Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của nhà máy Núi Pháo- Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo trên địa bàn xã Hà Thượng – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM HỒNG HÒA


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CỦA
NHÀ MÁY NÚI PHÁO- CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN
KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ THƯỢNG
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Văn Thơ






Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh
viên cuối khóa, đây là giai đoạn cần thiết để mỗi sinh viên nâng cao năng lực
tri thức và khả năng sáng tạo của mình, đồng thời nó còn giúp cho sinh viên
có khả năng tổng hợp được kiến thức đã học, làm quen dần với việc nghiên
cứu khoa học. Nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo kỹ sư môi trường có đầy đủ
tri thức lý luận, kỹ năng thực tiễn. Được sự đồng ý của khoa Tài nguyên và
Môi trường Đại học Nông Lâm Thái NGuyên, em đã về thực tập tại Công ty
TNHH khai thác chế biến kháng sản Núi Pháo với đề tài: “Đánh giá hiện
trạng môi trường nước thải của nhà máy Núi Pháo- Công ty TNHH khai
thác chế biến khoáng sản Núi Pháo trên địa bàn xã Hà Thượng – huyện
Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành được đề tài này emxin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên &
Môi trường, các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi trong
thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ long kính trọng, cảm ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Lê Văn Thơ người đã hết long giúp đỡ, tận tình hướng dẫn em trong
xuốt quá trình thực hiện chuyên đề.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các anh(chị) trong Phòng môi
trường của nhà máy Núi Pháo đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập và rèn luyên.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh
nghiệm và kiến thức có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót và
khuyết điểm. Em rất mong được các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên đóng
góp ý kiến bổ sung để bản luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên



Đàm Hồng Hòa
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Mỏ Núi Pháo 28
Bảng 4.2. Chất lượng nước thải tại điểm xả DP1 ra suối Thủy Tinh 37
Bảng 4.3. Chất lượng nước thải tại điểm xả DP2 (hồ lắng khu chứa quặng
đuôi) ra suối Thủy Tinh 38
Bảng 4.4. Chất lượng nước thải tại điểm xả DP3 (hồ lắng khu bãi thải) ra suối
Cát 40
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nước thải tháng 3 năm 2014 42
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước thải tháng 4 năm 2014 44
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân 46
về ảnh hưởng của nước thải sản xuất của nhà máy đến môi trường 46

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Khai thác vàng, chì kẽm ở Bắc Kạn 13
Hình 2.2. Khai thác khoáng sản bừa bãi là nguyên nhân gây 15
ô nhiễm nguồn nước 15
Hình 2.3. Khai thác quặng ti – tan tại tỉnh Bình Thuận 16
Hình 4.1. Vị trí Khu vực Dự án Khai thác, chế biến Vonfram, Flourit,
Bismuth, đồng và vàng Núi Pháo 20
Hình 4.2. Tổng quan vị trí các khu vực chính của dự án Núi Pháo 21
Hình 4.3. Quy trình công nghệ khai thác và sản xuất tại Mỏ Núi Pháp 24
Hình 4.4. Sơ đồ nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải trong quá trình khai
thác, chế biến sản xuất tại Mỏ Núi Pháo 25
Hình 4.5. Dự báo lượng nước chảy vào moong trong quá trình khai thác tại
Mỏ Núi Pháo 30
Hình 4.6. Hình ảnh cửa xả DP1 34

Hình 4.7. Dự báo lưu lượng nước xả thải tại vị trí DP1 35
Hình 4.8. Hình ảnh cửa xả DP2 35
Hình 4.9. Hình ảnh cửa xả DP3 36
Hình 4.10. Biểu đồ mô phỏng kết quả phân tích nước thải, một số chỉ tiêu của
tháng 3 43
Hình 4.11. Biểu đồ mô phỏng kết quả phân tích nước thải, một số chỉ tiêu của
tháng 4 năm 2014 45

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4. Yêu cầu của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý 8
2.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam 9
2.2.1.Ô nhiễm nước trên thế giới 9
2.2.2. Ô nhiễm nước ở Việt Nam 11
2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm nước các tỉnh, thành phố ở Việt Nam 13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 17
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH khai thác chế biến

kháng sản Núi Pháo 17
3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 20/01/2014 đến 30/04/2014. 17
3.3. Nội dung nghiên cứu 17
3.3.1. Đặc điểm cơ bản của nhà máy Núi Pháo 17
3.3.2. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải
của nhà máy 17
3.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước thải của nhà máy Núi Pháo 17
3.3.4. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến
môi trường 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu 17
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 17
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải 18
3.4.3. Phương pháp phân tích 18
3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 18
3.4.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn 19
3.4.6. Tổng hợp viết báo cáo 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1. Đặc điểm cơ bản của nhà máy Núi Pháo 20
4.1.1. Vị trí khu vực dự án 20
4.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 20
4.1.3. Hiện trạng công nghệ sản xuất 23
4.1.4. Quy mô, công nghệ khai thác 25
4.2. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình sử lý nước thải
của nhà máy 25
4.2.1. Nhu cầu sử dụng nước 26
4.2.2. Nguồn xả nước thải của nhà máy Núi Pháo 29
4.3. Đánh giá chất lượng nước thải của nhà máy Núi Pháo 37
4.3.1. Chất lượng nước thải qua các kết quả phân tích của nhà máy 37
4.4. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến môi trường 46
4.5. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường nước do nước thải nhà máy gây ra 46
4.5.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và phòng ngừa sự cố ô
nhiễm nguồn nước 46
4.5.2. Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước 48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2. Đề nghị 51


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cũng như không khí và ánh sáng, nước là nguồn tài nguyên không thể
thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên
Trái đất, nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia
vào vào hầu hết các hoạt động của sự sống và sản xuất.
Trong những năm gần đây Việt Nam đang không ngừng đẩy mạnh
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa - hiện đại
hóa mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo
dục,xã hội.Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả tích cực do công nghiệp hóa -
hiện đại hóa mang lại thì đồng thời nó cũng làm phát sinh rất nhiểu tác động
đến môi trường. Trong đó, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản là một trong những vấn đề nóng hổi nhất.
Trong những năm gần đây, theo nhịp độ phát triên chung của cả nước
tỉnh Thái nguyên cũng đã có nhiều cơ hội để phát huy các nguồn lực thế mạnh
cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, mà dự án khai thác khoáng sản khu Núi
Pháo thuộc huyện Đại Từ là một điển hình.
Công ty THNH khai thác chế biến khoáng sản núi pháo là một dự án

lớn có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội và khối lượng công việc đồ sộ. Dự
án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo được Chính phủ cấp phép đầu tư
từ tháng 3-2004 với tổng vốn hơn 500 triệu USD. Đây là Dự án khai thác
quặng đa kim công nghệ cao chủ yếu là Vonfram lớn nhất Việt Nam và đứng
thứ hai trên thế giới. Dự án có tổng diện tích hơn 670 ha nằm trên địa bàn các
xã Hà Thượng, Hùng Sơn, Tân Linh, Cát Nê và Tiên Hội của huyện Đại Từ.
Trải qua hơn 9 năm tồn tại và hoạt động của dự án đã góp phần rất lớn
vào sự phát triển của nhà máy khai thác chế biến kháng sản núi pháo tại xã Hà
Thượng – huyện Đại từ nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái
Nguyên nói chung. Nhưng sự hoạt động của nhà máy Núi Pháo cũng có
những ảnh hưởng xấu đến môi trường và trong đó có môi trường nước.

2
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo TS.Lê Văn Thơ, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện
trạng môi trường nước thải của nhà máy Núi Pháo- Công ty TNHH khai
thác chế biến khoáng sản Núi Pháo trên địa bàn xã Hà Thượng – huyện
Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Thông qua nghiên cứu đề tài nắm được hiện trạng chất lượng nước
thải của nhà máy Núi Pháo
- Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm, giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trường nước.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp bản thân em có
cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp
em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp
và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.

- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động
khai thác đến môi trường, từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải.
+ Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước
do nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến
môi trường, bảo vệ sức khoẻ của người dân khu vực nhà máy.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Công tác điều tra thu thập thông tin, phân tích chất lượng nước thải
nhà máy Núi Pháo:
+ Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
+ Các mẫu nghiên cứu vàn phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng nước thải của nhà máy.
+ Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trường Việt Nam.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện của nhà máy.

3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển
kinh tế - xã hội
Nước là mội dạng tài nguyên đặc biệt, là một trong các nhân tố quyết
định sự sống trên trái đất. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Emepdocles(490 - 430
TCN) cho rằng có bốn yếu tố khởi nguyên cấu tạo nên mọi vật là khí trời,
nước, lửa, và đất. Các nền văn minh lớn của nhân loại cũng đều nảy nở trên

các dòng sông lớn - Văn minh Lưỡng Hà ở Tây Á, văn minh Ai Cập ở hạ lưu
sông Nil, văn minh sông Hằng ở Ấn Độ, văn minh Hoàng Hà ở Trung Quốc,
văn minh sông Hồng ở Việt Nam vv…Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng
nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít
nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho
hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi
trường nước và khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người. Lượng nước con
người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km
3
, trong đó 8% cho sinh hoạt,
23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp[11].
Đối với sự sống của con người và thiên nhiên, nước tham gia thường
xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn của các phản
ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi là
nước. Nhờ có tính chất này mà nước đã trở thành tác nhân mang sự sống đến
cho trái đất. Đối với cơ thể sống, thì thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con
người có thể sống được vài tuần, còn thiếu nước thì con người không thể sống
nổi trong vài ngày. Nhu cầu sinh lý của con người 1 ngày cần ít nhất 1,83 lít
nước vào cơ thể và có thể nhiều hơn tùy theo cường độ lao động và tính chất
của môi trường xung quanh.
Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Ðể sản xuất 1 tấn giấy
cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn
nước. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi

4
làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiêp,
mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước
khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu
không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại.

Trong sản xuất nông nghiệp, dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân,
tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng hàng đầu
của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố
quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các
chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vât, đô thoáng khí trong đất, làm
cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.
Hoạt động du lịch, giao thông vận tải cũng gắn liền với nguồn nước.
Nước không những được dùng để cung cấp cho sinh hoạt, ăn, uống, tắm,
giặt… mà còn là môi trường tốt để phát triển các loại hình du lịch. Giao thông
đường thủy có vị trí đặc biệt quan trọng trong vận tải hàng hóa. Từ xa xưa,
hoạt động thương mại phát triển đều gắn với sự sầm uất, tấp nập của các
thương cảng.
Ngoài chức năng tham gia trực tiếp vào đời sống và sản xuất, nước còn
mang nhiều chức năng khác như: là môi trường sống của các loài sinh vật
thủy sinh - đó là nguồn tài nguyên khổng lồ của con người, là chất mang vật
liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất
trong tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái, chức năng đệm và điều hòa các chất
độc hại.v.v Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất
phụ thuộc vào nước.
2.1.1.2. Ô nhiễm nước và ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến đời sống và sản xuất
Trong hệ sinh thái các thủy vực nước ngọt luôn tồn tại các mối quan hệ
qua lại giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tạo nên trạng thái cân
bằng động, giữ cho trạng thái ít bị biến đổi đột ngột. Con người trong quá
trình phát triển đã tác động tác động nhiều đến trạng thái cân bằng theo hướng
bất lợi. con người đã xây dựng các đô thị lớn, các vùng dân cư, các trung tâm
công ngiệp bên những sông, hồ. Các chất thải ở các lĩnh vực khác nhau đi

5
vào nước, ảnh hưởng xấu đến giá trị sử dụng mọi mặt của nước. Cân bằng
sinh thái bị phá vỡ và nước bị ô nhiễm.

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân
chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm
môi trường nước. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví như
ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước
thải thường có độ pH trung bình từ 9-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD),
nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm
lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng
nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S
vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô
nhiễm nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư.
Đã có những khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì,
giấy, dệt nhuộm ở một số địa phương cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn
m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu
vực. Không chỉ ở các thành phố lớn mà ở hầu hết các đô thị khác, nước thải
do các cơ sở công nghiệp cũng không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi
tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số
chất lơ lửng (SS), ôxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần
TCCP. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến
môi trường nước và sức khoẻ con người. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu
quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu
cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách
các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy
ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm
phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt
không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông,


6
hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước
thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước
thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là
những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông
nghiệp, hiện nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là
nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc
không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô
nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người
dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ
chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa
sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây
nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người
cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy,
ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày
càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.
Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất
kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen
để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung
thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải
nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm

asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có
thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh
da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ
gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm

7
Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về
đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất
hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng
trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho gây ngộ độc, viêm gan, nôn
mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất
tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp,
oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi
khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa,
nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ
ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
2.1.1.3. Một số khái niện cơ bản
- Khái niệm môi trường
+ Với tính chất là một thuật ngữ pháp lý. Môi trường được định nghĩa
trong Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và yếu tố nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có
ảnh hưởng tới đời sống sản xuất , sự tồn tại phát triển của con người và thiên
nhiên” [8 ]
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh
vật”( Nguyễn Thị Lợi, 2006)[7].
- Khái niệm ô nhiễm nước
“ Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công

nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã ( Lê Văn Khoa và cộng sự, 2001)[6].
- Khái niệm nước thải công nghiệp
“Nước thải công nghiệp là: nước thải được sinh ra trong quá trình sản
xuất công nghiệp từcác công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản
xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt
của công nhân viên. Nước thải côngnghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành
phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công

8
nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của côngnghệ, tuổi thọ của
thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.
Các thông số đánh giá chất lượng nước
- Các thông số lý học:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất
lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật
trong nước.
- Các thông số hoá học:
+ BOD: Là lượng ôxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân huỷ các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
+ COD: Là lượng ôxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước.
+ NO
3
: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất có chứa nitơ
trong nước thải.
+ Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ
trọng của chung bằng hoặc lớn hơn 5 như: Asen, Cadimi, Fe, Mn …ở hàm

lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động,
thực vật như khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh
vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
- Các thông số sinh học:
+ Colifom: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường,
xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH 13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội Việt Nam;




9
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP Quy định việc cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng, tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi ,
bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm
2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính
Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt

Nam về môi trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08:2008 BTNMT, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp
- TCVN5945-2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
- TCVN5942-1995 Chất lượng nước - tiêu chuẩn nước mặt.
- TCVN 5944-1995 Chất lượng nước - tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
2.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.Ô nhiễm nước trên thế giới
Hiện nay vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại
nhất huy hoại môt trường tự nhiên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước ô nhiễm nước gia tăng với tốc độ nhanh
chóng. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ thuật.
Mỗi năm,thế giới tao ra 400 tỷ tấn chất thải công nghiệp, phần lớn trong số đó
chưa qua xử lý mà đổ ra song, hồ, đại dương.
Ta có thẻ kể vài ví dụ tiêu biểu về sự ô nhiễm ở các dòng sông trên thế
giới: Ở Anh Quốc đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch sau đó nó trở thành
cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Tại Pháp cuối thế kỷ 18 các sông lớn và
nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km

10
sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Còn ở Hoa Kỳ: Vùng đại hồ bị ô nhiễm
nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng.
Sông Citarum, Indonesia, rộng 13.000km2, là một trong những dòng
sông lớn nhất của Indonesia cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu
dân thỷ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng lúa gạo và là nguồn nước cho
hơn 2.000 nhà máy, ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân
sử dụng nước cũng bị lây nhiễm nhiều loài bệnh tật. Sông Hằng là con sông
nổi tiếng nhất Ấn Độ, nước sông bây giờ không những không thể dùng ăn

uống, tắm giặt mà còn không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên
cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước song khá cao như thủy
ngân ( nồng độ từ 65-520ppb), chì (10-800ppm), crom (10-200ppm) và nickel
(10-130ppm). Sông Buriganga là một trong những sông lớn chạy qua thủ đô
Dhaka của Bangladesh, tuy nhiên từ năm 1995-1999, mức ô nhiễm của sông
rất cao, sông bị ô nhiễm bởi các hóa chất từ các nhà máy ximăng, xà phòng,
nhuộm, da và giấy. Hầu hết những loại hóa chất được xác định có trong nước
sông đều thuộc nhóm 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), rất độc
hại đối với con người. Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của
vịnh Naples. Sông Ling nằm ở Tây Australia. Sông chảy có độ phèn rất cao
do chịu tác động của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng
được đổ xuống mỗi năm. Lượng rác thải hiện là hơn 100 triệu tấn, gây ô
nhiễm nghiêm trọng cho con sông này. Ở Trung Quốc lượng chất thải và nước
thải công nghiệp thải ra từ các thành phố và thị trấn tăng từ 23,9 tỷ m3 trong
năm 1980 lên 73,1 tỷ m3 trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa qua
xử lý được thải vào môi trường hậu quả là làm ô nhiễm nặng các sông hồ.
Dựa trên việc đánh giá 140.000 km dọc Trung Quốc năm 2006 có 42,7%
chiều dài sông chất lượng nước xếp loại 4, 21,8% xếp loại 5( Moitruong.net) [1].
Mới đây ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm
(Trung Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzene, mức dộ ô nhiễm
dầu gấp 50 lần mức độ cho phép.(Thu Trang, 2006). Ở Zimbabwe các công ty
khai thác mỏ kim cương được đổ chất thải đặc biệt là chất độc vào sông Odzi
do đó làm ô nhiễm ảnh hưởng tới hơn 5.000 gia đình sống cạnh sông Odzi
(Lordham Moyo, 2012)[12].

11
Nguồn nước ngầm cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng trong đó nổi bật
là vấn đề ô nhiễm asen. Ngộ độc asen, gây ra tổn thương da và có nhiều khả
năng gây bệnh ung thư. Ở nhiều nước vùng Nam Á bao gồm: Bangladesh, Ấn
Độ và Nepal, hàng ngàn giếng nươc đã bị ô nhiễm nặng do có nồng độ asen

cao,khiến mọi người bị nhiễm độc bởi nguồn cung cấp nước riêng của
họ(Victoria Gill, 2008)[13].
2.2.2. Ô nhiễm nước ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng
tình trạng ô nhiễm nước vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trư
ờng nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm
bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ
sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có
công trình và thiết bị xử lý chất thải.
Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ô nhiễm nguồn
nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tiếp nhận nhiều loại
nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại nhiều nơi, tùy
theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu
thống kê nên trong phần này chỉ đề cập đến 4 nguồn thải chính tác động đến
môi trường nước mặt ở nước ta: nước thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh
hoạt và y tế. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn
với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Nước thải sinh hoạt
chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra
sông. Theo số liệu tính toán, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng là 2
vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước, (Doko.vn) [5]
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị
ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng
trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do

12

không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất
công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công
nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số
nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến
700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới
hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt
đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho
phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân
cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn.
Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải từ hoạt động nông
nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật, hay thuốc trừ sâu, là thành phần độc
hại cho môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, các khu vực này, đời
sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm nước sinh hoạt hay sử
dụng để nuôi trồng thủy sản. Nước thải y tế được xem là nguồn thải độc hại
nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Do thành phần nước thải y
tế chứa nhiều hóa chất độc hại với nồng độ cao và chứa nhiều vi trùng, vi
khuẩn lây lan bệnh truyền nhiễm. Mức độ gia tăng lượng nước thải y tế năm
2011 so với năm 2000 là hơn 20%. Hầu hết các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý
đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tại các bệnh
viện thuộc Sở y tế địa phương quản lý hay các bệnh viện thuộc ngành khác
quản lý, cũng như các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nằm rải rác, phần lớn
chưa có hệ thống xử lý nước thải. Theo Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ
Y tế, năm 2011, nước ta có hơn 13.640 cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Mỗi
ngày, các đơn vị này thải ra khoảng 120.000 m3 nước thải Y tế, trong khi đó,
chỉ có 53,4% trong tổng số bệnh viện có hệ thống xử lư nước thải y tế. Trong
đó, một số lượng lớn các chất độc hại trong nước thải y tế không thể xử lý
được bằng phương pháp xử lý nước thải thông thường.
(Quantracmoitruong.gov.vn)[10].



13
2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm nước các tỉnh, thành phố ở Việt Nam
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn
nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước
tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố
Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện
gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải
khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu;
nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm
lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Ô nhiễm môi trường do khai thác kháng sản ở Bắc Kạn. Trên địa bàn
của tỉnh có hơn 40 điểm khai thác chì, kẽm, vàng và đá không thực hiện tốt
các quy định bảo vệ môi trường. Lượng bùn thải, nước thải đổ thẳng ra các
dòng suối làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người
dân địa phương.Một số mỏ vàng khai thác trái phép ở các huyện Ngân Sơn,
Na Rì. Chợ Mới, lượng bùn thải đổ tuỳ tiện và không được xử lý nên bốc mùi
hôi thối.Theo Sở Công nghiệp Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh Bắc
Kạn, hiện nay hầu hết các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa
xây dựng được các quy định rõ ràng về bảo vệ môi trường cũng như kế hoạch
thực hiện thường xuyên các số liệu đo đạc, quan trắc về bảo vệ môi trường.


Hình 2.1. Khai thác vàng, chì kẽm ở Bắc Kạn

14
Tại Thái Nguyên, qua khảo sát tại các mỏ than và mỏ kim loại, môi
trường nước mặt xung quanh các mỏ đã có dấu hiệu ô nhiễm, có nơi ô nhiễm
trầm trọng. Điển hình như tại khu vực suối Thác Lạc (huyện Đồng Hỷ) đã bị ô

nhiễm chất rắn lơ lửng, suối Nghinh Tường – Sảng Mộc (huyện Võ Nhai)
cũng bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng và ô nhiễm các yếu tố kim loại; suối Cốc
(thành phố Thái Nguyên) ngoài ô nhiễm chất rắn còn bị ô nhiễm dầu mỡ.
Tại khu vực mỏ than Khánh Hòa (Phú Lương), Núi Hồng (Đại Từ), mỏ
đá Tân Long, Quang Sơn (Đồng Hỷ), 20% số mẫu khí có hàm lượng bụi vượt
quy chuẩn. Ở các mỏ sắt Trại Cau (Đồng Hỷ), An Khánh (Đại Từ), mỏ than
Phấn Mễ (Phú Lương)…ngoài những tác động xấu đến môi trường còn gây ra
tình trạng sụt lún đất, mất nước, sạt lở bãi đổ thải, hư hỏng đường giao thông
do vận chuyển quá tải trọng, ô nhiễm bụi do rơi vãi đất đá, bùn thải xuống
đường trong quá trình vận chuyển.

Một số điểm mỏ, nhất là các điểm mỏ
vàng không quản lý tốt để xảy ra khai thác trái phép thường có tình trạng sử
dụng một số loại hóa chất độc hại, xả trực tiếp ra môi trường, vượt quá mức
cho phép(m.nguoiduatin.vn) [9].
Tại xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang có 9 công ty khai
thác khoáng sản tại 9 điểm mỏ được ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép. Trong đó
có 4 điểm mỏ đã được đầu tư xây dựng cơ bản và đi vào khai thác, chế biến
khoáng sản, gồm: Công ty TNHH Tường Phong khai thác mỏ Mangan Bản
Sám; Công ty Cổ phần Cao nguyên đá – mỏ Mangan Bản Sám 2; Công ty Cổ
phần Việt Bắc mỏ Mangan thôn Tân Bình; Công ty Cổ phần Thiên Hàm mỏ
Mangan thôn Tân Bình. Hiện còn 5 doanh nghiệp chưa hoàn thiện thủ tục để
được hoạt động tại đây. Hầu hết các công ty chưa thực hiện xử lý nguồn nước
thải, chất thải khiến ô nhiễm môi trường nước bùn thải làm ảnh hưởng đến đất
sản xuất, thay đổi dòng chảy các con suối gây tác hại không nhỏ đến sinh hoạt
và đời sống của người dân

15

Hình 2.2. Khai thác khoáng sản bừa bãi là nguyên nhân gây

ô nhiễm nguồn nước
Có những dòng nước thải xối xả từ nhà máy tuyển quặng Mangan của
công ty TNHH Tường Phong, mới thấy được mức độ hủy hoại môi trường và
những hệ lụy của nước thải trong việc chế biến khoáng sản có tác động không
nhỏ đối với môi trường xung quanh khu vực nhà máy và phía hạ lưu. Công ty
TNHH Tường Phong đang khai thác quặng thô Mangan tại địa bàn thôn Bản
Sám xã Ngọc Minh và xây dựng nhà máy ngay trên đỉnh núi đầu nguồn nước.
Dòng nước đục chảy xối xả vào ao lắng và không thể xác định được mức độ ô
nhiễm nguồn nước đối với dòng suối Sảo kề bên ra sao.
Cũng như Công ty TNHH Tường Phong, Công ty Cổ phần đầu tư Cao
Nguyên đá hiện đang khai thác và tuyển quặng tại mỏ Mangan Bản Sám
không hoàn thiện hệ thống sử lý nước thải làm ô nhiễm nghiêm trọng cho
người dân xung quanh khu vực (baomoi.com) [4].
Khai thác quặng ti-tan ở tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận có 17 dự án khai thác mỏ ti-tan đã quy hoạch dự kiến cấp phép
khai thác, trong đó có 8 dự án đã thăm dò xong Thời gian gần đây, việc khai
thác quặng ti-tan trên diện rộng đã phá hủy cảnh quan và địa hình tự nhiên
như làm gia tăng hiện tượng cát bay; gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Quá
trình khai thác và chế biến quặng ti-tan đã thải ra nhiều hóa chất độc hại gây ô
nhiễm môi trường, làm tích tụ và phát tán phóng xạ, dẫn đến tình trạng sa mạc
hóa toàn bộ phần cát sau khi tuyển sạch khoáng sản vật nặng cùng với vi sinh,
mùn, chất hữu cơ (nhandan.com)[3].


16


Hình 2.3. Khai thác quặng ti – tan tại tỉnh Bình Thuận




















17
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nước thải của nhà máy Núi Pháo – Công ty TNHH khai
thác chế biến kháng sản Núi Pháo trên địa bàn xã Hà thượng – huyện Đại từ -
tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề hiện trạng chất lượng môi trường nước thải tại Nhà máy
Núi Pháo – Công ty TNHH khai thác chế biến kháng sản Núi Pháo trên địa
bàn xã Hà Thượng – huyện Đại từ - tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH khai thác chế biến kháng sản
Núi Pháo
3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 20/01/2014 đến 30/04/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm cơ bản của nhà máy Núi Pháo
3.3.2. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của
nhà máy
3.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước thải của nhà máy Núi Pháo
+ Quy trình, quy mô khai thác của nhà máy Núi Pháo
+ Đánh giá một số chỉ tiêu hóa học của nước thải
+ Nhận xét tổng quan chất lượng nước thải tại thời điểm nghiên cứu
3.3.4. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến môi
trường
+ Những ảnh hưởng của ô nhiễm nước thải khai thác và chế biến đến
môi trường, và sức khỏe con người.
+ Ý kiến của người dân về tình trạng ô nhiễm nước trên địa bàn
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp

18
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của xã Hà Thượng – huyện Đại Từ, số liệu quan trắc môi trường có liên
quan, số liệu về thực trạng sản xuất nhà máy Núi Pháo.
- Thu thập tài liệu văn bản có liên quan.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải
Trực tiếp đi lấy mẫu ngoài hiện trường theo các hướng dẫn lấy mẫu đối
với nước
* Vị trí, số lượng và phương pháp
• Vị trí: DP1, DP2, DP3
• Số lượng: 3 mẫu

• Loại mẫu: Nước thải
• Phương pháp:
+ Vị trí lấy mẫu là: nước thải tại cống thải ra nguồn tiếp nhận
+ Thời gian lấy mẫu: vào 7h sang ngày 13/03/2014
+ Dụng cụ lấy mẫu: Sử dụng can nhựa và can thủy tinh sạch cổ hẹp, tối
màu, đảm bảo các tiêu chuẩn về lấy mẫu. Việc vệ sinh dụng cụ lấy mẫu là rất
cần thiết dảm bảo độ chính xác của kết quả. Can được rửa sạch không chứa
tạp chất. Trước khi lấy mẫu dùng nước ở ngay chỗ lấy mẫu để tráng dụng cu.
3.4.3. Phương pháp phân tích
3.4.3.1. Chỉ tiêu phân tích
- Phân tích các chỉ tiêu nước thải tại nhà máy Núi Pháo gồm một số chỉ
tiêu như: pH, As, Pb, Fe, Cu, Zn, F, Mn, COD, BOD
5.
- Các chỉ tiêu được phân tích tại phòng phân tích (Công ty TNHH SGS
Việt Nam) tại Núi Pháo.
Các chỉ số phân tích được so sánh với QCVN hiện hành.
3.4.3.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thử
3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
- Áp dụng phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi trên thực địa
- Tiến hành phỏng vấn trên địa bàn khu dân cư quanh nhà máy.

19
+ Phương pháp này giúp thu thập them những thông tin chưa có tài liệu
thống kê, hoặc lấy ý kiến từ cộng đồng. Tiến hŕnh phỏng vấn các hộ ở quanh
khu vực nhà máy với đối tượng không tham gia làm việc trong nhà máy.
- Phương pháp thực địa
+ Tiến hành quan trắc thực địa ở nhà máy Núi Pháo để thăm quan quy
trình sản xuất, ghi chép, chụp ảnh và thu thập thông tin cần thiết về làng nghề
từ đó đưa ra nhận xét đúng đắn về hiện trạng môi trường nghiên cứu.

3.4.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Tổng số hộ điều tra phỏng vấn là 30 hộ
- Tiêu chí chọn hộ: Chọn ngẫu nhiên các hộ dân sống quanh khu vực
nhà máy ở khoảng cách trung bình từ 500 – 1.000 m.
3.4.6. Tổng hợp viết báo cáo
Các số liệu điều tra và phân tích sau khi được tổng hợp lại đày đủ sẽ
phải phân loại từng phần theo nội dung, dây là một khâu quan trọng trong quá
trình viết báo cáo, nếu tổng hợp số liệu tốt thì quá trình viết bài sẽ đảm bảo số
liệu đầy đủ và chi tiết.





×