Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRIỆU THỊ BÍCH HOÀN




ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT
TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG
Ở LỢN CON TẠI HUYỆN VĂN QUAN
TỈNH LẠNG SƠN


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : CHÍNH QUY
Chuyên ngành : SƯ PHẠM KTNN
Khoa : CHĂN NUÔI THÚ Y
Khóa học : 2012 - 2014








THÁI NGUYÊN, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRIỆU THỊ BÍCH HOÀN




ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT
TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG
Ở LỢN CON TẠI HUYỆN VĂN QUAN
TỈNH LẠNG SƠN


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : CHÍNH QUY
Chuyên ngành : SƯ PHẠM KTNN
Khoa : CHĂN NUÔI THÚ Y
Khóa học : 2012 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN SỬU
Khoa CNTY - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên





Thái Nguyên, 2014


i

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy giáo hướng dẫn, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Văn Quan, UBND xã Đại An, tôi được thực tập
tốt nghiệp tại địa bàn xã Đại An, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Trong thời
gian thực tập để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp tôi đã được sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô trong khoa Chăn nuôi thú y, gia
đình và nhân dân địa phương.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Sửu - Trưởng bộ môn VSV -
GPBL, khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y.
- Ủy ban nhân dân xã Đại An - huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan - tỉnh
Lạng Sơn.
- Tổ thú y xã Đại An.
- Các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu.
Đã quan tâm hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã cổ vũ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong

khoa chăn nuôi thú y và UBND xã Đại An đã quan tâm và tạo mọi điều kiện
để tôi thực hiện tốt chuyên đề nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 09 năm 2014
Sinh viên



Triệu Thị Bích Hoàn



ii
LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, mỗi sinh viên trước khi ra
trường cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững
vàng và sự hiểu biết xã hội một cách sâu sắc. Chính vì vậy mà thực tập tốt
nghiệp là một khâu rất quan trọng đối với tất cả các sinh viên các trường Đại
học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nói chung và trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Quá trình thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh
viên trước khi ra trường. Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình học
tập nghiên cứu của sinh viên để sinh viên được học hỏi thêm những kiến thức
thực tế về kinh nghiệm nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng thực hành, củng cố
lòng yêu ngành, yêu nghề để sau khi ra trường trở thành một người cán bộ có
trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực trong công tác, do vậy thực tập
tốt nghiệp là không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường.
Xuất phát từ mục đích trên, được sự nhất trí của trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y em thực hiện đề tài:

“Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con
tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn”.
Sau thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của TS.
Nguyễn Văn Sửu cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành bản
khóa luận này. Do kiến thức bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu nên trong khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô cùng
các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!








iii
MỤC LỤC

Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Sự cần thiết tiến hành làm chuyên đề 2
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề 2
1.3.1. Điều kiện của bản thân 2
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi triển khai thực hiện chuyên đề 2
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 2
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội: 6
1.3.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 8

1.3.2.4. Đánh giá chung 12
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề 13
1.5. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nước và
ngoài nước 13
1.5.1. Cơ sở khoa học 13
1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ 13
1.5.1.2. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con 18
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 24
1.5.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 27
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian thực hiện 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 27
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 27
2.2. Nội dung nghiên cứu 27
2.2.1. Nội dung 27
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi 27


iv
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp điều tra bệnh phân trắng lợn con 27
2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 28
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 28
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 29
3.1. Kết quả phục vụ sản xuất 29
3.1.1. Công tác điều tra dịch bệnh 29
3.1.2. Công tác tiêm phòng 29
3.1.3. Công tác chuẩn đoán và điều trị bệnh 30

3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề 33
3.2.1. Kết quả điều tra tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng tại xã Đạị
An - huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn 33
3.2.2. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo tuổi của các hộ
trong thôn thuộc xã Đại An - huyện Văn Quan - tỉnh lạng Sơn 34
3.2.3. Tỷ lệ lợn con chết do bệnh phân trắng theo lứa tuổi tại các
điểm nghiên cứu 36
3.3. Một số biện pháp kỹ thuật trong phòng bệnh phân trắng ở lợn con
và kết quả sử dụng một số loại thuốc trong điều trị bệnh phân trắng
tại xã Đại An 38
3.3.1. Một số biện pháp phòng bệnh phân trắng lợn con tại xã Đại An
huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn 38
3.3.2. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con 39
Phần 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 42
4.1. Kết luận 42
4.2. Tồn tại 42
4.3. Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44


i

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy giáo hướng dẫn, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Văn Quan, UBND xã Đại An, tôi được thực tập
tốt nghiệp tại địa bàn xã Đại An, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Trong thời
gian thực tập để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp tôi đã được sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô trong khoa Chăn nuôi thú y, gia

đình và nhân dân địa phương.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Sửu - Trưởng bộ môn VSV -
GPBL, khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y.
- Ủy ban nhân dân xã Đại An - huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan - tỉnh
Lạng Sơn.
- Tổ thú y xã Đại An.
- Các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu.
Đã quan tâm hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã cổ vũ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa chăn nuôi thú y và UBND xã Đại An đã quan tâm và tạo mọi điều kiện
để tôi thực hiện tốt chuyên đề nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 09 năm 2014
Sinh viên



Triệu Thị Bích Hoàn



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tại các điểm nghiên cứu 33

Bảng 3.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tuổi tại các điểm
nghiên cứu 34

Bảng 3.3. Tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi 36

Bảng 3.4. Kết quả điều trị của một số loại thuốc cho lợn con mắc bệnh
phân trắng 40







1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây chăn nuôi lợn giữ một vị trí quan trọng trong
ngành nông nghiệp của Việt Nam. Con lợn được xếp hàng đầu trong số các
vật nuôi, cung cấp phần lớn thực phẩm cho người tiêu dùng và phân bón cho
sản xuất nông nghiệp. Ngày nay chăn nuôi lợn có tầm quan trọng đặc biệt,
làm tăng kim ngạch xuất khẩu đây cũng là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho
nền kinh tế quốc dân. Để cung cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của trang
trại và nông hộ thì việc phát triển đàn lợn là việc làm cần thiết.
Khi nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan
trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân

dân. Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Tuy nhiên để chăn nuôi lợn có hiệu quả, các chủ hộ, chủ trang trại cần
áp dụng theo một quy trình kỹ thuật để có thể đạt hiệu quả cao trong phòng và
trị bệnh cho lợn, đặc biệt là bệnh phân trắng ở lợn con. Bệnh xảy ra là nguyên
nhân chủ yếu làm giảm sức sản xuất của đàn lợn, ảnh hưởng đến chi phí chăn
nuôi và giá thành sản phẩm.
Bệnh phân trắng ở lợn con thường gây chết lợn con do nhiễm độc tố vi
khuẩn và do mất nước, tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn E.coli,
Salmonella (S. cholerasuis, S. typhisuis) và đóng vai trò phụ là vi khuẩn:
Proteus, Streptococcus. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và
trong suốt thời kỳ bú mẹ.
Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, đa số người dân sống
bằng nghề nông nghiệp, phát triển kinh tế theo hướng tăng gia sản xuất bằng
hình thức chăn nuôi trong các hộ gia đình, với quy mô vừa và nhỏ dưới nhiều
hình thức khác nhau. Trong chăn nuôi lợn, bệnh phân trắng ở lợn con rất đáng
lo ngại, làm ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ nuôi sống và sức sinh trưởng của lợn.
Đây là một bệnh thường xuyên xảy ra trong nhiều trại lợn và các hộ gia đình
nuôi lợn ở nước ta nói chung và huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn nói riêng.


2

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trên, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn
con tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Sự cần thiết tiến hành làm chuyên đề
Qua nắm bắt từ thực tế, em thấy rằng chăn nuôi lợn còn mang tính chất
cá thể. Tuy nhiên sự hiểu biết và ứng dụng khoa học kỹ thuật của người dân
còn nhiều hạn chế và đặc biệt không theo một quy trình kỹ thuật cụ thể nào

nên tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra quanh năm, gây thiệt hại không nhỏ cho
kinh tế hộ gia đình, trong đó có bệnh phân trắng lợn con.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trên, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn
con tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn”.
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện của bản thân
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trường, với sự nỗ lực, cố gắng
của bản thân và sự dạy bảo nhiệt tình của các thầy cô, em đã có một nền tảng
kiến thức lý thuyết các môn từ cơ sở đến chuyên ngành.
Bản thân luôn cố gắng hết mình thực hiện công việc và thường xuyên
nhận được sự quan tâm động viên của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Trong thời gian thực hiện chuyên đề em luôn nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu.
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi triển khai thực hiện chuyên đề
Huyện Văn Quan là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn có tổng
cộng 24 xã, thị trấn, trong đó có 1 thị trấn và 23 xã. Xã Đại an là một xã thuộc
huyện Văn Quan, cách thị trấn khoảng 10km.
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Văn Quan là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, cách
thành phố Lạng Sơn 45 km (theo trục đường QL 1B). Có vị trí toạ độ địa lý:
Từ 21
0
44’ đến 22
0
00’ vĩ độ Bắc. Từ 106
0
24’ đến 106
0

43’ kinh độ Đông.


3

Về địa giới: Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng. Phía Nam giáp huyện Chi
Lăng và Hữu Lũng. Phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn.
Phía Tây giáp huyện Bình Gia và Bắc Sơn.
Xã Đại An nằm ở phía Đông Bắc của huyện Văn Quan, cách thị trấn
Văn Quan khoảng 10km. Về địa giới của xã: Phía Bắc giáp xã Vĩnh Lại. Phía
Nam giáp xã Tràng Sơn và xã Chu Túc. Phía Đông giáp xã Văn An. Phía Tây
giáp thị trấn Văn Quan và xã Xuân Mai.
* Địa hình, đất đai
+ Về địa hình:
Văn Quan thuộc vùng núi trung bình của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao
trung bình khoảng 400m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp,
bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng
theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy
núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc gây khó khăn đến quá
trình sản xuất và đi lại của nhân dân trong huyện, nhưng đó cũng là một trong
những điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
+ Về đất đai:
Theo đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Quan tính đến
năm 2010 thì tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 55.028,23 ha. Huyện Văn
Quan có những vùng núi đất và núi đá vôi xem kẽ, diện tích núi đá có 11.619
ha, diện tích núi đất có 49.843 ha. Đất của Văn Quan thuộc loại địa hình bằng
và sườn thoải (51,0% diện tích có độ dốc nhỏ hơn 15
0
).
Cụ thể diện tích các loại đất như sau:

Đất Nông nghiệp: 45.981,62 ha.
Đất phi Nông nghiệp: 1.954,61 ha.
Đất ở đô thị: 40,93 ha.
Đất ở nông thôn: 543,31 ha.
Đất chưa sử dụng: 6.507,76 ha.
Đánh giá chung các loại đất đồi núi của Văn Quan thuộc loại đất tương
đối màu mỡ, đa số đất có tầng dày trên 50cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng
từ trung bình tới khá.


4

Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện chủ yếu là: Đất feralit nâu đỏ và màu
vàng phát triển trên đá vôi hoặc bồn địa phù sa. Đây là tiềm năng và cũng là
thế mạnh để phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại nông sản đặc sản xứ
lạnh có giá trị kinh tế cao như: hoa quả, thảo dược,
Nhìn chung xã Đại An có chung kiểu địa hình và đất đai của huyện Văn
Quan. Đất của xã thích hợp cho việc trồng cây hồi do vậy diện tích cây hồi
của xã cũng khá lớn.
* Giao thông, thủy lợi
+ Về giao thông:
Trong những năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được
quan tâm đầu tư khá đồng bộ, qua các nguồn và hình thức đầu tư, hệ thống
đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã trên địa bàn được cải thiện đáng kể, số xã có
đường giao thông đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa là 18/24 xã, thị trấn.
Chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn, đường ngõ xóm được
triển khai thuận lợi, với cơ chế nhà nước cấp xi măng, ống cống, nhân dân
đóng góp vật liệu, ngày công đã thực hiện trên địa bàn nhiều xã.
Tuyến Quốc lộ: Huyện Văn Quan có 2 quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 1B
và Quốc lộ 279. Tổng chiều dài quốc lộ đi qua địa bàn huyện là 50km.

Tuyến Tỉnh lộ: Toàn huyện có 6 tuyến tỉnh lộ. Cụ thể như sau:
- Tuyến tỉnh lộ 240 (Ba Xã - Chợ Bãi) có chiều dài 9,6km.
- Tuyến tỉnh lộ ĐT 240A (Bản Giềng - Đèo Cướm) có chiều dài 12km.
- Tuyến tỉnh lộ 232 (Na Sầm - Vĩnh Lại ) có chiều dài 29km, trong đó
phần đi qua địa bàn huyện dài 18km.
- Tuyến tỉnh lộ ĐT 239 (Pác Ve - Điềm He ) có chiều dài 23,4km, trong
đó phần đi qua địa bàn huyện dài 20km.
- Tuyến tỉnh lộ 235B (Khánh Khê- Bản Loỏng) có chiều dài 15km,
trong đó phần đi qua địa bàn huyện dài 11,5km.
- Đường Tu Đồn - Hoà Bình - Bình La - Gia Miễn. Điểm đầu tại km 30
+ 500 QL 1B, điểm cuối giáp với xã Bình La, chiều dài 12km. Đoạn Tu Đồn -
Hoà Bình dài 5,3km.


5

Tuyến Huyện lộ và đường nội thị: Tại huyện Văn Quan có 8 tuyến
đường huyện, gồm:
- Đường Bản Làn - Tràng Các có chiều dài tuyến là 16km.
- Đường Việt Yên - Phú Mỹ có chiều dài tuyến 3km.
- Tuyến đường Điềm He - Song Giang có chiều dài tuyến 5km.
- Tuyến đường Thị Trấn - Pác Kéo có chiều dài tuyến 10km.
- Đường Vĩnh Lại - Pác Kéo có chiều dài tuyến 8km.
- Đường Nà Thang - Pá Hà có chiều dài tuyến 12km.
- Đường Tân Đoàn - Tràng Sơn có chiều dài tuyến 8km.
- Đường Tri Lễ- Hữu Lễ có chiều dài tuyến là 6km.
Mạng lưới giao thông hiện có cơ bản đáp ứng được điều kiện đi lại của
nhân dân trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội
của huyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số tuyến đường đã xuống cấp, đi lại khó
khăn, nhất là các tuyến đường vào các thôn, bản trong các xã. Do vậy, trong

thời gian tới cần được quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Hệ thống thủy lợi:
Đến nay, toàn huyện có 540 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có 16
ao hồ, 279 đập dâng, 210 mương tự chảy, 35 trạm bơm. Tổng diện tích tưới
theo thiết kế của các công trình thuỷ lợi là 2.320 ha, diện tích tưới thực tế đạt
1.531,5 ha (đạt 66,01% thiết kế). Tổng chiều dài tuyến mương là 160.616 m,
trong đó: Mương đất chưa được kiên cố 97.507 m, mương đã được kiên cố
hoá 63.110 m (2010).
Phần đa các công trình đập đầu mối được đầu tư khá kiên cố, góp phần
thuận lợi cho việc tưới tiêu. Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương nội đồng đã
dần được kiên cố hóa qua phong trào “Ra quân đầu xuân làm thủy lợi”, với
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên, đến nay hệ thống
công trình thủy lợi hiện có chỉ đáp ứng tưới ổn định cho khoảng 40% diện
tích đất sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống giao thông, thủy lợi của xã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của
nhân dân và việc sản xuất nông nghiệp. Đường giao thông được xây dựng
theo chương trình bê tông hóa đường giao thông. Người dân đóng góp cát, sỏi


6

và ngày công lao động, đường được đổ theo từng đoạn một, ưu tiên đổ những
chỗ khó đi trước. Hệ thống kênh mương được nạo vét, tu sửa để có thể dẫn
nước ra ruộng phục vụ công tác sản xuất.
* Thời tiết, khí hậu
Khí hậu thời tiết là một trong những yếu tố rất quan trọng, nó liên
quan mật thiết đến sự phát triển nông nghiệp nói chung và đặc biệt là quá
trình phát triển chăn nuôi bởi thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
đàn gia súc, gia cầm

Văn Quan chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình năm: 21,2
0
C.
Nhiệt độ cao nhất khoảng: 38 - 40
o
C (tháng 6 - 7).
Nhiệt độ thấp nhất khoảng: 5 - 7
o
C (tháng 12 - 1).
Độ ẩm không khí bình quân: 82,5%.
Lượng mưa bình quân năm: 1.500 mm.
Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Nhìn chung khí hậu và thời tiết của huyện Văn Quan tương đối thuận
lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
Xã Đại An mang đặc điểm chung của kiểu thời tiết khí hậu của huyện
Văn Quan nên có những thuận lợi riêng cho việc nuôi trồng của bà con.
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội:
* Tình hình dân cư - dân tộc
Văn Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn,
thành phần dân tộc gồm: Tày, Nùng, Kinh, Hoa.
Theo kết quả thống kê của Chi Cục Thống kê, dân số của huyện Văn
Quan năm 2012 là 54.794 người, trong đó:
- Nữ là 27.619 người (chiếm 50,4%).
- Nam là 27.175 người.
- Dân số thành thị 4.388 người (chiếm gần 8%).
- Dân số nông thôn là 50.406 người.
- Mật độ dân số 99,6 người/km
2

.


ii
LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, mỗi sinh viên trước khi ra
trường cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững
vàng và sự hiểu biết xã hội một cách sâu sắc. Chính vì vậy mà thực tập tốt
nghiệp là một khâu rất quan trọng đối với tất cả các sinh viên các trường Đại
học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nói chung và trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Quá trình thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh
viên trước khi ra trường. Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình học
tập nghiên cứu của sinh viên để sinh viên được học hỏi thêm những kiến thức
thực tế về kinh nghiệm nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng thực hành, củng cố
lòng yêu ngành, yêu nghề để sau khi ra trường trở thành một người cán bộ có
trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực trong công tác, do vậy thực tập
tốt nghiệp là không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường.
Xuất phát từ mục đích trên, được sự nhất trí của trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y em thực hiện đề tài:
“Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con
tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn”.
Sau thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của TS.
Nguyễn Văn Sửu cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành bản
khóa luận này. Do kiến thức bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu nên trong khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô cùng
các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!









8

+ Cơ sở hạ tầng ngành giáo dục
Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được phát triển cả về quy mô và chất lượng.
Mạng lưới trường học được phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện. Năm học
2013-2014: có 69 trường, 649 lớp với 12.243 học sinh. Cơ sở vật chất cho
dạy và học được tăng cường đầu tư, đến năm 2013 tỷ lệ phòng học được xây
dựng kiên cố chiếm trên 80%, không còn phòng học 3 ca. Thiết bị dạy học
được trang bị mỗi khối lớp 01 bộ, sử dụng có hiệu quả đáp ứng cho việc dạy
và học. Nhà ở giáo viên được tăng cường xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu
về chỗ ở cho giáo viên
Trên địa bàn xã Đại An hệ thống giáo dục được xây dựng từ cấp Mầm
non đến cấp Trung học cơ sở. Toàn xã gồm một trường Trung học cơ sở và ba
phân trường từ cấp Mầm non đến cấp Tiểu học. Trang thiết bị phục vụ công
tác dạy học tại các điểm trường còn nhiều thiếu thốn.
+ Cơ sở hạ tầng ngành y tế
Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố và tăng cường cả về trang thiết
bị và đội ngũ cán bộ y tế. Cả huyện có 28 cơ sở y tế: Bệnh viên đa khoa
huyện đã được đầu tư xây dựng với quy mô trên 100 giường bệnh và đưa vào
sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị như: máy chụp X quang, máy siêu âm,
gây mê Ngoài ra còn có 3 phòng khám đa khoa ở khu vực (Điềm He, Tân
Đoàn, Yên Phúc). Trạm Y tế các xã, thị trấn cũng được đầu tư từ nguồn vốn

Chính phủ, đến năm 2003 tất cả 24/24 xã, thị trấn đều có trạm và bố trí đủ các
phòng chức năng theo phân tuyến và hoạt động có hiệu quả, trang thiết bị
được cung cấp khá đầy đủ.
Về ngành y tế của xã Đại An, xã có một trung tâm y tế xã với 2 bác sĩ
và 1 y tá. Y tế tại cấp xã thực hiện việc cấp phát thuốc theo danh mục thuốc
trong Bảo hiểm y tế và sơ cấp cứu những trường hợp theo khả năng của tuyến
y tế xã nói chung.
1.3.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
* Tình hình phát triển ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng và là nguồn thu chủ yếu của
nhân dân. Do vậy sản phẩm của ngành trồng trọt được người dân quan tâm
phát triển. Cây nông nghiệp chủ yếu của huyện là cây lúa với diện tích trồng


9

khá lớn. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện đã thực hiện thâm canh tăng
vụ, đưa các giống lúa, ngô mới có năng suất cao vào sản xuất, song song với
việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến
địa phương, tuyên truyền phổ biến các mô hình kinh tế tiêu biểu, điển hình và
nhân rộng các mô hình tiên tiến, từ đó năng suất cây trồng được tăng lên.
Cây công nghiệp lâu năm như: Hồi, bạch đàn, keo… trong đó cây hồi là
cây thế mạnh được chú trọng phát triển tạo nên nét nổi bật quê hương với “hoa hồi
sứ lạng” và huyện Văn Quan là huyện có diện tích trồng hồi lớn nhất của tỉnh.
Cây công nghiệp hàng năm như: Đỗ tương, lạc, vừng và cây thực phẩm ổn định
về diện tích và sản lượng.
Cây ăn quả như: Vải, nhãn, mận, đào, quýt Các gia đình chủ yếu
trồng ở vườn, bãi, tận dụng khoảng diện tích nhỏ, chủ yếu sản xuất theo
hướng tự cung, tự cấp nên năng suất chưa cao, chưa mang tính hàng hóa.
Ngoài ra, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích

cực học hỏi để đưa năng suất cây trồng tăng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế.
* Tình hình phát triển ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, có
vai trò cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và thu nhập cho nhân dân.
Đối tượng vật nuôi rất đa dạng gồm: trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng,
chim bồ câu, các loại cá…
Ngoài những giống nội được nuôi lâu đời ở địa phương như: gà ri, ngỗng
cỏ, vịt bầu, bò vàng, lợn mán. Hiện nay các giống mới nhập ngoại cao sản như:
lợn siêu nạc, bò lai sin, gà chuyên thịt, gà chuyên trứng, ngan pháp… được
người dân đưa vào chăn nuôi. Từ đó cũng hình thành thêm những giống lai tạp
giữa giống địa phương và giống cao sản vừa thích nghi với điều kiện chăn nuôi
vừa cho năng suất cao. Đồng thời, người dân chú trọng nhiều hơn đến kỹ thuật
chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác thú y để nâng cao hiệu quả kinh tế ngành chăn
nuôi. Vì vậy số lượng vật nuôi không ngừng tăng lên.
Chăn nuôi trân, bò: Huyện Văn Quan có điều kiện khá thuận lợi cho
việc phát triển chăn nuôi trâu, bò. Người dân trong huyện chủ yếu nuôi giống
trâu, bò nội: trâu Việt Nam và bò vàng Việt Nam. Chăn nuôi nhỏ lẻ theo
phương thức chăn thả tự do.Thức ăn chính của trâu, bò các loại cỏ và một số
phụ phẩm của ngành nông nghiệp.


10
Trâu bò được chăm sóc khá tốt song mùa đông lượng thức ăn ít, thức
ăn dự trữ còn hạn chế, trâu bò bị đói rét. Chuồng trại và công tác vệ sinh chưa
tốt, chưa khoa học, hướng chuồng chưa phù hợp về mùa hè chưa được thoáng,
mùa đông chưa được ấm áp.
Công tác vệ sinh thú y chưa được chú trọng nhiều. Công tác tiêm phòng
được thực hiện theo định kỳ nhưng chưa triệt để, do đó trâu bò vẫn thường
xuyên bị mắc bệnh ký sinh trùng và một số bệnh khác ảnh hưởng đến hiệu
quả chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn: Ngành chăn nuôi lợn của huyện trong những năm gần
đây vẫn được duy trì và phát triển. Số lượng đàn lợn không ngừng tăng qua
các năm. Năm 2010 tổng đàn lợn của huyện 80.226 con đến tháng 5 năm
2013 là 98.637 con. Các hộ gia đình đã đầu tư vốn, con giống, thức ăn, áp
dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi. Công tác giống lợn đang được quan
tâm, ngoài các giống lợn nội như lợn mán, lợn móng cái nhiều gia đình đã
nuôi lợn nái ngoại, lợn lai để sinh sản cung cấp giống cho nhân dân trong
vùng. Lợn được nuôi theo phương thức nhốt hoàn toàn. Sử dụng thức ăn hỗn
hợp và một số phụ phẩm của ngành trồng trọt.
Công tác thú y đã được người dân chú trọng và quan tâm, đồng thời hàng
năm đều có các đợt tiêm phòng một số bệnh quan trọng cho đàn lợn như: tai
xanh, dịch tả, lở mồm long móng… do đó đã hạn chế được dịch bệnh xảy ra.
Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm: Chăn nuôi gia cầm của huyện có 1 vị trí
quan trọng trong đó gà, vịt là đối tượng chính. Một số giống gia cầm nuôi ở
xã: gà Mía, gà Ri, gà Sasso, gà Tam hoàng, vịt bầu, vịt siêu trứng Hiện nay,
một số gia đình mua con giống có năng suất cao về nuôi như: Gà lai Mía, gà
Lương phượng, gà Mĩ, vịt Khaki Campell, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng canh, do đó năng suất
thấp, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh tỷ lệ chết lớn nên hiệu quả
còn thấp. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn xây
dựng các trang trại có quy mô vừa và nhỏ, chăn nuôi theo phương thức công
nghiệp và bán công nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
thực hiện tốt quy trình phòng trừ dịch bệnh nên năng suất chăn nuôi gia cầm
tăng nên rõ rệt tạo ra nhiều sản phẩm thịt, trứng và con giống.


11
Công tác vệ sinh phòng bệnh cho gia cầm được tuyên truyền rộng rãi.
Người dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng và chữa bệnh,
nhất là sử dụng các loại vacxin tiêm chủng cho gà như: vacxin cúm gia cầm,

Gumboro, Newcastle, đậu Các gia đình chăn nuôi nhiều đều thực hiện vệ
sinh nghiêm ngặt để tránh các dịch bệnh xảy ra tràn lan. Nếu có dịch bệnh xảy ra
đều báo ngay cho cán bộ thú y của xã để kịp thời xử lý. Vì vậy mà thu nhập từ
chăn nuôi gà của bà con nông dân ngày càng cao, bà con yên tâm chăn nuôi.
Công tác về giống: Để đạt năng suất cao trong chăn nuôi thì công tác
giống là khâu quan trọng hàng đầu sau đó mới đến dinh dưỡng, chăm sóc,
quản lý. Nhận thức được tầm quan trọng người dân đã tích cực tham gia
chương trình: Sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn…
Tập quán chăn nuôi:
Chăn thả kết hợp: Đây là phương thức chăn nuôi được áp dụng rộng rãi
hiện nay, phương thức này có ưu điểm là tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên,
dễ quản lý, nuôi dưỡng và kiểm soát được dịch bệnh, phù hợp với hộ gia đình.
Nuôi nhốt: Áp dụng hoàn toàn đối với lợn, gà công nghiệp và với trâu
bò vỗ béo. Thức ăn dành cho động vật nuôi nhốt là thức ăn có sẵn từ ngành trồng
trọt kết hợp với thức ăn công nghiệp. Nuôi nhốt mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn hẳn nhờ tăng hệ số sử dụng thức ăn đồng thời giảm thời gian nuôi dưỡng.
* Công tác thú y
Công tác thú y đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy công tác thú y được
ban lãnh đạo huyện cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm, chú trọng như:
Tuyên truyền lợi ích của công tác vệ sinh phòng bệnh cho người và vật
nuôi.Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Thường xuyên đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thú y cơ sở. Theo dõi sát tình
hình diễn biến của dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo.
Chính vì vậy mà công tác thú y luôn được ban lãnh đạo các cấp, ngành,
địa phương cùng người chăn nuôi hết sức chú trọng. Những năm gần đây
được sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của trạm
thú y, xã đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật từ những hộ sản xuất
với quy mô nhỏ. Người dân đã đầu tư vốn kỹ thuật, con giống mới có năng
xuất cao vào chăn nuôi từng bước nâng cao và đáp ứng nhu cầu thị trường.



12
Tình hình ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi của xã Đại An cơ bản
mang những đặc điểm chung của huyện. Lúa vẫn là cây trồng chính của người
dân, bên cạnh đó mảng lâm nghiệp thì cây Hồi được người dân chú trọng phát
triển. Trong chăn nuôi thì người dân vẫn nuôi chủ yếu là trâu, bò và gia cầm.
1.3.2.4. Đánh giá chung
Huyện Văn Quan nói chung và xã Đại An nói riêng có những thuận lợi
và khó khăn sau:
* Thuận lợi
- Văn Quan là một huyện trung du miền núi với diện tích nhỏ, mật độ
dân số thưa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt huyện có phong
trào chăn nuôi phát triển mạnh.
- Là huyện cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 45km, cách cửa
khẩu Tân Thanh (Trung Quốc) khoảng 60km đây là điều kiện thuận lợi cho
việc trao đổi thông thương, mua bán hàng hoá, vận chuyển các sản phẩm
động vật dễ dàng và phát triển các loại hình dịch vụ.
- Có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật năng động, sáng tạo, tích cực
trong công việc triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đa
dạng hoá và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Hệ thống thuỷ lợi đảm bảo nhu cầu cung cấp nước tưới tiêu cho ngành
trồng trọt. Chương trình kiên cố hoá kênh mương nội đồng cũng đang được
triển khai mạnh mẽ trong toàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành trồng
trọt và chăn nuôi phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Có nguồn lao động cần cù, chịu khó. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp
huyện, xã năng động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đảng và nhà nước có chính sách ưu tiên, ưu đãi phù hợp để phát triển
kinh tế nông, lâm nghiệp như trợ giá, trợ cước các loại giống cây trồng, vật
nuôi, phân bón… Hỗ trợ kinh phí, cho vay vốn với lãi suất thấp để nông dân
phát triển sản xuất.

* Khó khăn
- Ở một số khu vực trong huyện trình độ dân trí và mật độ dân cư phân
bố không đồng đều giữa các thôn, các xã do đó việc đưa khoa học kỹ thuật
vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.


13
- Lượng mưa phân bố trong năm không đều, cùng với khí hậu khá khắc
nghiệt vào một số tháng trong năm nên gây ảnh hưởng xấu tới ngành trồng trọt.
- Đội ngũ lao động qua đạo tạo nghề còn thấp, lao động phổ thông đơn
thuần còn cao. Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản
lý còn thiếu.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt là giao thông còn thấp kém, gây khó
khăn cho việc đi lại, vận chuyển lưu thông hàng hóa nhất là vào mùa mưa.
- Các tệ nạn xã hội trong xã vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng không tốt tới
vấn đề an ninh trật tự gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống chính trị của
nhân dân.
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề
- Xây dựng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng cho
đàn lợn ở địa phương có hiệu quả.
- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy trình phòng và trị
bệnh ở lợn con nói riêng và trên cả đàn lợn nói chung.
1.5. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nước và
ngoài nước
1.5.1. Cơ sở khoa học
1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ
* Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn con bú sữa
Sau sơ sinh lợn con có tốc độ sinh trưởng mạnh và phát dục nhanh.
Nhìn chung khả năng phát triển của lợn nhanh hơn so với một số loài gia súc
khác. Khối lượng khi cai sữa của lợn 2 tháng tuổi gấp 10 - 15 lần so với khối

lượng sơ sinh.
Theo Trần Văn Phùng và CS (2004) [13] lợn con trong giai đoạn bú sữa
có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh. So với khối lượng sơ sinh thì sau
10 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30
ngày tuổi tăng gấp 5 đến 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 đến 8 lần, lúc 50
ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 đến 14 lần. Tuy
nhiên tốc độ sinh trưởng không đều qua các giai đoạn. Tốc độ sinh trưởng
nhanh trong 21 ngày đầu và sau đó thì giảm. Sự giảm này có nguyên nhân chủ
yếu là do sữa lợn mẹ sau 3 tuần giảm xuống rõ rệt.


iii
MỤC LỤC

Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Sự cần thiết tiến hành làm chuyên đề 2
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề 2
1.3.1. Điều kiện của bản thân 2
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi triển khai thực hiện chuyên đề 2
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 2
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội: 6
1.3.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 8
1.3.2.4. Đánh giá chung 12
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề 13
1.5. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nước và
ngoài nước 13
1.5.1. Cơ sở khoa học 13
1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ 13

1.5.1.2. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con 18
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 24
1.5.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 27
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian thực hiện 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 27
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 27
2.2. Nội dung nghiên cứu 27
2.2.1. Nội dung 27
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi 27


15
Theo Trần Văn Phùng và CS, (2004) [13] tuy lợn con sinh trưởng
nhanh nhưng các cơ quan chưa thành thục về chức năng đặc biệt là hệ thần
kinh, vì vậy mà lợn con phản ứng rất chận chạp với các yếu tố tác động lên
nó. Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiện do một số men tiêu hóa
chưa có hoạt tính mạnh, nhất là 3 tuần đầu sau khi sinh như: men Pepsin,
Amilaza, Maltaza, Saccaraza. Nói chung lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu
hóa các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ, còn khả năng tiêu hóa các loại thức
ăn khác kém.
Khi tìm hiểu về hệ thống men tiêu hóa trong đường tiêu hóa của lợn con
mới sinh ta thấy:
- Men Pepsin: Đây là men quan trọng để tiêu hóa thức ăn, nhưng nếu
không cho lợn con tập ăn sớm thì khoảng 25 ngày đầu mới đẻ ra men pepsin
trong dạ dày lợn chưa có khả năng tiêu hóa protein của thức ăn, vì lúc này
dịch vị dạ dày lợn con chưa có HCl tự do sẽ không kích hoạt được pepsinogen
thành men pepsin hoạt động. Do thiếu HCl nên lợn con rất dễ bị vi khuẩn có

hại xâm nhập vào đường tiêu hóa gây bệnh.
- Men Amilaza và Mantaza: có trong nước bọt và dịch tụy của lợn con
từ lúc mới đẻ nhưng hoạt động kém trước 3 tuần tuổi, chỉ tiêu hóa được 50%
lượng tinh bột. Sau 3 tuần tuổi hoạt động của 2 men này mạnh lên, khả năng
tiêu hóa của lợn con tốt hơn.
- Men Saccalaza: lợn con dưới 2 tuần tuổi hoạt lực của men này kém,
nếu cho lợn con ăn saccarose rất dễ bị tiêu chảy.
- Men Trypsin: là men tiêu hóa protein của thức ăn, khi mới đẻ ra men
Trypsin của dịch tụy rất cao để bù đắp lại khả năng tiêu hóa kém protein của
men pepsin trong dạ dày.
- Men Catepsin: là men tiêu hóa protein trong sữa, lợn con ở 3 tuần tuổi
đầu men này có hoạt tính mạnh sau đó giảm dần.
- Men Lactaza: có tác dụng tiêu hóa đường lactose trong sữa. Men này
có hoạt tính mạnh từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần thứ hai sau
đó giảm dần.
- Men Lipaza và Chymosin: có tác dụng tiêu hóa lipit và protein trong
thức ăn, hai men này có hoạt lực mạnh trong 3 tuần đầu sau đó giảm dần.


16
Nói chung lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hóa tốt các chất dinh
dưỡng có trong sữa mẹ, còn khả năng tiêu hóa thức ăn khác kém.Trong khâu
nuôi dưỡng chúng ta cần chú ý đến việc chế biến thức ăn để nâng cao khả
năng tiêu hóa của lợn con.
* Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con
Lợn con mới đẻ lượng kháng thể tăng nhanh sau khi bú sữa đầu từ lợn
mẹ, cho nên khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động,
phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ lượng sữa đầu
của lợn mẹ.
Phản ứng miễn dịch là khả năng của cơ thể đáp ứng lại vật lạ khi xâm

nhập vào cơ thể.Trong giai đoạn lợn con các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể
rất dễ dàng.
Lợn con không được bú sữa đầu thì 20 đến 25 ngày tuổi mới tự tổng
hợp được kháng thể. Vì vậy, việc cho lợn con bú sữa đầu là hết sức cần thiết
và không thể bỏ qua.
* Cơ năng điều tiết thân nhiệt
Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh nên thân
nhiệt của lợn con chưa ổn định.
Trung khu điều tiết thân nhiệt của lợn con nằm ở vỏ não, mà não là cơ
quan phát triển muộn nhất cả ở trong thai và ngoài thai.
Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng chênh lệch tương
đối cao nên khi lạnh lợn con mất nhiệt nhanh.
Lớp mỡ dưới da mỏng, lượng mỡ và glycozen dự trữ trong cơ thể còn
thấp nên khả năng giữ nhiệt và cung cấp nhiệt kém.
Từ những lý do trên ta thấy khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con
dưới 3 tuần tuổi là rất kém, nhất là tuần đầu mới đẻ. Vì vậy phải tạo điều kiện
thuận lợi nhất về nguồn nhiệt để lợn con sơ sinh sinh trưởng và phát triển tốt,
tránh sự xâm nhập của các mầm bệnh vào cơ thể.
* Đặc điểm sinh lý lợn con sau cai sữa
Trong 20 ngày đầu sau khi lợn con cai sữa, từ chỗ lợn con đang phụ
thuộc vào lợn mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa lợn con phải sống độc lập và
tự lấy dinh dưỡng để nuôi cơ thể.


17
Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các tổ chức như
xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hóa, cũng như cơ năng hoạt động của nó.
Sức đề kháng của lợn con còn kém, nhạy cảm với các yếu tố môi
trường xung quanh nên lợn con rất dễ bị bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về
đường tiêu hóa.

Lợn con sống độc lập nên thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn và
cắn xé lẫn nhau để tranh dành thứ bậc trong đàn.
Đây là giai đoạn nuôi có hiệu quả nhất vì lợn con có khả năng tăng
trọng nhanh, khả năng tích lũy nạc cao và có các đặc điểm tốt như: tỷ lệ nuôi
sống cao, tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, tiêu thức ăn tốt, khả năng lợn
mắc bệnh thấp.
* Các thời kì sinh trưởng quan trọng của lợn con
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học của lợn con đều
đưa ra kết luận rằng: Lợn con từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành trải qua 3
thời kì quan trọng đó là các thời kì khủng hoảng do điều kiện sống mang lại.
- Thời kì từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: Đây là thời kì khủng hoảng đầu tiên
của lợn con do sự thay đổi hoàn toàn của môi trường sống, do lợn con chuyển
từ môi trường sống ổn định ở trong cơ thể mẹ chuyển sang điều kiện sống tiếp
xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do vậy nếu chăm sóc không tốt thì
lợn con sẽ mắc bệnh, tỷ lệ nuôi sống thấp. Mặt khác ở thời kì này lợn con mới
đẻ còn yếu, chưa nhanh nhẹn, lợn mẹ mới đẻ cơ thể mệt mỏi, đi đứng còn
nặng nề nên dễ đè chết lợn con. Cho nên cần chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo
lợn con ở chu kì này.
- Thời kì 3 tuần tuổi: Đây là thời kì thứ 2 của lợn con do quy luật tiết
sữa của lợn mẹ gây nên. Sản lượng sữa của lợn mẹ tăng dần sau khi đẻ và đạt
cao nhất ở 3 tuần sau khi đẻ, sau đó lượng sữa giảm dần, trong khi đó nhu cầu
dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh trưởng, phát dục
nhanh, đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Để giải quyết mâu thuẫn này cần
cung cấp, bổ sung sớm và kịp thời dinh dưỡng cho lợn con, cần tập cho lợn
con ăn sớm từ lúc 7 đến 10 ngày tuổi.
- Thời kì sau cai sữa: Là thời kì khủng hoảng thứ ba do môi trường sống
thay đổi hoàn toàn, do nhân tố cai sữa gây nên. Mặt khác, thức ăn thay đổi do:

×