Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý vi sinh vật đệm lót trấu và mùn cwua tới môi trường chuồng nuôi và hiệu quả nuôi gà thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––
TRẦN VĂN MẾN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ
VI SINH VẬT ĐỆM LÓT TRẤU VÀ MÙN CƯA
TỚI MÔI TRƯỜNG CHUỒNG NUÔI VÀ
HIỆU QUẢ NUÔI GÀ THỊT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––
TRẦN VĂN MẾN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ
VI SINH VẬT ĐỆM LÓT TRẤU VÀ MÙN CƯA
TỚI MÔI TRƯỜNG CHUỒNG NUÔI VÀ
HIỆU QUẢ NUÔI GÀ THỊT
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là
công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực, chưa
từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Trần Văn Mến
ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các Quý thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - thú y, Khoa đào tạo sau Đại học Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ - Giảng
viên khoa Chăn nuôi - thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi
tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn của mình.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích
lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Văn Mến
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tổng quan tài liệu 3
1.1.1. Cơ sở khoa học 3
1.1.2. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với tiểu khí hậu chuồng nuôi gà 19
1.1.3. Giới thiệu về đệm lót lên men vi sinh vật trong chăn nuôi gà 22
1.1.4. Vài nét về gà thí nghiệm 24
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng,
đ
ịa
đ
iểm và thời gian nghiên cứu 31
2.1.1.
Đối
tượng 31
2.1.2.
Địa
điểm và thời gian nghiên cứu 31
2.2. Nội dung nghiên cứu 31
2.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của chất liệu đệm lót khác nhau đến số lượng vi khuẩn
E.coli, Salmonella, Coliform và nồng độ một số khí độc: NH
3
, CO
2
, H
2

S… …….31
iv
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của vi sinh vật đệm lót trấu và mùn cưa tới môi
trường chuồng nuôi và hiệu quả nuôi gà thịt 31
2.2.3. Đánh giá các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của gà thí nghiệm 31
2.2.4. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đệm lót lên men trong
chăn nuôi gà thịt 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Nguyên liệu 31
2.3.2. Phương pháp làm đệm lót lên men 32
2.3.3. Bố trí thí nghiệm 32
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 35
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đệm lót xử lý vi sinh vật đến một số chỉ
tiêu về khí hậu chuồng nuôi 39
3.1.1. Hàm lượng một số khí độc trong chuồng nuôi 39
3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh hoc Banasa N01 tới số lượng vi khuẩn
Coliform, E.coli, Salmonella chuồng nuôi 41
3.2. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 42
3.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh 42
3.2.2. Tỷ lệ nuôi sống 44
3.3. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 45
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy 45
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 48
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 50
3.4. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn 52
3.4.1. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 52
3.4.2. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng 53
3.4.3. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (Kcal) và protein (g) cho 1kg tăng khối lượng 55

v
3.5. Năng suất thịt của gà thí nghiệm 58
3.6. Hiệu quả kinh tế của gà thí nghiệm 59
3.6.1. Chỉ số sản xuất PI (Peroformance - Index) 59
3.6.2. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number) 60
3.6.3. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà 62
KẾT LUẬN VÀ
ĐỀ
NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Đ

nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
ĐVT : Đơn vị tính
ĐHNN : Đại học nông nghiệp
EN : Chỉ số kinh tế

: Giai đoạn
LTĂTN : Lượng thức ăn thu nhận
ME : Metabolizable
KHCN : Khoa học công nghệ
KHNN : Khoa học nông nghiệp
KPH : Không phát hiện
ppb : Phần tỷ
PI : Chỉ số sản xuất
ppm : Phần nghìn

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TĂ : Thức ăn
TB : Trung bình
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TKL : Tăng khối lượng
TN : Thí nghiệm
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TLNS : Tỷ lệ nuôi sống
TT : Tuần tuổi
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
VSV : Vi sinh vật
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Ước tính lượng chất thải trong chăn nuôi năm 2013 3
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ một số khí độc trong không khí và
chuồng nuôi 20
Bảng 1.3. Yêu cầu vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi 20
Bảng 1.4. Nồng độ một số chất khí trong chuồng nuôi gà theo tiêu chuẩn của
cộng đồng chung châu Âu (EU) 21
Bảng 1.5. Nồng độ tối đa của một số chất khí trong chuồng nuôi gà 21
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm 33
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gà thí nghiệm 34
Bảng 3.1. Kết quả đo nồng độ khí NH
3
trong chuồng nuôi 39
Bảng 3.2. Kết quả đo nồng độ khí H
2
S trong chuồng nuôi 40
Bảng 3.3. Kết quả đo nồng độ khí CO

2
trong chuồng nuôi. 40
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Banasa N01 tới số lượng vi khuẩn
Coliform, E.coli, Salmonella trong đệm lót chuồng nuôi 42
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh của gà thí nghiệm 43
Bảng 3.6. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm qua các tuần thí nghiệm
n=3 đàn 45
Bảng 3.7. Khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 46
Bảng 3.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 49
Bảng 3.9. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 51
Bảng 3.10. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 53
Bảng 3.11. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 54
Bảng 3.12. Tiêu tốn năng lượng cộng dồn/kg tăng khối lượng 56
Bảng 3.13. Tiêu tốn protein cộng dồn/kg tăng khối lượng 56
Bảng 3.14. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ở 10 tuần tuổi 58
Bảng 3.15. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm 59
Bảng 3.16. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 61
Bảng 3.17. Sơ bộ hoạch toán 62
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 47
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 49
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 51
Hình 3.4. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn cộng dồn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 54
Hình 3.5. Biểu đồ chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm 60
Hình 3.6. Biểu đồ chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 61
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế,

những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành chăn
nuôi đang từng bước phát triển và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
suất, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi của xã hội, góp phần đưa
nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.
Các sản phẩm của gia cầm có tỷ lệ protein cao, chứa đầy đủ dinh dưỡng và
chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, do đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho bữa
ăn hàng ngày của mỗi gia đình, đồng thời còn mang tính chất hàng hóa phục vụ
kinh doanh và xuất khẩu, các phụ phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm cũng được sử
dụng có hiệu quả cao, ngoài ra còn cung cấp lượng phân bón đáng kể cho cây trồng
và góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Ở Việt Nam, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời. Về tỷ trọng chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí quan trọng thứ hai
trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm ngày càng phát
triển, hình thành nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn.
Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường khu vực chăn nuôi gia cầm cũng tăng dần
theo qui mô chăn nuôi. Theo kết quả điều tra của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam thì mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải khoảng 75 -
85 triệu tấn chất thải, với phương thức sử dụng phân chuồng không qua xử lý ổn
định và nước thải không qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường gây ôi nhiễm nghiêm
trọng. Hiện cả nước có trên 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình, trên 18.000
trang trại chăn nuôi theo quy mô tập trung, nhưng mới có 8,7% số hộ xây dựng
công trình khí sinh học (hầm Bioga). Tỷ lệ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ
sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0,6% số hộ cam kết bảo vệ môi trường, vẫn còn
khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào
mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài gây sức ép với môi trường. Hàm lượng các khí
độc tại khu vực có chăn nuôi được xác định gấp 11,2 - 15 lần giới hạn cho phép và
tăng dần ở quy mô lớn. Độ nhiễm khuẩn không khí cũng cao dần theo quy mô và
vượt giới hạn từ 19,72 lần đến 25,2 lần.
2
Kết quả điều tra cho thấy tại các trang trại chăn nuôi gia cầm, ô nhiễm môi

trường đang ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí. Mùi và bụi
sinh ra trong quá trình chăn nuôi gia cầm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sống và sức khoẻ cộng đồng (Trịnh Xuân Báu và Đặng Kim Chi, 2008)[1].
Một số biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng như thu gom chất thải
hàng ngày, dọn rửa chuồng, sử dụng bể biogas, ủ phân, làm thức ăn cho cá đã
phần nào giải quyết được vấn đề phân và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên trong chăn
nuôi trang trại với số lượng lớn vấn đề ô nhiễm mùi và các khí thải độc hại thì vẫn
chưa được giải quyết triệt để.
Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường trang trại chăn nuôi
gia cầm là cần thiết, đáp ứng được xu thế phát triển và bảo vệ môi trường.
Để có thể xử lý phân, chất thải chăn nuôi một cách triệt để, tạo môi trường
trong sạch mà tiêu tốn ít tiền và nhân công, không phải thực hiện vệ sinh hàng ngày
thì một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý
chất đệm lót nền chuồng nuôi, nhằm làm giảm mùi hôi, phân huỷ phân, chất thải
ngay tại chỗ. Đây là một trong những công nghệ chăn nuôi sinh thái, đã và đang
được áp dụng ở nhiều nước có nền chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có kết quả nghiên cứu nào về ảnh hưởng của các chất độn chuồng khác nhau
có bổ sung chế phẩm sinh học đến khả năng sản xuất của gà thịt, để từ đó có những
khuyến cáo cho người chăn nuôi. Trước nhu cầu của sản xuất và để có sở cứ khoa
học giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý vi sinh vật đệm lót trấu và mùn cưa tới
môi trường chuồng nuôi và hiệu quả nuôi gà thịt".
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của chất liệu đệm lót khác nhau đến môi trường
và hiệu quả chăn nuôi gà thịt.
- Đánh giá được ảnh hưởng của xử lý vi sinh vật đệm lót tới môi trường
chuồng nuôi và hiệu quả chăn nuôi gà thịt.
3
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1.1. Thực trạng ô nhiễm trong chăn nuôi gia cầm
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói
riêng đã và đang phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Theo báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013) [5], đàn gia cầm có 314,7 triệu con, tăng
2,04%, trong đó đàn gà 231,8 triệu con, tăng 3,6% so với cùng thời điểm năm 2012 do
không bị ảnh hưởng của dịch bệnh, quy mô chăn nuôi ngày một tăng. Tuy nhiên, mức
độ ô nhiễm môi trường khu vực chăn nuôi gia cầm cũng tăng dần theo quy mô chăn
nuôi (Cục chăn nuôi 2013) [7]. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, năm 2011 tổng khối
lượng chất thải rắn thải ra môi trường của ngành chăn nuôi là 85,72 triệu tấn, tăng hơn
61 vạn tấn so với năm 2010. Mỗi năm có khoảng vài trăm triệu tấn chất thải khí, vài
chục nghìn tỷ m³ chất thải lỏng do chăn nuôi thải ra trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi gây ra đang ngày
càng trở nên nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi (2013) [7]
lượng chất thải chăn nuôi của nước ta trong năm 2013 như sau:
Bảng 1.1. Ước tính lượng chất thải trong chăn nuôi năm 2013
Loài vật nuôi
ĐVT
Số đầu vật
nuôi năm 2013
Chất thải rắn
TB/con/ngày (kg)
Tổng chất thải
rắn/năm (kg)

Con
5.265.600
10,0
19.219.440.000

Trâu
Con
2.600.000
15,0
14.235.000.000
Lợn
Con
26.300.000
2,0
19.199.000.000
Gia cầm
Con
314.700.000
0,2
22.973.100.000
Dê, cừu
Con
1.777.638
1,5
973.256.805
Ngựa
Con
103.481
4,0
151.082.260
Hươu
Con
31.539
2,5
28.779.337,5

Tổng cộng
76.779.658.403
4
Trong hơn 76 triệu tấn phân các loại vật nuôi được thải ra trong năm 2013
nhưng chỉ khoảng 40% số chất thải này được xử lý, còn lại thường được xả thẳng
trực tiếp ra môi trường. Số phân không được xử lý và tái sử dụng lại chính là nguồn
cung cấp phần lớn các khí nhà kính (chủ yếu là CO
2
, N
2
O) làm trái đất nóng lên,
ngoài ra còn làm rối loạn độ phì đất, nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm đất, gây phì
dưỡng và ô nhiễm nước. Chưa kể nguồn khí thải CO
2
phát tán do hơi thở của vật
nuôi (ước chừng 2,8 tỷ tấn/năm/tổng đàn gia súc thế giới). Trong số đó, chất thải từ
chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Ở cả 3
nghề chăn nuôi (gia cầm, lợn, bò) đều có đặc điểm chung là khu xử lý chất thải rất
sát chuồng nuôi (65,62 - 100%/tổng số cơ sở có xử lý chất thải) (Phùng Đức Tiến
và cs 2009) [20].
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại các trang trại chăn nuôi gia cầm, ô nhiễm
môi trường đang ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí. Mùi và
bụi sinh ra trong quá trình chăn nuôi gia cầm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng (Trịnh Xuân Báu và Đặng Kim Chi 2008)
[1]. Theo các tác giả, các khí ô nhiễm sinh ra trong quá trình chăn nuôi đều xả thải
tự do vào không khí xung quanh. Theo đánh giá của người dân, thời điểm đàn gà từ
30 ngày tuổi trở lên, mùi và bụi từ các trang trại chăn nuôi sinh ra rất lớn. Mùi hôi
thối có thể cảm nhận ở các vị trí xa trang trại 200 - 300m. Nồng độ các khí độc như
NH
3

, H
2
S và bụi tăng dần theo thời gian sinh trưởng của đàn gia cầm và cao hơn rất
nhiều so với tiêu chuẩn không khí cho môi trường xung quanh.
Theo kết quả điều tra của Phùng Đức Tiến và cs (2009) [20], tình hình xử lý
chất thải trong chăn nuôi gia cầm rất thấp: tỷ lệ hộ có khu xử lý chất thải chỉ đạt
15%, gia trại 37,5 % trang trại 35,71%, trong khu xử lý đa phần lại sát với khu chăn
nuôi là 100%. Các tác giả cũng cho biết, trong chăn nuôi gia cầm cả loại hình trang
trại và gia trại sử dụng biogas là rất thấp chỉ có là 3,57- 12%. Số hộ ủ phân tươi
tương ứng là 13,33; 15,63 và 3,57%. Số hộ ủ có độn tương ứng là 13,33; 12,50 và
17,86%. Trong đó chăn nuôi trang trại với lượng phân lớn cho nên số hộ bán phân
chỉ chiếm cao nhất là 25%. Còn một tỷ lệ khá lớn phân và chất thải lỏng không
được xử lý thải trực tiếp ra sông, suối và đất.
5
Mức độ ô nhiễm không khí và nước thải đều ở mức báo động. Nồng độ các
khí thải độc hại từ trang trại và các nông hộ chăn nuôi gà đều vượt ngưỡng cho
phép. E. coli và Salmonella đều được phát hiện trong nước thải với tỷ lệ mẫu dương
tính cao, đặc biệt ở xu thế chăn nuôi gia trại và trang trại có mức độ ô nhiễm cao
hơn (Phùng Đức Tiến và cs 2009 [20]).
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ
mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của
chăn nuôi không cao Attar và Brake, (1988) [27]. Từ cuối năm 2003, dịch cúm gia
cầm đã bùng phát tại Việt Nam, qua 10 năm, dịch đã tái phát nhiều đợt, đã phải tiêu
huỷ hàng trăm triệu gia cầm các loại, thiệt hại ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Đặc biệt nguy hiểm là bệnh có thể lây sang người. Theo tổ chức y tế thế giới, từ tháng
12 năm 2003 đến tháng 5 năm 2009 đã có 258 người tử vong do cúm gia cầm, trong
số 423 ca nhiễm H
5
N

1
tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á, còn ở Việt Nam đã có 56 ca tử
vong, trong tổng số 111 ca mắc bệnh. Từ đầu năm 2007 đến nay đã bùng phát hội
chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh-PRRS) trên lợn đã gây thiệt hại
nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn tại nhiều địa phương, đến nay đã được khống chế,
chỉ còn một số ít cơ sở đang tiếp tục phải theo dõi. Tuy vậy, diễn biến của bệnh khá
phức tạp, khả năng gây dịch còn rất lớn. Dịch bệnh đã gây tổn thất lớn cho ngành
chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy
hiểm như bệnh cúm gia cầm (Cục Chăn nuôi, 2013) [7].
Với tất cả những lý do trên khiến vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi trở
nên cấp bách hơn bao giờ hết.
1.1.1.2. Vai trò của vi sinh vật trong xử lý chất thải chăn nuôi
1.1.1.2.1. Tiêu hủy phân và mùi hôi
Một số vi sinh vật hữu ích có khả năng phân giải và đồng hóa các chất thải
động vật như phân, nước tiểu. Quá trình phân giải này tạo thành các thành phần trao
đổi chất có tác dụng khử mùi trong chuồng trại như axit hữu cơ (trung hòa và cố
định NH
3
), rượu (trung hòa mùi lạ và diệt virus…), các enzyme, các chất loại kháng
sinh… Đặc biệt, vi sinh vật đồng hóa phân nước tiểu để tạo thành protein của chính
bản thân chúng, nguồn protein vi sinh vật này được động vật sử dụng.
6
Sự lên men tiêu hóa phân
Các vi sinh vật có ích trong lớp đệm lót sẽ bám quanh phân và tiết ra các
enzyme ngoại bào để thực hiện quá trình phân giải bằng sự oxi hóa và lên men. Quá
trình lên men phân giải phân trong chuồng nuôi là lên men hiếu khí, với sự tham gia
của oxy đã làm cho các thành phần hydratcacbon và các hợp chất có chứa cacbon bị
oxy hóa tạo ra năng lượng thông qua quá trình oxi hóa photphoryl hóa. Năng lượng
trong các mạch cacbon được giải phóng hoàn toàn và giải phóng ra CO
2

và nước.
Như vậy có thể thấy một lượng nhỏ chất dinh dưỡng trong phân cần cho quá
trình trao đổi chất tế bào sẽ được vi sinh vật hấp thu làm chất dinh dưỡng cho sự
sinh trưởng phát triển của chúng, đặc biệt trong đó có sự sinh tổng hợp thành
protein của tế bào, còn phần lớn các chất dinh dưỡng bị phân giải tạo năng lượng,
giải phóng ra CO
2
, nước và một số hợp chất hữu cơ khác nhau.
Các chất khí mà trong đó chủ yếu là khí CO
2
và nước sẽ bị tán phát vào
không khí. Một lượng nhỏ hợp chất hữu cơ như các axit hữu cơ, rượu, aldehyd,
ester… và một số chất khoáng hữu cơ sẽ tích lại trong đệm lót và dần cũng bị lợi
dụng hoặc phân hủy.
Sự khử mùi hôi và khí độc
Việc khử mùi hôi và khí độc trong đệm lót là do tác dụng hấp phụ vật lý của
đệm lót và của ánh sáng, nhưng tác dụng khử mùi thối của vi sinh vật hữu ích sử
dụng trong chế phẩm vi sinh tổng hợp mới là chủ yếu.
Vấn đề khử mùi hôi và khí độc được đặt ra mạnh trong những năm gần đây
khi chăn nuôi phát triển với tốc độ nhanh gây ô nhiễm lớn môi trường chăn nuôi.
Trong chuồng nuôi tích tụ nhiều khí độc như NH
3
, CH
4
, N
2
O, H
2
S, CO
2

làm cho vật
nuôi dễ sinh các bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn
lớn, bị tổn thất về kinh tế, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người chăn nuôi và
những người xung quanh.
Cơ chế hình thành chất gây thối: NH
3
chủ yếu tạo ra từ sự phân giải ure và
axit uric trong nước tiểu của các vi khuẩn và sự khử NH
3
từ axit amin trong phân
do các vi khuẩn có hại và gây bệnh như các vi khuẩn gam âm có men khử NH
3
của
các axit amin như E.coli, Salmonella, tụ cầu…. H
2
S được hình thành do vi khuẩn
7
khử axit amin xistin, xistein; Sự hình thành các amin hữu cơ rất độc và thối do các
vi khuẩn lên men thối rữa đã khử cacboxin (CO
2
) và một số loại axit amin để
tạo thành.
Sự giải phóng NH
3
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, cấu trúc nền,
mức độ vệ sinh chuồng trại, khẩu phần ăn…(Büscher và cs, 1994[30]; Kavolelis,
2003[42]). Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào độ pH, nếu độ pH trên 7 sự giải phóng
nhanh, dưới 7 giải phóng chậm (độ pH phân gà lợn… khoảng 8,5).
Sự khử các chất khí thối, độc trong chuồng nuôi của lớp đệm lót lên men vi
sinh vật là nhờ sự tác động của nhiều yếu tố. Cụ thể là:

- Khống chế nguồn phát sinh khí: Sử dụng dịch lên men để lên men thức ăn
gia súc sẽ tăng cường sự tiêu hóa hấp thu thức ăn, nên một mặt làm giảm lượng
phân thải ra mặt khác làm giảm thải các chất dinh dưỡng (protein axit amin ) trong
phân, do đó làm giảm sự hình thành các khí thối độc.
+ Tác dụng khử khử mùi hôi và khí độc quan trọng nhất là do vi sinh vật. Vi
sinh vật có ích thực hiện sự giảm mùi theo hai cách:
+ Ức chế và khử vi khuẩn có hại, lên men gây thối trong đệm chuồng do tác
dụng cạnh tranh của vi sinh vật có lợi.
Trong thành phần của tổ hợp vi sinh vật được đưa vào xử lý đệm chuồng có
những chủng có thể sử dụng các khí độc làm nguồn dinh dưỡng cho sự sinh trưởng
phát triển của mình, do đó mà góp phần làm giảm nhanh khí độc trong đệm lót
(phân mới thải ra đã có nhiều khí thối độc do sự lên men của các vi khuẩn thối rữa
trong ruột già động vật).
Sự lên men oxy hóa của vi sinh vật để phân giải phân thành các chất không có
mùi. Đó là sự oxy hóa triệt để các chất dinh dưỡng trong phân để thu năng lượng và
tạo ra CO
2
và nước. Nhờ đó mà có thể giảm lượng lớn khí độc trong chuồng nuôi.
1.1.1.2.2. Duy trì sự cân bằng sinh thái vi sinh vật trong chuồng nuôi
Các chế phẩm vi sinh sử dụng để xử lý phân và rác thải động vật thường bao
gồm một tập hợp các vi sinh vật được chọn lọc rất nghiêm ngặt theo các tiêu chí về
đặc điểm sinh hóa học cụ thể. Một trong những tiêu chí quan trọng là giữa chúng
phải có được mối quan hệ cộng sinh và hỗ sinh để từ đó tạo ra sự cân bằng sinh thái
trong môi trường mà chúng tồn tại.
8
Nếu giữa các chủng vi sinh vật không có được mối quan hệ tương hỗ thì chắc
chắn tổ hợp vi sinh vật được chọn lọc và tập hợp sẽ bị phá vỡ trong một thời gian
ngắn. Bởi lẽ sự phát triển độc lập của từng chủng trong môi trường nhiều chất thải
sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có cả sự canh tranh ngay trong các
chủng của tổ hợp với nhau và sự cạnh tranh của nhiều vi khuẩn có hại có mặt trong

chất thải. Sự cân bằng sinh thái vi sinh vật trong chuồng nuôi sẽ ức chế các vi khuẩn
gây thối, vi khuẩn gây bệnh trong chuồng nuôi, làm giảm mùi hôi trong chuồng và
giảm bệnh cho gia súc.
* Tiêu diệt vi khuẩn có hại và gây bệnh trong chuồng nuôi
Sử dụng chế phẩm vi sinh tổng hợp để xử lý chất thải vật nuôi, ngoài tác
dụng phân giải phân, làm giảm mùi, giảm ô nhiễm thì nó còn có vai trò trong việc
ức chế các vi sinh vật có hại hoặc gây bệnh trong chuồng nuôi.
Sự không thích ứng của các vi sinh vật có hại và gây bệnh, các virus trong môi
trường đệm lót lên men:
Các vi sinh vật có hại và gây bệnh, các virus không thích ứng trong môi
trường lên men, bị tiêu diệt do:
+ Các vi sinh vật hữu ích tạo môi trường thiên về axit, pH thấp làm cho các
vi sinh vật có hại khó phát triển được. Vi sinh vật có hại ra khỏi cơ thể động vật thì
chưa thích ứng với môi trường mới. Vi sinh vật có ích được thuần hóa thích nghi
với môi trường đệm lót có độ pH thấp, nhiệt độ cao nên khó bị tiêu diệt
+ Khi lên men phân giải phân mạnh, một lượng CO
2
sinh ra đọng lại ở giữa
tầng đệm lót gây ức chế một số vi khuẩn có hại.
Sự tăng cường sức kháng bệnh và khả năng miễn dịch
Nguyên nhân có thể là do môi trường sạch sẽ, không bị các phản ứng stress
do tâm lý hay do môi trường, con vật có môi trường sống tự nhiên, khôi phục được
bản năng sống nguyên thủy… nên sống khỏe mạnh. Tăng cường sức kháng bệnh và
khả năng miễn dịch nhưng cơ bản nhất phải kể đến là sự lên men của các vi sinh vật
có ích đã ức chế các vi trùng gây bệnh.
Sự áp đảo về số lượng các vi sinh vật có ích
Đó chính là việc tăng số lượng vi sinh vật có ích vượt trội so với các vi sinh
vật có hại. Đây là ưu thế vượt trội của vi sinh vật có ích so với vi sinh vật có hại để
9
khẳng định vi khuẩn có hại sẽ bị tiêu diệt. Nếu đệm lót được bảo dưỡng tốt thì tỷ lệ

vi sinh vật có ích so với vi sinh vật có hại còn lớn hơn, càng là sự đảm bảo cho sự
chiếm ưu thế vi sinh vật có ích để loại trừ vi khuẩn có hại. Điều này cho thấy lợn
nuôi trên đệm lót lên men rất ít bị bệnh và nếu lợn có ăn đệm lót cũng sẽ không có
hại gì. Đây chính là nguyên tắc lấy số đông để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng
cần phải đảm bảo đệm lót có độ dầy nhất định.
Xét về tỷ số giữa vi sinh vật có ích và vi sinh vật có hại là một tỷ số áp đảo,
chắc chắn vi sinh vật bị tiêu diệt, môi trường sạch ít bị bệnh. Vì vậy nếu lợn có ăn
đệm lót cũng không có hại trái lại có lợi do sinh kháng thể không đặc hiệu từ vi
khuẩn gây bệnh đã giảm hoạt lực.
Sự lên men của các vi sinh vật có ích
Người ta đã từng lấy mẫu trong các bể biogas lên men tốt để phân lập thì
không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh. Từ thực tế nuôi dưỡng, người ta nhận thấy sử
dụng các thức ăn lên men bằng các chế phẩm sinh học để chăn nuôi thì con vật rất ít
bị bệnh, điều này có thể giải thích là do các vi sinh vật gây bệnh đã bị tiêu diệt trong
quá trình lên men. Vậy thì quá trình lên men trong đệm lót của các vi sinh vật có ích
đã tiêu diệt các vi sinh vật có hại và gây bệnh trong phân và từ ngoài nhiễm vào
đệm lót, làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho con vật. Quá trình tiêu diệt chúng do các
tác nhân sau:
Sự tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh do các sản phẩm của trao đổi chất
Trong quá trình lên men, các vi sinh vật có ích đã làm hình thành các axit
hữu cơ làm tăng độ axit của môi trường, sự hình thành các chất có hoạt tính kháng
sinh (bacterioxin) của Streptococcus lactis, Lactobacterium planetarium, Bacillus
licheniformis…; sự hình thành ethylic, H
2
O
2
… đã tiêu diệt hầu như toàn bộ vi
khuẩn có hại. Đây chính là cơ chế của lên men diệt các vi khuẩn có hại, mà chỉ có
thông qua sự lên men này mới có thể diệt được các nha bào của các vi khuẩn gây
bệnh khó bị tiêu diệt.

Tóm lại chúng ta không sợ con vật nuôi trên đệm lót lên men bị các bệnh vi
khuẩn hay virus do chúng có sức kháng tự nhiên và sức kháng này được tăng lên
khi sống trong môi trường thoải mái; hơn nữa do tăng số lượng vi sinh vật có ích
lên rất nhiều lần vi khuẩn có hại trong tự nhiên nên có sự tiêu diệt vi khuẩn có hại
10
do tác dụng đối kháng giữa chúng. Tuy nhiên trong thực tế có thể các vi khuẩn gây
hại không bị tiêu diệt hết song chúng nằm trong phạm vi hoàn toàn có thể kiểm
soát, vô hại với động vật nuôi do chúng ở trạng thái bị ức chế hoặc bất hoạt. Cũng
chính vì vậy mà con vật còn được tăng cường sinh kháng thể không đặc hiệu, có tác
dụng miễn dịch do các vi khuẩn, virus gây bệnh bị suy yếu làm giảm độc lực (tai
xanh, lở mồm long móng, dịch tả).
Đối với bệnh về virus chỉ là sự tăng cường công năng miễn dịch (thêm các
chất xúc tiến miễn dịch: bổ sung các chất vitamin tăng hoạt tính miễn dịch…). Con
vật thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể để sinh kháng thể chống virus.
Các theo dõi cho thấy con vật rất ít bị bệnh cảm nhiễm vi khuẩn và các bệnh
do virus, nếu có mắc bệnh thì cũng không nặng, dễ chữa.
1.1.1.3. Môi trường không khí chuồng nuôi
1.1.1.3.1. Thành phần không khí chuồng nuôi
Trong không khí, hai thành phần có tỷ lệ cao nhất là là nitơ (N
2
chiếm
khoảng 79%) và oxy (O
2
, chiếm khoảng 20,3%), còn 0,7% là một số khí khác như
carbon dioxide (CO
2
), amoniac (NH
3
), sunfuahidro (H
2

S), khí hiếm và hơi nước
(H
2
O). Trong quá trình sống, gà hít O
2
và thở ra CO
2
và H
2
O. Theo Hulzebosch,
2004)[43], sự thiếu oxy ít khi xảy ra trong chuồng nuôi gia cầm bởi vì gia cầm có
thể hít đủ lượng oxy cần thiết ngay cả khi nồng độ oxy trong không khí thấp hơn
đáng kể so với bình thường. Những gì được gọi là thiếu oxy trong thực tế chỉ xảy ra
khi có sự kết hợp của nồng độ CO
2
cao, nhiệt độ và độ ẩm cao. Sự thiếu hụt oxy ảnh
hưởng xấu đến sự điều tiết nhiệt và các quá trình trao đổi chất gia cầm nếu nhiệt độ
thấp. Nếu nhiệt độ cao mà thiếu oxy thì gây nguy hiểm cho hệ tim mạch vì nó làm
giảm khả năng điều tiết nhiệt của cơ thể.
Khí CO
2
được sinh ra trong quá trình thở và các quá trình phân hủy của vi
sinh vật. Trong không khí thở ra của gà chứa gần 4% CO
2
. Các chuồng nuôi có mật
độ đông, thông khí kém, không khí bị bão hòa, khí CO
2
có thể vượt quá tiêu chuẩn
cho phép (Hoàng Thu Hằng, 1997, [11]). Nồng độ khí CO
2

trong chuồng nuôi
thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hệ thống thông gió hay mức độ
thông thoáng trong chuồng.
11
Gà công nghiệp được nuôi thâm canh với mật độ cao, gà có tần số hô hấp
lớn, thành phần thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng tốt nên không khí chuồng nuôi có
chứa nhiều hơi nước, nhiệt độ không khí cao (Nguyễn Xuân Bình, 1992[2]). Có hai
nguồn nhiệt liên quan đến sự có mặt của gà:
- Nguồn nhiệt từ gà
Khi chất đệm lót sử dụng không đúng quy định, các quá trình lên men và thối
rữa xảy ra mạnh có thể làm tăng lượng nhiệt tích tụ trong chuồng (Trịnh Văn Thịnh
và cs, 1986[19]).
Ngoài thành phần khí thông thường, trong chuồng nuôi gia cầm còn tồn tại
một số khí độc hại như: H
2
S, NH
3
, CH
4
và bụi.
Ammonia (NH
3
):
Khí NH
3
là loại khí thải do sự phân giải của phân gia súc, gia cầm trong
chuồng nuôi. Khí không màu, có mùi hắc và là một trong những khí độc gây ô nhiễm
môi trường chủ yếu trong chuồng gà. NH
3
gây kích ứng da, mắt, mũi, phổi; có thể

ngửi thấy ở nồng độ từ 5-18 ppm. Khí NH
3
có thể tồn tại trong không khí trong
khoảng 14-36 giờ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và nó có thể bay xa tới 500 m kể từ
nơi chứa phân (Fowler và cs, 1998 [36]).
Gia cầm tiếp xúc với khí NH
3
ở nồng độ 20 -25ppm trong 8 giờ dẫn đến hậu
quả là làm mất lớp lông nhung ở khí quản và làm biến đổi lớp tế bào biểu mô của
đường hô hấp (Nagaraja và cs, 1984 [45]). Nếu gia cầm tiếp xúc trong một thời gian
dài thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Khi nuôi gà ở chuồng nuôi có hàm lượng khí NH
3
là 25 ppm sẽ làm giảm
hàm lượng hemoglobin, giảm trao đổi khí và hấp thu các chất dinh dưỡng giảm dẫn
đến khối lượng cơ thể của gà sẽ giảm 4%. Khi hàm lượng khí 75-100ppm, gây
những biến đổi trong biểu mô đường hô hấp, làm mất lớp vi mao và tăng số lượng
của tế bào tiết màng nhầy, nhịp tim và hô hấp bị ảnh hưởng và có thể gây chảy máu
trong các túi khí phế quản (Lại Thị Cúc, 1994 [6]).
Amoniac có thể hòa tan vào trong nước, do vậy có thể xâm nhập vào màng
nhày trong mắt và đường hô hấp. Lượng NH
3
≥ 100ppm có thể gây loét niêm mạc, gây
mù mắt với các dấu hiệu của sự tăng tích nước mắt, thở nông và những tổn thương ở
12
mũi (Hulzebosch, 2004 [40]). Nồng độ này cũng làm tỷ lệ tăng trọng, khả năng thu
nhận thức ăn, tỷ lệ đẻ, khối lượng trứng của gà đẻ giảm (Amer và cs, 2004 [25]).
Hàm lượng NH
3
trong không khí chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố

như nhiệt độ, độ ẩm lớp đệm lót, mức độ vệ sinh chuồng trại, mật độ nuôi, khẩu
phần ăn… (Büscher và cs, 1994 [30]; Kavolelis, 2003 [42 ]). Ngoài ra, nó còn phụ
thuộc vào độ pH, nếu độ pH trên 7 sự giải phóng nhanh, dưới 7 giải phóng chậm (độ
pH phân gà, lợn… khoảng 8,5) (Choi và Moore, 2008 [33]). Nồng độ NH
3
thấp hơn
40% ở chuồng nuôi có sử dụng đệm lót nền là rơm/mùn cưa so với chuồng nuôi nền
có ủ phân trong chuồng. Nồng độ NH
3
thường xuyên được phát hiện trong các trại
chăn nuôi thường ≤ 100ppm. Ảnh hưởng có hại của NH
3
trong các chuồng nuôi
thường gây stress mãn tính, chúng cũng là nguyên nhân trong các tiến trình của dịch
bệnh (Carlile, 1984 [32]; Nagaraja, 1984 [45]). Vì vậy, nồng độ NH
3
trong chuồng
nuôi gà không nên vượt quá 25ppm, mức giới hạn cho gia cầm là 15ppm (Gürdil,
1998 [38]).
Hydrogen sulfide (H
2
S)
Khí H
2
S là một khí độc không màu, có mùi trứng thối. Nó được sinh ra do vi
khuẩn yếm khí phân hủy protein và các vật chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh khác. Ở
nồng độ rất thấp, khoảng 30ppb H
2
S có thể được phát hiện bởi 80% số người tham
gia thực nghiệm (Schiffman và cs, 2002) [48]. Các khí thải H

2
S sinh ra được giữ lại
trong chất lỏng của nơi lưu giữ phân. H
2
S là một khí độc có mùi rất khó chịu, với
nồng độ thấp nó cũng gây độc, ở nộng độ cao H
2
S gây viêm phổi cấp tính kèm theo
thủy thũng (Hulzebosch, 2004) [40]. Không khí chứa trên 1mg/l H
2
S sẽ làm cho con
vật chết ở trạng thái độ cấp, liệt trung khu hô hấp và hệ mạch. Tốc độ thải H
2
S lớn
đặc biệt trong quá trình dọn vệ sinh chuồng trại (thu dọn phân) thì H
2
S sẽ được thải
ra ngoài không khí nhiều. Điều này giả thích vì sao phải sự dụng quạt thông gió ở
mức độ tối đa khi dọn phân trong chuồng.
Tác động của H
2
S đối với sức khỏe của vật nuôi: gây kích ứng mắt, viêm cục
bộ màng mắt và đường hô hấp (Curtis, 1983) [34]. Tác động gây kích ứng của H
2
S
ít hay nhiều đều giống nhau qua đường hô hấp mặc dù cấu trúc của lớp phổi có thể
dễ bị ảnh hưởng nhất. Viêm phổi lớp sâu thường dẫn đến phù phổi. H
2
S có thể được
13

nhanh chóng hấp thu qua phổi và gây ra nhiễm độc hệ thống hô hấp con vật (Hoàng
Thu Hằng, 1997) [11].
Mặc dù là một khí thải độc hại cho sức khỏe của người và vật nuôi, nhưng
nồng độ khí H
2
S phát hiện trong chuồng nuôi lại thấp hơn rất nhiều so với các loại
khí độc khác như CO
2
và NH
3
.
Methane (CH4)
Khi CH
4
sinh ra trong chuông nuôi do quá trình phân giải các hợp chất hữu
cơ như lipids, carbohydradtes, axit hữu cơ, protein…. CH
4
là một trong những khí
hiệu ứng nhà kính. Sự có mặt của CH
4
trong không khí liên quan chặt chẽ tới sự
biến đổi của khí hậu, chúng đóng góp tới 9-20% nguy cơ làm khí hậu toàn cầu nóng
lên. Safley và Casada (1992) [47] đã báo cáo, lượng khí methane thải ra từ chất thải
của gà đẻ nuôi lồng là 0,3kg/con/năm, của gà thịt là 0,09kg/con/năm và của vịt là
0,16kg/con/năm thấp hơn rất nhiều so với lợn (20kg/con/năm), bò (70kg/con/năm).
Lượng khí methane thải ra phụ thuộc vào phương pháp xử lý phân, nhiệt độ và khối
lượng chất thải rắn bay hơi trong phân.
Amonia và H
2
S đều dễ hòa tan và dễ hấp thu trên bề mặt ẩm, độ ẩm không

khí càng cao thì NH
3
càng dễ đi vào không khí. Khí amonia và hydrosulfua có mối
tương quan với độ ẩm chuồng nuôi. Do vậy, việc tạo môi trường sạch sẽ, thoáng
mát cho gia súc, gia cầm là một việc làm hết sức quan trọng. Ngoài ra, nồng độ các
khí độc trong chuồng nuôi còn phụ thuộc vào chất lượng vật liệu xây dựng, trang
thiết bị, hệ thống sưởi, hệ thống giàn mát, hệ thống cống rãnh, quá trình sản xuất và
kỹ thuật vệ sinh môi trường. Vì vậy, cần phải có những biện pháp làm giảm nồng
độ các khí độc trong chuồng nuôi như: Khí CO
2
, NH
3
, H
2
S… là tối cần thiết và cấp
bách trong điều kiện Việt Nam hiện nay (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009) [18].
Bụi và các vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi
Trong chuồng nuôi ngoài các thành phần khí độc còn có một lượng lớn bụi
và vi sinh vật. Hệ vi sinh vật có mặt trong không khí chuồng nuôi có nguồn gốc từ
mặt đất, phân khô, chất đệm chuồng, từ da lông vật nuôi, cùng với bụi bay vào
không khí và càng nhiều bụi, không khí càng có nhiều vi sinh vật. Các vi sinh vật có
mặt trong không khí chuồng nuôi gồm vi khuẩn, nấm mốc và các độc tố
14
Sự tạo thành bụi trên lớp đệm lót chuồng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm,
nguyên liệu được dùng làm đệm lót, thời gian sử dụng lớp đệm lót và sự hoạt động
của gà (Hoàng Thu Hằng, 1997) [11].
Ngoài tác dụng gây hại về mặt cơ học và hóa học tới lớp màng nhầy đường
hô hấp của gà, bụi còn là vật thuyên chuyển nhiều vi sinh vật gây bệnh, dưới các
dạng hạt sương vi khuẩn lắng đọng trên các hạt bụi và bị khô lại, tạo ra bụi vi khuẩn
do dòng chuyển động của không khí được tạo nên bởi hoạt động của con người

hoặc gà nuôi trong chuồng. Các hạt bụi có kích thước 1µm sẽ kết tủa 100 lần.
Những hạt ≤ 1µm có khối lượng không đáng kể thường chuyển động rối loạn trong
không khí. Trong một thời gian, các hạt bụi khuẩn trở thành hạt bụi sương vi khuẩn
và tiếp tục lắng đọng xuống (Hoàng Thu Hằng, 1997) [11].
Sự tồn tại của bụi vi khuẩn trong không khí phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm
của không khí. Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng độ ẩm của không khí thì quá trình
ngưng tụ hơi nước lên các hạt bụi tăng sẽ làm tăng trọng lượng hạt bụi và làm tăng
quá trình lắng đọng của chúng, đáng chú ý nhất là các vi khuẩn Salmonella, E .coli,
Clostridium perfringens.
Khi các vi sinh vật tồn tại trong không khí với mật độ cao và vật nuôi cảm
thụ hít phải không khí nhiễm vi khuẩn sẽ phát bệnh. Khi đó không khí sẽ là yếu tố
lan truyền mầm bệnh. Qua các nghiên cứu cho thấy đa số vi sinh vật gây bệnh
đường hô hấp có thể tồn tại lâu, độc tính lưu truyền kéo dài trong môi trường không
khí và đất: Mycoplasma.
Ngoài các vi khuẩn gây bệnh, trong môi trường chuồng nuôi còn có các nấm
mốc với các bào tử nấm mốc lan truyền trong không khí và nền chuồng, mà nguồn
gốc của chúng thường từ thức ăn rơi vãi nhiễm nấm. Khí hậu nóng ẩm của nước ta
rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc phát triển
1.1.1.3.2. Các yếu tố khí hậu
Nhiệt độ không khí chuồng nuôi
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng của tiểu khí hậu chuồng nuôi. Mỗi loại gia cầm
đều yêu cầu một khoảng nhiệt độ thích hợp (gọi là vùng nhiệt trung tính). Tại vùng
nhiệt độ này gia cầm có thể ổn định thân nhiệt theo mức sinh lý bình thường. Giới hạn
15
thấp và cao của vùng nhiệt trung tính được gọi là vùng nhiệt khủng hoảng. Nếu nhiệt
độ giảm thấp, gia cầm sẽ bắt đầu sử dụng năng lượng thức ăn để duy trì nhiệt độ cơ thể,
do đó, nó sẽ tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Khi nhiệt độ tăng cao hơn mức giới hạn, gia
cầm không còn khả năng tự giảm bớt nhiệt của cơ thể. Chúng bắt đầu tiêu thụ thức ăn ít
hơn và năng suất chăn nuôi sẽ giảm như là một kết quả của nhiệt độ cao.
Nhiệt độ không khí trong chuồng nuôi phụ thuộc rất nhiều vào: lứa tuổi, khối

lượng cơ thể, phương thức nuôi, thức ăn, độ ẩm, mức độ thoáng khí…(Hulzebosch,
2004) [40]. Nhiệt độ gây chết phụ thuộc vào các giống gà, giới tính, thời gian trong
năm và sự thuần hóa trước đó, thay đổi từ 45 - 47
0
C. Theo Hulzelbosch, (2004) [40]
khuyến cáo, nhiệt độ thích hợp cho gà đẻ là 20
0
C. Ở mỗi mức nhiệt độ thấp hơn 1
0
C
thì mỗi con gà sẽ cần thêm 1,5g thức ăn mỗi ngày. Mức nhiệt độ sản xuất cho gà đẻ
là 20-24
0
C. Khi nhiệt độ cao hơn 24
0
C thì chất lượng vỏ trứng và trọng lượng trứng
giảm. Đối với gà thịt mức nhiệt độ thích hợp phụ thuộc vào lứa tuổi.
Khả năng chống lại khí nóng phụ thuộc vào từng giống gà: giống gà nhẹ cân
có thể chịu nóng tốt hơn giống gà nặng cân. Độ nhiệt của môi trường giảm làm tăng
sự thoát nhiệt của gà, gà điều tiết bằng cách tăng cường hoạt động của tuyến giáp
trạng và cường độ trao đổi chất. Nhìn chung gà chịu đựng khí hậu lạnh tương đối
tốt. Khả năng sản xuất tăng cao trước hết không phải do sự ổn định của nhiệt độ và
độ ẩm không khí mà do tác động ổn định của tiểu khí hậu thuận lợi.
Nhiệt độ thấp cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn
của gà (Simaraks, 2004 [23]; Cahaner và Leenstra, 1992 [31]; Deaton và cs, 1996
[35]; Aengwanich và Simaraks, 2004 [23]). Theo Deaton và cs, 1996 [35], nhiệt
độ thấp ảnh hưởng tới tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ chết của gà. Các tác giả
cho biết trong 3 tuần tuổi đầu gà nuôi với mức nhiệt độ 26-23-21
0
C thì khối lượng

cơ thể trung bình chỉ đạt 1,66kg so với mức 1,77kg khi nuôi ở nhiệt độ 32-29-26
0
C;
Tiêu tốn thức ăn cao hơn 1,14 lần, tỷ lệ chết cao hơn 1,9 lần so với lô TN. Kết quả
tương tự cũng được báo cáo bởi Ipek và Ipek A, và cs, (2006) [41].
Theo khuyến cáo của hãng Arbor Acres, 1995 [26] cung cấp gà giống bố mẹ,
nhiệt độ thích hợp nhất cho gà đẻ bố mẹ AA: 18-24
0
C. Như chúng ta đã biết da gà
không có tuyến mồ hôi nên khi gặp điều kiện quá nóng (nhiệt độ cao, thông khí

×