Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu mối tương quan giữa chất lượng môi trường nước và sức khoẻ cộng đồng dân cư trong lưu vực sông Đáy - Nhuệ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 69 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ANH DŨNG

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
TRONG LƯU VỰC SƠNG ĐÁY - NHUỆ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành : Địa chính mơi trường
Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2010-1014

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đàm Xuân Vận
Trường ĐHNL Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2014



2
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tiễn” của các trường chun nghiệp nước ta nói chung và trường Đại
học Nơng Lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một giai
đoạn quan trọng trong quá trình đào tọa của nhà trường giúp sinh viên sau
khi ra trường tránh khỏi sự bỡ ngỡ trước công việc, tập làm quen với công
việc, bổ sung thêm kiến thức chuyên nghành, nâng cao khả năng giao tiếp
cũng như kỹ năng thực hành.
Để thực hiện những mục tiêu trên, được sự nhất trí của trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mối tương quan giữa chất lượng môi
trường nước và sức khỏe cộng đồng dân cư trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy”
Trong thới gian thực giện đề tài, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc
tới các thầy cô trong khoa Quản Lý Tài Nguyên và đặc biệt là sự giúp đỡ
của thầy giáo PGS.TS. Đàm Xuân Vận, cùng sự giúp đỡ tận tình của
các cán bộ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường Hà Nội
các cán bộ Trung tâm Liên kết Đào tạo Việt Nam - Hàn Quốc cùng toàn
thể nhân dân sống quanh lưu vực sông Đáy - Nhuệ đã giúp đỡ tơi hồn
thành đề tài này.
Do thời gian và trình độ cịn có hạn chế nên đề tài của tơi khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự đóng góp của các thầy, cơ
để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Anh Dũng



3

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài .................................................. 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................... 4
2.1.1. Sức khoẻ mơi trường ........................................................................ 4
2.1.2. Ơ nhiễm nguồn nước và tác động tới sức khoẻ ................................. 5
2.1.2.1. Ô nhiễm nguồn nước ..................................................................... 6
2.1.2.2 Các bệnh liên quan tới nguồn nước................................................. 6
2.1.2.3. Ảnh hưởng tới con người ............................................................... 7
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ....................................................... 8
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 8
2.2.1.1. Vị trí địa lí ..................................................................................... 8
2.2.1.2. Khí hậu thuỷ văn ......................................................................... 11
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................. 15
2.2.2.1. Dân số và lao động ...................................................................... 15
2.2.2.2. Điều kiện kinh tế khu vực ............................................................ 17
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 26
3.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 27
3.3.1. Thu thập tài liệu .............................................................................. 27
3.3.2. Phỏng vấn và điều tra thực địa ........................................................ 27
3.3.3. Phương pháp đánh giá nhanh chất lượng nguồn nước ..................... 27
3.3.4. Áp dụng cơng thức spearman và phân tích số liệu .......................... 28

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30
4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại lưu vực sông Đáy- Nhuệ ........ 30


4
4.1.1. Các vấn đề môi trường tại khu vực ................................................. 30
4.1.1.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm cho khu vực ....................................... 31
4.1.1.2. Diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ- Đáy ................................ 33
4.1.1.3. Nhận xét ...................................................................................... 40
4.2. Tình hình dịch bệnh ........................................................................... 41
4.4. Đánh giá mối tương quan giữa tình hình mơi trường nước tại lưu
vực sông tới sức khỏe cộng đồng dân cư trong lưu vực .................. 48
4.4.1. Tính tốn xem xét mối tương quan giữa chất lượng nước và tác
động xấu tới sức khoẻ con người .................................................... 48
4.4.2. Xem xét mối tương quan giữa tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy với một
số thông số ô nhiễm môi trường nước ............................................ 50
4.4.2.1. Mối tương quan giữa tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và BOD5 ............. 50
4.4.2.2. Mối tương quan giữa tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy với Coliform ....... 52
4.4.2.3. Mối tương quan giữa tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy với chỉ số
Coliform trong tháng 2/2014 ở các huyện ven sông Đáy- Nhuệ ..... 53
4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức khoẻ người dân khu
vực nghiên cứu và bảo vệ môi trường lưu vực sông ....................... 54
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 56
5.1. Kết luận ............................................................................................. 56
5.2. Kiến nghị ........................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 58


5


DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
KCN

: Khu công nghiệp

LVHTS

: Lưu vực hệ thống sông

LVS

: Lưu vực sông

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT

: Tài nguyên môi trường

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

XNK


: Xuất nhập khẩu

HĐND

: Hội đồng nhân dân


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước. Sự phát triển kinh tế xã hội đem lại thu nhập cao, cải thiện đời
sống cho người dân nhưng đi liền với nó là tình trạng mơi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng.
Sông Đáy - Nhuệ cũng được xác định là một trong những con sông ô
nhiễm nhất ở miền Bắc và vấn đề môi trường ở đây cũng đã được đề cập
đến nhiều trong các dự án phát triển. Các khu công nghiệp, kinh doanh dịch
vụ ngày càng phát triển làm cho tình trạng ơ nhiễm ngày càng diễn biến
phức tạp hơn. Nguy cơ môi trường ô nhiễm ngày càng cao sẽ làm cho sức
khỏe cộng đồng ít nhiều bị ảnh hưởng theo.
Hà Nam nằm trong đồng bằng sông Hồng, nơi được coi là vùng phát
triển nhất của cả nước, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, nơi giao lưu giữa thủ
đơ với các tỉnh phía Nam. Chính vì vậy kinh tế khu vực này khá phát triển.
Trong khi đó sơng Nhuệ nằm trong tỉnh Hà Nam, được báo động là ơ
nhiễm nghiêm trọng do nó chứa đựng nước thải của Hà Nội, Hà Tây và cả
Hà Nam nữa. Mặt khác những nguồn thải này lại không được xử lý mà đổ
trực tiếp ra sông gây ô nhiễm rất lớn. Trước tình hình đó chúng ta phải có

biện pháp để nhằm cải thiện tình hình mơi trường nước của khu vực này và
xem xét tình trạng sức khỏe của cộng đồng dân cư trong khu vực để có thể
giải quyết các vấn đề sức khoẻ và ô nhiễm mơi trường. Đây chính là mối
quan tâm lớn hiện nay của rất nhiều người.
Ninh Bình cũng như Hà Nam, đều có nền kinh tế xã hội tương đồng,
nằm trong một vùng điều kiện địa lý. Đây cũng là tỉnh nằm trong LVS
Đáy- Nhuệ và được đánh giá là cũng chịu ảnh hưởng từ môi trường khu


2
vực này khá lớn vì ơ nhiễm sơng Đáy cũng bắt nguồn từ ô nhiễm những
con sông nhánh đổ vào như sơng Nhuệ tại cầu Hồng Phú, sơng Hồng
Long tại Gia Tân. Trước hiện trạng đó chúng ta phải tích cực hơn trong
công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khoẻ người dân.
Hiện tại cũng có nhiều dự án, đề tài nghiên cứu về lưu vực sông
Đáy - Nhuệ, nhưng tại đây còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Xuất phát từ
thực tế cần thiết của hai khu vực này nên tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp:
“Nghiên cứu mối tương quan giữa chất lượng môi trường nước và sức
khoẻ cộng đồng dân cư trong lưu vực sông Đáy - Nhuệ ”. Qua đó nhằm
đưa ra những giải pháp hạn chế tình trạng ơ nhiễm và nâng cao sức khoẻ
cộng đồng dân cư xung quanh lưu vực.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiện trạng môi trường chất lượng nước sơng trong
LVS Đáy - Nhuệ, nhằm có được bức tranh đầy đủ về hiện trạng môi trường
tại lưu vực thông qua các thông số DO, BOD5, Coliform…. Từ đó đánh giá
được mối tương quan giữa chất lượng nước sơng có ảnh hưởng tới sức
khỏe của dân cư quanh lưu vực. Góp phần phục vụ cho cơng tác bảo vệ,
quy hoạch, và sử dụng nguồn nước này.
1.3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
- Xác định được chất lượng môi trường mước trong khu vực nghiên

cứu làm cơ sở đè xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại lưu vực sông
- Đánh giá được mối tương quan giữa việc ô nhiễm nguồn nước tại
lưu vực sơng có nhr hưởng tới sức khỏe đời sống của dân cư quanh lưu
vực, mức đọ ảnh hưởng của môi trường nước tới đời sống của cộng đồng
dân cư.
- Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm thơng tin về chất
lượng nước tại LVS Đáy - Nhuệ góp phần giúp các cấp nghành địa phương


3
có định hướng về quy hoạch đơ thị về cấp thoát nước sinh hoạt và vấn đề
nước thải tại các khu công nghiệp.
- Kết qủa nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng để xây dựng
chương trình dự án quản lý cũng như để quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
và môi trường tại các huyện lỵ trong lưu vực sông.
- Trong lĩnh vực khoa học công nghệ có liên quan: trên cơ sở hiện
trạng chất lượng nghuồn nước trên LVS có thể đề xuất các biện pháp tổng
hợp bảo vệ sử dụng khai thác hợp lý nguồn nước.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Sức khoẻ môi trường
Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần
và xã hội. Mỗi điều kiện và hiện tượng của môi trường bên trong hay bên
ngồi đều có tác động nhất định đến sức khoẻ. Có sức khoẻ tức là có sự
thích ứng của cơ thể với mơi trường, ngược lại bệnh tật là biểu thị sự khơng

thích ứng. Như vậy, sức khoẻ là một tiêu chuẩn cho sự thích ứng của cơ thể
con người và cũng là một tiêu chuẩn của môi trường.
Môi trường sống của con người là phần không gian mà con người tác
động, sử dụng và bị nó làm ảnh hưởng bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên,
xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Nói một
cách khác mơi trường là tập hợp các thành phần vật chất (tự nhiên và nhân
tạo) và xã hội xung quanh con người. Các thành phần tự nhiên của môi
trường sống là tất cả các yếu tố hữu sinh lẫn vô sinh. Các thành phần nhân tạo
là tất cả các vật thể hữu hình do con người tạo nên. Cịn các thành phần xã hội
là sự tổng hoà các quan hệ con người với nhau, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự
tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng xã hội. Chất
lượng mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người.
Sức khoẻ môi trường bao gồm tất cả những vấn đề liên quan tới sức
khoẻ, tình trạng ốm, bị bệnh và bị thương tật của con người do phải chịu
tác động từ các yếu tố mơi trường vật lý, hố học, sinh học, xã hội và tâm
lý. Thuật ngữ này cũng để dùng gọi chung các lý thuyết, thực tiễn về đánh
giá, điều chỉnh, kiểm sốt và phịng ngừa những yếu tố, thành phần mơi
trường có khả năng gây nên những tác động có hại cho sức khoẻ con người,
cả thế hệ hiện tại và tương lai.


5
Căn cứ vào trình độ nhận thức và kiến thức hiện nay của xã hội, các
tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia đã chỉ ra các nhóm yếu tố môi trường
nước dễ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng như sau:
• Ơ nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, làng nghề và sinh hoạt, không được tiếp cận với nguồn nước sạch
cho ăn uống và sinh hoạt…
• Nhà ở và điều kiện vệ sinh quá thấp kém, lạc hậu và không hợp vệ sinh.
• An tồn thực phẩm do ơ nhiễm các nguồn nguyên liệu dùng cho

chế biến và sản xuất lương thực, thực phẩm, thói quen chế biến tiêu dùng
thực phẩm, cơng nghệ chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh và an tồn…
• Rủi ro vi sinh vật do sự phát sinh, lây lan các loại vi trùng, vi
khuẩn, vi rút gây bệnh trong mơi trường.
• Thiên tai, biến đổi khí hậu do môi trường.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố vào đầu
năm 2011, khoảng 24% bệnh tật và số ca tử vong trên thế giới có căn
ngun từ mơi trường. Tỷ lệ này tính riêng ở trẻ em cao hơn với kết luận
thống kê cho rằng 1/3 bệnh tật ở trẻ em có căn nguyên từ môi trường.
Trong số 102 loại bệnh thường gặp được thống kê ở báo cáo “ Sức khoẻ
toàn cầu của WHO ” có tới 85 bệnh có căn nguyên từ mơi trường. Xét theo
từng vùng địa lý thì tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh môi trường ở các nước
đang phát triển (25%) cao hơn so với ở các nước phát triển (17%).
2.1.2. Ô nhiễm nguồn nước và tác động tới sức khoẻ
Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước đã làm gia tăng
chất thải ra môi trường nước, làm tăng việc ô nhiễm nguồn nước. Việc
nghiên cứu mối liên hệ giữa ô nhiễm nguồn nước với sức khoẻ con người
bắt đầu từ đầu những năm 1800. Một trong những nhà nghiên cứu chú ý
sớm nhất về vấn đề này đó là John Snow. Snow đã xác định dòng thải từ hệ


6
thống nước thải của Lon Don đi qua vùng cung cấp nước uống làm cho
người dân vùng đó bị nhiễm dịch tả. Từ khi phát minh khoa học của Snow
về dịch bệnh và sức khoẻ môi trường được phát triển thì có thể đánh giá
các thành phần có thể nhìn thấy trong ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức
khoẻ cộng đồng. Hiểu biết về mối liên hệ giữa sức khoẻ cộng đồng và ô
nhiễm là vô cùng quan trọng trong việc phát triển các hoạt động quản lý ô
nhiễm, đảm bảo sức khoẻ nhân dân.
VD Thế Giới

Sự quan tâm của phương tiện thông tin trên thế giới cũng đã chỉ ra sự
suy thối của các con sơng và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Tại Việt
Nam, năm năm trở lại đây, cộng đồng cũng khá là quan tâm tới ô nhiễm
các con sông và tác động của chúng tới sức khoẻ con người. Hiểu biết về
mối liên quan giữa ô nhiễm nguồn nước với sức khoẻ cộng đồng cung cấp
cho các nhà hoạch định chính sách, các bộ ban ngành liên quan những
thông tin quan trọng để trả lời sự chú ý của cộng đồng và đưa ra những
quyết định điều chỉnh có hiệu quả nhất.
2.1.2.1. Ơ nhiễm nguồn nước
Ơ nhiễm mơi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng
lượng với khối lượng lớn trong mơi trường mà mơi trường khó chấp
nhận được. Ơ nhiễm môi trường nước là sự thay đổi bất lợi mơi trường
nước, hồn tồn hay đại bộ phận do các hoạt động khác nhau của con
người tạo nên.
2.1.2.2 Các bệnh liên quan tới nguồn nước
Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã
giảm hẳn, song các bệnh liên quan tới nước và vệ sinh môi trường, sức
khỏe cộng đồng vẫn là vấn đề lớn ở Việt Nam. Theo đánh giá của WHO,
Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao do các nguyên
nhân liên quan tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước và vệ sinh môi trường,


7
không được tiếp cận với nước sạch, thiếu nước, điều kiện nhà ở và dịch vụ
vệ sinh môi trường thấp kém, khoảng 10- 50 ca/triệu dân/năm (mức thấp nhất là
0-10 ca/ triệu dân/năm; mức cao nhất là 500- 1.050 ca/ triệu dân/ năm). Tổ chức
Y tế thế giới đã chỉ ra danh sách một số bệnh truyền nhiễm liên quan tới nguồn
nước như tả, lỵ trực trùng, tiêu chảy, thương hàn, lỵ amíp.
Bảng 2.1: Một số bệnh truyền nhiễm liên quan tới nguồn nước
Loại bệnh

Tả

Tỷ lệ mắc/100.000 dân theo các năm
2009

2010

2011

2012

2013

0,02

Lỵ trực trùng
Tiêu chảy
Thương hàn
Sốt rét

0,4

0,42

0,08

0

64,81


57,33

54,04

53,47

52,26

1390,17

1332,4

1201,75

1124,96

1095,61

12,45

8,89

7,35

5,19

5,56

327,62


232,68

203,54

156,79

119,44

2.1.2.3. Ảnh hưởng tới con người
Con người luôn là đối tượng được quan tâm hàng đầu trong thời đại
hiện nay. Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá phát triển càng làm tăng thêm thu
nhập, đời sống nhân dân được cải thiện nhưng môi trường cũng bị ảnh
hưởng khá lớn và nó quay trở lại tác động tới con người.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường đã khiến Cục Y tế dự phòng (Bộ Y
tế) phải lên tiếng cảnh báo: Khoảng 80% dân số Việt Nam bị nhiễm giun
sán, phổ biến là giun tóc, giun móc… Việt Nam cũng là nơi có tỷ lệ bệnh
truyền nhiễm cao, 1/2 trong tổng số các bệnh truyền nhiễm mắc cao nhất là
bệnh liên quan tới nước sạch và vệ sinh môi trường. Hậu quả của tình trạng
ơ nhiễm trên rất rõ ràng. Theo kết quả điều tra của ĐH Y Hà Nội về tình
trạng bệnh tật do nguồn nước sơng Nhuệ ở 2 xã Hoàng Tây và Nhật Tây
(Kim Bảng, Hà Nam): 21% trẻ em dưới 5 tuổi tại khu vực này mắc bệnh
tiêu chảy, 86% trẻ em mắc bệnh giun đũa, 76% mắc bệnh giun tóc và 9%


8
mắc giun móc. 60% dân số Kim Bảng nhiễm bệnh về mắt, 20% nhiễm
bệnh ngoài da, 53% nhiễm bệnh phụ khoa. Nước sông bị ô nhiễm đã gây
tác động mạnh và trực tiếp tới đời sống của người dân tại lưu vực sông, đặc
biệt là người dân nông thôn và người nghèo. Họ không được tiếp cận với
hệ thống nước sạch hoặc thiếu nước cho sinh hoạt. Tại khu vực nông thôn,

tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch trung bình tồn quốc năm 2012 là
66%, trong khi đó tỷ lệ này ở LVS Cầu là 61%, LVS Nhuệ - Đáy là 70% và
LVHTS Đồng Nai là 67%. Việc đầu tư hệ thống xử lý nước sinh hoạt cho
một hộ gia đình thường vượt quá mức thu nhập bình qn và mức sống của
người dân nơng thơn. Do đó, phần lớn người dân nông thôn khai thác và sử
dụng trực tiếp nước sông phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt.
Trẻ em sống trong LVS Đáy - Nhuệ cũng có mắc các bệnh liên quan
tới ơ nhiễm nguồn nước do thói quen và hoạt động của chúng như khi
chúng nghịch bẩn tay chân rồi lại đưa tay lên miệng. Các con sơng bị ơ
nhiễm do đó chúng ta ít thấy hình ảnh trẻ con bơi đùa trên sơng và chơi trị
chơi nữa. Các chất gây ơ nhiễm nguồn nước có thể làm tăng nguy cơ ảnh
hưởng tới q trình tăng trưởng phát triển tâm sinh lý, cách ứng xử khác
nhau. Trong khi đó thói quen sinh hoạt của chính người dân trong lưu vực
cũng là nhân tố kích thích, làm gia tăng khả năng nhiễm bệnh. Trong lưu
vực chúng ta vẫn nhìn thấy hình ảnh những người dân dùng nước sinh hoạt
lấy luôn từ nước sông hay rửa rau bằng nước sông. Phải chăng do thu nhập
quá thấp cùng nhận thức, thói quen sinh hoạt của họ mà chính người dân đã
làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình.
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lí
Lưu vực sơng Đáy - Nhuệ là một trong những lưu vực sông lớn của
nước ta, có vị trí đặc biệt quan trọng, đa dạng, phong phú về các hệ sinh


9
thái và tài ngun, đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế cả
nước và nền kinh tế của đồng bằng sơng Hồng nói riêng. Lưu vực này nằm
trong hữu ngạn sơng Hồng với diện tích 7.897,12 km2, dân số đến cuối năm
2013 là 7,9 triệu người. Lưu vực bao gồm một phần thủ đô Hà Nội, ba

thành phố, 45 thị xã, thị trấn, 47 quận huyện và hơn 900 xã, phường. Lưu
vực có toạ độ địa lý từ 20-21020’ vĩ độ Bắc và 1050-106030’ kinh độ Đông,
bao gồm địa phận hành chính các tỉnh Hà Nội, Hồ Bình, Hà Nam, Ninh
Bình, Nam Định, Hà Tây.
Lưu vực sơng Nhuệ - Đáy thuộc phần phía Tây Nam của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, ở phái hữu ngạn sông Hồng. Lưu vực được tính từ vùng núi
cao Ba Vì - Hà Tây, vùng núi cao Hịa Bình kéo dài xuống đồng bằng
hướng về phía Đơng Nam tới đường bờ biển của tỉnh Nam Định, Ninh
Bình. Lưu vực có dạng dài hình nan quạt bao gồm gần như toàn bộ tỉnh Hà
Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, một phần Hà Nội và Hịa Bình. Lưu
vực có một nhánh sơng chính lấy nước từ sơng Hồng qua các cơng trình
điều tiết nước là sông Đáy, sông Nhuệ , sông Châu Giang, sông Đào. Ngồi
ra lưu vực cịn thu nhận nguồn nước tự nhiên, làm nhiệm vụ thốt nước của
các nhánh sơng khác như sơng Tích, sơng Hồng Long, sơng Thanh Hà sau
khi chảy qua các thành phố, thị trấn, thị xã, khu dân cư, khu công nghiệp,
khu dịch vụ làng nghề…. Lưu vực sơng Nhuệ - Đáy có nhiều phụ lưu lớn
chảy qua thành phố thị xã, thị trấn, tụ điểm dân cư, khu công nghiệp, khu
chế xuất, dịch vụ, làng nghề…đây là nguồn xung cấp nước ngọt cho sản
xuất nông nghiệp cơng nghiệp và dân sinh.
Hà Nam có kinh độ từ 1050 45' - 1060 10' kinh độ Đông và vĩ độ từ 200
21' - 200 43' vĩ độ Bắc là một tỉnh nằm trong LVS Nhuệ - Đáy. Về phía Bắc,
Tây Bắc, lưu vực sông Nhuệ - Đáy thuộc tỉnh Hà Nam giáp với tỉnh Hà
Tây về phía thượng nguồn, phía Đơng giáp sơng Hồng, phía Tây giáp tỉnh
Hồ Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Nam Định. Mặt khác, vị trí LVS


10
Đáy - Nhuệ thuộc tỉnh Hà Nam là nơi tích hợp và chuyển vật chất cho tồn
bộ hạ lưu sơng Đáy trước khi đổ ra biển qua cửa Đáy tại Kim Sơn - Ninh
Bình. Hà Nam có địa ình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa,

vừa có vùng trũng, vùng đồi núi phía tây có nhiều tài ngun khống sản
đặc biệt là đá vơi, để phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhất là xi măng,
đây cũng là vùng có tiềm năng phát triển du lịch. Vùng đồng bằng có diện
thích đất đại màu mỡ bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu Giang, là tiền đề
để phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp chế biến nông
sản thực phẩm và du lịch sinh thái
Ninh Bình nằm ở cực Nam Đồng bằng Bắc Bộ có tọa độ địa lý từ
19o50' đến 20o27' vĩ độ Bắc, 105o32' đến 106o27' kinh độ Đông cũng là một
tỉnh nằm trong lưu vực sông Đáy - Nhuệ. Ở vị trí điểm nút của cạnh đáy
tam giác châu thổ sơng Hồng, nên địa hình Ninh Bình bao gồm cả ba loại
địa hình. Vùng đồi núi hay cịn gọi là vùng "bán sơn địa" ở phía Tây và Tây
Nam bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, phía Nam giáp
Thanh Hố là Tam Điệp cịn gọi là vùng đồi núi Đồng Giao); vùng đồng
bằng và vùng ven biển ở phía Đơng và phía Nam. Ninh Bình có bờ biển dài
18km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m.
Đây là vùng mà nước LVS Nhuệ - Đáy được đổ ra biển Đông thông qua
cửa Đáy. Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ rệt,
vùng đồi núi ở phái Tây và phía Bắc, vùng đồng bằng và vùng ven biển ở
phái Đơng và phía Nam. Hệ thống sơng ngịi ở Nam Định bao gồm hệ
thống sơng Đáy, sơng Hồng Long, sông Bôi sông Ân sông Vạc, sông Lạc,
sông Vân Sàng tổng chiều dài 496km , phân bố rộng khắp trong tồn tỉnh,
các sơng thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam để đổ ra biển
Đơng, Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng
ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông khô lạnh từ thang 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau.


11
2.2.1.2. Khí hậu thuỷ văn
Lưu vực sơng Nhuệ - Đáy có nền khí hậu mang đầy đủ những thuộc

tính cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm, mùa đơng khá lạnh và ít mưa, mùa hè nắng nóng, mưa nhiều.
Hà Nam có nhiệt độ trung bình khoảng 23,30C, mưa tương đối nhiều
(lượng mưa trung bình khoảng 1600-1900 mm), độ ẩm tương đối trung
bình năm khoảng 84%. Tuy nhiên khí hậu có sự phân hố theo mùa phù
hợp với chế độ thuỷ văn, dịng chảy trong năm. Các thơng số thuỷ văn
chính của sơng Đáy tại Phủ Lý bao gồm:
- Mực nước kiệt nhất -0,14m
- Mực nước lũ lịch sử (1985) 4,72 m
- Mực nước báo động I: +2.5, II: +3.3,III: +4.1
- Mực nước thiết kế khi phân lũ 5000 m3/s: 5,8 m
Mạng lưới thủy văn LVS Nhuệ - Đáy thuộc tỉnh Hà Nam khá dày
bao gồm phần hạ nguồn sông Nhuệ, hạ nguồn sơng Đáy, sơng Châu Giang
và cịn có các nhánh lớn như sơng Đăm, Đồng Bồng, Cầu Ngịi, Tô Lịch
cùng nhiều kênh mương chi lưu các sông đan xen các ao, hồ, đầm. Tài
nguyên nước rất phong phú song tình trạng ơ nhiễm nguồn nước sơng Nhuệ
đã làm suy giảm giá trị tài nguyên nước ở tỉnh Hà Nam. Tại vùng này rất
nhạy cảm với ngập lụt nên sẽ không lường trước hết được hậu quả khi ngập
lụt kết hợp với ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực sơng Nhuệ - Đáy. Vì vậy
cần sớm có biện pháp nghiêm ngặt trong phịng chống lũ và ngăn chặn ơ
nhiễm nguồn nước.
Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ
tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.


Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm



Nhiệt độ trung bình: 23,5°C




Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ


12


Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%

Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu
kinh tế và văn hố giữa lưu vực sơng Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng
đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn
tỉnh có hệ thống sơng ngịi dày đặc như: sơng Đáy, sơng Hồng Long, sơng
Càn, sơng Vạc, sơng Vân... tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ và tài
nguyên nước vô cùng phong phú rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh
tế trong và ngồi tỉnh. Ninh Bình có chế độ nhiệt phân ra 2 mùa rõ rệt, mùa
đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hạ tue tháng 5 đến
tháng 10. Tuy nhiên thời gian kéo dài của mùa, mức độ lạnh của mùa đơng,
mức độ nóng của mùa hạ giữa các năm có thể rất khác nhau. Thời gian bắt
đầu và kết thúc của mùa khí hậu có thể sớm hơn vài ba tuần so với trung
bình nhiều năm. Về mùa đơng, ảnh hưởng của khơng khí áp cao Xibia tràn
xuống làm cho nền nhiệt độ hạ thấp thường có thời tiết lạnh khơ. Mùa đơng
thường có gió mùa Đơng Bắc lạnh làm cho có tới 2 - 3 tháng nhiệt độ trung
bình xuống dưới mười tám 18°C, khu vực đá vôi Cúc Phương (vùng núi
huyện Nho Quan) lạnh hơn cả ở đây có tháng nhiệt đọ trung bình thấp
xuống dưới 15°C, nhiệt độ thấp trong mùa đơng có thời điểm là 3°C và
nhiều khi xuất hiện sương muối. Giói mùa Đơng Bắc rét lạnh gây ra một số
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Tuy nhiên nhiệt độ tháp

không kéo dài liên tục bởi xem kẽ những đợt không khí lạnh là những đợt
khơng khí nhiệt đới biển ấm hơn xâm nhập vào thay thế thời tiết làm ấm
dần lên, mùa hạ có gió mùa tây nam hội tụ với gió Tín Phong gây mưa
nhiều. Trong mùa hạ Ninh Bình cịn thường xun chịu ảnh hưởng cảu kiểu
thời tiết nắng nóng khơ do gió Lào gây nên.
Ninh Bình có mạng lưới sơng ngịi khá phong phú phân bố tương đối
đều gồm hàng chục các con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài 1000km. Sơng
ngịi Ninh Bình vừa có tác dụng dẫn nước sơng phù sa màu mỡ cịn cung
cấp cho đồng ruộng, lại còn tác dụng tiêu nước trong đồng ruộng ra sông
khi bị mưa úng lụt.


13

Hình 2.1: Bản đồ hành chính lưu vực sơng Đáy – Nhuệ


14

Hình 2.2: Bản đồ thủy lệ lưu vực sơng Đáy – Nhuệ


15
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.2.1. Dân số và lao động
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy bao gồm 6 tỉnh Hà Tây, Hà Nam,.Nam
Định, Ninh Bình, một phần Hà Nội (Thanh Trì, Từ Liêm, Thanh Xuân, Hai
Bà Trưng) và 4 huyện của Hồ Bình là Lương Sơn, Kim Bơi, Yên Thuỷ,
Lạc Thuỷ với tổng diện tích 7650,25 km2. Dân số toàn lưu vực đến cuối
năm 2013 là 7.915,304 người, mật độ dân số trung bình đạt 1036

người/km2 cao gấp 4 lần so với bình quân chung của cả nước (270
người/km2). Đây là khu vực có kinh tế- xã hội phát triển liên tục từ rất lâu
đời, cho đến ngày nay vùng hữu ngạn sông Hồng vẫn là một vùng kinh tế
phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng.
Số dân trong độ tuổi lao động (từ 15- 60 tuổi) chiếm tới 50% dân số
khu vực. Trong khi đó ở Hà Nam thì tỷ lệ nam giới chiếm tới 51% cịn ở
Ninh Bình lại có xu hướng ngược lại nam chỉ chiếm khoảng 47-48%. Điều
này cũng có thể ảnh hưởng tới việc phân bố lao động trong cơ cấu kinh tế
của mỗi tỉnh. Nhìn vào bảng dưới ta thấy tại một số huyện có kinh tế khá
phát triển thì dân số tập trung khá cao như ở Phủ Lý (Hà Nam) mật độ dân
số là 2.403 người/km2, Yên Khánh (Ninh Bình) cũng tập trung tới 1.035
người/km2 cao gấp 3-4 lần so với mật độ dân số chung của cả nước.


16
Bảng 2.2: Dân số các huyện thuộc tỉnh Hà Nam và Ninh Bình năm 2013

851,7

Mật độ
dân số
(người/km2)
989

Nam
(*1000
người)
426,741

Nữ

(*1000
người)
415,461

Hà Nam

Dân số
(*1000
người)
842,202

Phủ Lý

82,183

34,2

2403

41,741

40,442

Duy Tiên

134,962

135,0

1000


68,714

66,248

Kim Bảng

131,557

184,9

712

64,461

67,096

Lý Nhân

192,537

167,1

1152

98,113

94,424

Thanh Liêm


140,711

175,0

804

71,814

68,897

Bình Lục

160,252

155,5

1031

81,898

78,354

Ninh Bình

908,224

1384,2

656


436,224

472,000

Ninh Bình

101,340

116

874

48,440

52,900

Tam Điệp

52,691

106,8

493

25,291

27,400

Nho Quan


146,265

458,3

319

69,170

77,095

Gia Viễn

114,057

178,5

639

54,398

59,659

Hoa Lư

66,261

139,7

474


31,661

34,600

n Mơ

115,460

144,1

801

57,232

58,228

n Khánh

142,595

137,8

1035

69,718

72,877

Kim Sơn


167,874

207,4

809

78,633

89,241

Tỉnh

Diện tích
(km2)


17
2.2.2.2. Điều kiện kinh tế khu vực
Thu nhập chính của các tỉnh trong LVS Đáy - Nhuệ chủ yếu là từ
nơng nghiệp. Có khoảng 80% người lao động làm việc trong ngành nơng
nghiệp. Ngành nơng, lâm, thuỷ hải sản đóng vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc phát triển kinh tế của các tỉnh trong lưu vực. Tuy nhiên hiện nay
người lao động đang dần có sự chuyển dịch sang ngành cơng nghiệp và
dịch vụ. Đó là kết quả của sự di cư dân từ nông thôn ra thành thị.
Hà Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hằng năm là
13%. GDP bình quân đầu người là 5,09 triệu đồng/người/năm. Tỉnh đang
phấn đấu đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 15,4% và GDP bình
quân đầu người đạt 10,52 triệu đồng/năm. Trong lĩnh vực ngoại thương,
hoạt động XNK thời gian qua đã đi vào ổn định và có sự phát triển đáng kể.

Kim ngạch XNK năm 2013 ước đạt 1.178 triệu USD, bằng 130,9% kế
hoạch, tăng 51,9% so với năm 2012. Có được thành cơng đó là do nhiều
doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, SA 8000. Đến nay hàng hóa xuất khẩu của Hà
Nam đã có mặt ở hầu hết khắp các châu lục, đồng thời từng bước thâm
nhập và tiếp cận thị trường mới… Song song với, hoạt động xúc tiến
thương mại của tỉnh rất được chú trọng và mở rộng hơn, đặc biệt việc đưa
hàng việt về nông thôn đã được triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo sự tham
gia của các doanh nghiệp với chất lượng ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Bước sang nãm 2014, Hà Nam đã chuẩn bị những giải pháp hữu hiệu
để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phấn đấu tổng giá trị sản
xuất công nghiệp (giá cố định 1994) trên địa bàn đạt 17.274,5 tỷ đồng, tăng
18% so với năm 2013; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt
14.000 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2013; giá trị kim ngạch xuất khẩu
đạt 700 triệu USD tăng 21,6% so với năm 2013.


18
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế năm 2013 và dự báo năm 2015
tỉnh Hà Nam (% GDP)
Năm

2013

Dự báo 2015

Nông, lâm, thuỷ sản

27


22,3

Cơng nghiệp- xây dựng

41

49,4

Dịch vụ

32

18,3

Ngành kinh tế

Ninh Bình là một tỉnh phía Nam châu thổ sơng Hồng, cách thủ đơ Hà
Nội 90 km về phía Nam, diện tích 1.384,2 km2, dân số 908.224 người.
Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc. Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục
tăng trưởng ở mức 2 con số năm 2012 xếp thứ 24/64, đứng thứ 5 ở miền
Bắc và là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt
Nam (13/64). Năm 2012 thu ngân sách đạt 1.140 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/64
đạt mức thu 1000 tỷ. Ninh Bình là một tỉnh có xuất phát điểm thấp hơn so
với các tỉnh cùng khu vực đồng bằng sơng Hồng vì là tỉnh giao thoa giữa
miền núi và đồng bằng. Thế mạnh kinh tế của tỉnh là các ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Thực hiện đường lối đổi mới của đảng và nhà nước những năm gần
đây nền kinh tế Ninh Bình đã có nhiều thay đổi khởi sắc và những dấu ấn
đáng ghi nhận. Năm 2013 lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp giá trị sản xuất đạt

trên 15,5 nghìn tỷ đồng tăng 12,1% so với năm 2012 và đạt 95,7% kế
hoạch cả năm, nhưng bên cạnh đó thì sản xuất nơng, lâm, thủy sản cịn gặp
nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các cơn bão số 5 số 6 và dịch bệnh trong
mùa vụ xong sản xuất toàn nghành năm 2013 thu ngân sách đạt 2855 tỷ
đồng đạt 100,2 kế hoạch mà HĐND tỉnh đã giao tăng 11,7% so với năm
2012. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về giao thơng, vị trí địa lý thì tỉnh


19
Ninh Bình có nhiều tài ngun thích hợp để phát triển các vùng nguyên liệu
cho các nghành chế biến thủy sản, hoa quả xuất khẩu hay các loại hàng hóa
thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là tài nguyên đá vôi và các loại khống sản phù
hợp để phát triển cơng nghiệp vật liệu xây dựng. Mục tiêu của tỉnh vẫn là
tiếp tục tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng
trong ngành nông nghiệp.
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế năm 2013 và dự báo năm 2015 tỉnh Ninh Bình
(% GDP)
Năm

2013

Dự báo 2015

Nơng, lâm, thuỷ sản

26%

17%

Cơng nghiệp- xây dựng


40%

48%

Dịch vụ

34%

35%

Ngành kinh tế

Nông nghiệp
Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam
có xu hướng giảm dần trong những năm vừa qua từ 52,6% năm 1995
xuống 39,3% năm 2000 và năm 2008 còn 28,4% cho đến năm 2013 là 27%
nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng.
Trong đó trồng trọt tại Hà Nam là lĩnh vực quan trọng nhất và có
đóng góp quan trọng nhất trong giá trị sản xuất nơng nghiệp Hà Nam. Theo
niên giám thống kê của tỉnh Hà Nam thì nó chiếm tới 72,8% giá trị sản xuất
nơng nghiệp (2009) cùng nhóm cây trồng chủ yếu là cây lương thực (lúa,
ngô, khoai, sắn…), rau đậu các loại, cây cơng nghiệp và cây ăn quả. Cùng
với trồng trọt thì chăn nuôi cũng phát triển một cách ổn định và liên tục.
Giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi đã tăng từ 248,100 triệu đồng/năm
2009 lên 344,960 triệu đồng năm 2013. Chăn ni phát triển đã góp phần


20
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và là một bước tiến quan

trọng trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo ở Hà Nam.
Cùng với sự phát triển nơng nghiệp chung của cả lưu vực, Ninh Bình
có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần vì bao
gồm ba loại địa hình: biển, đồi núi, đồng bằng. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo
chuyển được gần 9.000 ha đất nơng nghiệp trồng cây có giá trị thấp sang
ni trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như: ni tơm sú, trồng
cói làm chiếu và các mặt hàng mỹ nghệ khác ở Kim Sơn, nuôi tôm càng
xanh, trồng dứa ở Tam Điệp, Nho Quan, nuôi thả cá chim trắng ở Gia Viễn,
Hoa Lư, cấy các giống lúa đặc sản: tám, nếp, dự... ở Kim Sơn, Yên Khánh.
Năm 2013 năng suất lúa toàn tỉnh đạt 110 tạ/ha; tổng sản lượng thóc đạt
47,1 vạn tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 518 kg. Cả tỉnh có 294
trang trại mỗi năm doanh thu bình qn từ 20 triệu đồng trở lên.

Hình 2.3: Biểu đồ số lượng gia súc gia cầm của các tỉnh Hà Nam,
Ninh Bình theo các năm (nghìn con)


×