Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại một số khu vực nguy cơ ô nhiễm cao trên địa bàn huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.71 KB, 76 trang )

§¹i häc Th¸i Nguyªn
tr−êng ®¹i häc n«ng l©m
================




NGHIÊM THỊ THANH


Đề tài
“ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI
MỘT SỐ KHU VỰC NGUY CƠ Ô NHIỄM CAO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN DŨNG – TỈNH BẮC GIANG’’


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : TN & MT
Khóa học : 2010 - 2014

















Thái Nguyên , năm 2014
§¹i häc Th¸i Nguyªn
tr−êng ®¹i häc n«ng l©m
================




NGHIÊM THỊ THANH


Đề tài
“ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI
MỘT SỐ KHU VỰC NGUY CƠ Ô NHIỄM CAO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN DŨNG – TỈNH BẮC GIANG’’


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Lớp : KHMT- 42- NO3
Khoa : TN & MT
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS: Đặng Văn Minh















Thái Nguyên , năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường vơi phương châm học đi
đôi với hành, môi sinh viên sau khi trường cần phải chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần
thiết, chuyên môn vững vàng.
Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong các
trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết

vào thực tiễn. Qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thành về kiến thức, lý luận, phương
pháp làm việc, năng lực công tác, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa tiễn
và nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Môi Trường em được phân công về thực tập tại
phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, với đề tài nghiên cứu: “
Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại một số khu vực nguy cơ ô nhiễm cao trên
địa bàn huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang’’
Kết thúc thực tập, để hoàn thành đê tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa học,
nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Môi
Trường đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại
Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng
Tài Nguyên Môi Trường huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ em trong
thời gian thực tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn Thầy giáo PGS.TS: Đặng Văn Minh đã nhiệt
tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Mặc dù bản thân em có nhiều
cố gắng, song do kiến thức và thời gian có hạn, bước đầu làm quen phương pháp nghiên
cứu, nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong
được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của em được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Nghiêm Th
ị Thanh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí Hiệu Tiếng Việt

BVTV Bảo vệ thực vật
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
UBND Ủy Ban Nhân Dân
KCN Khu Công Nghiệp
UNEP Liên Hợp Quốc
MDG Thiên niên kỷ
PH Chất rắn lơ lửng
TSS Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
DO Hàm lượng ô xi tự do
COD Nhu cầu oxy hóa học
BOD5 Nhu cầu oxy sinh học
Colifom Vi sinh vật
SMEWW Phương pháp quốc tế
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống kê tài nguyên nước trên Thế Giới 7

Bảng 2.2. Chất lượng nước mặt trên thế giới. 9

Bảng 3.1. Phương pháp phân tích nước mặt 21

Bảng 4.1 Kết quả phân cấp độ dốc, đất đai của huyện như sau: 24

Bảng 4.2 Tình hình cấp GCN quyền sử dụng đất huyện Yên Dũng 26

đến năm 2013 26

Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Yên Dũng, 27


tỉnh Bắc Giang 27

Bảng 4.4 Giá trị sản xuất kinh tế nông nghiệp qua các năm 29

huyện Yên Dũng 29

Bảng 4.5. Vị trí lấy mẫu nước mặt tại huyện Yên Dũng, Bắc Giang 34

Bảng 4. 6 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học trong nước mặt huyện
Yên Dũng 34

Bảng 4.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu VSV 39

trong nước mặt Yên Dũng 39

Bảng 4.8. Các chỉ tiêu kim loại nặng trong nước mặt Yên Dũng 41

Bảng 4.9. Ý kiến của người dân khi sử dụng nước 44

Bảng 4.10 Thống kê lượt người mắc bệnh trong các xã 48

tại huyện Yên Dũng – 2013 48


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Bản đồ các điểm lấy mẫu trong địa bàn nghiên cứu 24

Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2014 28


Hình 4.3: Giá trị pH trong nước mặt tại 8 địa điểm trên địa bàn 35

huyện Yên Dũng 35

Hình 4.4. Hàm lượng DO trong nước mặt tại huyện Yên Dũng. 36

Hình 4.5. Hàm lượng COD(mg/lít) trong nước mặt huyện Yên Dũng 37

Hình 4.6. Hàm lượng BOD5 (mg/lít) trong nước mặt Yên Dũng 38

Hình 4.7. Hàm lượng chì Pb trong nước mặt huyện Yên Dũng 42

Hình 4.8: Cấu trúc bể lọc 52


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.4.2. ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
2.2. Cơ sở pháp lý 6
2.3. Cơ sở thực tiễn 7
2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm nước của một số nước trên thế giới 7

2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam 12
2.3.2.1. Tình trạng ô nhiễm nước ở một số vùng KTTD phía Bắc 13
2.3.2.2. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt tại Hà Nội 13
2.3.2.3. Hiện trạng ô nhiễm tại lưu vực sông Cầu 14
2.3.2.4. Tình trạng ô nhiễm nước ở lưu vực sông Đáy – Nhuệ 15
2.3.2.5. Hiện trạng ô nhiễm ở các tỉnh, thành phía Nam 16
2.3.3. Thực trạng ô nhiễm nước tại Bắc Giang và huyện Yên Dũng 17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 19
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
3.2.1. Địa điểm 19
3.2.2. Thời gian 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu 19
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại một số khu vực nguy cơ ô
nhiễm cao trên địa bàn huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang 19
3.3.2.1. Hiện trạng môi trường nước 19
3.3.2.2. Diễn biến môi trường nước 19
3.3.2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 19
3.3.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng môi trường nước mặt tại
huyện Yên Dũng 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 20
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 20
3.4.3. Phương pháp chuyên gia 21
3.4.4. Phương pháp so sánh và đánh giá 21
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 23

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
4.1.1.1. Vị trí địa lý 23
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 24
4.1.1.3. Khí hậu 25
4.1.1.4. Thuỷ văn 25
4.1.2. Các nguồn tài nguyên 26
4.1.2.1. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai 26
4.1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất 26
4.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 28
4.1.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp 28
4.1.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp 29
4.1.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ 30
4.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 30
4.1.4.1. Dân số 30
4.14.2. Lao động, việc làm và thu nhập 30
4.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 31
4.1.5.1. Thực trạng mạng lưới giao thông huyện 31
4.1.5.2. Hệ thống thuỷ lợi 31
4.1.5.3. Hệ thống năng lượng truyền thông 32
4.1.5.4. Cơ sở y tế 32
4.1.5.5. Cơ sở giáo dục - đào tạo 33
4.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực huyện Yên Dũng tỉnh Bắc
Giang 33
4.2.1. Một số chỉ tiêu hóa học trong môi trường nước mặt của huyện Yên Dũng 34
4.2.2. Một số chỉ tiêu vi sinh vật trong nước mặt tại huyện Yên Dũng 39
4.2.3. Các chỉ tiêu kim loại nặng trong nước mặt của huyện Yên Dũng 41
4.3. Đánh giá chất lượng nước mặt tại huyện yên Dũng thông qua phiếu điều
tra 42
4.4. Hiện trạng quản lý môi trường nước của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc

Giang 45
4.5. Đánh giá những ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt tới người dân địa
phương. 46
4.5.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng 46
4.5.2. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế 49
4.6. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ, phát triển bền vững
môi trường. 49
4.6.1. Giải pháp chính sách 49
4.6.2. Giải pháp về quản lý 50
4.6.3. Giải pháp công nghệ 51
4.6.4. Giải pháp về truyền thông, giáo dục 53
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1. Kết luận 55
5.2. Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh là hai mặt của một vấn đề:
Mặt tích cực là nó làm thay đổi diện mạo của đất nước, làm tăng trưởng sản
xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Đối với Việt
Nam công nghiệp hóa đã làm cho nền kinh tế tăng trưởng khá cao (trên
7%năm), trong những năm gần đây và dần dần đưa nước ta ngang tầm với các
nước phát triển trong khu vực và thế giới. Nhưng mặt khác nó cũng là nguyên
nhân chủ yếu làm xấu đi môi trường sống, giảm chất lượng cuộc sống và suy

kiệt tài nguyên, các hiện tượng thiên tai, lũ lụt…ngày càng nhiều, số người bị
mắc bệnh do môi trường ô nhiễm ngày càng tăng.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh của các ngành sản xuất công nghiệp,
quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số, sử dụng phân bón, thuốc bảo về thực
vật (BVTV) trong nông nghiệp một cách không hợp lý đã và đang gây ảnh
hưởng ít nhiều đến môi trường nói chung, trong đó đáng chú ý là môi trường
nước mặt ở nhiều nơi đã ô nhiễm khá nghiêm trọng.
Huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang là một huyện trung du miền núi
nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên là 21.337,68
ha, chiếm 6% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Giang.Toàn huyện có 23 xã và 2
thị trấn, dân số tỉnh đến năm 2006 khoảng 165.631 người.Trong quy hoạch
phát triển Kinh tế - Xã hội (KT – XH), Yên Dũng là một trong 4 huyện thành
phố trong điểm kinh tế của tỉnh Bắc Giang.Với vị trí nằm liền kề khu tam giác
kinh tế phía Bắc và gần với các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Hạ Long, Thái Nguyên, thành phố Bắc Giang, thành phố Bắc Ninh, Huyện
Yên Dũng có lợi thế quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa với các trung
2
tâm này. Kết quả phối hợp nghiên cứu giữa Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa và
phòng Tài Nguyên Môi Trường (TNMT) cho thấy nguy cơ ô nhiễm từ nước
thải sinh hoạt vào sản xuất vào kênh Nham Biển đã có biểu hiện ô nhiễm nhẹ,
nếu không có biện pháp quản lí và sử lí nguồn thải thì nguy cơ ô nhiễm nguồn
nước không còn xa nữa. Đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa với tốc
độ nhanh như hiện nay.
Xuất phát từ các vấn đề trên và yêu cầu thực tế về đánh giá hiện trạng
môi trường nước mặt của huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra các
giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát tiển bền
vững trong thời gian tới, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban
Chủ nhiệm khoa Môi trường và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
PGS.TS.Đặng Văn Minh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện
trạng môi trường nước mặt tại một số khu vực nguy cơ ô nhiễm cao trên

địa bàn huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang’’
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại một số khu vực nguy
cơ ô nhiễm cao trên địa bàn huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang.
- Dựa trên cơ sở dữ liệu về hiện trạng nước mặt tại một số điểm trên
địa bàn huyện, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo vệ môi trường
nước mặt trên địa bàn huyện.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá chất lượng nước mặt tại huyện Yên Dũng
- Xác định các tồn tại trong quản lý môi trường nước mặt của huyện
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải
thiện môi trường nước mặt của huyện trong thời gian tới.

3
- Điều tra thu thập thông tin, phân tích để xác định các nguồn, các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt.
- Số liệu phản ánh trung thực khách quan.
- Những kiến nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa
phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
+ Vận dụng và phát huy các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu.
+ Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Bổ sung tư liệu cho học tập sau này.
1.4.2. ý nghĩa thực tiễn
+ Đưa ra được các đánh giá chung nhất về chất lượng môi trường
nước, giúp cho cơ quan quản lí nhà nước về môi trường có biện pháp thích
hợp bảo về môi trường.
+ Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính

sách bảo vệ môi trường và kế hoạch cung cấp nước sinh hoạt của huyện.
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho mọi cộng đồng dân cư.








4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Môi trường là gì?
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “ Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người”.
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005[16] chương 1, điều 3:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, cơ ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
* Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hai của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên Trái Đất.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người (Nguyễn Thị
Lợi, 2006)[14].
5
* Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì “ Ô nhiễm môi
trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến
mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm
suy thoái chất lượng môi trường”.
- Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Theo hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi
chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và
gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá,
nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại.
Khái niệm nước mặt: Là nguồn nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
Khái niệm nước ngầm: Là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới
mặt đất.
* Quản lý môi trường: “ Quản lý môi trường là một hoạt động trong
quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên
sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề
môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng,
hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên” ( Luật Bảo vệ
môi trường 2005)[16].

* Tiêu chuẩn môi trường: “ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép
của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của
chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường” ( Luật Bảo vệ môi trường
2005)[16].
6
2.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 ngày 29/11/2005.
- Luật số 08/1998/QH 10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước.
- Nghị định 29/2011/NĐ - CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Căn cứ nghị định 21/2008/ NĐ – CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi bổ
sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006.
- Nghị định 149/ 2004/NĐ – CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác
sử dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 179/1999/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của
Chính phủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 162/2003/NĐ – CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu,
thông tin về tài nguyên nước.
- Thông tư số 29/2011/TT- BTNMT quy định quy trình kĩ thuật quan
trắc môi trường nước mặt lục địa.
- Quyết định số 341/QĐ- BTNMT về việc ban hành Danh mục lưu vực
sông nội tỉnh.
- TCVN 5942- 1995: Giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ
chất ô nhiễm cơ bản trong nước mặt.

- QCVN 08 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
- TCVN 5945: 2005 Nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải.
7
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm nước của một số nước trên thế giới
Trên thế giới có khoảng 361 triệu km
2
diện tích các đại dương (chiếm
khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng
1,5 tỷ km
3
, trong đó nước nội địa chỉ chiếm 91 triệu km
3
(61%), còn lại 93,9%
là nước biển và đại dương. Tài nguyên nước ngọt chiếm 28,25 triệu km
3

(1,88% thủy quyển), nhưng phần lớn lại ở dạng đóng băng ở hai cực trái đất
(hơn 70% lượng nước ngọt). Lượng nước thực tế con người có thể sử dụng
được là 4,2 triệu km
2
(0,28 % thủy quyển). Tài nguyên nước trên thế giới
được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.1. Thống kê tài nguyên nước trên Thế Giới
Vị Trí
Thể tích
(* 10
12
m

3
)
Tỉ lệ
(%)



Vùng lục địa

Hồ nước ngọt 125 0,009

Hồ nước ngọt, biển nội địa

104 0,008

Sông 1,25 0,0001

Độ ẩm trong đất 67 0,005

Nước ngầm 8350 0,61

Băng ở bắc cực 29200 2,14

Tổng vùng lục địa(làm tròn) 37800 2,8

Khí quyển
(hơi nước)
13 0,001

Các đại dương 1320000 97,3


Tổng (làm tròn)
1360000 100

Nguồn: Tyson, J, (1989) [21]
Nước lục địa bao gồm nguồn nước mặt và nước dưới đất. Nước mặt
phân bố chủ yếu trong các hệ thống sông, suối, ao, kênh, rạch và các hệ thống
8
tiêu thoát nước trong nôi thành đô thi. Nước dưới đất hay còn gọi nước ngầm
là nước tự nhiên chảy ngầm trong lòng đất qua nhiều tần đất đá, có cấu tạo địa
chất khác nhau.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất ngày càng trở nên
nghiêm trọng, đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong
nội thành, nội thị. Trên thế giới có khoảng 1400 triệu km
3
nước, trong đó
nước mặn chiếm 97%, nước ngọt 3% tuy nhiên chỉ có 10 triệu km
3
nước có
thể sử dụng được, phần còn lại là nước đóng băng. Thế giới hiện nay tỉ lệ sử
dụng nước như sau:
+ 69% sử dụng cho nông nghiệp
+ 23% sử dụng cho công nghiệp
+ 8% sử dụng cho đời sống và đô thị
Theo ước tính, những vùng đất hạn hán chiếm 31% tổng diện tích đất
liền trên thế giới, trong đó bao gồm 40% là sa mạc. Do đó hiện tượng không
cân bằng của sự phân bố nước trên địa cầu là không thể tránh khỏi, điều đáng
báo động là mức sử dụng nước bình quân cho mỗi đầu người vào khoảng
2000 m
3

, nhưng hiện nay có đến 50 nước, nghĩa là 750 triệu dân được cung
cấp nước dưới mức 1700 m
3
(1 người/1 năm). Như vậy trong những thập kỷ
tới, chúng ta phải tính đến sự xa mạc hóa và tốc độ tăng dân số ở một số vùng
trên thế giới. Người ta nhận định rằng ở Châu Phi hơn1 tỷ người sẽ lâm vào
cảnh thiếu nước và tình trạng này cũng là mối đe dọa của cả Trung Quốc và
Ấn Độ.(Lan Anh, 2002) [13].
Chúng ta biết rằng nước là môi trường thuận lợi cho mọi sự ô nhiễm,
tất cả mọi chất thải cũng như mọi chất hóa học khi thải ra nước đều hòa tan
hoặc lưu trữ một phần. Quy luật này là nguồn gốc sâu xa của sự phát sinh ô
nhiễm nước. Hiện nay thế giới nhiều sông, suối đã dần trở nên ô nhiễm nặng
nề như:
9
+ Tại Trung Quốc 80% chất thải ra sông hàng ngày mà không có bất cứ
kỳ khâu sử lý nào.
+ Sông Rio Bogofa ở Colombia ô nhiễm đến mức không có sinh vật
nào sống nổi và không có khu dân cư nào sống gần đó.
+ Tại Nga, sông Vonga hàng năm vận chuyển đến 42 triệu tấn chất thải
độc hại.
+ Ở Châu Âu – Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất trầm
trọng (Lan Anh, 2002) [13].
Nguồn nước trên thế giới có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân khác nhau
được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Chất lượng nước mặt trên thế giới.
STT Tác nhân gây ô nhiễm Sông Hồ, ao Hồ chứa
1 Vi khuẩn gây bệnh + + + + +
2 Chất rắn lơ lửng + + + +
3 Các hợp chất hữu cơ + + + + +
4 Hàm lượng phú dưỡng + + + + + +

5 Nitrat hóa + - -
6 Mặn hóa + - -
7 Các nguyên tố vết + + + + + +
8 Axit hóa + + + + +
9 Chế độ thủy văn + + + -
( Nguồn: Cục quản lý Tài Nguyên nước, 2003)
(Ghi chú: (+ + +) mức nghiêm trọng, (+ +) mức vừa phải, (+) mức ít,(-)
rất ít hoặc không nghiêm trọng).
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa công bố kết quả
nghiên cứu cho thấy, tình trạng biến đổi khí hậu đã làm nghiêm trọng hơn các
10
vấn đề về nguồn nước vốn đã hết sức căng thẳng tại các quốc đảo ở khu vực
Thái Bình Dương.
Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNEP,
ông Park Young – Woo dẫn báo cáo nêu rõ thách thức về nguồn nước ngọt
mà khu vực này đang phải đối mặt thực sự là rất lớn do bị hạn chế về tài
nguyên nước.Theo đó nhu cầu cấp bách đối với khu vực này là tăng cường
hiệu quả các biện pháp sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con
người và thúc đẩy phát triển bền vững. Đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp
đang bọ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn nước mưa nên đã đặt các
nền kinh tế và cuộc sống của người dân ở các quốc đảo trong khu vực trước
nhiều hiểm họa khôn lường.
Thống kê cho thấy, tỉ lệ gần 10% số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi ở
các quốc đảo này bắt nguồn từ các nguyên nhân liên quan đến nước và 90%
các ca tử vong còn lại là do những nguyên nhân liên quan đến các điều kiện
về mất sinh.
Nghiên cứu của UNEP cũng nêu rõ, nhiều quốc đảo ở Thái Bình
Dương không thể thực hiện được các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) của
Liên Hợp Quốc về cung cấp nước sạch và các điều kiện về sinh cơ bản vào
năm 2015. Ngoài ra, các quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng đang đứng trước

những căng thẳng chưa từng có về sinh thái với nhiều đảo có từ 85 – 90%
diện tích không có hệ thực vật sống và hầu như không có khả năng xử lý
nguồn nước thảo từ các khu vực đô thi khiến nguồn nước mặt bị ô nhiễm
nghiêm trọng (Kỳ Sơn, 2011) [10].
Khan hiếm nước và sự nóng lên toàn cầu
Nóng lên toàn cầu sẽ làm cho khan hiếm nước trên toàn cầu tăng lên
20% trong thế kỷ này. Theo dự đoán của các chuyên gia, nóng lên toàn cầu sẽ
11
làm thay đổi chế độ mưa trên toàn thế giới, làm tan chảy các núi băng và hơn
thế nữa gây ra những cực đoan về hạn hán và lũ lụt.
Việc tiêu thụ nước trên thế giới đã tăng 6 lần so với thế kỷ trước, gấp
đôi tỷ lệ gia tăng dân số và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thế kỷ tới. Tuy nhiên,
nguồn tài nguyên nước ngọt sẵn có là có hạn, < 1% nước trên Trái Đất.
Hơn thế, tài nguyên nước và dân số phân bố không đồng đều trên toàn
cầu, các khu vực khô cằn và bán khô cằn có diện tích 40% tổng diện tích đất
của thế giới nhưng chỉ nhận được 2% các dòng chảy bề mặt và một nửa trong
số nhà ở của khu vực này thuộc diện nghèo của thế giới. Hiện nay nguồn tài
nguyên nước ngọt hiện có trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các
hoạt động khai thác quá mức, ô nhiễm và nóng lên toàn cầu. Với xu hướng
này, việc cung cấp đủ nước cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và tiêu
dùng của con người là một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21.
Ngày càng có nhiều bằng chứng về sự khan hiếm nước trên toàn cầu.
Các bằng chứng vật lý của sự khan hiếm nước có thể được tìm thấy trên thế
giới với tần suất ngày càng tăng và đều có ảnh hưởng giống nhau đến các
nước giàu, nước nghèo. Gần ba tỷ người sống trong điều kiện khan hiếm nước
(chiếm hơn 40% dân số thế giới) và tình hình này ngày càng trở nên tồi tệ hơn
nếu xu hướng hiện nay cứ tiếp diễn. Các biểu hiện của việc khan hiếm nước
phổ biến là hàng triệu người chết mỗi năm và suy dinh dưỡng và các bệnh
liên quan đến nguồn nước, xung đột chính trị do tranh chấp nguồn nước, sự
tuyệt chủng của các loài nước ngọt và sự suy thoái của các hệ sinh thái thủy

sinh. Khoảng một nửa trong số các vùng đất ngập nước đã bị mất và các đập
nước đã làm thay đổi mạnh trong dòng chảy của gần 60% các lưu vực sông
lớn trên thế giới (Andrew D. Eaton, 2009) [17].
12
2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Trong những năm gần đây do tốc độ phát triển kinh tế của nước ta tăng
lên một cách nhanh chóng, chất lượng cuộc sống của người dân càng ngày
càng nâng cao, nhiều khu công nghiệp (KCN), khu đô thị mới được hình
thành kèm theo chất lượng nước thải lớn đã xả thả trực tiếp vào môi trường
gây ô nhiễm nguồn nước mặt và cả nước ngầm. Dưới tác động của con người,
một số các lưu vực sông đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm nguồn
nước. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2005 cho thấy nước thải
công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt cho thấy không những ô nhiễm nguồn
nước mặt mà chúng còn ô nhiễm các tâng nước dưới đất. Tình trạng ô nhiễm
nguồn nước mặt này nổi bật lên trong năm 2008 là công ty Vedan đòng tại
Đồng Nai, 14 năm liên tục bí mật xả nước thải chưa xử lý ‘‘giết chết ’’ dòng
sông Thị Vải và những vùng đất lân cận (Vũ Ngọc Lân, 2009) [11].
Các sông như sông Hồng, sông Lô, sông Cấm, sông Thương, sông
Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Cần Thơ, sông Vàm Cỏ Đông…so với tiêu
chuẩn Việt Nam về nước mặt loại A dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
theo nhiều chỉ tiêu, nhất là chỉ tiêu BOD5 đã vượt quá giới hạn cho phép
[3].Các ao, hồ, kênh, mương ở nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Giang, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi bị
ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây nên 7 bệnh
đứng đầu của 27 bệnh thường gặp ở nước ta: Tả, ly, trực trùng, thương hàn,
bại liệt, viêm gan A, A-mip (Chu Thái Thành, 2009) [3]. Chúng phân bố các
loại bệnh khác nhau ở thành thị, nông thôn, như bệnh nhiễm trùng ở nông
thôn chiếm 31,6% và vùng nông thôn nghèo là 36,4%, bệnh không nhiễm
trùng ở đô thị rất cao73,6%, nông thôn 55%, và vùng nông thôn nghèo 50%
(Chu Thái Thành, 2009) [3]. Trong những năm gần đây, ngộ độc thực phẩm

13
có sự liên quan, tác động của nước đang là vấn đề búc xúc của sức khỏe cộng
đồng.
2.3.2.1. Tình trạng ô nhiễm nước ở một số vùng KTTD phía Bắc
Theo kết quả quan trắc 36 điểm của trạm quan trắc môi trường nước
thuộc BTNMT, tại điểm quan trắc môi trường nước cho thấy, chất lượng nước
của tất cả các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình, sông
Cà Lồ, sông đào Bắc Hưng Hải, đều không đạt tiêu chuẩn nước mặt loai A(
nguồn cung cấp nước sinh hoạt) mà chỉ đạt tiêu chuẩn loại B đủ phục vụ cho
mục đích tưới tiêu, vận tải…Sông Thái Bình được coi là sạch hơn cả, sông
Hồng đứng thứ 3.
Sông suối thuộc loại bẩn là Tam Bạc (Hải Phòng), suối Hợp Phong (Hạ
Long), sông Ngũ Huyện Khuê (Bắc Ninh). Riêng sông Nhuệ và sông Đáy tại
Hà Đông không đạt tiêu chuẩn cho phép loại B, vì các thông số chất hữu cơ
và phú dưỡng quá lớn.Nước giữa hồ Tây (Hà Nội) và hồ Tam Bạc (Hải
Phòng) được coi là sạch hơn cả và đạt tiêu chuẩn B, còn các hồ Bảy Mẫu (Hà
Nội), An Biên (Hải Phòng), hồ Đầm Vạc (Vĩnh Phúc) đều có hàm lượng chất
hữu cơ và phú dưỡng cao hơn tiêu chuẩn cho phép loại B. Bẩn nhất là hồ
Thành (Bắc Ninh) và hồ Bạch Đằng (Hải Dương). Nước thải ở các mương bị
ô nhiễm nặng và đều không đạt tiêu chuẩn loại B. Các sông mương thoát
nước thải như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu (Hà Nội), mương thoát nước ở
Hải Phòng là nguồn gây ô nhiễm nặng cho nước mặt và đất, trong đó bẩn nhất
là sông Kim Ngưu [1].
2.3.2.2. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt tại Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng, nó đang
diễn ra nhiều nơi trên khắp cả đất nước. Đặc biệt là các thành phố lớn, trong
đó có thủ đô Hà Nội, Hà Nội hiện có 14 KCN, KCX, 285 doanh nghiệp có
đầu tư nước ngoài, 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp (trong đó có 150 xí
14
nghiệp, nhà máy nằm trong nội thành), gần 200 cơ sở sản xuất có công nghệ

lạc hậu, bố trí phân tán gây ô nhiễm môi trường, việc xử lý nước thải trên địa
bàn Hà Nội còn nhiều bất cập, 90% tổng nước thải sinh hoạt, công nghiệp,
bệnh viện…chưa được xử lý đều xả vào nguồn nước (sông, kênh, ao, hồ) gây
ô nhiễm tác động xấu đến sức khỏe người dân. Theo báo cáo của ủy ban nhân
dân (UBND) thành phố, mỗi ngày Hà Nội thải ra 500.000m
3
nước thải sinh
hoạt, 250.00 – 300.000m
3
nước thải công nghiệp, bệnh viện qua hệ thống
cống và tiêu thoát xuống 4 con sông thành phố là Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim
Ngưu, khiến cho các con sông trên bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm không khí
nghiêm trọng, các chỉ tiêu về BOD
5
, COD, NO
3
, dầu mỏ luôn vượt qua tiêu
chuẩn cho phép nhiều lần, hàm lượng amoni trong các ao hồ dao động thấp
nhất là 0,58 mg/l và cao nhất là 51,5 mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép đối
với nguồn nước loại B là 1 mg/l, hàm lượng BOD
5
dao động trong khoảng
13mg/l – 68mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 25mg/l: hàm lượng ô
nhiễm trung bình của 4 con sông còn cao hơn nữa [8]. Bênh cạnh đó các con
sông còn làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm của các dòng sông ở hạ lưu sông
Nhuệ, sông Đáy, nước thải đã qua xử lý chiếm tỉ lệ quá ít (chưa đến
10%).Theo đánh giá của sở TNMT Hà Nội trong số gần 1,6 vạn cơ sở sản
xuất công nghiệp mới chỉ có 79 cơ sở chiếm 6/42 bệnh viện có hệ thống xử lý
nước thải, nhiều cơ sở có hệ thống xử lý nước thải để hệ thống xử hành hoặc
chỉ vận hành đối phó khi có cơ quan chức năng kiểm tra, chứ không vận lớn

đầu tư hệ thống xử lý nước thải, còn lại là thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước
chung của thành phố.
2.3.2.3. Hiện trạng ô nhiễm tại lưu vực sông Cầu
Nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu của lưu vực sông Cầu hiện đang
ô nhiễm cục bộ bởi một số chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng, và dầu
mỡ [1]. Trong đó KCN Thái Nguyên đã biến sông Cầu thành con kênh đen,
15
mặt nước nổi bọt kéo dài 10km, với hàm lượng NO
2
-
, NH
4
+
, và BOD
5
vượt
tiêu chuẩn tương ứng là 10; 2; 5 lần, còn TSS và H
2
S vượt tiêu chuẩn từ hàng
chục đến hàng trăm lần, tai khu vực phường Tân Long nước rất đục, có màu
đen nâu và mùi, đoạn chảy qua gang thép Thái Nguyên, giá trị thông số SS,
BOD
5
, COD vượt tiêu chuẩn loại A từ 2 – 3 lần, nước có mùi dầu cốc rõ rệt
[1].
Chất lượng nước tại vùng hạ lưu (chảy qua Bắc Giang, Bắc Ninh) của
sông Cầu đã bị ô nhiễm hữu cơ tương đối nghiêm trọng, huyện Ngũ Khê là
một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng của lưu vực sông Cầu, hàm
lượng COD vượt 1,2 – 1,5 tiêu chuẩn loại B [1].
2.3.2.4. Tình trạng ô nhiễm nước ở lưu vực sông Đáy – Nhuệ

Môi trường nước mặt của lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác
động mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông
nghiệp và thủy sản trong khu vực.Hiện nay, chất lượng nước của nhiều đoạn
sông trên lưu vực đã bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ
lửng, mùi hôi, độ màu và vi khuẩn, đặc biệt là vào mùa khô.Xu hướng ô
nhiễm của nước sông trong lưu vực ngày càng tăng [7].
Theo kết quả báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm (2008 ) [9].
Thì những con sông trong nội thành Hà Nội nước mặt đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng, các thông số đo được đều vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép đối
với nước mặt (TCVN 5942 – 1995, loại B), thậm chí còn vượt tiêu chuẩn cho
phép đối với nước sinh hoạt (TCVN 2772 – 2000, mức IV). Phần lớn nước
mưa cùng với nước thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội đều được đưa vào
qua đập Thanh Liệt. Khu vực đoan sông chảy qua thị xã Hà Đông cho tới
trước khi nhận nước sông Tô Lịch, nước bắt đầu bị ô nhiễm, các giá trị BOD,
BOD
5
vượt quá tiêu chuẩn (TCVN 5942 – 1995, loại B) từ 3 – 4 lần.Nước
màu đen, có váng, cặn lắng và có mùi tanh. Dọc theo đoạn sông từ sau khi

×