Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.65 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN


Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2008 – 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên











Thái Nguyên, n
ăm 2014

2

LỜI CẢM ƠN

Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, thực tập tốt nghiệp là
một là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện củng cố vận dụng
các kiến thức đã học vào thực tế, nâng cao kỹ năng thực hành. Là giai đoạn
không thể thiếu với mỗi sinh viên các trường Đại học nói chung và sinh
viên trường Đại học Nông lâm nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa Môi trường -
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em các kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thế Đặng đã
tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Phòng TN&MT, UBND thành
phố Thái Nguyên, các cán bộ và các anh chị trong phòng TN&MT đã giúp
đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của em, không tránh
khỏi có thiếu sót. Vì vậy em rất mong có được sự đống góp ý kiến của thầy, cô
giáo và các bạn để bản khóa luận của em được hoàng thiện tốt hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Thị Phương Loan


3

MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa học tập 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Khái quát quá trình phát triển đô thị 4
2.1.1. Khái quát về đô thị, đô thị hóa 4
2.1.1.1. Khái niệm đô thị 4
2.1.1.2. Phân loại đô thị 4
2.1.1.3. Quản lý đô thị 5
2.1.1.4. Đô thị hóa 6
2.1.1.5. Sự phát triển của đô thị hóa 6
2.1.2. Lịch sử phát triển đô thị tại Việt Nam 8
2.1.3. Phát triển đô thị tại thành phố Thái Nguyên 9
2.2. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường không khí 9
2.2.1. Khái niệm môi trường 9
2.2.2. Tài nguyên không khí và ô nhiễm môi trường không khí 10
2.2.3. Cơ sở pháp lý 15
2.3. Sự phát triển đô thị và ô nhiễm môi trường không khí 16
2.3.1. Khái niệm về môi trường đô thị 16

2.3.2. Vai trò của đô thị hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội 18
2.3.3. Sự phát triển đô thị và ô nhiễm môi trường 18
2.3.3.1. Đô thị hóa với ô nhiễm môi trường không khí 18
2.4. Thực trạng phát triển đô thị trên thế giới 20
2.5. Thực trạng phát triển đô thị tại Việt Nam 22
2.5.1. Thực trạng phát triển đô thị của cả nước 22
2.5.2. Thực trạng phát triển đô thị, quá trình hình thành và phát triển đô thị
tại thành phố Thái Nguyên 23
2.6. Tình hình ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam 23


4

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 26
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Thái Nguyên 26
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên 26
3.3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên 26
3.3.1.3. Thực trạng phát đô thị và các khu dân cư nông thôn 26
3.3.1.4. Đánh giá thuận lợi khó khăn của điều tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến sự phát triển đô thị của thành phố Thái Nguyên 26
3.3.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị tới môi trường không khí trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 27
3.3.2.1. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến nồng độ SO
2

tại thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 27
3.3.2.2 Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến nồng độ NO
2
tại thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 27
3.3.2.3. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến nồng độ CO tại thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 27
3.3.2.4. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến bụi tại thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008-2013 27
3.3.2.5. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến tiếng ồn tại thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008-2013 27
3.3.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển đô thị đến môi trường không
khí theo ý kiến người dân. 27
3.3.4. Các giải pháp bảo vệ môi tường không khí đô thị 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa 27
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 27
3.4.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
28
3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và đánh giá nhanh môi trường 28
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu 29
3.4.6. Phương pháp phân tích mẫu 30
3.4.7. Phương pháp xử lý và đánh giá tổng hợp số liệu 30
3.4.8. Phương pháp chuyên gia 30

5

Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Thái Nguyên 31

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
4.1.1.1. Vị trí địa lý 31
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 32
4.1.1.3. Khí hậu 32
4.1.1.4. Thủy văn 33
4.1.1.5. Tài nguyên đất. 33
4.1.1.6. Thực trạng môi trường 34
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển đô thị 34
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 34
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 36
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng 37
4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 38
4.1.2.5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị của thành phố Thái
Nguyên 39
4.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị tới môi trường không khí dựa vào
các số liệu phân tích 41
4.2.1. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến nồng độ SO
2
tại thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 -2013 41
4.2.2. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến nồng độ NO2 tại Thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013 45
4.2.3. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến nồng độ CO tại thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 -2013 48
4.2.4. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến nồng độ bụi tại thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 -2013 50
4.2.5. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến hàm lượng tiếng ồn tại thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2008 -2013 53
4.3. Đánh giá của người dân với tác động của phát triển của môi trường 56

4.4. Các giải pháp bảo vệ môi tường không khí đô thị 57
4.4.1. Các giải pháp chung 57
PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 62
5.1. Kết Luận 62
5.2. Kiến Nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT Kí hiệu Ý nghĩa
1 BVMT Bảo vệ môi trường
2 CCN Cụm công nghiệp
3 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4 ĐH Đại học
5 ĐTM Đánh giá tác động môi trường
6 GDP Tốc độ tăng trưởng
7 KCN Khu công nghiệp
8 KHKT Khoa học kỹ thuật
9 KT – XH Kinh tế - xã hội
10 Nxb Nhà xuất bản
11 P Phường
12 PTĐT Phát triển đô thị
13 QCCP Quy chuẩn cho phép
14 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
15 QH Quy hoạch
16 TP Thành phố

17 UBND Ủy ban nhân dân
18 UBND Ủy ban nhân dân







7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Bảng vị trí của các điểm lấy mẫu 29
Bảng 4.1: Nồng độ SO
2
trong môi trường không khí tại khu vực nghiên
cứu giai đoạn 2008 – 2013 42
Bảng 4.2: Biến động nồng độ NO
2
trong môi trường không khí tại khu
vực nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 45
Bảng 4.3: Biến động nồng độ CO

trong môi trường không khí tại khu
vực nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 48
Bảng 4.4: Hàm lượng bụi

trong môi trường không khí tại khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 50

Bảng 4.5: Hàm lượng tiếng ồn trong môi trường không khí tại khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013 53
Bảng 4.7: Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của PTĐT đến
môi trường 56



8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 4.1: Đồ thị thu nhập bình quân trên đầu người của Thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2008 -2013 35
Hình 4.2: Đồ thị nồng độ SO
2
trong môi trường không khí tại khu vực
nghiên cứu 44
Hình 4.3: Đồ thị nồng độ NO
2
trong môi trường không khí tại khu vực
nghiên cứu 47
Hình 4.4: Đồ thị nồng độ CO trong môi trường không khí tại khu vực
nghiên cứu 49
Hình 4.5: Đồ thị hàm lượng bụi trong môi trường không khí tại khu vực
nghiên cứu 52
Hình 4.6: Đồ thị hàm lượng tiếng ồn trong môi trường không khí tại
khu vực nghiên cứu 55




1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên Thế giới
trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho
môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề môi
trường không khí đó là: Sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy
giảm tầng ozon và mưa axit. Ở Việt Nam môi trường không khí đang là
một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng
nghề. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe con
người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ
sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axit và suy giảm tầng
ozon), Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn
thải gây nên môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất
lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, thực trạng này đặt ra cho
các nhà quản lý, nhà khoa học những nhiệm vụ nặng nề trong việc xử lý và
kiểm soát tình trạng ô nhiễm. Để làm tốt vấn đề này, rất cần sự phối hợp
đồng bộ của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và của từng người dân trong
xã hội.
Thành phố Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, là
một trong những thành phố lớn ở miền Bắc, trung tâm vùng trung du và
miền núi phía Bắc, là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất ngoài
ra còn có rất nhiều trường đại học, cao đẳng vì thế thu hút nhiều lao động
đến làm việc và sinh viên theo học khiến dân số tăng nhanh, nhiều khu đô
thị, trung tâm thương mại đã được xây dựng để phục vụ nhu cầu của người
dân đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho kinh tế và tốc độ phát triển đô thị


2

nhanh và mạnh. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, bộ mặt đô thị
của thành phố Thái Nguyên đã có những chuyển biến vượt bậc. Việc phát
triển đô thị đã diễn ra với tốc độ cao và đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, thu
hút đầu tư và việc làm. Tuy nhiên, quá trình phát triển này cũng đã để lại
một số hậu quả về môi trường trên địa bàn thành phố.Trong thời gian tới,
nếu các cơ quan nhà nước không có những can thiệp kịp thời thì quá trình
đô thị hóa sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường thành phố
Thái Nguyên. Điều này đã được chứng minh từ thực tế hiện trạng môi
trường thành phố Thái Nguyên.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong thời gian thực tập tốt
nghiệp tại thành phố Thái Nguyên, được sự cho phép của ban chủ nhiệm
khoa Tài Nguyên và Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi
trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến chất
lượng môi trường không khí thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng của quá trình phát triển đô thị
đến chất lượng môi trường không khí thành phố Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực tới
môi trường không khí trước sự phát triển đô thị, góp phần nâng cao chất lượng
sống của người dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa học tập
- Tạo điều kiện cho sinh viên củng cố kiến thức đã học, tiếp cận trực
tiếp với các nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao và tích lũy các kinh nghiệm thực tế.


3

- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất biện pháp để khắc phục và phòng tránh tác động tiêu cực
của phát triển đô thị tới môi trường không khí, góp phần nâng cao đời sống
người dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các địa phương có
điều kiện tương tự.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Khái quát quá trình phát triển đô thị
2.1.1. Khái quát về đô thị, đô thị hóa
2.1.1.1. Khái niệm đô thị
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung
và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp,
sống và làm việc theo kiểu thành thị.
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động nông
nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm
chuyên ngành có vai trò thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.
Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi

nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay trung tâm
tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền,
của một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng trong tỉnh, trong huyện.
2.1.1.2. Phân loại đô thị
Tại Điều 4 Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị quy định:
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II,
loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các
quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các
quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị

5

loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã
ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường
nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã
ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố
xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy
mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50%
tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức
tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương.
2.1.1.3. Quản lý đô thị
Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các

hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển.
Quản lý đô thị là một môn khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ
sở của nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế,
biện pháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để
tạo điều kiện quản lý và kiểm soát quá trình tăng trưởng đô thị.
Quá trình hình thành và phát triển các đô thị đòi hỏi phải tăng cường
vai trò quản lý nhà nước đối với đô thị, bởi lẽ trong xã hội đô thị luôn xuất
hiện các vấn đề về nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, chăm sóc sức khỏe,
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí …
Thực chất của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở đô thị là sự can
thiệp bằng quyền lực của chính quyền vào các quá trình phát triển kinh tế
xã hội ở đô thị, với mục đích làm cho các đô thị trở thành những trung tâm

6

hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế
của mỗi vùng lãnh thổ.
Trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, đô thị đóng vai trò chủ đạo
cho sự phát triển kinh tế xã hội.Vì vậy, cần phải đặt ra nhiệm vụ cao hơn về
nhu cầu quản lý đô thị trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, nhằm góp phần
thúc đẩy tiến trình xây dựng một nhà nước dân chủ và xã hội công bằng.
2.1.1.4. Đô thị hóa
* Khái niệm về đô thị hóa
- Khái niệm đô thị hóa được đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của nước
ta hiện nay:
+ Theo nghĩa rộng: Đô thị hóa được hiểu như một quá trình phát triển
toàn diện kinh tế và xã hội, liên hệ mật thiết với sự phát triển của lực lượng
sản xuất, các hệ thống xã hội và tổ chức môi trường sống của cộng đồng.
+ Theo nghĩa hẹp: Đô thị hóa là quá trình chuyển cư từ lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của

nó như sự tăng trưởng dân số đô thị, sự nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật
của thành phố, sự xuất hiện của các thành phố mới…
+ Quá trình đô thị hóa mang tính phức tạp, địa phương, địa điểm,
bối cảnh…
+ Đô thị hóa và phát triển có mối quan hệ biện chứng rõ rệt. Đô thị
hóa mang tính quy luật tất yếu, là động lực của phát triển, tạo ra sự chuyển
dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và phát triển kinh tế.
Ngược lại, đô thị hóa cũng chính là hệ quả của sự phát triển, bản thân nó lại
tạo ra sức ép cho phát triển trên mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.1.5. Sự phát triển của đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với động thái phát triển không
gian kinh tế xã hội.Trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức tổ chức cuộc sống xã hội.

7

Quá trình đô thị hóa thực chất cũng là một quá trình phát triển kinh tế
xã hội, hơn nữa nó còn là quá trình phát triển văn hóa và không gian kiến
trúc. Nó gắn liền với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của cá
ngành nghề mới. Quá trình đô thị hóa có thể theo 2 xu hướng.
a. Đô thị hóa tập trung
Là toàn bộ công nghiệp và dịch vụ công cộng tập trung vào các
thành phố lớn, hình thành và phát triển các đô thị lớn, khác biệt nhiều
với nông thôn.
b. Đô thị hóa phân tán
Là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc phát triển cân đối
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công cộng, bảo đảm cân bằng sinh
thái, tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và
nông thôn. Hình thành và phát triển mạng lưới đô thị vừa và nhỏ trên các
vùng, có vai trò thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm khoảng cách chênh

lệch giữa thành thị và nông thôn.
Quá trình đô thị hóa có thể được chia thành 3 thời kỳ:
* Thời kỳ tiền công nghiệp (trước thế kỷ XVIII)
- Đô thị hóa phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp.
- Các đô thị phân tán, quy mô nhỏ phát triển theo dạng tập trung, cơ
cấu đơn giản. Tính chất đô thị chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp.
- Đô thị thời kỳ này phát triển chậm, bố cục thành phố lộn xộn, phát
triển tự phát, thiếu quy hoạch, môi trường đô thị không hợp lý.
* Thời kỳ công nghiệp (đến nửa thế kỷ XX)
Cuộc cách mạng công nghiệp làm cho nền văn minh đô thị phát triển
nhanh chóng. Sự tập trung sản xuất và dân cư tạo nên những đô thị lớn và
cực lớn, các xí nghiệp công nghiệp phát triển mạnh, các khu nhà ở mọc lên
rất nhanh bên cạnh các khu vực sản xuất. Cơ cấu đô thị phức tạp hơn, thành

8

phố mang nhiều chức năng khác nhau như: thủ đô, thành phố cảng, thành
phố công nghiệp, thành phố du lịch…
Đặc trưng của thời kỳ này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các
thành phố.
* Thời kỳ hậu công nghiệp
Cơ cấu sản xuất và phương thức sinh hoạt ở các đô thị đã có nhiều thay đổi
nhờ sự phát triển của công nghệ tin học.Không gian đô thị có cơ cấu tổ
chức phức tạp, quy mô lớn. Hệ thống tổ chức dân cư đô thị phát triển theo
kiểu cụm, chum và chuỗi.
2.1.2. Lịch sử phát triển đô thị tại Việt Nam
Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá
diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước
mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm
2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước
có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44
thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn.
Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô
thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần
Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái
Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình…
Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng
trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch - dịch vụ, đầu
mối giao thông, và các đô thị trung tâm huyện, đô thị trung tâm cụm các
khu dân cư nông thôn, các đô thị mới.


9

2.1.3. Phát triển đô thị tại thành phố Thái Nguyên
Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện theo đồ án quy hoạch chung
thành phố đến năm 2020 tại Quyết định số 278/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, đã mở rộng thành phố về phía Bắc thêm 2 xã Cao Ngạn
và Đồng Bẩm.
Đến nay, thành phố Thái Nguyên đã và đang tập trung xây dựng và
phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Kết quả đạt được như sau:
- Về cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng cũ.
Về cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng cũ chủ yếu tập trung ở 19
phường nội thành, quy mô khoảng 6.080,71 ha.
Các khu vực đô thị cũ (các khu ở cũ, các trung tâm hành chính, các cơ
quan công sở) đã được tập trung xây dựng theo đúng quy hoạch. Nâng cấp

hệ thống chiếu sáng, xây dựng đồng bộ vỉa hè, lòng đường; bảo đảm cấp
nước sạch cho nhân dân.
2.2. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường không khí
2.2.1. Khái niệm môi trường
Trong Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005, định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa
sinh, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống
và phát triển của từng cá nhân, từng cộng động và toàn bộ loài người
trên hành tinh.
Xét theo quan điểm nghiên cứu đô thị, môi trường đô thị là môi trường
sống của con người tại khu vực đô thị. Môi trường đô thị là vấn đề quan
tâm của các nhà quản lý, kỹ thuật, chính trị và xã hội ngay từ khi hình

10
thành các đô thị. Tuy nhiên mức độ quan tâm và cách thức tiếp cận mỗi
thời mỗi khác.
* Ô nhiễm môi trường: Theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường Việt
Nam 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến
con người, sinh vật”.
2.2.2. Tài nguyên không khí và ô nhiễm môi trường không khí
* Tài nguyên không khí:
Tài nguyên không khí hay chính là khí quyển trái đất khá ổn định theo
phương nằm ngang và phân dị theo phương thẳng đứng. Phần lớn khối
lượng 5.10
15

tấn của toàn bộ khí quyển tập trung ở tầng đối lưu và bình lưu.
Thành phần khí quyển trái đất gồm chủ yếu là Nitơ, Oxy, hơi nước, CO
2
,
H
2
, O
3
, NH
4
, các khí trơ.
Trong tầng đối lưu, thành phần các chất khí chủ yếu tương đối ổn định,
nhưng nồng độ CO
2
và hơi nước dao động mạnh. Lượng hơi nước thay đổi
theo thời tiết khí hậu, từ 4% thể tích vào mùa nóng ẩm tới 0,4 % khi mùa khô lạnh.
Trong không khí tầng đối lưu thường có một lượng nhất định khí SO
2
và bụi.
Trong tầng bình lưu luôn tồn tại một quá trình hình thành và phá huỷ khí
ozon, dẫn tới việc xuất hiện một lớp ozon mỏng với chiều dày trong điều kiện
mật độ không khí bình thường khoảng vài chục xăngtimet. Lớp khí này có tác
dụng ngăn các tia tử ngoại chiếu xuống bề mặt trái đất. Hiện nay, do hoạt
động của con người, lớp khí ozon có xu hưởng mỏng dần, có thể đe doạ tới sự
sống của con người và sinh vật trên trái đất.
* Ô nhiễm môi trường không khí:
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch
hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".


11
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành
nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
- Nguồn tự nhiên
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi
giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi
rất xa vì nó được phun lên rất cao.
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên
xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám
cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng
và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển
tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình
thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều
gây ô nhiễm không khí.
- Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các
phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản
xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói
của các nhà máy vào không khí.
Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên
các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể
được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm:
nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hoá chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim,


12
thực phẩm, các xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp
nhẹ, giao thông vận tải, bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
* Các tác nhân nào gây ô nhiễm không khí
Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm:
Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO
2
), nitơ đioxit (NO
2
), SO
2
, CO,
H
2
S và các loại khí halogen (clo, brom, iôt).
Các hợp chất flo.
Các chất tổng hợp (ête, benzen).
Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các
phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm,
niken, thiếc, cađimi
Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB
2
N, NO
X
, anđehyt, etylen
Chất thải phóng xạ.
Nhiệt độ.
Tiếng ồn.
Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên

liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân
thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các
tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người.
Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: Sơ cấp và thứ cấp. Sunfua
đioxit sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động
trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ôxy và nước
của không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H
2
SO
4
) rơi xuống đất cùng
với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thuỷ vực, tác động xấu tới
nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân ô
nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO
2
với nước. Cũng có những
trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để

13
tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật
phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và
thời gian tác động.
* Mức độ ô nhiễm không khí được biểu thị như thế nào?
Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ biểu thị ô nhiễm không khí
bằng chỉ số chuẩn ô nhiễm (PSI), theo ngưỡng an toàn và nguy hiểm
đối với sức khoẻ của người. PSI là một chỉ số thu được khi tính tới
nhiều chỉ số ô nhiễm, ví dụ tổng các hạt lơ lửng, SO
2
,CO, O
3

, NO
2
được
tính theo mg/m
3
/giờ hoặc trong 1 ngày.
Nếu PSI từ 0-49 là không khí có chất lượng tốt.
Nếu PSI từ 50-100 là trung bình, không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người.
Nếu PSI từ 100-199 là không tốt.
Nếu PSI từ 200-299 là rất không tốt.
Nếu PSI từ 300-399 là nguy hiểm, làm phát sinh một số bệnh.
Nếu PSI trên 400 là rất nguy hiểm, có thể gây chết người.
Dựa vào chỉ số PSI, mà những người có độ tuổi và sức khoẻ khác
nhau sẽ được thông báo trước và giảm các hoạt động ngoài trời.
* Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối
với con người và khí quyển trái đất
Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí
quyển trái đất đã được biết đến gồm: Cacbon đioxit (CO
2
); Dioxit Sunfua
(SO
2
).; Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N
2
O); Clorofluorocacbon (còn
gọi là CFC) và Mêtan (CH
4
).
Cacbon đioxit (CO
2

): CO
2
với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là
nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp
ở cây xanh. Thông thường, lượng CO
2
sản sinh một cách tự nhiên cân bằng
với lượng CO
2
được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con

14
người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất
cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.
Đioxit Sunfua (SO
2
): Đioxit sunfua (SO
2
) là chất gây ô nhiễm không
khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Dioxit
sunfua sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối
thực vật, quặng sunfua,.v.v SO
2
rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh
vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO
2
trong không khí khi gặp oxy và
nước tạo thành axit, tập trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit.
Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không
hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải

từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố.
Hàng năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc
với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO => CO
2
và sử dụng nó trong
quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên
có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con người ở trong không khí có
nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong.
Nitơ oxit (N
2
O): N
2
O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra
trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng
dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -0,3%. Một lượng nhỏ
N
2
O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các
loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N
2
O xâm nhập vào không khí sẽ không thay
đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển
nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy.
Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC): CFC là những hoá chất do con
người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm
nhập vào khí quyển. CFC 11 hoặc CFCl
3
hoặc CFCl
2
hoặc CF

2
Cl
2
(còn gọi
là freon 12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC. Một lượng nhỏ
CFC khác là CHC
1
F
2
(hoặc F22), CCl4 và CF
4
cũng xâm nhập vào khí

15
quyển. Cả hai hợp chất CFC 11 và CFC 12 hoặc freon đều là những hợp
chất có ý nghĩa kinh tế cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đã tăng lên rất
nhanh trong hai thập kỷ vừa qua. Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và không
sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về
môi trường, những dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục sản xuất và ngày
càng tăng về số lượng. CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ. Khi
CFC đạt tới thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ.
Tốc độ phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức
xạ cực tím tới được những tầng khí quyển thấp hơn.
Mêtan (CH
4
): Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được
sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật
có guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước,
ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH
4

thúc đẩy sự ôxy hoá
hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính
mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH
4
. Hiện nay hàng năm khí
quyển thu nhận khoảng từ 400 đến 765x10
12
g CH
4
.
2.2.3. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá
XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của chính phủ về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT 2005.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều NĐ 80/2006.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6
năm 2006.

16
- Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng
Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy
định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
- Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 04 quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường.
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh.
- Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2014.
- Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân
liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2.3. Sự phát triển đô thị và ô nhiễm môi trường không khí
2.3.1. Khái niệm về môi trường đô thị
Môi trường đô thị là một bộ phận trong toàn bộ môi trường nói chung.
Tất cả các yếu tố môi trường xét trong không gian đô thị đều thuộc phạm vi
môi trường đô thị.
Môi trường đô thị bao gồm môi trường thiên nhiên bên ngoài bao
quanh đô thị (nước, không khí, đất, động thực vật …) tất cả những gì tạo

17
nên cấu trúc vật thể đô thị, bắt đầu từ khoảng không gian bên trong đến khu
đất rộng lớn khu dân cư, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí … của đô
thị. Ngoài ra môi trường đô thị còn bao gồm cả những yếu tố nhân văn đa
dạng phát sinh do hoạt động của con người như tiếng ồn, điện từ trường,
rung động Môi trường đô thị được tổ chức và phát triển theo hệ thống
quy luật phức tạp gồm các phân hệ xã hội và phân hệ các thành phần vật
thể của đô thị. Giữa hai phức hệ này có mối liên hệ chặt chẽ tác động lẫn

nhau, trong đó phân hệ xã hội chính là môi trường xã hội, đặc trưng bởi dân
cư đô thị và mối quan hệ của nó như chế độ xã hội, dân số, phân bố dân cư
lao động, công ăn việc làm, thu nhập, văn hóa giáo dục, y tế, kinh tế, quan
hệ xã hội và tệ nạn xã hội.
* Không khí trong đô thị
Trong đô thị môi trường không khí bao quanh con người và đô thị là
không khí đã bị ô nhiễm bởi các chất độc hại do hoạt động sản xuất (công
nghiệp – thương nghiệp – dịch vụ), tiêu thụ tài nguyên, các hoạt động sinh
hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi và các hoạt động khác gây
ra. Các hoạt động của con người rất đa dạng và thường xuyên đã thải ra
môi trường nhiều khí độc hai nguy hiểm, điển hình là khí Cacbon oxyt
(CO), Sunphur oxyt (SOx) mà chủ yếu là SO
2
, nito oxyt (NOx) chủ yếu là
NO và NO
2
, hidrocacbon (HC) và các loại bụi. Ngoài 5 chất độc hại chính còn
nhiều chất khác như hidro-clorua (HCl), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Hidro
Sunphur (H
2
S), Ozon (O3), Amôniăc (NH
3
), Thuốc trừ sâu bọ, khói bụi và các
loại vi khuẩn gây bệnh… ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư đô thị.
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng do hoạt động của con
người trong các đô thị đã tăng thêm ô nhiễm không khí, tăng khí thải
Cacbonic và nhiều chất khí độc hại khác vào khí quyển làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến khí hậu toàn cầu, phá hoại tầng ozon. Vì vậy, trong chiến
lược bảo vệ toàn cầu được công bố năm 1980 đã nhấn mạnh: “Bầu khí
quyển đã bị tác động mạnh, đang đe dọa sự biến đổi chế độ khí hậu. Từ

giữa thế kỷ XVIII đến nay các hoạt động của con người đã làm tăng gấp

×