Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá ảnh hưởng nước thải của cụm công nghiệp Tằng Loỏng tới chất lượng nước sinh hoạt tại khu dân cư xã Xuân Giao - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 61 trang )



i


I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM


PHM THY HP

Tờn ti:
Đánh giá ảnh hởng nớc thải của cụm công nghiệp Tằng Loỏng
tới chất lợng nớc sinh hoạt tại khu dân c xã Xuân Giao
huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai


khóa luận tốt nghiệp đại học


H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Khoa hc Mụi trng
Lp : K42A - KHMT
Khoa : Mụi trng
Khoỏ hc : 2010-2014
Giỏo viờn hng dn : PGS.TS. m Xuõn Vn



Thỏi Nguyờn, nm 2014



ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em
đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân
trong và ngoài trường.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi
trường và các thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đàm Xuân Vận giảng
viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ hướng dẫn cho em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ của Phòng Tài nguyên
và Môi trường Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho em trong quá trình thực tập tôt nghiệp tại đây.
Em xin cảm ơn Ban quản lý cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Ủy ban
nhân dân xa Xuân Giao, các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp Tằng
Loỏng đã cung cấp những thông tin, tài liệu, số liệu về tình hình thực tế của
cụm công nghiệp và xã trong quá trình em nghiên cứu, tìm hiểu về khu vực.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu nước sinh hoạt 19
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích mẫu 19
Bảng: 4.1 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong mẫu nước ngầm sử dụng
cho sinh hoạt (nước giếng) 35
Bảng: 4.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước mặt (nước ao, suối,

kênh Trung- Thủy nông) 38
Bảng 4.4: Kết quả điều tra về ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt
đang sử dụng 42
Bảng 4.5: Kết quả tổng hợp điều tra về ý kiến người dân về ảnh hưởng nước
thải cụm công nghiệp tới môi trường 43







iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 : Mặt bằng cụm công nghiệp Tằng Loỏng 27
Hình 4.2: Đồ thị độ pH trong mẫu nước ngầm 36
Hình 4.3: Đồ thị độ COD trong mẫu nước ngầm 37
Hình 4.4: Đồ thị hàm lượng BOD5 trong mẫu nước ngầm 37
Hình 4.5: Đồ thị độ pH trong mẫu nước mặt 39
Hình 4.6: Đồ thị hàm lượng COD trong mẫu nước mặt 40
Hình 4.7: Đồ thị hàm lượng BOD5 trong mẫu nước mặt 41
Hình 4.9: Tỷ lệ nam, nữ của các đối tượng điều tra 42
Hình 4.10: Tỷ lệ ngành nghề của các đối tượng điều tra 42



v
MỤC LỤC


Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Mục tiêu của đề tài 3
1.4.1. Mục tiêu chung 3
1.4.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.1. Khái niệm về nước thải 4
2.1.2. Khái niệm nước thải công nghiệp 4
2.1.3. Khái niệm về ô nhiễm nước 7
2.2. Cơ sở khoa học 8
2.2.1. Cơ sở pháp lý 8
2.2. Cơ sở thực tiễn 9
2.2.1. Tình hình ô nhiễm nước thải công nghiệp trên thế giới 9
2.2.2. Tình hình ô nhiễm nước thải cụm công nghiệp ở Việt Nam 11
2.3.3. Tổng quan về cụm công nghiệp ở Lào Cai 14
2.3.4. Sự hình thành, phát triển Cụm công nghiệp Tằng Loỏng 16
Phần 3: PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 18
3.3. Nội dung nghiên cứu 18
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Xuân giao 18
3.3.2. Tổng quan về cụm công nghiệp Tằng Loỏng 18
3.3.3. Hiện trạng chất lượng nước thải của cụm công nghiệp Tằng Loỏng 18
3.3.4. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt 18
3.3.5. Ý kiến người dân về ảnh hưởng nước thải cụm công nghiệp tới chất lượng
nước sinh hoạt 18



vi
3.3.6. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng nước thải công nghiệp tới chất
lượng nước sinh hoạt 18
3.4.Phương pháp nghiên cứu 18
3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 18
3.4.2.Phương pháp điều tra phỏng vấn 18
3.4.3.Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 18
3.4.5. Phương pháp so sánh 19
3.4.6.Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, xử lý và đánh giá số liệu 19
Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 21
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Xuân Giao 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 21
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 23
4.2. Tổng quan về cụm công nghiệp Tằng Loỏng 26
4.2.1.Khái quát cụm công nghiệp Tằng Loỏng 27
4.2.2. Quy mô và công suất của các nhà máy trong cụm công nghiệp 28
4.3. Hiện trạng chất lượng nước thải của cụm công nghiệp Tằng Loỏng 30
4.4. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt 35
4.4.1. Kết quả phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm nước ngầm (nước giếng) 35
4.5. Ý kiến người dân về ảnh hưởng nước thải cụm công nghiệp tới chất lượng
nước sinh hoạt 41
4.5.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra 42
4.5.2 Kết quả điều tra 42
4.6. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng nước thải công nghiệp tới chất
lượng nước sinh hoạt 44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Kiến nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51



1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt nhất là trong lĩnh vực
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế để đạt được mục tiêu chiến lược là
trở thành một nước công nghiệp tiên tiến vào năm 2020. Song song với các
hoạt động để đạt tới mục tiêu đó, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng
là bảo vệ môi trường, phát triển bền vững nền kinh tế. Trong nhịp điệu phát
triển chung của cả nước, thành phố Lào Cai cũng không ngừng mở rộng và
phát triển, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bước đầu đã
thu được những kết quả khả quan.
Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có tiềm năng khoáng sản khá phong
phú. Theo tài liệu điều tra, thăm dò về địa chất - khoáng sản trên địa bàn Lào
Cai đã phát hiện được trên 30 loại khoáng sản với trên 150 mỏ và điểm mỏ
khác nhau. Trong đó có nhiều mỏ khoáng sản quy mô lớn và có quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai và cả nước.
Những năm qua Lào Cai đã chú trọng tiến hành phát triển ngành công
nghiệp, trong đó tập trung vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn, có lợi
thế để tỉnh phát triển kinh tế xã hội và là mục tiêu trọng tâm mà tỉnh đặt ra.
Các loại khoáng sản đã và đang được khai thác, sử dụng có hiệu quả gồm:
apatit, đồng, sắt, chì, kẽm và các loại vật liệu xây dựng thông thường khác,…
Bảo Thắng là một huyện thuộc tỉnh Lào Cai do đó quá trình công
nghiệp hoá ở huyện Bảo Thắng cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ với sự hình
thành cụm công nghiệp Tằng Loỏng. Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện
Bảo Thắng là một trong những cụm công nghiệp trọng điểm về chế biến

khoáng sản và sản xuất hóa chất.Trong những năm qua, cụm công nghiệp này
càng phát triển và nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của tỉnh, đồng thời thu
hút được nhiều dự án đầu tư và dần trở thành trung tâm công nghiệp lớn
không chỉ của tỉnh mà của cả nước.
Từ khi hình thành và phát triển, cụm công công nghiệp đã có những
đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, song bên


2
cạnh những thành tựu mà cụm công nghiệp mang lại, người dân trong huyện
Bảo Thắng phải đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng do
chất thải, nước thải từ cụm công nghiệp Tằng Loỏng. Hàng loạt các nhà máy
chạy theo lợi nhuận không quan tâm đến môi trường sống của người dân xung
quanh đã tiến hành xử lý chất thải không đúng quy định ra môi trường bên
ngoài, biến những dòng suối, các kênh mương xanh thành những dòng sông
chết như: suối Trát, kênh Trung-thủy nông, làm ô nhiễm nguồn nước sinh
hoạt của người dân. Đó là vấn đề bức bách và nan giải mà cơ quan chức năng
và cộng đồng địa phương đang phương đang phải cùng tìm giải pháp khắc
phục, xử lý.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Đánh giá ảnh hưởng nước thải của cụm công nghiệp Tằng
Loỏng tới chất lượng nước sinh hoạt tại khu dân cư xã Xuân Giao, huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ” hy vọng sẽ góp được phần nào đó cho việc tăng
cường công tác quản lý giám sát và sử lý nước thải, giảm các tác động xấu
của cụm công nghiệp đến chất lượng môi trường xung quanh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ ảnh hưởng nước thải của cụm công nghiệp tới chất
lượng nước sinh hoạt xã Xuân Giao.
Đề xuất biện pháp quản lý giám sát và xử lý nước thải nhằm giảm thiểu
ô nhiễm nước thải cụm công nghiệp.

1.3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm của cụm công nghiệp Tằng Loỏng
ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt xã Xuân Giao.
Xác định các nguồn ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu.
Số liệu thu được phản ánh thực trạng khách quan.
Kết quả các thông số về chất lượng nước thải phải so sánh với quy
chuẩn Việt Nam.
Các mẫu nghiên cứu và phân tích đảm bảo tính khoa học và tính đại
diện cho khu vực nghiên cứu.


3
Những kiến nghị và giải phái đưa ra phải có tính khả thi, thực tiễn với
điều kiện địa phương.
1.4. Mục tiêu của đề tài
1.4.1. Mục tiêu chung
- Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng ảnh hưởng
của của nước thải cụm công nghiệp tới chất lượng nước sinh hoạt
1.4.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Xuân
Giao,huyện Bảo Thắng
- Đánh giá ảnh hưởng nước thải của cụm công nghiệp Tằng Loỏng tới
chất lượng nước sinh hoạt khu dân cư
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập:
+ Thực hiện đề tài sẽ là cơ hội cho sinh viên học tập và nghiên cứu,
củng cố lại kiến thức đã học
+ Giúp cho sinh viên hiểu rõ, sâu sắc, tỷ mỉ về thực trạng công tác
quản lý giám sát và sử lý nước thải, giảm các tác động xấu đến chất lượng
nước sinh hoạt.

- Ý nghĩa thực tiễn: Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nước thải cụm
công nghiệp Tằng Loỏng tới chất lượng nước sinh hoạt. Từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của nước thải cụm công nghiệp tới
chất lượng nước sinh hoạt.








4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về nước thải
Theo TCVN 5980-1995 và ISO 6107-1980: Nước thải là nước đã được
thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và
không còn có gia trị trực tiếp với quá trình đó.
Nước thải được phân loại theo mục đích sử dụng và cách xả thải như sau:
- Nước thải sinh hoạt : Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi
sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng : tắm, giặt giũ, tẩy rữa, vệ
sinh cá nhân, chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học,
bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt
của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm
của hệ thống thoát nước.
- Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất): Là loại nước thải sau quá
trình sản xuất, phục thuộc loại hình công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng
độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công

nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn.
- Nước thải tự nhiên (nước mưa): Đây là loại nước thải sau khi mưa chảy
tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn bã, dầu mỡ, khi đi vào hệ thống thoát
nước, ở những thành phố hiện đại chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
2.1.2. Khái niệm nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản
xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản
xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt
của công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành
phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công
nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại công nghệ, tuổi thọ của
thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.
Trong nước thải sản suất công nghiệp lại được chia ra làm 2 loại:
- Nước thải sản xuất bẩn, là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm,


5
xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, loại nước
này chưa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn,
- Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm
nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho nên
loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch.
Nước thải công nghiệp rất đa dạng về lượng cũng như tính chất, nó tùy
thuộc vào các yếu tố như: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ, công
suất hoạt động, … do tính chất đa dạng đó nên mỗi loại nước thải có một
công nghệ xử lý riêng.
* Cơ sở nhận biết nước thải công nghiệp
Nước thải được sản sinh từ nước không được dùng trực tiếp trong các
công đoạn sản xuất, nhưng tham gia các quá trình tiếp xúc với các khí. chất
lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất. Loại này có thể phát sinh liên tục

hoặc không liên tục, nhưng nói chung nếu sản xuất ổn định thì có thể dễ dàng
xác định được các đặc trưng của chúng.
Nước thải được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất. Vì là
một thành phần của vật chất tham gia quá trình sản xuất, do đó chúng thường
là nước thải có chứa nguyên liệu, hoá chất hay phụ gia của quá trình và chính
vì vậy những thành phần nguyên liệu hoá chất này thường có nồng độ cào và
trong nhiều trường hợp có thể được thu hồi lại. Ví dụ như nước thải này gồm
có nước thải từ quá trình mạ điện, nước thải từ việc rửa hay vệ sinh các thiết
bị phản ứng, nước chứa amonia hay phenol từ quá trình dập lửa của công
nghiệp than cốc, nước ngưng từ quá trình sản xuất giấy. Do đặc trưng về
nguồn gốc phát sinh lên loại nên loại nước thải này nhìn chung có nồng độ
chất gây ô nhiễm lớn, có thể mang tính nguy hại ở mức độ khác nhau tuỳ
thuộc vào bản thân quá trình công nghệ và phương thức thải bỏ. Nước thải
loại này cũng có thể có nguồn gốc từ các sự cố rò rỉ sản phẩm hoặc nguyên
liệu trong quá trình sản xuất, lưu chứa hay bảo quản sản phẩm, nguyên liệu.
Thông thường các dòng nước thải sinh ra từ các công đoạn khác nhau của
toàn bộ quá trình sản xuất sau khi được sử lý ở mức độ nào đó hoặc không được
xử lý, được gộp lại thành dòng thải cuối cùng để thải vào môi trường (hệ thống


6
cống, lưu vực tự nhiên như sông, ao hồ… ). Có một điều cần nhấn mạnh: Thực
tiễn phổ biến ở các đơn vị sản xuất, do nhiều nguyên nhân, việc phân lập các
dòng thải (chất thải lỏng, dòng thải có nồng độ chất ô nhiễm cao với các dòng
thải có tải lượng gây ô nhiễm thấp nhưng lại phát sinh với lượng lớn như nước
làm mát, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn… ) cũng như việc tuần hoàn
sử dụng lại các dòng nước thải ở từng khâu của dây chuyền sản xuất, thường ít
được thực hiện. Về mặt kinh tế, nếu thực hiện tốt 2 khâu này sẽ giúp doanh
nghiệp giảm đáng kể chi phí sản xuất, chi phí xử lý nước thải.
* Các loại nước thải công nghiệp thường gặp.

Ngành công nghiệp với đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh,
đồng nghĩa với việc cũng có đa dạng các loại nước thải công nghiệp được thải
ra hàng ngày. Một số loại nước thải của các ngành công nghiệp thường gặp và
gây không ít đau đầu cho người dân cũng như các nhà chức trách trong việc
kiểm soát nó là:
- Nước thải sản xuất bột ngọt
- Nước thải sản xuất Càfe
- Nước thải sản xuất Bia
- Nước thải sản xuất Đường
- Nước thải sản xuất Giấy
- Nước thải sản xuất Cao su
- Nước thải ngành Xi măng
- Nước thải ngành Khoáng sản
- Nước thải ngành Dệt nhuộm
Mỗi loại nước thải của mỗi ngành công nghiệp có một đặc tính riêng,
tuy nhiên các thành phần chính của nước thải khiến ta phải quan tâm hơn
trong việc xử lý nó bao gồm: kim loại nặng, dầu mỡ (chủ yếu trong nước thải
ngành xi mạ), chất hữu cơ khó phân hủy ( có trong nước thải sản xuất dược
phẩm, nông dược, dệt nhuộm …).
Các thành phần này không những khó xử lý mà còn độc hại đối với
con người và môi trường sinh thái. Quy mô hoạt động sản xuất càng lớn thì
lượng nước càng nhiều kéo theo lượng xả thải cũng càng nhiều. Bên cạnh đó,


7
các thành phần khác trong nước thải công nghiệp tuy không phải là nguy
hiểm nhưng nếu quá nhiều và không được xử lý đúng cách cũng là mối đe dọa
lớn đối với nguồn nước và môi trường.
2.1.3. Khái niệm về ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là hiện tượng thay đổi về chất lượng nước do trong nước

có chứa quá mức các thành phần vật chất, các chất độc hại và vi khuẩn, vi
sinh vật gây bệnh, làm giảm giá trị sử dụng của nước, ảnh hưởng xấu tới sự
tồn tại và phát triển của các vi sinh vật cũng như sức khỏe của con người [13].
Theo hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là
sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn
nước và gây nguy hiểm cho con người, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã”.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh
học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý .
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước
ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm
lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước
không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm
đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở
các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô
nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước, chất thải công nghiệp được thải
ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá
học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh


8
hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực.

2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 ngày 29/11/2005.
- Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo
vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ - CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 9 tháng 8 năm
2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 88/2007/NĐ - CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về
thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị quyết 41 NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Thông tư số 02/2009/TT - BTNMT về việc quy định đánh giá khả năng
tiếp nhận nước thải của nguồn nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Thông tư Số: 09/2009/TT - BXD Quy định chi tiết thực hiện một số
nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ - CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ
về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
- Thông tư số 08/2009/TT - BTNMT quy định quản lý và bảo vệ môi
trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp
do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Thông tư 48/2011/TT - BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT -
BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ
cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.



9
- Quyết định số 2920 - QĐ/MTg ngày 21 tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 34/2005/QĐ - TTg về việc ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực do Thủ tướng Chính phủ ban hành, để thực
hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quyết định số 22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam
về Môi trường.
- Quy chuẩn chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT, quy định
chất lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật Quốc gia về
nước thải công nghiệp.
- QCVN 52: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp sản xuất thép do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- TCVN 5942 - 95 Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
- TCVN 5945 - 2005 Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình ô nhiễm nước thải công nghiệp trên thế giới
Khu công nghiệp đã có một quá trình hình thành và phát triển hơn 100
năm nay. Anh là nước công nghiệp đầu tiên và khu công nghiệp đầu tiên được
thành lập năm 1896 ở Manchester; sau đó là vùng công nghiệp Chicago (Mỹ);
khu công nghiệp Napoli (Ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước.
Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các khu
công nghiệp phát triển nhanh chóng và rộng khắp các nước công nghiệp như là
một hiện tượng lan toả, tác động và ảnh hưởng. Vào thời kỳ này, Mỹ có 452
vùng công nghiệp và gần 1.000 khu công nghiệp, Pháp có 230 vùng công

nghiệp, Canada có 21 vùng công nghiệp. Tiếp theo các nước công nghiệp đi
trước, vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các khu công nghiệp và


10
khu chế xuất hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước công nghiệp hoá
thế hệ sau như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Cùng với sự phát triển đó một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc, ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người là vấn đề ô nhiễm môi trường
nước. Ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề báo động trên thế giới hiện
nay. Đặc biệt là các nước phát triển, cùng với sự phát triển thì các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy, … đã thải ra môi trường hang loạt các
chất độc hại làm cho nguồn nước ở đây bị ô nhiễm trầm trọng.
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với
nhịp độ đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc
độ phát triển kinh tế của các quốc gia. Xã hội càng phát triển thì càng xuất
hiện nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ô nhiễm nước ở các
mức độ khác nhau. Đường thủy và sông ngòi nói chung ở châu Âu đều nhiễm
độc, nhất là từ các hợp chất hữu cơ chứa clo. Nguyên nhân là dọc hai bên bờ
sông có nhiều nhà máy, xí nghiệp hóa chất, như ở sông Ranh chẳng hạn. Ở Hà
Lan người ta đã phát hiện ra loại nông dược độc hại và những chất vi ô nhiễm
(Micropolluant) trong nước uống bắt nguồn từ sông Ranh.
Tại các nguồn nước ở các khu công nghiệp thì nồng độ các chất có hại
vượt quá liều lượng cho phép bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ khó bị phân
giải trong tự nhiên. Chúng có thể nổi trên mặt nước, lơ lửng hoặc lắng sâu
dưới đáy và tan trong nước. Ví dụ chỉ một giọt dầu cũng tạo diện tích váng
0,25 m
2
trên mặt nước, tương tự một tấn dầu sẽ tạo váng 500 ha, dù lớp màng

váng rất mỏng song vẫn gây hại với sinh vật thủy sinh.
Thụy Sỹ là nước du lịch và vô cùng sạch sẽ. Song các con sông suối
ngoài biên giới Thụy Sỹ thì lại là nguồn nước bị ô nhiễm hoàn toàn.
Sông “Danuyp xanh” không còn là một hình ảnh thơ mộng, hiện nay
với chiều dài 100 km từ Cremxo đến biên giới Slovakia, thực chất đã trở
thành vùng nước chết về phương diện sinh học.
Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công
nghiệp thải ra ở các thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m
3



11
trong năm 1980 lên 73,1 tỷ m
3
trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa
qua xử lí vẫn được thải vào các sông. Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ
ngày càng trở nên ô nhiễm. Dựa trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đất
nước Trung Quốc trong năm 2006, chất lượng nước của 41,7% chiều dài sông
xếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và 21,8% dưới loại 5.
2.2.2. Tình hình ô nhiễm nước thải cụm công nghiệp ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình
trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và
đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối
với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu
công nghiệp (KCN) và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải
và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hang trăm cơ sở sản xuất công nghiệp
đang gây ô nhiễm môi trường do không có công trình và thiết bị xử lý chất
thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ

ở ngành công
nghiệp
dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ
pH trung bình từ 911; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá
học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ
lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các
ngành này có chứa xyanua (CN
-
) vượt đến 84 lần, H
2
S vượt 4,2 lần, hàm
lượng NH
3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các
nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công
nghiệp, khu chế xuất,cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Tại cụm công
nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi
nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500000m
3
/ngày từ
các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt
.


Mức độ ô nhiễm ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp
là rất lớn.
Theo số liệu khảo sát do cục bảo vệ môi trường phối hợp với công ty
cấp thoát nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy lượng NH
3
, chất răn lơ

lửng, ô nhiễm hữu cơ tăng cao tại hầu hết các cống rãnh, điểm xả. Có khu vực
hàm lượng NH
3
trong nước vượt 30 lần (cửa sông Thị Tín), hàm lượng các
kim loại nặng (chì, sắt…) vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần, chất rắn lơ lửng
vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần. Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính
là trên 9000 có sở sản xuất công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu
vực sông Đồng Nai. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công


12
nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi
ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1740000 m
3
nước
thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1130 tấn BOD
5

(làm giảm nhu cầu oxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu oxy hoá
học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây
ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước
sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh
vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch
các dòng sông.
Tương tự, chất thải rắn từ các KCN hiện có khoảng 2,3 triệu tấn/năm,
trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20%. Nhiều nơi có nhà máy xử lý
nước thải nhưng thực chất không hoạt động vì thiếu kinh phí hoặc các cơ sở sản
xuất xử lý nhưng không đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Vì vậy,
nhiều chỉ tiêu về coliform, amoniac, kim loại nặng đều vượt tiêu chuẩn cho
phép. Bùn thải này đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm

không khí và nhất là thẩm thấu làm ô nhiễm ngưồn nuớc ngầm, nước mặt dẫn
đến chất luợng nguồn nuớc bị suy giảm. Do vậy phần lớn các kênh rạch ở xung
quanh KCN đều bị bùn lắng rất nhanh và ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết đều có
màu đen và hôi thối, gấy ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường.
Tại Thái Nguyên nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất
giấy, luyện kim, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực
thành phố
Thái Nguyên chiếm
khoảng 15% lưu sông Cầu; nước thải từ sản
xuất giấy có pH từ 8,4 – 9 và hàm lượng
NH
4
là 4mg/1, hàm lượng chất hữu
cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…


Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô
nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô
nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động không có giấy phép, chỉ khi nào được
KCN yêu cầu thì mới đến Sở Tài Nguyên và Môi trường xin giấy phép. Ở
nhiều KCN, nước thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông hồ, gây ô
nhiễm ở mức độ đáng báo động. Nước thải Khu công nghiệp không được xử


13
lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt của dân cư
lân cận, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và trên diện rộng sẽ ảnh hưởng
chất lượng nguồn nước mà dân sử dụng. Ngân hàng Thế giới ước tính mức
thiệt hại kinh tế của Việt Nam do thiếu quản lý nước thải và chất thải lên tới

1,3% thu nhập quốc dân. Vào những thời kỳ suy thoái, mức thiệt hại này còn
có thể cao hơn gom vận chuyển, xử lý bùn thải công nghiệp hiện nay hoàn
toàn tự phát, do các doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm. Một số KCN giao
khoán hợp đồng cho các đơn vị này làm mà không có kiểm tra giám sát.
Công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước ngọt, trong đó
mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. KCN Việt Trì xả mỗi ngày hàng
trăm ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt
khoảng 168.000 m
3
/ngày đêm xuống hạ lưu cùng một lượng nước thải công
nghiệp và sinh hoạt không nhỏ từ thượng nguồn Trung Quốc đã làm chất
lượng nước sông Hồng ngày càng xấu đi theo cả không gian và thời gian. Ở
Hà Nội các sông như Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ có màu đen và hôi thối. Đặc
biệt, KCN Biên Hòa - Đồng Nai và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công
nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả
vùng phụ cận.
*Tiêu biểu các sự kiện về ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp
Vụ việc công ty Vedan đã xả trực tiếp nước thải có chưa rất nhiều chất
độc hại nhưng chưa qua sử lý ra bên ngoài (sông Thị Vải) . Trong những năm
1994 - 1995 công ty Vedan đã lắp đật một hệ thống sử lý có chủ ý, gồm
đường ống bí mật được cắm trong long đất đổ thẳng ra sông Thị Vải đã làm
nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng, nước có màu đen và bốc mùi hôi thối cả
ngày lẫn đêm. Giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04
mg/l.
Công ty Tung Kuang (Hải Dương) đã sử dụng hệ thống xả thải trực tiếp
ra sông Ghẻ từ 10/2008 và thực hiện vào các ngày mưa hoặc ban đêm để
tránh bị phát hiện. lưu lượng nước thải là 250 m
3
/ngày đêm. Qua đó mỗi
tháng công ty tiết kiệm được 100 triệu đồng. Mẫu nước thải của công ty có



14
lượng COD vượt 2,12 lần, tổng chất rắn lơ lửng vượt 18 lần, xyanua (CN
-
)
vượt 1,3 lần, Cr
3+
vượt 12,6 lần, Cr
3+
vượt 9,6 lần.
Nhà máy cồn - rượu của công ty cổ phần đường Quảng Ngãi hàng năm
lén lút xả trực tiếp nước thải ra sông thông qua đường ống ngầm ra sông Trà
Khúc. Hàm lượng DO từ 2,9 - 3,8 mg/l. Thấp nhất tại nhà máy này là 1,2 - 2,9
mg/l. Tình trạng thải nước lén lút của nhà máy đã gây ra nhiều bức xúc trong
dư luận và đặc biệt là những người dân sống quanh khu vực sông Trà Khúc.
2.3.3. Tổng quan về cụm công nghiệp ở Lào Cai
Lào Cai hiện có 3 cụm nghiệp trọng điểm, gồm CCN Tằng Loỏng,
CCN Bắc Duyên Hải và CCN Đông Phố Mới.
Trong đó, hai cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải và Đông Phố Mới theo
quy hoạch rộng 180 ha, là các cụm công nghiệp 'sạch' chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ kho trung chuyển hàng hóa với các khu
chức năng đặc thù, có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có quy chế
quản lý phù hợp với cơ chế thị trường, rất thuận lợi cho các hoạt động đầu tư
sản xuất kinh doanh. Có được những thuận lợi đó là do có sự quan tâm, đầu tư
của UBND tỉnh Lào Cai về phát triển hạ tầng cơ sở như: hệ thống đường giao
thông; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ, đáp ứng yêu cầu
của nhà đầu tư.
Hiện nay tại hai cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải và Đông Phố Mới có
55 nhà đầu tư đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong đó có 11 nhà đầu tư

nước ngoài (Trung Quốc), 01 nhà đầu tư liên doanh với nước ngoài (Trung
Quốc) và 43 nhà đầu tư trong nước.
*Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải
Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải có diện tích 80 ha, thuộc địa bàn
phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, là cầu nối giữa thành phố Lào Cai với
Khu Thương mại Kim Thành rất thuận tiện cho việc bố trí các kho trung
chuyển, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí sửa chữa, sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp
Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải đã đầu tư san gạt mặt bằng, hệ thống
đường ô tô (trục đường A1 dài 1800 m, mặt đường 15 m đã được rải nhựa,


15
các trục đường còn lại đã thi công xong lớp mặt đá dăm nước, vào quý
II/2006 sẽ rải nhựa toàn bộ), hệ thống cấp thoát nước đã thi công hoàn chỉnh,
hệ thống cấp điện đã thi công 02 tuyến cấp điện tạm đảm bảo cấp điện cho
các nhà đầu tư trong quá trình triển khai Dự án, cuối năm 2006 hệ thống cấp
điện chính thức sẽ được đầu tư hoàn chỉnh.
Hiện nay tại cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải có 32 nhà đầu tư đăng ký
đầu tư với 56% diện tích đã đăng ký. Trong đó có 06 nhà đầu tư Trung Quốc
và 01 nhà đầu tư liên doanh với Trung Quốc. Đã có 8 nhà đầu tư triển khai dự
án đầu tư gồm: Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Dương, Công ty TNHH Hoa
Việt, Công ty TNHH máy tính Tân An Thịnh Việt Nam, Công ty TNHH Linh
Dương, Công ty TNHH TM Hải Yến, Doanh nghiệp Minh Tú, Hợp tác xã Đại
Thịnh, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại số 1 Lào Cai.
Tại cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải có 06 nhà đầu tư đang xây dựng
công trình, 01 nhà đầu tư đã đi vào sản xuất từ tháng 8/2005.
* Cụm công nghiệp Đông Phố Mới
Cụm công nghiệp Đông Phố Mới có diện tích 80 ha, thuộc địa bàn
phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, cạnh ga Lào Cai nên rất thuận tiện cho

việc bố trí kho trung chuyển hàng hoá, các cơ sở công nghiệp sạch như lắp
ráp điện, điện tử, điện lạnh, hàng thủ công mỹ nghệ, các cơ sở gia công lắp
ráp đóng gói trước khi xuất hoặc nhập khẩu.
Cụm công nghiệp đã được san gạt mặt bằng, đầu tư hệ thống giao
thông, cấp thoát nước, cấp điện. Đủ điều kiện để các nhà đầu tư triển khai dự
án đầu tư. Hệ thống đường giao thông đã xây dựng xong phần kết cấu mặt
đường đá dăm nước, đang xây dựng hệ thống mặt đường nhựa và xong trong
quý II/2006; Hệ thống cấp điện đã đầu tư hệ thống cấp điện tạm phục vụ cho
việc xây dựng các công trình, quý III/2006 sẽ xây dựng xong hệ thống cấp
điện chính thức; Hệ thống cấp thoát nước đã xây dựng xong.
Hiện nay đã có 24 nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào cụm công nghiệp
Đông Phố Mới với diện tích đã đăng ký chiếm 87,2%. Trong đó 06 nhà đầu tư
Trung Quốc , 01 nhà đầu tư liên doanh với Trung Quốc. Một số nhà đầu tư
lớn, đăng ký vào cụm công nghiệp Đông Phố Mới là: Tổng Công ty Đường


16
sắt và Tổng Công ty Hàng Hải: 18 ha; Tổng Công ty Cao su: 3 ha; Tổng Công
ty Xăng dầu: 2,06 ha; Công ty TNHH Thương mại Thiên Lợi Hoà: 1,3 ha
…Tại cụm công nghiệp Đông Phố Mới có 05 nhà đầu tư đã xây dựng công
trình và đang sản xuất ổn định.
* Cụm công nghiệp Tằng Loỏng
Cụm công nghiệp Tằng Loỏng được quy hoạch rộng 2000 ha trong đó
có 700 ha chuyên dành cho các cơ sở luyện kim, hoá chất, phân bón, cơ khí
Đây là khu công nghiệp luyện kim hoá chất quan trọng không chỉ của tỉnh Lào
Cai mà còn là một trong những Cụm công nghiệp quan trọng của quốc gia. Tuy
nhiên với quy mô đầu tư rộng lớn, bên cạnh đó việc thực hiện qui hoạch còn
gặp nhiều khó khăn như địa hình chia cắt nhiều, nguồn vốn ngân sách của tỉnh
còn hạn hẹp do vậy việc đầu tư cơ sở hạ tầng của Cụm công nghiệp Tằng
Loỏng được UBND tỉnh phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn. Hiện nay UBND

tỉnh đã tiến hành đầu tư giai đoạn 1 hệ thống cấp nước tại cụm công nghiệp và
thị trấn Tằng Loỏng; quy hoạch hệ thống cấp điện; quy hoạch chi tiết hệ thống
đường giao thông nội bộ tại Cụm công nghiệp Tằng Loỏng [1s].
Hiện nay có 14 dự án đã và đang được đầu tư tại Cụm công nghiệp
Tằng Loỏng với tổng số vốn đầu tư lên đến trên 10000 tỷ đồng. Theo thống
kê tháng 3/2012 thì nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra của
các doanh nghiệp trong cụm trung bình lên tới 4000 tấn/ngày.
2.3.4. Sự hình thành, phát triển Cụm công nghiệp Tằng Loỏng
Cụm Công nghiệp Tằng Loỏng được quy hoạch tại khu vực Tằng
Loỏng huyện Bảo Thắng, tập trung các cơ sở luyện kim, hoá chất, tuyển
khoáng và một số ngành công nghiệp phụ trợ khác. Tổng diện tích quy hoạch
trên 2000 ha, trong đó đất phục vụ cho phát triển công nghiệp là trên 700 ha,
đất cho các khu tái định cư, chung cư và đô thị Tằng Loỏng là 1300 ha. Hệ
thống cơ sở hạ tầng tại cụm đã được Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng và
tương đối hoàn chỉnh từ những năm 1980 như: hệ thống cấp điện 110KV; hệ
thống cấp nước từ trạm nước Tả Thàng công suất 40000 m
3
/ngày đêm; hệ
thống đường bộ, đường sắt,…


17
Năm 2006 tổng cộng có 08 nhà đầu tư đăng ký và hoạt động sản xuất
kinh doanh tại cụm công nghiệp với diện tích 248,65 ha với tổng số vốn đầu
tư 4114,376 triệu đồng.
Năm 2007 có thêm 04 nhà đầu tư mới đăng ký, tổng diện tích Dự án
342,62 ha với tổng số vốn đầu tư 4817342 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2008 có
thêm 02 Dự án mới đăng ký đầu tư. Hiện nay có 14 nhà đầu tư đăng ký, có 10
nhà đầu tư đi vào hoạt động ổn định 02 nhà đầu tư đang triển khai xây dựng.




























18
Phần 3
PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nước sinh hoạt tại khu dân cư xã
Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Phạm vi nghiên cứu : Xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng,
tỉnh Lào Cai
- Thời gian tiến hành: 20/01 - 30/04/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Xuân giao
3.3.2. Tổng quan về cụm công nghiệp Tằng Loỏng
3.3.3. Hiện trạng chất lượng nước thải của cụm công nghiệp Tằng Loỏng
3.3.4. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt
3.3.5. Ý kiến người dân về ảnh hưởng nước thải cụm công nghiệp tới chất lượng
nước sinh hoạt
3.3.6. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng nước thải công nghiệp tới chất
lượng nước sinh hoạt
3.4.Phương pháp nghiên cứu
3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình
hình phát triển của xã Xuân Giao và cụm công nghiệp (CCN) Tằng Loỏng.
3.4.2.Phương pháp điều tra phỏng vấn
-Lập phiếu điều tra thu thập số liệu, thông tin về ảnh hưởng ô nhiễm
nước thải cụm công nghiệp đến nước sinh hoạt và đời sống qua việc phỏng
vấn người dân trong xã Xuân Giao.
3.4.3.Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
3.4.3.1. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Lấy mẫu nước suối Trát, kênh Trung- Thủy nông theo TCVN 5996 -
1995



19
- Lấy mẫu nước ao theo TCVN 5994 - 1995
- Lấy mẫu nước ngầm (nước giếng) theo TCVN 6000 - 1995
3.4.3.2. Vị trí lấy mẫu
Để đánh giá ảnh hưởng của nước thải cụm công nghiệp đến chất lượng
nước sinh hoạt xã Xuân giao, em tiến hành lấy mẫu nước sinh hoạt tại 3 thôn
Cù 1, Hợp Xuân 2, Tân Lợi trong xã.
Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu nước sinh hoạt
Số mẫu Kí hiệu Thời gian Vị trí lấy mẫu Loại mẫu
1 Mẫu 1 04/03/2014 Thôn Tân Lợi
Mẫu nước giếng

2 Mẫu 2 04/03/2014 Thôn Hợp Xuân 2
3 Mẫu 3 04/03/2014 Thôn Cù 1
4 Mẫu 4 04/03/2014 Thôn Tân Lợi
Mẫu nước ao 5 Mẫu 5 04/03/2014 Thôn Hợp Xuân 2
6 Mẫu 6 04/03/2014 Thôn Cù 1
7 Mẫu 7 04/03/2014 Thôn Tân Lợi
Mẫu nước kênh
Trung- Thủy
nông
8 Mẫu 8 04/03/2014 Thôn Hợp Xuân 2
9 Mẫu 9 04/03/2014 Thôn Cù 1
10 Mẫu 10 04/03/2014 Thôn Tân Lợi
Mẫu nước suối
Trát
11 Mẫu11 04/03/2014 Thôn Hợp Xuân 2
12 Mẫu 12 04/03/2014 Thôn Cù 1
3.4.4. Phương pháp phân tích mẫu
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích mẫu

Chỉ tiêu Phương pháp
pH Máy đo đa chỉ tiêu Hanna
COD Phương pháp chuẩn độ bằng KmnO
4
BOD
5
Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allythiourea
Fe Phương pháp so màu quang phổ UV-VIS
3.4.5. Phương pháp so sánh
So sánh các kết quả, số liệu phân tích được với các tiêu chuẩn, quy chuẩn
Việt Nam để đưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lượng nước sinh hoạt.
3.4.6.Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, xử lý và đánh giá số liệu

×