Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Thông Tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxworthy) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 87 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VŨ ANH DŨNG


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC CỦA LOÀI THÔNG TRE LÁ NGẮN
(PODOCARPUS PILGERI FOXWORTHY)
LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO
TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHIA OẮC - PHIA ĐÉN,
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP









Thái Nguyên - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VŨ ANH DŨNG


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC CỦA LOÀI THÔNG TRE LÁ NGẮN
(PODOCARPUS PILGERI FOXWORTHY)
LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO
TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHIA OẮC - PHIA ĐÉN,
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành : Lâm học
Mã số: 60620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn khoa học:
GS.TS. ĐẶNG KIM VUI



Thái Nguyên - 2014


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực. Chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả


Vũ Anh Dũng

















ii

LỜI CẢM ƠN


Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên theo chương trình đào tạo cao học, chuyên nghành Lâm học, khóa 20
(2012-2014).
Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận
được sự quan tậm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các thầy,
cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban giám đốc, cán bộ Kiểm
lâm KBTTN Phia Oắc - Phia Đén. Nhân dịp này tác giả xin cảm ơn về sự
giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS
Đặng Kim Vui- người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn Th.S La Quang Độ đã quan tậm giúp đỡ, động viên
và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian theo học cũng
như thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn thầy giáo, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp,
khoa Sau đại học, Ban quản lý KBTTN Phia Oắc - Phia Đén đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho tác giả theo học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè và người thân
trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bản luận văn của tác giả còn
những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè để luận văn này được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Vũ Anh Dũng


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích 2
3. Mục tiêu 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
5. Địa điểm và thời gian tiến hành 3
6. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu 4
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.2.1. Trên thế giới 6
1.2.2. Ở Việt Nam 13
1.3. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội khu vực nghiên cứu 19
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 19
1.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội 21
Chương 2: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Nội dung nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 23
2.2.2. Phương pháp nội nghiệp 32


iv

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 36
3.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Thông tre lá
ngắn (Podocarpus pilgeri Foxworthy) 36
3.1.1. Sự hiểu biết của người dân 36
3.1.2. Đặc điểm sử dụng 37
3.2. Đặc điểm hình thái của loài 38
3.2.1. Đặc điểm về phân loại của loài trong hệ thống 38
3.2.2. Đặc điểm hình thái thân cây 38
3.2.3. Đặc điểm cấu tạo hình thái lá 39
3.2.4. Đặc điểm cấu tạo hoa, quả 40
3.2.5. Đặc điểm hình thái rễ cây 41
3.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài 41
3.3.1. Đặc điểm độ tàn che nơi phân bố của loài Thông Tre lá ngắn 41
3.3.2. Tổ thành tầng cây gỗ 42
3.3.3. Đặc điểm về tái sinh của loài 44
3.3.4. Đặc điểm cây bụi, dây leo, thảm tươi nơi có loài phân bố 48
3.3.5. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố 49
3.3.6. Đặc điểm phân bố của loài 52
3.3.7. Sự tác động của con người và động vật đến khu vực nghiên cứu 53
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1. Kết luận 59
2. Kiến nghị 60







v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VQG Vườn quốc gia
ĐDSH Đa dạng sinh học
KBT Khu bảo tồn
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
OTC Ô tiêu chuẩn
ODB Ô dạng bản
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc
CIFOR Center for International Forestry Research
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế
TFAP Tropical Forestry Action Plan
Chương trình hành động lâm nghiệp nhiệt đới
ITTA International Tropical Timber Agreement
Hiệp hội gỗ nhiệt đới quốc tế
IUCN
International Union for Conservation of Nature
Hiệp hội thế giới về bào tồn thiên nhiên
WWF
World Wide Fund For Nature
Quỹ bảo vệ động vật hoang dã




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Thông Tre
lá ngắn 36
Bảng 3.2. Đặc điểm sử dụng loài Thông Tre lá ngắn 37
Bảng 3.3. Kích thước thân loài cây Thông Tre lá ngắn tại KBTTN Phia Oắc -
Phia Đén 38
Bảng 3.4. Kích thước lá loài Thông Tre lá ngắn 40
Bảng 3.5. Đặc điểm độ tàn che nơi có loài cây Thông Tre lá ngắn 42
Bảng 3.6. Hình thức tái sinh của loài Thông tre lá ngắn 45
Bảng 3.7. Mật độ tái sinh của loài Thông Tre tại khu vực điều tra Bảng 46
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp độ che phủ nơi có cây Thông Tre lá ngắn phân bố 49
Bảng 3.9. Kết quả điều tra đất 50
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu hàm lượng dinh dưỡng trong đất tại khu vực
nghiên cứu 51
Bảng 3.11. Trạng thái rừng nơi có loài Thông Tre lá ngắn phân bố 52
Bảng 3.12. Đặc điểm phân bố theo độ cao 53
Bảng 3.13. Bảng điều tra sự tác động của con người và động vật đến hệ thực
vật rừng trong KBTTN Phia Oắc - Phia Đén 54










vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1. Thân cây Thông Tre lá ngắn tại KBTTN Phia Oắc - Phia Đén 39
Hình 3.2. Đặc điểm lá cây Thông Tre lá ngắn 40
Hình 3.3. Quả non cây Thông Tre lá ngắn 41
Hình 3.4. Đào cây Thông Tre lá ngắn để bán 55


















1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trên trái đất, các quần xã sinh vật trải qua hàng triệu năm phát triển
đang bị đe dọa bởi các hoạt động của con người. Sự tuyệt chủng hàng loạt
ngày nay có thể so sánh với sự tuyệt chủng của các thời kỳ địa chất trong quá
khứ, trong đó hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu loài bị tiêu diệt do các
thảm họa tự nhiên, có thể là sự va chạm của các thiên thạch, động đất, hỏa
hoạn… nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một số
loài đang ở ngưỡng cửa của tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do săn
bắn quá mức, do sinh cảnh bị phá hủy và do sự xâm nhập của các loài ngoại
lai. Nguy cơ đối với đa dạng sinh học ngày càng tăng do áp lực dân số tăng
lên một cách nhanh chóng cũng như các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tình
trạng này lại càng trở nên trầm trọng hơn do việc phân phối của cải trên thế
giới không đồng đều, về sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát triển và
kém phát triển, đặc biệt đối với các nước nhiệt đới, nơi vốn rất phong phú về
loài. Hơn thế nữa, sự đe dọa đối với đa dạng sinh học do các yếu tố đơn độc
chẳng hạn như mưa axit, khai thác gỗ, săn bắn quá mức… cùng kết hợp với
nhau làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ.
Nằm ở khu vực Đông Nam châu Á với tổng diện tích tự nhiên khoảng
330.541 km
2
Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên
thế giới, với vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Bắc bán
cầu, đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về
mặt địa lý, Việt Nam là nơi giao thoa của hệ động thực vật vùng Ấn Độ- Miến
Điện, Nam Trung Quốc và Inđô- Malaixia, đã giúp hệ động thực vật của nước
ta rất phong phú, theo các nhà khoa học dự đoán Việt Nam có khoảng trên
12.680 loài thực vật, 276 loài thú, 828 loài chim, 258 loài bò sát, 5000 loài
côn trùng, 82 loài ếch nhái, 3.109 loài cá… Nhưng hiện nay do nhiều nguyên

nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH đã và đang suy giảm.

2

Việt Nam được công nhận là một trong những điểm nóng về đa dạng
sinh học. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều
taxon bậc loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong
tương lai gần. Nhận thấy tầm quan trọng phải bảo vệ và phát triển rừng, Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã thành lập các vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên mục tiêu là đảm bảo các giá trị cảnh quan được gìn giữ, đa
dạng sinh học sẽ được bảo tồn. Hiện nay cả nước có khoảng 128 khu bảo tồn
nhằm gìn giữ nguồn gen của địa phương, là cơ sở quyết định cho sự phát triển
hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đa dạng và bền vững. Cũng
như các khu bảo tồn khác, khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén là nơi
lưu giữ những nguồn gen và các loài động thực vật có giá trị, đặc biệt là một
số loài thực vật quý hiếm như: Nghiến, Sến mật, Thông tre, Giảo cổ lam
Tuy nhiên việc nghiên cứu về các loài thực vật này còn rất hạn chế đặc biệt là
loài cây Thông Tre lá ngắn. Để có thể bảo tồn và phát triển loài cây Thông
Tre lá ngắn này tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp nhằm: “Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học của loài Thông Tre lá ngắn (Podocarpus
pilgeri Foxworthy), làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển
loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng".
2. Mục đích
Điều tra và đánh giá được thực trạng, tình hình phân bố và khả năng tái
sinh của loài Thông Tre lá ngắn tại xã Ca Thành, Khu bảo tồn thiên nhiên
Phia Oắc - Phia Đén. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát
triển loài thực vật đó, bảo vệ nguồn gen của chúng.
3. Mục tiêu
- Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Thông Tre lá

ngắn có trong khu vực nghiên cứu.
- Xác định hiện trạng, tình hình phân bố, tái sinh tự nhiên của loài Thông
Tre lá ngắn trong khu vực nghiên cứu.

3

- Tìm hiểu tác động của con người và động vật tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển loài cây Thông Tre lá
ngắn tại khu vực nghiên cứu.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Loài Thông tre lá ngắn(Podocarpus pilgeri Foxworthy)
phân bố tự nhiên tại xã Ca Thành, KBTTN Phia Oắc - Phia Đén, Huyện
Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng.
- Phạm vi: Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài cây Thông
Tre lá ngắn tại Xã Ca Thành, KBTTN Phia Oắc - Phia Đén, Huyện Nguyên
Bình, Tỉnh Cao Bằng. Tìm hiểu hiện trạng của loài từ đó đề xuất một số biện
pháp bảo tồn loài thực vật quý, hiếm này.
5. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Xã Ca Thành, KBTTN Phia Oắc - Phia Đén, Huyện Nguyên
Bình, Tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian tiến hành: Từ tháng 6 năm 2013 đền tháng 8 năm 2014.
6. Ý nghĩa của đề tài
+ Ý nghĩa trong hoc tập và nghiên cứu khoa học
- Kết quả đề tài luận văn bổ sung dữ liệu thông tin về sự phân bố tái sinh
của loài cây quý hiếm trong hệ sinh thái rừng núi cao phía bắc nước ta.
- Tác giả luận văn thông qua nghiên cứu thực tiễn bổ sung kiến thức thực
tế về rừng, về ĐDSH, nâng cao khả năng làm nghiên cứu.
+ Ý nghĩa thực tiễn
- Thấy được sự đa dạng của các loài thực vật quý hiếm tại khu vực

nghiên cứu, và sự suy giảm của các loài thực vật trong những năm qua. Từ đó
đánh giá được sự tác động của con người đối với tài nguyên rừng.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn các loài thực vật quý hiếm nói
chung và loài cây Thông Tre lá ngắn nói riêng.
- Đây là tài liệu tham khảo cho mọi người có nhu cầu tìm hiểu về các
vấn đề nêu trong đề tài.

4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài
nguyên ĐDSH trên thế giới cũng như của Việt Nam đã và đang bị suy giảm.
Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon
loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai
gần. Yêu cầu đặt ra là phải tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm sinh học của
các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn
chúng một cách có hiệu quả.
 Về cơ sở sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật
quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là cơ sở khoa học xây dựng mối
quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
 Về cơ sở bảo tồn
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện
pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên
ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan
đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển

bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH .v.v.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài được đưa vào sách đỏ
thế giới [12], chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam [5], để
hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây
cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui
định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính
đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo

5

các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of
decline), kích thước quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic
distribution), và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and
distribution fragmentation).
+ Tuyệt chủng (EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy
định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có
những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): là một trạng thái bảo tồn của sinh
vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc
khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những
thời gian thích hợp (theo ngày, mùa, năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử
của loài đều không ghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung
thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các
cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh
nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người.
+ Cực kì nguy cấp (CR): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một
loài hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần.
+ Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi
là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất

cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
+ Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy cấp
(EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một
tương lai không xa.
+ Sắp bị đe dọa: là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.

6

+ Ít lo ngại (Least Concern) - Ic: Bao gồm các taxon không được coi là
phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.
+ Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) - DD: Một taxon được coi là thiếu
dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về
nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.
+ Không được đánh giá (Not Evaluated) - NE: Một taxon được coi là
không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài liệu
kế thừa của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén cho thấy: Tại Khu
bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tồn tại rất nhiều loài động, thực vật
được xếp vào các cấp bảo tồn CR, EN, VU… cần được bảo tồn nhằm gìn giữ
nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung. Cho nên việc nghiên cứu một số loài thực vật quý hiếm đặc biệt là loài
cây Thông Tre lá ngắn tại Xã Ca Thành và đề xuất các phương thức bảo tồn
các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Thông Tre lá ngắn nói riêng,
nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật quý, hiếm và nguồn gen của
chúng là điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi tiến
đến nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Để công tác bảo tồn có thể đạt được kết quả cao với một loài nào đó thì

việc đi tìm hiểu kỹ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất.
Ở xã Ca Thành, Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, tôi đi tìm hiểu
một số đặc điểm sinh học loài Thông Tre lá ngắn, thống kê số lượng, tình hình
sinh trưởng và đặc điểm sinh thái học của loài tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở
thứ hai để tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác
nhau, nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các

7

nguồn tài nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm. Để nâng cao nhận thức
trong xã hội và toàn cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh
học và tạo cứ liệu quan trọng cho công tác bảo tồn, từ năm 1964, hiệp hội bảo
tồn thiên nhiên thế giới, đã cho xuất bản các bộ sách đỏ nhằm cung cấp một
cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của
các loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Năm
1994, IUCN [12] đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc phân
hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe doạ trên thế giới. Các thứ
hạng và tiêu chuẩn của IUCN được cụ thể hoá như sau: Loài tuyệt chủng
(EX), loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU)… Năm
2004 Sách đỏ IUCN công bố văn bản đánh giá các loài động thực vật gọi là
(Sách đỏ 2004) vào ngày 17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất
cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó,
15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động
vật, 8.321 loài thực vật và 2 loài nấm.
Danh sách cũng công bố 784 loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm
1500. Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm
2000. Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và sắp xếp

vào nhóm DD. Ví dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống
759 trước khi tăng lên như hiện nay.
Để có thể bảo tồn các loài động thực vật nói chung và các loài động thực
vật quý hiếm nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã đưa ra các hoạt
động hướng tới phát triển bền vững và bảo tồn Đa dạng sinh học đặc biệt là ở
các khu vực vùng núi đá vôi, nơi giàu Đa dạng sinh học và khó khăn trong
công tác bảo tồn. Ở các vùng đá vôi ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi khác
trên thế giới hiện còn gặp nhiều khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích đến
từ nhiều phía. Những vùng này thường có phong cảnh đẹp, hữu tình, truyền
thống văn hoá dân tộc giàu bản sắc, tài nguyên rừng phong phú, nhất là các

8

sinh vật quý hiếm mà chỉ có ở vùng núi đá vôi, hệ sinh thái rừng trên núi đá
vôi,v.v. Nhưng công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở đó chủ yếu mới chỉ chú
trọng đến tăng trưởng kinh tế mà chưa chú ý đúng mức đến bảo vệ môi
trường, bảo tồn các loài động thực vật nhất là các loài quý hiếm v.v. Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO)Văn phòng
UNESCO Hà Nội, 2005 [18].
CIFOR (Centrer for Internationl Forestry Resarch) Trung tâm nghiên
cứu lâm nghiệp quốc tế thành lập năm 1993, trụ sở chính tại Bogor, Indonesia
với hoạt động chính là hướng tới một thế giới mà ở đó rừng được trú trọng
trong các định hướng chính sách, và con người nhận thức được giá trị thực sự
của rừng trong việc bảo đảm sinh kế và các dịch vụ từ rừng.
Ở một số nước đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm đưa mối quan hệ
giữa con người lên một mức độ khác. Qua đó con người có những tác động
tích cực vào rừng đem lại hiệu quả về mặt quản lí, rừng không bị suy giảm,
con người được hưởng lợi nhiều từ rừng. Trong các chương trình các nước
quy định quyền sử dụng đất của người dân. Tại Ấn Độ, nhà nước chỉ giao đất
không có rừng cho các cộng đồng địa phương, đất Lâm nghiệp do nhà nước

quản lý hoặc theo hình thức cộng quản. Hiện nay Philippines, Thái Lan,
Trung Quốc đã cấp giấy phép sử dụng đất cho các cá nhân theo các chương
trình lâm nghiệp xã hội.
Các tổ chức hợp tác bảo vệ rừng như chương trình hợp tác của TFAP
(Tropical Forestry Action Plan), kế hoạch hành động bảo vệ rừng nhiệt đới và
ITTA (International Tropical Timber Agreement) Hiệp ước quốc tế về gỗ
nhiệt đới. Các công ước quốc tế đã được ký kết nhằm mục đích bảo vệ tài
nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như: công ước Cites 1973, IUCN
(International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) - liên
minh quốc tế về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghị định Thư
Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon (1987). Tháng 9 năm 1991, hội

9

nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ X tại Pari đã vạch ra chiến lược toàn cầu hóa
về bảo vệ rừng. Năm 1991, Hiệp hội thế giới về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) và
quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã đưa ra đề xuất tăng diện tích rừng
được bảo vệ lên 10% vào thế kỷ XXI. Những công ước quốc tế đã được kí kết
nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên thế
giới như: Công ước bảo vệ di sản văn hóa thế giới (1973), Công ước về buôn
bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (Công ước Cites, 1973), Công ước
bảo vệ các vùng đất ướt Ramar, Nghị định thư montreal về các chất làm suy
giảm tầng Ozone (1987), ngày 5/6/1992 Công ước đa dạng sinh học được kí
kết và có 170 nước tham gia.
Các nghiên cứu trên thế giới về ngành Thông và loài cây Thông tre
Ngành Thông (danh pháp khoa học: Pinophyta) nhiều tài liệu tiếng
việt cũ còn gọi là ngành Hạt trần (Gymnospermae), gồm các loài cây thân gỗ
lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân gỗ. Lá hình vảy, hình kim,
hình dải, ít khi hình quạt, hình trái xoan hoặc hình lông chim.
Cơ quan sinh sản thường đơn tính, có cấu tạo nón khác với cấu tạo hoa,

gồm các lá bào tử xếp xoắn ốc hoặc xếp vòng trên một trục ngắn có dạng nón.
Thụ phấn nhờ gió, ít khi nhờ côn trùng. Lá noãn mở không bao hạt, mang một
đến nhiều lá noãn ở nách hoặc mép. Hạt có phôi thẳng, mang một đến nhiều
lá mầm. Gỗ tương đối mềm, chỉ có quản bào chưa có mạch gỗ và sợi gỗ.
Trong 60 năm trở lại đây có chỉ có 4 chi được phát hiện mới cho khoa
học thuộc về lớp Thông là: Metasequoia Hu & C. Cheng được phát hiện từ
miền Trung của Trung Quốc vào năm 1948; Cathaya Chun & Kuang cũng
được phát hiện từ miền Trung của Trung Quốc vào năm 1958; Wollemia
W.G. Jones et al. Được phát hiện từ vườn Quốc gia Wollemi tại Úc vào năm
1995 (Farjon A). Và Xanthocyparis Farjon & Hiep là chi thứ tư được tìm thấy
ở khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang của
Việt Nam và được chính thức công bố vào năm 2002.

10

Trong năm 1999 - 2011, nhiều đợt nghiên cứu của dự án Bảo tồn thực
vật Việt Nam thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Vườn Thực vật
Mit-xu-ri, Hoa Kỳ kết hợp với chuyên gia thực vật Liên bang Nga đã tổ chức
nhiều đợt nghiên cứu tại các khu bảo tồn thiên nhiên, trong quá trình nghiên
cứu, các nhà thực vật Việt Nam và nước ngoài đã công bố nhiều loài lớp
Thông, Lan và thực vật có hoa cho khoa học và cho hệ thực vật Việt Nam.
Họ Thông tre tên khoa học là Dopocarpaceae là một họ của thực vật hạt
trần. Họ này ở Việt Nam xuất hiện nhiều loài Kim giao (thuộc chi nageia) nên
trong văn bản người ta thường gọi là họ Kim giao, họ này có khoảng 18-19
chi với 170-200 loài. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nam
bán cầu. Chi podocarpus phát tích từ các vùng thuộc lục địa cổ Gondwana,
người ta tìm thấy hóa thạch của các loài thực vật thuộc chi podocarpus có
niên đại từ 45-105 triệu năm trước ở nhiều vùng của Châu Phi, Nam Mỹ, Ân
Độ, Úc, New Guinea, New Caledonia, New Zealand. Chi này có 2 loài chi
podocarpus và Foliolatus.

Đặc điểm chung
Chủ yếu là các cây gỗ lớn, gỗ nhỡ, gỗ nhỏ, cây bụi. Cành mọc gần vòng.
Lá hình trái xoan, hình dải, hình ngọn giáo, hoặc hình vảy, mọc xoắn ốc hoặc
gần đối, thường vặn cuống và cùng với cành tạo thành mặt phẳng.
Thường là nón đơn tính khác gốc. Nón đực mọc lẻ hoặc mọc cụm ở nách
lá gần đầu cành, nhị nhiều, xếp xoắn ốc, mỗi nhị mang 2 bao phấn. Nón cái
thường mọc lẻ ở nách lá gần đầu cành ngắn, lá noãn trên cùng mang 1 noãn
đảo, các lá noãn khác tự teo ở dạng vảy hoặc dính lại thành đế mập. Quả nón
1 hạt, dạng quả kiên hoặc quả hạch, hạt thường có vỏ giả khô hoặc mập bao
bọc. Các lá noãn phía dưới bất thụ tạo thành đế mập hoặc vảy lợp cuống quả.
Phôi có 2 lá mầm, nảy mầm trên đất.
Phân bố
Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nam bán cầu.

11

Chi Thông tre (danh pháp khoa học: Podocarpus, từ tiếng Hy
Lạp podos có nghĩa là chân và karpos có nghĩa là quả, tức là chỉ những cây
mà quả có chân đế rõ ràng - một đặc trưng điển hình của chi thực vật này).
Trong tiếng Việt gọi tên chi là Thông tre để lấy theo tên loài thực vật phổ biến
của chi này ở Việt Nam là loài Thông tre. Có khoảng 105 loài trong chi này.
Dạng sống chủ yếu của thực vật trong chi này là cây gỗ thường xanh và cây
bụi. Thân của các loài trong chi có chiều cao 1-25m, có thể lên tới 40m.
Trong thân thường có nhựa mủ. Lá kim thường là thon dài như hình liềm
hoặc gần như lá tre trúc, dài từ 0,5-15 cm. Trong hệ gân có 1 gân chính đặc
biệt chạy dọc lá.
Chi Podocarpus phát tích từ các vùng đất thuộc siêu lục địa
cổ Gondwana, người ta tìm thấy hóa thạch của các loài thực vật thuộc
chi Podocarpus có niên đại từ 45-105 triệu năm trước ở nhiều vùng của châu
Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ, Úc, New Guinea, New Zealand, New Caledonia.

Phân loại
Chi này có 2 phân chi là Podocarpus và Foliolatus
Phân chi Podocarpus. Thường thấy ở các khu rừng thuộc Tasmania, New
Zealand, nam Chile, một vài loài (nhưng hiếm thấy) ở vùng cao nguyên nhiệt
đới châu Phi và châu Mỹ.
Phân chi Foliolatus. Thường thấy phân bố tự nhiên ở châu Á và châu Úc.
Loài: Phân chi Podocarpus
- Đoạn Podocarpus (đông và nam châu Phi)
+ Podocarpus elongatus
- Đoạn Scytopodium (Madagascar, Đông Phi)
+ Podocarpus capuronii
- Đoạn Australis (đông nam Australia, New Zealand, New Caledonia,
nam Chile)
+ Podocarpus acutifolius

12

- Đoạn Crassiformis (đông bắc Queensland)
+ Podocarpus smithii
- Đoạn Capitulatis (trung Chile, nam Brasil, dãy núi Andes từ bắc
Argentina tới Ecuador)
+ Podocarpus glomeratus
- Đoạn Pratensis (đông nam Mexico tới Guyana và Peru)
+ Podocarpus oleifolius
- Đoạn Lanceolatis (nam Mexico, Puerto Rico, Tiểu
Antille, Venezuela tới vùng cao nguyên Bolivia)
+ Podocarpus coriaceus
- Đoạn Pumilis (miền nam quần đảo Caribe và cao nguyên Guyana)
+ Podocarpus angustifolius
- Đoạn Nemoralis (trung và bắc Nam Mỹ, về phía nam tới Bolivia)

+ Podocarpus brasiliensis
Phân chi Foliolatus
- Đoạn Foliolatus (Nepal tới Sumatra, Philippines, và New Guinea tới tonga)
+ Podocarpus neriifolius - Thông tre; Thông trúc đào; Thông tre nam
- Đoạn Acuminatus (bắc Queensland, New Guinea, New
Britain, Borneo)
+ Podocarpus dispermus
- Đoạn Globulus (Đài Loan tới Việt Nam, Sumatra và Borneo,
New Caledonia)
+ Podocarpus globulus
- Đoạn Longifoliolatus (Sumatra và Borneo, về phía đông tới Fiji)
+ Podocarpus atjehensis
- Đoạn Gracilis (nam Trung Quốc, qua Malesia tới Fiji)
+ Podocarpus pilgeri - thông tre lá ngắn
- Đoạn Macrostachyus (Đông Nam Á tới New Guinea)

13

+ Podocarpus brevifolius - thông tre lá nhỏ, tùng la hán lá nhỏ
- Đoạn Rumphius (Hải Nam, về phía nam qua Malesia tới bắc
Queensland)
- Đoạn Polystachyus (Hoa Nam và Nhật Bản, qua bán đảo Mã Lai tới
New Guinea và đông bắc Australia)
+ Podocarpus macrophyllus - thông la hán
- Đoạn Spinulosus (vùng duyên hải đông nam và tây nam Australia)
+ Podocarpus drouynianus
+ Podocarpus grayii
1.2.2. Ở Việt Nam
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của
vùng Đông Nam Á, nhiều nhà khoa học đã nhận định rằng rừng Việt Nam là

một trong top 10 quốc gia châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Việt Nam được thế giới công nhận là 1/16 quốc gia trên thế giới có tính đa
dạng sinh học cao, trong đó có hệ động thực vật hoang dã điển hình của rừng
nhiệt đới. Trên thực tế, việc bảo tồn, bảo vệ rừng đặc dụng là đóng góp tích
cực của Việt Nam đối với việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trên
toàn cầu, nhưng đang bị chính con người tàn phá và hủy diệt. Để đạt được
những thành quả đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, bộ luật,
chương trình dự án nhằm quản lý bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
Các nghiên cứu về bảo tồn
Cụ thể là luật quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 1994, tháng 7/1993
luật đất đai ra đời quy định cụ thể các điều khoản chính sách về đất đai.
Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên được soạn thảo và chính thức công bố,
trong thời gian từ 1992 đến 1996 và năm 2007, đã thực sự phát huy tác dụng,
được sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động nghiên cứu giảng dạy, quản lý,
bảo vệ nguồn tài nguyên động thực vật ở nước ta, đáp ứng yêu cầu phát triển

14

khoa học công nghệ, bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật, môi
trường thiên nhiên nước ta trong giai đoạn vừa qua.
Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn và
phát triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này được thể hiện
bằng một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời. Ba mốc quan trọng nhất trong
lĩnh vực bảo tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992),
Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002) và Nghị Định 32-CP (2006). Nghị định
32/2006 CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006
nhằm quy định các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm cần được bảo vệ. Theo
Nghị định này, các loài thực vật được chia thành 2 nhóm: Nhóm Ia là nhóm
thuộc diện nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, nhóm IIa là
nhóm bị hạn chế khai thác sử dụng. Nhóm Ia có 15 loài và tất cả các loài trong

hai chi: Lan kim tuyến (Anoectochilus spp.), chi Lan hài (Paphiopedilum spp.).
Nhóm IIa có 37 loài và và tất cả các loài trong hai chi: Tuế (Cycas spp.) Và chi
Lan một lá (Nervilia spp.) (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Tổng cục
lâm nghiệp, tháng 12 năm 2010) [7].
Đến năm 2008, hệ thống KBT thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng
đặc dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ
cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 KBT biển chứa đựng
các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh cao, với diện tích
trên 2,26 triệu ha, đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng trên cạn, đất
ngập nước và trên biển. Tuy nhiên hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển nguồn
tài nguyên rừng chưa mang lại hiệu quả thiết thực, tác động của người dân tới
nguồn tài nguyên rừng là rất lớn, nhiều vụ vi phạm lâm luật vẫn xảy ra, hàng ngàn
ha rừng vẫn đang bị tàn phá, các hoạt động buôn bán động thực vật quý hiếm ngày
càng trở nên gay gắt đẩy nhiều loài đến nguy cơ tuyệt chủng cao (Tổ chức Bảo tồn
Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam (2008),Cục kiểm lâm và viện điều tra quy
hoạch rừng) [12].

15

Các mối đe dọa đối với tài nguyên thực vật hiện nay là rất lớn không loại
trừ các KBT và VQG. Để đánh giá mức độ tác động của con người đã có
nhiều tài liệu đã đề cập tới. Bộ Công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao
Việt Nam đã khuyến cáo nên đánh giá theo các tiêu chí chính sau:
- Mất loài, thay đổi quần xã.
- Mất rừng, tình trạng manh mún.
- Tăng độ lắng đọng trầm tích, tần suất hạn hán nhiều hơn.
- Sản lượng lâm sản ngoài gỗ giảm sút
- Mất đi những địa điểm có tầm quan trọng
Chương trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội, 2000, Bài giảng Bảo tồn đa
dạng sinh học đã đưa ra con người có thể gây nên các tác động ngắn hạn hoặc

dài hạn. Tác động tức thời như chăn thả quá mức có thể làm mất nguồn thức
ăn cho động vật hoang dã. Tác động lâu dài làm mất đi sự tái sinh tự nhiên
của các loài cây thân gỗ và lau sậy chiếm ưu thế. Cũng như đối với các dạng
điều tra khác, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu sâu sắc các mục tiêu đánh
giá tác động của con người và vật nuôi lên các sinh cảnh. Chỉ khi đó ta mới
thu thập thông tin một cách chính xác và kịp thời để lên kế hoạch quản lý.
Một chiến lược quản lý KBT hoàn chỉnh bao gồm việc giám sát mức độ "quấy
nhiễu sinh cảnh" do tác động của con người để dự báo được mức độ tác động
trong tương lai và thực thi các biện pháp chống lại [5].
Đứng trước thực trạng trên Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu đối
với công tác quản lí bảo vệ rừng là: Rừng phải có chủ, hạn chế tình trạng phá
rừng, đốt nương làm rẫy, đưa người dân tham gia vào công tác bảo vệ nguồn
tài nguyên rừng với trương trình phát triển kinh tế xã hội đất nước theo hướng
bền vững.
Nghiên cứu về sinh thái, phân loại
- Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,

16

Ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm,
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) [8] đã
nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật
nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống
trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh
sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh
thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của
cây đối với hoàn cảnh.
Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm

sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ đồng
thời lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường Lê Mộng Chân
(2000) [8]. Cây Thông Tre lá ngắn là một loài cây quý, hiếm có giá trị kinh tế
cao cần được nghiên cứu bảo vệ và chăm sóc nhằm lưu giữ và phát triển
nguồn gen cây rừng.
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ suy giảm với tốc độ rất
nhanh nhiều loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong đó
có rất nhiều loài quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, hiện nay
với sự tác động mạnh mẽ của con người với các lợi ích trước mắt mà đã quên
hết đi tất cả những gì mà thiên nhiên đã mang lại cho chúng ta, sự cấp bách
như vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu tại xã Ca Thành, KBT thiên nhiên Phia
Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng, tại KBT này nhiều khu rừng nhiều loài động
thực vật bị tàn phá và săn bắt không thương tiếc. Chính vì vậy vấn đề nghiên
cứu đặc tính sinh học nhằm bảo tồn các loài quý, hiếm nói chung và loài
Thông Tre lá ngắn nói riêng là một vấn đề rất được chú ý nó chỉ là giúp một
phần nhỏ vào công tác bảo tồn nhưng qua hoạt động này sẽ giúp ta duy trì và
bảo tồn được thêm một loài thực vật đang bị khai thác nhiều chỉ còn lại số
lượng ít, hy vọng sau kết quả nghiên cứu này, nhiều loài cây khác cũng sẽ
được nghiên cứu và bảo tồn.

×