Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

tài liệu ôn thi tuyển công chức cấp tỉnh, huyện năm 2015 nghiệp vụ chuyên ngành kiểm lâm viên trung cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.37 KB, 22 trang )

Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 0



HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2015















TÀI LIỆU ÔN TẬP



NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH
KIỂM LÂM VIÊN TRUNG CẤP

(Dành cho thí sinh dự tuyển vào ngạch Kiểm lâm viên trung cấp
Mã số ngạch:10.228)








Kon Tum, tháng 6 năm 2015

Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 1
ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP
MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH

CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM
Ngạch: Kiểm lâm viên trung cấp


I. NỘ I DUNG VỀ TIÊU CHUẨ N NGHIỆ P VỤ , CHƢ́ C TRÁ CH
CỦA NGCH CÔNG CHỨC D TUYỂN:
Các ni dung v tiêu chun nghip v ca ngch Kim lâm viên , Kiể m
lâm viên trung cấ p : Quy đị nh tại Quyết định Số 09/2006/QĐ-BN, ngày 05
tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã
số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Kiểm lâm.
1.1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Kiể m lâm viên trung cấ p:
a. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành Kiểm
lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm cấp huyện thực hiện một số công việc
thuộc lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật.
b. Nhim v:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng rừng của chủ rừng theo dự án quy

hoạch, quy trình kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện tuần tra, kiểm tra các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng trên địa bàn được giao theo dõi.
- Tiến hành điều tra, thu thập tình hình và báo cáo kịp thời lên cấp trên
trực tiếp về các hành vi hoạt động phá hoại rừng và buôn lậu lâm sản trên địa
bàn được giao theo dõi.
- Tuyên truyền và tham gia vận động quần chúng nhân dân thực hiện các
quy định về pháp luật về lâm nghiệp.
- Ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lập biên bản,
hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm, bảo vệ hiện trường, tang vật, phương tiện vận
chuyển lâm sản trái phép.
c. Tiêu chun v phm chất:

- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói
chung.
- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh chống lâm tặc để bảo vệ rừng.
- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ.
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 2
- Thận trọng trong công việc, không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền
hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, luôn bám cơ sở, lắng nghe ý kiến
của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển

rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có tinh thần chí công, vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ,
khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.
d. Tiêu chun v năng lực:
- Độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, điều tra nắm tình hình về công tác
quản lý rừng, quản lý lâm sản, phá hoại rừng, buôn lậu lâm sản.
- Có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý
rừng, quản lý lâm sản.
- Thành thạo nghiệp vụ Kiểm lâm và quản lý lâm sản.
- Thành thạo các nguyên tắc, các thủ tục hành chính trong xử lý các vi
phạm pháp luật về quản lý rừng, quản lý lâm sản.
e. Tiêu chun v trình đ:

- Tốt nghiệp trung học chuyên ngành Lâm nghiệp.
- Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm
lâm 3 tháng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Sử dụng được một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc,
Đức) ở trình độ A. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
- Biết sử dụng vi tính văn phòng.
1.2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Kiểm lâm viên: (tham khảo)
a. Chức trách: Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Kiểm
lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.
b. Nhim v:
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ

rừng và quản lý lâm sản.
- Theo dõi,báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản trong phạm vi được phân công.
- Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra,
phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho
cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 3

- Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo
vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công.
- Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác
phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý và
bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm
quyền.
c. Tiêu chun v phm chất:
- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói
chung.
- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng.
- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công

vụ.
- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá
nhân.
- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để
tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm
tốn khi tiếp xúc với nhân dân.
d. Tiêu chun v năng lực.
- Có khả năng độc lập chủ động làm việc.
- Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra
trong công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Tập hợp và tổ chức phối hợp được với các cơ quan có liên quan thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan
đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật.
e. Tiêu chun v trình đ.
- Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt
nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức về quản lý
Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Tốt nghiệp khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ
ngạch Kiểm lâm viên.

Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 4
- Thông thao một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc,
Đức) ở trình độ B. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
II. CC VĂN BN QUY PHM PHP LUẬT CỦA NGÀNH , LNH
VƢ̣ C ĐƢỢ C QUY ĐỊ NH , PHÂN CẤ P QUẢ N LÝ NHÀ NƢỚ C TƢ̀
TRUNG ƢƠNG ĐẾ N ĐỊ A PHƢƠNG.
1. Cc nội dung về phân loại rng, công tc bảo vệ rng, những hành
vi bị nghiêm cấm : Quy đị nh trong Luậ t Bả o vệ và Pht triển rng năm

2004.
1.1. Định nghĩa v rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre
nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng
từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
1.2. Phân loi rừng:
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau
đây:
* Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp

phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;
* Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa
học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du
lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh
cảnh;

- Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam
thắng cảnh;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 5
* Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm
sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
- Rừng sản xuất là rừng trồng;
- Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.

1.3. Điu 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
- Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
- Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.
- Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
- Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.
- Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
- Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.
- Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng
trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của
pháp luật.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng.
- Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc
dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.
- Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có
nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài
nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên
của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng;
mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.
- Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng
cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng

sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.
- Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
2. Khi niệm vi phạm hành chính; xử phạt vi phạm hành; cc hình
thức xử phạt và nguyên tắc p dụng: Quy định trong Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012.
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 6
2.1. Khi niệm:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi

phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính.
2.2. Cc hình thức xử phạt và nguyên tắc p dụng:
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 nói trên chỉ
được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 nói trên có thể
được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều
hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 nói trên. Hình thức xử phạt bổ
sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

2.3. Lập biên bản vi phạm hành chính:
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình,
người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản (trừ
trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định)
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến
hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ
huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và
chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay,
tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập



Trang 7
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm
lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp
của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm,
địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành
chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai
của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến,
người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa
chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của
người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi
vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên
bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi
phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải
được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký;
trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng
kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào
biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại
khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi
phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ
chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm
quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản
phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn
được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
3. Cc nội dung về quản lý thực vật rng , động vật rng nguy cấp ,
quý, hiếm: Quy đị nh tạ i Nghị đị nh số 32/2006/NĐ-CP ngà y 30/03/2006 của
Chính phủ về quản lý thực vật rng, độ ng vậ t rƣ̀ ng nguy cấ p, quý, hiế m.
3.1. Khi niệm:
Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật,
động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít

trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực vật,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.
3.2. Phân loại:
Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai
nhóm như sau:
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 8
* Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm
những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi
trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên

hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao .
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành: .
Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng.
* Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm
những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc
có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ
tuyệt chủng.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành.
Nhóm II A, gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm II B, gồm các loài động vật rừng.
3.3. Nội dung quản lý thực vật rng, động vật rng nguy cấp, quí

hiếm:
- Theo dõi diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- Phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
4. Cc nội dung về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của Kiểm lâm tƣ̀ trung ƣơng đế n đị a phƣơng : Quy đị nh tạ i Nghị định
119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của Kiểm lâm.
4.1. Kiểm lâm: là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo
vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm
chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Lực lượng kiểm lâm được tổ chức theo hệ thống thống nhất, bao gồm:
+ Kiểm lâm trung ương;
+ Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
* Ở Trung ương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
* Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh): Chi
cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 9

*. Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Huyện):
Hạt Kiểm lâm huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm huyện quản lý
công chức kiểm lâm địa bàn xã.
* Ở Vườn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên nhiên,
Khu rừng đặc dụng khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu rừng phòng hộ đầu
nguồn có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao, có thể
thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ theo quy định
của pháp luật.
4.2. Nhiệm vụ của Kiểm lâm:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống
các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa
cháy rừng.

- Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng
nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.
- Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu
thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp
với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho
lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
- Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành
phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm
hại.

- Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
- Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát
kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
4.3. Quyền hạn và trch nhiệm của Kiểm lâm:
- Trong khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin,
tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường,
thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;
+ Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành
vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự;

+ Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 10
- Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để
xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật.
5. Nhiệ m vụ , trch nhiệm của công chƣ́ c Kiể m lâm đị a bà n : Qui định
tại Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04 thng 10 năm 2007 của Bộ
trƣởng Bộ Nông nghiệp & Pht triển Nông thôn quy đị nh về nhiệ m vụ công
chƣ́ c kiể m lâm địa bà n cấ p xã .

5.1. Kiểm lâm địa bàn cấp xã: là công chức nhà nước thuộc biên chế của
Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng
hộ (dưới đây gọi chung là Hạt Kiểm lâm) phân công về công tác tại địa bàn xã,
phường, thị trấn có rừng (sau đây gọi chung là Kiểm lâm địa bàn) chịu sự quản
lý, chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.
5.2. Trch nhiệm Kiểm lâm địa bàn:
- Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường và thị trấn có rừng
(dưới đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp, bao gồm:
+ Xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng;
hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt;
+ Đề xuất việc quy hoạch diện tích sản xuất nương rẫy và kiểm tra việc

thực hiện; hướng dẫn công tác giao rừng;
+ Xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy
rừng;
+ Huy động lực lượng dân quân tự vệ, các lực lượng và phương tiện khác
trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống phá rừng trái phép, phòng
trừ sâu hại rừng;
+ Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý
lâm sản theo quy định của pháp luật;
+ Xác nhận về nguồn gốc lâm sản theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ sau:
+ Báo cáo và đề nghị với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm về công tác quản lý
rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn;

+ Phát hiện những vụ phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm
sản và động vật rừng trái phép báo cáo kịp thời với Hạt trưởng và Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp xã ngăn chặn, xử lý kịp thời;
+ Thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công;
+ Kiểm tra hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm
sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 11
+ Hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển
rừng, gây nuôi trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã;

+ Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng;
+ Xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
- Tham gia các hoạt động về lâm nghiệp khác khi Hạt trưởng Hạt Kiểm
lâm và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giao:
+ Hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy
ước bảo vệ và phát triển rừng;
+ Các hoạt động về phát triển rừng và khuyến lâm;
+ Các hoạt động khác trong lĩnh vực lâm nghiệp.
6. Cc nội dung quy định về phòng chy chữa chy rng: Nghị định
09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về PCCCR và
Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của UBND tỉnh Kon

Tum về việc ban hành quy định về phòng chy, chữa chy rng trên địa
bàn tỉnh Kon Tum
6.1. Cc biện php phòng chy rng:
- Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy
rừng trong toàn xã hội.
- Xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh
lửa, sinh nhiệt ở trong rừng và ven rừng.
- Áp dụng các giải pháp làm giảm vật liệu cháy hoặc làm giảm độ khô nỏ
của vật liệu cháy trong rừng.
- Áp dụng các biện pháp phòng chống cháy lan.
- Tổ chức cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng.

- Xây dựng các công trình và trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
rừng.
6.2. Các công trình phòng cháy và chữa chy rng:
- Đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa, suối, hồ, đập, kênh,
mương, bể chứa nước được xây dựng hoặc cải tạo để phục vụ phòng cháy và
chữa cháy rừng;
- Chòi quan sát phát hiện cháy rừng;
- Hệ thống biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Hệ thống thông tin liên lạc;
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập



Trang 12
- Trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy
- Các công trình khác phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng.
6.3. Cc biện php chữa chy rng:
Trong công tác chữa cháy rừng trước hết phải được thực hiện và giải
quyết theo phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu
cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Các biện pháp chữa cháy rừng gồm có:
- Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa
cháy.
+ Đối với rừng có thể đưa phương tiện cơ giới vào chữa cháy thì phải huy
động tối đa phương tiện cơ giới để chữa cháy;
+ Đối với rừng mà phương tiện cơ giới chữa cháy không thể tiếp cận được

thì phải huy động tối đa lực lượng và các phương tiện khác để chữa cháy.
- Tạo đường băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy.
- Áp dụng "biện pháp đốt trước có kiểm soát" để chữa cháy khi có đủ điều
kiện cho phép.
- Đào kênh, mương, rãnh để chống cháy ngầm và chữa cháy.
- Các biện pháp chữa cháy khác.
6. 4. Trƣờng hợp giả định tình huống có đm chy rng nhỏ (quy mô
xảy ra dƣới 0,5 ha):
- Lãnh đạo, chỉ đạo: Bí thư, chủ tịch UBND xã, thị trấn nơi xảy ra cháy
- Chỉ huy lực lượng chữa cháy: Trưởng thôn, Ban chỉ huy PCCCR xã
- Huy động lực lượng tại chỗ gồm: Chủ rừng, kiểm lâm địa bàn, dân quân
tự vệ, nhân dân…

- Sử dụng một trong các biện pháp chữa cháy phù hợp đã nêu ở trên
Ngoài ra căn cứ vào tình hình, diễn biến thực tế ở mỗi tình huống cháy,
người chỉ huy chữa cháy không nhất thiết phải áp đặt những quy định trên mà căn
cứ vào tình hình thực tế để dự tính, dự báo tính chất nguy hiểm của đám cháy có
thể lan rộng điểm cháy, ở nơi cao, xa, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn kết hợp với
gió mạnh thì có thể báo trước về Ban thường trực PCCCR để cấp trên sẵn sàng ứng
cứu kịp thời.
7. Trƣờng hợp giả định tình huống có đm chy rng va (quy mô
chy t 0,5 ha đến 2 ha):
- Lãnh đạo, chỉ đạo: Bí thư, chủ tịch UBND xã, thị trấn nơi xảy ra cháy
- Chỉ huy lực lượng chữa cháy: Trưởng ban chỉ huy PCCCR xã
- Huy động lực lượng: chủ rừng, dân quân tự vệ, nhân dân, kiểm lâm,

Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 13
công an, quân sự phối hợp các lực lượng khác trên địa bàn xã lân cận trong
huyện…
- Sử dụng một trong các biện pháp chữa cháy phù hợp đã nêu ở trên
Ngoài ra căn cứ vào tình hình, diễn biến thực tế ở mỗi tình huống cháy,
người chỉ huy chữa cháy không nhất thiết phải áp đặt những quy định trên mà căn
cứ vào tình hình thực tế để dự tính, dự báo tính chất nguy hiểm của đám cháy có
thể lan rộng điểm cháy, ở nơi cao, xa, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn kết hợp với
gió mạnh thì có thể báo trước về Ban thường trực PCCCR để cấp trên sẵn sàng ứng

cứu kịp thời.
8. Trƣờng hợp giả định tình huống có đm chy rng lớn (quy mô
cháy trên 2 ha):
- Lãnh đạo, chỉ đạo: Bí thư, chủ tịch UBND xã, thị trấn nơi xảy ra cháy
- Chỉ huy lực lượng chữa cháy: Trưởng ban chỉ huy PCCCR xã
Khi huy động lực lượng của ban chỉ đạo PCCCR huyện đến ứng cứu thì
Trưởng ban chỉ huy PCCCR huyện là người chỉ huy cao nhất.
- Huy động lực lượng: chủ rừng, dân quân tự vệ, nhân dân, kiểm lâm,
công an, quân sự phối hợp các lực lượng khác trên địa bàn huyện.
- Sử dụng một trong các biện pháp chữa cháy phù hợp đã nêu ở trên
Ngoài ra căn cứ vào tình hình, diễn biến thực tế ở mỗi tình huống cháy,
người chỉ huy chữa cháy không nhất thiết phải áp đặt những quy định trên mà căn

cứ vào tình hình thực tế để dự tính, dự báo tính chất nguy hiểm của đám cháy có
thể lan rộng điểm cháy, ở nơi cao, xa, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn kết hợp
với gió mạnh thì có thể báo trước về Ban thường trực PCCCR để cấp trên sẵn
sàng ứng cứu kịp thời.
9. Trch nhiệm bo chy, chữa chy và tham gia chữa chy rng:
- Người phát hiện thấy cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho
người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây biết:
+ Chủ rừng;
+ Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
+ Chính quyền địa phương sở tại;
+ Cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
+ Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.

- Các cơ quan, đơn vị nói trên khi nhận được tin báo về vụ cháy rừng xảy
ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng huy động lực
lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn
vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 14
địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng
mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra
cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của mình.
- Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn

cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải tuân theo lệnh của người
chỉ huy chữa cháy.
- Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ,
cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy
định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy và quy định của pháp luật.

10. Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của UBND tỉnh
Kon Tum về việc ban hành quy định về phòng chy, chữa chy rng trên
địa bàn tỉnh Kon Tum đã quy định cụ thể trong đốt dọn nƣơng rẫy để đảm
bảo an toàn phòng chy rng:
- Chỉ được đốt dọn trong vùng được phép làm nương rẫy.
- Khi làm rẫy phải phát dọn toàn bộ thực bì, phơi khô và vun thành dải

rộng 2-3 m, khoảng cách các dải là 5 - 6 m; dải sát bìa rừng cách xa rừng 6 - 8
m.
- Khi đốt thực bì phải đốt lúc gió nhẹ, đốt vào chiều tối hoặc sáng sớm,
đốt lần lượt từng dải, thứ tự từ trên sườn đồi xuống chân đồi.
- Trước khi đốt rẫy phải báo với Kiểm lâm địa bàn, chủ rừng và chính
quyền xã, thôn.
- Khi đốt rẫy phải có người canh gác, khoảng 10 - 15 m có một người gác
trên dải để đề phòng và dập tắt ngay các đám lửa cháy lan, không để lửa cháy lan
vào rừng.
- Đốt xong phải kiểm tra toàn bộ nương rẫy, khi lửa tắt hẳn mới ra về.
11. Cc nội dung về việc phối hợp hoạt động giữa lực lƣợng dân quân
tự vệ và lực lƣợng kiểm lâm trong công tc bảo vệ rng: Quy định trong

Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ
11.1. Việc phối hợp trao đổi, xử lý thông tin:
- Vic trao đổi, xử lý thông tin về bảo vệ rừng giữa lực lượng dân quân tự
vệ với lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác phải bảo đảm bí mật, chính
xác, kịp thời. Khi có những thông tin khác nhau, các bên phải phối hợp xác
minh, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời báo cáo lên cấp trên và cơ
quan có thẩm quyền. Trường hợp đột xuất, cần thiết có thể báo cáo vượt cấp, sau
đó phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp trong thời gian nhanh nhất. Việc trao đổi
thông tin được thực hiện bằng văn bản, điện thoại, thư điện tử hoặc trao đổi trực
tiếp.
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập



Trang 15
- Ni dung trao đổi thông tin giữa cơ quan quân sự và cơ quan kiểm lâm
+ Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng do cơ quan quân sự nắm
được qua báo cáo của các lực lượng thuộc quyền;
+ Kế hoạch phối hợp và kết quả hoạt động bảo vệ rừng của lực lượng dân
quân tự vệ.
- Ni dung trao đổi thông tin giữa cơ quan kiểm lâm với cơ quan quân sự
+ Tình hình chung về bảo vệ rừng thuộc phạm vi quản lý;
+ Các tụ điểm về phá rừng, khai thác rừng trái phép, buôn bán động vật
hoang dã; các trọng điểm về cháy rừng, loài cây, diện tích có nguy cơ cháy rừng
cao và dự kiến các tình huống có thể xảy ra cháy rừng để có kế hoạch phối hợp

phòng, chống các hành vi xâm hại rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;
+ Tình hình giao đất, giao rừng, canh tác nương rẫy và sinh vật gây hại
rừng;
+ Kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ rừng của cơ quan kiểm lâm và Ban
Chỉ đạo, Ban Chỉ huy những vấn đề cấp bách về bảo vệ và phòng cháy, chữa
cháy rừng;
+ Các nội dung khác liên quan đến công tác bảo vệ rừng và tình hình phối
hợp của hai lực lượng.
11.2. Trch nhiệm của lực lƣợng dân quân tự vệ và lực lƣợng kiểm
lâm trong việc phối hợp bảo vệ rng:
- Trách nhiệm của lực lượng dân quân tự vệ
+ Nắm chắc phân bố diện tích từng loại rừng và diễn biến rừng trên địa

bàn;
+ Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng và tham
gia giải quyết những “điểm nóng”, những vụ việc cụ thể về bảo vệ rừng ở cơ sở;
+ Khi thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
phải kết hợp với nhiệm vụ bảo vệ rừng;
+ Khi phát hiện những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về
rừng trên địa bàn phải lập biên bản, báo cáo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở cơ sở có trụ sở trên địa bàn và thông
báo cho Kiểm lâm địa bàn biết để phối hợp xử lý.
- Trách nhiệm của Kiểm lâm địa bàn
+ Nắm chắc và thường xuyên trao đổi, cung cấp cho Chỉ huy trưởng Ban
Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy

tự vệ về phân bổ diện tích từng loại rừng, diễn biến rừng trên địa bàn và các quy
định của Nhà nước về bảo vệ rừng;
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 16
+ Chủ trì, phối hợp với Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban
Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy tự vệ tham mưu cho Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở cơ sở có trụ sở trên
địa bàn xây dựng phương án bảo vệ rừng thuộc phạm vi quản lý;
+ Chủ trì, phối hợp với Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban
Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy tự vệ tham mưu cho Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở cơ sở có trụ sở trên
địa bàn xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về bảo vệ rừng theo quy
định của pháp luật.
12. Cc kiến thức về chính sch chi trả dịch vụ môi trƣờng rng đƣợc
quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ:
12.1. Môi trƣờng rng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực
vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên.
Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con
người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết
nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa
dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các
loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác.

12.2. Loại rng và loại dịch vụ môi trƣờng rng đƣợc trả tiền dịch vụ
môi trƣờng rng:
- Rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các khu rừng có cung
cấp một hay nhiều dịch vụ môi trường rừng theo quy định dưới đây, gồm: rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
- Loại dịch vụ môi trường rừng được quy định trong Nghị định này gồm:
+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
+ Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
+ Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và
phát triển rừng bền vững;
+ Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh

thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
+ Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng
nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về: đối tượng, mức
chi trả, phương thức chi trả đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng và
dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước
từ rừng cho nuôi trồng thủy sản để triển khai thực hiện phù hợp với quy định tại
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 17

Nghị định này.
13. Cc quy định về khai thc gỗ: Thông tƣ số 35/2011/TT-BNNPTNT
ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hƣớng dẫn thực hiện khai
thc, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ
13.1. Khai thc gỗ rng trồng trong vƣờn nhà của hộ gia đình
Trường hợp hộ gia đình tự bỏ vốn trồng rừng trong vườn nhà nên khi khai
thác thì áp dụng theo điều 20-Khai thác gỗ rừng trồng trong vườn nhà
Thủ tục khai thác gồm 2 bước sau:
- Lập bảng dự kiến sản phm khai thác:
+ Hộ gia đình tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa
+ Lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác (là bản mô tả một số thông tin về
địa danh, diện tích, khối lượng, chủng loại gỗ khai thác, thời gian hoàn thành…)

- Đăng ký khai thác:
+ Hộ gia đình gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp xã để đăng ký.
+ Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa
hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho hộ gia đình biết để bổ sung theo
quy định.
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nế u Ủy ban
nhân dân cấp xã không có ý kiế n thì hộ gia đình đượ c khai thá c theo đăng ký.
13.2. Khai thc tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết chy,
cây đổ gãy trên diện tích rng tự nhiên đƣợc nhà nƣớc giao cho hộ gia
đình:
Trường hợp hộ gia đình muốn khai thác thì được áp dụng theo khoản 1

điều 24-Khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ
gãy Thủ tục khai thác gồm 2 bước sau:
- Hộ gia đình tự là m hoặ c thuê tư vấ n điều tra, khảo sát thực địa, xây dựng
sơ đồ khu khai thác và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác (là bản mô tả một số
thông tin về địa danh, diện tích, khối lượng, chủng loại gỗ khai thác, thời gian hoàn
thành…)
- Đăng ký khai thác, tận thu:
+ Hộ gia đình gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
+ Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, sơ
đồ khu khai thác
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa
hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho hộ gia đình để bổ sung theo

Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 18
quy định.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ
ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến thì hộ gia đình được khai thác theo hồ sơ
đăng ký.
14. Hồ sơ lâm sản hợp php và kiểm tra nguồn gốc lâm sản: Quy định
tại thông tƣ 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 và thông tƣ số
42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
14.1. Cơ quan có thẩm quyền xc nhận lâm sản:

- Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện xác nhận
lâm sản trong các trường hợp sau:
+ Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự
nhiên, rừng trồng tập trung trong nước của tổ chức xuất ra;
+ Lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu chưa qua chế biến ở trong nước của tổ
chức, cá nhân xuất ra;
+ Động vật rừng gây nuôi trong nước và bộ phận, dẫn xuất của chúng của
tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;
+ Lâm sản sau xử lý tịch thu chưa chế biến của tổ chức, cộng đồng dân
cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;
+ Lâm sản sau chế biến của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá

nhân xuất ra;
+ Lâm sản vận chuyển nội bộ giữa các địa điểm không cùng trên địa bàn
một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm khu rừng phòng hộ
xác nhận lâm sản xuất ra có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong khu rừng đặc
dụng, khu rừng phòng hộ đó và lâm sản sau xử lý tịch thu theo thẩm quyền xử lý
của mình.
- Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau
đây viết chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) xác nhận lâm sản trong các trường hợp
sau:
+ Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ vườn nhà, trang
trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra;

+ Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên
trong nước, rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của
cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra.
14.2. Trình tự, hồ sơ đề nghị xc nhận lâm sản:
- Chủ lâm sản nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ (bản chính) đề nghị xác nhận lâm
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 19
sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Hồ sơ đề nghị xác nhận lâm sản gồm:
+ Bảng kê lâm sản

+ Hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có)
+ Các tài liệu về nguồn gốc của lâm sản theo quy định hiện hành của Nhà
nước.
Trường hợp lâm sản mua của nhiều cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân khai
thác từ vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán thì người mua lâm sản lập bảng
kê lâm sản, có chữ ký xác nhận của đại diện cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân đó.
15. Về quản lý khai thc t tự nhiên và nuôi động vật rng thông
thƣờng: Quy định tại Thông tƣ số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012
của Bộ Nông nghiệp và Pht triển nông thôn.
15.1. Cc điều kiện nuôi động vật rng thông thƣờng:
- Cơ sở nuôi, tri nuôi: phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của
loài nuôi; đảm bảo an toàn cho người và động vật nuôi; đảm bảo các quy định về

vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;
- V nguồn gốc đng vật rừng thông thường:
+ Khai thác từ tự nhiên trong nước: có bảng kê mẫu vật động vật rừng
thông thường có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
+ Nhập khẩu: có tờ khai hàng hóa nhập khẩu được cơ quan hải quan cửa
khẩu xác nhận. Các loài ngoại lai xâm hại theo quy định của pháp luật không
được gây nuôi dưới mọi hình thức.
+ Mua của tổ chức, cá nhân khác: có hồ sơ mua bán, trao đổi động vật
giữa người cung ứng và người nuôi.
+ Xử lý tịch thu: có quyết định của người có thẩm quyền xử lý tang vật
hoặc vật chứng theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường chịu trách nhiệm

trước pháp luật về nguồn gốc hợp pháp của động vật nuôi.
15.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rng
thông thƣờng:
- Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi phải thể hiện rõ các nội
dung:
+ Tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ
chức;
+ Tên loài, số lượng, nguồn gốc động vật nuôi;
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập


Trang 20

+ Địa điểm; mô tả trại nuôi theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư
này, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Bản sao có chứng thực phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc bản cam kết đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi trường theo quy định của
pháp luật.
15.3. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận trại nuôi động
vật rng thông thƣờng:
- Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1
của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Tiếp nhận hồ sơ và chứng nhận:
+ Cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ phải tổ chức xác minh và cấp giấy chứng nhận trại nuôi;

+ Đồng thời lập sổ theo dõi theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư
này.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông
báo bằng văn bản lý do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
- Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giấy
chứng nhận trại nuôi được cấp, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả cho tổ chức được
cấp.


Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập



Trang 21
TÀI LIỆU ÔN TẬ P
1. Luậ t Bả o vệ và Phá t triể n rừ ng năm 2004
2. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
3. Nghị đị nh số 23/2006/NĐ-CP ngà y 03/3/2006 của Chính phủ về thi
hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
4. Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của Kiểm lâm.
5. Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chinh phủ quy định
về phòng cháy và chữa cháy rừng
6. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngà y 30/3/2006 của Chính phủ về quản
lý thực vật rừng, độ ng vậ t rừ ng nguy cấ p, quý, hiế m.

7. Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chinh phủ quy định
về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã,
phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng.
8. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chinh phủ về chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
9. Quyết định 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ Trưởng Bộ Nông
nghiệ p và Phá t triể n nông thôn quy đị nh về nhiệ m vụ công chứ c kiể m lâm đị a bàn cấp
xã.
10. Quyết định Số 09/2006/QĐ-BNV, ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ
các ngạch công chức ngành Kiểm lâm.

11. Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.
12. Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
13. Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 và thông tư số
42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy
định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
14. Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng
thông thường

×