19
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH ĐẤT NÔNG
NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HUẾ, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Điểm nghiên cứu phường Kim Long, Thành phố Huế)
Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Phúc Khoa, Trần Ngọc Quang
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Tóm tắt. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước. Đặc biệt là ở
các khu vực trung tâm và ở gần thành phố diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh và
vui chơi giải trí, và nhiều mục đích khác tăng lên mạnh mẽ (i). Để bắt kịp với sự phát
triển của đô thị thì sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải diễn
ra rất mạnh mẽ và có kế hoạch cụ thể. Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế
nên sẽ gây ra áp lực lớn về sử dụng đất (ii). Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cũng
phải đưa ra các chính sách phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa phù hợp với quá
trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (iii). Vấn đề đặt ra là, quá
trình chuyển dịch này có tác động lớn đến cơ cấu kinh tế, xã hội và môi trường (iv).
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mức độ tác động của sự chuyển dịch đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, đời sống hàng
ngày của người dân và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện nay (v).
Từ khóa: Đất nông nghiệp, chuyển đổi, phát triển, ảnh hưởng, đất phi nông nghiệp.
1. Đặt vấn đề
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp đất nước. Đặc biệt, các vùng
trung tâm thành phố và các khu vực lân cận mới được quy hoạch lên thành phố đã làm tăng
dân số và tăng nhu cầu sử dụng đất đai. Trong khi đó, quỹ đất có giới hạn điều này gây ra áp
lực ngày càng lớn đối với việc sử dụng đất đai. Quá trình đô thị hóa tất yếu dẫn đến sự thay
đổi mục đích sử dụng đất, do đó, sự chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp là một việc làm cần thiết. Bên cạnh những tích cực do quá trình chuyển dịch đó
mang lại là tạo nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, các dịch vụ xã hội, tăng năng suất lao
động. Nhưng quá trình này sẽ làm đất sản xuất nông nghiệp giảm đi, an ninh lương thực của
vùng không được đảm bảo. Mặt khác, nó làm suy thoái về môi trường, cạn kiệt tài nguyên,
các ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của con người,…
Phường Kim Long là phường mới và đang còn non trẻ của thành phố Huế. Chính
vì vậy, để bắt kịp với sự phát triển của thành phố, tốc độ chuyển dịch đất nông nghiệp
sang phi nông nghiệp của phường diễn ra rất mạnh mẽ. Vấn đề đang đặt ra là quá trình
chuyển dịch này đã tác động lớn đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là vấn đề
mà các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan cần phải đưa ra các giải
20
pháp thích hợp để hạn chế các mặt tiêu cực và tăng cường các mặt tích cực của các tác
động đó là việc làm cấp thiết nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của quá trình
chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến cơ cấu kinh tế, đời sống sinh hoạt
của người dân và tài nguyên môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thực hiện một số phương
pháp sau:
2.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu và kế thừa: Số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, các số liệu, tài liệu về tình hình sử dụng đất, các số liệu có liên quan đến công
tác quản lý Nhà nước về đất đai và công tác chuyển mục đích sử dụng đất.
2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu: Từ những thông tin, tài
liệu, số liệu thu thập được, tiến hành chọn lọc, phân loại các số liệu, tài liệu theo mục
đích nghiên cứu.
2.3. Phương pháp so sánh dữ liệu, đối chiếu các giá trị.
2.4. Phương pháp thống kê, lập bảng và xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần
mềm Microsoft Excel 2003, SPSS.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Điều kiện tự nhiên
Phường Kim Long nằm về phía Tây của Thành phố Huế, có tổng diện tích tự
nhiên là 247,95 ha và vị trí địa lý như sau: Phía
Đông giáp phường Phú Thuận; Phía Tây giáp
xã Hương Long; Phía Nam giáp sông Hương -
Phường Đúc; Phía Bắc giáp phường An Hòa.
3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cùng với quá trình đô thị hóa trong những năm
qua đã làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp
được chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp do
việc trưng dụng đất để xây dựng các công trình sự nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, mà chủ yếu là các công trình đường giao thông, nhà ở.
Bảng 1. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2010 so với năm 2006
So với năm 2008 So với năm 2006
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã
Năm
2010
Năm
2008
Tăng(+)
Giảm(-)
Năm
2006
Tăng(+)
Giảm(-)
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6) (7)=(3)-(6)
Tổng diện tích tự nhiên 247,95 247,95 0 248,6 -0,65
Đất nông nghiệp NNP 22,65 37,23 -14,58 97,48 -74,8
21
Đất sản xuất nông nghiệp SXN 22,48 35,84 -13,36 96,09 -73,6
Đất trồng cây hàng năm CHN 22,48 35,84 -13,36 20,48 2
Đất trồng lúa LUA 22,33 29,1 -6,77 20,37 +1,96
Đất trồng cây hàng năm khác HNK 0,15 6,74 -6,59 0,11 +0,04
Đất trồng cây lâu năm CLN - - 0 75,61 -75,6
Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,17 1,39 -1,22 1,39 -1,22
Đất phi nông nghiệp PNN 221,7 205,25 +16,45 142,87 +78,83
Đất ở OTC 120,04 107,78 +12,26 50,02 +70,02
Đất ở tại đô thị ODT 120,04 107,78 +12,26 50,02 +70,02
Đất chuyên dùng CDG 47,81 39,34 +8,47 34,08 +13,73
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
CTS 0,2 0,2 0 0,2 0
Đất an ninh CAN 0,03 0,03 0 0,03 0
Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
CSK 1,07 0,92 +0,15 0,72 +0,35
Đất có mục đích công cộng CCC 46,51 38,19 +8,32 33,13 +13,38
Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 9,72 11,45 -1,73 11,45 -1,73
Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 10,1 11,46 -1,36 12,1 -2
Đất sông suối mặt nước chuyên
dùng
SMN 33,2 34,39 -1,19 34,39 -1,19
Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,83 0,83 0 0,83 0
Đất chưa sử dụng CSD 3,6 5,47 -1,87 8,25 -4,65
Đất bằng chưa sử dụng BCS 3,6 5,47 -1,87 8,25 -4,65
(Nguồn: UBND phường Kim Long, năm 2010)
Nhìn vào bảng 1 ta thấy, cơ cấu kinh tế của phường đang chuyển dịch từ nông
nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp – thương mại, dịch vụ. Đất nông nghiệp giảm 74,8 ha, đất
phi nông nghiệp tăng từ 142,87 ha (năm 2006) lên 221,7 ha (năm 2010), tăng 78,83 ha.
Phần đất chưa sử dụng đã giảm từ 8,25 ha (năm 2006) xuống còn 3,6 ha (năm 2010).
3.2.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng.
Bảng 2. Biến động diện tích đất nông nghiệp từ năm 2006 – 2010
So với năm 2008 So với năm 2006
MỤC ĐÍCH SỬ
DỤNG ĐẤT
Mã
Diện
tích
năm
2010
Diện
tích
năm
2008
Tăng(+)
Giảm(-)
Diện
tích
năm
2008
Diện
tích
năm
2006
Tăng(+)
Giảm(-)
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (4) (6) (7)=(4)-(6)
Đất nông nghiệp NNP 22,65 37,23 -14,58 37,23 97,48 -60,25
22
Đất sản xuất nông nghiệp SXN 22,48 35,84 -13,36 35,84 96,09 -60,61
Đất trồng cây hàng năm CHN 22,48 35,84 -13,36 35,84 20,48 +15,36
Đất trồng cây lâu năm CLN 0 75,61 -75,61
(Nguồn: UBND phường Kim Long, năm 2010)
Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp là 97,48 ha chiếm 39,21% tổng diện tích tự
nhiên của phường. Đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp giảm xuống còn 22,65 ha
chiếm 9,15% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp giảm tập trung chủ yếu
vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây lâu năm (75,61 ha) và đất
trồng cây hàng năm (13,36 ha).
3.2.2. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp
a. Biến động diện tích đất ở
Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, biến động mạnh nhất đáp ứng
nhu cầu của người dân. Trong 78,83 ha đất phi nông nghiệp tăng trong giai đoạn năm
2006 – 2010 thì diện tích đất ở chiếm 70,02 ha (88,82%). Diện tích đất này chuyển từ
đất trồng cây lâu năm và một phần chuyển từ đất trồng cây hàng năm.
b. Biến động diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Diện tích đất cho mục đích sử dụng này tăng nhưng không đáng kể 0,35 ha.
Trong những năm trở lại đây, phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của phường
theo hướng chuyên sâu, hộ gia đình cá nhân là chủ yếu, các cơ sở sản xuất kinh doanh
có trước đây.
c. Biến động diện tích đất công cộng
Diện tích đất công cộng tăng 13,38 ha và chủ yếu phục vụ nâng cấp, mở rộng,
làm mới các công trình giao thông và các công trình có mục đích công cộng.
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất
phi nông nghiệp
3.3.1. Ảnh hưởng đến kinh tế
a. Ảnh hưởng đến tỷ trọng các ngành kinh tế
Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa trong những năm qua đã làm cho một phần lớn
diện tích đất nông nghiệp chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp dẫn đến thay đổi tỷ
trọng các ngành kinh tế. Các ngành thương mại – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và các
ngành nghề khác chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, chiếm 80% trong tỷ trọng nền kinh tế
của phường. Tỷ trọng ngành nông nghiệp những năm gần đây đã giảm, chỉ còn lại 20%.
b. Ảnh hưởng đến đời sống vật chất và thu nhập của người dân
Từ năm 2006 đến 2010 đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng
cao. Số hộ có thu nhập ở mức trung bình và khá ngày càng được tăng, số hộ nghèo ngày
càng giảm. Năm 2006, hộ nghèo giảm từ 297 hộ (chiếm 10,7%) xuống còn 150 hộ
(chiếm 4,5%) năm 2010.
23
c. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Quá trình này chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong 5 năm
qua đã làm giảm đi một phần lớn diện tích đất nông nghiệp, điều này đã ảnh hưởng lớn
đến ngành trồng trọt. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường đã làm giảm số
hộ tham gia vào sản xuất nông nghiệp, tăng số hộ lao động dịch vụ tăng.
Trong giai đoạn năm 2006 - 2008 diện tích cây hàng năm của toàn phường 35,84 ha
(tăng 15,36 ha), do diện tích đất trồng cây lâu năm chuyển qua một phần để trồng cây hàng
năm(75,61 ha). Dẫn đến diện tích gieo trồng của cây lúa, cây lương thực chính của phường
cũng tăng lên 20,85ha. Giai đoạn 2008 - 2010 diện tích đất nông nghiệp giảm, dẫn đến đất
trồng cây hàng năm của phường giảm, từ 35,84 ha (năm 2008) xuống còn 22,48 ha (năm
2010). Trong đó diện tích gieo trồng của cây lúa giảm từ 60,86 ha (năm 2008) xuống
còn 40,56 ha (năm 2009), và 39,18 ha (năm 2010).
Bảng 3. Sản lượng cây lương thực giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích gieo trồng
(ha)
Năng suất bình
quân
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2006 40,30 49,50 197,10
2007 59,08 50,70 298,50
2008 60,86 53,70 317,70
2009 40,56 49,41 201,20
2010 39,38 50,00 198,70
(Nguồn: UBND phường Kim Long, năm 2010)
3.3.2. Ảnh hưởng đến xã hội
a. Ảnh hưởng đến thành phần dân cư
Thành phần dân cư của phường gồm 15% là dân vạn đò, 25% là nông dân, 65% là
dân thành thị. Quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã làm cho lao
động trong nông thôn nhiều khu vực thay đổi, giảm tỷ lệ người nông dân, tăng tỷ lệ dân thành
thị. Người nông dân đã chuyển qua ngành nghề thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
b. Ảnh hưởng đến quy mô hộ
Bảng 4. Dân số, số hộ, quy mô hộ của phường Kim Long trong giai đoạn năm 2006 – 2010
Chỉ tiêu
Năm
Dân số
(người)
Số hộ
(hộ)
Quy mô hộ
(người/hộ)
2006 13472 2761 4,88
2007 13823 2846 4,86
2008 14226 2975 4,78
2009 14654 3147 4,66
2010 15013 3257 4,61
(Nguồn: UBND phường Kim Long, năm 2010)