Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

So sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc, xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN XUÂN NHẪN
SO SÁNH PHẨM CHẤT TINH DỊCH NGỰA BẠCH VIỆT NAM
VỚI NGỰA BẠCH TÂY TẠNG TRUNG QUỐC; XÁC ĐỊNH
THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍCH HỢP
TRONG TRUYỀN TINH NHÂN TẠO
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN XUÂN NHẪN
SO SÁNH PHẨM CHẤT TINH DỊCH NGỰA BẠCH VIỆT NAM
VỚI NGỰA BẠCH TÂY TẠNG TRUNG QUỐC; XÁC ĐỊNH
THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍCH HỢP
TRONG TRUYỀN TINH NHÂN TẠO
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 62 01 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN VĂN ĐẠI
2. TS. MAI ANH KHOA
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình
bày trong luận văn này được ghi từ nguồn gốc trong phần phụ lục.
Tác giả
Nguyễn Xuân Nhẫn
ii


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu đến nay tôi đã hoàn thành chương
trình học tập và nội dung luận văn Thạc sỹ. Nhân dịp này tôi xin trân trọng
cảm ơn sự tạo điều kiện và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng
quản lý đào tạo sau đại học, các giảng viên Khoa chăn nuôi thú y - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc TS. Nguyễn Văn Đại,
TS Mai Anh Khoa, đã đầu tư công sức và thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên
thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi; phòng Nông
nghiệp, Trạm Thú y huyện Si Ma Cai - Lào Cai, huyện Phú Bình, Phú Lương -
Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện các
nghiên cứu, thí nghiệm và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè đồng nghiệp và người
thân trong gia đình với sự quan tâm động viên và tạo điều kiện về vật chất,
tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các vị trong hội
đồng chấm luận văn lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Xuân Nhẫn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LUẬN VĂN vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Một số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay 4
1.1.2. Sinh lý sinh sản ngựa đực 5
1.1.3. Ngựa cái sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của
ngựa bạch 10
1.2. Cơ sở khoa học liên quan đến chất lượng tinh dịch và thời điểm phối
giống của ngựa bạch 24
1.2.1. Cấu tạo và kích thước âm đạo giả ngựa 24
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá số lượng, chất lượng tinh dịch 24
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng tinh dịch ngựa 28
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng ngoài cơ thể 30
1.2.5. Giao phối và thụ thai ở ngựa 32
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 33
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về đông lạnh tinh dịch ngựa và truyền tinh
nhân tạo trên thế giới 33
iv
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về truyền tinh nhân tạo và đông lạnh tinh
dịch ngựa tại Việt Nam 35
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 37
2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 37
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 37
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 38

2.3. Phương pháp xử lý số liệu 46
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
3.1. Khảo sát đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến công tác nhân giống
ngựa bạch tại Thái Nguyên và Lào Cai 47
3.2. So sánh phẩm chất tinh dịch của ngựa bạch Việt Nam và ngựa bạch
Tây Tạng - Trung Quốc nuôi tại Thái Nguyên 51
3.3. Xác định thời điểm phối giống thích hợp trong chu kỳ động dục 57
3.3.1. Đánh giá kết quả giải đông tinh cọng rạ 57
3.3.2. Đánh giá thời gian truyền tinh thích hợp trong chu kỳ động dục 59
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của một số phương pháp truyền tinh nhân tạo
đến tỷ lệ thụ thai ở ngựa bạch 61
3.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp truyền tinh đơn và truyền
tinh kép đến tỷ lệ thụ thai 61
3.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp truyền tinh lặp lại đến tỷ lệ
thụ thai 62
3.5. Ứng dụng kết quả thí nghiệm để truyền tinh nhân tạo cho ngựa bạch
ở 2 tỉnh Thái Nguyên và Lào Cai 63
3.5.1. Kết quả tuyển chọn ngựa cái tiêu chuẩn để đưa vào thí nghiệm 63
v
3.5.2. Kết quả ứng dụng truyền tinh nhân tạo cho đàn ngựa tại tỉnh Thái
Nguyên và Lào Cai 64
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 66
1. Kết luận 66
2. Tồn tại 66
3. Đề nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 75
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 79
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LUẬN VĂN

A
:
Hoạt lực tinh trùng
ASTT
:
Áp suất thẩm thấu
C
:
Nồng độ tinh trùng
CV
:
Cao vây
DTC
:
Dài thân chéo
ĐVT
:
Đơn vị tính
K
:
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
R
:
Sức kháng của tinh trùng
TD
:
Tinh dịch
TT
:
Tinh trùng

TTNT
:
Thụ tinh nhân tạo
V
:
Thể tích tinh dịch
VN
:
Vòng ngực
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần hoá học của tinh dịch ngựa 6
Bảng 1.2: Thành phần các chất có trong tinh thanh ngựa 7
Bảng 1.3: Ngoại hình ngựa cái sinh sản 10
Bảng 1.4: Năng suất sinh sản của ngựa cái 10
Bảng 1.5: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn ngựa tại Trung tâm nghiên cứu và
phát triển chăn nuôi miền núi 14
Bảng 1.6: Kết quả theo dõi tỷ lệ sẩy thai của ngựa và bò 15
Bảng 1.7: Khối lượng và tuổi động dục lần đầu của ngựa ở trại Bá Vân 17
Bảng 1.8: Khối lượng và tuổi động dục lần đầu của ngựa cái nuôi trong
hộ nông dân miền núi 17
Bảng 1.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến tỷ lệ động dục của
ngựa cái trong mùa phối giống 19
Bảng 1.10: Phối giống ở các ngày khác nhau trong thời gian chịu đực 20
Bảng 1.11: Kết quả phối giống cho ngựa cái bằng phương pháp khác nhau 22
Bảng 1.12: Ảnh hưởng của tiêm phòng KST đến khả năng động dục 23
Bảng 1.13: Độ tuổi ngựa có ảnh hưởng đến thể tích và nồng độ tinh trùng 29
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kỹ thuật âm đạo giả của ngựa 39
Bảng 3.1: Khối lượng và một số chiều đo của ngựa đực bạch tại Thái
Nguyên và Lào Cai 47

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tỷ lệ sinh sản của ngựa bạch tại Thái
Nguyên và Lào Cai 48
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát tỷ lệ ngựa con sinh ra từ đàn ngựa bạch mẹ
tại Thái Nguyên và Lào Cai 49
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam ở
các mùa vụ khai thác khác nhau 51
viii
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Tây Tạng ở
các mùa vụ khai thác khác nhau 52
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp so sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt
Nam và Tây Tạng ở các mùa vụ khai thác khác nhau 53
Bảng 3.7: Chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam tại
Thái Nguyên và Lào Cai 56
Bảng 3.8: Kết quả giải đông tinh cọng rạ ngựa bạch Việt Nam (n=5) 58
Bảng 3.9: Kết quả chọn lọc ngựa cái đủ tiêu chuẩn thí nghiệm 59
Bảng 3.10: Kết quả truyền tinh bằng phương pháp truyền tinh đơn ở các
ngày động dục khác nhau 60
Bảng 3.11: Kết quả thụ thai ở ngựa bạch bằng phương pháp truyền tinh
đơn và truyền tinh kép 61
Bảng 3.12: Kết quả thụ thai ở ngựa bạch bằng phương pháp truyền tinh
lặp lại 2 lần/ngày 62
Bảng 3.13: Kết quả tuyển chọn ngựa cái đưa vào truyền tinh nhân tạo tại
tỉnh Thái Nguyên và Lào Cai 63
Bảng 3.14: Kết quả ứng dụng truyền tinh nhân tạo cho đàn ngựa tại tỉnh
Thái Nguyên và Lào Cai 64
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Khối lượng và một số chiều đo của ngựa đực bạch tại Thái
Nguyên và Lào Cai 47
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ số ngựa bạch con sinh ra trong tổng số ngựa sinh ra

từ đàn ngựa bạch trong 3 năm gần đây tại Thái Nguyên
và Lào Cai 50
Biểu đồ 3.3: Thể tích tinh dịch ngựa bạch Việt Nam và ngựa bạch Tây
Tạng Trung Quốc ở 3 vụ khai thác 54
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề bức
thiết, được các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý trên thế giới quan tâm,
đặc biệt là việc bảo tồn các nguồn gen quý của các giống vật nuôi quí hiếm.
Ngựa đối với đồng bào vùng cao luôn chiếm một vị trí quan trọng,
ngoài việc là phương tiện vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi ngựa còn cung cấp
một phần sản lượng thịt trong sinh hoạt hàng ngày. Trong những năm gần đây
khi đời sống vật chất được nâng lên thì thịt ngựa với ưu điểm chất lượng thịt
thơm ngon, ít bệnh, giá cả hợp lý đã được người tiêu dùng quan tâm và ưa
chuộng. Đặc biệt là giống ngựa bạch là dòng ngựa quý, hiếm và đang có chiều
hướng suy giảm do bị giết thịt, nấu cao, làm cho số lượng ngựa bạch ngày
càng giảm sút. Số cá thể là ngựa bạch ở nước ta hiện nay có số lượng rất ít,
được phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía bắc. Chính vì vậy, ngựa bạch
được coi là tài sản có giá trị của mỗi gia đình. Trong khi đó ngựa bạch có khả
năng chịu đựng kham khổ tốt, có thể phát triển ở các tỉnh miền núi, đặc biệt là
chăn nuôi quy mô nhỏ, quy mô hộ gia đình.
Tuy nhiên, hiện nay việc chăn nuôi ngựa bạch còn nhỏ lẻ, manh mún,
tự phát và thiếu kiểm soát, tỷ lệ ngựa con sinh ra không phải là ngựa bạch
chiếm rất cao (chủ yếu ngựa kim do tập quán chăn thả theo đàn), do đó người
nông dân thu nhập từ chăn nuôi ngựa bạch còn thấp, bấp bênh; đặc biệt là
nguy cơ thoái hoá giống.
Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong đó có giải pháp về
giống, truyền giống để bảo tồn và phát triển đàn ngựa bạch là rất cần thiết cả
về phương diện khoa học và thực tiễn.

Từ những lý do trên tôi chọn đề tài: "So sánh phẩm chất tinh dịch
ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc; Xác định thời
điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo".
2
2. Mục tiêu của đề tài
- So sánh, đánh giá được phẩm chất tinh dịch của ngựa đực bạch Việt
Nam và ngựa đực bạch Tây tạng Trung Quốc (nuôi tại Việt Nam) thông qua
yếu tố ảnh hưởng của mùa vụ, để từ đó chọn giải pháp tốt trong việc khai thác
tinh dịch phục vụ việc sản xuất tinh cọng rạ.
- Chọn được phương pháp truyền tinh nhân tạo có hiệu quả cao nhất
trong số các phương pháp truyền tinh đã thử nghiệm để đưa ra khuyến cáo
ứng dụng vào sản xuất, nhằm phát triển nhanh đàn ngựa bạch thuần chủng tại
các tỉnh miền núi phía bắc.
- Tạo thêm việc làm mới cho đồng bào dân tộc miền núi, nâng cao thu
nhập, xoá đói giảm nghèo.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Có số liệu khoa học về so sánh phẩm chất tinh dịch của ngựa bạch
Việt Nam và Tây Tạng (nuôi tại VN) phục vụ cho việc khai thác, sản xuất tinh
cọng rạ đạt hiệu quả cao nhất.
- Kết quả nghiên cứu, thử nghiệm một số phương pháp truyền tinh
nhân tạo, để chọn ra phương pháp hiệu quả nhất phục vụ vào sản xuất và
nghiên cứu.
- Qua khảo sát một số chỉ tiêu về ngoại hình của đàn ngựa bạch tại
các địa phương; tỷ lệ ngựa con sinh ra là ngựa bạch từ đàn ngựa bạch mẹ
theo phương pháp chăn thả tự nhiên ở hai tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai để từ
đó có các số liệu khoa học, các căn cứ làm cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng
dụng sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở kết quả đề tài sẽ lựa chọn được giải pháp tối ưu cho việc

khai thác tinh dịch ngựa bạch và việc lựa chọn ngựa đực bạch để sản xuất tinh
cọng rạ hàng hoá và phục vụ công tác nhân giống.
3
- Việc áp dụng phương pháp truyền tinh nhân tạo hiệu quả sẽ giúp nâng
cao năng suất sinh sản của ngựa bạch giúp người dân tăng thu nhập, góp phần
đảm bảo an ninh nông thôn, xoá đói giảm nghèo.
- Việc nuôi nhốt, truyền tinh nhân tạo cho ngựa bạch sẽ kiểm soát được
việc phá rừng do thả rông, đồng thời nâng tỷ lệ ngựa con thuần chủng sau khi
sinh, giảm rủi ro cho người nông dân.
4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay
Phương thức chăn nuôi bầy đàn: Ngựa được chăn nuôi với số lượng
vừa phải trong các hộ gia đình hay trong các nông trang trại với mục đích kết
hợp làm việc và sinh sản. Ở nước ta phương thức chăn nuôi này đã tồn tại ở
một số địa phương: Bắc Kạn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang….Ngựa được
quản lý trong hộ gia đình trong vụ trồng trọt từ tháng 11 năm trước đến tháng
4 năm sau. Những ngày thả rông cũng là mùa sinh sản, ngựa đực và ngựa cái
phối giống tự do. Phương thức chăn nuôi này cho năng suất rất thấp gây hậu
quả cận huyết, dẫn đến khả năng sinh trưởng kém.
Phương thức chăn nuôi bán chăn thả: Phương thức chăn nuôi này được
áp dụng với những người chăn nuôi có định hướng, có mục đích. Theo
Heriquez (1980) [50], phương thức này có hai hình thức chăn nuôi đó là:
Chăn nuôi ngựa theo từng cá thể: Ngựa được tuyển chọn theo mục đích
riêng và được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng riêng biệt. Phương thức chăn
nuôi này đã có tổ chức phối giống, có sự theo dõi chặt chẽ ngựa đực và ngựa
cái, có áp dụng kỹ thuật phối giống và theo dõi, đánh giá khả năng sinh sản
của ngựa. Sử dụng phương thức chăn nuôi này nếu người chăn nuôi không

được trang bị đầy đủ về kỹ thuật sinh sản của ngựa thì tỷ lệ sinh sản của đàn
ngựa sẽ thụ thai thấp.
Chăn nuôi theo nhóm: Được áp dụng tại các nông hộ hoặc trong các
nông trang trại, số lượng ngựa đực và ngựa cái được điều chỉnh theo tỷ lệ và
được tuyển chọn nuôi kết hợp sinh sản và làm việc. Phương thức chăn nuôi
này có áp dụng những tiến bộ kỹ thuật nhất định trong việc chọn giống và
nâng cao năng suất sinh sản.
5
Ở Việt Nam, phương thức chăn nuôi thả rông mang tính phổ biến ở các
tỉnh trung du và miền núi. Do việc giao phối tự nhiên là hoàn toàn ngẫu nhiên
và không có sự tác động kiểm soát của con người dẫn đến mức độ cận huyết
cao. Riêng ngựa cái bạch là được theo dõi và phối giống có chọn lọc với
những đực bạch giống tốt. Chỉ có ở các Trung tâm nghiên cứu, việc quản lý
đực giống và ghép đôi giao phối được kiểm soát chặt chẽ nên khống chế được
yếu tố cận huyết.
1.1.2. Sinh lý sinh sản ngựa đực
1.1.2.1. Thành thục tính dục
Thành thục tính dục là con vật có khả năng giải phóng giao tử và biểu
lộ đầy đủ các phản xạ sinh dục. Về cơ bản, thành thục tính dục là kết quả của
sự tăng tiến hoạt động gonadotropin và khả năng đảm đương của các tuyến
sinh dục trong hoạt động sinh sản, đồng thời là sự sản sinh steroid và sản sinh
giao tử. Ở ngựa đực có thời gian thành thục về tính ở khoảng 12-20 tháng tuổi
(Nguyễn Xuân Tịnh, 1996) [23].
Thành thục về tính phụ thuộc vào: Giống gia súc, chế độ dinh dưỡng,
giới tính và thời tiết khí hậu. Ngựa đực thành thục về tính vào khoảng thời
gian 18-24 tháng tuổi, khi đó khối lượng cơ thể chiếm 60-70% khối lượng cơ
thể lúc trưởng thành (Lê Viết Ly, 1999) [13].
1.1.2.2. Cấu tạo bộ máy sinh dục ngựa đực
Dịch hoàn là những cơ quan đôi, sẵn có chức năng kép: Sản sinh
giao tử đực (tinh trùng) và sản sinh nội tiết tố (hormon sinh dục

testosteron). Khối lượng dịch hoàn ngựa đực thường bằng 0,34% khối
lượng cơ thể. Khả năng sản xuất tinh trùng/1 ngày đêm của 2 dịch hoàn
ngựa là 5,3 tỷ tinh trùng (với ngựa có khối lượng 1000kg và dịch hoàn là
340g), (Nguyễn Tấn Anh, 2003) [3].
Ở ngựa, dịch hoàn trong thời kỳ bào thai nằm trong xoang bụng, đến
tháng thứ 7 thì chui qua ống bẹn vào trong bao dịch hoàn. Thời kỳ ngoài bào
thai, dịch hoàn nằm ở giữa, 2 bên là bẹn (Phạm Thị Xuân Vân, 2001) [27].
6
- Dịch hoàn phụ.
- Các tuyến sinh dục phụ: (Tuyến cầu niệu đạo, tuyến tiền liệt, tinh
nang, tuyến niệu quản)
- Dương vật và bao dương vật.
1.1.2.3. Tinh dịch và sự hình thành tinh dịch ở ngựa đực
Tinh dịch là dịch lỏng mầu trắng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH = 7,2-
7,5), có mùi hăng đặc trưng, gồm tinh trùng và tinh thanh.
Tinh dịch chỉ được hình thành một cách tức thời khi con đực phóng tinh
nghĩa là lúc con đực hưng phấn cao nhất trong quá trình thực hiện phản xạ
giao phối. Tinh dịch gồm tinh trùng (4 - 7%) và tinh thanh (93 - 96%), (Trần
Tiến Dũng, 2002) [6]. Lượng tinh dịch và số lượng tinh trùng thay đổi theo
loài, ở ngựa lượng tinh dịch dao động 50 - 100ml/lần xuất tinh, thành phần
hóa học của tinh dịch gồm có.
Bảng 1.1: Thành phần hoá học của tinh dịch ngựa
TT
Thành phần
Số lượng
(*) mg/%
(**) mg/ml
1
Protein
533

1,2 - 12
2
Glucose
-
0,82
3
Lipid
42
-
4
Fructozo
5 - 10
0,02 - 0,08
5
Sorbitol
-
0,2 - 0,6
6
Inositol
-
0,19 - 0,47
7
Citric acid
0,06
0,08 - 0,53
8
Lactic acid
26
-
9

Ergothioneine
-
0,03 - 1,1
10
Potassium
-
1,03
11
Sodium
-
2,57
12
Photpho
19
0,02 - 0,07
13
Sulpur
3
-
14
Clo
476
-
15
Kali
62
-
16
Canxi
20

0,26
17
Chloride
-
4,48
18
Magnesium
3
0,09
(Davies Morel, 1999) [46]
7
Bảng 1.2: Thành phần các chất có trong tinh thanh ngựa
Stt
Các chất
ĐVT
Số lượng
1
Fructozo
mg/100ml
< 1
2
Sorbitol
mg/100ml
20 - 60
3
Citric acid
mg/100ml
8 - 53
4
Inositol

mg/100ml
19 - 47
5
Ergothionein
mg/100ml
3,5 - 13,7
6
Gluxerylphotphoryl
mg/100ml
40 - 110
7
Sodium
mMol/lit
114
8
Potasium
mMol/lit
26
9
Canxi
mMol/lit
6,5
10
Magnesium
mMol/lit
3,8
(Hoàng Văn Tiến, 1995) [21]
* Tinh trùng:
Sự hình thành: Tinh trùng là giao tử đực được hình thành từ ống sinh
tinh trong dịch hoàn. Vào một thời điểm cùng với sự thành thục về tính, tế

bào sinh dục nguyên thủy tăng lên qua hai lần phân chia, lần phân chia thứ
nhất thành tinh bào sơ cấp rồi thành tinh bào thứ cấp có nhiễm sắc thể đơn
bội. Tinh bào thứ cấp tồn tại không lâu rồi phân chia thành hai tiền tinh trùng
và hoàn thiện dần thành tinh trùng. Khi đã hình thành, tinh trùng chuyển dần
từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ. Trong dịch hoàn phụ, tinh trùng tồn tại trong
môi trường axit nên khả năng hoạt động bị ức chế. Khi tinh trùng di chuyển
trong dịch hoàn phụ, tinh trùng được bao phủ bởi một lớp lipoproteit để nâng
cao khả năng ổn định cho tinh trùng, lớp này có điện tích âm giúp cho tinh
trùng không bị dính tụ nhau.
Hình thái: Tinh trùng ngựa có đầu nhọn, hơn dầy. Tổng chiều dài tinh
trùng 55,0 - 63,6μm, trong đó dài đầu 6,0 - 8,1μm, rộng đầu 3,3 - 4,6μm, dài
thân 8 - 10μm, đường kính thân 0,5μm, dài đuôi 30 - 43μm, đường kính đuôi
0,4μm, (Hiroshi, 1992) [51].
Cấu tạo: Tinh trùng gồm 3 phần cơ bản (đầu, thân và đuôi).
8
Phần đầu: Đầu tinh trùng gồm 2 phần chính. Đó là nhân và thể chóp
acrsome. Nhân tinh trùng chiếm 65% toàn bộ thể tích của đầu và là kho duy
nhất chứa toàn bộ thông tin di truyền của con đực từ đời trước truyền sang đời
sau. Trong nhân có chứa Chromatin đậm đặc cao độ, đó là nguồn ADN liên
kết với một protein đặc biệt. Số lượng nhiễm sắc thể trong nhân tinh trùng là
đơn bội. (Barth, 1989) [34].
Bản chất của nhân là nucleoprotit. Nucleoprotit gồm hai thành phần cơ
bản là nucleic và histin. Hai thành phần này được nối với nhau bằng cầu nối
hoá học NH
2
-P rất dễ bị đứt bởi các tác động như nhiệt độ cao, ASTT, pH,
rung động…làm tế bào tinh trùng bị chết. Đây là cơ sở để xây dựng nguyên lý
kiểm tra sức kháng của tinh trùng cũng như để pha loãng, bảo quản tinh trùng
được trong các môi trường khác nhau.
Trên cùng đỉnh đầu có một lớp màng mỏng gọi là mũ chóp đỉnh.

Hay mũ trước chóp. Dưới mũ trước chóp có cấu tạo hình giải gọi là thể
ngọn. Mũ trước chóp và thể ngọn tạo thành một hệ thống xoang acrosome
(thể đỉnh). Trong xoang acrosome tập trung nhiều men hyaluronidaza,
men này không đặc trưng cho loài và có tác dụng phá vì màng phóng xạ
của trứng trong quá trình thụ tinh. Do vậy, sự vẹn toàn của xoang acrsome
giữ vai trò quan trọng và được coi như là chỉ số xắc suất về khả năng thụ
tinh của tinh trùng. Khi bảo tồn tinh trùng, hệ thống acrosome dễ bị phồng
lên, rời khỏi đầu tinh trùng và làm tinh trùng mất khả năng thụ tinh, nhất
là trong môi trường nhược trương (do đó môi trường pha loãng tinh dịch
phải có ASTT tương đồng với ASTT tinh dịch). Đây cũng là vấn đề cần
quan tâm trong quá trình pha chế, bảo tồn và sử dụng tinh dịch nhằm nâng
cao tỷ lệ thụ thai của tinh trùng.
9
Phần cổ: Cổ tinh trùng rất ngắn, khớp cổ lỏng lẻo dễ đứt, khi tinh trùng
lọt được vào vùng noãn hoàn của trứng thì cổ tách ra khỏi đầu. Tại cổ tập
trung nhiều ty thể (mitocondrias) cung cấp năng lượng cho đuôi hoạt động, ty
thể có cấu tạo 50% protit, 30% lipit tích luỹ lượng lớn ATP nhằm cung cấp
năng lượng cho tinh trùng hoạt động nhưng lại giảm rất nhanh khi nhiệt độ
bảo tồn cao. Trong nguyên sinh chất phần cổ còn chứa một lượng đáng kể là
lipoit. (photpholipit chứa một phân tử axit béo, một aldehyt của axit béo và
một glyxerylphotphoryl-coline khi kết hợp với một loạt các chất khác cho ra
hợp chất có chứa năng lượng cung cấp cho quá trình hô hấp của tinh trùng.
Phần đuôi: Gồm 9 đôi vi ống ngoài xếp đồng tâm bao quanh 2 sợi dọc
ở trung tâm. Cấu tạo này làm tinh trùng có khả năng vận động, di chuyển
trong môi trường tinh dịch và trong đường sinh dục cái. Đuôi có chứa nhiều
lipit. (Nguyễn Tấn Anh, 1996) [1].
* Tinh thanh.
Tinh thanh trong tinh dịch ngựa là một hỗn hợp những chất tiết của dịch
hoàn phụ và của các tuyến sinh dục phụ (tuyến cầu niệu đạo, tuyến tiền liệt,
tinh nang, tuyến niệu quản). Thành phần tinh thanh chủ yếu là nước (80 - 93%)

và vật chất khô. Trong vật chất khô chủ yếu là protein, chỉ có một lượng rất nhỏ
là đường mỡ, chất khoáng, men và vitamin (Trần Tiến Dũng, 2002) [6].
Tác dụng chủ yếu của tinh thanh là rửa đường niệu đạo, hoạt hoá tinh
trùng tạo điều kiện cho tinh trùng đến gặp trứng trong quá trình thụ tinh, đồng
thời là môi trường để nuôi sống tinh trùng ngoài cơ thể. Như vậy tinh thanh
có vai trò rất lớn trong việc ''nuôi dưỡng'' tinh trùng ngoài cơ thể và trong quá
trình thụ thai.
10
1.1.3. Ngựa cái sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của
ngựa bạch
1.1.3.1. Ngựa cái sinh sản
a. Yêu cầu về ngoại hình. (Theo TCVN: 2012 [30])
Bảng 1.3: Ngoại hình ngựa cái sinh sản
A. Đặc điểm chung
Ngoại
hình
Toàn thân phát triển cân đối, kết cấu cơ thể vững chắc, khoẻ mạnh;
đi đứng nhanh nhẹn; lông da bóng mượt. Tầm vóc to khoẻ; thân
hình phát triển cân đối, nở nang, thanh tú, hoạt bát, nhanh nhẹn; da
có đàn tính cao; màu lông đồng nhất, bóng mượt
B. Đặc điểm các phần cơ thể
Đầu và
cổ
Đầu và cổ kết hợp cân đối và chắc chắn, thanh tú; tai dựng đứng về
phía trước, linh hoạt; mắt to, lồi và sáng
Thân
mình
Ngực nở rộng và sâu; vai nở; lưng thẳng rộng và phẳng; mình dài;
bụng tròn to nhưng không sệ; da bóng, lông mượt, hông rộng
phẳng; mông dài, rộng và nở nang, ít dốc

Cơ quan
sinh dục
Xương chậu rộng; bầu vú to, 2 núm vú dài to cân đối, tĩnh mạch vú
hai bên sườn nổi rõ; âm hộ mẩy, ít nếp nhăn, khép kín
Chân
Bốn chân cao, to, thẳng, chắc và khoẻ; đi đứng vững chắc; không
chạm khoeo; đế móng lõm; vành móng tròn dày, đứng, không bị
nứt, không hà thối
b. Yêu cầu về sinh sản
Bảng 1.4: Năng suất sinh sản của ngựa cái
Chỉ tiêu
Mức
yêu cầu
Tuổi phối giống lần đầu, tính bằng tháng, không lớn hơn
30
Khối lượng phối giống lần đầu, tính bằng kg, không nhỏ hơn
180
Tuổi đẻ lứa đầu, tính bằng tháng, không lớn hơn
42
Tỷ lệ đẻ, tính bằng %, không nhỏ hơn
60
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tính bằng tháng, không lớn hơn
15
Khối lượng ngựa con lúc sơ sinh, tính bằng kg, không nhỏ hơn
20
Khối lượng ngựa con cai sữa lúc 180 ngày, tính bằng kg, không
nhỏ hơn
80
11
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của ngựa bạch

a. Các yếu tố nội tại
Những yếu tố về di truyền, giống có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
của con cái. Trong các nghiên cứu về di truyền giống cho thấy ảnh hưởng
của con bố tới khả năng sinh sản của con cái chiếm 10% (Hamon, 1975, [49],
những thay đổi về di truyền đã làm cho một số gia súc khi sinh ra, trưởng
thành không có khả năng sinh sản, hoặc kém khả năng sinh sản, trong chăn
nuôi ngựa có một số trường hợp thường gặp.
- Cơ quan sinh dục không bình thường: Công tác ngựa tuyển chọn ngựa
vào mục đích thể thao và du lịch cần tuyển chọn những con ngựa có thành
tích cao, thì việc tạo giống đang được quan tâm (Việt Mông, 2000) [28], ở
một số nước, công tác quản lý giống ngựa đã được quan tâm và chú ý, có hệ
thống theo dõi chặt chẽ. Những con không có khả năng sinh sản, do hậu quả
đột biến di truyền đã đưa lại sự sắp xếp di truyền không bình thường của
nhiếm sắc thể, hoặc do hiện tượng mất đoạn các nhiễm sắc thể X và Y do trật
tự của gen xáo trộn, đã gây đến trường hợp nhiều con sinh ra không có khả
năng sinh sản hoặc sinh sản kém. (Nguyễn Tấn Anh, 1998) [2].
- Ngựa cái vô sinh do lưỡng tính: Là những ngựa được sinh ra, lớn lên
nhưng bộ phận ngoài cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, âm hộ
lệch, dị dạng, quá nhỏ, đến tuổi phát dục mà không phát triển, cấu tạo bên
ngoài là con cái nhưng cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục lại là bộ phận của
con đực, hoặc tử cung không bình thường với nhiều cấu tạo như vậy nên ngựa
cái không thể phát dục và sinh sản. Theo Golnik (1994) [47], theo dõi trên
1684 ngựa cái sinh sản đã có 2 trường hợp ngựa cái không sinh sản, được mổ
khảo sát thấy cơ quan sinh dục không hoàn thiện (chiếm 0,11% trong tổng
đàn đã được theo dõi). Theo Pal (1982) [56] đã theo dõi trên 3.500 ngựa cái
sinh sản có 2 ngựa cái không động dục, được mổ khảo sát thấy hai ngựa này
có cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, chiếm 0,057% (Bartlett,
1973) [35] với những tỉ lệ không cao, nhưng cũng là yếu tố bất lợi cho sinh
12
sản của ngựa cái, gây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của toàn đàn. Tại

trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi theo dõi 450 ngựa cái
sinh sản đã có 4/450 con đã đến tuổi mà không động dục, tiến hành mổ khảo
sát có 2/4 ngựa do cơ quan sinh dục (phần tử cung) phát triển không bình
thường (chiếm 0,44%), 2/4 ngựa cái còn lại có buồng trứng bị teo, đã dẫn đến
vô sinh (Đặng Đình Hanh, 1994) [7]. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với
số liệu đã được các tác giả nước ngoài công bố, có thể do nhiều nguyên nhân
gây nên, song trong đó có vấn đề công tác giống ngựa hiện nay ở nước ta cần
phải được chú ý quan tâm trong quản lý giống, đặc biệt là công tác giống ngựa
ngoại hơn 30 năm lai tạo đã có sự đồng huyết, cần được bổ sung những giống
hoặc dòng ngựa mới để làm tươi máu đàn ngựa ngoại có ở nước ta hiện nay.
Nghiên cứu trên gia súc khác như bò các tác giả: Hamon (1975) [49],
Nguyễn Thiện (1996) [19] cũng đã cho thấy: Có bò cái đến tuổi sinh sản mà
không động dục do cơ quan sinh dục thiếu những phần của con cái, lại có
những phần của con đực, tác giả nghiên cứu bộ phận sinh dục 1 bò cái dạng
Freemartin (bò số MO22 tại Phù Đổng) bên ngoài bộ phận sinh dục thể hiện
là bò cái bình thường, nhưng mổ thấy bên buồng trứng có dịch hoàn và tử
cung không phát triển.
- Giới tính trung gian đực cái: Theo Serec (1982) [62] cho thấy: Ngựa
bạch là loài có những cặp sinh đôi, từ khi trứng tạo hợp tử giai đoạn chửa cuối
bình thường đạt tới 95%, nhưng có tỷ lệ đẻ hoàn thiện của ngựa bạch là rất
khó tác giả đã cho rằng: Ở ngựa nhau thai có cấu tạo dạng giải khăn mặt,
ngựa ưa vận động mạnh và khả năng không đủ dinh dưỡng để nuôi thai sinh
đôi, tác giả đã theo dõi 6 trường hợp ngựa cái có chửa sinh đôi, có 5/6 trường
hợp ngựa cái sẩy thai chiếm 83%, mặc dù tỷ lệ ngựa cái được sinh đôi rất thấp
song những trường hợp sinh đôi một đực và một cái cũng dễ dàng dẫn đến
trường hợp mất khả năng sinh sản, những ngựa đực trong trường hợp sinh đôi
được sinh ra vẫn có khả năng sinh dục bình thường.
13
Hiện tượng song thai chiếm 1-2 % ở các giống ngựa thuần và gần 3% ở
các giống ngựa kéo, rụng 2 trứng là khá phổ biến ở ngựa, nhưng một hoặc hai

thai sẽ chết trong quá trình phát triển hoặc đẩy thai ra ngoài, thai gỗ, và nếu
có tồn tại cũng dễ chết lúc sơ sinh trường hợp song thai và thai chết trong dạ
con là do không đủ nhau hoặc dung tích tử cung không chứa đủ, đó là vì tổng
diện tích của nhau thai chỉ lớn hơn một chút so với nhau thai đơn. Song thai ở
ngựa phản ảnh một cách tự nhiên về mức độ rụng trứng cũng như khả năng
của con mẹ về duy trì có chửa, nhưng sự duy trì đó thường không hoàn thiện
đến giai đoạn chửa cuối để sinh đẻ. (Nguyễn Tấn Anh, 1998) [2].
Theo Vương Trường Sa đã theo đõi tại trại thí nghiệm ngựa Bá Vân có
1.400 lứa đẻ của ngựa cái có hai trường hợp chửa sinh đôi, nhưng đã bị sẩy
thai ở tháng thứ 2 và tháng thứ 9, sẩy thai đối với ngựa sinh đôi chiếm tỷ lệ
100%, (Nguyễn Hữu Trà, 1996) [23].
- Bệnh ấu trĩ ở ngựa cái: Một ngựa cái muốn có khả năng sinh sản bình
thường, cần phải có cơ quan sinh dục bình thường, đến giai đoạn phát dục
chịu sự điều khiển của các hormone hướng sinh dục tuyến yên, đến việc bài
tiết estrogen và progesteron, việc điều hoà chu kỳ động dục do tác động qua
lại chặt chẽ giữa thuỳ trước tuyến yên và buồng trứng, nhưng có những cá thể
do tuyến yên không phát triển hoặc phát triển kém, đã làm cho ngựa cái
không có khả năng động dục, (Allen, 1983) [31].
Braseltol (1970) [37], đã theo dõi thấy: Ngựa bị bệnh ấu trĩ của dòng
ngựa cưỡi chiếm tới 0,5%, những ngựa này được khắc phục bằng cách tiêm
các kích thích tăng khả năng tiết của tuyến yên cũng có hiệu quả, nhưng
không quá 50% số ngựa cái được động dục, do sự phát triển kém của cơ quan
sinh dục thường có tới 70% bị kém phát triển ở ống dẫn trứng và buồng trứng.
Nghiên cứu trên gia súc khác cũng cho thấy bò bệnh ấu trĩ do một gel
lặn nằm trên outrossome, có độ xâm nhập không hoàn toàn, tỷ lệ các cá thể
14
đồng hợp rối loạn về bệnh lý xuất hiện chiếm tỷ lệ 43% ở bò đực và 75% ở bò
cái trong tổng số bò bị bênh ấu trĩ (Cole, 1997) [43].
Theo dõi trên đàn ngựa của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi
miền núi đã cho thấy ngựa cái của hai phẩm giống nội và lai có kết quả sau:

Bảng 1.5: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn ngựa tại Trung tâm nghiên cứu
và phát triển chăn nuôi miền núi
Phầm giống ngựa
Số cái theo
dõi (con)
Số bị mắc
bbệnh vô sinh (con)
Tỷ lệ mắc
%
Ngưạ nội màu
Ngựa bạch
587
30
2
2
0,3
0,5%
(Nguyễn Hữu Trà, 1996 [23])
Những ngựa bạch cái này có biểu hiện động dục không rõ ràng trong
suốt mùa sinh sản, phối giống không thụ thai, được mổ khảo sát 4 ngựa có bộ
phận sinh dục kém phát triển, buồng trứng nhỏ. Những kết quả theo dõi này
có tỉ lệ từ 0,3% - 0,8% ở các phẩm giống ngựa khác nhau.
- Ảnh hưởng nuôi con và thời gian động dục lại sau đẻ: Những năm
ngựa bạch sinh sản nhiều sẽ có tỷ lệ động dục và phối giống chửa ít hơn, bởi
vì tỷ lệ ngựa cái động dục lại sau đẻ sẽ ít hơn những ngựa không nuôi con
động dục lại. Theo Nguyễn Tấn Anh (1998) [2], ngựa cái có sự phát triển của
buồng trứng sớm sau đẻ ở thời gian 10-13 ngày sau đẻ. Hàm lượng
Progesteron trong máu để giữ thai lại do nhau thai tiết ra, bởi vậy đây cũng là
yếu tố làm cho ngựa có chu kỳ động dục lại sớm.
- Sẩy thai: Để duy trì sự mang thai ở gia súc là progesterone (hormone

thể vàng) tồn tại suốt trong thời gian mang thai. Với ngựa thì việc duy trì sự
mang thai này lại khác, đã được nghiên cứu cắt bỏ thể vàng trong giai đoạn
chửa nhưng ngựa vẫn không bị sẩy thai. Ngựa cái ngày chửa thứ 35,
progesterone do thể vàng tiết ra, sau đó nồng độ của nó tăng lên nhờ phát triển
thể vàng thứ cấp, và nồng độ ấy duy trì cho đến khi nồng độ thứ cấp thoái
triển ở ngày thứ 150 là thời điểm mà nhau thai phát triển đầy đủ để gánh vác
vai trò này, sau đó nồng đổ progesterone huyết tương duy trì ở mức độ thấp,

×