Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 - 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.06 KB, 85 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN TRỌNG HIỆP



Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2011 -
2013”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khoá học : 2010 - 2014






Thái Nguyên, 2014




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN TRỌNG HIỆP



Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2011 -
2013”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên

Khoá học : 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: Ths. TRẦN THỊ MAI ANH
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên




Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng đối
với mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng
cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường.
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Quản
lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên, em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Yên
Dũng - tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 - 2013”.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập bản báo cáo tốt nghiệp của
em đã hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và
hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo –Ths. Trần Thị Mai Anh
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa
luận này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất và
cụm công nghiệp, các cán bộ, chuyên viên, các ban ngành khác đã giúp đỡ em
trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Trọng Hiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của huyện Yên Dũng 36
Bảng 4.2. Kết quả thống kê diện tích đất đai của dự án 43
Bảng 4.3. Giá đất nông nghiệp cho khu vực GPMB 45
Bảng 4.4. Giá đất ở tại nông thôn cho khu vực giải phóng mặt bằng 45
Bảng 4.5. Kết quả bồi thường đất nông nghiệp 46
Bảng 4.6. Kết quả bồi thường về đất ở 47
Bảng 4.7. Kết quả bồi thường về tài sản trên đất 50
Bảng 4.8. Đánh giá kết quả bồi thường về cây cối, hoa màu trong khu vực
dự án 51
Bảng 4.9. Kết quả bồi thường cây lâm nghiệp 53
Bảng 4.10. Tổng kinh phí bồi thường 53
Bảng 4.11. Ý kiến nhận xét của người dân về công tác 55
Bảng 4.12. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân 56
Bảng 4.13. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất 57
Bảng 4.14. Trình độ văn hóa của số người trong độ tuổi lao động bị ảnh

hưởng bởi thu hồi đất của Dự án 59
Bảng 4.15. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất 60


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu đất đai huyện Yên Dũng 38
Hình 4.2. Quang cảnh Dự án cải tạo đường tỉnh 293 và các tuyến nhánh vào
Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc giang qua đoạn
Yên Dũng 42
Hình 4.3. Đất ruộng bị thu hồi trong khu vực giải phóng mặt bằng 47
Hình 4.4. Thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 58
Hình 4.5: Sự thay đổi về ngành nghề của hộ 61


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTHT : Bồi thường hỗ trợ
BT- GPMB : Giải phóng mặt bằng
CCN : Cụm công nghiệp
CNH-HĐH : Công nghiêp hóa- Hiện đại hóa
CP : Chính Phủ
CSHT : Cơ sở hạ tầng
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
KCN : Khu công nghiệp
KH : Kế hoạch
KT - XH : Kinh tế- xã hội
NĐ-CP : Nghị định- Chính phủ
QĐ-UBND : Quyết định- Ủy ban nhân dân

TĐC : Tái định cư
THCS : Trung học cơ sở
TT-BTNMT : Thông tư- Bộ Tài nguyên Môi trường
TT-BTC : Thông tư Bộ Tài chính
TTLT : Thông tư liên tịch
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
TMDV : Thương mại dịch vụ
UBND : Ủy ban nhân dân

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng đối
với mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng
cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường.
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Quản
lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên, em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Yên
Dũng - tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 - 2013”.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập bản báo cáo tốt nghiệp của
em đã hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và
hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo –Ths. Trần Thị Mai Anh
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa
luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất và
cụm công nghiệp, các cán bộ, chuyên viên, các ban ngành khác đã giúp đỡ em

trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Trọng Hiệp

2.3.2.2. Công tác GPMB ở tỉnh Vĩnh Phúc 18
2.3.2.3. Công tác GPMB ở huyện Yên Dũng 19
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1. Điều tra số liệu thứ cấp 22
3.4.2. Điều tra số liệu sơ cấp 22
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu 22
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang 23
4.1.1. Vị trí địa lý 23
4.1.2. Địa hình, địa mạo 23
4.1.3. Khí hậu, thời tiết 24
4.1.4. Tài Nguyên nước, sông ngòi 24
4.1.4.1. Tài nguyên nước mặt 24
4.1.4.2 Tài nguyên nước ngầm 24
4.1.5. Tài nguyên khoáng sản 25

4.1.6. Tài nguyên rừng 25
4.1.7. Tài nguyên đất 25
4.1.8. Đặc điểm kinh tế - xã hội 26
4.1.8.1. Về kinh tế 26
4.1.8.2. Về văn hóa - xã hội 31
4.2. Đánh giá chung về tình hình, thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất
đai huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang 36
4.2.2.1. Thực hiện và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý, sử dụng đất đai 38
4.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính 38
4.2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 39
4.2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 39
4.2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất 39
42.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 39
4.2.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai 40
4.2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai 40
4.2.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản 40
4.1.9.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất 40
4.1.9.11. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 40
4.1.9.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các
vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 41
4.1.9.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 41
4.3. Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện

Yên Dũng (*) 41
4.3.1. Khái quát tình hình công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của
dự án 41
4.3.2. Đánh giá công tác thống kê đất đai trong khu vực thực hiện dự án 42
4.3.3. Căn cứ xác định giá bồi thường 44
4.3.5. Công tác bồi thường về đất 46
4.3.5.1. Bồi thường đất nông nghiệp 46
4.3.5.2. Bồi thường đất phi nông nghiệp 47
4.3.5.3. Kết quả bồi thường về tài sản, cây cối, hoa màu 49
4.3.5.4. Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng 53
4.4. Thực trạng đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất của dự án 54
4.4.1. Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ về tình hình thu hồi đất, bồi thường
và hỗ trợ 54
4.4.2. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ 56
4.4.3. Tác động đến thu nhập 57
4.4.4. Tác động đến một số vấn đề xã hội khác 58
4.4.5. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến lao động và việc làm 58
4.5. Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong công tác GPMB của dự án và
đề xuất những phương án giải quyết 61
4.5.1. Thuận lợi 61
4.5.2. Khó khăn và giải pháp 62
4.5.3. Những bài học kinh nghiệm 64
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
5.1. Kết luận 65
5.2. Đề nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
(CNH-HĐH) đất nước, nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích mở mang
phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ, khu
dân cư, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác phục
vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) cũng như đảm bảo quốc
phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân ngày càng tăng. Việc thu
hồi, bố trí, sắp xếp lại đất đai đáp ứng cho những nhu cầu trên một cách
khoa học, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài và bền vững là một vấn đề
lớn và cấp thiết. Để thực hiện các dự án mang lại lợi ích công cộng, lợi ích
quốc gia thì cần phải có địa điểm xây dựng điều này gắn liền với công tác
giải phóng mặt bằng (GPMB). Đây là một khâu quan trọng trong quá trình
thực hiện một công trình hay một dự án đầu tư xây dựng. Công tác bồi
thường và giải phóng mặt bằng ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thực hiện của
dự án và sự phát triển kinh tế đô thị. Tuy nhiên, công tác bồi thường và giải
phóng mặt bằng tại Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn phức tạp đòi
hỏi phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng.
Huyện Yên Dũng nằm cách thành phố Bắc Giang 15km về phía Đông -
Nam, là một huyện trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang. Trong
nhiều năm trở lại đây, việc bồi thường và giải phóng mặt trong quản lý và sử
dụng đất đai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể song vẫn gặp nhiều khó
khăn nhất định trong quá trình thực hiện Luật Đất đai. Do đó, để thấy được
những mặt tồn tại và yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói
chung và trong việc đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của nhà nước và
chủ sử dụng trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, ta cần đánh giá một
cách khách quan những kết quả đã đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm nhằm quản lý và quản lý sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhất.

Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em

2
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu những khó khăn gặp phải và đề
xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
tại huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 - 2013”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được kết quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
của dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh 293 và các tuyến nhánh vào Tây Yên
Tử, chùa Vĩnh Nghiêm
tỉnh Bắc Giang đoạn qua huyện Yên Dũng.

- Đánh giá được ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng đến đời sống của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng.
- Đánh giá được những thuận lợi khó khăn còn tồn tại trong công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án.
- Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi khó khăn còn tồn tại của công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng để rút ra được những bài học kinh nghiệm
cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án tương tự trên
địa bàn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
• Đảm bảo tính chính xác trung thực, khách quan của tài liệu số liệu khi
điều tra, thu thập.
• Nắm chắc luật đất đai, các nghị định, thông tư văn bản luật dưới luật,
các quyết định có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng.
• Đề xuất các giải pháp trên cơ sở các văn bản pháp quy và những bài
học kinh nghiệm đã thu được.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
• Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: giúp sinh viên vận

dụng được những kiến thức đã học vào thực tế.
• Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc nghiên cứu những khó khăn và đề xuất
gặp phải trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng sẽ giúp sinh viên
hiểu rõ hơn về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương, từ đó có
thể đưa ra những giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn và hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian tới.

3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Khái quát về công tác bồi thường GPMB
2.1.1. Khái niệm về bồi thường hỗ trợ và tái định cư
2.1.1.1. Bồi thường
Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương
xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy bồi thường là trả lại tương xứng với
giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ
thể khác.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
2.1.1.2. Hỗ trợ
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu
hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di
dời đến địa điểm mới…
2.1.1.3. Tái định cư
Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đấy
để sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể
tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất để thực hiện các dự án
phát triển.
Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài

sản, di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc
sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Như vậy tái đinh cư là hoạt
động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về KT- XH đối với một bộ phận dân
cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung.
Hiện nay ở nước ta khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì
người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
Bồi thường bằng nhà ở.
Bồi thường bằng giao đất ở mới.
Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.

4
Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan
trọng trong chính sách giải phóng mặt bằng. Các dự án tái định cư cũng
được gọi là các dự án phát triển và được thực hiện như các dự án khác.
(Nghị định 197, 2004) [5].
2.1.1.4. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Khi tiến hành thực thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư luôn
tồn tại 3 mối quan hệ: Nhà nước, người bị thu hồi, nhà đầu tư. Tuy nhiên, có
thể nhận thấy một điều là cùng một lúc, cùng địa điểm nhưng quyền lợi, nghĩa
vụ và trách nhiệm, lợi ích lại khác nhau, vì vậy chính sách bồi thường hỗ trợ
và tái định cư phải xây dựng sao cho phù hợp với mỗi quan hệ phức tạp này,
đó là chính sách liên quan đến lợi ích của mỗi bên.
2.1.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường GPMB
Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều yếu tố tác
động, các yếu tố này có thể phần nào thúc đẩy công tác GPMB diễn ra thuận
lợi hoặc có thể gây cản trở tiến độ bồi thường GPMB, đó là những yếu tố sau:
- Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Tác động của công tác cho thuê đất, giao đất.
- Đăng kí đất đai lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử
dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất đai và tổ chức thực hiện.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và
sử dụng đất đai.
2.1.2. Sự cần thiết của công tác GPMB
Khi nhà nước ra quyết định thu hồi đất để phục vụ vào mục đích an
ninh quốc phòng, lợi ích công cộng thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại
cho người dân.
Theo Luật đất đai năm 1993, điều 1 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý”
Theo điều 5 của nghị định 22/CP ngày 24/04/1998 “Khi nhà nước thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích quy định tại điều 1 của nghị định này, tùy
từng trường hợp cụ thể, người có đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền, nhà ở,
hoặc đất”.

5
Như vậy trong các văn bản pháp luật đã quy định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và nhà nước giao cho các tổ chức, hộ
gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Do đó khi Nhà nước thực hiện thu
hồi đất để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì Nhà nước phải bồi
thường thiệt hại cho người dân vì đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt
của người dân, ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của họ. Theo điều 27 của luật đất
đai thì “Trong trường hợp thật cần thiết Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của
người sử dụng để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc
bồi thường hoặc hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Đất đai nhà ở là một tài sản vô cùng quý giá quan trọng nó có một vị trí
đặc biệt quan trọng gắn liền với cuộc sống của con người. Không những thế
nó đánh dấu mốc giới của lãnh thổ là tài sản của quốc gia. Đất đai vừa là sản
phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Là điều kiện tồn tại của bất
kỳ một sinh vật nào trên trái đất, trải qua nhiều thời gian cũng có sự chuyển

mình của nền kinh tế thì đất đai trở thành một tài sản vô cùng quan trọng.
Đất đai Việt Nam chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp nhưng theo thời
gian và xu thế chung của thế giới. Xã hội ngàng càng phát triển, dân số ngày
càng cao cộng với nó là xu thế đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ thì nhu
cầu về đất đai trở nên ngày càng khan hiếm và quan trọng hơn. Đặc biệt trong
quá trình công nghiệp hóa cùng với quá trình đô thị hóa thì nhu cầu đất đai
dành cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các khu dân cư đang là nhu
cầu cấp bách của các đô thị làm đau đầu các nhà quản lý.
Theo luật đất đai Việt Nam đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước
nhưng được trao quyền sử dụng cho người dân. Khi Nhà nước cần đất để xây
dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, an ninh quốc phòng, văn hóa
thể thao, đường xá giao thông thì phải bồi thường thiệt hại cho người dân theo
các quyết định của Nhà nước. Và khi đã được đền bù về mặt vật chất thì
người dân cũng phải trao trả đất đai cho nhà nước để thực hiện xây dựng các
dự án, các khu đô thị, các công trình phúc lợi xã hội.
Nước ta sau hơn mười năm năm đổi mới, đất nước đã đạt được những
mục tiêu quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt là sự thay đổi nhanh
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của huyện Yên Dũng 36
Bảng 4.2. Kết quả thống kê diện tích đất đai của dự án 43
Bảng 4.3. Giá đất nông nghiệp cho khu vực GPMB 45
Bảng 4.4. Giá đất ở tại nông thôn cho khu vực giải phóng mặt bằng 45
Bảng 4.5. Kết quả bồi thường đất nông nghiệp 46
Bảng 4.6. Kết quả bồi thường về đất ở 47
Bảng 4.7. Kết quả bồi thường về tài sản trên đất 50
Bảng 4.8. Đánh giá kết quả bồi thường về cây cối, hoa màu trong khu vực
dự án 51
Bảng 4.9. Kết quả bồi thường cây lâm nghiệp 53

Bảng 4.10. Tổng kinh phí bồi thường 53
Bảng 4.11. Ý kiến nhận xét của người dân về công tác 55
Bảng 4.12. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân 56
Bảng 4.13. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất 57
Bảng 4.14. Trình độ văn hóa của số người trong độ tuổi lao động bị ảnh
hưởng bởi thu hồi đất của Dự án 59
Bảng 4.15. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất 60



7
duyệt, sau đó phương án bồi thường sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở
UBND cấp xã để người bị thu hồi đất rà soát và đưa ra ý kiến cuối cùng.
- Nếu trong quá trình thỏa thuận mà các bên không đạt được thống nhất
thì Hội đồng GPMB sẽ yêu cầu các cơ quan quản lý, nhà đầu tư hoặc nhà tư
vấn xem xét lại phương án bồi thường. Nếu xét thấy vấn đề nào chưa phù
hợp, chưa công bằng thì Hội đồng bồi thường sẽ trình Chủ tịch UBND cấp
huyện quyết định phê duyệt phổ sung hoặc điều chỉnh, nhưng xét thấy đề xuất
là đúng đắn mà người sử dụng đất vẫn cố tình không thực hiện, Hội đồng bồi
thường sẽ trình cơ quan có thẩm quyền tiến hành biện pháp cưỡng chế đo đạc,
kiểm kê tài sản để làm căn cứ cho việc bồi thường.
2.1.4. Cơ sở lý luận của đề tài
Khi các công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia được nhà nước triển khai
thì Nhà nước cần phải có mặt bằng để thực hiện dự án. Thế nhưng đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, với tư cách là người quản lý, nhằm đảm bảo lợi ích
của Nhà nước, lợi ích của nhân dân, khi đó Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi
quyền sử dụng đất của người dân hoặc đất được Nhà nước giao quản lý.
Theo Khoản 5 điều 4, Luật đất đai 2003 “Thu hồi đất là việc Nhà nước
ra quyết định hành chính để thu hồi lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã

giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định
của Luật này”.
Việc xây dựng những khu công nghiệp cho mục tiêu phát triển kinh tế,
những con đường quốc gia để phục vụ lợi ích chung là rất cần thiết nhưng
không vì thế mà phải hy sinh quyền lợi của những cá nhân, những nhóm
người. Do đó, khi quyền sử dụng đất của người dân bị thu hồi thì Nhà nước sẽ
bồi thường thiệt hại.
Khoản 6 Điều 4 Luật đất đai 2003 “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị
thu hồi cho người bị thu hồi đất”.
“Bồi thường” là sự đền trả lại tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra
một cách tương xứng, trong quy hoạch xây dựng thiệt hại gây ra có thể là
thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất.

8
Trong giải phóng mặt bằng, cùng với chính sách hỗ trợ và tái định cư,
chính sách bồi thường là một phần quan trọng trong chính sách đền bù thiệt
hại khi Nhà nước thu hồi đất. Chính sách này có thể giúp cho người bị thu hồi
đất có thể tái lập, ổn định cuộc sống mới do những thiệt hại vật chất và thiệt
hại phi vật chất do việc thu hồi đất gây ra, mặt khác giúp họ giải quyết được
những khó khăn khi phải thay đổi nơi ở mới.
2.1.5. Quy trình thực hiện GPMB, hỗ trợ và tái định cư
Bước 1: Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành
văn bản về chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi.
Cơ quan Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo văn phòng đăng kí quyền
sử dụng đất cùng cấp thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ
địa chính cho khu đất bị thu hồi.
Bước 3: Lập, thẩm định và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và

tái định cư.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB lập phương án tổng thể về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và nộp một bộ (01) tại cơ quan tài chính để
thẩm định.
Bước 4: Thông báo về việc thu hồi đất.
Sau khi phương án tổng thể được xét duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ, bồi
thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thông báo cho người đang sử
dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,
biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, thời gian di chuyển và
bàn giao đất được thu hồi được nêu trong phương án tổng thể.
Bước 5: Quyết định thu hồi đất.
Sau khi nhận được tờ trình của cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng
cấp, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, ký quyết định thu hồi đất.
Bước 6: Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai.
Sau khi có quyết định thu hồi đất, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
GPMB có trách nhiệm thực hiện việc kê khai, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền
với đất và xác định nguồn gốc đất đai.

9
Bước 7: Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
lập và trình phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (phương án
bồi thường) theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số
17/2006/NĐ-CP theo trình tự thủ tục sau.
- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Thẩm định và trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bước 8: Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được công khai tại trụ sở
UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.
Bước 9: Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc
chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.
Trường hợp bố trí tái định cư thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng có trách nhiệm bàn giao nhà ở hoặc đất và giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở cho người được bố trí tái định cư
trước khi giải phóng mặt bằng.
Bước 10: Quy định thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi.
Bước 11: Cưỡng chế thu hồi đất. (nếu có)
Bước 12: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư hoặc quyết định thu hồi đất. (Nghị định 197, 2004) [5]
2.2. Đối tượng, điều kiện và nguyên tắc được bồi thường
Nội dung này được Nhà nước quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 42 Luật
đất đai 2003 như sau: “Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị
thu hồi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người thu hồi đất được bồi thường”.

10
2.2.1. Đối tượng được bồi thường theo quy định của pháp luật
Tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, cá nhân trong
nước, ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức đang sử
dụng đất bị Nhà nước thu hồi (gọi chung là người bị thu hồi đất) được bồi
thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc
phòng, lợi ích công cộng phải là người có đủ điều kiện được đền bù thiệt hại
về đất.
Người được đền bù thiệt hại về tài sản trên đất phải là người sử dụng
hợp pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật.

2.2.2. Điều kiện được bồi thường thiệt hại
Nghị định 197, 2004
Điều 8: Điều kiện được bồi thường đất
Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong những điều kiện sau đây
thì được bồi thường:
1. Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật về đất đai, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền giao đất
phải phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm quy định.
2. Một số loại giấy tờ cụ thể như sau:
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai theo quy định cuả pháp luật
về đất đai.
Có quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật đất đai.
Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất ổn định được UBND xã, phường,
thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các giấy tờ sau đây:
- Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ
quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời.
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, hoặc tài sản
gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất của cơ quan tổ
chức giao nhà và có xác nhận của UBND xã.
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền
với đất được UBND xã xác nhận đất sử dụng theo quy định của pháp luật.
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu đất đai huyện Yên Dũng 38
Hình 4.2. Quang cảnh Dự án cải tạo đường tỉnh 293 và các tuyến nhánh vào
Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc giang qua đoạn
Yên Dũng 42

Hình 4.3. Đất ruộng bị thu hồi trong khu vực giải phóng mặt bằng 47
Hình 4.4. Thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 58
Hình 4.5: Sự thay đổi về ngành nghề của hộ 61



12
2.3. Công tác bồi thường GPMB trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Công tác bồi thường GPMB một số nước trên thế giới
Đối với các nước trên thế giới chế độ quản lý đất đai là sở hữu tư nhân,
thị trường đất đai phát triển theo quy luật của thị trường hoàng hóa và mua
bán tự do. Việc chuyển nhượng và cho thuê ruộng đất được coi là một biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bởi họ cho rằng đất đai khi thuộc
sử hữu của các chủ sử dụng tư nhân mới có khả năng sinh lợi cao hơn so với
chủ sử dụng cũ. Chính vì thế việc GPMB thực chất là việc mua và bán đất
theo thỏa thuận giữa người mua và người bán nên việc GPMB chỉ mang tính
chất thủ tục vì đất đai thuộc sở hữu tư nhân do đó họ có quyền đem ra trao đổi
hay mua bán tùy ý.
2.3.1.1. Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn
ra mạnh mẽ. Điều đó dẫn đến quá trình GPMB cũng diễn ra với tốc độ nhanh
chóng. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mở cửa đặt ra hàng loạt vấn đề
mới về quản lý đất đai đô thị, xây dựng cơ sở đầu tư nước ngoài. Chính phủ
Trung Quốc có những quy định mới về chính sách và pháp luật để giả quyết
các nhu cầu trên.
Tại các thành phố lớn như: Bắc Kinh, Vũ Hán, Quảng Châu và một số
tỉnh nhiệm vụ quy hoạch đất đai ở đô thị và nông thôn được Nhà nước Trung
Quốc quan tâm và thực hiện triệt để.
Công tác bồi thường và tái định cư ở Trung Quốc những năm gần đây,
đạt được những kết quả đáng kể, nguyên nhân là do việc xây dựng các chính

sách và các thủ tục rất chi tiết, ràng buộc các hoạt động tái định cư với nhiều
lĩnh vực khác, mục tiêu của các chính sách này là cung cấp cơ hội phát triển
cho tái định cư, thông qua cách tiếp cận và tạo nơi ở mới ổn định, tạo nguồn
lực sản xuất cho người thuộc diện bồi thường và tái định cư. Đối với các dự
án phải bồi thường để GPMB, kế hoạch tái định cư chi tiết được chuẩn bị
trước khi thông qua dự án, cùng với việc dàn xếp kinh tế khôi phục cho từng
địa phương, từng gia đình và người bị ảnh hưởng.
Thành công của Chính phủ Trung Quốc trong việc thực hiện bồi
thường và tái định cư là do hệ thống pháp luật đồng bộ, pháp luật đất đai và

13
chính sách pháp luật đất đai đầy đủ, phù hợp công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất rất năng động cùng với một Nhà nước pháp quyền vững chắc. Năng
lực, thể chế của chính quyền địa phương theo thẩm quyền có hiệu lực cao,
người dân có ý thức pháp luật nghiêm minh nhân dân tin tưởng vào chế độ tốt
đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. (Viện nghiên cứu địa chính, 2002) [1]
2.3.1.2. Đài Loan
Điều 208 Luật đất đai Đài Loan quy định “Do nhu cầu xây dựng các
công trình công cộng, Nhà nước có thể trưng thu đất tư hữu theo quy định của
bộ luật này, nhưng phạm vi trưng thu phải hạn chế trong nhu cầu cần thiết của
công trình đó, như công trình quốc phòng, công trình giao thông, công trình
công cộng, vệ sinh công cộng, cơ quan Chính phủ, cơ quan tự trị của địa
phương, kiến trúc công cộng khác, sự nghiệp khoa học kỹ thuật và từ thiện,
các công trình khác do Chính phủ xây mới phục vụ lợi ích công cộng”.
Việc trưng thu đất và bồi thường tài sản trên đất ở Đài Loan được thực
hiện như sau: cơ quan cần đất đưa ra kế hoạch xây dựng mới công trình và
phạm vi dùng đất, sau đó liên hệ với cơ quan địa chính địa phương để thực
hiện việc trưng thu đất theo trình tự dưới đây:
- Đo đạc.
- Lên hồ sơ.

- Lập bảng điều tra về tài sản có trên đất.
- Thuyết minh về việc trưng thu (trước khi trưng thu một tháng, phải tổ
chức hội nghị thuyết minh hoặc hội nghị hiệp thương).
- Trưng thu và công bố.
- Phát các khoản tiền bồi thường và xử lí các vấn đề nảy sinh.
- Di chuyển các vật có trên đất.
- Đăng kí thay đổi quyền sở hữu và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
đất đai.
- Thống kê kết quả.
Trong quá trình thực hiện trưng thu đất đai, Đài Loan vẫn thường gặp
phải các rắc rối và sự phản kháng của chủ sở hữu đất. Điều 238 Luật đất đai
của Đài Loan quy định, khi cơ quan địa chính huyện, thành phố gặp phải các
tình huống dưới đây thì được di chuyển thay hoặc trưng thu đất luôn:

14
- Chủ sở hữu đất cự tuyệt không nhận hoặc không thể nhận phí di
chuyển khi được chi trả.
- Người được lĩnh tiền không rõ ràng ở địa phương.
- Chủ sở hữu đất được lĩnh tiền di chuyển nhưng không di chuyển theo
đúng thời hạn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phản ứng của các chủ sở hữu
có đất bị trưng thu đó là giá đất công bố để làm căn cứ bồi thường thấp hơn
giá trị hiện tại của đất. Hiện nay, Đài Loan vẫn luôn trưng tập ý kiến của các
cơ quan có liên quan để nhằm cải tiến trình tự, thủ tục trưng thu đất đai cụ thể
của Đài Loan.
- Chính quyền huyện, thành phố thường xuyên điều tra giá cả mua
bán đất đai bình thường trong địa phương mình để công bố chính xác giá
trị đất hiện tại, làm cho việc bồi thường khi trưng thu đất đai được công
bằng, hợp lý.
- Sửa đổi các luật liên quan, định ra hạng mục và mức bồi thường đất

đai nhất quán.
- Chính quyền tỉnh tổ chức huấn luyện chuyên môn cho các chuyên gia
đánh giá về bồi thường tài sản của huyện, thành phố.
- Cơ quan cần đất vì trưng thu đất mà làm cho người có nhà ở trên đất
không có nhà ở, phải định ra kế hoạch an dân, kế hoạch an dân phải được ghi
rõ trong kế hoạch trưng thu.
- Để đề phòng việc tranh thủ trồng trọt và xây dựng lại nhằm tiết kiệm
thời gian, nhân lực đánh giá, chính quyền huyện, thành phố cần bàn bạc với
cơ quan cần sử dụng máy ghi hình, chụp ảnh để thu thập tài liệu khi đánh giá
bồi thường tài sản trên đất.
- Cơ quan trưng thu đất phải giúp đỡ cơ quan cần dùng đất tổ chức hội
nghị thuyết minh về trưng thu. (Viện nghiên cứu địa chính 2002) [1]
2.3.1.3. Ôxtrâylia
Ôxtrâylia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy mà hệ
thống pháp luật quản lý xã hội nói chung, quản lý sở hữu và sử dụng đất đai
nói riêng được hình thành từ rất sớm. Theo chiều dài lịch sử, chính sách, pháp
luật đất đai Ôxtrâylia mang tính kế thừa và phát triển liên tục, không bị thay

15
đổi và gián đoạn bởi thay đổi của chế độ chính trị. Trên cơ sở tập hợp và vận
dụng hàng chục luật khác nhau của đất nước nên pháp luật và chính sách đất
đai phát triển một cách nhất quán ngày càng hoàn thiện thuộc nhóm đứng
hàng đầu trên thế giới. Luật đất đai của Ôxtrâylia quy định đất đai của quốc
gia, thuộc hai loại sở hữu là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Luật đất đai
bảo vệ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai, chủ sở hữu đất
đai có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, thừa kế theo di
chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai. Luật cũng quy
định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân phục vụ vào mục đích công
cộng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và trưng thu gắn với việc Nhà nước
thực hiện bồi thường.

Ở mỗi bang ngoài luật đất đai, các văn bản quy định cụ thể việc thực
hiện và các đạo luật khác có liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu
đất để phát triển bền vững đất đai, khai thác tối đa hiệu quả trong việc sử
dụng đất. Về quản lý công trình công cộng mang lại lợi ích cho Nhà nước và
nhân dân. Quyền lấy đất để cấp cho các công trình công cộng là quy tắc
chung bao chùm các luật có liên quan tới đất ngay cả trong trường hợp mảnh
đất đó thuộc sở hữu tư nhân, giấy chứng nhận thửa đất đó có lưu quyền bảo
lưu của Nhà nước lấy lại mảnh đất đó phục vụ cho công trình công cộng (Viện
nghiên cứu địa chính 2002) [1].
2.3.2. Công tác bồi thường GPMB ở nước Việt Nam
Vai trò đất đai đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng
được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tình hình bồi thường GPMB hiện nay đã
được nhà nước quan tâm đúng mức, đã thực hiện tốt công tác bồi thường
GPMB, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đáp ứng được nhu cầu xây dựng
các dự án nhằm thúc đẩy tiến độ phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề khó khăn, bất cập. Thực tế cho thấy sau
khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường GPMB, người dân bị ảnh
hưởng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất
phải chuyển sang nghề khác, với giá trị được bồi thường, người có đất bị thu
hồi không có khả năng tạo lập nơi ở mới cũng như không có khả năng đầu tư

×