết
định: địa phương, lưu vực sông, quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, mức độ phức tạp về
chính trị và pháp lý của việc ra quyết định cũng tăng theo sự tăng cấp độ quyết
định. Xét cho cùng, các phương án chiến lược phát triển và quyết định có liên quan
10
đến việc sử dụng nguồn nước phải được biến thành chính sách cụ thể về quy hoạch,
phân bổ và quản lý nguồn nước. Những chính sách này hướng đến quản lý tổng
hợp nguồn nước tại một quốc gia hay lưu vực sông theo một tầm trung và dài
hạn, bằng cách: 1- Gắn chính sách nguồn nước với tổng thể phát triển kinh tế xã hội
(ví dụ vấn đề đô thị hoá ); 2- Tạo nền tảng cho sự tham gia và hành động của tất
cả các bên có liên quan (ví dụ các tổ chức lưu vực, sự tham gia của người sử dụng
và mức phí mà họ phải trả, hợp đồng, các biện pháp khuyến khích bảo tồn và sử
dụng hiệu quả nguồn nước ).
Quản lý tổng hợp nguồn nước phụ thuộc vào quan hệ hợp tác và đối tác ở
tất cả các cấp, từ cá nhân đến các tổ chức xã hội và quốc tế, dựa trên những cam

kết cũng như nhận thức rộng rãi hơn của xã hội đối với nhu cầu về an ninh nước
và quản lý bền vững nguồn nước. Để đạt được quản lý tổng hợp nguồn nước cần
phải có những chính sách nhất quán cấp quốc gia, vùng để vượt qua được tình trạng
phân lẻ, manh mún, có được thể chế tổ chức minh bạch, có trách nhiệm cao tại tất
cả các cấp.
Phạm vi quản lý tổng hợp nguồn nước và các yếu tố môi trường liên quan
đến nước bao gồm:
- Quản lý tổng hợp tất cả các nguồn nước.
- Quản lý tổng hợp tất cả các ngành dùng nước.
- Quản lý cả lượng và chất, kiểm soát và hạn chế ô nhiễm. Quản lý cả cung
và cầu một cách tiết kiệm, hiệu quả.
- Quản lý sử dụng nước trong mối liên quan đến sử dụng đất và hệ sinh thái
lưu vực.
- Quản lý tổng hợp việc khai thác và sử dụng nước ở cả thượng và hạ lưu,
hạn chế mâu thuẫn sử dụng nước giữa các vùng này.
Những thành tố cơ bản của quản lý tổng hợp nguồn nước là:
- Những chính sách tốt về nước (dựa trên các mục tiêu phát triển tổng thể,
đóng góp đầu vào của các bên có liên quan và các nhà tài trợ ).
- Khuôn khổ pháp lý, thể chế, điều tiết thích hợp.
11
- Sự tham gia của các bên có liên quan, nhất là phụ nữ. Quan điểm truyền
thống về nước (văn hoá, tôn giáo ). Giá trị của nước (kinh tế, xã hội và môi
trường).
- Phân bổ công bằng nguồn nước. Ra quyết định ở cấp thấp nhất có thể.
Phân
cấp trách nhiệm quản lý và phân phối nước cũng như các dịch vụ khác về hệ sinh
thái. Phương thức tiếp cận khoa học kỹ thuật công nghệ tốt. Hệ thống dữ liệu thông
tin và cơ sở tri thức.
- Công cụ phân tích đánh giá giá trị kinh tế của nước. Khuôn khổ giám sát và
thực thi.

- Năng lực của tổ chức và cán bộ. Quản lý xung đột.
Công cụ quản lý tài nguyên nước bao gồm:
- Các văn bản luật pháp quốc tế và quốc gia, quy định quyền hạn và nghĩa
vụ của các tổ
chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và hưởng lợi
từ các nguồn tài nguyên nước khác nhau, kể cả các văn bản pháp luật liên quan đến
những thành tố khác của môi trường và tài nguyên, có quan hệ mật thiết với tài
nguyên nước.
- Hệ thống đo đạc, dữ liệu cơ sở về mạng lưới thuỷ văn, chế độ nước và kết
quả nghiên cứu của thuỷ văn học, hồ học, hồ chứa học, khí tượng học, địa chất thuỷ
văn
- Thiết chế giám sát và cơ sở dữ liệu về chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất
lượng nước và tiêu chuẩn dùng nước. Công cụ kinh tế quản lý nguồn nước.
- Chiến lược và các chương trình kế hoạch phát triển.[12]
 Giám sát lưu lượng và chất lượng nước
Mục tiêu của giám sát lượng nước là đo đạc lượng nước, nghiên cứu chế độ
và biến động tài nguyên nước, nghiên cứu các quy luật chi phối sự hình thành tài
nguyên nước. Đây là lĩnh vực thuộc nhiệm vụ và khả năng của thuỷ văn học, hồ
học, hồ chứa học, địa chất thuỷ văn và một số ngành dùng nước như thuỷ lợi, năng
lượng, giao thông
Mạng lưới quan trắc được thiết lập một cách hệ thống, bao gồm ba loại lưới
12
điểm sau: Lưới điểm quan trắc cố định, phân bố đều khắp các vùng địa lý, các đới
khí hậu thuỷ văn khác nhau, đo liên tục, kéo dài theo quy phạm thống nhất để đảm
bảo độ chính xác tối ưu, đồng nhất. Lưới điểm chuyên đề quan trắc theo đơn đặt
hàng và lưới điểm khảo sát định kỳ phục vụ quan trắc bổ sung tại những điểm
không nằm trong lưới cố định. Số liệu đo đạc thuỷ văn thường niên được lưu trữ tại
Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn. Trên cơ sở các dữ liệu sơ cấp, ngành khí tượng thuỷ
văn triển khai nghiên cứu, dự báo các hiện tượng và quá trình khí hậu, thời tiết, thuỷ
văn, cung ứng cho các đối tượng có nhu cầu.

Giám sát chất lượng nước là các hoạt động nhằm mục tiêu đánh giá chất
lượng nước nền và theo dõi biến động chất lượng nước trong quá trình khai thác sử
dụng. Giám sát chất lượng nước được triển khai tuỳ theo mục đích, nhu cầu và khả
năng về nhân lực, kỹ thuật, tài chính.
Việc đo đạc các chỉ tiêu chất lượng nước và tiêu chuẩn chất lượng môi
trường nước được quy ước đưa vào nội dung môn học về ô nhiễm môi trường, do
đó giáo trình này không đề cập sâu. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc nghiên cứu, ghi
chép kỹ lưỡng các đặc điểm hình thái, động lực của thuỷ vực, cũng như điều kiện
khí hậu, đặc điểm lưu vực, nguồn cấp nước, nguồn thải, vùng và phương thức tiêu
nước giúp chúng ta định ra được số điểm đo ít nhất và lý giải được những bất
thường của kết quả phân tích.[12]
 Công cụ kinh tế trong quản lý nguồn nước
Nguyên tắc Dublin coi nước có giá trị kinh tế trong tất cả những cách thức
sử dụng cạnh tranh nhau, vì thế nó cần phải được phân bổ có tính đến những
nguyên tắc kinh tế về tính hiệu quả, công bằng. Các công cụ kinh tế được sử dụng
trong quản lý nguồn nước để phân phối công bằng hợp lý nguồn nước, đảm bảo
phục vụ phát triển và bảo tồn trữ lượng nước, bảo vệ chất lượng nước, làm giảm
thiểu các tác động bất lợi tới nguồn nước.
Các công cụ kinh tế đa mục tiêu theo định hướng thị trường trong quản lý
nguồn nước gồm: Cấp giấy phép, thu phí và tiền phạt, định giá nước và thu
tiền dùng nước. Cấp giấy phép, là công cụ đơn giản, ít tốn chi phí quản lý, nhưng
13
thường gặp khó khăn trong việc giám sát thực thi, không có tác động hiệu quả
đối với việc khuyến khích một hành vi cụ thể và không mang lại nguồn thu. Phí
và tiền phạt, là công cụ đơn giản, có thể dễ định hướng để khuyến khích những
thay đổi hành vi cụ thể, nhưng tốn nhiều chi phí hơn, khó giám sát thực thi và
không mang lại nhiều nguồn thu.
Định giá nước là một công cụ dễ định hướng để khuyến khích thay đổi hành
vi, mang lại nguồn thu lớn, nhưng phức tạp và có thể gây mâu thuẫn xã hội.
Trong định giá nước, bên cạnh những chi phí/giá trị xã hội và cá nhân đối với

nước và các chi phí tài chính thường tính đối với các cá nhân dùng nước (như đầu
tư, vận hành và quản lý ), còn phải tính đến các chi phí trên bình diện rộng lớn
hơn đối với nền kinh tế, ví dụ như chi phí cơ hội và ảnh hưởng hướng ngoại. Việc
định giá phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản là:
- Đảm bảo nguồn thu đủ để vận hành, duy trì và mở rộng hệ thống.
- Phân bổ nguồn nước theo những tín hiệu xã hội, đảm bảo các giá trị xã
hội nhận được sẽ vượt xa chi phí.
- Bảo tồn nguồn nước, khuyến khích sử dụng hiệu quả và bảo tồn
- Đưa ra mức giá đúng, trong đó công nhận các biện pháp khuyến khích
phát sinh từ cơ chế giá và đảm bảo là chúng phù hợp với mục tiêu xã hội.
- Giá trị nguồn nước được tính bằng tổng các giá trị đối với người sử
dụng, các tác động hướng ngoại ròng và các giá trị bị bỏ qua không sử dụng.
- Chi phí nguồn nước được tính bằng tổng chi phí vốn, chi phí O&M, các
chi phí cơ hội, ảnh hưởng ngoại sinh, các chi phí cơ hội do không sử dụng và ảnh
hưởng ngoại sinh.[12]
1.1.2. Cơ sở pháp lý
a. Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam
Luật tài nguyên nước mới được Quốc hội thông qua 21/06/2013, có hiệu lực
từ tháng 07/2014. Luật được sửa đổi dựa trên cơ sở Luật tài nguyên nước 1998,
xây dựng làm khung pháp lý linh hoạt và sẽ được bổ sung các nghị định quy định
trách nhiệm và nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan thực hiện.
14
Nội dung cơ bản của Luật bảo vệ tài nguyên nước là:
- Xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia các quan hệ phát
sinh từ việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
- Quy định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
trong quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.
- Quy định các tiêu chuẩn về nước làm cơ sở cho công tác kiểm soát, giám
sát và bảo vệ môi trường.
Điểm đặc biệt của Luật tài nguyên nước là cách tiếp cận quản lý mang tính

liên ngành và phối hợp. Trên cơ sở đó Việt Nam đã thành lập Hội đồng quốc gia về
tài nguyên nước và các ban quản lý, quy hoạch lưu vực ở cấp địa phương (hiện đã
thành lập được 3 ban quản lý lưu vực sông Cửu Long, Đồng Nai và sông Hồng -
Thái Bình). Đây là các đơn vị trực thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ tư vấn giúp
Chính phủ điều phối và quy hoạch phát triển và tiêu thụ nước.
Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước được chia sẻ cho 9 bộ và cơ quan
ngang bộ chịu trách nhiệm trong từng nội dung công việc cụ thể. Uỷ ban nhân dân
các tỉnh chịu trách nhiệm thực thi các chức năng quản lý ở cấp tỉnh và huyện.
Chi phí cho quản lý tài nguyên nước từ ngân sách không được phân bổ thành
mục riêng. Ước tính đầu tư của nhà nước cho ngành nước chiếm 33% ngân sách
giai đoạn 1996 - 1998 và 21% năm 2001 (8,559 tỷ đồng), bao gồm 64% từ nguồn
ODA và 36% từ đầu tư trực tiếp trong nước, chủ yếu tập trung vào thủy lợi và cấp
thoát nước.[12]
15
Bảng 1.1. Chức năng của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong quản lý
nguồn nước
STT
Tên Bộ
Chức năng, trách nhiệm
1
Bộ Tài nguyên và
Môi trường
Quản lý chung về tài nguyên nước. Cục Quản lý
tài nguyên nước quản lý nhà nước, kiểm kê, xây
dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.
Vụ khí tượng thủy văn quản lý nhà nước về xây
dựng chính sách tiêu chuẩn, quy trình khảo sát các
thông số nền và quản lý dữ liệu. Cục Địa chất
khoáng sản quản lý nước khoáng.
2

Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông
thôn
Quản lý các hệ thống phòng chống lụt bão, công
trình thuỷ lợi, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường
nông thôn
3
Bộ Công nghiệp
Xây dựng, vận hành, quản lý các cơ sở thuỷ điện
4
Bộ Xây dựng
Quy hoạch không gian và xây dựng các công
trình cấp thoát nước và vệ sinh
5
Bộ Giao thông
Quy hoạch, xây dựng và quản lý các hệ thống giao
thông thuỷ
6
Bộ Thuỷ sản
Bảo vệ và khai thác các nguồn lợi thuỷ sản
7
Bộ Y tế
Quản lý chất lượng nước dùng trong ăn uống
8
Bộ Kế hoạch và
Đầu tư
Xây dựng kế hoạch đầu tư cho nguồn nước
9
Bộ Tài chính
Xây dựng chính sách về thuế và phí tài nguyên

nước
b. Hệ thống quan trắc tài nguyên nước
Mạng lưới quan trắc thủy văn hiện có 232 trạm phân bố trên toàn bộ các hệ
16
thống sông, đo đạc các yếu tố thủy văn theo quy phạm thống nhất, liên tục.
Trách nhiệm xử lý và phân tích dữ liệu được giao cho 9 trung tâm khí tượng thủy
văn cấp vùng.
Mạng quan trắc môi trường năm 2002 có 21 trạm, quan trắc tại 250 điểm
thuộc 45 tỉnh thành, bao gồm cả những điểm nóng như khu công nghiệp, thành
phố lớn và các vùng sinh thái nhạy cảm. Tần suất quan trắc 6 lần/năm. Kết quả
quan trắc được giao cho phòng dữ liệu và thông tin cục bảo vệ môi trường.
Mạng quan trắc nước dưới đất có 310 trạm với trên 600 điểm phủ rộng trên
toàn quốc, do Cục địa chất khoáng sản quản lý.
Bộ Thủy sản tiến hành quan trắc chất lượng nước ở các khu vực có hoạt
động nuôi trồng thủy sản.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm giám sát chất lượng nước uống.[12]
c. Các căn cứ pháp lý về quản lý Tài nguyên nước
1. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2006.
2. Nghị định số: 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
3. Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi bổ sung
một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ Môi trường.
4. Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 ;
5. Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật tài nguyên nước;

×