Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, năng lực trí tuệ của học sinh trường trung học phổ thông Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.2 KB, 83 trang )

- 1 -


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và nhà nước ta đã
xác định: “Tiếp tục quán triệt giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự
chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo” [19]. Do
đó phương hướng và giải pháp cụ thể cho phát triển giáo dục là: “Định hình
quy mô giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu cấp
học, ngành nghề và cơ cấu lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Tăng cường đầu tư vào phát triển
con người thông qua phát triển mạnh giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ.
Đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước” [19].
Mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006- 2010 cũng
được Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Về giáo dục và đào tạo, chúng ta
phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc
sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [20].
Những biện pháp cụ thể là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung phương pháp
dạy và học theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy trí
sáng tạo, khả năng vận dụng thực hành của người học. Đề cao trách nhiệm
của gia đình, nhà trường và xã hội [20].
Định hướng đổi mới phương pháp dạy đã được khẳng định trong nghị
quyết TW 2 khoá X “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người
học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại
vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu
của học sinh” [20].
- 2 -




Trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, khoa học kỹ thuật và
công nghệ đang bùng nổ, kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, hội nhập khu
vực và toàn cầu hoá. Thực tế đó đòi hỏi con người ngày càng phải có vốn kiến
thức sâu rộng, đồng thời phải tích cực, năng động, sáng tạo trong mọi lĩnh
vực.
Trong đó Hà Tĩnh là một tỉnh nằm trong khu vực Miền trung thường
xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai khắc nghiệt. Đặc biệt là tỉnh kinh tế đang
còn khó khăn. Trong các huyện thị thì huyện Vũ Quang là huyện miền núi
mới được thành lập năm 2001, nên mọi điều kiện kinh tế văn hóa còn khó
khăn. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt như gió Lào và
hạn hán lũ lụt. Bên cạnh đó có vườn Quốc Gia Vũ Quang là một trong những
vườn có tiềm năng về hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu về chỉ số sinh học và trí tuệ
của trẻ em Việt Nam, chủ yếu là học sinh từ 6 đến 17 tuổi [7], [14], [15], [22],
[49], [54] …. thì các công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ của học sinh ở
tỉnh Hà Tĩnh còn rất ít, đặc biệt là huyện Vũ Quang là huyện mới được thành
lập từ năm 2001. Vì vậy, để góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao
cho xã hội nói chung và cho huyện Vũ Quang nói riêng, chúng tôi tiến hành
đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, năng lực trí tuệ của học sinh
Trường THPT Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh trường THPT Vũ
Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh từ 16 đến 18 tuổi (chiều cao, cân
nặng, vòng ngực, chỉ số BMI, chỉ số pignet).
- Đánh giá năng lực trí tuệ và kết quả học lực của học sinh trường
THPT Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
- 3 -



- Xác định mối tương quan giữa thể lực, học lực với năng lực trí tuệ của
học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, năng lực trí tuệ, kết quả học lực của
học sinh theo khối lớp, theo tuổi, theo giới tính.
Nghiên cứu mối tương quan giữa thể lực, học lực với năng lực trí tuệ
của học sinh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 1284 học sinh có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi
trường Trung học phổ thông Vũ Quang huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh. Trong
số này có 451 học sinh khối 10 (độ tuổi 16); 420 học sinh khối 11 (độ tuổi
17); 413 học sinh khối 12 (độ tuổi 18).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp trắc nghiệm, thực nghiệm gồm có: Nghiên cứu năng lực
trí tuệ bằng test Raven. Nghiên cứu thể lực bằng , sử dụng cân điện tử để xác
định khối lượng cơ thể; sử dụng thước đo có độ chính xác đến 0.1 mm để đo
chiều cao; sử dụng thước dây không co dãn để xác định số đo vòng ngực.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê xác suất dung cho y, sinh
học.
6. Đóng góp mới của luận văn.
- Xác định thực trạng một số chỉ số thể lực, năng lực trí tuệ và kết quả
học lực của học sinh trường THPT Vũ Quang huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh
- Xác định mối tương quan giữa thể lực, kết quả học lực với năng lực
trí tuệ của học sinh.
- 4 -


- Các dẫn liệu trong luận văn có thể tham khảo được trong việc nghiên

cứu và giảng dạy về đặc điểm phát triển của trẻ em lứa tuổi học đường nói
chung và của học sinh trường THPT Vũ Quang nói riêng.


- 5 -


NỘI DUNG
Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu về chỉ số thể lực
1.1.1. Nghiên cứu chỉ số thể lực trên thế giới
Sinh học cơ thể là một môn khoa học cổ điển ra đời từ rất sớm trong
lịch sử hình thành xã hội loài người và đang ngày càng phát triển [27]. Nghiên
cứu hình thái - thể lực của con người được xem như là một bộ phận của sinh
học cơ thể, nó cũng có lịch sử tồn tại và phát triển hết sức phong phú thể hiện
trên nhiều lĩnh vực như sự tăng trưởng, phát triển [32], đặc trưng theo chủng
tộc, giới tính…
Một trong số các vấn đề được nhiều người quan tâm khi nghiên cứu
con người là hình thái. Từ thế kỷ XIII Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số
quan trọng để đánh giá thể lực (theo[52]). Sau này các nhà giải phẫu học kiêm
họa sỹ thời phục hưng như Leonard de Vinci, Mikenlangielo, Raphael… đã
tìm hiểu rất kỹ cấu trúc và mối tương quan giữa các bộ phận trong cơ thể
người để đưa lên những tác phẩm hội họa của mình. Mối quan hệ giữa hình
thái với môi trường sống cũng đã được nghiên cứu tương đối sớm mà đại diện
cho nó là nhà nhân trắc học Ludman, nold và Volanski.
Rodolf Martin, người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua hai
tác phẩm nổi tiếng: “Giáo trình về nhân trắc học” và “Kim chỉ nam đo đặc cơ
thể và xử lý thống kê”. Trong các công trình này, ông đã đề xuất một số
phương pháp và dụng cụ đo đặc một số kích thước của cơ thể, cho đến nay

vẫn được sử dụng [30], [66].
Một hướng khác, đi sâu nghiên cứu sự tăng trưởng về mặt hình thái, đó
là nghiên cứu sự tăng trưởng của cơ thể và các đại lượng có thể đo lường
được bằng kỹ thuật nhân trắc [75]. Công trình đầu tiên trên thế giới cho thấy,
- 6 -


sự tăng trưởng một cách hoàn chỉnh ở các lớp tuổi từ 1 đến 25 là luận án tiến
sĩ của Christian Frdrich Jumpert người Đức vào năm 1754. Công trình này
được nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang là phương pháp được dùng phổ
biến do có ưu điểm là rẻ tiền, nhanh và thực hiện được trên nhiều đối tượng
cùng một lúc. Cũng trong khoảng thời gian này Philibert Guerneau de
Montbeilard thực hiện nghiên cứu dọc trên con trai mình từ năm 1759 đến
năm 1777. Đây là phương pháp rất tốt đã được áp dụng cho đến nay. Sau đó
còn có nhiều công trình khác của Edwin Chadwick ở Anh, Carlschule ở Đức,
H.P. Bowditch ở mỹ… Năm 1977 Hiệp hội các nhà tăng trưởng học đã được
thành lập [75] đánh dấu một bước phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề
này trên thế giới.
1.1.2. Nghiên cứu các chỉ số thể lực ở Việt Nam.
Hình thái thể lực con người Việt Nam được nghiên cứu lần đầu tiên vào
năm 1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em [75]. Vào những năm 30 của thế
kỷ 20 tại Viện Viễn Đông Bác cổ, sau đó là tại trường Đại học Y khoa Đông
Dương (1936-1944) đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Tác phẩm “Những đặc điểm nhân chủng và sinh học của người Đông Dương”
của P. Huard, A. Bigot và “Hình thái học Người và giải phẫu thẩm mỹ học”
của P. Huard và Đỗ Xuân Hợp [74] được xem là những công trình ngiên cứu
đầu tiên về hình thái người Việt Nam. Tuy số lượng chưa nhiều, nhưng các
tác giả này đã nêu được các đặc điểm nhân trắc của người Việt Nam đương
thời.
Từ năm 1954 đến nay, việc nghiên cứu hình thái học đã được đẩy mạnh

và chuyên môn hóa, thể hiện qua việc thành lập bộ môn hình thái học ở một
số trường đại học và viện nghiên cứu. Các hội nghị về lĩnh vực này đã được tổ
chức nhiều lần đặc biệt là vào các năm 1967 và 1972, nhiều chương trình cấp
quốc gia và địa phương được thực hiện. Đó là công trình “Hằng số sinh học
- 7 -


người Việt nam” năm 1975 do GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên [76]. Đây
cũng là công trình đầu tiên nêu ra khá đầy đủ các thông số về thể lực của
người Việt Nam ở mọi lứa tuổi trong đó có lớp tuỏi từ 16 đến 18 tuổi. Đây
mới chỉ là các chỉ số sinh học của người miền Bắc (do hoàn cảnh lịch sử),
song nó thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho các nghiên cứu sau này trên
người Việt Nam. Sau này cũng đã có một số công trình nghiên cứu về các đặc
điểm sinh thể con người Việt Nam [77], [18], [79].
Qua các công trình này có thể thấy được, tầm vóc và thể lực người Việt
Nam nhỏ hơn so với các dân tộc Âu, Mỹ [84]. Đa số các kích thước về tầm
vóc thể lực của nam lớn hơn nữ. Các kích thước này tăng dần theo tuổi, đạt
giá trị cao nhất ở lớp tuổi 26-40 (đối với nam) rồi sau đó giảm dần từ 41 đến
60 tuổi. Mức độ giảm mạnh thường thấy ở các lớp tuổi trên 60. Đối với nữ,
tầm vóc thể lực cũng tăng dần, đạt đỉnh cao lúc 18 đến 25 tuổi. Từ 26 đến 40
tuổi các chỉ số thể lực ở nữ đã có xu hướng giảm và rõ nhất ở lớp tuổi 41 đến
55. Từ 56 tuổi trở đi các chỉ số thể lực của phụ nữ ngày càng giảm nhiều hơn
[65].
Chiều cao là một đặc điểm nhân chủng quan trọng, mỗi dân tộc đều có
một khung nhất định, nó được xác định trong quá trình hình thành các đặc
điểm sinh thể của dân tộc [13].
Chiều cao là một trong những chỉ số quan trọng trong việc đánh giá thể
lực của con người. Chiều cao phản ánh sự phát triển chiều dài của xương,
biểu hiện tầm vóc của con người và nó mang tính chất đặc trưng cho chủng
tộc, giới tính [49].

Các công trình nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, cân nặng cơ thể
cũng thay đổi theo quy luật giống như tăng trưởng chiều cao. Cân năng tăng
dần theo tuổi, sau đó các chỉ số này giảm xuống ở các lớp tuổi cao. Giữa dân
cư thuộc các vùng miền khác nhau cũng có sự khác biệt về cân nặng trung
- 8 -


bình của cơ thể [52], [69]. Người miền Nam Việt Nam thường có cân nặng cơ
thể lớn hơn người miền Bắc [23], [36].
Cân nặng cũng là một trong những chỉ số để đánh thể lực của con
người. Cân nặng phản ánh được tình trạng dinh dưỡng, biểu thị mức độ và tỉ
lệ giữa quá trình hấp thu và tiêu hao năng lượng [49].
Chỉ số sinh học khác được nghiên cứu nhiều là vòng ngực. Đặc điểm
chung của các đối tượng này là kích thước vòng ngực trung bình phát triển
cao nhất ở lớp tuổi từ 16 đến 25 (đối với nữ) và 26 đến 40 tuổi (đối với nam).
Ở các lớp tuổi sau đó kích thước vòng ngực giảm dần [65]. Các số liệu về
vòng ngực trung bình của các tác giả cũng không hoàn toàn giống nhau. Theo
dự án 90 [56] vòng ngực trung bình của nam tuổi 25 là 82,03

4,34 cm và của
nữ cùng tuổi là 79,82

5,31 cm. Ở cả nam và nữ vòng ngực trung bình đều
giảm dần khi ở tuổi 41 trở đi.
“Atlat nhân trắc học người Việt nam trong lứa tuổi lao động” do Võ
Hưng chủ biên đã trình bày các công trình nghiên cứu nhân trắc người Việt
Nam trên cả ba miền của đất nước. Qua công trình này, tác giả đã nêu lên
được các quy luật phát triển tầm vóc cũng như đặc điểm hình thái người Việt
Nam [34].
“Các chỉ tiêu nhân trắc hình thái thể lực người miền Bắc Việt Nam

trưởng thành trong thập niên 90” do Trịnh Văn Minh và cộng sự [59] thực
hiện cho thấy, ở lớp tuổi thanh niên sau tuổi dậy thì, các kích thước vẫn tiếp
tục phát triển và đạt đỉnh cao vào lúc 20 đến 21 tuổi (ở nữ) và 22 tuổi (ở
nam). Nam giới có chiều cao, cân nặng và các kích thước có liên quan đến thể
lực, cụ thể là với hoạt động của cơ bắp luôn cao hơn so với nữ giới. Trong khi
đó, các chỉ số khác có liên quan đến dinh dưỡng, khối mỡ, chỉ số pignet thì
của nữ lại cao hơn so với nam.
- 9 -


Cuối năm 1996, Thẩm Hoàng Điệp và cs [23] đã nghiên cứu về sự phát
triển chiều cao, vòng ngực, của trên 8000 người Việt Nam tuổi từ 1 đến 55 tại
cả 3 miền Bắc, Trung và Nam. Các tác giả đã nhận xét rằng chiều cao trung
bình của nam trường thành là 163 cm và của nữ là 158 cm. Chiều cao của
nam tăng nhanh đến 18 tuổi, còn của nữ tăng nhanh đến 14 tuổi. Vòng ngực
trung bình của nam trưởng thành là 70- 80 cm, còn ở nữ tương ứng bằng 79
cm. Cũng tác giả này năm 1990 [22] khi nghiên cứu các tiêu chí nhân trắc trên
học sinh THCS Hà Nội cho rằng, chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 12 tuổi ở
nữ và 13 đến 15 tuổi ở nam, còn cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13 tuổi ở
nữ và 15 tuổi ở nam.
Trịnh Văn Minh và cs [57], [58] đã tiến hành điều tra một số chỉ số
nhân trắc trên 1309 người bình thường trưởng thành tại xã Liên Minh, Hà
Nội và tại phường Thượng Đình và xã Định Cộng, Hà Nội. Kết quả đáng chú
ý qua hai cuộc điều tra này là các kích thước nhân trắc cũng như các chỉ số
thể lực vẫn còn tiếp tục phát triển cho đến tuổi 19- 20 ở nữ và 22 ở nam.
Năm 1992, Trần Thiết Sơn và cs [66] chọn ngẫu nhiên 165 sinh viên
năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội để nghiên cứu đặc điểm hình thái và thể lực.
Kết quả cho thấy, thể lực của sinh viên Y Hà Nội thuộc loại trung bình, và có
chiều cao trung bình (nam 162,9cm và nữ là 155,5 cm) cao hơn so với thanh
niên Việt Nam cùng lứa tuổi.

Năm 1993, Bùi Văn Đăng [21] tiến hành nghiên cứu thể lực 1221 sinh
viên Đại học Y Thái Bình (thuộc 8 tỉnh đồng bằng Bắc bộ ). Kết quả cho thấy,
các chỉ số thể lực của sinh viên Y Thái Bình tương đương với các số liệu
trong Hằng số sinh học người Việt Nam năm 1975 [76].
Năm1993, Nghiêm Xuân Thắng [68] nghiên cứu ảnh hưởng của môi
trường nóng khô và nóng ẩm lên một số chỉ số sinh lý ở người đã cho thấy,
khí hậu khắc nghiệt vùng Nghệ Tĩnh bước đầu làm phát sinh những biến đổi
- 10 -


về cấu trúc hình thái. Các chỉ số về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng
đầu… chỉ số Pignet, Broca, Skelíe của cư dân Nghệ Tĩnh phần lớn thấp hơn
so với các chỉ số này ở người Việt Nam. Tác giả cho rằng đây là điểm đặc
trưng cho sự thích nghi với khí hậu nóng khô và nóng ẩm.
Năm 1995, Nguyễn Đức Hồng [30] đã nghiên cứu “Đặc điểm nhân trắc
của người Việt Nam trong lứa tuổi lao động giai đoan 1981- 1985” trên 13223
người thuộc cả 3 miền đất nước. Kết luận của công trình nghiên cứu này là
người Việt Nam trong lứa tuổi lao động có chiều cao (trung bình là 163 cm ở
nam và 153 ở nữ) thuộc loại trung bình thấp của thế giới, nhẹ cân có phần trên
của thân thuộc loại trung bình. Một số chỉ số nhân trắc hình thái có số đo
trung bình tăng dần từ Bắc vào Nam.
Năm 1996, Trần Đình Long và cs [50], [51] qua nghiên cứu đặc điểm
sự phát triển cơ thể học sinh phổ thông tại một số trường học ở Hà Nội đã cho
thấy, từ 17 đến 18 tuổi sự phát triển cơ thể của cả hai giới đều chậm lại rõ rệt
hoặc chững lại. Điều này cũng có thể thấy trong công trình nghiên cứu trên
học sinh 18 tuổi của Nguyễn Kim Minh [55].
Năm 1998 Nguyễn Kì Anh và cs [4], sau khi đối chiếu so sánh các kết
quả nghiên cứu của mình với một số tác giả khác đã đưa ra một số nhận xét
rằng, thanh niên Việt Nam lớp tuổi 14 đến 18 ở nữ và 16 đến 18 ở nam lớn
chậm hơn so với các lớp tuổi trước đó.

Theo Nguyễn Hữu Chỉnh và cs [9], ở sinh viên lớp tuổi từ 18- 25 khu
vực Kiến An Hải Phòng vẫn có sự tăng trưởng, song sự khác biệt theo các chỉ
số nghiên cứu giữa các lớp tuổi kế tiếp nhau không có ý nghĩa thống kê. Cũng
theo Nguyễn Hữu Chỉnh và cs [8], ở dân cư khu vực Kiến An Hải Phòng có
các chỉ số nhân trắc tốt hơn so với “Hằng số sinh học, 1975”. So sánh giữa
nam và nữ tác giả cho rằng từ 10 đến 11 tuổi, nữ phát triển nhanh hơn nam
nhưng từ 14 đến 15 tuổi các kích thước của nam bắt kịp và vượt trội nữ. Sau
- 11 -


tuổi 25 chiều cao không tăng nữa, cân nặng tăng đến tuổi 30- 39 tuổi sau đó
ổn định rồi suy giảm, trong đó nam giảm chậm hơn nữ.
Nhìn chung, các nghiên cứu gần đây về hình thái thể lực của thanh
thiếu niên Việt Nam đều cho thấy sự tăng lên đáng kể so với số liệu nghiên
cứu từ nhiều năm trước. Đặc biệt từ sau năm 1975 đến nay khi tình hình văn
hóa, kinh tế, xã hội của nước ta có nhiều thay đổi chắc chắn sẽ có ảnh hưởng
đến tầm vóc, sức khỏe con người Việt Nam [24], [53]. Thanh niên thành phố
thường có các chỉ số nhân trắc tốt hơn thanh niên nông thôn [10], [15]. Để
giải thích sự khác biệt này, có tác giả [43] cho rằng, yếu tố cơ bản làm xuất
hiện hiện tượng này là do chất lượng cuộc sống. Do điều kiện sống ở thành
phố được cải thiện nhiều hơn nên thanh niên thành phố thường có chiều cao,
cân nặng tốt hơn thanh niên nông thôn cùng lứa tuổi.
Sự khác biệt về mặt chủng tộc, điều kiện sống, quá trình rèn luyện thân
thể cũng là những yếu tố tác động đến thể lực của thanh niên [62]. Năm 1998,
Nguyễn Quang Mai và cs [54] đã nghiên cứu trên nữ sinh các dân tộc ít
người và cho thấy, đến 18 tuổi chiều cao, cân nặng trung bình của nữ sinh các
dân tộc thiểu số thấp hơn nữ sinh các vùng đồng bằng và thành thị. Tác giả
cho rằng nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do ảnh hưởng của các
yếu tố tự nhiên, môi trường, chủng tộc, điều kiện kinh tế.
Năm 2000, trong luận án tiến sĩ nghiên cứu thể lực của người Êđê và

người kinh định cư ở Đăc Lăc Đào Mai Luyến [52] đã cho thấy, hình thái- thể
lực của người Êdê tốt hơn của người kinh định cư. Tác giả cho rằng đây là
điểm khác biệt mang tính dân tộc và do môi trường sống có ảnh hưởng nhất
định đến khả năng tăng trưởng các chỉ số hình thái. Đoàn Văn Huyền và cs
[33] cũng cho rằng giữa cơ thể và môi trường có mối liên quan chặt chẽ với
nhau môi trường sống đã ảnh hưởng tới trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt
nên đã tác động lên các chỉ số thể lực của cơ thể. Ngoài ra sự rèn luyện thể
- 12 -


lực cũng có tác động tốt lên chiều cao, cân năng và một số vòng của cơ thể
[60], các yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể đặc biệt là
tuổi dậy thì [78].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về các chỉ số thể lực của học
sinh Việt Nam khá phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu các chỉ số này trong
các công trình có khác nhau ít nhiều, nhưng đều xác định được sự thay đổi
của các chỉ số này theo lứa tuổi và mang đặc điểm giới tính. Có sự khác biệt
về các chỉ số này giữa nam và nữ, giữa trẻ em thành thị và nông thôn, cũng
như giữa các địa bàn nghiên cứu khác nhau, giữa các nhóm dân tộc khác
nhau.
1.2. Nghiên cứu về trí tuệ.
Trí tuệ là một hoạt động tâm lý phức tạp bao gồm khả năng nhận thức,
ngôn ngữ vận động và khả năng thích ứng với xã hội [11], nó là một trong
những đặc tính tâm lý và tư duy mà chỉ con người mới có [28]. Sự phát triển
trí tuệ là tổng hợp của sự phát triển và chín muồi của hệ thần kinh trung ương
với sự phát triển chung của cơ thể và tác động của các yếu tố xã hội.
1.2.1.Nghiên cứu các phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ.
Chức năng trí tuệ chỉ có ở loài người, nghiên cứu chức năng trí tuệ bao
gồm nhiều vấn đề như tư duy, trí thức, ý thức, học tập…[17]. Đánh giá năng
lực trí tuệ của con người là một vấn đề rất phức tạp. Để nghiên cứu và chẩn

đoán trí tuệ ngày nay có nhiều phương pháp khác nhau như quan sát, điều tra,
trắc nghiệm, tìm hiểu sự biến đổi điện- hóa trong hệ thống thần kinh và cơ thể
khi tiến hành các thao tác trí tuệ khác nhau (theo [73]). Tuy nhiên phương
pháp được sử dụng phổ biến hơn cả trên thế giới và trong nước là dựa vào các
trắc nghiệm tâm lý. Trong đó trắc nghiêm khả năng trí tuệ được dùng khá phổ
biến, chúng gồm có ba nhóm chính, trắc nghiệm thông minh, trắc nghiệm
năng khiếu và trắc nghiệm thành tích.
- 13 -


Mục đích của trắc nghiệm trí tuệ (Intelligence test) là xác định chỉ số
IQ, mức trí tuệ… Tác giả tiêu biểu nghiên cứu về lĩnh vực này trước hết phải
kể đến F.Galton (1822- 1911), ông cho rằng trí thông minh được quyết định
bởi tính di truyền và có thể đo đạc được. Chính vì vậy ông là người đã lần đầu
tiên đưa ra thuật ngữ “test” có nghĩa là “phép thử” hay “thử”. Thuật ngữ này
đã trở nên phổ biến hơn nhờ nhà tâm lý học Hoa Kỳ J.M.Cattell (1860- 1944)
đã đưa nó vào cuốn sách “Các trắc nghiệm và đo lường trí tuệ”. Nhờ những
nghiên cứu của Galton mà sau này Alfred Binet (1857 - 1911) và T.Simon đã
tạo ra một hướng nghiên cứu mới về trí tuệ. Năm 1905 hai tác giả này đã đề
xuất bản tập trắc nghiệm đầu tiên có thể đánh giá khả năng trí tuệ tổng quát.
Thang điểm của Binet- Simon [82] được áp dụng phổ biến ở trường học, cho
phép đánh giá mức trí tuệ hay tuổi trí tuệ. Tuổi trí tuệ (actual age), nếu tuổi trí
tuệ thấp hơn tuổi thực thì đứa trẻ được xem là kém thông minh và ngược lại.
Như vậy, trắc nghiệm này có tác dụng phân biệt trẻ học kém bình thường và
trẻ học do trí tuệ chậm phát triển.
Trắc nghiệm của Binet- Simon được sửa lại vài lần (vào các năm 1908
và 1911) cho phù hợp hơn nữa, sau đó đã được phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới nhờ Henry Goldard (1908) ở Hoa Kỳ. Đồng thời thang điểm của Binet
cũng được Lewis Terman [82] và các tác giả khác cải tiến thành thang điểm
Stanford- Binet cho phù hợp với trẻ em Mỹ và nó đã trở nên nổi tiếng khắp

thế giới. Với trắc nghiệm mới này, Lewis Terman đã xây dựng được một cơ
sở cho quan điểm về chỉ số thông minh hay chỉ số khôn (IQ) do W.Stern
(Đức) đề xuất năm 1914.
IQ là chỉ số đo nhịp độ phát triển trí tuệ đặc trưng cho mỗi trẻ và được
tính theo công thức:
100
MA
IQ
CA
 
(1)
- 14 -


Trong đó: MA là tuổi trí tuệ hay tuổi trí khôn (tính bằng tháng theo các
cuộc thực nghiệm), CA là tuổi đời hay tuổi thực (tính bằng tháng).
Giá trị IQ cho biết sự vượt lên trước hay chậm lại của trí khôn so với
tuổi đời. Ngay sau đó, trắc nghiệm Stanford- Binet được coi là tiêu chuẩn để
đánh giá độ đúng đắn của các trắc nghiệm sau này. Qua thời gian trắc nghiệm
này được cập nhật hóa từng giai đoạn (vào các năm 1937, 1960, 1986) và cho
đến nay nó vẫn là một trong những trắc nghiệm được sử dụng rộng rãi nhất
trên thế giới. Mặc dù Stanford- Binet vẫn có những nhược điểm như quá chú
trọng đến ngôn ngữ, phải có thiết bị đặc biệt và chuyên viên thực hiện, chỉ
cho biết năng lực trí tuệ chung và đặc biệt là không áp dụng cho người lớn.
Bên cạnh đó các trắc nghiệm phổ biến hiện nay phải kể đến là test
Denver (theo[44]) là công trình của William K.Pranken Burg, Josiahb Dodds
và Anma W.Fandal dùng đánh giá sự phát triển của trẻ em. Test Gille nhằm
đánh giá trình độ trí lực và kiến thức, đồng thời tìm hiểu các thao tác so sánh,
phân loại nhận thức về số lượng, trọng lượng, kích thước, không gian, thời
gian, khả năng tri giác các vật thể…. Trắc nghiệm Wechsler [83] gồm có 3

trắc nghiệm khác nhau (WISC: dùng cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi; WAIS: dùng
cho người từ 10 đến 60 tuổi và WPPIS: dùng cho trẻ 4 đến 6 tuổi). Trắc
nghiệm phức hợp Rey sử dụng cho trẻ câm, điếc.
Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn (test Raven) được J.C.Raven [81]
xây dựng năm 1936, đây là loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ về trí thông minh.
Hiện nay nó là một trong những trắc nghiệm phổ biến nhất được dùng để đo
năng lực tư duy trên bình diện rộng nhất như năng lực hệ thống hóa, năng lực
tư duy logic và năng lực vạch ra những mối liên hệ tồn tại giữa các sự vật và
hiện tượng. Trắc nghiệm Raven được xây dựng trên cơ sở hai thuyết: tri giác
hình thể của Ghetstan và thuyết “tân phát sinh” của Spearman.
- 15 -


Thuyết tri giác hình thể nhấn mạnh đến chỉnh thể, thống nhất của các
sự vật, hiện tượng, được hợp thành bởi các yếu tố có liên hệ qua lại với nhau.
Dựa trên quan điểm trên mà Raven đã xây dựng những bài tập trắc nghiệm.
Trong đó mỗi bài tập thoạt đầu được đánh giá là một chỉnh thể trọn vẹn, hoàn
chỉnh, sau đó là sự phân tích được thực hiện phù hợp với nguyên tắc khi xây
dựng bài tập, cuối cùng, các yếu tố tách ra lại được đưa vào hình thành một
hình ảnh hoàn chỉnh, điều này góp phần phát hiện những chi tiết còn thiếu của
hình vẽ.
Thuyết tân phát sinh gồm có ba pha: pha thứ nhất là sự nắm bắt toàn
bộ, hoàn chỉnh khuôn hình; pha thứ hai là sự phân tích, tìm ra sự liên quan
giữa các yếu tố và pha cuối cùng là trên cơ sở mối liên hệ giữa các yếu tố này
mà cấu trúc hoàn chỉnh được thiết lập theo một lôgic nhất định.
Khi thực hiện các bài tập trắc nghiệm này, các quá trình tâm lý cơ bản
được thể hiện là chú ý, tri giác và tư duy.
Test Raven có những ưu điểm là có tính khách quan và có khả năng
loại trừ những khác biệt về các đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, … của các đối
tượng nghiên cứu. Kỹ thuật sử dụng test đơn giản ít tốn kém có thể sử dụng

được cho cả cá nhân và cho nhóm, do vậy có thể nghiên cứu trên nhiều đối
tượng cùng thời điểm. Nhược điểm của test Raven là chỉ cho biết kết quả cuối
cùng mà không cho biết quá trình đi đến kết quả. Chính vì vậy khi sử dụng
cần có sự kết hợp các phương pháp khác. Mặt khác, trắc nghiệm này đòi hỏi
tư duy cao, nên khi sử dụng các đối tượng có tư duy kém sẽ ảnh hưởng đến độ
chính xác của kết quả nghiên cứu.
1.2.2. Các kết quả nghiên cứu về trí tuệ.
Trí tuệ một trong rất ít lĩnh vực được đề cập ngay từ những ngày khai
sinh của tâm lý học [61]. Tuy nhiên, theo J. Piaget mọi giải thích tâm lý học
sớm hay muộn cuối cùng cũng dựa vào sinh học hoặc lôgic học [64]. Chính vì
- 16 -


vậy, nghiên cứu về trí tuệ đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về các cơ sở
sinh lý học của nó, đồng thời phải kết hợp với nhiều ngành khoa học khác. Từ
lâu trên thế giới và sau đó là ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu trí
tuệ và sinh lý học trí tuệ. Tuy nhiên cho đến nay cho tới nay việc nghiên cứu
sinh lý học tư duy trên thế giới còn chưa hoàn tất [16].
Trí tuệ là phẩm chất rất quan trọng trong hoạt động của con người, nó
có liên quan đến cả thể chất và tinh thần [80]. Do vậy, từ lâu đã được nhiều
nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Mở đầu cho những nghiên cứu đầy đủ và
khoa học về trí tuệ là những nghiên cứu về tiếp cận liên tưởng vấn đề tư duy,
trí tuệ. Đại biểu của thuyết liên tưởng là các nhà triết học Anh như D.Ghatli
(1705 – 1836), D.S.Miler (1806 -1873), H.Spencer (1820 - 1903). Thuyết liên
tưởng sau này dựa vào học thuyết của I.P.Pavlov về phản xạ làm cơ sở sinh lý
thần kinh của các mối liên tưởng tâm lí [61]. Những năm đầu của thế kỉ 20 có
một số công trình nổi bật của các nhà tâm lý và sinh lý học bàn về bản chất
thông minh của con người.
Nghiên cứu về trí tuệ ở nước ta cũng bắt đầu từ việc tìm lời giải đáp
cho thuật ngữ “trí thông minh” là gì? Từ điển tiếng Việt [63] cho rằng trí

thông minh biểu hiện ở mặt trận nhận một cách ít nhiều thụ động như “sáng
dạ, mau biết, mau hiểu và mau nhớ”. Nguyễn Kế Hào [26] đưa ra khái niệm
trí thông minh là một phẩm chất tổng hợp của trí tuệ nói riêng và là một phẩm
chất nhân cách nói chung, cốt lõi của trí thông minh chính là phẩm chất tư
duy tích cực, độc lập, linh hoạt, sáng tạo trước những vấn đề thực tiễn lí luân.
Phạm Hoàng Gia [25] lại cho rằng trí thông minh xét trong bản chất của nó, là
một phẩm chất cao của tư duy sáng tạo đưa đến sự giải quyết vấn đề một cách
mau lẹ và thích hợp trong tình huống mới, cho nên nó không chỉ thể hiện ở sự
nhận thức mà biểu hiện cả trong hành động thực tiễn. Nguyễn Như An [1] coi
người thông minh là người có trí tuệ phát triển, biết tư duy, biết phương pháp
- 17 -


xử lý thông tin với tốc độ nhanh, với khối lượng và chất lượng tốt. Đặng
Phương Kiệt xem xét cơ sở sinh lí học của trí tuệ thể hiện qua các hoạt động
tâm lý [37].
Việc nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam còn mới mẻ. Trước năm 1975
nghiên cứu về trí tuệ chỉ mới hạn chế trong ngành y tế do các cán bộ ngành y
tế thực hiện nhằm mục đích chuẩn đoán bệnh tâm thần ở một số bệnh viện
[71]. Trước những năm 80, ở Miền Bắc vấn đề dùng test rất ít được phổ biến,
việc sử dụng toán thống kê trong nghiên cứu tâm lý học còn rất ít [2], [3].
Thời kì này đáng chú ý nhất là nghiên cứu của Vũ Thị Chín và cs (theo [2])
thực hiện trong những năm 1972 đến 1975 theo thang Brunet – Lezin. Đây là
công trình Việt Nam hóa test đầu tiên ở miền Bắc. Từ thập kỉ 80 đến nay các
công trình nghiên cứu về trí tuệ ngày càng nhiều. Tiêu biểu là các công trình
nghiên cứu của Trần Trọng Thủy [70], [72], Tạ Thúy Lan [39], [42], Nguyễn
Thạc, Lê Văn Hồng [67], Bùi Văn Huệ [31], Trần Thị Loan [47], [48]….
Trần Trọng Thủy [70] tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của học sinh quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội bằng test Raven, đã đưa ra nhận xét rằng sự phát triển trí
tuệ của học sinh phổ thông cơ sở diễn ra theo chiều hướng chung giữa các lứa

tuổi, các khối lớp, chỉ khác nhau về cường độ phát triển. Nhìn chung, cường
độ phát triển trí tuệ từ trung bình trở lên. Tỉ lệ (%) học sinh ở mỗi trình độ
tăng theo khối lớp, riêng trình độ “rất tốt” giảm theo lứa tuổi. Điểm test trung
bình tăng theo lứa tuổi. So với học sinh nước ngoài trình độ phát triển trí tuệ
của học sinh Việt Nam không thua kém.
Nghiên cứu về quá trình hình thành tư duy Trịnh Bỉnh Dy [16] đã coi
chức năng trí tuệ là một chức năng sinh lý chỉ có ở loài người, nhờ có chức
năng này con người làm chủ muôn loài, cải tạo thiên nhiên vì lợi ích của loài
người. Nghiên cứu chức năng trí tuệ bao gồm nghiên cứu nhiều vấn đề như tư
duy, tri thức, ý thức, học tập…
- 18 -


Tìm hiểu về vai trò của yếu tố di truyền đối với trí tuệ, Trịnh văn Bảo
và cs [5] cho thấy, chỉ số thông minh (IQ) và nhận thức trong quá trình học
tập của học sinh phù hợp với kết quả học tập.
Nhóm nghiên cứu dưới sự chủ trì của GS. TSKH Tạ Thúy Lan [40],
[41] tại Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1990 đến nay đã nghiên cứu trí tuệ
của nhiều đối tượng. Các kết quả nghiên cứu tương đối đa dạng và phong phú,
trong đó đáng chú ý là quy luật tăng dần năng lực trí tuệ của học sinh theo lứa
tuổi và có tương quan thuận với kết quả học tập của học sinh [49]. Khả năng
hoạt động trí tuệ tương quan với quá trình hoàn chỉnh hóa điện não đồ, cụ thể
là nhịp

ở vùng chẩm và nhịp

ở vùng trán. Do đó, có thể dùng test Raven
và hình ảnh điện não đồ để đánh giá và phân loại khả năng hoạt động trí tuệ
của trẻ [73]. Giữa năng lực trí tuệ và học lực có mối tương quan thuận khá
chặt chẽ ở cả học sinh và sinh viên [12], [45], [46]. Môi trường tự nhiên và xã

hội có ảnh hưởng nhất định đến năng lực trí tuệ của học sinh, sinh viên [43],
[47].
Ảnh hưởng của môi trường sống lên khả năng hoạt động của trí tuệ còn
được Nghiêm Xuân Thắng [68] nghiên cứu và cho rằng khả năng ghi nhớ của
học sinh, sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10 đến 20 tuổi biến đổi theo sự biến động
của nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, đối lưu không khí của môi trường sống.
Mai Văn Hưng (2003) đã nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực
trí tuệ của sinh viên một số trường đại học phía Bắc Việt Nam. Kết qủa
nghiên cứu cho thấy, các chỉ số thể lực tương quan thuận với năng lực trí tuệ
[35].
Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hưng [39] nghiên cứu trí tuệ của học sinh
Thanh Hóa cũng nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và
năng lực trí tuệ của học sinh có mối tương quan thuận với học lực. Trần Thị
Loan [49] nghiên cứu phát triển trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi. Kết quả
- 19 -


nghiên cứu cho thấy, quá trình phát triển trí tuệ học sinh diễn ra liên tục,
tương đối đồng đều và không có sự khác biệt theo giới. Trí tuệ và học lực của
học sinh có mối tương quan thuận nhưng không chặt chẽ.

- 20 -


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 1.284 học sinh của
trường THPT Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Các học sinh có độ
tuổi từ 16 đến 18 tuổi, thuộc các khối 10 đến 12, trong đó có 582 nam và 702
nữ, phân bố trong (bảng 2.1). Các đối tượng nghiên cứu có sức khỏe, tâm lý,

sinh lý bình thường. Chúng tôi tính tuổi của các đối tượng theo quy ước
chung được dùng trong nhiều tài liệu của tổ chức y tế thế giới và của nước ta.
Đó là cách tính tuổi quy về tháng hay năm gần nhất. Nghĩa là người ta gọi
một tuổi nào đó bao gồm những cá thể có năm trước hoặc sau tuổi đó sáu
tháng. Ví dụ 16 tuổi là những cá thể tử 15 năm sáu tháng 1 ngày đến 16 năm 6
tháng.
Bảng 2.1: Phân bố học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính.
Tuổi Nam Nữ Chung

16 208 243 451
17 189 231 420
18 185 228 413
Tổng 582 702 1284

2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Các chỉ số nghiên cứu
* Các chỉ số về hình thái
- Chiều cao đứng
- Cân nặng
- Vòng ngực trung bình (VNTB)
* Các chỉ số về thể lực
- Chỉ số Pignet
- 21 -


- Chỉ số BMI
* Chỉ số năng lực trí tuệ và kết quả học lực.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số
* Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sử dụng là:
- Chiều cao đứng: Đo từ gót chân sát mặt đất đến đỉnh đầu. Học sinh

phải đứng tư thế nghiêm trên nền phẳng hai gót chân chạm vào nhau, hai tay
buông thẳng, bàn tay úp vào mặt ngoài đùi. Đầu phải ở tư thế sao cho bờ dưới
xương hàm dưới hoặc đường nối lỗ tai ngoài với mắt trên một đường thẳng
nằm ngang, mắt nhìn thẳng đồng thời cần để cho 4 điểm; chẩm, lưng, mông,
và gót chạm vào thước đo. Sử dụng thước đo có chia vạch số tới mm để đo
chiều cao đứng của học sinh.
- Cân nặng cơ thể: Khi cân mỗi học sinh chỉ được mặc một bộ quần áo
mỏng, bỏ dày dép và đứng vào giữa bàn cân. Dụng cụ đo là một loại cân đồng
hồ của nhật có độ chính xác đến 0,1 kg. Trước khi cân bất kì một học sinh nào
cân đều được chỉnh để đảm bảo độ chính xác. Đơn vị tính trọng lượng cơ thể
là kilôgam.
- Vòng ngực trung bình: dụng cụ đo là thước vải không co giãn có độ
chính xác tới 1 mm, đo ở tư thế thẳng đứng, vòng thước dây quanh ngực
vuông gốc với cột sống và đi qua xương bả vai ở phía sau và mũi ức ở phía
trước. Đo ở hai thì hít vào và thở ra hết sức sau đó lấy trung bình cộng.
- Vòng ngực hít vào hết sức phương pháp tương tự như đo vòng ngực
trung bình nhưng chỉ đo ở thì hít vào hết sức.
* Phương pháp sử dụng toán thống kê xác suất.
- Chỉ số Pignet: được tính theo công thức sau
Pignet = chiều cao đứng (cm) – [cân nặng (kg) + VNTB (cm)]
Đánh giá chỉ số Pignet: đánh giá theo Nguyễn Quang Quyền chỉ số
càng nhỏ thì thể lực càng tốt (theo [35])
- 22 -


Pignet = 27,5 – 33,5: trung bình
Pignet = 0 – 20,8: cường tráng Pignet = 34-37,2: yếu
Pignet = 20,9-24,1: rất khỏe Pignet = 37,3- 40,5: rất yếu
Pignet = 24,2- 27,4 khỏe Pignet


40,6: yếu kém
- Chỉ số BMI (Body Mass Index): được tính theo công thức
BMI = cân nặng (kg)/ [chiều cao đứng (cm)]
2

Đánh giá chỉ số BMI theo FAO (theo [35])
BMI = 18,50  23,99: Bình thường
BMI = 25  29,99: Quá cân độ I BMI = 17  18,45: CED độ I
BMI = 30  39,99: Quá cân độ II BMI = 16  16,99: CED độ II
BMI

40: Quá cân độ III BMI < 16: CED độ III
* Phương pháp nghiên cứu trắc nghiệm
- Chỉ số IQ:
Năng lực trí tuệ được đánh giá bằng cách sử dụng trắc nghiệm khuôn
hình tiếp diễn chuẩn (test Raven) của J.C.Raven. Test Raven gồm 60 bài tập
khuôn hình được chia thành 5 bộ (A, B, C, D, E) có cấu trúc theo nguyên tắc
độ khó tăng dần từ khuôn hình thứ nhất đến khuôn hình thứ 12 trong mỗi bộ
có nội dung riêng, cụ thể là:
Bộ A: Thể hiện tính toàn vẹn và liên tực của cấu trúc.
Bộ B: Thể hiện sự giống nhau giữa các cặp hình.
Bộ C: Thể hiện những thay đổi tiếp diễn trong các cấu trúc.
Bộ D: Thể hiện sự thay đổi vị trí của các hình.
Bộ E: Thể hiện sự phân giải các hình thành các bộ phận cấu thành.
Học sinh (nghiệm thể) làm test theo nhóm. Mỗi nhóm từ 15-20 nghiệm
thể. Thời gian làm khoảng 60 phút. Nghiệm thể làm test trong một phòng đủ
rộng, đảm bảo ánh sáng, yên tĩnh. Quá trình làm test tiến hành như sau: trước
hết phát cho mỗi nghiệm thể một phiếu điều tra (phụ lục), trong đó có những
- 23 -



phần tìm hiểu về cá nhân và yêu cầu nghiệm thể tự ghi phần này và sau đó
phát cho mỗi nghiệm thể một quyển trắc nghiệm và hướng dẫn cách làm và
ghi kết quả. Mỗi bài tập đúng cho 1 điểm cộng tổng số điểm làm được trong
các bộ và ghi tổng số điểm này vào cột. Tổng số điểm thực hiện được trừ đi
điểm kỳ vọng của tất cả các số phải ≤ 6 đơn vị thì phiếu đó đạt yêu cầu và
được sử dụng. Sau khi có điểm test Raven tính chỉ số IQ và xác định mức trí
tuệ theo công thức của D. Wechsler:

.15 100
X X
IQ
SD

 
(2)
Trong đó X là điểm test Raven của từng đối tượng;
X
là điểm test
trung bình của các đối tượng ở cùng một độ tuổi; SD là độ lệch chuẩn.
Sau đó, đối chiếu chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại trí tuệ theo bảng
phân loại mức trí tuệ của học sinh theo chỉ số thông minh (bảng 2.2).
Bảng 2.2. Phân bố mức trí tuệ theo D. Wechsler
Mức trí tuệ IQ Loại trí tuệ
I >130 Ưu tú
II 120-129 Xuất sắc
III 110-119 Thông minh
IV 90-109 Trung bình
V 80-89 Tầm thường
VI 70-79 Kém

VII <70 Ngu độn

* Kết quả học lực: Để đánh giá kết quả học lực của học sinh, dựa vào
kết quả thu thập điểm tổng kết năm học, chia thành 4 nhóm học lực khác
nhau; giỏi, khá, trung bình, yếu.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
2.3.1. Xử lý thô
- 24 -


Theo khóa chấm điểm, mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm [29]. Tính
tổng số điểm làm được trong mỗi bộ bài tập (A, B, C, D, E) của mỗi phiếu trừ
đi điểm trung bình kỳ vọng của từng bộ bài tập tương ứng trong bảng kỳ
vọng. Nếu hiệu này dao động trong khoảng ± 2 SD và hiệu giữa tổng điểm
làm được của cả năm bộ bài tập trừ điểm kỳ vọng của tất cả các bài ≤ 6 thì
phiếu trả lời đạt yêu cầu và kết quả trắc nghiệm được sử dụng để xử lý tiếp.
Với những bài đạt yêu cầu, căn cứ vào tuổi và điểm test Raven, tính chỉ số IQ
theo công thức (2) và phân loại mức trí tuệ theo chỉ số IQ, (Bảng 2.1).
2.3.2. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê xác suất dùng cho y, sinh
học
Để công việc tính toán được nhanh và chính xác, chúng tôi sử dụng
phương pháp toán thống kê xác suất dùng cho Y – sinh học để xử lý các số
liệu thu thập được. Số liệu được xử lý trên máy tính bằng chương trình
Microsoft Excel. Các giá trị cần xác định là: Cỡ mẫu nghiên cứu (n), tỉ lệ
phần trăm (%), giá trị trung bình (
X
), độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương quan
Pearson (r) của dữ liệu đã chọn [38].
+ Tính giá trị trung bình:
1

n
i
Xi
X
n




X
: Giá trị trung bình
Xi: Giá trị thứ i của đại lượng X
n: Số cá thể ở mẫu nghiên cứu
+ Độ lệch chuẩn:
2
1
( )
n
i
Xi X
S
n




(N

30)
- 25 -




2
1
( )
n
i
Xi X
S
n




(Với n < 30)
S: Độ lệch chuẩn
Xi X
Độ lệch của từng giá trị so với giá tri trung bình
n: Số cá thể ở mẫu nghiên cứu
+ Tính chỉ số IQ theo công thức:

.15 100
X X
IQ
SD

 

Trong đó: X là điểm test Raven của từng đối tượng


X
là điểm test trung bình của các đối tượng ở cùng một độ tuổi
SD là độ lệch chuẩn.
+ Hệ số tương quan Pearson:
2
2 2 2
( )( )
[ ( ) ] [ ( ) ]
n XiYi Xi Yi
r
n Xi Xi n Yi Yi


  
  
   

r: Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y
Xi : Từng giá trị của đại lượng X
Yi ; Từng giá trị của đại lượng Y
n: Số cá thể ở mẫu nghiên cứu
r: Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y.
Sự sai khác của hai giá trị trung bình của hai mẫu nghiên cứu khác
nhau được kiểm định bằng hàm “T-test” Theo phương pháp Student- Fisher
với mức ý nghĩa

= 0,05.
Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các kết quả nghiên cứu của
tác giả khác.

×