Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Theo dõi bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ và hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Norfloxacin 5%, Colistin tại xã Lạc Lương - huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.23 KB, 59 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o

BÙI VĂN NHUẬN


Tên chuyên đề:
“THEO DÕI BỆNH PHÂN TRẮNG Ở LỢN CON THEO MẸ VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ CỦA HAI LOẠI THUỐC NORFLOXACIN 5%, COLISTIN
TẠI XÃ LẠC LƯƠNG HUYỆN YÊN THỦY TỈNH HÒA BÌNH”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy
Chuyên ngành : Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khóa học : 2013 – 2015



Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o


BÙI VĂN NHUẬN


Tên chuyên đề:
“THEO DÕI BỆNH PHÂN TRẮNG Ở LỢN CON THEO MẸ VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ CỦA HAI LOẠI THUỐC NORFLOXACIN 5%, COLISTIN
TẠI XÃ LẠC LƯƠNG HUYỆN YÊN THỦY TỈNH HÒA BÌNH”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy
Chuyên ngành : Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp
Lớp : K9 - LT SPKT
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khóa học : 2013 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Hà Thị Hảo



Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cô giáo hướng
dẫn, em được về thực tập tốt nghiệp tại xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh
Hòa Bình. Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà trường,

Khoa Chăn nuôi - Thú y, các cán bộ lãnh đạo xã, bạn bè cùng gia đình.
Đến nay đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, em xin được gửi lời cảm
ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn
nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, lãnh đạo, cán bộ thú y
xã Lạc Lương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Hà
Thị Hảo đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực tập tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp LT SPKT – K9 đã quan tâm,
giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể thầy cô giáo trong Khoa Chăn
nuôi - Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc lãnh đạo, cán bộ công
chức xã Lạc Lương luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lạc Lương, ngày 20 tháng 9 năm 2014
Sinh viên


Bùi Văn Nhuận


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 40

Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại một số xóm điều tra 41

Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo các lứa tuổi 42


Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng qua các tháng 43

Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo nền chuồng 43

Bảng 3.6: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo tình trạng vệ sinh 44

Bảng 3.7: Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc
Norfloxacin 5% và Colistin 45



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

% : Tỷ lệ phần trăm
Ha : Héc ta
TT : Thể trọng
Nxb : Nhà xuất bản
KHKT : Khoa học kỹ thuật
Fe : Sắt
Ca : Canxi


MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Sự cần thiết làm chuyên đề 2


1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề 3

1.3.1. Điều kiện của bản thân 3

1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi thực tập 3

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 3

1.3.2.2 Đặc diểm về kinh tế 4

1.3.3 Điều kiện xã hội 6

1.3.3.1. Dân số, tập quán 6

1.3.3.2. Các ngành nghề phát triển tại địa phương. 7

1.3.3.3. Văn hóa, xã hội, y tế 8

1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề 10

1.5. Tổng quan tài liệu và những kết quả trong và ngoài nước có liên quan đến
nội dung của chuyên đề 10

1.5.1. Cơ sở khoa học 10

1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. 10

1.5.1.2. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con 16

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 28


1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 28

1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 30

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
31

2.1. Đối tượng nghiên cứu 31

2.2. Địa điểm,Thời gian nghiên cứu 31



LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cô giáo hướng
dẫn, em được về thực tập tốt nghiệp tại xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh
Hòa Bình. Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà trường,
Khoa Chăn nuôi - Thú y, các cán bộ lãnh đạo xã, bạn bè cùng gia đình.
Đến nay đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, em xin được gửi lời cảm
ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn
nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, lãnh đạo, cán bộ thú y
xã Lạc Lương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Hà
Thị Hảo đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực tập tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp LT SPKT – K9 đã quan tâm,

giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể thầy cô giáo trong Khoa Chăn
nuôi - Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc lãnh đạo, cán bộ công
chức xã Lạc Lương luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lạc Lương, ngày 20 tháng 9 năm 2014
Sinh viên


Bùi Văn Nhuận


PHẦN 4: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 47

4.1. Kết luận 47

4.2. Tồn tại 48

4.3. Đề nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông nghiệp giữ một vị trí hết sức
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt, ngành Chăn nuôi
nói chung và ngành Chăn nuôi lợn nói riêng đang trên đà phát triển và dần trở
thành ngành chính trong nền kinh tế nông nghiệp. Trong những năm gần đây
ngành Chăn nuôi lợn đã cung cấp một lượng thịt lớn cho tiêu dùng trong nước
và đóng góp một phần đáng kể cho xuất khẩu. Đồng thời cũng thúc đẩy các ngành
khác phát triển như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, trồng trọt, thuỷ sản.
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về các sản
phẩm chăn nuôi ngày càng cao không những về số lượng mà cả chất lượng
của sản phẩm phải đảm bảo về chất lượng dinh dưỡng, đặc biệt là phải an toàn
cho sức khẻo người tiêu dùng.
Thịt lợn không chỉ cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người mà
còn phù hợp với khẩu vị của đại đa số người sử dụng nó. Thịt lợn chiếm 75-
80% so với các loại thịt trong chăn nuôi. Để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết
này, Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm đầu tư phát triển ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
Tuy nhiên, cũng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, sự gia tăng của
đàn gia súc, người chăn nuôi gặp không ít khó khăn do dịch bệnh gây ra. Một
trong những bệnh thường gặp gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi là bệnh phân
trắng ở lợn con. Bệnh này phát triển mạnh đặc biệt ở vùng chăn nuôi lợn tập
chung. Nếu không được quan tâm chăm sóc, hộ lý tốt, nhiều nơi tỷ lệ nhiễm
bệnh có thể lên tới 100% và tỷ lệ chết cao.

2

Bệnh phân trắng ở lợn con thường hay mắc ở giai đoạn từ sơ sinh đến
60 ngày tuổi, tùy theo độ tuổi của lợn bệnh có các triệu trứng khác nhau.
Bệnh nặng nhất là giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày.Ở lợn con theo mẹ thường
có biểu hiện ỉa phân trắng, xù lông, gầy còm phân dính bết ở kheo và mông.

Sau khi khỏi bệnh lợn bị còi cọc chậm lớn.
Bệnh phân trắng ở lợn con do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
như điều kiện thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, chuồng trại, điều kiện vệ
sinh, chế độ nuôi dưỡng kém… Các nguyên nhân trên đã làm giảm sức đề
kháng của lợn, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại đường tiêu hóa phát triển
nhanh, gây bội nhiễm như E.coli, Salmonella… Trong những năm gần đây
trên địa bàn một số địa phương nói riêng và toàn tỉnh Hòa Bình nói chung,
bệnh lợn con phân trắng diễn ra hết sức nghiêm trọng.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi - Thú y,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và giáo viên hướng dẫn cô giáo Th.S
Hà Thị Hảo, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Theo dõi bệnh phân trắng
ở lợn con theo mẹ và hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Norfloxacin 5%,
Colistin tại xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
”.

1.2. Sự cần thiết làm chuyên đề
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn nâng cao, nâng cao năng suất đàn lợn, góp
phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.
- Nâng cao sức khỏe, hạn chế sự phát sinh và lây lan bệnh trong đàn lợn
góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Tạo ra sản phẩm thịt lợn có chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
- Giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống cho cộng đồng.
- Giảm giá thành sản xuất.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở xã Lạc Lương
huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình, từ đó đề ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp.

3

So sánh được hiệu lực của hai loại thuốc để tìm ra biện pháp điều trị
hiệu quả, từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện của bản thân
- Bản thân có sức khỏe tốt, đã được học các môn học thuộc chuyên
ngành Chăn nuôi Thú y như: Sinh lý động vật, Thức ăn dinh dưỡng, Chăn
nuôi chuyên khoa,…
- Có khả năng tham khảo các tài liệu chuyên môn nhằm bổ sung và
hoàn thiện kiến thức để thực tập đạt kết quả tốt.
- Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của bản thân để phấn đấu hoàn
thành tốt mục tiêu đã đề ra.
- Tích cực học hỏi thêm những kiến thức và kinh nghiệm của thầy, cô
và các cán bộ chuyên môn giàu kinh nghiệm.
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi thực tập
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý.
Lạc Lương là một xã vùng 135 của huyện Yên Thủy, cách trung tâm
huyện 12km về phía bắc, phía đông giáp xã Lạc Hưng, phía nam giáp xã Bảo
Hiệu, Phía tây giáp xã Đa Phúc và xã Bình Hẻm (huyện Lạc Sơn), phía bắc
giáp xã Lạc Sĩ.
* Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 1104,51ha.
Trong đó:
- Đất sản xuất Nông nghiệp: 258,51 ha.
- Đất lâm nghiệp: 544,65 ha.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 51,76 ha.
- Đất ở: 134,32 ha.
- Đất chuyên dùng 83,57 ha.

4

- Đất nghĩa địa: 2,9 ha.
- Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 28,47 ha.

* Điều kiện khí hậu, thủy văn.
Khí hậu và nguồn nước luôn là những yếu tố vô cùng quan trọng trong
đời sống sinh hoạt của người dân cũng như trong chăn nuôi. Nó quyết định
đến sự phát triển của ngành nông nghiệp trong đó có trồng trọt và chăn nuôi,
mà chăn nuôi hiện nay đang có xu hướng tăng mạnh.
Lạc Lương có khí hậu tiêu biểu cho vùng bắc bộ với đặc điểm khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Độ
ẩm tương đối cao. Điều kiện khí hậu trên rất thuận lợi cho ngành trồng trọt và
chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
thường là điều kiện cho mầm bệnh, nấm mốc, các loại vi khuẩn sinh sôi nảy
nở, phát triển gây bệnh cho đàn vật nuôi và cây trồng.
+ Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm là 23
0
C, mùa hè nóng lên tới 36 -
40
0
C, mùa đông ngày rét xuống từ 6 - 10
0
C và có sương muối.
Độ ẩm trung bình 84 %, cao nhất 90 %, thấp nhất là 24 %.
Lượng mưa bình quân 1950 mm/năm, cao nhất là 2400 mm/năm, thấp
nhất là 1500 mm/năm, mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 hàng năm.
Độ bốc hơi bình quân 651 mm/năm, tháng cao nhất 76,4 mm, tháng
thấp nhất là 5,7 mm.
Số giờ nắng trung bình mùa hè 6-7giờ/ ngày, mùa đông 3-4giờ/ ngày.
Gió thường thổi theo hai hai hướng Đông nam và Đông bắc, tháng 6 và
tháng 7 có gió Lào khô nóng và gây thiếu nước.
1.3.2.2 Đặc diểm về kinh tế
+ Về kinh tế: Xã Lạc Lương là một xã thuần nông, còn nghèo, sản xuất
chủ yếu là tự cung tự cấp, ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt, chưa


5

có quy mô sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Mức thu nhập của xã chưa bằng
mức thu nhập bình quân của huyện.
- Sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương:
* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân là: 516 ha. Trong đó:
Lúa: 92/142 ha, đạt 64,78 % kế haọch, năng suất ước đạt 52 tạ/ha, sản
lượng 478,4 tấn, bằng 96,29 % kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2013 bằng
51,04 %, số diện tích còn lại đã chuyển trồng hành chăm và trồng mía tím.
Ngô: diện tích 68/65 ha, đạt: 104,6% kế hoạch, năng suất đạt 45 tạ/ha,
sản lượng: 306 tấn
Ngô đông: 65 ha, năng suất 20 tạ/ha, sản lượng 130 tấn
Cây sắn: 180 ha, đạt 100 % kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2013 đạt 100 %.
Khoai lang: 30 ha đạt: 100 % kế hoạch
Các cây mầu và rau, đậu khác đều đạt và vượt so với kế hoạch.
Hành chăm: 45 ha, năng suất 100 tạ/ha, sản lượng 450 tấn
Mía tím: 20 ha, so với kế hoạch đạt 133,3 %.
Dưa hấu: 8 ha.
Đạt tổng sản lượng cây lương thực có hạt 6 tháng đầu năm 2014 là: 914,
4 tấn, so với kế hoạch cả năm đạt 33,57 %, so với cùng kỳ năm 2013 đạt
70,49 %.
Đạt bình quân lương thực 6 tháng đầu năm 2014 là: 196,3 kg/người.
Mức thu nhập bình quân chung của xã là: 7.800.000 đ/ng/năm
Tuy nhiên, qua quá trình chỉ đạo, điều hành đã có nhiều tiến bộ, đời
sống nhân dân từng bước được cải thiện và ngày càng được nâng lên
+ Về xã hội: Trong những năm qua, nhìn chung tình hình kinh tế xã hội
của địa phương luôn được giữ vững và ổn định, quốc phòng và an ninh luôn
được đảm bảo, không có các vụ việc lớn, các tai tệ nạn xảy ra trên địa bàn.


6

Nội bộ cán bộ Đảng viên và nhân dân đoàn kết tự giác chấp hành pháp luật,
các đoàn thể hoạt động đều.
Tuy nhiên, điầu kiện kinh tế xã hội của xã vẫn còn có mặt hạn chế.
Số hộ nghèo của xã vẫn còn ở mức cao: 428 hộ
Số hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh còn ở mức thấp:206/948 hộ,
đạt 21,7 % theo tiêu chí mới, đạt 36,26 % kế hoạch cả năm.
Số hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh mới ở mức: 693/948 hộ,
đạt:73,1 % so với tổng số hộ, đạt: 86,08 % kế hoạch cả năm.
Số hộ dùng điện lưới 100 % tuy nhiên đa số các cột điện kéo về nhà vẫn
chủ yếu là tre, gỗ không đảm bảo an toàn, rất nguy hiểm trong mùa mưa lũ.
+ Về giao thông: Mặc dù hiện nay đã có tuyến đường liên xã chạy qua
nhưng nhìn chung tình hình giao thông trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó
khăn, nhất là đường liên xóm và nội đồng.
+ Nhà văn hóa: Hiện nay xã chưa có nhà sinh hoạt văn hóa trung tâm
xã, xóm có 8 xóm, nhưng hiện nay mới có 6 nhà sinh hoạt văn hóa xóm, còn
lại 2 xóm chưa có nhà sinh hoạt văn hóa xóm. Trạm y tế đã được xây dựng
cách đây hơn 10 năm nên đã xuống cấp, không đảm cho việc khám chữa bệnh
và điều trị cho nhân dân.
Nhìn chung, việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn yếu và đang xuống cấp do
thiếu vốn đầu tư.
1.3.3 Điều kiện xã hội
1.3.3.1. Dân số, tập quán
Tổng số dân của xã là: Tổng số hộ là 1358 hộ, với 5 536 khẩu, dân tộc
Mường chiếm 98%, Còn lại là các dân tộc khác, lao động chủ yếu là dựa vào
trồng trọt và chăn nuôi, các điểm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chưa phát triển.

7


1.3.3.2. Các ngành nghề phát triển tại địa phương.
* Ngành nông nghiệp: là ngành lao động thu hút phần lớn lao động của
địa phương.
Bên cạnh ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi của xã cũng phát triển
mạnh, những năm gần đây nhờ áp dụng những thành tựu khoa học mới như
trong công tác giống, công tác thú y, công tác phòng trừ dịch bệnh thường
xuyên được quan tâm nên tổng đàn gia súc, gia cầm được tăng cao.
- Chăn nuôi trâu bò.
Trâu bò là loài gia súc cung cấp cho con người sức kéo, phân bón và
thực phẩm thịt + sữa. Những năm trở lại đây thì tổng đàn trâu bò có xu hướng
giảm, theo thống kê của xã thì có 813 con trâu, 406 con bò. Được nuôi theo
hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ theo từng hộ để lấy sức kéo. Bởi hiện nay diện tích
bãi chăn thả đã bị thu hẹp do người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và việc
cày cấy đã được công nghiệp hóa bằng máy móc nên số trâu, bò trong xã
giảm dần dần so với những năm trước.
Hình thức chăn thả tự do, hiện nay với sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước qua các dự án của tỉnh thì đàn bò của xã đã được cải tạo giống, chủ yếu
là giống bò LaiSind và số ít là bò vàng Việt Nam.
Việc tiêm phòng vacxin trên đàn trâu, bò của xã được thực hiện hai đợt
tiêm theo lịch tiêm phòng của trạm thú y huyện là vào tháng 3, 4 và tháng 9,
10 trong năm với các bệnh Tụ huyết trùng và bệnh Lở mồm long móng do
vậy dịch bệnh đã được giảm bớt đáng kể.
Mặc dù các hộ dân ở đây đã có ý thức trồng cỏ (cỏ Voi) để làm tăng
nguồn thức ăn cho trâu, bò nhưng vẫn ở số ít do vậy nguồn thức ăn chính là
rơm, rạ, cỏ và tận dụng các phụ phẩm của ngành trồng trọt như: thân cây ngô,
cây lạc, đậu, …


8


- Chăn nuôi lợn.
Chăn nuôi lợn cung cấp một khối lượng lớn thịt cho đời sống của người
dân, không chỉ thế nó còn cung cấp một lượng phân bón, nước tưới cho cây
trồng và nuôi cá.
Hiện nay, với xu thế phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp
hóa nên một loại hình chăn nuôi mới xuất hiện đó là chăn nuôi tư nhân, hộ gia
đình với số lượng lớn. Với loại hình chăn nuôi mới này thì người dân có thể
tự cung cấp được con giống cho mình, đầu ra của sản phẩm thường là bán cho
thợ thịt hay bán cho xe mua buôn …
Thức ăn chính của lợn là những phụ phẩm của ngành trồng trọt như: cám
gạo, ngô, rau khoai, rau muống, … Hiện nay, với hình thức chăn nuôi công
nghiệp có sử dụng trực tiếp cám công nghiệp như: cám CP, cám Cavina,
Newhope, Proconco, …Bên cạnh đó, ta còn bổ xung thêm một số loại
khoáng, vitamin cần thiết cho con vật như: B complex, canxi, Fe,…
- Ngành chăn nuôi gia cầm.
Chăn nuôi gia cầm tại địa phương chủ yếu là hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ
với hình thức thả tự do nên việc kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn nên hàng
năm dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra như: Newcastle, Gumboro, CRD,
Cầu trùng, tụ huyết trùng (Toi gà) xảy ra quanh năm làm cho công tác chăn
nuôi gà giảm đi và có hạn chế về số lượng.
1.3.3.3. Văn hóa, xã hội, y tế
* Công tác giáo dục.
Công tác giáo dục luôn được duy trì đều và thường xuyên, bước vào
đầu năm học đều huy động con em trong độ tuổi đến trường, không có con
em trong độ tuổi đi học bỏ học. Thi đua dạy tốt, học tốt để trong năm học đều
có giáo viên và học sinh giỏi ở cả 3 cấp học. Tu sửa số phòng học bị hư hỏng
để đảm bảo cho công tác dạy và học.

9


* Công tác y tế
Công tác y tế luôn được duy trì đều và thường xuyên, tổ chức tốt việc
khám chữa bệnh và điều trị bệnh cho nhân dân. Sáu tháng đầu năm 2014 tổ
chức khám bệnh cho 533 lượt người.
Trong đó:
- Điều trị nội trú cho 18 người.
- Điều trị ngoại trú cho 420 người
- Chuyển tuyến trên 95 người.
- Tổ chức việc khám bệnh dự phòng cho: 1534 lượt người
- Làm tốt công tác phụ sản đẻ tại trạm là: 28 người, đẻ cơ sở y tế khác
là: 04 người
- Tổ chức việc khám thai cho bà mẹ mang thai là: 159 lần.
- Tổ chức tốt việc khám phụ khoa cho bà mẹ và phụ nữ.
- Trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ mũi được: 39/95 trẻ.
- Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai: 49 người.
- Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ từ 15 - 35 tuổi: 59 người.
Sáu tháng đầu năm 2014 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân
nặng: 24,3%
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về chiều cao: 36,3%
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trạm y tế chưa đảm bảo, nhất là nhà điều trị
cho bệnh nhân còn thiếu. Hoạt động của y tế thôn bản không đồng đều, tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn cao.
* Công tác văn nghệ - thể thao.
Công tác văn nghệ - thể thao luôn được duy trì đều và thường xuyên như
các môn: Bóng đá, bóng chuyền và một số môn thể thao truyền thống khác.
Đầu năm 2014 đã thành lập được đội văn nghệ tham gia biểu diễn với chủ
đề "Mừng Đảng quang vinh, mừng Đất nước đổi mới, mừng xuân Nhâm Thìn ".


DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 40

Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại một số xóm điều tra 41

Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo các lứa tuổi 42

Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng qua các tháng 43

Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo nền chuồng 43

Bảng 3.6: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo tình trạng vệ sinh 44

Bảng 3.7: Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc
Norfloxacin 5% và Colistin 45


11

Lợn con hay gia súc nói chung, trong thời kỳ bào thai phát triển tốt sẽ ảnh
hưởng tốt đến sự phát triển về sau. Trong giai đoạn này lợn có tốc độ sinh trưởng
phát dục rất nhanh. Khả năng phát triển của lợn nhanh hơn so với một số gia súc
khác (Khối lượng cai sữa của lợn con khi 2 tháng tuổi gấp 10 - 15 lần so với khối
lượng sơ sinh, trong khi đó bê nghé chỉ tăng 2 - 4 lần).
Qua nghiên cứu thí nghiệm và qua thực tế sản xuất, người ta thấy rằng:
So với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi khối lượng lợn con tăng gấp 2
lần, sau 30 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, sau 60 ngày tuổi tăng gấp 10 lần khối
lượng lúc sơ sinh. Nếu so với các gia súc khác trong giai đoạn này thì tốc độ
sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn. Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát
dục nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn. Tốc độ nhanh nhất là 21 ngày

đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống. Có sự giảm này do nhiều nguyên nhân
nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng
hemoglobin trong máu lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm, tốc độ phát triển
thường kéo dài 2 tuần và gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta
có thể hạn chế giai đoạn này bằng cách cho lợn con tập ăn sớm và tiêm
Dextran - Fe cho lợn con vào 3 - 10 ngày tuổi.
Do sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ chất ding
dưỡng rất mạnh, khả năng đồng hóa và trao đổi chất của lợn con rất nhanh. Ví
dụ: Lợn con sau 20 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ được 4 - 19 g protein/
1kg P. Trong khi đó ở lợn trưởng thành chỉ tích luỹ 0,3 – 0,4 g protein/kg TT.
Qua đó, ta thấy cường độ trao đổi chất của lợn con và lợn trưởng thành chênh
lệch khá lớn. Mặt khác, ta biết lợn con trong thời kỳ này chỉ tích luỹ nạc là
chính. Vì vậy, tiêu tốn thức ăn ít hơn so với lợn trưởng thành.
- Sự phát triển các thành phần thể biến đổi theo tuổi
Trong cơ thể lợn, hàm lượng nước giảm theo tuổi, đặc biệt lợn càng non
giảm càng nhiều. Hàm lượng protein tăng theo tuổi với hàm lượng nhất định.

12

Hàm lượng lipit tăng nhanh từ mới đẻ đến 3 tuần tuổi. Hàm lượng khoáng có
những biến đổi riêng liên quan đến quá trình tạo xương. Từ lúc mới đẻ đến 3
tuần tuổi hàm lượng khoáng giảm đáng kể và giảm không đáng kể ở giai đoạn
21 - 56 ngày tuổi.
* Đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hóa của lợn con.
Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh, chủ
yếu là sự tăng về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già.
Cơ quan tiêu hóa của lợn cũng phát triển theo tuổi một cách rõ rệt
nhưng chưa hoàn thiện. Khi con trong bào thai cơ quan tiêu hóa của lợn đã
hình thành đầy đủ nhưng dung tích còn rất bé. Trong thời kỳ bú sữa cơ quan
tiêu hóa phát triển và phát dục nhanh. Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3

lần, 20 ngày tuổi gấp 8 lần và 60 ngày tuổi gấp 60 lần lúc sơ sinh. Dung tích
ruột non lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần, 20 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, 60 ngày
tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh. Dung tích ruột già lúc 60 ngày tuổi
tăng gấp 60 lần lúc sơ sinh. Sự tăng chiều dài và thể tích ruột có liên quan đến
khả năng tiêu hóa xenlulo khá cao trong thức ăn bổ sung. Vì vậy, cho lợn con
ăn sớm là một biện pháp tốt trong chăn nuôi. Mặc dù vậy, ở lợn con các cơ
quan chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh do đó lợn con
phản ứng rât chậm chạp đối với các yếu tố tác động lên chúng. Do chưa thành
thục nên cơ quan tiêu hóa của lợn con cũng dễ bị mắc bệnh và dễ bị rối loạn
tiêu hóa.
Một đặc điểm cần lưu ý ở lợn con là có giai đoạn không có axit
chlohyđric tự do trong dạ dày. Giai đoạn này được coi như một tình trạng
thích ứng tự nhiên, nhờ vậy nó tạo được khả năng thẩm thấu các kháng thể có
trong sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn này dịch vị không có khả năng
phân giải protein mà chỉ có khả năng làm vón sữa đầu và sữa.

13

Theo nghiên cứu của trường Đại học Cam Túc (Trung Quốc) năm 1961
cho thấy như sau: Lợn càng nhỏ thì manh tràng càng lớn và niêm mạc dạ dày
phát triển rất nhanh. Cùng với sự phát triển cả chiều dài của đường ruột, dich
tiết cũng tăng lên, dịch vị của lợn con thay đổi rất nhiều, trong vòng một
tháng đầu ion H
+
rất thấp thậm chí không có khả năng diệt trùng. Axit
chlohydric (HCl) bắt đầu được tiết ra sau một tháng tuổi và sau thời gian bú
sữa nồng độ mới tăng lên, các tuyến tiêu hoá dần dần hoàn thiện làm cho khả
năng tiêu hoá tăng. Bộ máy tiêu hoá của lợn con biến đổi theo độ tuổi, ở giai
đoạn theo mẹ thì pH của dạ dày còn thấp và sau đó pH tăng dần theo độ tuổi
(Cụ thể là: Khi lợn con được 3 tuần thì pH của dạ dày là: 2,82, khi lợn được 9

tuần tuổi thì pH trong dạ dày là 4,96).
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả thì cho rằng lợn con trước 1 tháng
tuổi, dịch vị không có HCl nên chưa có khả năng tiêu hoá được protein của
thức ăn. Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinogen không hoạt động
thành men pepsinogen hoạt động và men này có khả năng tiêu hoá protein.
Men amilaza và maltaza có từ khi lợn con mới đẻ song hoạt tính thấp,
sau 3 tuần mới tiêu hóa tinh bột nhanh, mạnh.
Men saccaraza: Đối với lợn dưới 2 tuần tuổi thì hoạt tính thấp.
Men catepsin: Là men tiêu hóa protein trong sữa đối với lợn con dưới 3
tuần tuổi, men này đầu tiên hoạt động mạnh sau đó giảm dần.
Men lipaza và chimosin: 2 men này có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu
sau đó giảm dần.
Ở lợn con từ 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu HCl ở dạ dày không còn
là trạng thái sinh lý bình thường nữa. Việc tập cho lợn con ăn sớm có tác
dụng thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn
thiện, vì vậy sẽ rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl. Bởi vì khi được bổ sung
thức ăn thì thức ăn sẽ kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do

14

sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị (lợn con khác với lợn trưởng
thành là chỉ tiết dịch vị khi thức ăn vào dạ dày).
* Đặc điểm của cơ năng điều tiết của lơn con.
Cơ năng điều tiết của lơn con chưa hoàn chỉnh vì vỏ đại não của lợn
con chưa phát triển hoàn thiện cho nên việc điều tiết thân nhiệt còn kém,
nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa được cân bằng, năng lực phản ứng
còn yếu, dễ bị ảnh hưởng xấu bởi khí hậu nóng ẩm và lạnh từ môi trường bên
ngoài. Lợn con thời kỳ này nếu như trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm độ
tương đối cao sẽ làm cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh.
Lợn con sơ sinh gặp môi trường sống hoàn toàn mới. Khi còn là bào

thai điều kiện sống tương đối ổn định, các chât dinh dưỡng do mẹ cung cấp
qua nhau thai. Sau khi sinh, cơ thể lợn con trực tiếp tiếp xúc với điều kiện
ngoại cảnh do đó nếu chăm sóc không tốt lợn con dễ bị mắc bệnh, còi cọc
hoặc chết. Ở miền bắc nước ta mùa đông thời tiết rất lạnh, đăc biệt lại có mưa phùn
nên lợn con rất dễ bị ỉa phân trắng, cảm lạnh và tỷ lệ chết cao (từ 40 - 80%).
Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con còn kém là do nhiều nguyên nhân:
Lớp mỡ dưới da mỏng, lượng mỡ, glycogen dự trữ trong cơ thể lợn còn
thấp, tren thân lợn lông còn thưa, mặt khác diện tích bề mặt cơ thể lợn so với
khối lượng cơ thể chênh lệch tương đối cao nên lợn con đễ mất nhiệtvà khả
năng cung cấp nhiệt cho lợn con chống rét còn thấp nên lợn con rất dễ mắc
bệnh khi thời tiết thay đổi.
Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh nên năng lực
phản ứng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi khi khí hậu bên ngoài thay đổi đột ngột.
Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc
vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng
thấp thân nhiệt của lợn con càng hạ xuống nhanh, tuổi của lợn con càng ít
thân nhiệt hạ xuống càng nhiều.


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

% : Tỷ lệ phần trăm
Ha : Héc ta
TT : Thể trọng
Nxb : Nhà xuất bản
KHKT : Khoa học kỹ thuật
Fe : Sắt
Ca : Canxi

16


1.5.1.2. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con
* Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con (Colibacillosis).
- Lịch sử bệnh và địa dư bệnh lý.
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất khi thời tiết thay đổi: nóng
lạnh thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao…
Bệnh xảy ra ở mọi địa phương, vùng miền gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành chăn nuôi.
- Căn bệnh.
Mặc dù qua bào thai và qua sữa của mẹ, lợn con sơ sinh đã nhận được
một hàm lượng globulin miễn dịch đáng kể để thích nghi, tồn tại và phát triển
trong môi trường - đó là môi trường bên ngoài cơ thể mẹ. Song lợn con sơ
sinh vẫn không được bảo hộ và nhanh chóng bị nhiễm các trực khuẩn E. coli
và các vi khuẩn khác trong vòng 12 - 14 giờ đầu tiên của cuộc sống.
Tập đoàn trực khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriacae hướng ruột rất
phong phú về chủng loại.
Đối với cơ thể: Người ta phân chúng ra làm 2 loại: có lợi và có hại.
- Loại có lợi là những vi khuẩn ký sinh trong đường ruột tham ra vào
quá trình lên men, phân huỷ thức ăn, tham gia quá trình tổng hợp các loại
men, các vitamin B, C, K …, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho lợn,
tăng khả năng đồng hoá và trao đổi chất.
- Loại vi khuẩn E. coli có hại là những vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể
lợn, chúng có yếu tố bám (kháng nguyên) vào lông mao niêm mạc ruột và khả
năng tạo chất độc phá huỷ cấu trúc lông mao ruột và niêm mạc ruột. Chúng
phát triển tốt trên bề mặt ruột và sẵn sàng gây bệnh khi có tác động bởi các
yếu tố stress có hại.
- Dựa vào bản chất kháng nguyên của E. coli mà người ta đã phân lập
được 157 chủng có kháng nguyên O, 94 chủng có kháng nguyên K, 50 chủng

17


có kháng nguyên H. Trong mỗi chủng loại đó chúng lại được chia ra thành
nhiều dưới chủng khác nhau, ta thường gọi là dưới type (Subtype).
Ví dụ: E. coli chứa kháng nguyên K có K88, K99, K05, K08, K055,
K064, 078, 0194 …. Và từ K88 lại chia ra các dưới chủng (subtyp) như:
K88ab, K88ca, K88a,… và gần đây nhất từ các chủng K người ta lại tách ra
chủng F (ví dụ: F107, F2134, F41 )
Trong số các chủng E. coli khác nhau thì bệnh phân trắng lợn con
thường do E. coli chủng có yếu tố bám K gây nên (ngày nay, người ta gọi là
chủng F). Trong khi đó các chủng có khả năng sinh độc tố O thường gây bệnh
phù thũng lợn con hay còn gọi là bệnh Coli dung huyết.
Tất cả các chủng loại E. coli đều có hình thái phong phú, không bắt
màu nên được xếp vào nhóm vi khuẩn Gram âm ( Gram - ). Tuỳ việc vào điều
kiện sinh thái để có từng chủng E. coli riêng biệt tồn tại và phát triển.
E. coli là một trong những loại vi sinh vật phổ biến nhất trên hành tinh.
Chúng có mặt khắp mọi nơi, mọi chỗ. Trong cơ thể động vật cũng như con
người chúng sống, tồn tại bình thường trong ruột và được đào thải ra ngoài
cùng với phân. Bởi vậy, chúng là nguồn gây bệnh dồi dào cho nhiều loại vật
nuôi và con nguời.
Đặc tính sinh hoá học nổi bật của E. coli là lên men đường, tạo ra các
loại axit và giải phóng khí. Chính vì đặc trưng này mà người ta phân biệt E.
coli với Salmonella thông qua quá trình phân huỷ đường lactose của E. coli.
E. coli dễ nuôi cấy trong trong môi trường thạch thường (agar) và trong
nước thịt. Trên môi trường agar chúng phát triển mạnh hình thành khuẩn lạc
tròn, hình ovan, sáng bạc màu kem ghi. Trong môi trường sinh indol các
khuẩn lạc có màu đỏ ánh kim loại. Trong môi truờng nước thịt chúng nhanh
chóng phát triển làm đục môi trường và kết tủa phần dưới màu xám trắng. E.
coli không có khả năng làm chảy tan gelatin, nhưng chúng lại làm đông sữa

×