Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng tại công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.44 KB, 52 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, mục tiêu sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp là đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và giành lợi nhuận
cao nhất. Nói một cách khác, các doanh nghiệp cần giải quyết tốt mối quan hệ
đầu ra và đầu vào, giữa sản xuất và tiêu thụ. Muốn làm được điều đó doanh
nghiệp phải hạch toán chính xác, đầy đủ kịp thời các chi phí đã bỏ ra. Để đáp
ứng yêu cầu đó, hệ thống kế toán với chức năng thu thập, ghi chép, đo lường,
tính toán, phân loại và xử lý cung cấp thông tin kinh tế tài chính đã được tổ chức
và ngày càng có sự hoàn thiện đáng kể. Tuy nhiên bất kể một hệ thống nào do
con người tổ chức ra cũng đều tồn tại những nhược điểm, chỉ khác nhau là nhiều
hay ít. Do những nguyên nhân khác nhau như: Tính phức tạp và biến động của
thông tin tài chính, hạn chế về trình độ của nhân viên, mâu thuẫn quyền lơi…
dẫn đến hạn chế của hệ thống kế toán. Những hạn chế này cần phải được chỉ ra,
xác minh lại để khắc phục thông qua một tổ chức, một lực lượng độc lập khách
quan khác đó là hệ thống kiểm soát nội bộ.
Trong quá trình tìm hiểu tại công ty Cổ phần gốm sứ Thanh Hà, em đã
nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống
kiểm soát nội bộ đối với chu trình khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng nói
riêng. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đi vào
hoạt động hữu hiệu là rất cần thiết. Làm thế nào để cho hệ thống kiểm soát nội
bộ đi vào hoạt động hữu hiệu hơn? Làm thế nào để đảm bảo chế độ chính sách,
các quyết định quản lý được tuân thủ, các hoạt động đưa ra của doanh nghiệp và
các mục tiêu được thực hiện có hiệu quả nhất. Đây là những câu hỏi khiến
không ít nhà quản lý phải suy nghĩ và đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Kiểm
soát nội bộ đối với các khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng tại công ty cổ
phần gốm sứ Thanh Hà” làm báo cáo chuyên đề kiểm toán.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận căn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ
khoản mục khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung
và công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà.


- Thực trạng kiểm soát nội bộ khoản mục vốn bằng tiền ở công ty cổ phần
gốm sứ Thanh Hà.
- Đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội
bộ khoản mục khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng công ty cổ phần gốm sứ
Thanh Hà.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: Hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục khoản phải thu và
nghiệp vụ bán hàng công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà.
+ Phạm vi:
- Về nội dung: kiểm soát nội bộ khoản mục khoản phải thu và nghiệp vụ
bán hàng công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà.
- Về không gian: Tại công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà - Phố Phú Hà -
phường Phong Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
-Về thời gian : Các số liệu thu thập tính toán từ năm 2010 đến năm
2012. Tập chung chủ yếu vào năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu,
tổng hợp những lý luận, lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tìm hiểu thực tế.
- Phương pháp phỏng vấn: trong quá trình đi thực tế, qua sự quan sát,
phỏng vấn những nhân viên của công ty, đặc biệt là nhân viên ở phòng kế toán
để tìm hiểu về công tác kiểm soát nội bộ của công ty.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng
1.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ
* Khái niệm:
Trong mọi hoạt động của tổ chức, một đơn vị thì chức năng kiểm tra, kiểm
soát luôn giữ vai trò quan trọng trong quản lý. Do đó khi tổ chức hoạt động của
đơn vị, bên cạnh việc sắp xếp nhân sự, cơ sở vật chất, nhà quản lý luôn có
những kiểm soát trên các phương diện thông qua các thủ tục chính sách quy
định về hoạt động. Đó chính là hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

(Intemalcontrolsystem). Hiện nay có rất nhiều quan điểm về hệ thống kiểm soát
nội bộ như sau:
- Theo Uỷ Ban Tổ Chức Kiểm Tra (COSO): Kiểm soát nội bộ là một quá
trình do nhà quản lý, do hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối.
Nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục
tiêu: báo cáo tài chính đáng tin cậy, đảm bảo luật lệ và các quy định phải tuân
thủ, đảm bảo hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
- Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) số 400: Hệ thống kiểm soát nội
bộ là các chính sách và thủ tục (kiểm soát nội bộ) được xây dựng bởi ban quản
lý đơn vị nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu quản lý, quản lý một cách tuân
thủ và có hiệu lực công việc kinh doanh gắn liền với những chính sách quản lý,
bảo vệ tài sản, ngăn ngừa,phát hiện gian lận và sai sót, sự chính xác và đầy đủ
trong ghi chép kế toán, sự chuẩn bị kịp thời thông tin tài chính đáng tin cậy.
Như vậy hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định, thủ tục kiểm soát do
đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ
pháp luật và các quy định để kiểm soát ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót
để lập báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm bảo vệ quản lý sử dụng có hiệu
quả tài sản của đơn vị.
* Phạm vi hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ: Không chỉ giới hạn ở phạm
vi các hoạt động của kế toán tài chính mà bao gồm tất cả các hoạt động, các lĩnh
vực của đơn vị.
* Chức năng và nhiệm vụ:
+ Bảo vệ tài sản sổ sách và nguồn thông tin của đơn vị: Bao gồm tài sản
vật chất và phi vật chất, không bị mất mát, lạm dụng sử dụng sai mục đích. Sự
bảo vệ tài sản và sổ sách đã trở nên ngày càng quan trọng kể từ khi hệ thống
máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong đơn vị. Số lượng lớn thông tin được lưu
trữ trong máy vi tính, đĩa CD… có thể bị phá hoại bất cứ lúc nào nếu không bảo
vệ chúng một cách cẩn thận.
+ Cung cấp thông tin đáng tin cậy và lập ra báo cáo tài chính trung thực
hợp lý, giúp cho việc quản lý hoạt đọng kinh doanh của đơn vị có hiệu quả.

+ Thúc đẩy việc tuân thủ thực hiện theo đúng pháp luật.
+ Nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả về việc điều hành và xử lý
nguồn lực trong đơn vị.
+ Phát hiện kịp thời các vấn đề trong kinh doanh, các sai phạm gian lận
trong các bộ phận, các hoạt động của đơn vị và đề ra các biện pháp giải quyết.
* Mục tiêu:
+ Đảm bảo an toàn cho tài sản của đơn vị: mục tiêu này hướng tới các tài
sản của đơn vị (bao gồm tài sản vật chất và phi vật chất) được bảo vệ tốt không
bị đánh cắp hay lạm dụng hoặc làm hư hại.
+ Đảm bảo tuân thủ luật pháp: hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
được thiết kế phải đảm bảo tuân thủ các quy định và chế độ pháp lý có liên quan.
+ Đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý: đây là mục tiêu cơ
bản , các quá trình kiểm soát trong đơn vị được thiết lập nhằm ngăn ngừa sự lặp
lại không cần thiết các nghiệp vụ gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng
kém hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp.
* Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ:
Trong một tổ chức, sự thống nhất và sung đột quyền lợi chung và quyền
lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành.
Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động không
vì quyền lợi riêng của mình mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của toàn tổ
chức? Làm sao quản lý đước các rủi ro? Làm thế nào có thể phân quyền yur
nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách khoa học, chính xác chứ không phải dựa
trên sự tin tưởng cảm tính? Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem
lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong
sản xuất kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng
giá thành sản phẩm, giảm chất lượng sản phẩm…) Bảo vệ tài sản khỏi bị hư
hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác
của số liệ kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội
quy, quy chế, quy trình của tổ chức, doanh nghiệp cũng như các quy định của
pháp luật. Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn

lực và đạt mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và xây
dựng lòng tin với họ (đối với công ty cổ phần).
* Hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ:
Một điều có thể nhận thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của một doanh
nghiệp dù có được thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng không thể ngăn ngừa và phát
hiện mọi sai phạm có thể xảy ra. Bởi vì, ngay cả khi có thể xây dựng hệ thống hoàn
hảo về cấu trúc, thì hiệu quả thật sự của nó vẫn phụ thuộc vào yếu tố chủ yếu là con
người, tức là phụ thuộc vào năng lực làm việc và sựu đáng tin cậy của các nhân
viên trong đơn vị. Như vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu chỉ có thể giúp cho
đơn vị hạn chế tối đa những sai phạm vì nó có những hạn chế tiềm tàng.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 đã đưa ra những hạn chế tiềm
tàng (hay những hạn chế cố hữu) của hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
- Yêu cầu thông thường là chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ không
vượt quá những lợi ích mà hệ thống này mang lại.
- Phần lớn các thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các nghiệp
vụ thường xuyên, lặp đi, lặp lại, hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên.
- Sai sót bởi con người thiếu chú ý, đãng trí khi thực hiện chức năng,
nhiệm vụ hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc.
- Khả năng người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ
lạm dụng đặc quyền của mình.
- Do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị
lạc hậu hoặc bị vi phạm.
Vì những hạn chế cố hữu của quá trình kiểm soát và vì kiểm toán viên
không thể có nhiều hơn sự đảm bảo hợp lý về tính hiệu quả cảu các quá trình đó,
nên luôn có một mức độ rủi ro kiểm soát. Do đó, cả khi cơ cấu kiểm soát nội bộ
được thiết kế hiệu quả nhất, kiểm toán viên vẫn phải thu thập bằng chứng kiểm
toán ngoài việc khảo sát các quá trình kiểm soát đối với hầu hết các mục tiêu
kiểm toán của từng tài khoản trọng yếu trên báo cáo tài chính.
* Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ:
Thông thường hệ thống kiểm soát nội bộ được chia thành bốn bộ phận:

Môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát, hệ thống kế toán, bộ phận kiểm toán
nội bộ. Các bộ phận đó được thiết kế và thực hiện nhằm cung cấp sự đảm bảo
hợp lý là đạt được các mục tiêu cơ bản của hệ thống kiểm soát.
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ
Môi trường
kiểm soát
Thủ tục
kiểm soát
Kiểm toán
nội bộ
Hệ thống
kế toán
Đặc thù
quản lý
Cơ Cấu
tổ chức
Sổ
sách
kế
toán
Chứng
từ kế
toán
Hệ thống mục tiêu tổng quát
1. Tính có thật 5. Tính đúng kỳ
2. Sự phê chuẩn 6. Sự linh hoạt
3. Tính đầy đủ 7. Chuyển số và
4. Sự phân loại tổng hợp chính


xác
Nguyên tắc phân công,
phân nhiệm
Nguyên tắc bất kiêm
nhiệm
Nguyên tắc ủy quyền
và phê chuẩn
- Môi trường kiểm soát:
Là những quan điểm nhận thức sự quan tâm, hành động của thành viên
trong hội đồng quản trị, ban giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ và vai
trò của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Một trong những nhân tố quan trọng cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội
bộ chính là môi trường kiểm soát. Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các
nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết
kế hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ.
Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan đến quan
điểm thái độ, nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý. Vì vậy, khi
các hoạt động kiểm tra, kiểm soát được các cơ quan quản lý coi trọng thì các
quy chế kiểm soát nội bộ được vận hành mọt cách có hiệu quả bởi các thành
viên trong đơn vị.
+ Đặc thù quản lý:
Đặc thù quản lý là những quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt động
doanh nghiệp của các nhà quản lý. Các cơ quan đó ảnh hưởng trực tiếp đến
chính sách, chế độ, cách tổ chức kiểm tra, kiểm soát trong doanh nghiệp. Nếu
nhà quản lý có quan điểm kinh doanh lành mạnh, luôn tuân thủ nguyên tắc đạo
đức trong kinh doanh, coi trọng tính trung thực của báo cáo tài chính và có
những biện pháp để hạn chế tối đa rủi ro kinh doanh làm cho môi tường kiểm
soát lành mạnh và ngược lại.
+ Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức trong một công ty chính là sự phân chia quyền hạn trách
nhiệm giữa các thành viên trong đơn vị. Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý
trong doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt. Cơ cấu tổ chức
đảm bảo một hẹ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành, triển
khai và kiểm tra, giám sát các quyết định trong toàn bộ doanh nghiệp. Một cơ
cấu hợp lý góp phần ngăn ngừa hiệu quả các hành vi gian lận, sai sót trong hoạt
Công
tác kế
toán
Chính
sách
nhân sự
Báo
cáo kế
toán
Hệ thống mục tiêu tổng quát
1. Tính có thật 5. Tính đúng kỳ
2. Sự phê chuẩn 6. Sự linh hoạt
3. Tính đầy đủ 7. Chuyển số và
4. Sự phân loại tổng hợp chính

xác
động tài chính kế toán của doanh nghiệp. Để thiết lập một cơ cấu quản lý thích
hợp và có hiệu quả các nhà quản lý phải tuân thủ nguyên tắc:
Thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp,
không bỏ sót lĩnh vực nào đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận.
Thực hiện sự phân chia rành mạch giữa ba chức năng: Xử lý nghiệp vụ, ghi
chép sổ và bảo quản tài sản.
Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận.
+ Chính sách nhân sự:

Khía cạnh quan trọng nhất của bất kì một hệ thống kiểm soát nào cũng là
con người. Sự phát triển của các doanh nghiệp luôn gắn liền với đội ngũ cán bộ
nhân viên, họ là một nhân tố quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Nếu
lực lượng này của đơn vị yếu kém về mặt năng lực, tinh thần làm việc và đạo
đức thì dù doanh nghiệp có thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ thì
sai sót vẫn xảy ra và ngược lại đội ngũ cá bộ nhân tốt sẽ giảm bớt những tồn tại
vốn có của kiểm soát nội bộ.
+ Công tác kế hoạch:
Hệ thống kế hoạch dự toán bao gồm: Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, sửa chữa
tài sản cố định…đặc biệt là kế hoạch tài chính bao gồm những ước tính cân đối
tình hình tài chính, kết quả hoạt động luân chuyển tiền trong tương lai là những
nhân tố quan trọng trong quá trình kiểm soát.
+ Ủy ban kiểm soát:
Ủy ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Giám sát sự chấp hành
pháp luật của công ty, Kiểm tra giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ,
Dung hòa những bất đồng giữa ban giám đốc và kiểm toán bên ngoài.
+ Các nhân tố bên ngoài
Ngoài ra hệ thống kiểm soát nội bộ chịu ảnh hưởng của các nhân tố như:
Luật pháp, sự kiểm soát của cơ quan nhà nước…
* Hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán là các quy định về kế toán, các thủ tục kế toán mà đơn vị
được kiểm toán áp dụng để thực hiện việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài
chính.
Các yếu tố của hệ thống kế toán gồm: Chứng từ kế toán, sổ sách kế toán,
báo cáo kế toán, hệ thống tài khoản.
Yêu cầu: Tính trung thực, chính xác; sự phê chuẩn; đầy đủ; đánh giá; đúng
hạn; yêu cầu việc chuyển sổ tổng hợp phải chính xác.
* Các thủ tục kiểm soát
Để thực hiện các mục tiêu kiểm soát các nhà quản trị còn phải quy đinh,
thiết kế các thủ tục kiểm soát sao cho hiệu quả.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 về đánh giá rủi ro và kiểm soát
nội bộ quy định “Kiểm toán viên phải hiểu biết các thủ tục kiểm soát của đơn vị
để xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán”. Như vậy, các thủ tục kiểm
toán phù hợp có vai trò quan trọng, là công cụ cho các nhà quản lý thực hiện tốt
các mục tiêu kiểm soát đồng thời là đối tượng tìm hiểu, đánh giá của các kiểm
toán viên trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm
toán.
* Kiểm toán nội bộ
- Theo liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì kiểm toán nội bộ là “một hoạt
động đánh giá được lập ra trong mỗi doanh nghiệp như là một loại dịch vụ cho
doanh nghiệp đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát thích hợp và hiệu
qủa của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.
- Theo các chuẩn mực thực hành kiểm toán nội bộ do viện kiểm toán nội
bộ hoa kỳ ban hành năm 1978 “kiểm toán nội bộ là một chức năng đánh giá độc
lập được thiết kế trong một tổ chức để kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ
chức như là một hoạt động phục vụ cho tổ chức”.
Là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ có các chức năng: kiểm tra, xác nhận và
đánh giá. Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được
những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong doanh nghiệp, đảm
bảo chất lượng của hoạt động kiểm soát, qua đó kịp thời điều chỉnh và bổ sung
các quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, bộ phận kiểm toán nội
bộ chỉ phát huy tác dụng khi:
- Về công tác tổ chức, bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc một cấp
cao đủ để không bị giới hạn phạm vi hoạt động đồng thời phải được giao một
quyền hạn tương đối rộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với phòng kế toán
và các bộ phận hoạt động được kiểm tra.
- Về nhân sự, bộ phận kiểm toán nội bộ tuyển chọn những nhân viên có
đủ năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với quy định hiện
hành.

- Bộ phận kiểm soát nội bộ phải được trang bị đầy đủ phương tiện, điều
kiện vật chất khắc phục cho công việc kiểm tra, xác nhận và đánh giá của mình.
Ngoài quan điểm truyền thống nêu trên về các yếu tố cấu thành hệ thống
kiểm soát nội bộ, cũng có một số quan điểm khác trình bày theo hướng chi tiết
hóa quan điểm truyền thống.
1.2. Khái quát về kiểm soát nội bộ khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng
* Các chức năng của chu trình phải thu và nghiệp vụ bán hàng:
+ Lập lệnh bán hàng: Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách gửi đến các bộ
phận liên quan xét duyệt đơn đặt hàng và lập lệnh bán hàng.
+ Xét duyệt việc bán chịu: Căn cứ vào đơn đặt hàng và các nguồn thông tin
khác nhau bộ phận tín dụng phải đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng
để ra quyết định phê chuẩn. Trong trường hợp môi trường doanh nghiệp có độ
rủi ro cao thì yêu cầu thế chấp
+ Xuất kho (gửi hàng đi): Căn cứ vào lệnh bán hàng và xét duyệt việc bán
chịu. Thủ kho sẽ xuất hàng cho bộ phận nhận hàng gửi cho khách. Bộ phận gửi
hàng lập chứng từ gửi hàng cho khách hàng, chứng từ này là cơ sở cho việc lập
hóa đơn.
+ Lập và kiểm tra hóa đơn: Căn cứ chứng từ gửi hàng, kế toán tiến hành
lập hóa đơn.
+ Theo dõi việc thanh toán: Sauk hi hóa đơn dã được lập, hàng hóa đã giao
cho khách hàng nếu khách hàng còn nợ phải tiến hành theo dõi các khoản nợ
này. Để tiện cho việc theo dõi cần phải liệt kê các khoản nợ theo nhóm thời gian
nợ sau đó tiến hành lập chương trình thu nợ. Thường xuyên thông báo nợ cho
khách hàng.
+ Xét duyệt hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá: Khi hàng bị sai quy cách,
phẩm chất khách hàng sẽ có yêu cầu giảm giá hoặc trả lại doanh nghiệp. Doanh
nghiệp cần có một bộ phận độc lập để tiếp nhận hàng bị trả lại, xét duyệt các
khoản giảm giá và khấu trừ công nợ đối với số hàng này. Các đơn vị có thể thiết
ké chương trình riêng cho các nhiệm vụ này làm căn cứ ghi sổ.
+ Cho phép xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được: Khi các khoản nợ

không có khả năng thu hồi được ở đơn vị có một bộ phận xem xét và phê chuẩn
cho việc xóa nợ. Kế toán căn cứ việc phê chuẩn này lập dự phòng nợ phải thu
khó đòi.
* Những gian lận và sai sót thường gặp:
Nhận đơn đặt hàng của khách hàng không có khả năng thanh toán, nhận
đơn đặt hàng của hàng hóa mà doanh nghiệp không có sẵn hoặc không đủ khả
năng cung cấp.
Đội ngũ nhân viên bán hàng có thể làm cho công ty cam kết một lịch giao
hàng mà doanh nghiệp không thể đáp ứng.
Đơn đặt hàng có thể được chấp nhận mà có những điều khoản hoặc những
điều kiện không chính xác hoặc từ khách hàng không được phê duyệt.
Nhân viên bán hàng có thể cấp quá nhiều hạn mức bán chịu cho khách
hàng để đẩy mạnh doanh số bán hàng và do đó làm cho công ty phải chịu nhiều
rủi ro tín dụng quá hạn mức.
Nhân viên không có thẩm quyền đi gửi hàng, chuyển hàng không đúng địa
điểm hoặc không đúng khách hàng.
Nhân viên lập hóa đơn có thể lập sai hoặc lập hai lần, lập hóa đơn khống.
Nhân viên không nộp tiền thu được từ nghiệp vụ bán hàng.
* Kiểm soát nội bộ khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng:
- Mục tiêu kiểm soát:
Mục tiêu kiểm soát nội
bộ nghiệp vụ bán hàng
Mục tiêu kiểm soát nội
bộ tổng quát
Mục tiêu kiểm soát nội
bộ khoản phải thu
Doanh thu chỉ được ghi
nhận khi hàng được thực
sự bán trong kỳ
Tính có thật Các khoản phải thu công

ty ghi sổ là có thật
Các nghiệp vụ bán hàng
được phê chuẩn đúng
đắn
Sự phê chuẩn Các khoản khách hàng
nợ đã được phê duyệt
đúng đắn
Tất cả các nghiệp vụ bán
hàng hiện đều đã được
ghi sổ
Sự đầy đủ Các khoản nợ được phản
ánh đầy đủ trên bảng cân
đối kế toán
Doanh thu ghi sổ là tiền
của hàng hóa gửi đi được
tính đúng và vào sổ
chính xác
Sự đánh giá Các khoản nợ phải thu đã
được ghi sổ đúng với giá
hàng bán
Các nghiệp vụ bán hàng
được phân loại và ghi sổ
đúng các tài khoản
Sự phân loại Các khoản nợ phải thu
được phân loại đúng đắn
Doanh số ghi đúng vào
kỳ mà chúng phát sinh
Tính đúng kỳ Các khoản nợ phải thu
được ghi đúng thời gian
Các nghiệp vụ bán hàng

được ghi chép đúng đắn
vào sổ chi tiết và tổng
hợp chính xác
Sự chuyển sổ và tổng
hợp đúng
Các khoản nợ phải thu
được ghi vào sổ chi tiết,
sổ cái và sổ tồng hợp
chính xác
* Các quy tắc kiểm soát:
- Sự phân chia trách nhiệm:
Để có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu với khoản mục phải thu và
nghiệp vụ bán hàng cần tách biệt các chức năng và phân nhiệm cho những cá
nhân hay bộ phận khác nhau phụ trách. Khi mức độ phân nhiệm càng cao thì sai
phạm càng dễ bị phát hiện.
- Các thủ tục phê chuẩn.
- Sự kiểm tra chứng từ sổ sách.
- An toàn tài sản
* Kiểm soát nội bộ nghiệp vụ bán hàng
Mục tiêu kiểm
soát nội bộ
Quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếu
Doanh thu bán
hàng được ghi sổ
là có thực
Quá trình vào sổ doanh thu được chứng minh bằng các
chứng từ vận chuyển đã được duyệt và đơn đặt hàng của
khách hàng đã được phê chuẩn.
Các hóa đơn bán hàng được đánh số thứ tự trước và được
theo dõi ghi chép đúng đắn.

Các nghiệp vụ
tiêu thụ được
phê chuẩn đúng
đắn
Sự phê chuẩn hợp lý bởi các cấp thẩm quyền và phù hợp với
chính sách của công ty.
Phê chuẩn bán chịu trước khi gửi hàng.
Giá, phương thức vận chuyển, cước phí vận chuyển và
khoản chiết khấu phải được phê chuẩn đúng đắn.
Các nghiệp vụ
tiêu thụ hiện hữu
đều được ghi sổ
Hóa đơn được đánh số trước.
Doanh thu ghi sổ
là số tiền của
hàng hóa gửi đi
và được tính
đúng vào sổ
chính xác
Kiểm tra nội bộ quá trình lập hóa đơn và quá trình chuyển
sổ, quá trình này được kiểm tra bởi một người độc lập.
Đối chiếu sổ chi tiết trên hóa đơn với chứng từ vận chuyển,
đơn đặt hàng và tính lại các thông tin bằng số trên hóa đơn.
Đối chiếu bút toán trên sổ nhật ký bán hàng với hóa đơn bán
hàng.
Các nghiệp vụ
tiêu thụ được
phân loại đúng
đắn
Xây dựng và sử dụng một sơ đồ tài khoản đầy đủ.

Quá trình xem xét lại và kiểm tra nội bộ.
Xem xét và kiểm tra lại việc ghi các nghiệp vụ vào tài khoản
nhất là đối với nghiệp vụ bất thường.
Doanh số ghi
theo căn cứ thời
gian
Các thủ tục quy định việc tính tiền và vào doanh thu theo căn
cứ hàng ngày và càng gần ngày phát sinh càng tốt. Tốt nhất
doanh thu phải tính và ghi ngay sau khi gửi hàng.
Kiểm tra nội bộ: So sánh ngày ghi trên hóa đơn vận chuyển
và ngày trên hóa đơn bán hàng, sổ nhật ký bán hàng và sổ
phụ có liên quan.
Các nghiệp vụ
tiêu thụ được
phản ánh đúng
đắn trong sổ phụ
và được tổng
hợp chính xác
Cách ly việc ghi sổ nhật ký bán hàng với việc ghi sổ phụ các
khoản phải thu.
Gửi đều đặn báo cáo hàng tháng cho khách hàng.
Tổ chức đối chiếu nội bộ khoản bán hàng và phải thu.
* Kiểm soát nội bộ khoản phải thu:
Mục tiêu kiểm soát nội bộ Quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếu
Các khoản phải thu ghi
sổ là có thật
Tách biệt trách nhiệm ghi sổ với theo dõi khoản nợ,
thu tiền.
Các khoản chiết khấu đã
thực sự phê chuẩn

Sự phê chuẩn các khoản chiết khấu phải thực hiện
hợp lý bởi các cấp có thẩm quyền và phù hợp với
chính sách của công ty.
Các khoản phải thu được
phản ánh đầy đủ khoản
phải thu khách hàng
Gửi báo cáo đều đặn cho khách hàng về khoản nợ
phải thu.
Các khoản phải thu được
phản ánh đúng giá bán
Theo dõi chi tiết các khoản phải thu và đói chiếu với
hóa đơn chứng từ đã được duyệt.
Các khoản phải thu được
phân loại đúng đắn
Xây dựng và sử dụng một sơ đồ tài khoản đầy đủ.
Quá trình xem xét lại và kiểm tra nội bộ.
Xem xét và kiểm tra lại việc ghi các nghiệp vụ vào
tài khoản nhất là đối với nghiệp vụ bất thường.
Các khoản phải thu được
ghi theo căn cứ thời gian
Quy định ghi sổ các khoản phải thu là hàng ngày.
Các khoản phải thu được
phản ánh đúng đắn trong
sổ phụ và được tổng hợp
chính xác
Cách ly việc ghi sổ nhật ký bán hàng với việc ghi sổ
phụ các khoản phải thu.
Gửi đều đặn báo cáo hàng tháng cho khách hàng.
Tổ chức đối chiếu nội bộ khoản bán hàng và phải thu.
2. Kiểm soát nội bộ đới với khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng tại công

ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà
2.1. Khái quát công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà
- Tên giao dịch: THANH HA CONSTREXIM JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt: TH CONSTREXIM.
- Địa chỉ: Phố Phú Hà – Phường Phong Châu – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
- Mã số thuế: 2600 322 355
- Điện thoại: 0210 3821 319 Fax: 0210 3820 463
- Giấy đăng ký kinh doanh số 1803000254 do phòng đăng ký kinh doanh can Sở
kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp ngày 06/12/2004, giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp công ty cổ phần đăng ký thay đổi lần thứ 07 số 2600322355
ngày 15 tháng 09 năm 2010.
- Vốn điều lệ: 36.558.510.000 đồng.
- Giám đốc: Trần Trung Thành
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Trong quá trình hình thành và phát triển của công ty. Để đạt được những
thành tựu như ngày hôm nay, Công ty cổ phần Gốm Sứ Thanh Hà đã trải qua
các giai đoạn được đánh giá như những bước ngoặt lớn sau:
Công ty cổ phần Gốm Sứ Thanh Hà tiền thân là Xí nghiệp sứ Thanh Hà. Xí
nghiệp sứ Thanh Hà là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định
số 154/QĐ-UB ngày 28/2/1977, trực thuộc Công ty công nghiệp tỉnh Vĩnh Phú
nay là Sở Công thương tỉnh Phú Thọ. Xí nghiệp được xây dựng trên diện tích
20.000 m
2
là trung tâm vùng nguyên liệu sản xuất sứ dân dụng với công suất
thiết kế 5.000.000 sản phẩm/năm.
Năm 1980, do tình hình tài chính của địa phương gặp khó khăn, dù việc
xây dựng cơ bản chưa hoàn thành nhưng xí nghiệp vẫn được đưa vào sản xuất.
Qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành từ cơ chế quản lý cũ chuyển sang cơ

chế quản lý mới đây là một thử thách khắc nghiệt đối với hầu hết các doanh
nghiệp quốc doanh. Không ít các đơn vị sản xuất lâm vào khủng hoảng nghiêm
trọng, không còn thích ứng với cơ chế thị trường mới và đã phá sản. Xí nghiệp
sứ Thanh Hà cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó và có những lúc thăng trầm.
Công ty cổ phân Gốm Sứ Thanh Hà ra đời trong bối cảnh chung muôn vàn
khó khăn. Tại thời điểm này, công tác xây dựng cơ bản chưa hoàn thiện, hạ tầng
cơ sở thì hạn hẹp, trong khi đó năng lực và trình độ yếu, khách hàng thì chưa
nhiều và lớn nhưng xí nghiệp vẫn phải tiến hành sản xuất với hệ thống máy móc
cũ kỹ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, công nghệ lỗi thời, cơ cấu sản phẩm sản xuất theo
kế hoạch đã làm cho chất lượng sản phẩm thấp kém, giá thành cao không tiêu
thụ được dẫn đến sản xuất đình đốn, công nhân không có việc làm, đời sống gặp
nhiều khó khăn.
Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan chức năng, Sở công nghiệp, sự
đổi mới cơ chế quản lý cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp trẻ, nhiệt
tình có năng lực đã mạnh dạn chuyển hướng sản xuất kinh doanh mà doanh
nghiệp thoát khỏi bờ vực phá sản. Trong nhiều năm liền, sản phẩm gạch chịu
axít, gạch chịu lửa liên tục đạt tiêu chuẩn quốc gia, được tặng thưởng nhiều huy
chương vàng, giấy khen tại hội trợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam.
Năm 1992, xí nghiệp đã mở rộng liên doanh, liên kết với trường Đại học
Bách Khoa, Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghiệp mới Việt Nam để cho
ra đời một số sản phẩm mới.
Năm 1995, xí nghiệp đã đổi tên thành Công ty Sứ Gốm Thanh Hàtheo
quyết định số 1685/QĐ-UB ngày 8/9/1995 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là
tỉnh Phú Thọ) và tiến hành khảo sát, thăm dò thị trường, tính toán tìm kiếm
nguồn tài trợ, lập luận chứng đầu tư xây dựng một nhà máy mới chuyền sản xuất
gạch ốp lát cao cấp.
Nhà máy được xây dựng trên mặt bằng diện tích 25.400m2 tại phố Phú Hà
- phường Phong Châu - Thị xã Phú Thọ. Vị trí này rất thuận lợi về mặt giao
thông thuỷ bộ, cách ga Phú Thọ 500 m, nằm sát bờ nam sông Hồng tiếp giáp với
đường bộ 11A đi Trung Hà - Hà Nội mang lại hiệu quả cao cho công tác vận

chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi hoàn thiện và đi vào sản xuất kinh doanh, từ tháng 8/1998 sản
phẩm của công ty đã được bán rộng khắp thị trường trong nước. Công ty mở 40
tổng đại lý ở các tỉnh, thành phố.
Từ tháng 9/1999, nhà máy cho ra những sản phẩm gạch lát nền cao cấp
mang nhãn hiệu Thanh Hà cung cấp cho thị trường trong nước và tiến tới xuất
khẩu vào những năm tiếp theo. Doanh nghiệp là đơn vị duy nhất 14 năm liền
(1998-2002) hoàn thành xuất sắc toàn diện kế hoạch, được UBND tỉnh và Bộ
công nghiệp tặng nhiều bằng khen.
Sau khi được cổ phần hóa, Công ty sứ gốm Thanh Hà đổi tên thành Công ty
cổ phần Gốm Sứ Thanh Hà, được thành lập theo quyết định số 2935/ QĐ– CT
ngày 21/ 9/ 2004 của UBND tỉnh Phú Thọ và giấy phép kinh doanh số
1803000254 do Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp ngày 6/12/2004. Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần đăng ký thay đổi lần thứ 7 số
2600322355 này 15/ 09/ 2010. Địa chỉ trụ sở chính: Phố Phú Hà - phường Phong
Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Tổng vốn đầu tư là: 87.500.000.000 VNĐ.
Diện tích của nhà máy là: 30.000 m
2
. Vốn điều lệ: 36.558.510.000 đồng.
Công ty đã đầu tư xây dựng 01 dây chuyền đồng bộ mới sản xuất gạch lát
nền với thương hiệu ceramic TH với công nghệ của Italia và Tây Ban Nha.
Công suất của nhà máy là 1.000.000 m
2
/năm. Nhằm giữ vững và nâng cao uy tín
chất lượng của sản phẩm gạch ceramic TH, Công ty đã xây dựng hệ thống quản
lýchất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Công ty cổ phần Gốm Sứ
Thanh Hà tổ chức sản xuất các mặt hàng chất lượng cao để xuất khẩu đi các thị
trường Châu Âu, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc và ngày càng có nhiều bạn hàng quốc
tế quan tâm, hợp tác.
Tại thời điểm này, tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty chỉ khoảng

150 người. Trong đó Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên, công nhân viên
vận hành có nhiều năm kinh nghiệm và tay nghề cao trong sản xuất gạch
ceramic. Công ty có 20 kỹ sư chuyên ngành về thiết bị, máy móc, 7 kỹ sư
chuyên ngành silicát, 3 kỹ sư chuyên ngành hóa phân tích, 10 kỹ sư chuyên
ngành điện công nghiệp và dân dụng.
Đến năm 2007, Công ty cổ phần Gốm Sứ Thanh Hà ra đời thay thế tên
Công ty Sứ Gốm Thanh Hà.
Qua các chặng đường phát triển, công ty hiện nay có tên gọi là Công ty Cổ
phần Gốm Sứ Thanh Hà.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ
* Chức năng
- Tạo công việc và thu nhập ổn định cho lao động của công ty
- Tạo thu nhập, tăng lợi nhuận
- Đóng góp hàng năm cho ngân sách nhà nước
* Nhiệm vụ
- Sản xuất gốm sứ các loại, sản xuất gạch ốp lát ceramic
- Sản xuất vật liệu xây dựng công nghiệp và dân dụng
- Sản xuất bao bì các loại
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, hóa chất, phụ liệu, vật
tư, thiết bị sản xuất gạch ốp lát ceramic
- Khai thác chế biến quặng mỏ nguyên liệu phục vụ sản xuất gốm sứ
- Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công
trình cấp thoát nước
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phẩn gốm sứ Thanh Hà
Bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến, được phân
công rõ ràng, mỗi vị trí có nhiệm vụ riêng để thúc đẩy hoạt động của công ty
hướng tới mục tiêu chung đã định, được tổ chức theo sơ đồ:
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà
2.1.5. Đặc điểm công tác kế toán và chính sách kế toán được áp dụng tại công ty
* Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 4 người được bố trí theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà
(Nguồn: Phòng TCKT - Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà)
Ghi chú:
Giám đốc
P.Giám đốc
Phòng
kỹ thuật
công
nghệ
Phòng
vật tư
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
kế toán
tài vụ
Phòng
kinh
doanh
Phòng thí nghiệm
xưởng men, in lưới
Tổ cơ khí sửa
chữa, điện nước

Phân xưởng sản xuất
chính
Tổ phối
liệu
nghiền
xương
Tổ lò
sấy
SP
mộc
Tổ sấy
phun
tạo bột
Tổ sản
xuất
men
màu
Tổ
tráng
men,
in lưới
Tổ
nung,
đốt
SP
Tổ kiểm
nghiêm,
đóng
gói
Tổ

máy
ép SP
mộc
Phân xưởng sản xuất sản phẩm
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán
thanh toán
Kế toán
vật tư
Mối quan hệ trực tiếp
Mối quan hệ chức năng
+ Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán :
- Kế toán trưởng : là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty có
nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty, phân công
từng phần công việc cho kế toán viên, đôn đốc các bộ phận thực hiện tốt các
nhiệm vụ có liên quan đến công tác tài chính của công ty. Kế toán trưởng có
nhiệm vụ theo dõi công nợ phải thu, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm,
theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy, đồng thời còn theo dõi tình
hình tăng giảm TSCĐ và tinh khấu hao, lập báo cáo tài chính.
- Thủ quỹ : có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của nhà máy, thi hành lệnh
thu chi do kế toán thanh toán lập,trong đó phải có đủ chữ ký của kế toán trưởng,
giám đốc để đảm bảo được việc thu chi tiền mặt và quản lý quỹ tiền mặt,không
để mất mát thiếu hụt tiền quỹ.
- Kế toán thanh toán (kiêm kế toán ngân hàng ) : có nhiệm vụ ghi chép
phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền (tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển), theo dõi các khoản công nợ phải trả,
kế toán tiền lương tại công ty.
- Kế toán vật tư : có nhiệm vụ theo dõi công cụ dụng cụ đang sử dụng ở
các bộ phận, ghi chép kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ, thành phẩm tồn

kho. Ngoài ra kế toán vật tư còn có nhiệm vụ hạch toán kế toán thuế.
* Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
- Hình thức kế toán công ty áp dụng: Hình thức kế toán trên máy vi tính
- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở công ty là hệ thống tài khoản được
ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng
Bộ Tài Chính.
- Hệ thống sổ sách: theo hình thức kế toán Nhật kí chung
- Hệ thống báo cáo áp dụng tại công ty: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết
quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Phương pháp nộp thuế: Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân
- Niên độ kế toán mà công ty áp dụng: Theo năm, năm kế toán trùng với
năm dương lịch (tính từ ngày 1/1 đến 31/12)
- Kỳ kế toán công ty áp dụng: 1 tháng.
2.1.4. Giới thiệu về hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty
A,Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà được
ban giám đốc quan tâm xây dựng và thực hiện nghiêm túc để làm gương, đội
ngũ cán bộ công nhân viên chấp hành tốt các nội quy, quy định của công ty, sự
phân công lao động rõ ràng cho từng bộ phận từng cá nhân. Môi trường kiểm
soát của công ty bao gồm các nhân tố như sau:
 Trình độ, triết lý, phong cách điều hành của ban giám đốc: Ban giám đốc
của công ty bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc. Giám đốc công ty là ông
Trần Trung Thành với trình độ thạc sỹ, từng du học nước ngoài. Ban giám đốc
công ty luôn là những tấm gương cho nhân viên trong công ty học tập về sự chăm
chỉ làm việc, làm việc đúng thời gian quy định và có hiệu quả. Ban giám đốc
 Về năng lực: Các nhân viên trong công ty được tuyển dụng dựa vào
năng lực chuyên môn phù hợp với công việc được giao, là những người có kinh
nghiệm, có khả năng thích nghi vì vậy nhân viên trong công ty làm tốt công việc

được giao. Quá trình thực tập được tiếp xúc nhiều với nhân viên trong công ty
đăc biệt là những người ở phòng kế toán, phòng vật tư, phòng kinh doanh cũng
như theo dõi quá trình làm việc, chúng em nhận thấy rằng các nhân viên trong
công ty luôn làm việc đúng giờ, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc.
 Cơ cấu tổ chức: Công ty được tổ chức một cách khoa học từ cấp trên
xuống cấp dưới, mỗi bộ phận được phân định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng.
Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty bao gồm:
* Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cao nhất về các
quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hội đồng
quản trị của Công ty gồm có 5 thành viên: Chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ
tịch hội đồng quản trị và 3 thành viên.
* Ban kiểm soát (BKS): BKS thực hiện việc kiểm tra các vấn đề tuân thủ
các quy định của nhà nước và các quy chế nội bộ về tài chính, lao động, kế
hoạch trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ban kiểm soát Công ty gồm có 3 thành viên: 1 trưởng ban và 2 ủy viên
* Ban giám đốc: Ban giám đốc của công ty gồm 2 thành viên: 1 giám đốc
và 1 phó giám đốc
- Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý chỉ đạo và chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài việc ủy quyền cho phó
giám đốc, giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp thông qua các phòng ban.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc trực tiếp chỉ đạo về mặt
ngiệp vụ các bộ phận hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của mình.
* Phòng kỹ thuật thiết bị: Là bộ phận quản lý kỹ thuật. Khi có kế hoạch
thì triển khai thiết kế mẫu, giám sát kỹ thuật ở các tổ sản xuất, xác định mức hao
phí nguyên vật liệu, tính tiết kiệm nguyên vật liệu,
* Phòng vật tư: có chức năng cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường
của các chủng loại vật tư nguyên vật liệu cho các phòng ban liên quan. Mua
sắm, cung cấp đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm.
* Phòng tổ chức hành chính: Quản lý và thực hiện toàn bộ công tác hành
chính trong công ty theo quy định chung. Ngoài ra có chức năng xây dựng kế

hoạch quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương định mức lao động bảo hiểm
xã hội, quản lý công tác đào tạo theo dõi kí hợp đồng lao động quản lý hồ sơ cán
bộ công nhân viên, giải quyết thủ tục tuyển dụng, thôi việc.
* Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng lập kế hoạch tài chính và tổ chức
thực hiện kế hoạch đó theo tháng, quý, năm cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài
chính cần thiết cho giám đốc công ty.
* Phòng kinh doanh: Thực hiện các công việc về thương mại để bán sản
phẩm của công ty mà công ty đã sản xuất ra, thực hiện việc kinh doanh khác để
kiếm lời và các dịch vụ sau bán hàng.
 Chính sách nhân sự: Chính sách tuyển dụng nhân viên của công ty luôn
mong muốn tuyển những người có năng lực, nhân viên mới phải trải qua quá
trình làm thử việc, chỉ làm tốt công việc thì mới được vào làm chính thức trong
công ty. Công ty trú trọng tới công tác huấn luyện nâng cao trình độ cho các
nhân viên, nhân viên công ty được tham gia những chương trình học về chuyên
môn của mình. Ví dụ như ở phòng kế toán, nhân viên kế toán được học về cách
làm việc trên phần mềm kế toán máy misa, được tham gia các chương trình học
để nâng cao trình độ chuyên môn Nhân viên trong công ty là những người có
trình độ và năng lực.
B, Hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán tại công ty bao gồm: Hệ thống chứng từ, hệ thống tài
khoản, hệ thống sổ sách và hệ thống báo cáo tài chính.
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, mọi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh được hạch toán trên phần mềm kế toán Misa 7.9. Các máy tính sử
dụng hệ thống mạng Lan để kết nối với nhau, vì vậy mọi công việc hạch toán là
trên một phần mềm chung.
Hình thức ghi sổ áp dụng tại công ty là hình thức nhật ký chung và được
thực hiện trên máy tính, quy trình như sau:

×