Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đất nông nghiệp tại thị trấn Mường Khến huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.83 KB, 62 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  















BÙI THỊ HOÀI












Tên đề tài:


T
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI THỊ TRẤN MƯỜNG KHẾN - HUYỆN TÂN LẠC
TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC











Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý Đất đai
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2010 - 2014































Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  










BÙI THỊ HOÀI











Tên đề tài:


T
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐẤT NÔNG NGHIỆP

TẠI THỊ TRẤN MƯỜNG KHẾN - HUYỆN TÂN LẠC
TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC











Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý Đất đai
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Lớp : 42A - QLĐĐ
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Hùng


Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương

châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên ra trường cần chuẩn bị cho mình
lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thự tập tốt
nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào
tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh Đại học Nông lâm nói riêng. Đây là
khoảng thời gian cần thiết để cho mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức lý
thuyết đã học một cách có hệ thống và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết
vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc của một kỹ sư.
Với lòng biết ơn vô hạn, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
khoa Quản lý Tài nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, giúp em hoàn thiện năng lực
công tác nhằm đáp ứng yêu cầu của người cán bộ khoa học khi ra trường.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của phòng Tài nguyên
Môi trường huyện Tân Lạc, các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong xã
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Hoàng
Văn Hùng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, bước
đầu làm quen với thực tế công việc khóa luận của em không tránh được thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô giáo cùng các
bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Bùi Thị Hoài


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Dân số và dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang phát
triển giai đoạn 1950-2050 10
Bảng 2.2: Tỷ lệ dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang phát triển
giai đoạn 1950-2050 (%) 11
Bảng 2.3: Tỷ lệ đô thị ở các châu lục/vùng giai đoạn 1950-2050 (%) 11
Bảng 4.1: Các biến động về đất đai của thị trấn Mường Khến 23
giai đoạn 2005 – 2013. 23
Bảng 4.2: Các tổ chức quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Mường
Khến tính đến ngày 31/10/2013 27
Bảng 4.4: Tình hình nghề nghiệp của hộ trước và sau đô thị hóa 32

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Vị trí địa lý thị trấn Mường Khến. 17
Hình 4.3: Khung nghiên cứu sinh kế bền vững của người nông dân có nông
nghiệp bị thu hồi 29
Hình 4.4: Tình hình nghề nghiệp của hộ trước và sau đô thị hóa 32
Hình 4.5: Tỷ lệ sử dụng tiền bồi thường vào các mục đích 35
Hình 4.6: Kế hoạch của các hộ dân sử dụng đồng vốn được bồi thường 37


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSHT
Cơ sở hạ tầng

ĐTH
Đô thị hóa
GPMB
Giải phóng mặt bằng
HTX
Hợp tác xã
KD – DV
Kinh doanh – Dịch vụ
KH
Kế hoạch
NN
Nông nghiệp
PNN
Phi nông nghiệp
SXKD
Sản xuất kinh doanh
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TM – DV
Thương mại – Dịch vụ
TT
Thị trấn
UBND
Uỷ ban nhân dân
UN
Liên hợp quốc








MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.4.

Yêu cầu của đề tài 3
1.5.

Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Căn cứ pháp lý 4
2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị 5
2.2.1. Khái niệm về đô thị 5
2.2.2. Phân loại và phân cấp đô thị 5
2.2.3. Chức năng của đô thị 6
2.2.4. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 6
2.3. Lý luận về đô thị hóa 7
2.3.1. Khái niệm về đô thị hóa 7
2.3.2. Xu hướng phát triển đô thị hóa 7
2.3.3. Tính tất yếu của đô thị hóa 8
2.3.4. Quan điểm của đô thị hóa 8
2.3.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ và quá trình đô thị hóa 9

2.4. Thực tiễn đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam 9
2.4.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới 10
2.4.2. Tình hình đô thị ở Việt Nam 12
2.5. Thực trạng quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Tân Lạc nói chung và
thị trấn Mường Khến nói riêng 13
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
3.3. Nội dung nghiên cứu 14
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Mường Khến
ảnh hưởng đến việc sử dụng các loại đất. 14
3.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đất nông nghiệp 14
3.3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống của hộ nông dân mất đất nông
nghiệp. 14
3.3.4. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sản xuất nông nghiệp và
đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Mường
Khến 15
3.3.5. Định hướng và một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng
cường vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thị trấn Mường
Khến 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 16
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin 16
3.4.2.1. Tài liệu thứ cấp (tài liệu đã được công bố) 16
3.4.2.2. Tài liệu sơ cấp 16
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 16

3.4.3.1. Phương pháp tổng hợp 16
3.4.3.2. Phương pháp thống kê so sánh 16
3.4.4. Phương pháp thành lập bản đồ 16
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Mườn Khến ảnh
hưởng đến các loại đất 17
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của thị trấn Mường Khến. 17
4.1.2. Đánh giá tiềm năng, cơ hội của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến
sự phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa của thị trấn Mường Khến. 20
4.2 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đất nông nghiệp. 21

4.2.1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất. 21
4.2.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Mường Khến giai đoạn 2009-2013.
25
4.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân bị mất đất
nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Mường Khến. 28
4.3.1. Thực trạng đời sống kinh tế của các hộ mất đất nông nghiệp do đô thị
hóa.
29
4.3.2. Chuyển đổi hoạt động kinh tế của các hộ nông dân bị mất đất nông
nghiệp do quá trình đô thị hóa. 30
4.3.3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới nghề nghiệp của các hộ. 31
4.3.4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị tới đời sống của người dân. 33
4.3.5. Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế - xã hội của
các hộ thông qua các câu hỏi định tính. 35
4.3.6. Kế hoạch của các hộ nông dân trong thời gian tới. 37
4.4. Đánh giá chung tốc độ của dô thị hóa tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của
hộ nông dân mất đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Mường Khến. 38
4.4.1. Tác động tích cực. 38

4.4.2. Tác động tiêu cực. 38
4.5. Định hướng và một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng
cường vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thị trấn Mường
Khến. 39
4.5.1. Định hướng phát triển đô thị thị trấn Mường Khến. 39
4.5.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân
bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa. 40
4.5.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thị trấn Mường Khến. 43
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1. Kết luận. 47
5.2. Kiến nghị. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49


1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
không thể thay thế được của các ngành nông lâm – ngư nghiệp, là thành phần
quan trọng của môi trường, là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển xã
hội, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội, an
ninh quốc phòng. Trong thời kỳ phát triển kinh tế mới đất đai có thêm những
chức năng có ý nghĩa quan trọng là chức năng tạo nguồn vốn và thu hút cho
đầu tư phát triển. Việc phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên đất một
cách hợp lý và có hiệu quả là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững
(Huỳnh Văn Chương, Ngô Hữu Hạnh, 2010) [7].
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự

hình thành các đô thị mới và mở rộng các đô thị hiện có là một xu thế tất yếu.
Đem lại nhiều sự thay đổi, mang một màu sắc mới, phát triển hơn, giàu đẹp
hơn cho đất nước nói chung cũng như thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc,
tỉnh Hòa Bình nói riêng. Nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít những vấn đề
còn tồn tại, đặc biệt là vấn đề đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất dành cho
sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn bị thu hẹp dần, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, thương mại v.v
tăng lên nhanh chóng. Dẫn đến quan hệ sử dụng đất đô thị có những phát sinh
phức tạp như tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép. Đặc
biệt, do biến động của quan hệ sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa, tình
hình chính trị xã hội cũng có những biểu hiện xấu như: khoảng cách giàu
nghèo ngày càng lớn; tình trạng khiếu kiện ngày càng gia tăng, nhất là khiếu
kiện trong lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ lớn (Trịnh Duy Luân, 1996) [13].
Thị trấn Mường Khến là trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hóa xã hội
của huyện Tân Lạc được thành lập ngày 19 tháng 3 năm 1988 theo Quyết
định số: 49/QĐ – HĐBT (Hội đồng bộ trưởng). Phía Nam và phía Tây giáp
xã Mãn Đức; Phía Đông, phía Bắc giáp xã Quy Hậu. Với diện tích tự nhiên

2
408,72 ha. Dân số 1.201 hộ 4.821 nhân khẩu có 6 dân tộc anh em cùng chung
sống, có 2 tuyến đường quốc lộ 6 và 12B đi qua, giao nhau tại ngã 3 thị trấn
Mường Khến, có các cơ quan của Trung ương và địa phương đóng chân trên
địa bàn, địa bàn được phân thành 8 khu dân cư nằm dọc theo 2 tuyến quốc lộ.
Đặc điểm địa bàn có nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo cho thị trấn có
nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an
ninh. Huyện Tân Lạc nói chung và thị trấn Mường Khến nói riêng đang có
bước tiến mạnh mẽ về các vấn đề kinh tế xã hội. Tuy nhiên, song song với sự
phát triển, tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn thị trấn Mường Khến đã có
sự biến động đáng kể, đặc biệt là đất nông nghiệp.
Theo số liệu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bình quân

mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp bị thu hồi đã tác động tới đời sống
khoảng 2,5 triệu người với gần 630 nghìn hộ nông dân và trung bình cứ 1 ha
đất bị thu hồi có 10 người bị mất việc.
Nhận thức được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của đô thị hóa đối với
cuộc sống của người nông dân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên và với sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Hoàng Văn Hùng tôi
nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đất
nông nghiệp tại thị trấn Mường Khến huyện Tân lạc tỉnh Hòa Bình giai
đoạn 2009 - 2013”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được tác động và mức độ ảnh hưởng của quá trình đô thị
hóa đến đất nông nghiệp, đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp và
đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa và công tác quản lý
đât đai tại địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng đô thị hóa thị trấn Mường Khến Tân lạc
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009-2013
- Đánh giá được ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế của hộ
gia đình nông dân và xác định được một số yếu tố ảnh hưởng của quá trình đô
thị hóa đến đất nông nghiệp tại thị trấn Mường Khến.

3
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế của hộ nông dân,
tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa
tại thị trấn Mường Khến.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Công tác điều tra thu thập thông tin
+ Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
+ Chỉ ra được những biến động về đất đai của khu vực đánh giá trong

giai đoạn nghiên cứu.
+ Đánh giá đầy đủ, chính xác các yếu tố hạn chế và tích cực của quá
trình đô thị hóa đến việc sử dụng đất nông nghiệp qua các nguồn thông tin.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện địa phương.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Sử dụng kiến thức đã
học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn, chiều sâu của kiến thức
ngành học cho bản thân. Đồng thời là cơ hội cho bản thân tiếp cận với vấn đề
đô thị hóa.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: tìm ra những mặt hạn chế và tích
cực của quá trình đô thị hóa ảnh hưởng tới đất nông nghiệp để từ đó đề xuất
ra những giải pháp thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương
góp phần đẩy nhanh quá trình này trong thời gian tới.

4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ vào luật đất đai 2003;
- Căn cứ vào luật quy hoạch đô thị 2009;
- Căn cứ vào nghị định số: 72/2001/NĐ - CP ngày 05/10/2001 của
Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
- Căn cứ vào nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ vào nghị định số 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Căn cứ vào nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành luật đất đai;
- Căn cứ vào nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 của

Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai;
- Căn cứ vào nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 của
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Căn cứ vào nghị định số 37/2010/NĐ - CP ngày 07/04/2010 của
Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ vào thông tư liên tịch số 02/2002 – TTLT – BXD –
BTCCBCB ngày 08/03/2002 của bộ xây dựng - ban tổ chức cán bộ chính phủ
(nay là bộ nội vụ) hướng dẫn về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
- Thông tư số 10/2008/TT - BXD ngày 22/04/2008 của Bộ xây dựng
hướng dẫn về đánh giá, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu;
- Thông tư số 14/2009/TT - BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và
trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Chỉ thị số 618/CT - TTg ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

5
- Nghị quyết 35/2012/NQ-HĐND về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Hòa Bình đến năm 2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành.
2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị
2.2.1. Khái niệm về đô thị
Ở Việt Nam, theo nghị định 72/2001/NĐ – CP ngày 05 tháng 10 năm
2001 của Chính phủ, quyết định đô thị nước ta là các điểm dân cư có các tiêu
chí sau:
Thứ nhất: Là trung tâm Chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối

với vùng liên tỉnh.
Thứ hai: Đặc điểm dân cư được coi là đô thị khi có dân số tối thiểu từ
4000 người trở lên.
Thứ ba: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65%
trở lên trong tổng số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất và dịch
vụ thương mại phát triển.
Thứ tư: Có cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu
phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị.
Thứ năm: Có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính
chất và đặc điểm của từng đô thị, tối thiểu là 2000 người/km
2
trở lên.
2.2.2. Phân loại và phân cấp đô thị
Theo điều 4 Nghị định số 72/2001/NĐ – CP [10].
- Đô thị được phân làm 6 loại gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô
thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V.
- Cấp quản lý đô thị gồm:
+ Thành phố trực thuộc trung ương.
+ Thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố
trực thuộc trung ương.
+ Thị trấn thuộc huyện.

6
2.2.3. Chức năng của đô thị
Đô thị có thể có các chức năng khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn phát
triển. Bao gồm các chức năng chủ yếu sau:
* Chức năng quản lý: tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào
mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân
tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến
nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do đó, Nhà nước phải có pháp luật và quy

chế quản lý về đô thị.
* Chức năng kinh tế: đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển
kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân
tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu
công nghiệp và CSHT tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa
dạng hóa. Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là thợ
thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị.
* Chức năng xã hội: chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng
với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại, là
những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Chức năng
xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính
những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại, thay đổi.
* Chức năng văn hóa: ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giải trí và giáo
dục cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng,
các trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.
2.2.4. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị thường đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại
văn hóa của xã hội; là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ
sở vật chất kỹ thuật và văn hóa( Nghị định số 72/2001/NĐ – CP) [10].
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thương và
sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy CNH nhanh chóng. Đô thị tối ưu
hóa việc sử dụng năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận chuyển
nhanh và rẻ, tạo ra thị trường linh hoạt có năng xuất cao. Các đô thị tạo điều

7
kiện thuận lợi phân phối sản phẩm và phân bố các nguồn nhân lực giữa các
không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và nông thôn. Đô thị đóng vai trò to
lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của toàn quốc.
Đô thị luôn phải đóng vai trò đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các

cộng đồng nông thôn đi trên con đường tiến bộ văn minh.
2.3. Lý luận về đô thị hóa
2.3.1. Khái niệm về đô thị hóa
Có rất nhiều quan điểm của các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã
nghiên cứu quá trình ĐTH và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những định
giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này.
“ Đô thị hóa là thay đổi trật tự sắp xếp một vùng nông thôn theo các
điều kiện của thành phố. Đây là một trong những biện pháp biến nông thôn
thành những nơi làm việc hấp dẫn, có điều kiện áp dụng những tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, đáp ứng những nhu cầu về nông sản phẩm cho xã hội. góp
phần làm tăng GDP nhưng điều này còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của
mỗi nước, mỗi vùng” (Nguyễn Hồng Lân, 2004).
“ Đô thị hóa (Urbanization) là quá trình tập trung dân số vào các đô thị
và sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị do yêu cầu công nghiệp
hóa. Trong quá trình này có sự biến đổi về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề
nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu không gian và hình thái xây
dựng từ dạng nông thôn sang thành thị” (Nguyễn Hồng Lân, 2004).
Tóm lại, ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức
và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo
chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.3.2. Xu hướng phát triển đô thị hóa
Có 2 xu hướng đô thị hóa (Hà Thái, 2008) [6].
ĐTH phân tán: Là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc phát
triển cân đối công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công cộng, đảm bảo cân
bằng sinh thái, tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư
đô thị và nông thôn.

8
ĐTH tập trung: Là toàn bộ công nghiệp dịch vụ công cộng tập trung vào

các thành phố lớn và xung quanh, hình thành các đô thị khổng lồ, tạo ra sự dối
lập giữa thành thị và nông thôn, đồng thời gây ra sự mất cân bằng sinh thái.
Nhiều nước đang phát triển trên thế giới chọn xu hướng ĐTH phân tán,
điều này phù hợp với thực tế và có điều kiện thực hiện. Vì ĐTH thực chất là
công nghiệp hóa đầu tư theo chiều sâu, tận dụng các cơ sở công nghiệp sẵn có ở
thành phố, đồng thời đưa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vào các thị trấn,
các điểm dân cư có mầm mống đô thị, tạo việc làm thu hút lao động dư thừa ở
nông thôn mà không phải di dân vào đô thị, đôi khi với việc phát triển dịch vụ
công cộng, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người dân.
2.3.3. Tính tất yếu của đô thị hóa
Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi
chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con
đường CNH thì đều gắn liền với ĐTH.
Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình
CNH tư bản chủ nghĩa và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền
kinh tế theo hướng HĐH: tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm
tỷ trọng của các ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP. Nhìn
chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu hướng tất yếu của sự phát triển.
Như vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm, tình
hình chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sủ, toàn cầu
và không thể đảo ngược của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh
công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới.
2.3.4. Quan điểm của đô thị hóa
CNH và cùng với nó là ĐTH trở thành xu thế chung của mọi quá trình
chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp. Vấn đề
quan trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối đa mặt tích cực
của ĐTH, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực của nó. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc quá trình ĐTH phải gắn liền với khái niệm “ phát triển bền vững”.
Như vậy, ĐTH phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm
bảo môi trường tự nhiên trong lành, sự công bằng và tiến bộ xã hội. Tuy rằng


9
tăng trưởng kinh tế là yếu tố cần thiết và quan trọng bậc nhất của quá trình
ĐTH song nó vẫn chỉ là một nhân tố, một phương tiện hơn là một mục tiêu tối
thượng. Mục tiêu của ĐTH là phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc
sống vật chất và tinh thần của con người, tức là phát triển đô thị lấy con người
làm trọng tâm.
2.3.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ và quá trình đô thị hóa
Quá trình ĐTH sẽ được đánh giá thông qua một số tiêu chí sau:
a) Tỷ lệ dân số nông nghiệp/tổng dân số: Chúng ta biết ĐTH gắn liền
với CNH do vậy chỉ số nhân khẩu, lao động sống bằng các nguồn thu chính từ
nông nghiệp và phi nông nghiệp sẽ giúp ta đánh giá được mức độ ĐTH của
một địa phương, thông thường với các khu đô thị lớn tỷ lệ dân sô nông
nghiệp/tổng số dân là rất nhỏ.
b) Tốc độ tăng dân số cơ học: ĐTH gắn liền với tăng dân số khu vực
thành thị, tùy theo lượng dân số kết hợp với CSHT của khu vực thành thị đó
mà được nhà nước quy định cấp độ đô thị theo 5 loại từ loại 1 đến loại 5. Như
vậy, có thể thấy tốc độ tăng dân số cơ học là một tiêu chí quan trọng để đánh
giá mức độ ĐTH.
c) Cơ cấu thu nhập: Một chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá mức độ ĐTH
đó là tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của
một địa phương, thường quá trình ĐTH tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của tỷ trọng
thu nhập của các ngành nghề phi nông nghiệp trong tổng thu nhập.
2.4. Thực tiễn đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam
Quá trình ĐTH gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của lịch sử nhân loại.
Qúa trình này mới là sản phẩm của nền văn minh, vừa là động lực của những
bước tiến kỳ diệu mà nhân loại đã đạt được trong mấy thiên niên kỷ qua.
Đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp truyền thống với thực tế
ĐTH thấp và chậm trong lịch sử đang bước vào thời kỳ mới của nền kinh tế
thị trường, thời kỳ ĐTH – HĐH, việc nghiên cứu tìm hiểu diễn biến của quá

trình ĐTH trên thế giới càng có ý nghĩa to lớn cả về mặt nhận thức, lý luận
cũng như giá trị thực tiễn.

10
2.4.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới
Từ giữa năm 2009, dân số sống ở khu vực đô thị trên thế giới đạt 3,42
tỷ, lớn hơn dân số sống ở nông thôn (3,41 tỷ). Có sự chênh lệch lớn về mức
độ đô thị hoá giữa các nhóm quốc gia trong quá trình phát triển. Trong khi tỷ
trọng đô thị ở các nước phát triển đã gần 53% năm 1950, các nước ở chậm
phát triển cần một thập kỷ nữa mới có một nửa dân số sống tại các khu đô thị.
Vào năm 2050, dân số đô thị của thế giới sẽ tăng lên 84%, từ 3,4 tỷ năm 2009
lên 6,3 tỷ, gần bằng quy mô dân số của toàn thế giới năm 2004. Về cơ bản, tất
cả sự tăng trưởng dân số đô thị của thế giới sẽ tập trung vào các vùng đô thị
của các nước đang phát triển, nơi dân số được dự báo tăng từ 2,5 tỷ năm 2009
lên 5,19 tỷ vào năm 2050. Cũng trong thời gian này, dân số nông thôn của các
nước kém phát triển dự báo sẽ giảm từ 3,4 tỷ xuống 2,9 tỷ. Trong các nước
phát triển hơn, dân số đô thị dự báo sẽ tăng từ 0,9 tỷ năm 2009 lên 1,1 tỷ vào
năm 2050 (UN, 2010) [11].
Bảng 2.1: Dân số và dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang
phát triển giai đoạn 1950-2050
(tỷ người)

1950 1975 2009 2025 2050
Dân số thế giới 2,53 4,06 6,83 8,01 9,15
- Các nước phát triển 0,81 1,05 1,23 1,28 1,28
- Các nước đang phát triển 1,72 3,01 5,60 6,73 7,87
Dân số đô thị thế giới 0,73 1,51 3,42 4,54 6,29
- Các nước phát triển 0,43 0,70 0,92 1,01 1,10
- Các nước đang phát triển 0,30 0,81 2,50 3,52 5,19
(Nguồn: UN, 2010) [11].

Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số đô thị trên thế giới đang chậm lại. Từ
năm 1950 đến năm 2009, dân số đô thị trên thế giới trong giai đoạn này tăng
trung bình 2,6%/năm, với số dân tăng gấp gần 5 lần từ 0,7 tỷ lên đến 3,4 tỷ.
Trong giai đoạn 2009-2025, dự báo dân số đô thị trên thế giới tăng trung bình
1,8%/năm, nếu mức tăng này tiếp tục được duy trì, dân số đô thị sẽ tăng gấp

11
đôi trong 39 năm nữa. Trong giai đoạn 2025-2050, tỷ lệ tăng dân số đô thị
ước tính giảm xuống 1,3%/năm.(UN, 2010) [11].
Dân số đô thị tăng kết hợp với giảm tăng dân số nông thôn dẫn đến đô
thị hoá liên tục, điều này thúc đẩy sự tăng tỷ lệ dân số sống ở các khu vực
thành thị. Trên toàn cầu, mức độ đô thị hoá ước tính tăng từ 50% năm 2009
lên đến 69% năm 2050. Các khu vực phát triển hơn có mức độ đô thị hoá tăng
từ 75% lên 86% trong cùng thời kỳ. Ở các vùng đang phát triển, tỷ lệ đô thị
có thể sẽ tăng từ 45% năm 2009 lên đến 66% năm 2050.
Bảng 2.2: Tỷ lệ dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang phát
triển giai đoạn 1950-2050 (%)

1950 1975 2009 2025 2050
Thế giới 28,8 37,2 50,1 56,6 68,7
Các nước phát triển 52,6 66,7 74,9 79,4 86,2
Các nước đang phát triển 17,6 27,0 44,6 52,3 65,9
(Nguồn: UN, 2010) [11].
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các nước đang phát triển
đều có tỷ lệ đô thị thấp. Trong các vùng đang phát triển, Mỹ La Tinh và vùng
Caribe đã có mức đô thị hoá cao (79%). Ngược lại, đa số dân số châu Phi
và châu Á sống ở nông thôn (60% và 58%) tương ứng với 40% và 42% dân số
sống ở đô thị. Trong các thập kỷ tới, mức đô thị hoá sẽ tăng ở tất cả các khu
vực chủ yếu của các nước đang phát triển. Châu Phi và châu Á có mức độ đô
thị hoá nhanh hơn. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ, châu Phi và châu Á sẽ vẫn có

mức độ đô thị hoá thấp hơn các vùng phát triển, Mỹ La Tinh và vùng Caribe.
Bảng 2.3: Tỷ lệ đô thị ở các châu lục/vùng giai đoạn 1950-2050 (%)
Khu vực

1950

1975

2009

2025

2050

Châu Phi 14,4 25,7 39,6 47,2 61,6
Châu Á 16,3 24,0 41,7 49,9 64,7
Châu Âu 51,3 65,3 72,5 76,9 84,3
Mỹ la tinh và Caribe 41,4 60,7 79,3 83,8 88,8
Bắc Mỹ 63,9 73,8 81,9 85,7 90,1
Châu Đại dương 62,0 71,5 70,2 70,8 74,8
(Nguồn: UN, 2010)[11].

12
Có thể thấy rằng, các quốc gia phát triển có một tỷ lệ dân số sống ở các
đô thị cao hơn các nước đang phát triển. Nhiều quốc gia đã đạt khoảng 90%
dân số đô thị, thậm chí 100% dân số sống ở đô thị (Singapore, Hồng
Kông). Vì đã đạt tỷ lệ đô thị hoá cao, đến mức “bão hoà” nên quá trình đô thị
hoá ở các nước phát triển dường như chững lại. Điều này tương phản với các
nước đang phát triển, đô thị hoá xuất hiện nhanh ở những nước này, các
chuyên gia đô thị dự báo rằng trong những thập niên tới tăng trưởng đô thị

hầu hết sẽ diễn ra ở các nước đang phát triển.
Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH –
HĐH. Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối
với cuộc sống con người, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cư và
vùng lao động theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm
ven đô tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, Nếu trong năm 1990, bình quân diện
tích đất canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt
xuống 0,17 ha vào năm 2025. Chiến lược chung của vấn đề đô thị hiện nay là:
- Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra thành thị trong đó nhu cầu nhất
thiết phải nâng cao mức sống nông thôn.
- Khi tập trung quá tải cùng với việc hạn chế nhập cư vào các tụ điểm
lớn thì đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hòa dân số đô thị, khuyến khích
các đô thị vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thống dịch vụ, xây dựng CSHT,
có cơ sở xã hội thỏa đáng
2.4.2. Tình hình đô thị ở Việt Nam
Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hóa
diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các
thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 1990 các đô thị ở Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước
mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hóa vào khoảng 17-18%), đến năm
2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay cả nước có
khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành
phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Bước đầu đã hình thành các
chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội,

13
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các đô thị trung
tâm vùng gồm các thành phố như: Huế, Biên Hòa, Vũng Tàu, Buôn Ma
Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hòa Bình
Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm

hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch – dịch vụ, đầu mối giao
thông; và các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư
nông thôn, các đô thị mới.
Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy hoạch phát
triển đến năm 2010 con số này sẽ là 56 - 60%, đến năm 2020 là 80%.
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm
2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị
chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là
100m
2
/người. Nếu đạt tỷ lệ 100m
2
/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000ha
đất đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng ¼ so
với yêu cầu. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải
đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hóa.
2.5. Thực trạng quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Tân Lạc nói
chung và thị trấn Mường Khến nói riêng
Trong xu thế đổi mới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô
thị hóa của thị trấn Mường Khến diễn ra nhanh chóng. Trong những năm qua
hòa cùng xu thế phát triển chung của toàn huyện, thị trấn Mường Khến cũng
có một số thay đổi như xây dựng một số cơ sở phúc lợi công cộng như khu
vui chơi, trung tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm thể thao, trường học, trong
các khu dân cư đường giao thông đã được bê tông hóa.
Vệ sinh môi trường: Tại các khu phố đã thường xuyên thu gom rác thải,
làm giảm đi tình trạng gây ô nhiễm và dịch bệnh, tăng mỹ quan đường phố, việc
phát động trồng cây xanh ở các khu tái định cư cũng được phát huy tích cực.





14
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Qúa trình đô thị hóa thị trấn Mường Khến.
- Người dân khu vực nghiên cứu
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Mường
Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi thời gian: Qúa trình đô thị hóa giai đoạn 2009-2013.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Tân Lạc,
tỉnh Hòa Bình
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 04 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Mường
Khến ảnh hưởng đến việc sử dụng các loại đất.
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của thị trấn Mường Khến.
- Đánh giá tiềm năng, cơ hội và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa của thị trấn Mường Khến.
3.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đất nông nghiệp
- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình chuyển mục đích sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn thi trấn Mường Khến, giai đoạn 2009-2013.
- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất.
3.3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống của hộ nông dân mất đất
nông nghiệp.
- Chuyển đổi hoạt động kinh tế của các hộ nông dân mất đất nông
nghiệp do quá trình đô thị hóa.

- Thực trạng đời sống kinh tế các hộ mất đất nông nghiệp do đô thị hóa.
- Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới nghề nghiệp của các hộ.
- Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tơi đời sống của người dân.

15
- Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế - xã hội của
các hộ thông qua các câu hỏi định tính.
- Kế hoạch của các hộ dân trong thời gian tới.
3.3.4. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sản xuất nông nghiệp và
đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn
Mường Khến.
- Tác động tích cực
- Tác động tiêu cực
3.3.5. Định hướng và một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng
cường vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thị trấn
Mường Khến.
- Định hướng phát triển đô thị hóa trên địa bàn thị trấn Mường Khến tới
năm 2020.
- Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân
bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa.
+ Các giải pháp từ phía nhà nước.
+ Nhóm giải pháp liên quan đến chính quyền địa phương.
+ Giải pháp đưa ra cho các hộ nông dân.
- Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thị trấn Mường Khến.
+ Nâng cao nhận thức pháp luật trong quan hệ quản lý sử dụng đất.
+ Khuyến khích và xử lý các quan hệ quản lý sử dụng đất bằng các biện
pháp điều hành và các lợi ích về kinh tế cụ thể.
+ Sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách đất đai phù hợp với quá trình đô thị
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường.

+ Điều chỉnh những điểm bất hợp lý và quản lý chặt chẽ việc thực hiện
quy hoạch sử dụng đất.
+ Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước đối với đất đai.

16
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
- Chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho thị trấn Mường Khến nằm trong
quá trình đô thị hóa trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
đặc điểm sinh thái của vùng.
- Trong khi khảo sát, ngoài việc thu thập thông tin từ phỏng vấn, còn sử
dụng thêm phương pháp quan sát và ghi chép để từ đó chọn ra các hộ điều tra
phù hợp với nội dung nghiên cứu và có tính đại diện cao cho vùng.
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin
3.4.2.1. Tài liệu thứ cấp (tài liệu đã được công bố)
- Tài liệu, số liệu đã được công bố tại Sở Tài nguyên và Môi
trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Lạc và một số ban ngành
khác có liên quan.
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình
nghiên cứu đã được xuất bản, các tài liệu trên internet v.v.
3.4.2.2. Tài liệu sơ cấp
- Lập phiếu điều tra, bộ câu hỏi và chọn 50 hộ gia đình thuộc diện
bị thu hồi đất trên địa bàn thị trấn Mường Khến để điều tra theo phương pháp
chọn ngẫu nhiên theo nhiều cấp.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
3.4.3.1. Phương pháp tổng hợp
Là phương pháp thống nhất liệt kê toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà
khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy
đủ. Chỉ ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hóa các vấn đề trong nhận thức

tổng hợp.
3.4.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế
biến động của các chỉ tiêu phân tích.
3.4.4. Phương pháp thành lập bản đồ
Sử dụng phần mềm Microstation xây dựng bản đồ biến động đất đai qua
các năm nghiên cứu.

×