Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản tại huyện Tam Nông t ỉnh, Phú Thọ và thử nghiệm hai phác đồ điều trị bệnh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.02 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

  




HOÀNG THỊ NGỌC LAN





Tên đề tài:



TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ
1-21 NGÀY TUỔI TẠI PHƯỜNG MINH THÀNH THỊ XÃ QUẢNG YÊN
TỈNH QUẢNG NINH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA HAI
LOẠI THUỐC COLISTIN 1200 VÀ BAYTRIL 0,5%







KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khoá học : 2010 - 2014


Giảng viên hướ
ng dẫn



Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

  




HOÀNG THỊ NGỌC LAN






Tên đề tài:



TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ
1-21 NGÀY TUỔI TẠI PHƯỜNG MINH THÀNH THỊ XÃ QUẢNG YÊN
TỈNH QUẢNG NINH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA HAI
LOẠI THUỐC COLISTIN 1200 VÀ BAYTRIL 0,5%







KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khoá học : 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hà Thị Hảo
Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Giảng viên hướng dẫn





Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy giáo hướng
dẫn, em được phân công về Trạm thú y huyện Tam Nông để thực tập. Để
hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà trường, Khoa Chăn
nuôi - Thú y, các cán bộ công nhân viên trong Trạm, bạn bè cùng gia đình.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban
giám hiệu Nhà trường, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban lãnh đạo Trạm thú y huyện Tam Nông đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Hùng Nguyệt, đã tận tình giúp đỡ và trực
tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 42TY đã quan tâm, giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Chăn
nuôi - Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Ban lãnh đạo Trạm thú
y huyện Tam Nông cùng các anh chị em công nhân viên luôn mạnh khỏe và
gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Chúc các bạn sinh viên luôn mạnh khỏe,
học giỏi.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Thị Ngọc Lan

LỜI MỞ ĐẦU

Với phương châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế”
hàng năm nhà trường tổ chức cho các khóa thực tập tốt nghiệp. Đây là thời
gian giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học.
Đồng thời giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn, học hỏi thêm
kiến thức, kinh nghiệm đúc rút qua thực tiễn sản xuất để từ đó nâng cao trình
độ chuyên môn nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên
cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường,
sự phân công của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, được sự tiếp nhận
của cơ sở em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Trạm thú y huyện Tam Nông
với đề tài: “TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI
ĐOẠN TỪ 1-21 NGÀY TUỔI TẠI PHƯỜNG MINH THÀNH THỊ XÃ
QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
CỦA HAI LOẠI THUỐC COLISTIN 1200 VÀ BAYTRIL 0,5%”.
Tuy nhiên, với thời gian thực tập có hạn, trình độ kiến thức và kinh
nghiệm chưa nhiều nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và bạn
bè đồng nghiệp để bản khóa luận tốt nghiệp được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1

1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai 1
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3
1.1.2.1. Tình hình dân số lao động việc làm và thu nhập 3
1.1.2.2. Tình hình kinh tế 4
1.1.2.3. Tình hình xã hội 4
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 5
1.1.4. Đánh giá chung 8
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ
SẢN XUẤT 8
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 8
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi 9
1.2.1.2. Công tác thú y 9
1.2.2. Phương pháp thực hiện 9
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 9
1.2.4. Kết luận và đề nghị 13
1.2.4.1. Kết luận 13
1.2.4.2. Đề nghị 13
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 14
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 14
2.1.2. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu 15
2.1.3. Sự cần thiết tiến hành đề tài 15
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 16
2.2.1. Cơ sở khoa học 16
2.2.1.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục lợn nái 16
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái 18
2.2.1.3. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản (Metritis) 22
2.2.1.4. Một số vi khuẩn thường gặp trong dịch tiết đường sinh dục
của lợn 30

2.2.1.5. Hiện tượng kháng thuốc ở vi khuẩn 36
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 37
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 37
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 39
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 41
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 41
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.5.1. Xác định một số chỉ tiêu lâm sàng của nái khỏe và nái
viêm tử cung 41
2.3.5.2. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin 42
2.3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn
lợn nái của các phác đồ điều trị sử dụng trong đề tài 42
2.3.6. Phương pháp theo dõi từng chỉ tiêu 43
2.3.6.1. Quy mô đàn lợn nái 3 năm chở lại đây của 3 xã Tứ Mỹ, xã Xuân
Quang và xã Phương Thịnh của huyện Tam Nông 43
2.3.6.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái qua 3
năm (2012-2014) 43
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy giáo hướng
dẫn, em được phân công về Trạm thú y huyện Tam Nông để thực tập. Để
hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà trường, Khoa Chăn
nuôi - Thú y, các cán bộ công nhân viên trong Trạm, bạn bè cùng gia đình.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban
giám hiệu Nhà trường, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban lãnh đạo Trạm thú y huyện Tam Nông đã tạo điều kiện thuận

lợi giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Hùng Nguyệt, đã tận tình giúp đỡ và trực
tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 42TY đã quan tâm, giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Chăn
nuôi - Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Ban lãnh đạo Trạm thú
y huyện Tam Nông cùng các anh chị em công nhân viên luôn mạnh khỏe và
gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Chúc các bạn sinh viên luôn mạnh khỏe,
học giỏi.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Thị Ngọc Lan
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung 27
Bảng 2.2. Điều tra quy mô đàn lợn nái 3 xã Tứ Mỹ, xã Xuân Quang và xã
Phương Thịnh trong 3 năm của huyện Tam Nông 46
Bảng 2.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái trong 3 năm
(2012-2014) 47
Bảng 2.4. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ 48
Bảng 2.5. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo tháng 49
Bảng 2.6. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo chăm sóc nuôi dưỡng 50
Bảng 2.7. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn 50
Bảng 2.9. Kết quả của 2 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung cho lợn nái 52

Bảng 2.10. Chi phí sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm tử cung 53
Bảng 2.11. Khả năng sinh sản của lợn nái sau điều trị 54

1

Phần 1

CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tam Nông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú
Thọ; có tọa độ địa lý 21
o
13

đến 21
o
14

vĩ Bắc và từ 105
o
09

đến 105
o
21

kinh

Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Đông giáp huyện Lâm Thao.
- Phía Đông Nam giáp thành phố Hà Nội.
- Phía Tây giáp các huyện Cẩm Khê, Yên Lập và Thanh Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Thanh Thủy.
- Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ.
Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên là 15.596,92 ha (155,97 km²).
Theo Điều tra dân số năm 2009 thì huyện Tam Nông có dân số là 75.469
người. Bao gồm 1 thị trấn và 19 xã là: Thị trấn Hưng Hóa, xã Hùng Đô, xã
Quang Húc, xã Thanh Uyên, xã Tam Cường, xã Cổ Tiết, xã Hiền Quan, xã
Văn Lương, Xã Hưng Nộn, xã Thọ Văn, xã Dị Nậu, xã Dậu Dương, xã
Thượng Nông, xã Hồng Đà, xã Phương Thịnh, xã Tề Lễ, xã Tứ Mỹ, xã Xuân
Quang, xã Hưng Nha và xã Vực Trường.
Huyện có vị trí khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội vì gần
thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; Có hệ thống giao thông đường bộ, đường
thủy thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là
đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa và nối liền
hệ thống giữa các tỉnh Trung du Miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội.
1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Địa hình của huyện Tam Nông tương đối phức tạp thể hiện những nét

2

đặc trưng của vùng bán sơn địa đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi,
hồ đầm… Dạng địa hình thể hiện chính của huyên Tam Nông là dốc., bậc
thang, lòng chảo hướng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên là 15.596,92 ha. Trong đó tổng
diện tích đất nông nghiệp là 11460,68 ha chiếm 73,57%. Đất phi nông nghiệp
là 3726,78 ha chiếm 23,92%. Đất chưa sử dụng là 390,23 ha chiếm 2,51%.
Địa hình của huyện thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn

địa. Với diện tích đất đai, tài nguyên, cho phép huyện có khả năng phát triển
nông nghiệp đa dạng, phong phú, có khả năng chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Mặt khác, xuất phát từ
tiềm năng đất đai và tài nguyên, cùng hệ thống giao thông thuận lợi, huyện
Tam Nông có nhiều lợi thế phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương
mại. Những năm qua, kinh tế của huyện đã từng bước phát triển trên nhiều
lĩnh vực như: sản xuất lương thực, thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, phát triển vùng
nguyên liệu giấy, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng sơn mài, mây tre
đan, nghề mộc gia dụng , cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã được hình thành
và đầu tư phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn
1.1.1.3.1. Đặc điểm khí hậu
Tam Nông mang đặc điểm khí hậu của miền Bắc nước ta, là khí hậu
nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ cao, có nền nhiệt độ trung bình, lượng mưa
tập trung chủ yếu vào mùa mưa, phân bố theo mùa rõ rệt.
Theo phân vùng khí hậu tỉnh Phú Thọ (Nguồn số liệu đặc trưng và tính
toán khí tượng - thủy văn tỉnh Phú Thọ do Đài khí tượng thủy văn Việt Bắc
cung cấp) thì huyện nằm trọn trong tiểu vùng khí hậu đồi trung du.
Về nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 24
o
c, tổng tích
nhiệt trung bình năm khoảng 8,500
o
c. Độ ẩm tương đối trung bình 84%.

3

Về lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1,450 -
1,500mm. Tổng lượng mưa năm nhiều nhất 2,600mm, năm ít nhất 1.000 -
1100mm. Tình trạng khô hạn, úng lụt cục bộ thường xáy ra gió mùa Tây và

Tây Nam, khô và nóng xen kẽ trong các mùa.
1.1.1.3.2. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có 3 dòng sông chảy qua là: Sông Thao, sông Đà,
sông Bứa. Sông Thao chảy qua 11 xã với chiều dài 34km, lưu lượng dòng
chảy vào mùa mưa rất lớn, tháng 8 có lưu lượng lớn nhất là 2,960m
3
/s và
ngược lại mùa khô rất thấp, tháng 3 có lưu lượng là 296m
3
/s. do chảy qua hầu
hết các xã trên địa bàn nên Sông Thao có vai trò rất quan trọng cho việc cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời cũng cung cấp
một lượng phù xa mới cho đồng ruộng góp phần vào việc cải thiện độ phì của
đất. Sông đà có chiều dài 4,1km, đây cũng chính là đoạn hợp lưu của Sông Đà
và Sông Thao thành Sông Hồng. Sông Bứa có chiều dài 12km. lưu lượng
dòng chảy trong mùa mưa cao nhất vào tháng 9 là 89,4m
3
/s và trong mùa khô
thấp nhất vào tháng 3 có 9,99m
3
/s. Sông Bứa cũng góp phần tích cực vào việc
tưới, tiêu và bồi đắp phù xa cho đồng ruộng. Tuy nhiên, do dòng sông hẹp
chảy qua địa bàn đồi núi, đồi dốc cao nên vào mùa mưa lũ lớn xả ra từ 2 -3
lần/ năm. Tam Nông còn có rất nhiều suối, ao, hồ, đập. Đây là những nguồn
nước tự nhiên phục vụ cho sản xuất.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình dân số lao động việc làm và thu nhập
Tổng dân số của huyện là 80.838 người tỷ lệ tăng dân số hằng năm
dưới 1%.
Về lao động và việc làm: Tổng số người trong đọ tuổi lao động là

41,864 người chiếm 51,79% tổng số dân. Trong đó lao động nông nghiệp là
33,618 người chiếm 80,31% tổng số lao động toàn huyện.

4

Huyện đã tích cực giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều
hình thức như mở thêm ngành nghề thủ công, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt: 3,690,000 đồng/người/năm.
Lương thực bình quân đầu người đạt 352,8 kg/người/năm.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Trong những năm gần đây kinh tế huyên Tam Nông có những bước
phát triển khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng khá toàn diện,
nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân hằng năm là 9,4%. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế chưa cân đối, chủ yếu vẫn
là giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 13,35% giá trị
sản xuất các ngành dịch vụ chiếm 31,3%, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn.
Trong những năm gần đay việc chuyển dịch cơ cấu đã có nhiều chuyển biến
theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỷ
trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhưng tốc
độ còn chậm.
1.1.2.3. Tình hình xã hội
Huyện Tam Nông có tổng dân số là 80.838 người đa số đều là dân
tộc kinh sống chủ yếu ở trung tâm huyện và ven đường quốc lộ.
Cho nên việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hoá, xã hội
có nhiều thuận lợi.
Giáo dục được quan tâm nên trong năm học 2007 - 2008 tỷ lệ tốt nghiệp
tiểu học và trung học cơ sở của xã đều đạt 100%, trung học phổ thông đạt
75,63%, huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Y tế được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Cán bộ y tế được đi
tập huấn thường xuyên và được hỗ trợ thêm kinh phí để yên tâm chăm sóc sức

khoẻ cho nhân dân. Các chế độ chính sách khám, bảo hiểm y tế được duy trì
hàng tháng tại Trạm y tế và Bệnh viện huyện.

5

Huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân về trồng trọt,
chăn nuôi nhằm giúp bà con tiếp cận tốt hơn với các tiến bộ khoa học kỹ thuật
từ đó áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Nhờ đó
mà giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước.
Tóm lại với các điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi đã và đang
từng bước làm đổi thay đời sống kinh tế - xã hội nhân dân vùng trung du
Phú Thọ nói chung và huyện Tam Nông nói riêng, góp phần giải quyết
tốt vấn đề việc làm, y tế, giáo dục
Tuy nhiên bên cạnh mặt thuận lợi vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn
như việc chưa thu hút được nguồn lực có kỹ thuật để tham gia phát triển
kinh tế. Hay tập quán của nhân dân ta chưa được cải thiện nhiều, vẫn
chăn nuôi theo quy mô nhỏ hộ gia đình nên sản phẩm chăn nuôi chưa
đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Mặt khác việc thiếu vốn đầu tư, thiếu kỹ thuật trong phát triển
nông nghiệp đã làm hạn chế đáng kể sự phát triển kinh tế, xã hội và
nâng cao đời sống trong vùng.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Biện pháp để từng bước xoá đói giảm nghèo đối với các xã trong huyện
Tam Nông đã và đang áp dụng là: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm từng bước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do hậu quả của việc phá rừng làm nương và thời tiết
thay đổi gây ra hạn hán lớn. Hàng năm huyện chỉ đạo giảm diện tích cây lúa
sang diện tích trồng ngô, lạc, đậu tương.
Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 11460,68 ha, trong đó diện
tích cây lúa chiếm 80% trở lên, đặc biệt ngô trồng thâm canh trên đất hai vụ lúa

có hiệu quả cao ở các xã năng suất bình quân 30 tạ/ha.
Cây lương thực chính của huyện là lúa nước với tổng diện tích cấy lúa
nước là 6620 ha, chiếm 57,8% tổng diện tích đất nông nghiệp. Vụ mùa gieo

6

trồng phần lớn đã được chủ động, cơ cấu cây trồng đang được chuyển đổi một
cách tích cực, gồm nhiều giống khác nhau, có tiềm năng năng suất cao đưa vào
sản xuất.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngàn chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành truyền thống có từ lâu đời đối với nhân dân trong
huyện Tam Nông, bao gồm chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm và tận dụng ao,
hồ, đầm nuôi cá. Việc chăn nuôi ở đây chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn sẵn có
của địa phương.
Mục đích ngành chăn nuôi là cung cấp thực phẩm cho con người, sức
kéo, phân bón cho ngành trồng trọt.
1.1.3.2.1. Ngành chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu huyện Tam Nông 2014 là 2,605 con, giảm 209 con so
với năm 2013.
Tổng đàn bò năm 2013 là 10,500 con, Tăng 351 con so với năm 2012.
Mấy năm qua đàn trâu, bò của huyện Tam Nông chững lại và giảm là do thực
hiện nghị định 64/CP và nghị định 02/CP về giao đất ruộng và đất rừng đến
từng hộ gia đình ổn định và lâu dài, diện tích đồng cỏ giảm, mặt khác phương
thức sản xuất đã thay đổi, nhiều hộ gia đình, nhiều hộ dân đã và đang hùn vốn
bán trâu bò, để mua máy cày, bừa, máy tuốt lúa, máy sát gạo. Hiện nay bình
quân mỗi hộ gia đình trong huyện nuôi từ 1-2 con. Chăn nuôi trâu bò huyện
Tam Nông với hình thức chăn thả là chủ yếu. Chuồng nuôi trâu, bò làm tại
các hộ gia đình, xây dựng phần lớn không đúng kỹ thuật, không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh, nên chuồng còn mang tính chất tạm bợ, mái chuồng thì dột nát.
Về mùa đông thời tiết khô hanh, nguồn thức ăn dự trữ bị cạn kiệt,

nguồn thức ăn xanh cung cấp cho trâu, bò chủ yếu là rơm khô nên trâu bò
giảm sút nhanh chóng dẫn đến kế phát một số bệnh. Từ khi bước vào thu
hoạch cây vụ đông, trâu, bò có một ít thức ăn xanh từ sản phẩm phụ như lá
ngô, lá mía, dây khoai lang, kết hợp với nhận thức của người dân còn chưa

7

đầy đủ, do vậy trâu bò mùa đông xuân hay mắc một số bệnh: Chướng hơi dạ
cỏ, liệt dạ cỏ, tiêu chảy
Việc phối giống cho trâu, bò cái không được người dân ở đây ghi chép
theo dõi, nên có một số trâu bò đã đến ngày đẻ hoặc gần đến ngày đẻ vẫn
được người dân đưa đi chăn thả nên trâu, bò có lúc đẻ ngay ngoài đồng, bãi
chăn, dẫn đến bê, nghé đẻ ra hay bị chết do nhiễm trùng rốn và chết do bị ngạt
thường hay xảy ra. Đây cũng là nguyên nhân làm cho đàn trâu, bò ở huyện
Tam Nông có tốc độ tăng đàn không cao.
1.1.3.2.2. Ngành chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn của huyện Tam Nông năm 2014 là 30.000 con, giảm 19%
so với năm 2013. Phần lớn gia đình nào trong huyện cũng nuôi lợn, bình quân
mỗi hộ gia đình nuôi từ 2-3 con, phương thức chăn nuôi mang tính chất nuôi
nhốt là chính, vừa lấy sản phẩm thịt, vừa lấy phân bón vì thế lợn thường hay
mắc bệnh hà móng và tỷ lệ lợn mắc bệnh giun sán cao. Thức ăn cung cấp cho
lợn chủ yếu là các sản phẩm phụ nông nghiệp tự có. Trong 2 năm chở lại đây
do giá giá thành lợn thịt, lợn giống liên tục giảm ở mức thấp và thực hiện
chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nên một số bộ phận lao động chuyển sang làn
công nhân, buôn bán và kinh doanh dịch vụ. Nên ngành chăn nuôi lợn của
huyện Tam Nông đi xuống và tổng đàn lợn của huyện giảm mạnh.
1.1.3.2.3. Ngành chăn nuôi gia cầm
Huyện Tam Nông là một huyện miền núi có tiềm năng phát triển chăn
nuôi gia cầm rất lớn, đàn gia cầm của huyện được nuôi với nhiều chủng loại
khác nhau, nhưng chủ yếu là nuôi gà Ri. Tổng đàn gia cầm của huyện năm

2014 là 780,000 con.
Chăn nuôi gia cầm chủ yếu theo phương thức chăn thả tự do để tận
dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên, ngoài ra còn được bổ sung thêm
thóc, ngô. Việc bổ sung thêm đạm, vitamin vào trong chăn nuôi chưa được
người dân sử dụng rộng rãi do đó sản lượng trứng, thịt còn thấp.

8

Công tác giống gia cầm chưa được quan tâm đúng mức, chưa đưa được
những giống tốt nào vào trong chăn nuôi.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
- Do có sự chỉ đạo toàn diện và trực tiếp của huyện trên tinh thần đổi
mới. Là một huyện sản xuất nông, lâm, công nghiệp đã và đang được tiếp
nhận các nguồn vốn dự án của Trung ương, của tỉnh và một số nguồn vốn của
nước ngoài, nhằm xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng xoá đói giảm nghèo nâng
cao dân trí.
- Nguồn lao động dồi dào, nhân dân cần cù lao động.
1.1.4.2. Khó khăn
- Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa phát triển đồng bộ, nhiều
nơi việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ dân trí không đồng đều giữa các xã trong huyện.
- Mức thu nhập của người dân chưa cao
- Việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa
đồng đều giữa các xã trong huyện
- Cơ sở hạ tầng còn thấp kém.
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Được sự giúp đỡ của Nhà trường, Khoa Chăn nuôi - Thú y, đặc biệt là
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Hùng Nguyệt hướng

dẫn và sự nhất trí, tạo điều kiện của các cán bộ tại Trạm thú y huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ, căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản, trên cơ sở phân tích
những thuận lợi, khó khăn của huyện Tam Nông, áp dụng kiến thức đã học
trong Nhà trường vào thực tế sản xuất, kết hợp với học hỏi kinh nghiệm của
những cán bộ đi trước tôi đã đề ra một số nội dung công việc sau:
LỜI MỞ ĐẦU

Với phương châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế”
hàng năm nhà trường tổ chức cho các khóa thực tập tốt nghiệp. Đây là thời
gian giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học.
Đồng thời giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn, học hỏi thêm
kiến thức, kinh nghiệm đúc rút qua thực tiễn sản xuất để từ đó nâng cao trình
độ chuyên môn nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên
cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường,
sự phân công của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, được sự tiếp nhận
của cơ sở em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Trạm thú y huyện Tam Nông
với đề tài: “TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI
ĐOẠN TỪ 1-21 NGÀY TUỔI TẠI PHƯỜNG MINH THÀNH THỊ XÃ
QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
CỦA HAI LOẠI THUỐC COLISTIN 1200 VÀ BAYTRIL 0,5%”.
Tuy nhiên, với thời gian thực tập có hạn, trình độ kiến thức và kinh
nghiệm chưa nhiều nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và bạn
bè đồng nghiệp để bản khóa luận tốt nghiệp được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



10

Hùng Nguyệt và các cán bộ thú y ở Trạm thú y huyện Tam Nông. Chúng tôi
đã kết hợp với cán bộ thú y xã, thị trấn tiêm phòng, chẩn đoán và điều trị một
số bệnh cho gia súc, gia cầm ở một số xã trong huyện đạt kết quả như sau:
1.2.3.1.1. Tiêm phòng dịch bệnh
Với phương trâm phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong thời gian thực tập
tốt nghiệp, chúng tôi cùng cán bộ cơ sở tiêm phòng đạt kết quả sau:
- Tiêm vắcxin tụ huyết trùng trâu, bò được 3146 con.
- Tiêm vắxin LMLM cho trâu, bò được 3988 con
- Tiêm vắcxin tụ huyết trùng lợn được 873 con.
- Tiêm vắcxin dịch tả lợn được 888 con.
- Tiêm vắcxin LMLM lợn được 1106 con.
- Tiêm vắcxin dại chó mèo được 1297 con
Ngoài ra chúng tôi còn phổ biến cho nhân dân biết cách vệ sinh chuồng
nuôi, tách rời những gia súc, gia cầm đã bị bệnh ra khỏi đàn để điều trị, tránh
được sự lây lan trên phạm vi rộng.
1.2.3.1.2. Chẩn đoán điều trị bệnh
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương được sự giúp đỡ của các
cán bộ thú y huyện trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Chúng tôi kịp thời
chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm như sau:
- Bệnh sán lá gan trâu bò
Dựa vào triệu chứng lâm sàng của con vật: Con vật suy nhược ăn ít,
niêm mạc nhợt nhạt lông xù dễ rụng, thuỷ thũng ở mắt, yếm, ngực, nhai lại
kém, khát nước ỉa chảy xen lẫn táo bón, gầy dần. Từ những triệu chứng lâm
sàng trên chúng tôi chẩn đoán là con vật bị nhiễm sán lá gan và chúng tôi đã
dùng thuốc Dertil B dạng viên để điều trị với liều lượng 300mg/50 kg khối
lượng, chúng tôi điều trị cho 4 con trâu kết quả an toàn 100%.
- Bệnh giun đũa lợn
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Lợn gầy còm chậm lớn, sút cân, rối loạn

11

tiêu hoá, khi nhiều giun là tắc ruột, lợn đau bụng.
Dựa vào triệu chứng trên, chúng tôi chẩn đoán là lợn bị nhiễm giun đũa
và chúng tôi điều trị bằng thuốc Levamisol cho 11 lợn, tiêm bắp với liều
lượng 1ml cho 10 kg khối lượng. Kết quả an toàn 100%.
- Bệnh phân trắng lợn con
Bệnh này hay gặp trong chăn nuôi ở các hộ gia đình, lứa tuổi lợn hay
mắc là 1-20 ngày tuổi.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Lợn kém hoạt động, lông xù, ít bú có
con bỏ bú, phân loáng biến dần thành màu xi măng. Phân nát, sau thành màu
trắng sữa, vàng nhạt có mùi tanh khắm, bết lại quanh hậu môn, đuôi. Từ
những triệu chứng như trên chúng tôi chẩn đoán là lợn con bị bệnh ỉa phân
trắng, chúng tôi đã dùng những loại thuốc sau để điều trị:
Tiêm Cholotetrasone với liều lượng 1ml/4-5 kg khối lượng (tiêm bắp),
đồng thời có thể dùng các lá chát như cỏ xước, cỏ nhật, vỏ cây trám đen sắc
lấy nước cho lợn uống. Kết quả điều trị 15 con khỏi 13 con, đạt tỷ lệ 86,67%.
- Bệnh giun đũa bê nghé
Triệu chứng mắc bệnh giun đũa, khả năng vận động của bê, nghé chậm
chạp, dáng vẻ mệt mỏi, hay cong đuôi, kém bú. Phân bê, nghé ỉa ra chuyển từ
màu xanh sang có lẫn chất nhày rồi sau đó chuyển sang màu xám. Do vậy
chúng tôi nghi bê, nghé mắc bệnh giun đũa và điều trị theo phương thức sau:
Tiêm Levamisol 1mg/9,2 kg khối lượng (tiêm bắp), sau 2 ngày theo dõi
thấy nghé ra giun, kết quả điều trị cho 3 con, khỏi 3 con đạt tỷ lệ 100%.
1.2.3.2 Công tác khác
Ngoài công tác giống, chăn sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn
gia súc, gia cầm. Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã tranh thủ giúp đỡ bà
con một số công việc khác như sau:
- Thiến lợn đực: Được 28 con.
- Tiêm bổ xung sắt cho lợn con lúc 3 ngày tuổi, được 52 con.

12

- Tẩy giun cho lợn: Được 43 con.
Chúng tôi đã vận động bà con chuyển đổi phương thức chăn nuôi cũ
sang chăn nuôi mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi,
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung
Số lượng
(con)
Kết quả
Khỏi hoặc
an toàn (con)

Tỷ lệ (%)
Tiêm phòng vắcxin An toàn
Tụ huyết trùng trâu, bò 3146 3146 100
LMLM trâu, bò 3980 3980 100
Tụ huyết trùng lợn 873 873 100
Dịch tả lợn 888 888 100
LMLM lợn 1106 1106 100
Dại chó, mèo 1297 1297 100
Chẩn đoán điều trị bệnh Khỏi
Sán lá gan trâu bò 4 4 100
Giun đũa lợn 11 11 100
Phân trắng lợn con 15 13 86,67
Giun đũa bê nghé 3 3 100
Công tác khác An toàn
Thiến lợn đực 28 28 100
Tiêm bổ sung sắt cho lợn 52 52 100
Tẩy giun cho lợn 43 43 100



13
1.2.4. Kết luận và đề nghị
1.2.4.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại Trạm thú y huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ,
được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi - Thú y,
Ban lãnh đạo và công nhân tại Trạm thú y huyện Tam Nông, đặc biệt là sự
giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hùng Nguyệt, tôi đã có
điều kiện để vận dụng những kiến thức được học trong trường vào thực tế sản
xuất. Từ đó giúp tôi củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm
thực tế, xây dựng cho bản thân một tác phong làm việc khoa học, đặc biệt là
tôi đã tích luỹ thêm những hiểu biết về kiến thức chuyên môn và xã hội…
+ Biết chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn, và gia súc gia cầm.
+ Phối giống cho lợn nái.
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con…
- Khi được tiếp xúc với thực tế tôi thấy mình mạnh dạn hơn, tự tin
vào khả năng của mình để hoàn thành công việc được giao, củng cố thêm
lòng yêu nghề. Qua đây, tôi thấy cần phải cố gắng, chịu khó học hỏi kinh
nghiệm của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp…Kết hợp với kiến thức đã học
đồng thời phải thường xuyên nghiên cứu, tham khảo tài liệu mới, để hiểu
biết thêm về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chúng tôi thấy rằng việc đi
thực tập tại các cơ sở sản xuất là rất cần thiết với bản thân tôi cũng như tất
cả các sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường.
1.2.4.2. Đề nghị
- Trạm cần kiểm soát nghiêm ngặt hơn công tác vệ sinh thú y trong
chăn nuôi cũng như trong tiêm phòng.
- Cán bộ quản lý, phụ trách kỹ thuật cần nắm bắt, tiếp thu khoa học kỹ
thuật nhanh chóng, kịp thời và áp dụng vào thực tiễn.
- Đề nghị Nhà trường và Khoa Chăn nuôi - Thú y tiếp tục cho sinh viên
nghiên cứu về đề tài này để thu được kết quả cao hơn và chính xác hơn.

MỤC LỤC

Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai 1
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3
1.1.2.1. Tình hình dân số lao động việc làm và thu nhập 3
1.1.2.2. Tình hình kinh tế 4
1.1.2.3. Tình hình xã hội 4
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 5
1.1.4. Đánh giá chung 8
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ
SẢN XUẤT 8
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 8
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi 9
1.2.1.2. Công tác thú y 9
1.2.2. Phương pháp thực hiện 9
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 9
1.2.4. Kết luận và đề nghị 13
1.2.4.1. Kết luận 13
1.2.4.2. Đề nghị 13
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 14
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 14

15

sinh sản. Đặc biệt trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thường hay gặp bệnh viêm
tử cung, đây là căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và để lại hậu quả
nghiêm trọng trên cả lợn nái (giảm sức đề kháng, giảm sinh sản, …) cũng như
thế hệ lợn con sau này.
Xuất phát từ mục đích trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi - Thú y, của thầy hướng dẫn và sự giúp đỡ của Trạm thú y huyện
Tam Nông chúng tôi tiến hành đề tài:“ Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở
đàn lợn nái sinh sản tại huyện Tam Nông tỉnh, Phú Thọ và thử nghiệm hai
phác đồ điều trị bệnh”.
2.1.2. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu
*Mục tiêu:
- Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại huyện
Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
- Đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh một cách hiệu quả.
- Thực hiện phương châm: “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tiễn sản xuất”. Tạo phong cách làm việc đúng đắn sáng tạo.
* Mục đích:
- Giảm các thiệt hại do bệnh viêm tử cung gây ra ở lợn nái
- Nâng cao năng suất sinh sản cho lợn nái
- Nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn
2.1.3. Sự cần thiết tiến hành đề tài
Chăn nuôi là một nghề truyền thống của hàng triệu nông dân Việt Nam
song công tác chăm sóc quản lý, phòng trị bệnh chưa được tốt, sự hiểu biết về
khoa học còn hạn chế do đó khả năng tăng đàn phát triển chậm, hiệu quả kinh
tế còn thấp. Ở lợn nái giai đoạn sinh sản rất mẫn cảm với các mầm bệnh
đường sinh dục vì vậy việc tìm hiểu:“ Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở
đàn lợn nái sinh sản tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và thử nghiệm hai
phác đồ điều trị bệnh”. Là việc làm cần thiết cho ngành chăn nuôi lợn.

16

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục lợn nái
Theo Nguyễn Mạnh Hà và cs (2003) [8], bộ phận sinh dục của lợn nái
được chia thành bộ phận sinh dục bên trong (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử
cung, âm đạo) và bộ phận sinh dục bên ngoài (âm môn, âm vật, tiền đình).
* Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của lợn gồm một treo ở cạnh trước dây chằng rộng, nằm
trong xoang chậu. Hình dạng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có
hình bầu dục hoặc hình ovan dẹt, không có lõm rụng trứng. Buồng trứng có
hai chức năng cơ bản là tạo giao tử cái và tiết các hoocmon: Estrogen,
Progesteron và Inhibin. Các hoocmon này tham gia vào việc điều khiển chu
kỳ sinh sản của lợn cái
Theo Trần Thị Dân (2004) [3] cho biết: phía ngoài của buồng trứng được
bao bọc bởi một lớp màng liên kết sợi, chắc như màng dịch hoàn. Phía trong
buồng trứng được chia làm 2 miền: miền vỏ và miền tủy. Miền vỏ chứa các
noãn nang, thể vàng, thể trắng có tác dụng về sinh dục vì nó xảy ra quá trình
trứng chín và rụng trứng. Miền tủy của buồng trứng nằm ở giữa gồm mạch
máu, dây thần kinh, mạch bạch huyết và mô liên kết. Trên buồng trứng có từ
70.000 - 100.000 noãn bào ở các giai đoạn khác nhau, tầng ngoài cùng là
những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào
thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bao chín sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng.
* Ống dẫn trứng (Oviductus)
Ống dẫn trứng (vòi Fallop) được treo bởi màng trao ống dẫn trứng, đó
là một nếp gấp màng bụng bắt nguồn từ lớp bên của dây chằng rộng. Căn cứ
vào chức năng có thể chia ống dẫn trứng thành bốn đoạn:
+ Tua điểm: có hình giống như tua liềm.

17
+ Phễu: có hình phễu, miệng phễu nằm gần buồng trứng.

+ Phồng ống dẫn trứng: đoạn ống giãn rộng ra xa tâm.
+ Eo: đoan ống hẹp gần tâm, nối ống dẫn trứng với xoang tử cung.
* Tử cung (Uterus)
Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và
niệu đạo trong xoang chậu, hai sừng tử cung ở phía trước xoang chậu. Tử
cung được giữ lại tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ
bởi các dây chằng. Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng
thông với một thân và cổ tử cung: sừng tử cung dài 50 - 100cm, hình ruột
non, thông với ống dẫn trứng. Thân tử cung dài 3 - 5cm. Cổ tử cung dài 10 -
18cm, có thành dày, hình trụ, có các cột thịt xếp theo chiều cài răng lược,
thông với âm đạo. Vách tử cung gồm 3 lớp được cấu tạo từ ngoài vào trong:
lớp tương mạc, lớp cơ trơn, lớp nội mạc.
* Âm đạo (Vagina)
Theo Đặng Đình Tín và Nguyễn Hùng Nguyệt (1986) [18] cho rằng: âm
đạo lợn có chiều dài 10 -12cm. Âm đạo nối sau tử cung, trước âm hộ, đầu
trước giáp cổ tử cung, đầu sau thông ra tiền đình, giữa âm đạo và tiền đình có
nếp gấp niêm mạc gọi là màng trinh. Âm đạo là một ống tròn chứa cơ quan
sinh dục đực khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi qua trong quá
trình sinh đẻ và là ống thải các chất dịch từ tử cung. Âm đạo có cấu tạo gồm 3
lớp: lớp tổ chức liên kết ở ngoài, lớp cơ trơn có cơ dọc bên ngoài, cơ vòng
bên trong. Các lớp cơ âm đạo liên kết với các lớp cơ tử cung.
* Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitalis)
Là giới hạn giữa âm đạo và âm hộ. Tiền đình bao gồm: màng trinh và
hành tiền đình. Sau màng trinh là lỗ niệu đạo.
* Âm vật (Clitoris)
Âm vật được phủ bởi lớp niêm mạc có chứa các đầu mút thần kinh cảm
giác, từ đó khuyến cáo các thú y viên chú ý khi thụ tinh nên kích thích lên âm
vật để gây mê ì cho nái động dục làm tăng hiệu quả thụ tinh.

×