Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 140 trang )

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Đóng góp của luận văn 9
NỘI DUNG 10

Chương 1- Phong cách và những nhân tô tác động
đến sự hình thành phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
1.1. Phong cách 10
1.1.1. Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách 10
1.1.2. Nguồn gốc và khái niệm phong cách 11
1.1.2.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu Nga 12
1.1.2.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam 15
1.1.2.3. Khái niệm phong cách của người viết luận văn 17
1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư 18
1.2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nhà văn 18
1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách NNT 13

1.2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và văn học những năm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ
XXI 19
1.2.2.2. Hoàn cảnh gia đình và môi trường sống của Nguyễn Ngọc Tư 20
1.2.2.3. Tính cách con người Nguyễn Ngọc Tư 22
1.2.2.4. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư 23


Chương 2 - Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
2.1. Khái niệm cốt truyện 27

2.2. Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 28
2.2.1. Cốt truyện truyền thống 28
2.2.2. Cốt truyện phi truyền thống 35
2.2.2.1. Truyện kể về những chuyện đời thường vặt vãnh 39
2.2.2.2. Truyện thể hiện chiều sâu cảm xúc, tâm lý nhân vật 43
2.3. Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn NNT 48
2.3.1. Chọn lọc chi tiết đặc sắc 49
2.3.1.1. Những chi tiết ám ảnh 50
2.3.1.2. Những chi tiết dự báo 53
2.3.2. Mở đầu ấn tượng 56

2.3.2.1. Mở đầu đơn giản, thú vị, hóm hỉnh ……………………………………………………………… 57
2.3.2.2. Mở đầu bằng cảnh thiên nhiên 59
2.3.3. Kết thúc độc đáo 60
2.3.3.1. Kết thúc bất ngờ với thủ pháp che giấu và nhận ra 61
2

2.3.3.2. Kết thúc thường bi kịch, gợi nhiều day dứt nhưng không bi lụy 64
2.3.3.3. Kết thúc mở, gợi nhiều suy tưởng 66
Chương 3 - Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3.1. Khái niệm nhân vật 69
3.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 70
3.2.1. Những mảnh đời nghèo khó, lang bạt vì gánh nặng áo cơm 70
3.2.1.1. Những người nông dân lao động nghèo 70
3.2.1.2. Những người nghệ sĩ long đong, chìm nổi 72
3.2.2. Những con người cô đơn, trốn tránh hiện tại, hay suy tư, hồi tưởng về quá
khứ 74

3.2.3. Những con người có số phận bi kịch 76
3.2.3.1. Những con người mang chấn thương tinh thần 76
3.2.3.2. Những con người chịu nhiều thua thiệt, ở hiền không gặp lành 80
3.2.3.3. Những con người là nạn nhân của sự nghèo đói, dốt nát, mê muội tầm
thường, mang tính bản năng 81
3.2.4. Những con người mang phẩm chất tốt đẹp của người Nam Bộ và người lao
động nói chung 82
3.2.4.1. Những con người đầy tính thiện 82

3.2.4.2. Những con người không nguôi khát vọng về tình yêu và sự sống…… …85
3.3. Một số biện pháp nghệ thuật khắc họa nhân vật 86
3.3.1. Cách đặt tên nhân vật 87
3.3.2. Một số biện pháp nghệ thuật khác 89
3.3.2.1. Đối thoại 89

3.3.2.2. Độc thoại nội tâm …92
3.3.2.3. Xây dựng tình huống………………………………………………………94
3.3.2.4. Bàn luận, triết lí 96
Chương 4 - Ngôn ngữ nghệ thuật
và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
4.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 98
4.1.1. Ngôn ngữ “đặc sệt” Nam Bộ 98
4.1.1.1. Nhiều phương ngữ Nam Bộ 99
4.1.1.2. Cách diễn đạt Nam Bộ 102
4.1.1.3. Nhiều địa danh gợi đặc trưng miền sông nước Nam Bộ 103
4.1.2. Sử dụng nhiều lối so sánh, ví von độc đáo 105
4.1.3. Sử dụng nhiều từ láy, từ ngữ tạo hình biểu cảm, giàu chất thơ 106
4.1.4. Sử dụng nhiều kiểu câu văn có cấu trúc độc đáo 108
4.1.4.1. Kiểu câu bắt đầu bằng từ “Và”/ “Mà” 108
4.1.4.2. Kiểu câu đặc biệt 110


4.1.4.3.Kiểu câu có thành phần phụ chú………………………………………………….………………….113
4.1.4.4. Kiểu câu bỏ lửng với dấu ba chấm và câu hỏi tu từ…………………… 114
4.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 117
4.2.1. Khái niệm giọng điệu 117
4.2.2. Giọng điệu trần thuật đa thanh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 119
3

4.2.2.1. Giọng điệu trong trẻo, hồn hậu 120
4.2.2.2. Giọng điệu cảm thương, trách giận 122
4.2.2.3. Giọng điệu dí dỏm, hài hước 126
4.2.2.4. Giọng điệu mỉa mai, nghiệt ngã, phẫn uất 129
KẾT LUẬN 133






















4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phong cách nghệ thuật của một tác giả là một trong những vấn đề cơ bản và
quan trọng trong nghiên cứu văn học. Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm
mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương
tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn,
trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Đó là lí do vì
sao người viết lại chọn phong cách như một phương diện chủ yếu để nghiên cứu,
tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
1.2. Đời sống văn học đương đại đang có nhiều chuyển biến mau lẹ và hứa hẹn
nhiều thành tựu. Văn hóa đọc đang dần trở lại. Ở lĩnh vực văn xuôi nghệ thuật,
truyện ngắn và tản văn đang ngày càng được chú ý và là những thể loại phát triển
mạnh nhất của văn học đương đại. Đó cũng chính là thế mạnh và sở trường của
Nguyễn Ngọc Tư. Vì thế chúng tôi chọn và đi sâu tìm hiểu về phong cách truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư - một thể loại mà chị đã đạt được nhiều giải thưởng.
1.3. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn khoảng hơn 10 năm trở lại đây nhưng
Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành một hiện tượng, một cây bút best-seller. Cùng với
một loạt những nhà văn khác như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình
Phương, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Hoàng Diệu… Nguyễn Ngọc Tư đã mang một luồng
gió mới thổi vào đời sống văn học Việt Nam cùng cơn sốt Cánh đồng bất tận.
Bắt đầu từ năm 2000, khi được trao giải Nhất - Cuộc vận động sáng tác văn học
tuổi 20 lần II của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, và sau đó
được trao giải B của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 với tập truyện Ngọn đèn
không tắt; đặc biệt, với tác phẩm gây tiếng vang lớn - Cánh đồng bất tận năm 2005

(Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2006), Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều
chú ý trong dư luận cả trong và ngoài giới văn chương. Những bài viết về chị khá
đa dạng và phong phú. Có thể kể ra các loại bài viết chủ yếu sau:
5

1- Những bài ghi chép, phỏng vấn, trò chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
trên các báo và tạp chí, mang tính chất đánh giá, nhận xét về con người và con
đường sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư:
- Trần Hoàng Thiên Kim (ngày 10/05/2004), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Quả
sầu riêng của trời””, Báo Hà Nội Mới.
- Hiền Hòa (ngày 21/01/2004), “Nguyễn Ngọc Tư: “Tôi không muốn ngủ quên
vì giải thưởng””, .
- Nhã Vân (ngày 02/08/2004), “Đem chuyện phòng the ra viết, hổng dám đâu!”,
Báo Người Lao Động ().
- Thanh Vân (ngày 23/05/2005), “Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư”,
.
- Thanh Vân (ngày 27/09/2005), “Nguyễn Ngọc Tư thử “'xen canh” trên đất của
mình”, .
- Từ Nữ (ngày 06/10/2005), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Nhiều khi thấy ngạc
nhiên về mình””, Báo Giáo Dục và Thời Đại.
- Phong Điệp (ngày 4/11/2005), “Nguyễn Ngọc Tư: “Tôi viết trong nỗi im
lặng””, Báo Văn Nghệ Trẻ.
- Minh Thi (ngày 01/12/2005), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: "Tôi cho nhân vật
nhiều con đường để đi ””, Báo Lao Động.
- Lam Điền (ngày 04/12/2005), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Đánh “ùm” một
tiếng mà thôi”!, Báo Tuổi Trẻ.
- Nguyễn Tiến Hưng (ngày 21/01/2006), “Nguyễn Ngọc Tư: Cô đơn lên dốc”,
Báo Tiền Phong.
- Trần Hoàng Thiên Kim (ngày 31/01/2006), “Nguyễn Ngọc Tư: Nhón chân hái
trái ở cành quá cao!”, Báo Tiền phong.

- Phương Quyên (ngày 05/02/2006), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Tôi là đứa
ham chơi!”, Báo Người lao động ().
6

Các bài viết này chủ yếu ghi chép những lời trò chuyện, tâm sự của Nguyễn
Ngọc Tư qua các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn. Nội dung thường là quan niệm viết văn,
cuộc sống hiện tại, dự định tương lai, một số vấn đề xoay quanh tác phẩm…
- Quang Vinh (ngày 09/03/2004), “Nguyễn Ngọc Tư: Nhà văn của xóm rau
bèo”, Báo Tuổi Trẻ.
- Theo Văn nghệ Trẻ (ngày 22/04/2004), “Nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư -
Điềm đạm mà thấu đáo”, Báo Tuổi Trẻ.
- Nguyễn Hữu Quý (ngày 15/11/2005), “Nhìn lại tình hình sáng tác văn học
trong năm 2005”, Báo Công An Nhân Dân.
- Phạm Xuân Nguyên (ngày 03/12/2005), “Dữ dội và nhân tình”, Báo Tuổi Trẻ.
- Huỳnh Kim (ngày 25/12/2005), “Gặp Nguyễn Ngọc Tư”, Báo Cần Thơ.
- Cẩm Lệ (2006), “Nguyễn Ngọc Tư: Hạnh phúc phía sau trang viết”, Báo Phụ
nữ TP.HCM Xuân 2006.
- Đình Khôi - V. Quỳnh (ngày 19/10/2008), “Văn Nguyễn Ngọc Tư - Số lượng
hay chất lượng?”, .
Những bài viết này thiên về đánh giá cao những thành công đã đạt được của
Nguyễn Ngọc Tư trên con đường sáng tác và nêu lên một vài cảm nhận về tính
cách, cá tính con người Nguyễn Ngọc Tư ngoài đời cũng như trong văn chương.
2- Những bài phân tích, đánh giá, phát hiện những nét đặc sắc trong các tác
phẩm tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư:
- Trần Hữu Dũng (Tháng 2/2004), “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền nam”, Tạp
chí Diễn Đàn.
- Minh Thi (ngày 11/04/2004), “Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt của tâm
trạng”, Báo Lao Động.
- Minh Phương (ngày 31/05/2004), “Đọc sách: ”Nước chảy mây trôi” - tập
truyện ngắn và ký mới của Nguyễn Ngọc Tư”, Báo Nhân Dân.

- Nguyễn Quang Sáng (25/11/2005), “Nỗi nhớ qua Cánh đồng bất tận”, Báo
Tuổi Trẻ.
7

- Đỗ Hồng Ngọc (ngày 30/11/2000), “Tiếng thở dài với Cánh đồng bất tận”,
Báo Tuổi trẻ.
- X.T (ngày 13/12/2005), “Cánh đồng bất tận”, Báo Sài Gòn Tiếp Thị.
- Hạ Anh (ngày 19/01/2006), “Đọc Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư: Nguyễn Ngọc
Tư - Quen mà lạ”, Báo Thanh Niên.
- Thanh Vân (ngày 07/02/2006), “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư”,
.
- Đặng Anh Đào (ngày 27/09/2008), “Nguyễn Ngọc Tư - một miền hoang dã”,
Báo Văn nghệ, số (39), tr. 9.
- Phạm Thái Lê (ngày 27/09/2008), “Nỗi đau vật lộn làm người”, Báo Văn
nghệ, số (39), tr. 9.
Những bài viết này chủ yếu đi sâu phân tích những thành công nghệ thuật của
Nguyễn Ngọc Tư ở một vài tác phẩm tiêu biểu cả thể loại truyện ngắn và tản văn,
trên một số phương diện: ngôn ngữ, giọng điệu, nội dung chủ đề… Tuy nhiên
những bài viết này mới chỉ là những cảm nhận ban đầu mà chưa đi sâu xem xét một
cách cụ thể, chi tiết.
3- Các công trình nghiên cứu khoa học, chủ yếu là những luận văn thạc sĩ,
nghiên cứu về nhiều phương diện xung quanh những sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư:
- Nguyễn Thị Kiều Oanh (2006), Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Ngọc Tư,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Phạm Thị Thùy Dương (2006), Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Đỗ Bích Thúy
và Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Phạm Thị Thái Lê (2007), Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện
Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Bùi Thị Nga (2008), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
8

Những công trình này phần lớn đều khai thác một cách quy mô, công phu, có hệ
thống về một vài phương diện như: thế giới nghệ thuật, thi pháp, quan niệm nghệ
thuật về con người, nghệ thuật tự sự… trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu riêng về phong cách nghệ thuật truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thì hầu như chưa có, mới chỉ dừng lại ở một vài phương
diện nào đó mà chưa đi sâu và chưa có sự khái quát cụ thể. Với đề tài “Phong cách
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, người viết mong muốn được tìm hiểu và đưa ra
một số nét độc đáo, đặc sắc nhất trong phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư, con đường hình thành phong cách của nhà văn này như một định hướng nhằm
cảm hiểu và đánh giá các tác phẩm của chị.
2. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra được những nét đặc sắc tạo nên phong cách truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư ở các phương diện: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu…
- Từ việc làm rõ phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, góp phần ghi nhận
những đóng góp của tác giả này trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích một số phương diện nổi bật trong phong cách truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư qua những tập truyện tiêu biểu.
- Làm rõ những nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
trong sự so sánh với các cây bút Nam Bộ và các nhà văn trẻ khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
* Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư gồm 8 tập truyện:
1- Ngọn đèn không tắt (Tập truyện, NXB Trẻ - 2000)
2- Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi, NXB Trẻ - 2001)
3- Biển người mênh mông (Tập truyện, NXB Kim Đồng - 2003)
4- Giao thừa (Tập truyện, NXB Trẻ - 2003)

5- Nước chảy mây trôi (Tập truyện và kí, NXB Văn nghệ TP. HCM - 2004)
6- Truỵện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện, NXB Văn hóa Sài Gòn - 2005)
9

7- Cánh đồng bất tận (Tập truyện, NXB Trẻ - 2005)
8- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện, NXB Trẻ - 2008)
* Đề tài khảo sát chủ yếu trên bốn tập truyện:
1- Giao thừa - NXB Trẻ - 2003
2- Cánh đồng bất tận - Những truyện ngắn hay và mới nhất, NXB Trẻ - 2005
3- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - NXB Văn hóa Sài Gòn - 2005
4- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác - NXB Trẻ - 2008
Đây là bốn tập truyện mà một số tác phẩm đặc sắc, có giá trị ở những tập truyện
trước được tuyển chọn lại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phong cách sáng tác của mỗi một tác giả có thể được thể hiện ở nhiều phương
diện khác nhau: đề tài, thể loại, kiểu nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, cái nhìn nghệ
thuật, đặc điểm cốt truyện, không gian, thời gian…
Ở luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu ba phương diện độc đáo, đặc sắc nhất
làm nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đó là:
- Đặc điểm cốt truyện
- Thế giới nhân vật
- Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân loại, thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
6. Đóng góp của luận văn
Lí giải con đường hình thành và những nét đặc sắc, độc đáo làm nên phong cách
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.




10

NỘI DUNG
Chương 1
PHONG CÁCH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƯ

1.1. Phong cách
1.1.1. Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách
Theo PGS. TS Tôn Thảo Miên (2006), “Một số khuynh hướng nghiên cứu
phong cách”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5, trang 75 - 86 thì phong cách là một
khái niệm rộng, có nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách, nhiều khuynh hướng
khác nhau khi nghiên cứu phong cách, nhưng có thể tạm chia làm 4 khuynh hướng
chính sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về phong cách
- Nghiên cứu phong cách tác giả
- Nghiên cứu phong cách tác phẩm
- Nghiên cứu phong cách tác giả và tác phẩm
Mỗi khuynh hướng này tập trung vào những vấn đề khác nhau của phong cách.
Những bài nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về phong cách chủ yếu tìm hiểu
những vấn đề liên quan trực tiếp đến khái niệm phong cách như: nguồn gốc và định
nghĩa phong cách; phân biệt phong cách với phương pháp, phong cách với trào lưu;
phong cách thời đại, phong cách khuynh hướng, phong cách dân tộc…; hoặc những
vấn đề được coi là những yếu tố cấu thành nên phong cách như: phong cách cá
nhân; cá tính sáng tạo của nhà văn; tài năng cá nhân; thế giới quan; bút pháp; ngôn
ngữ…

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nghiên cứu phong cách, thực chất là nghiên cứu
phong cách tác giả, hay nghiên cứu phong cách cá nhân nhà văn. Nghiên cứu phong
cách cá nhân của một nhà văn có nghĩa là phải tìm hiểu quá trình hình thành một tài
năng văn học, các chặng đường của một sự nghiệp văn học, sở trường và sở đoản
11

của một tác giả, cảm hứng sáng tác chủ đạo của một tác giả, những đóng góp, và vị
trí của tác giả trong một thời đại, trong một nền văn học… nghiên cứu ảnh hưởng
của tác giả đối với các thế hệ, ảnh hưởng của tác giả đối với các ngành nghệ thuật…
“Có hiểu kĩ tác giả mới có thể hiểu cặn kẽ thấu đáo các tác phẩm. Và đúng ra, có
thể hiểu cặn kẽ thấu đáo các tác phẩm mới có thể hiểu kĩ tác giả đó” [29, 83].
Nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác phẩm, các nhà nghiên cứu thường nghiên
cứu theo hướng thể loại như tự sự, trữ tình, kịch, hoặc cụ thể hơn như thơ, tiểu
thuyết, kịch của một hoặc một số tác giả, hoặc theo một khuynh hướng, trào lưu
nhất định…
Nghiên cứu phong cách tác giả và tác phẩm là hướng nghiên cứu tương đối phổ
biến hiện nay. Tùy đối tượng và mục đích nghiên cứu mà có bài viết nghiêng nhiều
về tác giả hay tác phẩm.
Các khuynh hướng nghiên cứu phong cách trên đây, tuy chưa phải là tất cả,
nhưng ở các góc độ khác nhau, đã cung cấp cho ta một cách nhìn bao quát và những
cách tiếp cận khác nhau trong vấn đề nghiên cứu phong cách tác giả, tác phẩm trong
văn học.
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về phong cách tác giả và tác
phẩm, mà cụ thể là tác giả Nguyễn Ngọc Tư với mảng truyện ngắn.
1.1.2. Nguồn gốc và khái niệm phong cách
Đã có khá nhiều công trình, bài viết đi tìm nguồn gốc và định nghĩa khái niệm
phong cách. Đa số các nhà nghiên cứu thống nhất được với nhau về nguồn gốc của
phong cách, còn định nghĩa về nó thì đến nay vẫn chưa có kết luận thống nhất cuối
cùng. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là không thể định nghĩa về phong cách,
các nhà nghiên cứu vẫn nhất trí ở một số điểm chung, cơ bản nhất khi đề cập đến

phong cách.
Khái niệm phong cách có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng stylos (Hy Lạp), stylus
(La Mã), đến style (Pháp). Nó được coi như một thuật ngữ của ngôn ngữ học, nghệ
thuật học và văn học. Lúc đầu thuật ngữ này được hiểu là nét chữ, bút pháp, sau đó
mới có nghĩa là phong cách.
12

Thời cổ đại, người ta chia phong cách ra làm ba loại: thượng lưu, trung bình và
hạ lưu. Sự phân chia này kéo dài đến thế kỉ XIX ở Nga. Thế kỉ Ánh sáng, với sự
tiến bộ của các trào lưu tư tưởng và khoa học kĩ thuật, Buffon đã lấy tư tưởng để
giải thích phong cách: “Chỉ có tư tưởng tạo ra cái nền phong cách… và phong cách
chỉ là trật tự và sự vận động mà người ta đặt vào tư tưởng” [16, 20]. Cách hiểu của
Buffon gần gũi với quan niệm của những triết gia cổ đại như Platon (428-348 TCN)
hay Sénèque (thế kỉ I). Theo D. Alembert (1717-1783) và Chateaubriand (1768-
1848) thì phong cách là cái không thể bắt chước, không thể học tập và chính là tài
năng, thiên bẩm. Tất cả những quan niệm trên đều còn phiến diện, chưa phản ánh
đầy đủ đặc trưng của phong cách. Đến giữa thế kỉ XIX, vấn đề phong cách lại được
luận bàn sôi nổi. Tham gia vào cuộc tranh luận này có các nhà văn lớn như Stendal,
Balzac…, các nhà lý luận phê bình văn học như Sainte-Beuve, các triết gia như
Herbert, Spencer, các nhà ngôn ngữ học như Steinthai, Wundt… Sau khi tranh luận,
họ đi đến kết luận: ngôn ngữ là một sự kiện phong cách và chính ngôn ngữ phải
được xem xét ở phương diện phong cách. Những vấn đề về phong cách như phong
cách học miêu tả (đại diện là Charles Bally), phong cách học cá nhân (đại diện là L.
Spitzer), phong cách học chức năng-cấu trúc, phong cách học theo quan điểm tâm
lí-ngôn ngữ học, phong cách học theo quan điểm xã hội-ngôn ngữ học, phong cách
học siêu ngôn ngữ học hay là sự giao thoa giữa thi pháp học và phong cách học…
đều nghiêng về phạm trù ngôn ngữ, nên chúng tôi không đi sâu trong luận văn này.
Mặt khác, do nguồn tài liệu hạn hẹp và tầm hiểu biết còn nhiều hạn chế nên
người viết chỉ tiếp cận được với những khái niệm và cách hiểu về phong cách của
các nhà nghiên cứu Nga và Việt Nam. Hi vọng rằng, ở những đề tài nghiên cứu tiếp

theo, người viết có thể mở rộng phạm vi khảo sát về vấn đề này ở mức độ sâu hơn.
1.1.2.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu Nga

Nga là nơi đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận và có nhiều công trình nghiên cứu
về phong cách. M.B. Khravchenkô đã dùng hình ảnh “xòe ra như cái quạt” để nói
về số lượng lớn các định nghĩa về phong cách ở Nga.
13

Nhà nghiên cứu Đ. Likhachev chỉ ra sự tồn tại của các phong cách cá nhân
trong văn học Nga cổ và trong văn học cận đại, mặc dù tính chất của nó có khác
nhau. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của phong cách nhà văn trong việc tái tạo
hiện thực đời sống bằng các phương tiện nghệ thuật, đồng thời đề nghị nhìn nhận
phong cách với hai tư cách khác nhau: “Phong cách như là hiện tượng ngôn ngữ
văn học và phong cách như là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định”. Ông
cho rằng, “phong cách nghệ thuật kết hợp trong bản thân nó sự thụ cảm chung về
hiện thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi những
nhiệm vụ mà nhà văn đặt ra cho mình” [21, 130].
Ar. Grigôrian nêu lên mối quan hệ gắn bó giữa phong cách với phương pháp,
với thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu của nghệ sĩ
về thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc… “Phong cách là sự thống nhất cao nhất của tất
cả các phạm trù đó”.
V. Turbin nhấn mạnh tới yếu tố ngôn ngữ trong việc định hình một phong cách:
“Phong cách - đó là ngôn từ được xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng, đó
là tác động qua lại thường xuyên giữa những khái niệm và những ý nghĩa nảy sinh
trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật”.
V. Jirmunxky chú ý tới thế giới quan và sự biểu hiện thế giới quan đó bằng các
phương tiện ngôn ngữ thông qua hình tượng. Ông cũng cho rằng: “cái gọi là
“phong cách học thuộc khoa văn học” là dạng nghiên cứu phong cách duy nhất
phù hợp với những đặc điểm chất lượng của đối tượng của nó là tác phẩm ngôn từ
nghệ thuật” [21, 20].

V. Kôvakev coi “phong cách - đó là một sự thống nhất chỉnh thể của nhà
văn…”.
L. Nôvichenkô hiểu phong cách văn học là vẻ đặc thù trong những tác phẩm của
nhà văn (hoặc của một nhóm các nhà văn), chúng được quy định bởi những quan
điểm chung về cuộc sống. Đồng thời nó biểu hiện tính chất đặc trưng về nội dung
và hình thức của tác phẩm.
14

V. Đneprôv lại cho rằng phong cách là sự tổng hợp, là hệ thống các phương tiện
miêu tả và biểu đạt; phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính chất nội
dung.
Ya. Elxberg đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về phong cách:
“Phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính nội dung được hình thành
trong sự phát triển, trong tác động qua lại và trong sự tổng hợp các yếu tố của hình
thức nghệ thuật, dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm, của thế giới
quan của nhà văn và của phương pháp của anh ta vốn thống nhất với thế giới quan.
Phong cách được hình thành từ tất cả những yếu tố ấy, nảy sinh từ chúng mà ra.
Phong cách - đó là sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là sức mạnh tổ chức của
nó”.
A. Xôkôlôv tìm phong cách trong sự “khám phá triệt để quy luật nghệ thuật của
nó”, “xác định rõ ràng những yếu tố mang phong cách và những nhân tố cấu tạo
nó”. Bên cạnh phong cách của tác phẩm, cần chú ý đến phong cách của khuynh
hướng.
Từ những quan điểm khác nhau về phong cách của các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ và văn học ở Nga, M.B. Khravchenkô đã phát triển khái niệm về phong cách
của mình như sau:
Thứ nhất, “phong cách biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà
văn, sự hoàn chỉnh của nhận thức nhà văn về cuộc sống, của cách nhìn của nhà văn
đối với thế giới” [21, 144]. “Phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp
biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và

thu hút độc giả” [21, 152].
Thứ hai, “phong cách không chỉ được hình thành dưới tác động của đối tượng
sáng tác, của tư liệu hiện thực mà còn tích cực tổ chức nên tư liệu đó… Cùng với tư
tưởng chung, phong cách cũng có sứ mệnh kết hợp lại thành một chỉnh thể năng
động những yếu tố không thuần nhất có trong tư liệu của cuộc sống, trong đối
tượng sáng tác” [21, 155].
15

Thứ ba, “phong cách được hiểu như cách biểu hiện sự khai thác hình tượng đối
với hiện thực, như cách biểu hiện sự tác động tư tưởng tình cảm… phong cách của
tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện vẻ đặc thù của hình thức mà còn thể hiện cả
vẻ đặc thù của những mặt nhất định của nội dung… Đặc trưng của phong cách
không phải là bản thân những yếu tố riêng lẻ này hay những yếu tố riêng lẻ khác
của hình thức và nội dung mà là tính chất đặc điểm của sự kết hợp giữa chúng”
[21, 166 -167].
Thứ tư, “tính xác định về chất của phong cách cá nhân biểu hiện rõ trong các
thủ pháp và những phương thức kết cấu của tác phẩm văn học, trong cách cấu tạo
chúng” [21, 176].
Thứ năm, “với tư cách là một hiện tượng phong cách, ngôn ngữ nghệ thuật thực
hiện một chức năng phức tạp, nó tạo ra hệ thống giọng điệu của tác phẩm văn học;
không một thành tố nào của phong cách tồn tại ở bên ngoài thành tố đó. Vừa phụ
thuộc vào giọng điệu chủ yếu, vào hệ thống của những âm sắc, ngôn ngữ nghệ thuật
vừa là phương tiện để khắc họa hình tượng” [21, 191-192].
Thứ sáu, “phong cách cá nhân được hình thành trong sự tương tác sinh động
với những vấn đề sáng tác mà nhà văn giải quyết trong mối quan hệ mật thiết với sự
phát triển cuộc sống và bản thân nhà văn… Phong cách thường được xem như một
hiện tượng đã định hình và cố định. Ở đây có lẽ được bộc lộ rõ nhất mối liên hệ của
phong cách với sự phát triển cá tính sáng tạo và tài năng” [20, 206].
Thứ bảy, “phong cách của tác phẩm văn học, phong cách của cá nhân nhà văn
có liên quan mật thiết với sự hoạt động của những cấu tạo thể loại, với sự phát triển

của những khuynh hướng văn học” [21, 217].
1.1.2.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam

Vấn đề phong cách nhà văn cũng đã được giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm
với nhiều công trình như: các giáo trình Lí luận văn học của các trường Đại học
Tổng hợp và Sư phạm do các tác giả Lê Đình Kỵ, Phương Lựu, Nguyễn Văn
Hạnh… biên soạn; một số công trình nghiên cứu như: Một số vấn đề thi pháp học
hiện đại (Trần Đình Sử), Nhà văn - tư tưởng - phong cách; Nhà văn hiện đại Việt
16

Nam, chân dung và phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh), Tìm hiểu phong cách
Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Phan Ngọc), Từ kí hiệu học đến ngôn ngữ học
(Hoàng Trinh), Nhà văn Việt Nam hiện đại (Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức), Văn
và người (Phong Lê), Văn học và học văn, Thi pháp hiện đại (Hoàng Ngọc Hiến),
Đi tìm chân lý nghệ thuật (Hà Minh Đức), một số từ điển… cũng đã đề cập đến
vấn đề này.
Đỗ Đức Hiểu cho rằng: “Phong cách là ngòi bút biểu đạt cá tính của nhà văn,
hoặc nó là cái cá thể nhất biểu hiện trong tác phẩm của mình” [14, 338].
GS. Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhất trí cho rằng: “Phong cách là một khái niệm
phức tạp, rất khó tìm được một sự thống nhất”. Nhưng đồng thời GS cũng đưa ra
quan niệm riêng về phong cách: “Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật, mỗi nhà
văn có phong cách tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới nghệ
thuật ấy, dù phong phú, đa dạng thế nào, vẫn có tính thống nhất. Cơ sở của tính
thống nhất này là một nhãn quan riêng về thế giới, và sâu xa hơn nữa, là tư tưởng
nghệ thuật riêng của nhà văn… Phong cách bao gồm những đặc điểm độc đáo của
tác phẩm của một nhà văn từ nội dung đến hình thức” [27, 8]. Tiếp nữa, ông cũng
nhận định: “Trong quá trình sáng tác của các nhà văn, phong cách nghệ thuật của
ông ta luôn luôn chuyển từ tác phẩm này đến tác phẩm khác… phong cách vận
động trên một cơ sở thống nhất, khiến cho các tác phẩm của nhà văn dù có những
nét khác nhau, vẫn là tác phẩm của ông ta chứ không phải của ai khác… Phong

cách một khi đã định hình, thì thường có tính bền vững…” [27, 9].
Theo GS. Phan Ngọc, một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp trong lĩnh vực
phong cách học: “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn
tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho
phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả… Phong
cách là một hiện tượng thuộc văn hóa lịch sử chứ không phải thu lại trong một vài
quy tắc về hình thức… Một tác giả chỉ có được phong cách riêng khi đọc một vài
câu người ta đoán biết tác giả là Ai, khi cái phong cách mà tác giả xây dựng lên
17

góp phần vào truyền thống văn học, trở thành mẫu mực cho nhiều người noi theo và
học tập…” [34, 27- 29].
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học thì “phong cách là cách tổ
chức toàn bộ các thủ pháp sử dụng và lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ theo
nguyên tắc các sắc thái tu từ. Toàn bộ các thủ pháp sử dụng các phương tiện ngôn
ngữ đặc trưng cho từng nhà văn, từng tác phẩm hoặc từng thể loại” [76, 216]. Định
nghĩa này nhìn phong cách ở góc độ ngôn ngữ học.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, phong cách được hiểu như sau: “những đặc
điểm phong cách dường như hiện diện ở bề mặt tác phẩm, như là một sự thống nhất
hiển thị và cảm giác được của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật.
Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm, khiến
tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt” [3, 254].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù
thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các
phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một
nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [43,
255-256]. Ngoài ra, “trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong
việc xây dựng hình thức nghệ thuật đem lại cho tác phẩm, một tính chỉnh thể có
cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất” [43, 256]. Và, “chỉ có
những nhà văn có đủ tài năng, có bản lĩnh mới có phong cách riêng độc đáo. Cái

nét riêng ấy thể hiện ở nhiều tác phẩm của nhà văn làm ta có thể nhận ra sự khác
nhau (giữa các nhà văn)…” [43, 256].
Hai định nghĩa cuối đều nhấn mạnh đến yếu tố hình thức của phong cách.
Như đã nói ở trên, việc tìm ra một định nghĩa thống nhất là không dễ. Có người
nhấn mạnh phong cách ở phương diện hình thức, có người nhấn mạnh ở phương
diện nội dung, ở thế giới quan, tư tưởng của nhà văn.
1.1.2.3. Khái niệm phong cách của người viết luận văn

Từ những định nghĩa ở trên, người viết đưa ra cách hiểu về phong cách như sau:
Phong cách là một phạm trù thẩm mĩ, là sự thống nhất trọn vẹn của nội dung và
18

hình thức, mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn, thể hiện cái riêng, sự độc
đáo, đặc trưng mang tính thống nhất, ổn định, xuyên suốt các sáng tác của mỗi
nhà văn giúp phân biệt tác giả này với tác giả khác, thời đại này với thời đại
khác.
Phong cách nghệ thuật thể hiện ở cái nhìn về con người và cuộc sống, thế giới
nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại, các thủ pháp nghệ thuật…
Phong cách nghệ thuật của một nhà văn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cả khách
quan lẫn bản thân nhà văn.
1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư
1.2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nhà văn
Buffon, nhà văn Pháp, đã nói rằng: “phong cách chính là bản thân con người”
[16, 20]. Quan niệm của Buffon không xa với quan niệm của triết gia cổ đại Platon:
“Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy”, hay Sénèque: “Lời nói là diện mạo của
tâm hồn”. Quan niệm của Buffon cũng gần gũi với quan niệm của người xưa:“văn
như kỳ nhân”, hay của một số nhà thơ, nhà văn Việt Nam như Hàn Mặc Tử:
“Người thơ phong vận như thơ ấy”… Trong Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp cho
rằng phong là “cái cốt cách của văn”, cho nên: “Người nào trau dồi cốt cách thì

việc chọn lựa lời văn thế nào cũng tinh, người nào đi sâu vào phong cách thì diễn
đạt tình cảm thế nào cũng rõ” [13, 197] và “phẩm chất của lời văn là ở tính cách
tác giả” [13, 195]. Các quan niệm trên đều gặp gỡ nhau ở một điểm, đó là nhấn
mạnh những ảnh hưởng của cá tính, tính cách, tâm hồn… của con người nhà thơ,
nhà văn lên phong cách thơ, văn của chính họ. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một mặt.
Với một cái nhìn toàn diện hơn, GS. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Phong
cách một khi đã định hình, thì thường có tính bền vững. Vì tạo ra phong cách, ngoài
thế giới quan, còn rất nhiều nhân tố khác, như truyền thống gia đình, hoàn cảnh
sống, môi trường sống thiên nhiên, môi trường văn hóa, thói quen suy nghĩ, cảm
xúc, cái “tạng” (temperament) riêng của nhà văn… Những động tác ấy, những thói
quen ấy không dễ gì thay đổi. Có ảnh hưởng lớn đến phong cách của một nhà văn
19

thường lại là những ấn tượng của ông ta về môi trường sống của mình từ tuổi ấu
thơ” [27, 9].
Từ điển thuật ngữ văn học cũng khẳng định: “Ngoài thế giới quan, những
phương diện tinh thần khác như tâm lí, khí chất, cá tính đều có ảnh hưởng quyết
định đến sự hình thành phong cách của nhà văn. Phong cách của nhà văn cũng
mang dấu ấn của dân tộc và thời đại” [32, 256].
Như vậy, tổng hợp các ý kiến trên, có thể thấy rằng, những yếu tố tác động đến
sự hình thành phong cách cá nhân của một nhà văn có thể bao gồm: hoàn cảnh xã
hội, tình hình văn học, môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, những yếu tố thuộc về
bản thân nhà văn (thế giới quan, cá tính, sở thích, sở trường, tài năng, quan điểm
nghệ thuật…). Tùy từng nhà văn mà những yếu tố này có ảnh hưởng đậm nhạt khác
nhau.
1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư
1.2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và văn học những năm cuối thế kỉ XX - đầu
thế kỉ XXI
Tình hình kinh tế, xã hội và văn học những năm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ

XXI có nhiều thay đổi nhanh chóng. Kinh tế phát triển nhanh một mặt đem đến diện
mạo mới cho xã hội và văn học, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những mặt trái của
nó. Xã hội phát triển, những mối quan hệ và những giá trị đạo đức, tinh thần vốn
được coi là vững bền bỗng dưng rạn nứt, đổ vỡ. Những người viết trẻ đã nhạy cảm
nắm bắt được tất cả những điều ấy và đưa vào trang viết của mình với bao suy tư,
trăn trở. Ta cũng thấy điều ấy trong văn Nguyễn Ngọc Tư khi chị viết về nông thôn
Nam Bộ, nơi những cô gái hôm qua móng chân còn lấm phèn, hôm sau đã giẫm trên
đôi guốc cao gót đi làm tiếp viên nhà hàng, làm điếm; nơi những người hôm xưa
còn không tiếc xương máu cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, thì hôm
nay đã ăn chặn mồ hôi nước mắt của người lao động… Những thay đổi, biến
chuyển ấy được các nhà văn trẻ đưa vào trang viết của mình với biết bao nồng nhiệt
muốn cảnh tỉnh, cảnh báo con người trước sự xuống cấp của nhiều loại giá trị.
20

Những sáng tác của các nhà văn trẻ hiện nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề con
người cá nhân với tất cả những gì nó có, đặc biệt là những vấn đề thuộc về đời sống
tâm hồn, tình cảm, ý thức, tâm linh… Họ say mê khai phá thế giới bên trong của
con người từ những cung bậc tình cảm nhỏ bé nhất, đến những ẩn ức, mong muốn
nhạy cảm nhất… nhằm cho người đọc thấy một con người thành thật nhất, rõ ràng
nhất, trần trụi nhất. Nguyễn Ngọc Tư cũng đặc biệt quan tâm đến số phận con
người, những sáng tác của chị đều là những day dứt, suy tư về những cuộc đời bi
kịch, những cảnh đời bi thương, lầm lỡ. Con người ở đó hiện lên với tất cả các sắc
thái, các bình diện: cao thượng có, bản năng có, ý thức có, vô thức có, tâm linh cũng
có…
Văn trẻ hiện nay cũng có nhiều đổi mới trong tư duy nghệ thuật và cách xây
dựng tác phẩm. Họ chú trọng đổi mới hình thức tác phẩm từ ngôn ngữ đến cách kể
nhằm tạo ra những tác phẩm khác lạ, khiến người đọc phải năng động, sáng tạo hơn
trong quá trình đọc mới có thể chiếm lĩnh được tác phẩm. Nguyễn Ngọc Tư vừa
truyền thống vừa hiện đại. Chị có những tác phẩm rất “chân quê” nhưng cũng có
những tác phẩm được coi là mang dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại như Cánh

đồng bất tận, Gió lẻ… Ít nhiều Nguyễn Ngọc Tư cũng chịu ảnh hưởng của những
thay đổi đó, nhưng chị vẫn tìm ra được một con đường riêng cho mình nhằm khẳng
định phong cách, đó là trở thành một nhà văn của Nam Bộ. Và Nguyễn Ngọc Tư
cũng đã có được những thành công bước đầu trên con đường khẳng định phong
cách của mình: “Nói như vầy có vẻ hơi… tự cao, nhưng tôi thấy lúc trước tôi viết
cũng có phong cách riêng lắm đó chớ. Ít nhất, khi tham gia một vài cuộc thi, tác
phẩm đã bị rọc phách, ban giám khảo vẫn nhận ra đấy là của Nguyễn Ngọc Tư”
[23]
.
1.2.2.2. Hoàn cảnh gia đình và môi trường sống của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh ra và lớn lên ở Cà Mau, cuộc sống có nhiều khó khăn,
vất vả. Chị đã tự nhận rằng: “Trước khi viết truyện ngắn đầu tiên, mình đơn thuần
là một cô gái nông dân, bỏ dở học hành, ở nhà nấu cơm nuôi ông ngoại, chăm sóc
vườn rau, chiều chiều cắt rau cho má đi bán chợ đêm” [23]. Sinh ra và lớn lên ở
21

miền quê này, cũng từng chịu cảnh khó khăn, phải bỏ học nửa chừng, hơn ai hết,
nhà văn thấu hiểu, thông cảm và đau đớn cùng con người ở vùng đất còn xa lạ với
cuộc sống công nghiệp hiện đại, không thấy bóng dáng văn minh đô thị, thiếu ánh
sáng văn hóa, cuộc sống còn đầy hoang sơ và bản năng. Cuộc sống của những
người lao động xung quanh đã thấm đẫm vào văn của chị, nó là không khí, là không
gian quen thuộc khi chị sáng tác. Từ sáng đến tối, tiếng ơi ới của người mua bán
trên chợ trước nhà, tiếng còi tàu giục gióng giả từng hồi phía sau, rồi tiếng gò, mài,
xi mạ nữ trang của chồng cùng hai người thợ làm công ở gian trước, đã trở thành
một thứ âm thanh quen thuộc khi chị ngồi vào bàn viết. Dường như chính những
điều đó phần nào đã khu biệt thế giới nhân vật của nhà văn. Đó là thế giới của
những người nông dân lam lũ, đói nghèo, những người nghệ sĩ đường phố với số
phận long đong, vất vả. Chị viết về họ như để trả nghĩa quê hương đã sinh ra mình,
trả nghĩa cái tình của bà con chòm xóm xung quanh, trả ơn cha mẹ, người thân đã
nuôi dưỡng, cho chị nguồn sống và cả nguồn sáng tác văn chương chưa khi nào vơi

cạn: “Chưa có bao giờ má dạy tôi viết văn, nhưng những gì tôi viết ra đều mang hơi
thở cuộc sống mà má trao tặng” [68, 158]. Những con người đó chưa bao giờ xa lạ
với chị và những trang viết của chị về họ cũng không xa lạ gì với chính họ: “Tôi tự
tin vào sự hiểu biết về nông thôn quê hương tôi” [74].
Đối với chị, quê hương luôn là nguồn mạch tình yêu, là nơi tiếp sức, điểm tựa
cho đời văn của chị: “Từ nơi này, tôi đã nhìn được rất xa, đã sống với nhiều nơi,
làm bạn với nhiều người, vậy cũng hạnh phúc lắm rồi”. Cuộc sống xung quanh là
chất liệu ngồn ngộn để chị đưa vào trang viết, có lần trả lời phỏng vấn, Nguyễn
Ngọc Tư tự nhận rằng chị sẽ “giãy chết như con cá bị bắt ra khỏi nước” [11] nếu
phải rời khỏi môi trường sống hiện nay. Và trong môi trường sống bộn bề, sôi động
đó, Nguyễn Ngọc Tư đã như cá gặp nước, thỏa thuê vẫy vùng với một thế giới văn
chương riêng của mình: những con người, những tính cách, số phận mang đậm chất
Nam Bộ, những không gian, giọng nói, phong tục, sinh hoạt mang đậm khí chất
vùng sông nước…
22

Chị thừa nhận: “Riêng tôi, ngôn ngữ, không khí Nam Bộ đã thấm vào tôi từ môi
trường sống. Bây giờ muốn gột bỏ cũng không dễ ” [11]. Và “Tôi sinh ra ở một
vùng quê, nhà tôi nằm ngay trên bờ sông, ngày nào tiếng tắc ráng, tiếng tàu máy
đuôi tôm rồi chợ họp trên sông cũng nhộn nhịp. Tôi đã từng phải hái rau cho bà,
cho mẹ đem ra chợ bán. Sống trong môi trường như thế thì cố tạo cho mình giọng
văn rặt những ngôn ngữ "sang trọng" mà làm gì? Tôi không cố ý sử dụng nhiều
những phương ngữ, từ địa phương. Tôi viết như vậy vì chỉ có ngôn ngữ ấy mới giúp
tôi lột tả hết được cái tình của người dân quê” [73]. Những câu chuyện giản dị như
chính cuộc sống ấy được chị kể bằng một giọng văn rặt Nam Bộ. Nếu chị kể bằng
một thứ ngôn ngữ khác, một giọng điệu khác thì sẽ không còn là Nguyễn Ngọc Tư -
một “đặc sản miền Nam” nữa.
1.2.2.3. Tính cách con người Nguyễn Ngọc Tư

Như mọi nhà văn khác, Nguyễn Ngọc Tư cũng có một tâm hồn nhạy cảm,

không chỉ với cái đẹp, cái thiện mà còn cả với những cái ác ở xung quanh mình.
Nhưng với bản tính hồn nhiên, thật thà như bao người nông dân Nam Bộ từ xưa đến
nay, chị đặc biệt nhạy cảm với những cái đẹp, cái thiện. Trong văn mình, chị viết
nhiều những cái “đèm đẹp, buồn buồn và hồn nhiên” như chị tự nhận về những số
phận ở xung quanh mình. Chị sợ sự vô cảm của chính mình và mọi người; chị tin
một cách sâu sắc vào tình người và tính người: “Tôi rất sợ lòng mình vô cảm. Tôi
cũng sợ y như vậy khi thấy những người chung quanh không còn biết thương yêu
nữa. Nhiều người nhận xét người trẻ giờ đây thực dụng, ít nhân hậu hơn thế hệ đi
trước. Tôi không tin là vậy” [71]. Có lẽ thế nên Nguyễn Ngọc Tư hay kể chuyện
nhân, chuyện nghĩa, những đau đớn, bất hạnh vì dốt nát, nghèo đói của con người,
sự chết rụi của tính người để đánh thức sự vô cảm của mọi người chăng?
Có một thực tế là hầu như nhà văn nào cũng sáng tác trong nỗi cô đơn. Là một
nhà văn nữ thì dường như sự nhạy cảm đó còn lớn hơn nữa, bởi theo Nguyễn Ngọc
Tư thì “sống trong thế giới phụ nữ, rất dễ nuôi cô đơn để viết” [1]. Nguyễn Ngọc
Tư cũng xếp nghề viết là một nghề “cô độc và cực khổ” [68, 155]. Với con người
có phần rụt rè, khiêm nhường ấy thì cô đơn gần như là một điều kiện để sáng tác, nó
23

khiến cho các nhân vật trong tác phẩm của chị dù sống giữa một “biển người mênh
mông”, “một thế gian thênh thang” vẫn cảm thấy đơn độc: “Trong cõi văn
chương, tôi là đứa cực kỳ cô đơn. Nên tôi rất dễ dàng để nhân vật của mình sống
trong cô đơn tận cùng, trong hoang hoải, chán chường. Tôi, cũng như những con
người trong “Cánh đồng bất tận”, sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng,
sống giữa biển người nhưng có cảm giác như bị bỏ rơi…” [23].
Nguyễn Ngọc Tư tự nhận: “con người văn chương và con người đời thường
của mình chẳng có sự khác biệt là mấy” [23] và “có lẽ cái tạng của mình nó vậy,
vui chỉ vui ngoài mặt vậy thôi. Và nhiều khi cũng cố để viết vui vui nhưng viết một
hồi cuối cùng vẫn thấy ngậm ngùi” [72]. Vì thế nên đọc văn chị ta thấy thấp thoáng
hình bóng một con người đa mang, nhạy cảm, luôn bị hút vào những buồn vui, ấm
lạnh của đời mà không sao gỡ ra được. Trở đi trở lại trong văn chị là một nỗi ngậm

ngùi khắc khoải, một giọng cảm thương trĩu sầu về những phận người nhỏ bé mong
manh, những “tình thầm” buồn thao thiết, những bi kịch của sự mê muội, dốt nát…
khiến người đọc khi gấp sách lại rồi vẫn cảm thấy rợn buồn như vừa chợt nghe
được đâu đó một câu vọng cổ loang giữa sông nước trong một đêm trăng hiu quạnh
ở nơi xứ lạ phương xa
Nhìn chung, từ truyện ngắn đến tản văn, bút kí, Nguyễn Ngọc Tư đều thống
nhất ở phong cách văn chương mộc mạc. Không chuộng hình thức, không cầu kì
làm dáng, không phô trương kĩ thuật hay cố gắng lạ hóa, viết bằng tình cảm chân
thật, văn chị đứng ngoài xu hướng cách tân, hiện đại. Nó giản dị, chân chất như
chính con người Nam Bộ trong chị.
1.2.2.4. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư

Theo nhà văn Phạm Thị Hoài thì: “Một quan điểm nghệ thuật bao giờ cũng dẫn
tới một phong cách nghệ thuật riêng của nó”, đây chính là “ý thức cá tính” của nhà
văn. Nguyễn Ngọc Tư cũng có những quan điểm nghệ thuật riêng về nghề viết, sở
trường, tài năng… nên chị đã biết chọn cho mình một lối đi riêng trên con đường
văn chương đầy chông gai và nhọc nhằn.
24

Với tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt, Nguyễn Ngọc Tư đã bước vào làng
văn và đóng một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp văn chương của mình. Chị
hiểu con người mình cũng như văn chương của mình nên đã tự tìm cho mình một
hướng đi riêng: “Biết bao người đã viết về những rạn nứt, những thay đổi mất mát,
những đổ vỡ trần trụi ấy rồi. Tôi buộc lòng phải thủ thỉ chuyện nhân, chuyện
nghĩa… để văn mình “độc quyền” một chút và cũng để thấy muốn sống thêm nữa vì
cuộc đời này còn nhiều vẻ đẹp. Thực tế là còn nhiều cái “đèm đẹp, buồn buồn và
hồn nhiên” ở miền đất phương Nam… thật ra tôi hiểu cái tạng “văn” của tôi viết
đau đớn, trần trụi, bạo liệt không được, tài mình chỉ hạn hẹp có thế” [73]. Nghĩa là
Nguyễn Ngọc Tư hiểu rõ sở thích, sở trường, sở đoản của mình, rất “biết mình biết
người”. Chị từng nói: “Tư chọn viết những gì mà người đi trước không viết thôi.

Với những gì người đi trước viết rồi, nếu mình đi lại con đường ấy, hoặc mình phải
tránh qua một bên, hoặc là mình phải vượt trội hơn. Nhưng vượt trội thì khó quá, ví
dụ như để vượt qua Vũ Trọng Phụng thì thôi đi, Tư không tự làm khó mình mà
chọn cái mình làm được” [12]. Có một ai đó đã nói rằng nhà văn chỉ viết hay khi
viết về những gì gần gũi thân thuộc với mình. Điều ấy cũng đúng với Nguyễn Ngọc
Tư.
Có một điều mà ta thường thấy Nguyễn Ngọc Tư hay khẳng định khi nói về
nghề viết văn, đó là chị chỉ coi nó là một nghề để kiểm sống và có những lúc chị
chọn viết tản văn vì dễ đăng báo kiếm tiền: “Với riêng Tư, một truyện được viết ra
là trút bỏ một cái gì đó từ cảm xúc của mình, chứ không phải “đứa con tinh thần”
gì như nhiều người nói. Đứa con thiệt là đứa Tư đang ẵm trên tay nè. Còn văn
chương chỉ là cái nghề sống được” [12]. Nhưng nói như thế không có nghĩa là
Nguyễn Ngọc Tư không nghiêm túc với nghề, bởi với chị, viết văn không chỉ là để
kiếm sống, nó còn là một cái gì đó như là lẽ sống: “cứ lúc nào thấy xúc động, đủ
cảm xúc, có suy nghĩ về cái mình đã trải qua, có nhu cầu phải viết, nếu không viết
chắc tự tử mất thì Tư viết thôi” [12]. Hay khi mới đến với nghề văn, Nguyễn
Ngọc Tư đã “viết vì nhiều thứ lắm, phần vì sự thôi thúc và để giải toả những cảm
xúc dồn nén bên trong, phần vì buồn quá, không biết nói chuyện cùng ai nên tìm
25

cách trút vào trang viết chứ chưa dám nghĩ sẽ được đăng mà kiếm cơm bằng nhuận
bút”. Viết văn là một cái gì thôi thúc từ bên trong, một nhu cầu cần thiết trong thế
giới tinh thần của chị: “Lúc đầu chỉ viết để giải tỏa cảm xúc cho nó nhẹ người đi,
nhưng sau này thấy cái nghiệp mình đeo đuổi nặng trĩu, đầy nợ nần. Viết vì mình là
Nguyễn Ngọc Tư” [11]. Và về sau, với Nguyễn Ngọc Tư viết văn thế nào cho “ngon
lành” lại trở thành một trách nhiệm đối với lương tâm người cầm bút. Nên mỗi khi
viết xong một tác phẩm nào đó, ta có cảm giác như chị đã vắt kiệt mình để làm nên
tác phẩm: “Tôi viết rất chậm. Tôi cần nghỉ ngơi, cần nạp lại năng lượng sau khi
trút cạn vào một tác phẩm nào đó…” [23]; hoặc khi viết xong Cánh đồng bất tận,
một thời gian khá lâu sau, những dư âm trĩu nặng của nó khiến chị không thể viết

được một cái gì khác, kể cả với một thể loại “ngon ăn” như tản văn.
Thái độ chuyên nghiệp, trách nhiệm và nghiêm túc với nghề của Nguyễn Ngọc
Tư còn được thể hiện ở chỗ chị biết dưỡng nghề bằng cách chọn lối “đi chậm, dò
dẫm để khẳng định phong cách” [18] chứ không cần phải viết về sex, hay dùng
scandal để tạo tiếng vang trên văn đàn cho mình. Chị cũng là người chịu khó học
hỏi, bồi đắp cho nghề để có một bút lực dồi dào: “Khi tuổi đời mình lớn lên thì sự
tích lũy tự nhiên nhiều lên thôi. Cái nhìn của Tư so với cách đây năm, bảy năm
cũng khác lắm rồi. Và Tư muốn đọc nhiều sách, nhiều lúc muốn đọc các trường
phái, xu hướng mới để biết người ta đang viết như thế nào…” [12].
Nguyễn Ngọc Tư không phải là người dễ bằng lòng với chính mình, “không
muốn ngủ quên vì giải thưởng” [15], chị nhận thấy “bạn đọc bắt đầu chán văn tôi”
[56] nên chị đã muốn “vượt qua chính mình”, “thử sức ở những đề tài khó” [56].
Chị coi đó là một thử thách của chính bản thân mình: “Không hẳn vì tự ái nghề
nghiệp đâu. Tôi còn muốn nhìn mình thật rõ. Có thật mình bất tài? Có thật mình
không thể với tới những đề tài gai góc hơn? Có thật mình đang buông xuôi, đang
tụt dốc? Nếu không phải, thì làm thử coi. Đấy hoàn toàn không phải thách thức bạn
bè, tôi thách thức chính mình” [23]. Nhưng điều quan trọng hơn cả việc vượt qua
chính mình, việc thành hay bại khi thử nghiệm “xen canh” trên cánh đồng văn
chương quen thuộc, với Nguyễn Ngọc Tư còn là được viết những điều mình ấp ủ,

×