Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của Vitamin B-complex tới sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của gà (Lương Phượng x Mía) tại trại gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.66 KB, 67 trang )


1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

  




CÙ XUÂN BÁCH




Tên đề tài:



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VITAMIN B-COMPLEX TỚI
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ NHIỄM BỆNH CỦA GÀ ( LƯƠNG
PHƯỢNG x MÍA ) TẠI TRẠI GÀ THƯƠNG PHẨM, XÃ KHE MO,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN









KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khoá học : 2010 - 2015



Giảng viên hướng dẫn


Thái Nguyên, năm 2014

2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

  




CÙ XUÂN BÁCH





Tên đề tài:



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VITAMIN B-COMPLEX TỚI
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ NHIỄM BỆNH CỦA GÀ ( LƯƠNG
PHƯỢNG x MÍA ) TẠI TRẠI GÀ THƯƠNG PHẨM, XÃ KHE MO,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN








KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y

Khoá học : 2010 - 2015

Giáo viên hướng dẫn: TS. Ngô Nhật Thắng
Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Giảng viên hướng dẫn


Thái Nguyên, năm 2014

3
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo.
Nhờ vậy, em đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học
kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy cô đã
trang bị cho em đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời, vào
cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân. Em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Nhật
Thắng, đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các
thấy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Nhật Thắng đã trực tiếp hướng dẫn để em
hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Sinh viên


Cù Xuân Bách




4
LỜI NÓI ĐẦU
Một sinh viên sau khi kết thúc khóa học của mình đều phải tiến hành
một khóa thực tập tốt nghiệp do nhà trường tổ chức. Đây là thời gian giúp
sinh viên củng cố và hệ thống lại toán bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp
sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn, học hỏi thêm kiến thức, kinh
nghiệm đúc rút qua thực tiễn sản xuất để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn,
nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ khoa học vào sản xuất. Do vậy, thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường là
giai đoạn quan trọng cần thiết đối với mỗi sinh viên.
Quá trình thực tập tốt nghiệp là một quá trình rèn luyện, giúp sinh viên
ra trường thành một kỹ sư thực sự có trình độ kỹ thuật và năng lực làm việc,
góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của ban giám
hiệu nhà trường, được sự phân công của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y và
được sự tiếp nhận của cơ sở thực tập, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp trên địa
bàn huyện với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của Vitamin B-complex tới
sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của gà (Lương Phượng x Mía) tại trại gà
thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
Tuy nhiên do bước đầu làm quen với thực tế, thời gian thực tập có hạn,
trình độ kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều nên bản khóa luận không tránh

khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để bản khóa luận tốt nghiệp được đầy đủ
và hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Sinh viên
Cù Xuân Bách

5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


CN-TTCN : Công nghiệp-Tiểu thủ công nghệp
CT : Công thức
CF : Xơ thô
CP : Protein thô
CS : Cộng sự
đ : Đồng
ĐC : Đối chứng
ĐVT : Đơn vị tính
KL : Khối lượng
KPCS : Khẩu phần cơ sở
NLTĐ : Năng lượng trao đổi
SS : Sơ sinh
STT : Số thứ tự
TĂ : Thức ăn
TĂHH : Thức ăn hỗn hợp
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN : Thí nghiệm
Tr : Trang

TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
VAC : Mô hình vườn - ao - chuồng
VACR : Mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng
VR : Mô hình vườn - ruộng
VTM:Vitamin

6
MỤC LỤC

PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Điều kiện đất đai 1
1.1.1.3. Điều kiện giao thông vận tải 2
1.1.1.4. Điều kiện khí hậu - thủy văn 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2
1.1.2.1. Dân số và lao động 2
1.1.2.2. Văn hóa xã hội 3
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 4
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt. 4
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 5
1.1.3.3. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp 7
1.1.3.4. Công tác thú y 7
1.1.4. Đánh giá chung 8
1.1.4.1. Thuận lợi 8
1.1.4.2. Khó khăn 8
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT . 9
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 9
1.2.2. Biện pháp thực hiện 10

1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 11
1.2.3.1. Công tác giống 11
1.2.3.2. Công tác thức ăn 11
1.2.3.3. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng 11

3
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo.
Nhờ vậy, em đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học
kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy cô đã
trang bị cho em đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời, vào
cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân. Em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Nhật
Thắng, đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các
thấy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Nhật Thắng đã trực tiếp hướng dẫn để em
hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Sinh viên


Cù Xuân Bách





8
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Lịch dùng vaccine và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà 15

Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 19

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 39

Bảng 2.2: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm 40
Bảng 2.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 44

Bảng 2.4: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) . 45

Bảng 2.5: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) 47

Bảng 2.6: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) 48

Bảng 2.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn(FCR) (gTĂ/g tăng khối lượng) 50

Bảng 2.8: Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung Vitamin B-complex trong chăn
nuôi gà (đồng) 51







9
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 46
Hình 2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 47
Hình 2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 49






















1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nằm cách trung
tâm thành phố 7 km, với tổng diện tích tự nhiên là 457,75 km
2
.
- Phía đông giáp với huyện Phú Bình
- Phía tây giáp với huyện Phú Lương
- Phía nam giáp với thành phố Thái Nguyên
- Phía bắc giáp với huyện Võ Nhai
Đồng Hỷ có 17 xã và 3 thị trấn, trong đó có 2 xã vùng cao. Tuy là một
huyện miền núi nhưng Đồng Hỷ có vị trí giáp với thành phố Thái Nguyên, có
quốc lộ 1B và dòng sông Cầu chảy qua địa bàn, là yếu tố thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế xã hội của huyện.
1.1.1.2. Điều kiện đất đai
Huyện Đồng Hỷ có diện tích tự nhiên 457.75 km
2
, với địa hình phức
tạp gồm núi đá, núi đất và cánh đồng xen lẫn đồi núi. Toàn huyện chia làm 3
vùng rõ rệt: Vùng núi phía bắc, vùng trung tâm và vùng núi phía nam.
- Vùng núi phía bắc: Gồm các xã Văn Lang, Hòa Bình, Tân Long,
Quang Sơn, Hóa Trung, Minh Lập, Sông Cầu Địa hình chủ yếu là đất đồi
dốc, đất trồng lúa ít, tập trung cây lâm nghiệp, chè, ăn quả, chăn nuôi đại gia
súc và trồng lúa nương rẫy.
- Vùng trung tâm: Gồm các xã Chùa Hang, Cao Ngạn, Hóa Thượng….

Đây là vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất, ngoài ra còn trồng thêm các loại
rau màu và chăn nuôi tiểu gia súc, địa hình tương đối bằng phẳng.
2
- Vùng núi phía nam: Gồm các xã Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị…. Là
các xã vùng núi của huyện với địa hình chủ yếu là ruộng xen lẫn đồi núi, thích
hợp cho việc trồng lúa và chăn nuôi đại gia súc.
Đồng Hỷ có diện tích tự nhiên la 457,75 km
2
, trong đó:
- Đất nông nghiệp chiếm 118,54 km
2

- Đất lâm nghiệp chiếm 211,76 km
2

- Đất ở chiếm 8,64 km
2

- Đất chuyên dụng chiếm 210,01 km
2

- Đất chưa sử dụng chiếm 101,80km
2

1.1.1.3. Điều kiện giao thông vận tải
Đồng Hỷ có sông Cầu chảy qua và quốc lộ 1B nối liền trung tâm huyện
với thành phố Thái Nguyên và một số huyện lỵ khác, nhờ đó đã thúc đẩy quá
trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Một số tuyến đường từ trung tâm
huyện đến các xã đã được rải nhựa và bê tông hóa. Song do địa bàn phân bố
rộng nên một số tuyến đường giao thông vẫn chưa được tu sửa lại làm cho

việc đi lại của người dân còn gặp khó khăn, đặc biệt là hai xã vùng cao Văn
Lang và Tân Long.
1.1.1.4. Điều kiện khí hậu - thủy văn
Là một huyện thuộc vùng Đông Bắc Bộ nên Đồng Hỷ chịu ảnh hưởng của
kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa mưa từ tháng
4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3. Lượng mưa trung bình hàng
năm là 2037 mm, nhiệt độ trung bình là 23
0
C, mùa hè có thể lên đến 37 - 39
0
C,
mùa đông có khi nhiệt độ xuống còn 8 - 9
0
C, độ ẩm trung bình là 82,5%.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số và lao động
Huyện có hơn 100000 dân sinh sống, trong đó có nhiều đồng bào dân
tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí,… tạo nên sự đa dạng và phong phú về tập
quán canh tác lẫn đời sống sinh hoạt, văn hóa tinh thần. Theo số liệu điều tra
năm 2008, dân số cả huyện là 114.608 người (tháng 7 năm 2008), trong đó có
3
60130 người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ tăng dân số của huyện là: 2.29%,
dân số tăng nhanh nên bình quân diện tích đất nông nghiệp/người ngày càng
giảm.
Do tính chất vị trí địa lý nên sự phân bố dân cư trong huyện chưa được
đồng đều, các khu vực gần thị trấn, gần trục đường chính mật độ dân cư đông
và sống tập trung hơn.
Huyện vẫn còn nhiều hộ nghèo, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo trong huyện
vẫn còn 21.16%.
Đa số các hộ nông dân trong huyện vẫn sản xuất theo phương thức

truyền thống, trình độ thâm canh thấp, nhất là các xã vùng cao chưa hoặc ít có
điều kiện tiếp xúc với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, đã có các hộ
gia đình tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào sản xuất quy mô
nhỏ, bước đầu đã đạt kết quả tốt, hứa hẹn nhiều tiềm năng.
1.1.2.2. Văn hóa xã hội
Trong những năm gần đây ngành giáo dục ở Phú Lương đã có những
bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng giáo dục. Huyện đã duy trì
và củng cố tốt thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập
giáo dục trung học cơ sở trong huyện. Toàn huyện hiện có 49 trường công
lập, trong đó:
- Trường tiểu học: 27 trường
- Trường THCS: 20 trường
- Trường THCS và THPT: 1 trường
- Trường THPT: 1 trường.
Huyện đã triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp xây
được tổng số 677 phòng học.
Toàn huyện có một bệnh viện lớn là bệnh viện đa khoa huyện Đồng
Hỷ, các xã đều có trạm y tế xã, các thôn đều có y tá chăm sóc sức khỏe cho
người dân. Ngoài ra còn có các phòng khám tư nhân.
4
Chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân ngày càng được quan tâm,
nhất là các đối tượng phụ nữ, trẻ em. Thường xuyên quan tâm, tuyên truyền
dưới nhiều hình thức, kết hợp với nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên môn kỹ
thuật, đã làm giảm tỷ lệ phát triển dân số hàng năm.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt.
Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với chức năng cung
cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và cũng là nguồn hàng xuất
khẩu có giá trị.

Ngành trồng trọt đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy sản phẩm của ngành
trồng trọt được người dân quan tâm và phát triển. Cây nông nghiệp chủ yếu trên
địa bàn là:
-
Cây lương thực
+ Lúa: Là cây lương thực chính với tổng diện tích 6835,30 ha, năng
suất đạt 43,61 tạ/ha, sản lượng năm 2007 đạt 29812 tấn. Để nâng cao hiệu quả
sản xuất, người dân đã thực hiện thâm canh tăng vụ (2 vụ/năm), đưa các giống
lúa mới có năng xuất cao vào sản xuất.
+ Ngô: Được trồng với diện tích khá lớn là 2472,40 ha, năng suất
đạt 41,58 tạ/ha, sản lượng đạt 10348 tấn/ năm.
+ Khoai lang: Diện tích trồng là 629,70 ha, năng suất đạt 42,66
tạ/ha, sản lượng 2686 tấn/năm.
+ Sắn: Diện tích trồng là 315,60 ha, năng suất đạt 107,78 tạ/ha, sản
lượng đạt 3402 tấn/năm.
-
Rau đậu các loại
+ Rau các loại: Tổng diện tích là 1210,80 ha, năng suất đạt 150
tạ/ha, sản lượng đạt 18160 tấn/ năm.
+ Đậu các loại: Tổng diện tích là 339,60 ha, năng suất đạt 6,11
tạ/ha, sản lượng đạt 208 tấn/ năm.
5
-
Cây công nghiệp hằng năm
+ Đỗ tương: Tổng diện tích là 220,90 ha, năng suất đạt 12,44 tạ/ha,
sản lượng 275 tấn/ năm.
+ Lạc: Tổng diện tích là 363,70 ha, năng suất đạt 10,27 tạ/ha, sản
lượng đạt 374 tấn/ năm.
+ Mía: Tổng diện tích là 1210,80 ha, năng suất đạt 150 tạ/ha, sản
lượng đạt 18160 tấn/ năm.

+ Cây chè: Thực hiện mô hình cải tạo và sản xuất chè an toàn,
trồng mới được 60 ha chè cành.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của huyện Đồng Hỷ trong những năm gần đây không
ngừng phát triển nhờ có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển
ngành chăn nuôi trâu bò, lợn, dê, gia cầm. Huyện có diện tích đồi núi rộng,
người dân chủ yếu sống bằng nghề làm nông nên sản phẩm phụ của ngành
trồng trọt tương đối lớn, đây chính là nguồn thức ăn phong phú, thúc đẩy
ngành chăn nuôi phát triển.
- Chăn nuôi trâu bò
+ Trâu bò là loài gia súc quan trọng được nuôi chủ yếu để cung
cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt và cung cấp thực phẩm cho con
người. Trong những năm gần đây, đàn trâu bò không ngừng được gia tăng.
Tổng đàn trâu trong huyện là 15789 con, trong đó có 14796 trâu cày kéo,
Tổng đàn bò trong huyện là 5375 con, trong đó bò cày kéo là 1163 con. Sản
lượng thịt trâu bò là 33 tấn/năm.
- Chăn nuôi lợn
+ Lợn là đối tượng chăn nuôi chính của nhân dân trong huyện.
Tổng đàn lợn lợn thịt trong huyện là 53869 con, trong đó có 10241 lợn nái,
43628 lợn thịt, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 4716 tấn/năm.
- Chăn nuôi dê
6
+ Một số xã có địa hình núi đá vôi như: Hóa Thượng, Hóa
Trung, Quang Sơn, Tân Long,… có diện tích chăn thả lớn, nguồn thức ăn phù
hợp với đặc điểm sinh học của loài dê. Tuy nhiên, số lượng dê ở đây chưa
được nhiều (huyện mới có 1236 con dê), do ngành chăn nuôi dê chưa được
chú ý đầu tư, nông dân chưa xác định được lợi ích của ngành chăn nuôi dê.
Mặt khác, phương thức chăn nuôi của người dân nơi đây chủ yếu là chăn thả
tự do, mang tính khoảng canh. Vì vậy, tình trạng dê bị đồng huyết nhiều, làm
cho dê con sinh ra bị còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ chết của dê con từ sơ sinh đến 6

tháng tuổi rất cao.
- Chăn nuôi ong
+ Đồng Hỷ có diện tích đồi núi lớn, có điều kiện thuận lợi để
phát triển đàn ong. Toàn huyện có 3404 đàn ong, cho 19882 lít mật/năm.
- Chăn nuôi gia cầm
+ Chăn nuôi gia cầm là ngành có từ rất lâu đời, trong những năm
gần đây ngành chăn nuôi gia cầm đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Nhiều
gia đình đã đầu tư vốn vào chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, theo phương thức
chăn nuôi công nghiệp các giống cao sản như: CP707, Lương Phượng; ngan
lai Pháp dòng R51, R71,…. Do đó, đàn gia cầm trong huyện luôn được duy trì
trên 515000 con, sản lượng thịt gia cầm đạt 728 tấn/ năm, số trứng các loại
đạt 8494000 quả/năm.
- Nuôi trồng thủy sản
+ Huyện có diện tích mặt nước ao, hồ khoảng 210 ha. Những
năm gần đây đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật và xây dựng mô hình
nuôi cá, tôm càng xanh,… sản lượng thủy sản đạt 180 tấn/năm. Tuy nhiên, do
diện tích mặt nước nhỏ lẻ, nằm rải rác, thời tiết khô hạn. Mặt khác, do người
dân chưa thực sự quan tâm đầu tư khai thác đến nguồn lợi thủy sản, nên việc
nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế.
7
1.1.3.3. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp
Phần lớn đất tự nhiên của huyện là đất đồi núi phù hợp cho việc phát
triển kinh tế Vườn - Rừng. Qua 5 năm thực hiện chương trình PAM, toàn
huyện đã trồng được trên 6000 ha rừng, chủ yếu là rừng bạch đàn, keo tai
tượng, mỡ,… nhiều xã cơ bản đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Diện tích
rừng tự nhiên được chia khoang vùng cho dân chăm sóc, bảo vệ và trồng bổ
sung. Năm 2007, diện tích trồng rừng tập trung (trồng mới) đạt 1096 ha.
1.1.3.4. Công tác thú y
Huyện Đồng Hỷ có mạng lưới thú y từ huyện đến cơ sở, từ trạm thú y
huyện đến Thú y viên. Hằng năm, trạm tổ chức tốt công tác tiêm phòng cho

đàn gia súc, gia cầm nên kết quả phòng trừ dịch bệnh cao, không để xảy ra
các đợt dịch lớn. Hằng năm, vào tháng 3 - 4 và tháng 9 -10, trạm thú y cùng
phòng nông nghiệp kết hợp với Thú y cơ sở, tiến hành tiêm phòng đầy đủ các
loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và vật nuôi trên địa bàn huyện như:
- Vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò
- Vắc xin Lở mồm long móng trâu bò
- Vắc xin Tụ dấu lợn
- Vắc xin dịch tả lợn
- Vắc xin Cúm gia cầm
- Vắc xin Dại chó
- …
Những năm trở lại đây người chăn nuôi đã chú trọng hơn trong công
tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, công tác tiêm phòng được
thực hiện triệt để. Giá bán sản phẩm cao đem lại hiệu quả kinh tế cho người
chăn nuôi. Công tác kiểm tra xuất nhập con giống và kiểm soát giết mổ được
thực hiện nghiêm ngặt. người dân đã nhận thức được lợi ích của việc tiêm
phòng cho đàn gia súc, gia cầm nên công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao,
góp phần làm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất.

4
LỜI NÓI ĐẦU
Một sinh viên sau khi kết thúc khóa học của mình đều phải tiến hành
một khóa thực tập tốt nghiệp do nhà trường tổ chức. Đây là thời gian giúp
sinh viên củng cố và hệ thống lại toán bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp
sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn, học hỏi thêm kiến thức, kinh
nghiệm đúc rút qua thực tiễn sản xuất để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn,
nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ khoa học vào sản xuất. Do vậy, thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường là
giai đoạn quan trọng cần thiết đối với mỗi sinh viên.
Quá trình thực tập tốt nghiệp là một quá trình rèn luyện, giúp sinh viên

ra trường thành một kỹ sư thực sự có trình độ kỹ thuật và năng lực làm việc,
góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của ban giám
hiệu nhà trường, được sự phân công của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y và
được sự tiếp nhận của cơ sở thực tập, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp trên địa
bàn huyện với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của Vitamin B-complex tới
sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của gà (Lương Phượng x Mía) tại trại gà
thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
Tuy nhiên do bước đầu làm quen với thực tế, thời gian thực tập có hạn,
trình độ kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều nên bản khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để bản khóa luận tốt nghiệp được đầy đủ
và hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Sinh viên
Cù Xuân Bách
9
- Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới
vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tập thành vùng sản xuất hàng hóa tập
trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, chưa có nhiều mô
hình sản xuất điển hình mang lại hiệu quả cao.
- Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp - TTCN chưa
có chuyển biến tích cực, phần lớn các cơ sở CN - TTCN và dịch vụ nhỏ lẻ,
công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực song chênh lệch tỷ trọng giữa ba
lĩnh vực không lớn.
- Hệ thống thủy lợi xuống cấp, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu
của sản xuất nông nghiệp.
- Trạm thú y cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu dụng cụ thí nghiệm cần

thiết, nên công tác chẩn đoán và thí nghiệm không thu được những kết quả
thuận lợi cho việc phòng ngừa dịch bệnh.
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
Căn cứ vào điều tra cơ bản và phân tích những thuận lợi và khó khăn
của huyện Đồng Hỷ, tình hình thực tế tại các xã nơi em thực tập, được sự
đồng ý của ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y và sự quan tâm giúp đỡ tận
tình của thầy giáo hướng dẫn, cán bộ phòng nông nghiệp, các cán bộ xã em đã
đề ra nội dung thực tập như sau:
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập, ngoài thời gian theo dõi về nội dung chuyên
đề thực tập tốt nghiệp, tôi còn tham gia vào một số nội dung phục vụ sản xuất
như sau:
- Tham gia đầy đủ các hoạt động thú y của các xã, tham gia sản xuất
cùng các hộ dân tại điểm thực tập.
- Thực hiện các nhiệm vụ công tác vệ sinh thú y, tiến hành các biện
pháp phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tham gia công tác tiêm phòng và
10
chẩn đoán, chữa trị cho những vật nuôi mắc bệnh. Phổ biến các kiến thức
thông thường về phòng và trị bệnh gia súc, gia cầm cho bà con nông dân.
- Hướng dẫn bà con phương pháp chọn giống vật nuôi, loại thải những
con không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm giống.
- Tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật chăn nuôi cho
nhân dân. Đồng thời hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các quy trình kỹ
thuật chăn nuôi tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất, chăn nuôi của huyện.
- Thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của vitamin B-complex
tới sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của gà (Lương Phượng x Mía) tại trại
gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Theo yêu cầu của các nội dung trên, tôi đã đề ra một số biện pháp sau:

- Luôn tuân thủ theo nội quy của Trường, Khoa, quy định của trại và
yêu cầu của giảng viên hướng dẫn
- Nhiệt tình với công việc, luôn khiêm tốn học hỏi, hòa nhã với
mọi người.
- Luôn lắng nghe, không ngừng học hỏi những kinh nghiệm của cán bộ
kỹ thuật, những người đi trước để củng cố cho bản thân.
- Tích cực tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu, trau dồi kiến thức chuyên
môn cũng như kiến thức liên quan. Đồng thời, xin ý kiến chỉ đạo của giảng
viên hướng dẫn để việc thực hiện đề tài nghiên cứu được đúng hướng và có
kết quả tốt nhất.
- Không ngại khó khăn vất vả, vừa rút kinh nghiệm, vừa mạnh dạn
áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
- Nghiên cứu tình hình thực tiễn trên địa bàn thực tập, làm cơ sở cho
việc xây dựng kế hoạch công tác cụ thể và thực hiên đúng kế hoạch đề ra.
11
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn kết hợp với
sự nỗ lực cố gắng của bản thân, trong thời gian thực tập tốt nghiệp ngoài việc
thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã đạt được một số kết quả như sau.
1.2.3.1. Công tác giống
Sinh trưởng của gà phụ thuộc nhiều vào chất lượng con giống. Việc
chọn lựa gà con được tiến hành ngay trong ngày tuổi đầu tiên.
Gà của trại chủ yếu là gà lai giữa gà Mía và gà Lương Phượng, nhập từ
cơ sở ấp giống tin cậy. Mỗi đợt nhập gà đều được cán bộ kỹ thuật kiểm tra
chọn lọc gà con 1 ngày tuổi, những con đạt tiêu chuẩn có các đặc điểm như:
Cơ thể khỏe mạnh, phần hông nở, lông tơ bông xốp, đều đặn, phủ kín toàn
thân, mỏ cân xứng, mắt sáng mở to hoàn toàn, thế chân đứng rộng, các ngón
chân thẳng, bụng nhỏ mềm không hở rốn, cánh áp sát vào thân và có phản xạ
nhanh với tiếng động.
1.2.3.2. Công tác thức ăn

Toàn bộ thức ăn sử dụng trong trại đều do Công ty sản xuất thức ăn
chăn nuôi Hoa Kỳ cung cấp theo từng giai đoạn nuôi.
1.2.3.3. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Cùng với công tác giống và thức ăn, công tác chăm sóc nuôi dưỡng
cũng rất quan trọng. Nhằm đạt được đàn gia cầm đồng đều, có tỷ lệ nuôi sống
cao, đạt khối lượng thịt cao, và quyết định năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Trong thời gian thực tập, tôi cùng kỹ thuật viên của trại đã đã tham gia
chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thịt theo đúng quy trình kỹ thuật như sau:
* Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà:
- Trước khi tiến hành nuôi gà, chúng tôi tiến hành chuẩn bị đầy đủ
các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết như: Chuồng nuôi, thức ăn, kho chứa
thức ăn, bể chứa nước, dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y, nước uống, chụp
sưởi, chất đốt,
12
- Trước khi nhập gà vào nuôi, phải để trống chuồng từ 10 - 15 ngày,
quét dọn cọ rửa sạch sẽ trên tường xuống dưới nền chuồng bên trong và bên
ngoài. Trước khi nhập gà 5 ngày, tiến hành quét vôi nền, cửa ra vào và xung
quanh tường với nồng độ 25% + CuSO
4
5%. Sau đó, phun sát trùng tường,
nền, rèm, và xung quanh khu vực chuồng trại bằng dung dịch Formol 2%.
- Khi nền chuồng thật khô, trải một lớp đệm trấu lót có độ dày tối thiểu
là 5 - 10cm tùy theo điều kiện thời tiết, rồi phun thuốc sát trùng, trong quá
trình phun ta phải đảo đều trấu và chuẩn bị đủ trấu khi cần bổ sung hoặc thay
thế. Tất cả dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ, phun
thuốc sát trùng trước khi đưa vào sử dụng.
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng:
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi:
+ Trước khi đưa gà về 2 tiếng, chúng tôi bắt đầu thắp dây điện trong

quây úm, pha nước uống cho gà, nước uống sạch, ấm, có pha thêm Vitamin
C, Glucoza, điện giải, và Tetracyline (0,5g/lít nước) hoặc Colistin (0,1g/lít
nước). Nước uống cho gà trong 3 - 4 ngày đầu có pha kháng sinh và Vitamin
C 100 - 150 mg/lít nước. Gà mới nhập về nhúng ngay mỏ một vài con vào
máng uống rồi nhanh chóng thả gà từ lồng ra quây, cho gà uống nước sau 10
tiếng thì cho gà ăn bằng khay ăn.
+ Giai đoạn này nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng vì lúc này gà con
không tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn chỉnh, từ 1 - 3 ngày tuổi nhiệt
độ trong quây từ 32 - 34°C, sau đó giảm dần. Hàng ngày chúng tôi luôn theo
dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà.
Chụp sưởi để cách mặt nền 30 - 40 cm. Điều chỉnh chụp sưởi cho gà tùy
thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi của gà. Dùng mắt thường để quan sát
phản ứng của gà với nhiệt độ để điều chỉnh cho thích hợp.
+ Nhiệt độ vừa phải: Gà nằm rải rác đều trong quây, đi lại ăn uống
bình thường.

5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


CN-TTCN : Công nghiệp-Tiểu thủ công nghệp
CT : Công thức
CF : Xơ thô
CP : Protein thô
CS : Cộng sự
đ : Đồng
ĐC : Đối chứng
ĐVT : Đơn vị tính
KL : Khối lượng
KPCS : Khẩu phần cơ sở

NLTĐ : Năng lượng trao đổi
SS : Sơ sinh
STT : Số thứ tự
TĂ : Thức ăn
TĂHH : Thức ăn hỗn hợp
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN : Thí nghiệm
Tr : Trang
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
VAC : Mô hình vườn - ao - chuồng
VACR : Mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng
VR : Mô hình vườn - ruộng
VTM:Vitamin
14
Để đảm bảo chất lượng con giống và an toàn cho sản xuất, trại gà luôn
quan tâm đến công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn sinh học trong khu vực
trại. Trước khi xuống chuồng nuôi mọi người phải thay quần áo bảo hộ lao
động đã được khử trùng và đi ủng.
* Công tác vệ sinh thú y đối với từng chuồng nuôi:
- Xung quanh trại đều có hàng rào bảo vệ ngăn cách trại với các khu
vực xung quanh. Trại có khu cách ly để theo dõi những đàn gà mới nhập về.
- Hàng ngày chúng tôi luôn luôn chú ý theo dõi đàn gà nhằm phát hiện
kịp thời gà ốm, yếu để cách ly, điều trị; gà chết được thu gom hàng ngày vào
bao tải và được đưa ra khu xử lý để mổ khám và tiêu hủy. Bổ sung vôi bột
vào hố sát trùng trước mỗi chuồng nuôi và trước mỗi khu chăn nuôi; cọ rửa
máng uống, thay đệm lót ướt, quét lông gà; lau các thiết bị chăn nuôi bên
trong và xung quanh chuồng nuôi được quét dọn sạch bụi bẩn và mạng nhện.
- Hàng tuần các khu vực xung quanh chuồng nuôi đều được phun sát
trùng bằng dung dịch Antisep, quét vôi hai bên hành lang chuồng nuôi, khơi
thống cống rãnh, vệ sinh kho thức ăn, cọ rửa, làm vệ sinh bể phụ, phát quang

cỏ dại xung quanh khu chăn nuôi. Hàng tháng, tiến hành diệt chuột và côn
trùng (nếu có).
1.2.3.5. Công tác phòng và điều trị bệnh
* Công tác phòng bệnh:
Công tác phòng bệnh cho đàn gà luôn được đạt lên hàng đầu vì nó ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi
thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang
bụi rậm, phun thuốc sát trùng, cọ rửa máng ăn, máng uống. Quy trình phòng
bệnh cho đàn gà được thể hiện ở bảng 1.1.
* Công tác điều trị bệnh
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà của cơ sở, chúng tôi luôn
theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán và có hướng điều trị kịp
thời. Thời gian thực tập ở cơ sở, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:
15
- Bệnh cầu trùng
+ Nguyên nhân: Do các loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra. Gà
con 9 - 10 ngày tuổi bắt đầu nhiễm bệnh nhưng tỷ lễ nhiễm cao nhất ở giai
đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi. Gà bị nhiễm do nuốt phải nãng noan cầu trùng có
trong thức ăn, nước uống. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất là
vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm.
+ Triệu chứng: Gà bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cánh sã,
chậm chạm, phân dính quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có mầu socola hoặc
đen như bùn. Nếu gà bị bệnh nặng thì phân lẫn máu tươi gà mất thăng bằng,
cánh tê liệt, niêm mạc nhợt nhạt, da và mào tái nhợt do mất máu. Tỷ lệ ốm
cao, nhiều gà chết.
Bảng 1.1: Lịch dùng vaccine và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà
Ngày tuổi Loại vaccine và loại thuốc Phòng bệnh Cách dùng

1
Marek vaccine (0,1 ml/gà) Marek Tiêm dưới da cổ

Glucoza (10g/lít nư
ớc) + VTM
C (1g/lít nước)
Tr
ợ lực, chống
Stress
Pha nước uống

2 - 5
Colistin (1g/2 lít nư
ớc) +
Tetracylin (1g/ lít nước)
Đường ti
êu hóa và
hô hấp
Pha nước uống
Glucoza (10g/lít nư
ớc) + VTM
C (1g/lít nước)
Tr
ợ lực, chống
Stress
Pha nước uống
7 Vaccine Lasota Gà rù Nhỏ mắt, mũi

8 - 10
Rigecoccin - WS (1g/10 -
12 lít
nước)
Cầu trùng Pha nước uống

Hoặc Salinomycin (1g/8kg TĂ) Cầu trùng Trộn thức ăn

12
Vaccine Đậu Bệnh đậu Chủng màng cánh

Glucoza (10g/lít nư
ớc) + VTM
C (1g/lít nước)
Trợ lực, chống

Stress
Pha nước uống
14 Vaccine Gumboro Gumboro Nhỏ mồm

14 - 16
Glucoza (10g/lít nư
ớc) + VTM
C (1g/lít nước)
Tr
ợ lực, chống
Stress
Pha nước uống
Colistin (1g/lít nư
ớc) +
Đường ti
êu hóa và
Pha nước uống
16
18 - 21 Tetracylin (1g/lít nước) hô hấp
22 Vaccine Lasota lần 2 Gà rù Nhỏ mắt, mũi

25 Vaccine Gumboro lần 2 Gumboro Pha nước uống

28 - 30
Rigecoccin - WS (1g/10 -
12 lít
nước)
Cầu trùng Pha nước uống
Hoặc salinomycin (1g/8kg TĂ) Cầu trùng Trộn thức ăn
36 Tayzu (1g/4 - 5 kg TĂ) Giun tròn Trộn thức ăn

38 - 42
ColiTetravet (1g/lít nước) Đường ti
êu hóa và
hô hấp
Pha nước uống
Hoặc Tetracylin (1g/lít nước)

+ Bệnh tích:
Cầu trùng manh tràng: Manh tràng sưng to và chứa đầy máu.
Cầu trùng ruột non: Ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột
có nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng.
+ Điều trị: Dùng Rigencoccin - WS 1g/2 lít nước trong 3 - 4 ngày;
ESB3 1g/lít nước trong 4 ngày. Kết hợp tiêm bắp VTM K chống mất máu và
cho uống VTM C để tăng sức đề kháng cho gà.
- Bệnh bạch lỵ gà con
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gr (-) Salmonella gallinarum và
Salmonella pullorum gây ra.
+ Triệu chứng: Gà con mắc bệnh kém ăn, lông xù, ủ rũ, bụng trễ do
lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành đám, kêu xáo xác, ỉa chảy, phân trắng, phân
loãng dần và dính quanh hậu môn, chết sau 2 - 3 ngày phát bệnh; ở gà lớn

thường ở thể mãn tính.
+ Bệnh tích: Gan và lách có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đầu
đinh ghim. Trong đoạn ruột cuối, thức ăn không tiêu bị cô đặc màu vàng, lòng
đỏ chưa tiêu, thành ruột dày lên.
+ Điều trị: Dùng 1 trong các loại thuốc sau:
Colistin: Liều 1g/2 lít nước cho gà uống liên tục trong 4 - 5 ngày.

×