ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
LƯƠNG TUẤN VŨ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI, KHÍ
THẢI, CHẤT THẢI RẮN TẠI NHÀ MÁY LỌC CHÌ THỎI
THÔN AN TRI –XÃ BÌNH TRUNG –HUYỆN CAO LỘC –TỈNH
LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Lớp : K42 – ĐCMT – N02
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn ban giám
hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa quản lý tài
nguyên, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập
và truyền đạt lại cho em những kiến thưc quý báu trong suốt khóa học vừa
qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới phó Giáo sư -
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Nông, người thầy rất tâm huyết đã tận tình hướng dẫn,
động viên, dành nhiều thời gian và định hướng chỉ bảo em trong suốt thời
gian thực tập để em hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ của nhà máy lọc chì
thỏi đã tạo điều kiện tốt nhất để em được thực tập tại cơ quan. Ngoài ra, còn
giúp em học hỏi được thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ trong nhà máy đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình triển khai điều tra thu thập số liệu thực
địa để phục vụ cho bài khóa luận này.
Cuối cùng em xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình của em. Gia đình đã
thực sự là nguồn động viên lớn lao và là những người truyền nhiệt huyết để
em hoàn thành bài khóa luận này.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh
nghiệm và kiến thức còn hạn hẹp nên bài khóa luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót và khuyết điểm. Em rất mong các thầy, cô giáo và các bạn
sinh viên đóng góp thêm ý kiến để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh Viên
Lương Tuấn Vũ
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
2 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
3 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
4 KCN Khu công nghiệp
5 KCX Khu chế xuất
6 CTR Chất thải rắng
7 CTNH Chất thải nguy hại
8 TCXD Tiêu chuẩn xây dựng
9 BXD Bộ xây dựng
10 AHU & FCU Hệ thống làm lạnh không khí
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài 3
1.2.1. Mục đích của đề tài 3
1.2.2. Yêu cầu của để tài 3
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 4
2.1.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn 4
2.1.3. Cơ sở pháp lý 5
2.2. Những vấn đề cơ bản về chất thải 7
2.2.1. Khái niệm về chất thải rắn 7
2.2.2. Khái niệm về xử lý chất thải 7
2.2.3. Phân loại chất thải 7
2.2.4. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn 8
2.3. Mối quan hệ giữa chất thải với con người và môi trường 10
2.3.1. Nguồn gây ô nhiễm 10
2.3.2. Biện pháp giảm thiểu 11
2.4. Tình hình xử lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam 13
2.4.1. Trên thế giới 13
1
2.5. Một số quy trình công nghệ xử lý chất thải trên thế giới và ở Việt Nam 15
2.5.1. Trên thế giới 15
2.5.2. Ở Việt Nam 16
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
3.3. Nội Dung nghiên cứu 18
3.3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của nhà máy tại thôn
An Chi, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. (Báo cáo thuyết minh
tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện Cao Lộc) 18
3.3.2. Quy trình sản xuất chì thỏi của nhà máy lọc chì Error! Bookmark not
defined.
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu 19
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế ,xã hội, cơ sở hạ tầng của huyện Cao Lộc,
Tỉnh Lạng Sơn. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện
Cao Lộc). 20
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 20
4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 21
4.1.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng Error! Bookmark not defined.
4.1.4. Đặc điểm về giáo dục, y tế Error! Bookmark not defined.
4.2. Đánh giá quy trình xử lý chất thải tại nhà máy lọc chì 23
4.2.1. đối với nước thải của nhà máy lọc chì thải ra 23
4.2.2. Nước thải sinh hoạt do nhà máy lọc chì thải ra 31
4.2.3. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt nhà máy 35
2
4.2.4. Nước thải sản xuất của nhà máy lọc chì 25
4.2.5. Đối với khí thải của nhà máy lọc chì Error! Bookmark not defined.
4.2.6. Đối với chất thải rắn của nhà máy lọc chì 51
4.2.6.1. Chất thải thông thường 51
4.2.6.2. Chất thải rắn nguy hại 54
4.3. Giới thiệu chung về nhà máy lọc chì 23
4.4. Một số thuận lợi, khó khăn và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của quy trình xử lý chất thải tại nhà máy lọc chì 54
4.4.1. Thuận lợi 54
4.4.2. Khó khăn 55
4.4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải tại nhà máy 55
PHẦN 5 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 57
5.1. Kết luận 57
5.2. Đề nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 32
Bảng 2 : Chất lượng nước thải sinh hoạt sau sử lý 35
Bảng 3 : Thành phần chính của nước thải sản xuất 26
Bảng 4 : chất lượng nước thải sản xuất sau sử lý 31
Bảng 5 : Đặc trưng khí thải và tác động môi trường 39
Bảng 6 : kết quả đo đạc chất lượng khí thải công nghiệp. 43
Bảng 7 : thiết bị chính của hệ thống xử lý khí SO
2
48
Bảng 8 : cân bằng xác định lượng chất thải sản xuất 51
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 : Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 34
Hình 2 : sơ đồ hệ thống thoát nước mưa chảy tràn 37
Hình 3 : Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 30
Hình 4 : Nguồn phát sinh khí thải từ các công đoạn sản xuất chì Error!
Bookmark not defined.
Hình 5 : Sơ đồ nguyên lý sản suất sữa vôi 47
Hình 6 : sơ đồ hệ thống xử lý khí SO
2
47
Hình 7 : sơ đồ nguyên lý hệ thống không khí 49
Hình 8 : sơ đồ thông gió cho nhà xưởng sản xuất 50
Hình 9 : Sơ đồ cân bằng vật chất của công nghệ luyện chì thỏi 52
Hình 10 : Quy trình phân loại chất thải rắn của nhà máy 53
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển là một xu hướng tất yếu của xã hội. Các hoạt động phát triển
ở mức vĩ mô, các hoạt động này là chính sách, các chiến lược, các chương
trình và kế hoạch dài hạn về sự phát triển kinh tế xã hội. Ở mức vĩ mô là các
dự án phát triển cụ thể và khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất hàng hóa,
xây dựng cơ sở hạ cấp tầng, cung dịch vụ cần thiết cho con người (Trần Yêm,
Trịnh Thị Thanh 1998).[9]
Theo dự báo Việt Nam sẽ là một nước trong những nước có tốc độ phát
triển nhanh trên thế giới với tốc độ tăng trưởng được dự báo là 7% trong thập
kỷ tới. Xã hội phát triển nhắm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của mọi
người, song cũng dẫn tới vấn đề nan giải như gây ra ô nhiễm môi trường ngày
càng gia tăng. Chất thải là vấn để nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong
quá trình đô thị, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở
các đô thị lớn của Việt Nam, chất thải đang gây ô nhiễm môi trường trầm
trọng. Xử lý chất thải từ các nhà máy là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý
môi trường. Không riêng gì đối với những đô thị phát triển, việc chọn công
nghệ xử lý chất thải như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên hậu quả
xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc
của các ngành chức năng.
Chất thải là sự đồng hành tất yếu trong mọi hoạt đông kinh tế và phát
triển. Trong điều kiện tiến bộ khoa học và công nghệ hiện nay và trong tầm
nhìn dài hạn (vài thập kỷ tới), lượng chất thải nói chung và chất thải rắn nói
riêng có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng của sản xuất và tiêu dùng
trong quá trình phát triển của xã hội. Sự gia tăng của chất thải đã, đang và vẫn
tiếp tục là một tác nhân, nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi
2
trường và suy giảm chất lượng môi trường, đe dọa tính bền vững trong quá
trình phát triển cả ở tầm vi mô (các nhà máy, xí nghiệp nhỏ). Tác nhân,
nguyên nhân này được kìm hãm và khắc phục đồng thời theo cả hai hướng:
Một là bằng các công nghệ nhằm giảm thiểu, hạn chế lượng chất thải ra môi
trường và hai là bằng các giải pháp quản lý đối với chất thải trong suốt quá
trình phát sinh và vận động của chất thải.
Xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đang là vấn đề bức xúc đối với
các địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các đô thị, khu công nghiệp.
Trong bối cảnh chung của nước ta là đang trên đà phát triển. Thành phố
Lạng Sơn cũng đang thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước đã và đang phát
triển mạnh mẽ. Trong đó kinh tế chất thải đang trở thành nghành kinh tế trọng
điểm trong việc góp phần và sự phát triển bền vững thì việc giải quyết chất
thải bằng các quy trình xử lý hiệu quả là điều tất yếu.
Nhà máy chế biến chì thỏi thuộc công ti cổ phần kim loại màu Bắc Bộ,
công suất 10.000 tấn/năm nằm trong khu công nghiệp phía Tây Bắc Thành
phố Lạng Sơn, cách Thành phố Lạng Sơn hơn 20km. Nhà máy sẽ góp phần
tăng cường mật độ các nhà máy hình thành mội cụm khu công nghiệp lớn, giả
quyết tốt vấn đề phân bố dân cư, biến một vùng đồi núi thưa thớt dân cư trở
thành vùng công nghiệp sầm uất, tạo điều kiện cho người dân miền núi có
thêm công ăn việc làm.
Qua quá trình thực tế tình hình chất thải tại Nhà máy chì thỏi của Công
ty kim loại màu Bắc Bộ và sự đồng ý của nhà trường, Bạn chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài Nguyên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn
Ngọc Nông em tiến hành thực hiện đề tài : “Đánh giá hiện trạng môi trường
nước thải, khí thải, chất thải rắn tại nhà máy lọc chì thỏi thôn An Tri –Xã
Bình Trung –Huyện Cao Lộc –Tỉnh Lạng Sơn”.
3
1.2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được quy trình xử lý chất thải của nhà máy.
- Đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải
của nhà máy.
- Xác định những thuận lợi khó khăn trong quá trình xử lý chất thải tại
nguồn. Từ đó đề ra những phương hướng để nâng cao hiệu quả của quy trình
xử lý chất thải của nhà máy.
1.2.2. Yêu cầu của để tài
- Theo dõi quy trình xử lý chất thải tại nhà máy
- Kết quả đánh giá quy trình xử lý chất thải phải chính xác. Những kiến
nghị ra phải phù hợp với thực trạng của nhà máy và thành phố.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Trong học tập và trong nghiên cứu khoa học: Thấy được quy trình xử
lý chất thải của nhà máy và có thể củng cố kiến thức đã học để áp dụng vào
địa phương mình hoặc nơi mình làm việc.
- Trong thực tiễn: Trên cơ sở thu thập, đánh giá, phân tích, quy trình xử
lý rác tại xí nghiệp qua đó biết được hiện trạng quy trình xử lý rác, từ đó đóng
góp, đề xuất ý kiến để giải quyết hiện trạng trên.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của để tài nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận
Ngành công nghiệp luyện kim, nhất là luyện kim màu có một vai trò
hết sức trọng yếu trong nền công nghiệp của một đất nước đang phát triển và
phát triển. Nó đóng góp hết sức quan trọng trong việc chủ động nguồn nguyên
liệu trong nước, không phụ thuộc nước ngoài, không phụ thuộc vào việc nhập
khẩu góp phần chống nhập siêu, tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, giải quyết
công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã hội, làm cho nền công nghiệp
phát triển cân đối, đồng đều, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển vững chắc.
Vì vậy, việc hình thành Nhà máy chế biến chì thỏi, công suất 10.000
tấn/năm nằm trong khu công nghiệp phía Tây Bắc Thành phố Lạng Sơn, cách
Thành phố Lạng Sơn hơn 20km, là một vần đề cần thiết nhưng bên cạnh đó là
nguồn thải từ nhà máy và các nguồn thải phát sinh trong gia đoạn sản xuất,
nên có các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa , về vấn đề chất thải mà nhà
máy tạo ra.[2]
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Ngày nay chất thải từ sản xuất đang trở thành vấn đề lớn được các nhà
quản lý môi trường của Việt Nam cũng như nước ngoài hết sức quan tâm.
Thành phần chất thải nhà máy lọc chì của nhà máy đang là vấn đề nổi cộm và
nhức nhối. Số lượng ngày càng nhiều vì lượng sản xuất của nhà máy là
10.000 tấn/năm số lượng rất lớn khiến lượng chất thải tạo ra cũng rất lớn, với
lương công nhân viên của nhà máy khá là nhiều, kèm theo nhiều vấn đề phát
sinh trong quá trình sản xuất cũng như trong sinh hoạt, có biện pháp sử lý và
giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm là một vấn đề cấp thiết đối với nhà máy nhằm
5
đảm bảo sự phát triển của nhà máy và làm tổn hại môi trường ít nhất có
thể.[1]
2.1.3. Cơ sở pháp lý
Báo cáo xây dựng Nhà máy chế biến chì thỏi, công suất 10.000 tấn/năm
được lập theo các căn cứ pháp luật hiện hành sau đây :
- Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban
hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm
2006.
- Luật Đất đai năm 2003 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban
hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm
2004.
- Luật Tài nguyên nước do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban
hành ngày 20 tháng 5 năm 1998 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
1999.
- Nghi định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính
phủ quy định việc thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
BVMT.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
6
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày
13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 1 năm 2005 của Chính
phủ về quy hoạch xây dựng.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính
phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng
cho mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích kinh tế, mục đích phát triển kinh tế để bồi
thường đất, tài sản, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho ngời bị thu hồi đất.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số
149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép
thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hành nghề và lập thủ tục hồ sơ, đăng
ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
7
- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2004 hướng
dẫn thi hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của
Bộ TN&MT về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Bộ TN&MT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.[1]
2.2. Những vấn đề cơ bản về chất thải
2.2.1. Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loài vật chất (không ở dạng khí và không
hòa tan được) được con người loại bỏ trong các hoạt động KT-XH của mình
(Bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của
cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt
động sản xuất và hoạt động sống.[11]
2.2.2. Khái niệm về xử lý chất thải
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và
không làm ảnh hưởng đến môi trường, tái tạo lại các sản phẩm có lợi ích cho
xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. Xử lý chất thải là một công tác quyết
định đến chất lượng bảo vệ môi trường. Hiện nay, ô nhiễm môi trường và suy
thoái về môi trường là nỗi lo của nhân loại, môi trường đất bị hủy hoại, môi
trường nước bị ô nhiễm, đặc biệt môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, nhất
là các thành phố lớn tập trung đông dân cư, tài nguyên môi trường cạn
kiệt.[11]
2.2.3. Phân loại chất thải
Theo nguồn gốc phát sinh :
8
- Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại.
- Chất thải rắn công nghiệp : là chất thải phát sình từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như Đất, đá (do các hoạt động đào
móng trong xây dựng) gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, dỡ bỏ
công trình xây dựng.[2]
2.2.4. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn
Các phương pháp xử lý chất thải rắn thường được sử dụng là chôn
trong đất (landfilling) hoặc đốt. Hiện nay, phương pháp chôn trong đất ngày
càng ít được lựa chọn do chúng ngăn cản sự thu hồi các sản phẩm có thể dùng
lại được (plastic, giấy, các vật liệu xây dựng ) và chúng không hiệu quả lắm
trong việc thu hồi năng lượng (biogas). Hơn nữa, chôn trong đất ngâm có thể
gây ra sự bốc mùi của khí gây ô nhiễm môi trường. Tương tự như thế, các lò
đốt không cho phép thu hồi nguyên liệu mặc dù chúng có thể được thiết kế để
thu hồi năng lượng từ chất thải. Các lò đốt có nhiều hạn chế như giá thành cao
và ngoài ra hệ thống khí của ống khói cần được thiết kế tinh vi để tránh ô
nhiễm môi trường.
Hiện nay, một phương thức xử lý chất thải rắn công nghiệp và đô thị
khác đang được thực hiện nhờ vào thiết bị phân tách và sản xuất phân ủ. Đây
là những thiết bị rất lớn và phức tạp, có năng suất cao (100.000 tới 300.000
tấn chất thải/năm), được thiết kế một hệ phân tách vật lý để thu hồi các vật
liệu khác nhau từ các vật bỏ đi, như:
- Cát và sỏi bán lại như vật liệu xây dựng.
- Sắt bán lại cho công nghiệp luyện kim.
- Nhôm và các kim loại không chứa sắt khác có giá trị bán lại cao.
9
- Giấy và giấy cartoon bán cho công nghiệp giấy.
- Các plastic cứng và mềm được dùng lại hoặc đốt.
- Các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học được biến đổi thành phân ủ
và biogas. Phân đoạn hữu cơ của chất thải rắn đô thị được dùng làm phân
bằng phương pháp hiếu khí hoặc yếm khí. Trong khi sản xuất phân hiếu khí là
một công nghệ được ứng dụng từ lâu, thì những phát triển gần đây trong sản
xuất phân yếm khí cũng đã có một vài tiến bộ Các công ty môi trường khác
nhau đã thiết kế các hệ phân hủy yếm khí khác nhau cho chất thải rắn như:
- Nồng độ chất rắn trong bể phản ứng: 50-400 g/L.
- Nhiệt độ thích hợp từ nhiệt độ trung bình (35
o
C) tới nhiệt độ cao
(55
o
C).
- Số giai đoạn lên men (một hoặc hai). Một thiết kế như thế đã được
thực hiện đó là quá trình DRANCO (dry anaerobic composting) dùng nhiệt độ
cao (55
0
C) ở nồng độ chất rắn lớn (200-400 g/l) trong lên men một giai đoạn.
Thực tế, đây là một quá trình tương tự với quá trình phân hủy tự nhiên chất
thải chôn trong đất, chỉ khác ở chỗ nó được tiến hành trong bể phản ứng kín
được điều chỉnh tốt và ở tốc độ phản ứng lớn hơn nhiều. Các tốc độ phản ứng
rất cao có thể đạt tối đa, giúp cho nó có khả năng hoàn thành quá trình phân
hủy trong hai tuần thay cho 20 năm ở trong đất. Vấn đề cốt lõi của quá trình
này là nhiệt độ cao và cường lực phối trộn thông qua sự tuần hoàn khép kín
cho phép tốc độ phản ứng cao hơn nhiều và cung cấp chất rắn trực tiếp vào
trong bể phản ứng không cần bổ sung nước pha loãng. Do khuấy cơ học
không đủ khả năng làm khô, nên sản phẩm của bể phản ứng được thu hồi vài
lần, với việc bổ sung nguyên liệu sạch cung cấp ở mỗi lần (passage). Vòng
thu hồi đảm bảo phối trộn đầy đủ và cho phép đưa nguyên liệu cung cấp vào.
Sản phẩm cuối cùng là đất mùn được dùng làm phân ủ hiếu khí rất tốt trong
trồng trọt. Nguyên nhân để các phân ủ hiếu khí có thể gây độc đối với cây
10
trồng là do hàm lượng muối cao của chúng, trong khi đó các phân ủ yếm khí
hầu như ít muối do thực tế là khoảng một nửa trong số chúng bị đào thải bằng
nước trong máy nén lọc. Hơn nữa, các phân ủ yếm khí chứa ít hạt cỏ dại và
các tác nhân gây bệnh vi sinh vật hơn so với phân ủ hiếu khí. Tuy nhiên, giá
trị thị trường của các phân ủ khá thấp và hậu xử lý đặc trưng sẽ phải được tìm
kiếm cho các ứng dụng khác nhau. Vấn đề sau có thể được thực hiện bằng
cách bổ sung các vi sinh vật hữu ích như là cố định nitrogen và các vi khuẩn
kích thích sinh trưởng thực vật, mycorrhizae hoặc các vi sinh vật điều khiển
sinh học (biocontrol). Sự phục hồi các đất bị ô nhiễm cũng có thể hữu ích nhờ
bổ sung phân ủ vì chúng có thể giúp phân hủy các hợp chất xenobiotic trong
các vùng đất này.[11]
2.3. Mối quan hệ giữa chất thải với con người và môi trường
2.3.1. Nguồn gây ô nhiễm
- chất thải rắn nguy hại: với khối lượng 60.100 tấn/năm chất thải rắn
nguy hại chủ yếu là xỉ kim loại, khí thải ra môi trường mà không có biện pháp
xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái của đất và nguồn nước trong khu
vực.
- đối với tiếng ồn: là nguồn gây ô nhiễm khá quan trọng trong hoạt
động sản xuất của nhà máy. Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây các
ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khỏe của người công
nhân trực tiếp sản xuất như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, giảm năng
suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ
làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Y Tế và Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo
hộ lao động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh
hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người.
11
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên của nhà máy: với
lượng nhận viên và công nhân khá nhiều nên đây cũng là một trong những
nguồn gây ô nhiễm khá lớn.
- Nước mưa chảy tràn: pha loãng các kim loại bám trên đất trong khi
sản xuất rơi ra làm lây lan và ảnh hưởng đên nguồn nước cũng như đên môi
trường làm việc.
- Lượng nước dùng cho hoạt động sản suất của nhà máy, lượng nước
này được tuần hoàn tái sử dụng.[2]
2.3.2. Biện pháp giảm thiểu
- Chất thải rắn nguy hại: bao gồm giẻ lau dính dầu mỡ, cặn dầu, dầu mỡ
thải không còn tái sử dụng được sẽ thu gom chứa trong thùng chứa đặt tại
xưởng thiêu kết và định kì một tuần/lần đem đốt trong lò thiêu kết. Chủ nhà
máy đã đăng ký giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy các loại chất thải nguy
hại này theo quy định tại thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.
- Ô nhiễm tiếng ồn:
+ Sử dụng đệm chống ồn được lắp tại chân quạt và máy nén khí.
+ Nhà điều hành sản xuất được cách ly riêng.
+ Kiểm tra sự cân bằng của nhà máy khi lắp đặt. Kiểm tra độ mòn chi
tiết và cho dầu bôi trơn trường kỳ.
+ Đúc móng máy đủ khối lượng (bê tông mác cao), tăng chiều sâu
móng, đào rãnh đổ cát khô hoặc than củi để tránh rung theo mặt nền.
+ Lắp đặt đệm cao su và lò so chống rung đối với các thiết bị có công
suất lớn
- Nước thải của cán bộ công nhân viên nhà máy: nhà máy xây dựng nhà
vệ sinh, dưới mỗi nhà vệ sinh là một bể tự hoại.
- Nước mưa chảy tràn: so với nước thải, nước mưa khá sạch do vậy sẽ
cho chảy trược tiếp vào hệ thống thoát nước chung của nhà máy. Tuy nhiên,
12
dọc theo các mương thoát nước này cũng thiết kế hệ thống hố ga để lắng cát,
đất, chất lơ lửng.
- Chất thải sản xuất : nước thải sản xuất sau quá trình tuần hoàn được
đưa về bể xử lý nước thải tập trung công xuất 600
3
/ngđ cùng với nước thải
sinh hoạt. Bể xử lý nước thải tập trung có nhiệm vụ xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn theo quy định của TCVN 5945-2005 (loại B) trước khi đổ vào suối
Lùng Uất.[13]
13
2.4. Tình hình xử lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới việc quản lý chất thải nguy hại đã hình thành và có những
thay đổi mạnh mẽ trong thập niên 60 và đã trở thành một vấn đề môi trường
được quan tâm hàng đầu trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Điều này có thể
thấy đây là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển
kinh tế xã hội của các quốc gia trên toàn cầu.
Sự phát triển của các loại hình công nghiệp ,sự gia tăng nhu cầu tiêu
dùng, hưởng thụ vật chất… đã dẫn đến một lượng lớn chất thải ra môi trường
trong số đó có các chất thải nguy hại và độc hại. Ngoài ra bên cạnh đó các
cuộc chiến tranh nhằm giải quyết các mâu thuẫn khu vực hay các cuộc nội
chiến cũng góp phần đưa một lượng lớn chất độc hại vào môi trường. Từ các
nguyên nhân trên làm phát sinh sự gia tăng của các loại hình chất thải nguy
hại có thể kể đến như : sự phát triển của khoa học kỹ thuật (khoa học phân
tích, y học ,độc chất học…), nhận thức của chủ thải và cộng đồng , hành vi cố
tình, sự yếu kém của của bộ máy quản lý…đã dẫn đến các hậu quả bi thảm do
chất thải nguy hại gây ra như : thuỷ ngân, PCB (polyclorinated biphenyl),
PBB (polybrominated biphenyl), Cd, DDT(gây ung thư)… Từ những thực tế
như vậy, trên thế giới các quốc gia đặc biệt là các nước Tiên tiến như Châu
Âu, Mỹ ,Nhật ,Úc…ngày càng hoàn thiện bộ Luật bảo vệ môi trường của
mình, và trong đó các quy chế quản lý các chất thải nguy hại là các thành
phần không thể thiếu được của bộ Luật. Mặc dù vẫn còn nhiều khác biệt trong
nội dung các điều khoản của các bộ Luật giữa những quốc gia khác nhau,
nhưng nhìn chung các bộ Luật điều đã chỉ rõ được mối quan tâm của nhà
nước đối với công tác quản lý chất thải nguy hại. Vượt ra ngoài biên giới
quốc gia, những công ước quốc tế có liên quan đến việc quản lý chất thải
nguy hại cũng đã lần lượt ra đời, nói lên được sự cảnh báo cùng các mối
quan tâm sâu sắc của toàn nhân loại đối với các chất thải nguy hiểm đang tồn
tại và đe doạ cuộc sống xung quanh chúng ta và cần phải có sự phối hợp hành
động của nhiều quốc gia trong việc quản lý các chất thải nguy hiểm này.[12]
14
2.4.2. Tình hình xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu
tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất
cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng,
đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống
chung của xã hội, mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm:
Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông
nghiệp, chất thải xây dựng, v.v…
Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô
nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của
công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.
chất thải công nghiệp, đến tháng 6 năm 2006, cả nước đã có 134 khu
công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) được Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập, phân bố trên 47 tỉnh, thành trong cả nước và thu hút được hơn
1,2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Quá trình xây dựng và phát triển các
KCN, KCX đã có đóng góp đáng kể vào công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp
hoá đất nước; góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta.
Tuy nhiên, vấn đề môi trường tại các KCN, KCX hiện nay đang còn nhiều
điều bất cập và ngày càng trở nên bức xúc. Số liệu điều tra cho thấy, trong số
134 KCN, KCX chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10
khu đang xây dựng, các khu còn lại chưa đầu tư cho công trình xử lý nước
thải.
Đối với chất rắn, đa số các KCN chưa tổ chức được hệ thống phân loại,
thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại một cách an toàn về môi
trường. Về khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp
15
gây ra chủ yếu là bụi, SO
2
, NO
2
,CO… Nồng độ bụi có xu hướng tăng theo
thời gian và hầu hết đều vượt qua giới hạn cho phép, một số nhà máy sản xuất
vật liệu xây dựng (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 20 đến 435 lần), công nghiệp
khai thác than, các nhà máy luyện kim (vượt từ 5 đến 125 lần), khai thác và
chế biến khoáng sản như than đá, apatit, cao lanh (vượt từ 10 đến 15 lần), các
nhà máy cơ khí, đóng tàu (vượt khoảng 10 đến 15 lần), các nhà máy dệt, may
(vượt từ 3 đến 5 lần). Tại một số khu vực dân cư gần khu công nghiệp, nồng
độ khí SO
2
, CO, NO
2
đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Việc xả khí thải vượt tiêu
chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nội vi, khu vực và ảnh hưởng tới sức khoẻ của
cộng đồng dân cư xung quanh đang có xu hướng ngày càng gia tăng.[6][12]
2.5. Một số quy trình công nghệ xử lý chất thải trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1. Trên thế giới
Trong một hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại, nhất là hệ
thống cần áp dụng cho nước ta và các nước trên thế giới cũng phải bao gồm
các khâu liên quan từ nguồn phát sinh đến các kỹ thuật xử lý sau cùng. Về cơ
bản có thể chia hệ thống quản lý thành 5 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1: là giai đoạn phát sinh chất thải từ các nguồn, trong phần
này để giảm lượng thải doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu
tại nguồn khác nhau.
+ Giai đoạn 2: là giai đoạn bao gồm các công tác thu gom và vận
chuyển trong nội vi công ty và vận chuyển ra ngoài.
+ Giai đoạn 3: là giai đoạn gồm các công tác xử lý thu hồi.
+ Giai đoạn 4: là giai đoạn vận chuyển cặn, tro sau xử lý.
+ Giai đoạn 5: là giai đoạn chôn lấp chất thải.
- Phương pháp chôn lấp chất thải hợp vệ sinh: Phương pháp này chi phí
rẻ nhất, bình quân ở các khu vực Đông Nam Á là 1-2 USD/tấn. phương pháp
này thường phù hợp với các nước đang phát triển
16
- Phương pháp chế biến chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thành phân ủ
hữu cơ (compost): Phương pháp này chi phí thông thường từ 8-10 USD/tấn.
Thành phẩm thu được dùng để phục vụ cho nông nghiệp, vừa có tác dụng cải
tạo đất vừa thu được sản phẩm không bị nhiễm hoá chất dư tồn trong quá
trình sinh trưởng. Thành phần này được đánh giá cao ở các nước phát triển.
Nhược điểm của phương pháp này là: Quá trình xử lý kéo dài, bình
thường là từ 2-3 tháng, tốn diện tích. Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ chất
thải rắn công xuất xử lý 100.000 tấn chất thải/năm cần có diện tích là 6ha.
- Phương pháp thiêu đốt: Phương pháp này chi phí cao, thông thường từ
20-30 USD/tấn nhưng chu trình xử lý ngắn, chỉ từ 2-3 ngày, diện tích sử dụng
chỉ bằng 1/6 diện tích làm phân hữu cơ có cùng công suất.[8][10]
2.5.2. Ở Việt Nam
Cùng với xu thế chung của thế giới, ở nước ta trong những năm gần
đây chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường và các biện pháp để quản
lí chất thải rắn. Các phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại
ViệtNam hiện nay tập chung vào:
- Tái chế chất thải: Việc tái chế chất thải chỉ mang tính tự phát, tập
trung ở những thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh Các loại
phế thải có giá trị như: Thuỷ tinh, Đồng, Nhôm, sắt, giấy được đội ngũ đồng
nát thu mua ngay tại nguồn, chỉ còn một lượng nhỏ tới bãi rác và tiếp tục thu
nhặt tại đó. Tất cả phế liệu thu gom được chuyển đến các làng nghề. Tại đây
quá trình tái chế được thực hiện. Việc thu hồi sử dụng chất thải rắn góp phần
đáng kể cho việc giảm khối lượng chất thải đưa đến bãi chôn lấp, tận dụng
được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất, tạo công ăn việc
làm cho một số lao động.
- Đốt chất thải: Được áp dụng để xử lí chất thải nguy hại như chất thải
bệnh viện, các bệnh viện lao, viện 198 mới xây lò đốt chất thải. Tại Hà Nội có
lò đốt chất thải bệnh viện công suất 3,2tấn/ngày đặt tại Tây Mô. Tại TP. Hồ
Chí Minh có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 7,5 tấn/ngày. Phương pháp
đốt chất thải còn được dùng để xử lí chất thải công nghiệp như lò đốt chất thải
giầy da ở Hải Phòng, lò đốt cao su công suất 2,5tấn/ ngày ở Đồng Nai.
17
- Chôn lấp chất thải rắn:
Chôn lấp đơn thuần không qua xử lí, đây là phương pháp phổ biến nhất theo
thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh,trong đó 21
bãi rác thuộc cấp tỉnh - thành phố, 128 bãi rác cấp huyện – thi trấn.
Được
sự giúp đỡ của nước ngoài đã xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở các
thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
- Chế biến thành phân hữu cơ: Phương pháp làm phân hữu cơ có ưu
điểm làm giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón phục
vụ nông nghiệp. Phương pháp này rất phù hợp cho việc xử lí chất thải rắn
sinh hoạt, phương pháp này được áp dụng rất có hiệu quả như ở Cầu Diễn, Hà
Nội (công nghệ ủ hiếu khí(compostry) – công nghệ Tây Ban Nha với công
suất 50.000 tấn rác/năm – SP 13200 tấn/năm, công nghệ Pháp – TBN ủ sinh
học chất thải hữu cơ áp dụng tại Nam Định với công suất thiết kế 78.000 tấn
rác/năm ). Ở thành phố Việt Trì với công suất thiết kế 30.000 tấn rác/năm [8]