ĐạI HọC THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM
T HOI NAM
Tên đề tài:
NH GI NH HNG CA HOT NG KHAI THC M THAN
PHN M TI MễI TRNG NC SINH HOT TI TH TRN
GIANG TIấN, HUYN PH LNG, TNH THI NGUYấN
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trờng
Khoa : Môi trờng
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hớng dẫn: Th.S Nguyn Vn Hiu
Khoa Môi trờng - Trờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Hiểu, sự giúp đỡ của lãnh đạo và
cán bộ Phòng Tài nguyên &Môi trường huyện Phú Lương.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Văn
Hiểu - thầy giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa
Môi trường, trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ Phòng Tài
nguyên & Môi trường huyện Phú Lương, các bạn bè và những người thân
trong gia đình đã động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập cũng như hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng nhưng do
thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi
những thiết sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Tạ Hoài Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 2.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường nước
5
Bảng 2.2. Trữ lượng các mỏ than Quang Ninh 11
Bảng 2.3: Thống kê về than Việt Nam của EIA 12
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2013 tại Thái Nguyên 25
Bảng 4.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2013 tại Thái Nguyên
26
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Giang Tiên 28
Bảng 4.4: Dân số của thị trấn Giang Tiên 31
Bảng 4.5: Lao động và phân bố lao động trong thị trấn Giang Tiên. 32
Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại nhà dân gần nhất khu
vực bãi thải của Mỏ than Phấn Mễ 38
Bảng 4.7: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại nhà dân gần nhất khu
sàng tuyển than của mỏ than Phấn Mễ 40
Bảng 4.8: Kết quả đối chứng với khu vực dự báo ô nhiễm 42
Bảng 4.9: Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm của các năm 2011, 2012,
2013, 2014 44
Bảng 4.10: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân 46
Bảng 4.12: Mức độ ô nhiễm của nước ngầm 48
Bảng 4.13: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm 48
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Hình 2.1: Top 10 các quốc gia khai thác than trên thế giới 8
Hình 2.2: Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới 9
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Giang Tiên năm
2013 28
Hình 4.2: Sơ đồ quá trình khai thác than lộ thiên Mỏ than Phấn Mễ 35
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ khai thác hầm lò 37
Hình 4.4: Kết quả phân tích chỉ tiêu Mn trong nước ngầm tại nhà dân gần nhất
khu vực bãi thải 39
Hình 4.5: Kết quả phân tích chỉ tiêu Pb trong nước ngầm tại nhà dân gần nhất
khu vực bãi thải 39
Hình 4.6: Kết quả phân tích chỉ tiêu Pb trong nước ngầm tại nhà dân gần nhất
khu sàng tuyển than của mỏ than Phấn Mễ 41
Hình 4.7: Kết quả phân tích chỉ tiêu Độ cứng trong nước ngầm tại nhà dân gần
nhất khu sàng tuyển than của mỏ than Phấn Mễ 41
Hình 4.8: So sánh về chỉ tiêu độ cứng của kết quả đối chứng với kết quả phân
tích nước ngầm tại mỏ than Phấn Mễ 43
Hình 4.9: So sánh về chỉ tiêu Pb của kết quả đối chứng với kết quả phân tích
nước ngầm tại mỏ than Phấn Mễ 43
Hình 4.10: Hàm lượng Pb trong nước ngầm qua các năm 2011, 2012, 2013,
2014 45
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLD : An toàn lao động
BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
EIA : Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ
COD : Nhu cầu o xy hóa học
DO : Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
HST : Hệ sinh thái
Mn : Mangan
Pb : Chì
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QLMT : Quản lý môi trường
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh
TDS : Tổng chất rắn hòa tan
TKV : Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam
TNMT : Tài nguyên môi trường
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
UBND : Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học về đề tài 3
2.1.1. Cơ sở pháp lý 3
2.1.2 Cơ sở lý luận 3
2.1.2.1 Tài nguyên nước 3
2.1.2.2 Ô nhiễm môi trường nước và tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước. 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác than ở Việt Nam 11
2.2.2.1. Hoạt động khai thác than ở Việt Nam 11
2.2.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường tại Việt Nam 15
2.3. Cơ sở thực tiễn 17
2.3.1. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên 17
2.3.2. Chất lượng nước cho sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam 19
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 21
3.2. Nội dung nghiên cứu 21
3.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực mỏ than Phấn Mễ 21
3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên 21
3.2.3. Quá trình phát triển của hoạt động khai thác than và hiện trạng khai thác
than tại Thái Nguyên và địa bàn nghiên cứu 22
3.2.4. Chất lượng môi trường nước của mỏ than Phấn Mễ năm 2014 22
3.2.5. Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước của mỏ than Phấn
Mễ qua các năm 2011, 2012, 2013,2014 22
3.2.6. Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xung quanh mỏ than
Phấn Mễ 22
3.2.7. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và đời
sống gia đình, địa phương tại thị trấn Giang Tiên 22
3.2.8. Đề xuất các biện pháp 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu 22
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 22
3.3.2. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước 23
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa 23
3.3.4. Phương pháp tổng hợp so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập được 23
3.3.5. Phương pháp kế thừa 23
3.3.6. Tham khảo ý kiến chuyên gia 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Điều kiện tự nhiên của Mỏ than Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên 24
4.1.1. Vị trí địa lý 24
4.1.2. Địa hình 24
4.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn 25
4.1.4. Các nguồn tài nguyên 28
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên 29
4.2.1. Thực trạng phát triển các ngành 29
4.2.2. Dân số, lao động và việc làm 31
4.2.3. Cơ sở hạ tầng 32
4.2.4. Văn hóa - xã hội 33
4.3. Đôi nét về mỏ than Phấn Mễ 34
4.4. Đánh giá kết quả chất lượng môi trường nước ngầm 38
4.4.1. Chất lượng môi trường ngầm tại nhà dân gần nhất khu vực bãi thải của
mỏ than Phấn Mễ 38
4.4.2. Kết quả nước ngầm tại nhà dân gần nhất khu vực sàng tuyển than của
mỏ than Phấn Mễ 40
4.4.3. Kết quả đối chứng với kết quả phân tích nước ngầm tại nhà dân gần
nhất khu vực sàng tuyển than của mỏ than Phấn Mễ 42
4.4.4. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước ngầm qua các năm
2011, 2012, 2013, 2014 của mỏ than Phấn Mễ 44
4.4.5. Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xung quanh mỏ than
Phấn Mễ 45
4.4.5.1. Mục đích sử dụng nước ngầm của người dân 45
4.4.5.2. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt của người dân 46
4.4.5.3. Tình hình sức khỏe người dân xung quanh khu vực sang tuyển than
của mỏ than Phấn Mễ 46
4.4.6. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và đời
sống của gia đình, địa phương tại thị trấn Giang Tiên 47
4.5. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu 48
4.5.1. Biện pháp về thể chế, chính sách 49
4.5.2. Biện pháp quản lý 49
4.5.2.1. QLMT đối với cơ quan Quản lý Nhà nước về môi trường 49
4.5.2.2. Quản lý môi trường đối với đơn vị tổ chức hoạt động khai thác than 50
4.5.3. Biện pháp kỹ thuật 50
4.5.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 50
4.5.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 51
4.5.6. Biện pháp tuyên truyền giáo dục 51
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1. Kết luận 52
5.2. Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là một nước
đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa làm thay đổi lớn đến
bộ mặt của đất nước, vậy nên việc đẩy mạnh phát triển kinh tế là ưu tiên hàng
đầu, đồng nghĩa với đó tất yếu sẽ đối mặt với nguy cơ môi trường bị suy
giảm, điều này luôn là bức thiết không chỉ Việt Nam mà nó là vấn đề của mọi
quốc gia trên thế giới. Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời
sống sinh hoạt con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau,
mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn
năng lượng mới, song chúng ta chưa thể thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch
trong một sớm một chiều và có khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào, đặc biệt là
than đá, dầu mỏ và khí đốt. Tình trang ô nhiễm môi trường đã và đang gia
tăng tới mức báo động, nhất là từ hoạt động của các hoạt động khai khoáng,
các khu công nghiệp và các khu đô thị. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới
sức khỏe và môi trường sinh thái con người.
Mỏ than Phấn Mễ nằm tại thị trấn Giang Tiên - huyện Phú Lương, mỏ
trực thuộc công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, là đơn vị có đóng góp
đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Sản phẩm là than mỡ,
nguyên liệu sản xuất cốc luyện kim phục vụ cho dây chuyền sản xuất gang
từ quặng sắt bằng công nghệ lò cao. Bên cạnh những đóng góp tích cực về
kinh tế, hoạt động khai thác mỏ than tác động vào nguồn nước gây ra một số
vấn đề ảnh hưởng đến môi trường và người dân, đặc biệt qua vụ việc sạt lở
bãi thải số 3, đã làm ô nhiễm chất lượng nước ngầm của người dân sinh sống
tại đây.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự cho phép của ban giám hiệu nhà
trường và khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S. Nguyễn
Văn Hiểu, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của hoạt
động khai thác mỏ than Phấn Mễ tới môi trường nước sinh hoạt tại thị trấn
Giang Tiên - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên”.
2
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được tình hình khai thác than tại thị trấn Giang Tiên - huyện
Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua.
- Đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi
trường nước ngầm.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác
than tới môi trường cho khu vực khai thác và khu vực lân cận mỏ than
Phấn Mễ.
1.2.2. Yêu cầu
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn thực trạng khai thác than tại mỏ than Phấn
Mễ và ảnh hưởng tới môi trường khu vực phát tán ô nhiễm.
- Các mẫu nước phải được lấy trong khu vực chịu tác động của hoạt
động khai thác quặng tại địa ban nghiên cứu.
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với
điều kiện thực tế của cơ sở.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường
nước để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý,
ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và
con người.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong khoáng sản.
- Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học về đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2006;
- Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính tri về
BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Quyết định số 25/2002/QĐ-BKHCN ngày 5/6/2000 của BKHCN về
việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;
- Quyết định số 34/2004/QĐ-BKHCN ngày 9/10/2004 về việc ban hành
tiêu chuẩn Việt Nam;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2006 về việc bắt
buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2008 về việc ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
* Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667- 2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667- 3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước ngầm;
2.1.2 Cơ sở lý luận
2.1.2.1 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt
động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3%
còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông
4
băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy
chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong
không khí. (Hoekstra, 2006) [5]
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước
ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đó vượt
cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục
tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của
việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần
đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới
đó bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ
sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm
nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền. (Hoekstra, 2006) [5]
2.1.2.2 Ô nhiễm môi trường nước và tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
* Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính
chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm
giảm sự đa dạng sinh vật trong nước.
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt. Hoặc dựa vào
môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc
dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
- Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên: do sự nhiễm mặn,
nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, nhà cửa, đường phố
đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ, sản phẩm của
hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng… Sự ô
nhiễm này còn được gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn.
- Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là do nước
xả thải của các khu dân cư,hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ…), khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông
đường biển.
5
+ Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, nhà
hàng khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình vệ
sinh, sinh hoạt của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là
chất hữu cơ dễ bị phận hủy sinh học, chất dinh dưỡng (N, P), chất rắn và vi
trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng thải cũng như tải lượng của
các chất trong nước thải của mỗi khu vực khác nhau là khác nhau. Nói chung
mức sống càng cao thì lượng thải cũng như tải lượng càng cao. Tải lượng
trung bình của các tác nhân gây ô nhiễm nước chính do con người đưa vào
môi trường trong một ngày được nêu trong bảng 2.1:
Bảng 2.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường
nước
TT
Tác nhân ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày)
1 BOD
5
45 - 54
2 COD (1,6 - 1,9) x BOD
5
3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 170 - 220
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 70 - 145
5 Clo (Cl
-
) 4 - 8
6 Tổng Nitơ (tính theo N) 6 - 12
7 Tổng Photpho (Tính theo P) 0,8 - 4
(Nguồn: Dư Ngọc Thành, 2008).[12]
+ Nước thải đô thị: Là loại nước thải được tạo thành do sự gộp chung
nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải từ các cơ sở thương mại,
sản suất công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu
gom vào hệ thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông
thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 - 90% tổng lượng nước
sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống thải
chung, nhìn chung nước thải đô thị có thành phần tương tự như nước
thải sinh hoạt.
+ Nước thải công nghiệp: Nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề… Thành phần cơ bản phụ thuộc
6
vào từng ngành công nghiệp cụ thể. Nước thải công nghiệp thường chứa
nhiều hóa chất độc hại như kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cd…), các chất khó
phân hủy sinh học (phenol, dầu mỡ…), các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
từ các cơ sở sản xuất thực phẩm.
+ Nước chảy tràn: Là nước chảy tràn từ mặt đất do mưa hoặc do thoát
nước từ đồng ruộng, là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua
đồng ruộng có thể cuốn theo các chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón.
Nước chảy tràn qua khu vực dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp
có thể làm ô nhiễm nguồn nước do có chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng.
(Dư Ngọc Thành, 2008).[12]
* Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
- Màu sắc: Nước tự nhiên sạch thường trong suốt và không có màu, cho
phép ánh sáng mặt trời chiếu xuống tầng nước sâu. Khi nước chứa nhiều chất
rắn lơ lửng, các loại tảo, chất hữu cơ nó trở nên kém thấu quang với ánh
sáng mặt trời. Các loại sinh vật sống ở đáy thường bị thiếu ánh sáng. Các chất
rắn trong môi trường nước làm cho sinh vật hoạt động trở nên khó khăn hơn,
một số trường hợp có thể gây tử vong cho sinh vật.
- Mùi và vị: Nước tự nhiên sạch không có mùi và không có vị. Khi
trong nước có các sản phẩm phân hủy chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các
kim loại thì mùi trở nên khó chịu.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết của
lưu vực hoặc môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước
thải của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ
cao hơn nước tự nhiên trong khu vực. Chất thải làm tăng nhiệt độ môi trường
nước làm cho quá trình sinh, lý, hóa của môi trường nước thay đổi, dẫn tới
một số loài sinh vật sẽ không chịu đựng được sẽ dẫn tới chết hoặc di chuyển
tới nơi khác, một số còn lại thì phát triển mạnh mẽ. Sự thay đổi nhiệt độ của
nước thông thường không có lợi cho sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh
thái nước.
7
- Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng và các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu
cơ, kích thước bé, rất khó lắng trong nước như sét, bụi than, mùn Sự có mặt
của các chất rắn lơ lửng trong nước làm cho nước trở nên đục hơn, làm thay
đổi màu sắc và các tính chất khác trong nước.
- Độ cứng: Gây ra độ cứng của nước là do trong nước có chứa các muối
Ca và Mg với hàm lượng lớn.
- Độ dẫn điện: Độ dẫn điện của nước có lên quan tới sự có mặt của các
ion trong nước. Các ion này thường là các muối của kim loại như NaCl, KCl,
SO
4
2-
nước có tính độc cao thường liên quan tới các ion hòa tan trong nước.
- Độ pH: Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các
sinh vật sống trong nước. Sự thay đổi pH trong nước thường liên quan đến sự
hiện diện của các hóa chất axit hoặc kiềm, sự phân hủy hữu cơ, sự hòa tan
một số anion SO
4
2-
, NO
3
- Nồng độ oxi hòa tan trong nước (DO): Nồng độ oxy hòa tan trong
nước nằm trong khoảng 8 - 10ppm, dao động mạnh, yếu phụ thuộc vào nhiệt
độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo. Khi nồng độ oxy hòa tan
trong nước thấp sẽ làm giảm hoạt động của cac sinh vật trong nước, nhiều khi
dẫn đến chết.
- Nhu cầu oxy sinh học (BOD): Là lượng oxy mà vi sinh vật cần dùng
để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): Là lượng oxy cần thiết cho quá trình
oxy hóa các hợp chất hóa học bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ. (Nguyễn
Thị Lợi, 2006) [6]
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
* Hoạt động khai thác than trên thế giới
Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng
đã và đang diễn ra rất lớn trên toàn thế giới, nhất là trong giai đoan hiện nay
khi mà giá các loại nhiên liệu ngày càng tăng.
Than phân bố và được khai thác nhiều nhất ở Bắc Bán cầu. Hiện nay
than là một ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, 40% quốc gia toàn cầu
8
sản xuất than, tiêu thụ than thì hầu như là tất cả các quốc gia.Toàn thế giới
hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than mỗi năm. Hàng năm có khoảng hơn 4,030
tỷ tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua.
Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó chấu Âu khai
thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên
một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện
nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác
than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho
thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào
khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng (3,5-
4,0 tỷ tấn)
.
(Nguồn: tập đoàn dầu khí Việt Nam,2011)[14]
Hình 2.1: Top 10 các quốc gia khai thác than trên thế giới
Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn được
duy trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới
là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai
(dự báo cho đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở
mức từ 0.9% đến 1.5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu
cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1.5%/năm trong khi than non, được sử
47.8
58.860.5
141.8
141.1
152.8
194.3
219.9
1414.5
596.9
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
C
hin
a
U
S
Aus
tr
alia
India
R
us
sia
n
So
u
th A
f
rica
In
d
one
s
ia
P
o
lan
d
Kaz
a
khs
t
an
Co
l
omb
i
a
Sản Lượng(triệu tấn)
9
dụng trong sản xuất điện, tăng với mức 1% /năm. Nhu cầu về than cốc, loại
than được sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại được dự báo tăng với
tốc độ 0.9%. Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng
tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Một số
nước khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các
nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc.
Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay
cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập
khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng. Than sẽ vẫn
đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao.
Tăng trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ
mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi
và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện. (Tập
đoàn dầu khí Việt Nam,2011) [14]
(Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam,2011)[14]
Hình 2.2: Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới
Tại Hoa Kỳ, quốc gia có kỹ thuật cao trong công nghệ đã áp dụng
nhiều dạng năng lượng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ cuộc
sống của con người như sản xuất điện năng. Trong đó, năng lượng do than đá
51.3
59.466.1
80.9101.3
102.8
128.7
231.4
1406.3
565
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
C
hina
US
India
Japan
So
uth Africa
R
ussia
Ge
rm
any
So
uth Kor
ea
P
ola
nd
Aus
tralia
Tiêu thụ (triệu tấn)
10
cung cấp vẫn chiếm hàng đầu với 52% tổng số nhu cầu năng lượng của cả
nước. Do công nghệ, kỹ thuật khai thác than đơn giản, nhu cầu tiêu thụ cao và
giá thành rẻ hơn so với các loại nhiên liệu hoá thạch khác vì thế công nghiệp
khai thác than đang trở thành ngành công nghiệp chủ yếu của nước này. Hàng
năm, Hoa kỳ đầu tư cho công nghệ khai thác than lên đến 350 tỉ USD và hiện
đang khai thác trên 75.000 mỏ. Với công nghệ, kỹ thuật và số lượng mỏ lớn
như vậy mỗi năm nước này có thể khai thác được khoảng trên dưới 1 tỉ tấn
than nguyên khai, năm 2003 khoảng 1 tỉ tấn và đến năm 2004 là 1,2 tỉ tấn
(Mai Thanh Tuyết, 2006). [13]
Khai thác than hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích
kinh tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác than lại là vấn đề
đáng được quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do
khai thác và nạn khai thác than trái phép tại nhiều nước có trữ lượng than
lớn). Chỉ tính riêng Trung Quốc, nước có trữ lượng than đứng thứ 3 thế giới
nạn khai thác than trái phép đang diễn ra bên ngoài tầm kiểm soát của các nhà
chức trách nước này. Theo số liệu thống kê, hàng năm ngành than Trung
Quốc phải gánh chịu, khắc phục hậu quả của hàng trăm vụ sập hầm lò do khai
thác than trái phép và do công nghệ khai thác không đảm bảo an toàn cho
công nhân mỏ. Năm 2004, công nghệ khai thác than Trung Quốc đã cướp đi
sinh mạng của 6.000 người (Hải Ninh, 2005). [8]
Như vậy, hoạt động khai thác than trên thế giới đang diễn ra rất mạnh
trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn nhiên liệu cho các ngành công
nghiệp và phục vụ cuộc sống con người. Cùng với sản lượng khai thác tăng
thì ngành công nghiệp khai thác than trên toàn thế giới cũng đang phải gánh
chịu những hậu quả nặng nề của hậu khai thác để lại, trong đó đáng nói đến
nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường.
11
2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác than ở Việt Nam
2.2.2.1. Hoạt động khai thác than ở Việt Nam
Tài nguyên than ở Việt Nam
Than ở Việt Nam có 5 loại chính
- Than antraxit
- Than mỡ
- Than bùn
- Than ngọn lửa dài
- Than nâu.
a. Than antraxit (than đá)
Theo Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam - TKV trữ lượng than tại
Việt Nam rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng 10.5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm
thăm dò 3.5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác trên cả
nước hiện nay), chủ yếu là than antraxit. Khu vực đồng bằng sông Hồng được
dự báo có khoảng 210 tỷ tấn, chủ yếu là than Asbitum, các mỏ than ở các tỉnh
khác khoảng 400 triệu tấn. Riêng than bùn là khoảng 7 tỉ m3 phân bố ở cả 3
miền. Tuy nhiên, theo thống kê của Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA)
trữ lượng than Việt Nam có 165 triệu tấn, còn theo tập đoàn BP thì con số này
là khoảng 150 triệu tấn. (tập đoàn dầu khí Việt Nam.2011)[14].
Bảng 2.2. Trữ lượng các mỏ than Quang Ninh
ĐVT:Ngàn tấn
Tổng trữ
lượng
Trữ
lượng
khai thác
lộ thiên
Trữ
lượng
khai
thác lộ
bằng
Trữ lượng
khai thác
giếng đứng
Trữ lượng đã thăm
dò
3,523,640
215,476 470,356 2,837,808
Trữ lượng mỏ
đang khai thác
1,422,362
92,442 150,793 1,079,127
Trữ lượng các mỏ
chuẩn bị khai thác
333,563 12,410 113,746 207,407
(Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam,2011) [14]
12
Cũng theo EIA, sản lượng khai thác của Việt Nam năm 2007 là 49.14
triệu tấn, đứng thứ 6 trong các nước chấu Á và thứ 17 trên thế giới, chiếm
0.69% sản lượng thế giới. So với Trung Quốc hoặc Mỹ thì sản lượng của Việt
Nam như “muối bỏ bể” (Trung Quốc là 2,796 triệu tấn chiếm 39.5% sản
lượng thế giới còn Mỹ là 1,146 triệu tấn, chiếm 16.1% sản lượng thế giới).
Bảng 2.3: Thống kê về than Việt Nam của EIA
ĐVT: Ngàn tấn
2003 2004 2005 2006 2007
Sản lượng 18,409 28,109 35,710 41,776 49,141
Tiêu thụ 11,464 16,424 15,995 17,336 16,995
Nhập khẩu 0 0 111 326 493
Xuất khẩu 6,945 11,685 19,827 24,767 32,638
(Nguồn: tập đoàn dầu khí Việt Nam,2011) [14]
- Than antraxit ở các vùng khác.
Có nhiều trữ lượng than đá antraxit khác nằm rải rác ở các tỉnh: Hải
Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam với trữ lượng từ vài
trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tấn. Ở các nơi này, quy mô khai thác thường
từ vài nghìn tấn đến 100 – 200 nghìn tấn/năm. Tổng sản lượng hiện nay
không quá 200 nghìn tấn/năm.
b. Than mỡ
Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ
lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Cẩm (Thái
Nguyên) và mỏ Khe Bố (Nghệ An).
Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình
nhưng với trữ lượng nhỏ.
Than mỡ được dùng chủ yếu cho ngành luyện kim với nhu cầu rất lớn
sau năm 2000, nhưng trữ lượng than mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất
khó khăn. Sản lượng than mỡ khó có khả năng cao hơn 0,2 - 0,3 triệu tấn/năm,
trong khi nhu cầu sẽ tăng đến 5 – 6 triệu tấn/năm vào giai đoạn 2010 - 2020.
(Bộ kế hoạch và đầu tư, 2006) [1]
13
c. Than bùn
Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U Minh Thượng và
U Minh Hạ). Cụ thể, khu vực đồng bằng Bắc Bộ khoảng 1.650 triệu m
3
; khu
vực ven biển miền trung khoảng 490 triệu m
3
và khu vực đồng bằng Nam Bộ
khoảng 5.000 triệu m
3
(Bộ kế hoạch và đầu tư, 2006) [1]
Cụ thể:
- Đồng bằng Bắc Bộ: 1.650 triệu m
3
- Ven biển Miền Trung: 490 triệu m
3
- Đồng bằng Nam Bộ: 5.000 triệu m
3
Trước đây vùng đồng bằng Nam Bộ được đánh giá có trữ lượng là 1 tỷ
tấn và còn cao hơn nữa. Nhưng nạn cháy rừng đó phá huỷ đi rất nhiều trữ
lượng than.
Từ trước tới nay than bùn được khai thác chủ yếu dùng làm chất đốt
sinh hoạt (pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân bón ruộng
với quy mô nhỏ, khai thác thủ công là chính, sản lượng khai thác hiện nay
được đánh giá là chưa đến 10 vạn tấn/năm. Khai thác than bùn làm chất đốt
hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ
ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trong vùng, nhất là ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long, bên cạnh đó điều kiện khai thác, vận chuyển tiêu thụ, chế
biến sử dụng than bùn cũng gặp không ít khó khăn.
d. Than ngọn lửa dài
Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất
trên 100 triệu tấn. Hiện nay khai thác được thực hiện bằng phương pháp lộ
thiên, than khai thác chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng và Bỉm
Sơn với sản lượng trên dưới 100 nghìn tấn/năm. Nhưng do nhà máy Xi măng
Hải Phòng sẽ ngừng hoạt động, nhà máy xi măng Bỉm Sơn được cải tạo với
công nghệ mới, nên không dùng than Na Dương từ 1999 trở đi. Than Na
Dương là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy, nên việc khai
thác, vận chuyển, chế biến sử dụng rất khó khăn và hạn chế. Do đó, Tổng Công
ty Than Việt Nam đang nghiên cứu hợp tác với nước ngoài xây dựng nhà máy
điện trong vùng mỏ, để sử dụng loại than này. Vì nếu không khai thác, than sẽ
14
tự cháy và phá huỷ nguồn tài nguyên đồng thời gây tác động xấu hơn
đến môi trường. (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2006)[1]
e. Than Nâu
Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn.
Theo đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện,
xi măng và công nghiệp hoá học. (Tập đoàn dầu khí Việt Nam,2011)[14]
Nhưng để có thể khai thác được, cần tiến hành thăm dò ở khu vực Bình
Minh - Khoái Châu Hưng Yên, để đánh giá một cách chính xác trữ lượng, chất
lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai thác
thiết kế. Nói chung việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dân
cư trong vùng và về phương pháp khai thác v.v Theo đánh giá của một số nhà
nghiên cứu địa chất và khai thác, đối với than Nâu ở đồng bằng sông Hồng thì
có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác từ 2015 - 2020 trở đi. (Bộ kế
hoạch và đầu tư, 2006)[1]
Sản lượng khai thác than trong những năm gần đây ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, do mức tiêu thụ than trong nước và xuất
khẩu ngày càng lớn nên sản lượng than khai thác hàng năm ngày càng tăng
cao. Chỉ riêng khối doanh nghiệp thuộc Tập đoàn than Khoáng sản Việt Nam
(TKV), sản lượng khai thác than đã đẩy mạnh ở mức rất cao. Nếu như năm
2002, TKV mới chỉ khai thác đạt khoảng 14,8 triệu tấn thì đến năm 2003 trữ
lượng khai thác đã lên đến 20 triệu tấn than nguyên khai và tiêu thụ khoảng
18,2 triệu tấn (Báo điện tử Quảng Ninh, 2007)[4].Đến năm 2006, TKV sản
xuất và tiêu thụ xấp xỉ 37 triệu tấn than, vượt 7 triệu tấn so với quy hoạch
phát triển ngành than đến năm 2020 mà Chính phủ đã phê duyệt. Năm 2007,
ngành than nước ta lại tiếp tục tăng sản lượng khai thác, kết quả sản lượng
khai thác sáu tháng đầu năm đạt khoảng 22,8 triệu tấn trong đó tiêu thụ 20,2
triệu tấn, tăng 13% so với cùng kì năm 2006 (Báo điện tử Quảng Ninh,
2007)[4]. Như vậy, sản lượng khai thác than ở nước ta đang tăng rất nhanh,
cung cấp một phần nhu cầu trong nước ngoài ra còn xuất khẩu sang các nước
khác. Bên cạnh việc tăng sản lượng khai thác, ngành thanh cũng đang để lại
những hậu quả nặng nề, tác động không nhỏ đến môi trường tại khu vực khai
thác và ảnh lớn đến cộng đồng dân cư nơi đây.
15
2.2.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường tại Việt Nam
Hiện trạng môi trường tại các mỏ than Việt Nam
Hiện nay, TKV có khoảng 32 mỏ lộ thiên, 14 mỏ hầm lò phần lớn nằm
ở khu vực bể than Quảng Ninh. Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng
sản lượng khai thác thì nạn ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác
cũng đang tăng lên ở mức báo động.
Môi trường vùng than Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái và ô nhiễm
nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm về nồng độ bụi, tiếng ồn và chất thải rắn (đất
đá). Theo kết quả thống kê cho thấy: Hàng năm các khu mỏ than khai thác đổ
thải từ vài trăm nghìn đến hàng triệu m
3
nước thải (5 triệu m
3
), hàng trăm
triệu m
3
đất đá và rất nhiều loại khí, bụi độc hại khác nhau (Bộ tài nguyên và
Môi trường, 2006)[2]
Tại Quảng Ninh, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng không
nhỏ đến sức khoẻ người lao động và cuộc sống của người dân trên địa bàn mỏ.
Thực trạng môi trường ở Quảng Ninh đang đến hồi báo động, nhiều cán bộ
công nhân viên và nhân dân trên địa bàn vùng than từ khu vực Đông Triều,
Mạo Khê, Uông bí, Vàng Danh đến khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Cọc Sáu, Cửa
Ông, Mông Dương nhiều năm nay phải sống trong bụi than. Đặc biệt tuyến
đường “bão táp” (Mạo Khê - Bến Cân, Vàng Danh ra cảng Điền Công, khu vực
cảng 6, khu vực cầu 4 phường Cẩm Sơn và từ Cửa Ông đến Mông Dương…)
bụi than đã quá mức báo động (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2006)[2]
Qua kết quả quan trắc môi trường trên khu vực mỏ khai thác, nồng độ
bụi tại các mỏ được quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) nhiều lần
(như khu vực mỏ Mông Dương, Hà Trung, Hồng Hà, Vàng Danh và Khe
Ngát). Nước thải của công ty than Hà Lầm (Quảng Ninh) có hàm lượng BOD
(nhu cầu ôxi hoá sinh học) và COD (nhu cầu ôxi hoá hoá học) vượt TCCP
nhiều lần (từ 3,9-5,7 lần); hàm lượng Sunfua, TSS của công ty than Mông
Dương (Quảng Ninh) cao gấp đôi mức TCCP; hàm lượng TSS trong nước
thải của công ty than Dương Huy (Quảng Ninh) còn vượt đến 15,6 lần TCCP
(Báo điện tử Quảng Ninh, 2007)[4].
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác than có những ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng canh tác nông nghiệp tại các khu vực gần khu mỏ khai thác. Ô
16
nhiễm môi trường tại Đông Triều (Quảng Ninh) do khai thác than đã làm suy
giảm nghiêm trọng chất lượng đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng. Ước tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại đây làm suy giảm
20% năng suất lúa toàn huyện (Báo điện tử Quảng Ninh, 2007)[4]
Có thể nói, việc tăng sản lượng khai thác than trong những năm qua đã
và đang kéo theo nhiều những tác động xấu cho môi trường, ảnh hưởng không
nhỏ đến HST tại khu vực khai thác và hoạt động sống của người dân quanh
vùng. Trong khi đó thì chính sách đầu tư cho các giải pháp bảo vệ môi trường,
chống ô nhiễm lại chưa tương xứng với sản lượng khai thác hàng năm.
Khai thác than ảnh hưởng tới môi trường nước tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước,
các hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang góp phần to lớn vào
công cuộc đổi mới đất nước. Trong quá trình khai thác, nước được sử dụng
với khối lượng lớn cho hầu hết công đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất, tháo
khô mỏ, đổ thải, v.v , gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất
nông nghiệp ở khu vực xung quanh khai trường, làm thay đổi địa hình, hệ
thống nước mặt, điều kiện tàng trữ và thoát nước (tác động cơ học), làm thay
đổi tính chất vật lý, thành phần hoá học của nước (tác động hoá học). Có thể
phân loại các tác động theo hai hình thức sau:
Những tác động của hoạt động khai thác mỏ
- Tác động cơ học:
Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh
mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, khả năng chứa
nước, làm thay đổi chất lượng nguồn nước
- Tác động hóa học:
Thoát acid từ mỏ khai thác: Thoát acid từ mỏ khai thác là một quá trình
tự nhiên, trong đó axit sulfuric được hình thành khí sulfua trong đá tiếp xúc
với không khí và nước. Khi số lượng lớn đá chứa các khoáng vật sunfua được
đào lên từ một mỏ lộ thiên hoặc lấy lên từ dưới lòng đất, nó phản ứng với
nước và oxy để tạo ra axit sulfuric. Acid được nước mưa hay nước theo dòng
chảy thoát ra khu vực mỏ và đổ vào các sông, suối hoặc nước ngầm xung
quanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước. Mức độ ô nhiễm
17
hoá học các nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm thân
quặng, thành phần thạch học và độ bền vững của đất đá chứa quặng, phương
pháp và trình độ công nghệ khai thác, chế biến quặng, biện pháp quản lý và
xử lý chất thải, Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng cao các ion kim
loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ cao hơn so
với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1 - 3 lần.
Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông. Sự biến đổi chất lượng
nguồn nước, tải lượng một số chất thải trong nước tháo khô các mỏ than.
- Ô nhiễm kim loại nặng:
Các kim loại như asen, coban, đồng, cadimi, bạc, chì, kẽm chứa trong
đất đá khai thác hoặc mỏ ngầm lộ thiên tiếp xúc với nước. Kim loại bị rửa trôi
ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước dưới hạ lưu.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh có nguồn nước khá phong phú bao gồm nguồn
nước ngầm và nguồn nước mặt.
Về nguồn nước mặt: Thái Nguyên có 2 lưu vực sông lớn là Sông Cầu
và Sông Công. Sông Cầu và các sông khác đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống thủy văn của tỉnh. Toàn tỉnh có trên 4.000 ha ao, hồ.
Sông Cầu là dòng sông chính trong hệ thống sông Thái Bình, với 47%
diện tích toàn lưu vực bắt nguồn từ Bắc Kạn với độ cao so với mặt nước biển
là 1527 m. Sông chảy qua Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi
đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Sông có diện tích 6030 km
2
, chiều dài của
sông tính từ đầu nguồn đến hết địa phận tỉnh Thái Nguyên là 206 km. Tuy là
con sông chính của tỉnh nhưng hiện nay chất lượng nước của nó đang rơi vào
tình trạng ô nhiễm trầm trọng do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa phát
triển. làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân [15].
Hồ Núi Cốc trên sông Công được xây dựng năm 1972 và hoàn thành
vào năm 1978, có dung tích 175,5.10
6
m
3
. Hồ Núi Cốc có nhiệm vụ cấp nước
tưới cho vùng hạ lưu sông Công và cấp bổ sung nước cho sông Cầu, phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Nguyên, các khu
công nghiệp Sông Công, Gò Đầm và tưới cho hơn 20.000 ha ruộng ở 2 tỉnh
Bắc Giang và Bắc Ninh.