1
TS. ĐỖ THỊ THÚY PHƯƠNG
2
1.1 KHÁI NIỆM, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KT
"Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh” (GS. TS Robert
Anthony - ĐH Harvard)
1.1.1 Khái niệm kế toán
Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng
hợp theo một cách riêng có bằng tiền các nghiệp vụ,
sự kiện có tính chất tài chính và giải thích kết quả của
nó. (Liên đoàn kế toán quốc tế)
"Kế toán là dịch vụ cung cấp các thông tin cần thiết
để ra các quyết định kinh tế” (GS.TS Jack L. Smith,
Rorbert M.Keith - ĐH South Florida)
3
1.1 KHÁI NIỆM, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KT
1.1.1 Khái niệm kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính
dưới hình thái giá trị, hiện vật và thời gian lao động
(Luật Kế toán Việt Nam)
4
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán
* Lịch sử ra đời và phát triển của kế toán ở Việt Nam
- Năm 1957: Nhà nước ban hành chế độ kế toán áp dụng
thống nhất trong các xí nghiệp thuộc ngành công nghiệp và
xây dựng cơ bản.
-
Năm 1961: Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức kế
toán Nhà nước, sửa đổi chế độ kế toán đã ban hành và nhiều
văn bản khác về thể lệ, chế độ kế toán.
-
Năm 1970: Nhà nước đã ban hành Nghị định sửa đổi
Điều lệ kế toán Nhà nước nhằm tăng cường vai trò của Kế
toán trưởng, đồng thời ban hành HT tài khoản KT thống
nhất áp dụng cho tất cả các đơn vị trong ngành KT quốc dân.
5
* Lịch sử ra đời và phát triển của kế toán ở Việt Nam
-
Năm 1988: Nhà nước ban hành Pháp lệnh kế toán thống
kê, được sử dụng cho đến năm 1989.
-
Năm 1989: Nhà nước lại cải tiến hệ thống kế toán đã
ban hành năm 1970 cho phù hợp với cơ chế và cơ cấu kinh
tế mới, được sử dụng đến năm 1995.
- Tháng 11/1995: Nhà nước ban hành chính thức hệ
thống kế toán doanh nghiệp. Từ đó đến nay Bộ tài chính đã
nhiều lần sửa đổi bổ sung, xây dựng các nguyên tắc, chuẩn
mực kế toán Việt Nam, nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán
đang áp dụng hiện hành.
6
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán
* Lịch sử ra đời và phát triển của kế toán ở Việt Nam
Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay bao gồm 4 bộ phận cơ bản:
+ Hệ thống tài khoản kế toán
+ Hệ thống báo cáo tài chính
+ Chế độ chứng từ kế toán
+ Chế độ sổ sách kế toán
Ngày 20/3/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban
hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp
thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế thi hành thống
nhất trong cả nước.
7
1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN
* Chức năng thông tin: Ghi nhận và truyền tải thông tin
về tài chính
* Chức năng kiểm tra: Nắm bắt có hệ thống toàn bộ quá
trình và kết quả hoạt động của đơn vị
1.3.1. Chức năng của kế toán
1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán
8
-
Thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối
tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn
mực và chế độ kế toán.
-
Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các
nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản
lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát
hiện và ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật
về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề
xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và QĐ
kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định
của pháp luật.
9
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN
* Đối với doanh nghiệp:
- Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
-
Kế toán cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở
hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, từng
thời kỳ để doanh nghiệp tiến tới hay lùi bước.
- Kế toán giúp cho người quản lý điều hoà tình hình tài
chính doanh nghiệp.
- Kế toán là cơ sở để giải quyết sự tranh tụng, khiếu tố, được
toà án chấp nhận là bằng chứng về hành vi thương mại.
1.2.3. Vai trò của kế toán
10
- Thông qua các công cụ của ngành toán và ngành kỹ
thuật số liệu kế toán sẽ được sử dụng để phân tích từ
đó giúp cho người quản lý hạ giá thành sản phẩm và
quản lý doanh nghiệp kịp thời, ra quyết định phù hợp
trên cơ sở số liệu của kế toán.
- Kế toán cho biết một kết quả tài chính rõ rệt không
ai chối cãi được.
•
Đối với Nhà nước:
- Nhờ có số liệu kế toán, Nhà nước có thể theo dõi
được sự phát triển của các ngành sx kinh doanh để từ đó
tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Nhờ kế toán, Nhà nước làm trọng tài giải quyết sự
tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp.
- Nhờ kế toán, Nhà nước tìm ra một cách thu thuế tốt
nhất, hạn chế thất thu thuế, hạn chế sai lầm trong chính
sách thuế.
11
-
Kế toán cung cấp các dữ kiện hữu ích cho các quyết
định kinh tế xã hội xác định được khả năng trách
nhiệm, cương vị quản lý và cung cấp các dữ kiện hữu
ích cho việc đánh giá khả năng tổ chức và lãnh đạo.
- Qua số liệu kế toán được tổng hợp trên các báo cáo tài
chính, chính quyền có thể biết được sự thành công hay
thất bại của các ngành, sẽ biết được tình hình thịnh suy
của nền kinh tế nước nhà
12
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN
- Kế toán phải trung thực
1.2.4. Yêu cầu đối với công tác kế toán
- Kế toán phải khách quan
- Kế toán phải đầy đủ
- Kế toán phải kịp thời
- Kế toán phải dễ hiểu
- Có thể so sánh
13
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
a, Khái niệm đơn vị kế toán: Đơn vị kế toán là nơi diễn ra
các hoạt động về kiểm soát tài sản, tiến hành các công việc
thu thập, xử lý, tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin.
1.3.1. Một số khái niệm là cơ sở của nguyên tắc kế toán
b, Khái niệm thước đo tiền tệ: Là việc đánh giá, ghi nhận
lại và lập báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ là đồng
VN (VNĐ).
c, Khái niệm kỳ kế toán: Là khoảng thời gian xác định từ
thời điểm đơn vị bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm
kết thúc việc ghi sổ kế toán, khoá sổ kế toán để lập báo
cáo tài chính.
14
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
1. Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của
doanh nghiệp phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền.
Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phải phản ánh
tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại
và tương lai.
1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản
2. Hoạt động liên tục: Theo nguyên tắc này, báo cáo tài
chính phải lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp hoạt động
liên tục, vô thời hạn hoặc không bị giải thể trong tương lai gần.
15
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
3. Giá gốc (giá phí): Việc tính toán giá trị tài sản, công nợ,
vốn, doanh thu, chi phí phải dựa trên giá trị thực tế mà không
quan tâm đến giá thị trường
1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản
4. Phù hợp: Việc ghi nhận giữa doanh thu và chi phí phải
phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải
ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc
tạo ra doanh thu đó.
16
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
5. Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán
doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất trong
một kỳ kế toán năm. Trường hợp thay đổi chính sách và
phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải thích lý do và
ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo
cáo tài chính.
1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản
17
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
6. Thận trọng: Thông tin kế toán được cung cấp cho
người sử dụng cần đảm bảo sự thận trọng để người sử dụng
không hiểu sai hoặc không đánh giá quá lạc quan về tình
hình tài chính của đơn vị.
1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản
7. Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong
trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu sự chính xác của
thông tin có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm
ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo
cáo tài chính.
18
TÀI SẢN
Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể
thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
1.4.1. Tài sản
TSNH
-
Tiền
-
Đầu từ tài chính ngắn hạn
-
Các khoản phải thu ngắn hạn
-
Hàng tồn kho
-
Tài sản ngắn hạn khác
TSDH
-
Tài sản cố định
+ TSCĐHH
+ TSCĐVH
+ TSCĐ thuê TC
-
Đầu từ tài chính dài hạn
-
Các khoản phải thu dài hạn
-
Bất động sản đầu tư
-
Tài sản dài hạn khác
1.4. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
19
NGUỒN
VỐN
1.4.2. Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn)
NGUỒN
VỐN CSH
-
Vốn góp
-
Lợi nhuận chưa phân phối
-
Vốn chủ sở hữu khác…
NỢ PHẢI
TRẢ
-
Vay ngắn hạn
-
Phải trả người bán
-
Phải trả người lao động…
1.4. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
Vốn CSH
Nguồn kinh
phí và quỹ
khác
-
Quỹ khen thưởng phúc lợi
-
Quỹ dự phòng tài chính
-
Quỹ đầu tư phát triển
-
Nguồn vốn đầu tư XDCB…
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
-
Vay dài hạn
-
Nợ do mua TS trả góp dài hạn…
20
Bảng phân loại tài sản và nguồn vốn
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Tài sản
ngắn
hạn
- Tiền
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác
Nợ phải
trả
- Vay ngắn hạn
- Nợ dài hạn đến hạn trả
- Phải trả người bán
- Khách hàng trả trước
- Thuế phải nộp Nhà nước
- Phải trả công nhân viên
- Phải trả nội bộ
- Chi phí phải trả
- Vay dài hạn
- Nợ dài hạn
- Trái phiếu phát hành
Tài sản
dài hạn
-Tài sản cố định
- Đầu tư tài chính dài hạn
- Các khoản phải thu dài hạn
- Bất động sản đầu tư
- Tài sản dài hạn khác
Nguồn
vốn CSH
- Vốn góp
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Vốn chủ sở hữu khác
21
1.4. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
Tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Nguồn vốn = Vốn CSH + Nợ phải trả
Tổng TS = Tổng NV (1)
Tài sản NH + Tài sản DH = Vốn CSH + Nợ phải trả
Vốn CSH = Tổng TS - Nợ phải trả (2)
Tổng TS = Nợ phải trả + Vốn CSH (3)
22
Vốn bằng tiền
1.4. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
1.4.3. Sự vận động của tài sản
Nguyên vật liệuKhoản phải thu
Sản phẩm
* Đối với doanh nghiệp sản xuất
M
u
a
N
V
L
S
ả
n
x
u
ấ
t
T
h
u
t
i
ề
n
B
á
n
S
P
Thu tiền ngay
23
Vốn bằng tiền
1.4. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
1.4.3. Sự vận động của tài sản
Hàng hoáKhoản phải thu
* Đối với doanh nghiệp thương mại
Bán hàng
Thu tiền ngay
M
u
a
h
à
n
g
T
h
u
t
i
ề
n
24
Nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát
sinh
Chứng
từ kế
toán
Xác định
giá trị tài
sản
Phản ánh
vào sổ kế
toán
Báo cáo
kế toán
PP
chứng
từ
PP tính
giá
PP tài khoản
và ghi sổ kép
PP tổng
hợp
cân đối
1.5. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN