Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Ứng dụng phần mềm Vertical Mapper trong xây dựng bản đồ độ dốc phục vụ công tác định hướng phát triển nông lâm nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 77 trang )





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



DƯƠNG THỊ NHƯ QUỲNH

Tên đề tài:
“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VERTICAL MAPPER TRONG XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ ĐỘ DỐC PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN HÒA AN,TỈNH CAO BẰNG”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Lớp : 42 – ĐCMT- N02
Khoa : Quản lí tài nguyên
Khóa học : 2010 - 2014





Thái nguyên – năm 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




DƯƠNG THỊ NHƯ QUỲNH

Tên đề tài:
“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VERTICAL MAPPER TRONG XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ ĐỘ DỐC PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN HÒA AN,TỈNH CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Lớp : 42 – ĐCMT- N02
Khoa : Quản lí tài nguyên
Khóa học : 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Thành Nam
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



Thái nguyên – năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua
đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm
việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm và Ban
chủ nhiệm khoa Quản lí tài nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng
dụng phần mềmVertical Mapper trong xây dựng bản đồ độ dốc phục vụ công
tác định hướng phát triển nông lâm nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo và các bạn trong khoa Quản lí tài nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lí tài nguyên, các thầy, cô giáo Bộ môn “Luật
chính sách Tài nguyên Môi trường” và đặc biệt là thầy giáo Ths.Trương
Thành Nam người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này. Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song bản khóa luận tốt
nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài
khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 04 năm 2014
Sinh viên
Dương Thị Như Quỳnh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Phân loại đất dốc 12
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2012 29
Bảng 4.2: Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2008- 2012 30
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu xã hội của huyện Hòa An (2010 - 2012) 31
Bảng 4.4: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn 31
Bảng 4.5. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hòa An năm 2012 34
Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng các loại đất theo đơn vị hành chính 35
Bảng 4.7: Mô hình CSDL bản đồ độ dốc ở huyện Hòa An– tỉnh Cao Bằng 41
Bảng 4.8: Danh mục các lớp dữ liệu trong bộ cơ sở dữ liệu bản đồ độ dốc 41
Bảng 4.9. Cấp độ dốc huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 43
Bảng 4.10. Cấu trúc cơ sở dữ liệu bản đồ độ dốc 49
Bảng 4.11. Tổng hợp diện tích đất theo cấp độ dốc 50
Bảng 4.12. Bảng thống kê cơ sở dữ liệu độ dốc xã Hồng Việt 55
Bảng 4.13. Thống kê cơ sở dữ liệu bản đồ độ dốc theo đơn vị hành chính xã 57
Bảng 4.14. So sánh Số liệu diện tích trên bản đồ và diện tích thống kê đất đai 61












DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình4.1: Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ độ dốc huyện Hòa An, tỉnh Cao
Bằng 36
Hình 4.2:Phân tích và nội suy bản đồ độ dốc 39
Hình 4.4: Mô hình số hóa độ cao khu vực huyện Hòa An – tỉnh Cao Bằng 46
Hình 4.6: Cơ sở dữ liệu bản đồ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 48
Hình 4.7: Cơ cấu diện tích đất theo cấp độ dốc 51
Hình 4.8: Tổng hợp cơ sở dữ liệu phân cấp độ dốc từ 0
0
– 8
0
trên bản đồ 52
Hình 4.9: Tổng hợp cơ sở dữ liệu phân cấp độ dốc từ 8
0
– 15
0
trên bản đồ 53
Hình 4.10: Tổng hợp cơ sở dữ liệu phân cấp độ dốc từ 15
0
– 20
0
trên bản đồ 54
Hình 4.11: Tổng hợp cơ sở dữ liệu phân cấp độ dốc từ 20
0
– 25
0
trên bản đồ 54
Hình 4.12: Tổng hợp cơ sở dữ liệu phân cấp độ dốc từ 25
0
– 74
0

trên bản đồ 55
Hình 4.13: Tìm kiếm các trường xã Hà Trì 58
Hình 4.14 : Tìm kiếm các trường có diện tích bằng 0.01ha 58
Hình 4.15: Tính diện tích xã Bạch Đằng 59




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên & môi trường
CS : Cộng sự
CSDL : Cơ sở dữ liệu
DEM : Digital Elevation Model - Mô hình hóa độ cao
GCNQSD

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng
ASTER
GDEM
: Advanced Spaceborne Thermal Emissio
n and Reflection
Radiometer Global Digital Elevation Model - H
ệ thống dữ liệu
độ cao toàn thế giới.
GDP : Gross Domestic Product - Tổng thu nhập quốc nội
GIS
: Geographic Information System H
ệ thống thông tin địa lý
GPS : Hệ thống định vị toàn cầu
KT : Kinh tế

MAX : Gía trị trên
MIN : Gía trị dưới
QĐ :Quyết định
QĐ-TTg : Quyết định của thủ tướng
TP :Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
VN-2000

: Hệ tọa độ VN-2000
WGS84 : Hệ tọa độ WGS84
XH : Xã hội
KT-XH : Kinh tế- Xã hội



MỤC LỤC
Trang

Phần 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích của đề tài 2

1.3. Yêu cầu của đề tài 2

1.4. Ý nghĩa của đề tài 2

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và Nghiên cứu khoa học 2


1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Tổng quan về GIS - Geographic Information System 3

2.1.1. Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý 3

2.1.2. Các thành phần cơ bản của một Hệ thống thông tin địa lý 4

2.2. Cơ sở dữ liệu (CSDL) 5

2.2.1. Khái niệm 5

2.2.2. Các tiêu chuẩn của một cơ sở dữ liệu 5

2.3. Phần mềm Mapinfo 6

2.3.1. Các dữ liệu trong Mapinfo 6

2.3.2. Cách tổ chức thông tin trong Mapinfo 7

2.4. Khái quát mô hình số độ cao Digital Elevation Model- DEM 8

2.5. Module Vertical Mapper 8

2.6. Phần mềm Global Mapper 10

2.7. Tổng quan về đất dốc 11


2.7.1. Đất dốc 11

2.7.2. Đặc điểm 12

2.7.2.1.Thế mạnh: 12

2.7.2.2. Hạn chế: 15

2.7.3. Bản đồ độ dốc và các phương pháp thành lập bản đồ độ dốc từ trước tới
nay 18

2.8. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 18

2.8.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 18

2.7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 19

PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 21

3.2.2. Thời gian tiến hành 21


3.3. Nội dung nghiên cứu 21

3.3.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 21
3.3.2.Điều kinh tế - xã hội huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng…………………22
3.3.3. Xây dựng bản đồ độ dốc 22

3.3.4. Ứng dụng phần mềm Mapinfo xây dựng bản đồ độ dốc bằng module
Vertical Mapper 22

3.3.5. Đánh giá khả năng khai thác bản đồ độ dốc trong phát triển nông lâm
nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 22

3.3.6. Đề xuất sử dụng bản đồ độ dốc trong định hướng phát triển nông lâm
nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 22

3.4. Phương pháp nghiên cứu 22

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 22

3.4.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ 23

3.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 23

3.4.4. Phương pháp chuyên gia 23

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên……………………………25
4.1.1.Vị trí địa lý 24


4.1.2.Địa hình, địa mạo 24

4.1.3. Khí hậu 26

4.1.4. Thủy văn 27

4.1.5. Thảm thực vật 28

4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 29

4.2.1. Điều kiện kinh tế 29

4.2.2. Điều kiện văn hoá xã hội 30

4.2.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 32

4.2.4. Hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các loại hình sử dụng đất 33

4.2.4.1.Hiện trạng sử dụng đất: 33

4.2.4.2. Về hiệu quả sử dụng các loại hình sử dụng đất: 34

4.3. Xây dựng bản đồ độ dốc 36


4.3.1. Thu thập và xử lý số liệu 37

4.3.1.1. Thu thập nội dung thông tin dữ liệu: 37

4.3.1.2. Xử lý số liệu: 38


4.3.2. Phân tích và nội suy bản đồ độ dốc huyện Hòa An– tỉnh Cao Bằng 39

4.3.3. Tạo chuyên đề về độ dốc 40

4.3.4. Tạo cơ sở dữ liệu 40

4.3.4.1. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu 40

4.3.4.2. Xây dựng danh mục 41

4.3.4.3 Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu 42

4.3.4.4. Nhập dữ liệu 42

4.3.5. Biên tập và kiểm tra 42

4.4. Ứng dụng phần mềm Mapinfor xây dựng bản đồ độ dốc bằng module
Vertical Mapper 43

4.4.1. Bản đồ độ dốc 43

4.4.2. Xây dựng Cơ sở dữ liệu bản đồ độ dốc 44

4.4.2.1. Xác định cơ sở toán học và hệ tọa độ vùng nghiên cứu 44

4.4.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian 45

4.4.2.3. Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu của bản đồ độ dốc 48


4.4.3. Ứng dụng cơ sở dữ liệu bản đồ độ dốc phục vụ quản lý và cung cấp
thông tin. 49

4.4.3.1. Thống kê cơ sở dữ liệu trong bản đồ độ dốc: 49

4.4.3.2. Truy vấn cơ sở dữ liệu thuộc tính trong bản đồ độ dốc: 57

4.5. Đánh giá khả năng khai thác bản đồ độ dốc trong phát triển nông lâm
nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 59

4.6. Đề xuất sử dụng bản đồ độ dốc trong định hướng phát triển nông lâm
nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 62

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65

5.1. Kết luận 65

5.2. Đề nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

I. Tài liệu trong nước 67

II. Tài liệu nước ngoài 68


1

Phần 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố của con
người, là nơi phát triển xây dựng các cơ sở kinh tế - văn hóa – xã hội. Đặc
biệt đất là tài liệu không gì thay thế được trong sản xuất nông – lâm – ngư
nghiệp. Hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ
sở phát triển nông lâm nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng đất đai, lấy đó làm
cơ sở cho sự phát triển các ngành khác. Do đó, việc tổ chức sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai hợp lý đầy đủ và đem lại hiệu quả cao theo quan điểm sinh
thái và phát triển bền vững trở thành vấn đề cấp thiết.
Vấn đề đặt ra khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ chúng ta
cần có cái nhìn tổng quan từ các hợp phần trong tự nhiên. Để từ đó có giải
pháp khai thác và sử dụng hợp lý.
Hòa An là huyện có địa hình chia cắt phức tạp, đại bộ phận có đồi núi
thấp xen kẽ địa hình castơ (đá vôi) với các thung lũng sâu, kín và bồn địa giữa
núi. Xây dựng bản đồ độ dốc là phương tiện có đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, triển khai các phương án quy hoạch
sử dụng đất, quy hoạch nông lâm nghiệp để sử dụng đất hiệu quả và lâu bền.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, cách ứng dụng GIS (Geographic Information System) được tiếp tục
phát triển trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường. Xu hướng
hiện nay trong quản lý tài nguyên và môi trường là sử dụng tối đa khả năng
cho phép của GIS. Sự phát triển của phần cứng máy tính có khả năng nhiều
hơn và các ứng dụng cũng trở nên thân thiện hơn với người sử dụng bởi khả
năng hiển thị ba chiều, các công cụ phân tích không gian và giao diện tùy
biến, cho phép truy, xuất dữ liệu một các nhanh chóng và chính xác. Nhờ khả
năng xử lý tập tin dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức tạp, nên GIS thích hợp

2


với nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường. Các mô hình phức tạp cũng
có thể dễ dàng cập nhật thông tin nhờ sử dụng GIS.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, được sự nhất trí của nhà trường,
Khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo ThS.Trương Thành Nam và các thầy cô
giáo, em tiến hành nghiên cứu đề tài:“Ứng dụng phần mềm Vertical Mapper
trong xây dựng bản đồ độ dốc phục vụ công tác định hướng phát triển
nông lâm nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Ứng dụng module Vertical Mapper trong xây dựng bản đồ độ dốc phục
vụ quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp huyện Hòa An – Tỉnh Cao Bằng.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các bước để thực hiện việc thành lập một mô hình số địa
hình trong môi trường Vertical Maper.
- Bản đồ độ dốc xây dựng phải đảm bảo đầy đủ, tính chính xác cao,
thuận lợi trong việc lưu trữ và sử dụng.
- Quy trình thực hiện đảm bảo tính khoa học và chính xác.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và Nghiên cứu khoa học
- Đây là cơ hội cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học và
những hiểu biết của mình vào thực tiễn, đồng thời cũng có cơ hội nâng cao sự
hiểu biết về phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hòa An – Tỉnh
Cao Bằng.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng và tích hợp các phần mềm tin học ứng dụng
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa
ra các quyết định đúng đắn trong việc thực hiện chương trình dự án liên quan
đến công tác phát triển nông lâm nghiệp huyện Hòa An – Tỉnh Cao Bằng.

3


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về GIS - Geographic Information System
GIS ( Geographic Information System ) là công nghệ tích hợp thông tin
và có khả năng phân tích không gian rất hiệu quả.
Ở bất kỳ một ngành khoa học kỹ thuật hay kinh tế chúng ta đều có thể
bắt gặp các hệ thống thông tin và các phương pháp xử lý thông tin khác nhau
tuỳ theo từng lĩnh vực (hệ thống thông tin ngân hàng, hệ thống thông tin nhân
sự…) cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các thông tin hiện nay
đã đáp ứng và giải quyết được những bài toán rất lớn mà thực tế đặt ra.
2.1.1. Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý
Có nhiều cách định nghĩa về Hệ thống thông tin địa lý:
Định nghĩa theo chức năng: GIS là một hệ thống bao gồm 4 hệ con: Dữ
liệu vào, quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và dữ liệu ra.
Định nghĩa theo khối công cụ: GIS là tập hợp phức tạp của các thuật toán.
Định nghĩa theo mô hình dữ liệu: GIS gồm các cấu trúc dữ liệu được sử
dụng trong các hệ thống khác nhau (cấu trúc dạng Raster và Vecter).
Định nghĩa về mặt công nghệ: GIS là công nghệ thông tin để lưu trữ,
phân tích và trình bày các thông tin không gian và thông tin phi không gian,
công nghệ GIS có thể nói là tập hợp hoàn chỉnh các phương pháp và các
phương tiện nhằm sử dụng và lưu trữ các đối tượng.
Định nghĩa theo sự trợ giúp và ra quyết định: GIS có thể coi là một hệ
thống trợ giúp việc ra quyết định, tích hợp các số liệu không gian trong một
cơ chế thống nhất.
Nói tóm lại theo BURROUGHT : “GIS như là một tập hợp các công cụ
cho việc thu nhập, lưu trữ, thể hiện và chuyển đổi các dữ liệu mang tính chất

4


không gian từ thế giới thực để giải quyết các bài toán ứng dụng phục vụ các
mục đích cụ thể” (Vũ Văn Trọng,2006) [14].
Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý được thể hiện như sau:

2.1.2. Các thành phần cơ bản của một Hệ thống thông tin địa lý
Một Hệ thống thông tin địa lý bao gồm những thành phần cơ bản sau:
- Phần cứng: bao gồm máy tính điều khiển mọi hoạt động của hệ thống
và các thiết bị ngoại vi.
- Phần mềm: cung cấp công cụ và thực hiện các chức năng:
+ Thu thập dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ các nguồn thông
tin khác nhau
+ Lưu trữ, cập nhật, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nói trên.
+ Phân tích biến đổi, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nhằm giải
quyết các bài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian và thời gian.
+ Đưa ra các thông tin theo yêu cầu dưới dạng khác nhau.
Ngoài ra phần mềm cần phải có khả năng phát triển và nâng cấp theo
các yêu cầu đặt ra của hệ thống.
- Dữ liệu: đây là thành phần quan trọng nhất của GIS. Các dữ liệu
không gian (Spatial data) và các dữ liệu thuộc tính (No spatial data) được tổ
chức theo một mục tiêu xác định bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DataBase
Management System).
- Con người: yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn đối với các hệ GIS,
đặc biệt trong việc điều khiển hệ thống và phát triển các ứng dụng.
- Phương pháp: phương pháp phụ thuộc vào ý tưởng của các xây dựng
hệ thống, sự thành công của một hệ GIS phụ thuộc vào phương pháp được sử
dụng để thiết kế hệ thống (Lê Văn Thơ và Trương Thành Nam,2008) [17].
Người sử dụng
GIS
Phần mềm + cơ sở dữ liệu

Thế giới thực
T


5

2.2. Cơ sở dữ liệu (CSDL)
2.2.1. Khái niệm
Một cơ sở dữ liệu là tập hợp các thông tin của đối tượng cần quản lý,
được lưu trữ trong các máy tính, được nhiều người sử dụng và cách tổ chức
của nó được chi phối bằng một mô hình (Ngô Thị Hồng Gấm,2009)[8].
2.2.2. Các tiêu chuẩn của một cơ sở dữ liệu
- Không dư thừa thông tin: Thông tin khi thu thập có thể lấy ở nhiều
nguồn khác nhau, vì vậy cần phải loại bỏ thông tin dư thừa trước khi xây
dựng CSDL.
Có hai dạng dư thừa thông tin:
+ Dư thừa về mặt vật lý: Một thông tin có mặt nhiều lần trong một CSDL
+ Dư thừa về mặt ngữ nghĩa: Một thông tin có nội dung như nhau
nhưng lại mang các tên khác nhau.
- Đảm bảo tính an toàn và bí mật: Vì trong một cơ quan có nhiều người
sử dụng chung một máy tính, và sử dụng chung một CSDL, trong trường hợp
như vậy cần phải tuân thủ nguyên tắc sau:
+ Chỉ những người được quyền sử dụng mới được cập nhật và CSDL.
+ Người sử dụng CSDL không được làm hỏng thông tin của người khác.
Khi có sự cố về máy tính, CSDL phải được bảo vệ và cất giữ sang một
máy khác.
- Giữa các chương trình ứng dụng và CSDL phải có sự độc lập: Khi dữ
liệu có thay đổi thì chương trình không phải thay đổi theo và ngược lại.
- Hiệu suất áp dụng tốt:
+ Mặc dù CSDL có nhiều người sử dụng nhưng đối với mỗi người

CSDL phải tạo ra cho họ cảm giác làm việc hoàn toàn độc lập.
+ CSDL phải cho câu trả lời chính xác nhất và kịp thời khi người sử
dụng truy vấn.

6

2.3. Phần mềm Mapinfo
Mapinfo là một công cụ rất quan trọng trong việc xây dựng, quản lý,
cập nhật, xử lý, phân tích và mô hình hoá các đối tượng địa lý, MapInfo tổ
chức, quản lý cơ sở dữ liệu theo các lớp đối tượng địa lý trên máy tính bởi các
File dữ liệu với các phần mở rộng như sau:
[*.Tab]: Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu
[*.Dat]: Chứa các thông tin nguyên thuỷ
[*.Map]: Chứa các thông tin mô tả đối tượng không gian
[*.ID]: Chứa các thông tin về chỉ số liên kết không gian và thuộc tính
[*.Ind]: Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng (Ngô Công Châu,
2008)[2].
2.3.1. Các dữ liệu trong Mapinfo
Khi người dùng tạo ra các table trong Mapinfo, lưu cất các workspace,
nhập hoặc xuất dữ liệu. Mapinfo sẽ tạo ra rất nhiều các file với các phần mở
rộng khác nhau. Các file dữ liệu trong Mapinfo bao gồm:
- Tên file *.DAT: File dữ liệu dạng bảng tính cho một table format của
Mapinfo.
- Tên file *.MAP: Chứa thông tin địa lý mô tả các đối tượng trên bản đồ.
- Tên file *.TAB: Đây là các file chính cho các table của Mapinfo nó
được kết hợp với các file khác như.DAT, DBF…
- Tên file *.ID: File index cho các đối tượng đồ hoạ của Mapinfo (file
*.DAT).
- Tên file *.DBF: File dữ liệu bảng tính format dBASE.
- Tên file *.MID: Format nhập/xuất dữ liệu dạng bảng của Mapinfo,

file *.MID kết hợp với file.MIF.
- Tên file *.MIF: Format nhập/xuất cho các đối tượng đồ hoạ của
Mapinfo, file *.MIF kết hợp với file *.MID.

7

- Tên file *.TXT: File bảng thuộc tính format ASCII.
- Tên file *.WKS: File thuộc tính format Lotus 1, 2, 3.
- Tên file *.WOR: File lưu Workspace trong Mapinfo(Ngô Công
Châu, 2008)[2].
2.3.2. Cách tổ chức thông tin trong Mapinfo
Dữ liệu trong Mapinfo được chia thành 2 loại, dữ liệu không gian và dữ
liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính). Trong Mapinfo mỗi loại dữ liệu trên
có phương thức tổ chức thông tin khác nhau.
- TABLE (bảng): Trong Mapinfo dữ liệu không gian cũng được phân ra
thành các lớp thông tin khác nhau (layer), mỗi lớp thông tin không gian được
đặt trong một table. Người dùng có thể thực hiện các thao tác đóng, mở, sửa
đổi, lưu cất … các table này.
- WORKSPACE (Vùng làm việc): Khái niệm thứ hai cần quan tâm
trong Mapinfo là các workspace. Mỗi table trong Mapinfo chỉ chứa chứa một
lớp thông tin, trong khi đó trên một không gian làm việc có rất nhiều lớp
thông tin khác nhau. Workspace chính là phương tiện để gộp toàn bộ lớp
thông tin khác nhau lại tạo thành một tờ bản đồ hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu
tố nội dung, hơn thế nữa một workspace còn có thể chứa các bảng tính, các
biểu đồ, layout.
- MAP (cửa sổ hiển thị dữ liệu bản đồ): Dữ liệu bản đồ (địa lý) của các
đối tượng không gian nhằm mô tả vị trí, hình dáng trong một hệ thống toạ độ
nhất định. Một cửa sổ MAP cho phép hiển thị cùng một lúc nhiều lớp thông
tin (Layer) khác nhau hoặc bạt tắt hiển thị một lớp thông tin nào đó.
- LAYOUT (Trình bày và in ấn): Cho phép người sử dụng kết hợp các

browser, các cửa sổ bản đồ, biểu đồ và các đối tượng đồ hoạ khác vào một
trang in từ đó có thể gửi kết quả ra máy in hoặc máy vẽ(Ngô Công Châu,
2008)[2].

8

2.4. Khái quát mô hình số độ cao Digital Elevation Model- DEM
DEM là sự biểu thị bằng số sự thay đổi liên tục của độ cao trong không
gian, nó có thể là độ cao tuyệt đối của các điểm trên bề mặt trái đất, độ cao
của các tầng đất hoặc của mực nước ngầm [3]
DEM mô hình số độ cao có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt
phổ biến là những ứng dụng sau:
- Lưu trữ dữ liệu bản đồ số địa hình trong các cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Giải quyết tính toán đào đắp đất trong thiết kế đường và các dự án kỹ
thuật công trình khác.
- Biểu thị ba chiều trực quan điều kiện địa hình có mục đích quân sự (
thiết kế hệ thống đạn đạo) và cho mục đích thiết kế và quy hoạch kiến trúc
cảnh quan.
- Thiết kế xác định vị trí cho đường giao thông và đập nước.
- Tính toán và thành lập bản đồ độ dốc, bản đồ hướng dốc, bản đồ hình
dạng mái dốc để từ đó thành lập ảnh địa hình trực quan có hình bóng. Ứng
dụng trong nghiên cứu tầng địa chất hay dự báo khả năng xói mòn đất và
dòng chảy mặt[3].…
2.5. Module Vertical Mapper
Phần mềm Vertical Maper được viết ra để thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu thành lập các mô hình số địa hình và các nhiệm vụ khác có liên quan.
Để thực hiện việc thành lập một mô hình số địa hình trong môi trường
Vertical Maper:
- Chuẩn bị một bản đồ địa hình, thể hiện bằng phương pháp đường
đẳng cao.

- Chuyển các đường đẳng cao thành các chuỗi điểm độ cao.
- Thực hiện phép nội suy để tạo ra mô hình số độ cao địa hình.


9

Các đặc tính trong Modul Vertical Mapper 3.0:
- Phân tích dự báo
Kiểm tra các đặc điểm thống kê của dữ liệu đầu vào trong vùng kiểm
tra do người sử dụng định nghĩa và sau đó đặt các vùng khác với các đặc tính
tương tự. Các vùng kiểm tra phải là các đối tượng bản đồ đa cạnh, được chứa
trong một bảng MapInfo với một cột thuộc tính chứa tên lớp của vùng đó.
- Sự tương quan về không gian
Kiểm tra đầu vào đa dữ liệu và tạo ra ba bảng chỉ ra mối quan hệ thống
nhất giữa các hệ thống dữ liệu đầu vào. Người sử dụng có thể xác định mối
quan hệ giữa các bộ dữ liệu và xem kết quả trong các bảng. Điều này có thể
giúp người sử dụng chọn những bộ dữ liệu đại diện để có thể phân tích nhanh
hơn. Người sử dụng có các tùy chọn khác nhau:
+ Ma trận tương quan: chỉ ra cách mà mỗi dữ liệu đầu vào có tương
quan với hệ thống khác.
+ Chức năng nhóm: Nhóm tất cả các dữ liệu đầu vào thành các hạng/
phạm trù dựa vào ngưỡng tương quan nhất định.
+ Phân tích các thành tố cơ bản.
- Dự tính điểm
Cho phép người sử dụng xác định được sự tính toán về các điểm trong
một phạm vi nghiên cứu. Người sử dụng có thể xác định từ những tính toán
sau: Tổng giá trị, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và đếm
các điểm dữ liệu.
- Vùng đệm Grid
Tạo ra một Grid trong đó giá trị của mỗi ô là khoảng cách tới đối tượng

đầu vào gần nhất. Các đối tượng đầu vào gồm các điểm, đường, hình đa giác.
- Kiểm tra đối tượng đường

10
Dùng bảng về các đường thẳng, các hình đa giác và cập nhật cơ sở dữ
liệu với những thông tin từ các vùng Grid được lựa chọn. Các vùng Grid được
truy vấn là các vùng linh hoạt trong Grid Manager. Các thông tin trong mỗi
Grid là các giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, phạm vi giá trị,
giá trị đầu, giá trị giữa và giá trị cuối [21,17].
2.6. Phần mềm Global Mapper
Global Mapper không chỉ là một trình xem các tập hợp dữ liệu vector,
độ cao hay định dạng thô phổ biến. Ứng dụng còn giúp chuyển đổi, chỉnh sửa,
in ấn, theo dấu GPS cũng như cho phép bạn tận dụng tối đa chức năng GIS
trên các tập hợp dữ liệu trong một góiphần mềm dễ dùng với chi phí thấp.










Global Mapperbao gồm khả năng truy xuất trực tiếp cùng lúc nhiều
nguồn hình ảnh, các bản đồ địa hình, cùng các dữ liệu địa chấn chia vạch.
Cho phép truy xuất cả các hình ảnh màu độ phân giải cao từ DigitalGlobe
cũng như truy xuất toàn bộ cơ sở dữ liệu TerraServer-USA gồm các hình ảnh
và bản đồ địa chấn từ vệ tinh hoàn toàn miễn phí.
Global Mapper cũng có khả năng truy xuất dễ dàng các nguồn dữ liệu

WMS, bao gồm khả năng truy xuất tích hợp tới các dữ liệu độ cao cùng các

11
hình ảnh màu toàn thế giới, đồng thời xem dữ liệu độ cao trong không gian 3
chiều thực với bất kì ảnh thô và dữ liệu vector nhập vào bên trên.
Global Mapper đã được xây dựng vớicác chức năng tính khoảng cách
và tính toán diện tích, phân tích quang phổ, điều chỉnh độ tương phản, độ
cao truy vấn, tính toán tầm nhìn, cũng như khả năng tiên tiến như điều chỉnh
hình ảnh, đường viền từ dữ liệu bề mặt, phân tích từ dữ liệu bề mặt, phân định
vùng đầu nguồn, so sánh lớp địa hình. Nhiệm vụ lặp đi lặp lại có thể được
thực hiện bằng cách sử dụng các chức năng chuyển đổi hàng loạt có trong
Global Mapper [20].
2.7. Tổng quan về đất dốc
2.7.1. Đất dốc
Trong đất đai, đất dốc là đất có bề mặt nằm nghiêng, thường ghồ ghề
hoặc lượn sóng, nằm nghiêng là mặt dốc hoặc sườn dốc, góc tạo bởi sườn dốc
hoặc mặt nằm ngang là độ dốc của mặt đất .
Đất dốc xác định là loại đất có độ dốc từ 1
0
trở lên. Do đó, đất dốc
thường chịu tác động của các hiện tượng xói mòn rửa trôi, dẫn đến sự thoái
hóa đất, làm đất nghèo kiệt về dinh dưỡng, về cấu trúc, giảm độ pH, làm
tăng lượng các chất gây độc hại cho đất và làm cho đất bị chết về sinh học.
Hầu hết diện tích đất dốc bị thoái hóa và bị chua, nhiều diện tích bị bỏ
hoang hóa vì mất khả năng sản xuất nông lâm nghiệp. Đây thực sự là điều
khó khăn để tạo ra một nền nông nghiệp bền vững trên đất dốc (Lê Văn
Khoa, Trần Thị Lành)[12] .
Nhìn chung, đất dốc có một số đặc điểm quan trọng như sau:
+ Đất dốc là hệ sinh thái đa dạng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
+ Đất dốc hàm chứa nhiều tiềm năng phát triển, là nơi cư trú ngày càng

đông của con người và là nguồn đất sản xuất chính trong tương lai.

12
+ Mọi sai lầm trong quản lý đất dốc đều tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn
lường, thiệt hại sẽ nặng nề hơn trên phạm vi rộng lớn hơn.
Trong sản xuất nông lâm nghiệp người ta thường phân chia đất đai
theo 5 cấp độ dốc như sau.
Bảng 2.1: Phân loại đất dốc
Cấp độ Độ dốc Cấp độ dốc
I dưới 7
o

Đất dốc nhẹ
II 8 – 15
o

Đất dốc vừa
III 16 – 25
o
Đất dốc hơi mạnh
IV 26 – 35
o

Đất dốc mạnh
V >35
o

Dốc rất mạnh
Đất dốc bao gồm các khu vực gò đồi, cao nguyên, núi thấp và núi
cao phân bố ở cả 7 vùng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, ở 2 vùng đồng

bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long diện tích đất dốc chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ (Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu, Đặng Văn Minh, 2003)[5].
2.7.2. Đặc điểm
2.7.2.1.Thế mạnh:
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, vùng cao Việt Nam, mà
chủ yếu là đất dốc có rất nhiều tiềm năng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội của cộng đồng các dân tộc. Vùng đất dốc ngày càng có vai trò
quan trọng khi ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính rõ rệt, đặc biệt là khi mức
bước biển dâng cao ảnh hưởng nhiều đến vùng châu thổ rộng lớn. Lúc đó,
miền núi không chỉ là địa bàn cư trú chính của người dân mà còn là nơi
duy nhất có thể sản xuất lương thực. Hiện tại miền núi đang cung cấp hầu
như tất cả những vật dụng cần thiết phục vụ nhu cầu cuộc sống con người:
nguồn nước, đất sản xuất nông lâm nghiệp; nguyên liệu cho công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp; thủy điện; dược liệu, vật liệu xây dựng, đồ dùng gia

13
đình… Ngoài ra miền núi với những cánh rừng rộng lớn, còn là một máy
điều hòa khổng lồ chi phối sự an toàn sinh thái và môi trường cho sự sống
(Lê Văn Khoa, Trần Thị Lành)[12].
Tiềm năng mở rộng đất canh tác: Đất dốc là một bộ phận quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta đất dốc chiếm khoảng 74% diện tích.
Trong diện tích 9.4 triệu ha đất nông nghiệp chỉ có 4.06 ha là đất lúa còn trên 5
triệu ha chủ yếu là đất dốc,trong đó đất nương rẫy trồng lúa khoảng 640 ngàn
ha, diện tích còn lại là đất rừng và đất chưa sử dụng (Lê Quốc Doanh và
cs(2006)[7]. Mật độ dân số vùng đất dốc thấp hơn nhiều so với vùng đồng
bằng, đất vùng đồng bằng thích hợp cho cây hoa màu, lương thực ngắn ngày,
chủ yếu phục vụ cho an toàn lương thực, thực phẩm quốc gia trên thực tế đã
được khai thác tới hạn. Do vậy, việc phát triển nông lâm nghiệp trong những
thập kỷ tiếp theo phụ thuộc phần lớn vào việc mở rộng diện tích canh tác, việc
quản lý sử dụng hiệu quả diện tích đất dốc vùng đồi núi.

Tiềm năng lâm ngiệp: Rừng không chỉ là nguồn lợi tự nhiên quý giá về
kinh tế mà còn có giá trị cao trong bảo về nguồn nước, lưu trữ nguồn nước,
cung cấp điều hòa ôxi và cacbonic. Ở Việt Nam, rừng chỉ tồn tại chủ yếu ở
vùng cao đất dốc và phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc
Trung Bộ, Duyên Hải - Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
Tiềm năng sản xuất cây hàng hóa và đa dạng sản phẩm:So với miền
xuôi thì cơ cấu cây trồng ở miền núi đa dạng hơn nhiều. Trong khi hầu hết đất
bằng ở miền xuôi phải dành cho sản xuất lương thực thì miền núi là nơi có đủ
tiềm năng đất đai để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao, cây
dược liệu, hầu hết các loại nông sản xuất khẩu của Việt Nam được trồng trên
các khu vực có địa hình dốc như: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu…vv. Ngoài ra,
một số vùng núi cao đất dốc còn có những đặc thù về địa hình, khí hậu để

14
phát triển các loại sản phẩm rau quả ôn đới có giá trị kinh tế cao như: Sapa,
Bắc Hà, Tam Đảo, Đà Lạt.
Tiềm năng phát triển chăn nuôi: Muốn đưa chăn nuôi thành ngành sản
xuất chính thì phải khai thác tiềm năng đất đai và cây thức ăn gia súc ở miền
núi. Nếu mở rộng chăn nuôi ở miền xuôi thì sẽ gặp trở ngại lớn về môi
trường. Hơn nữa, vùng đồng bằng chỉ có thể phát triển chăn nuôi tiểu gia xúc
và gia cầm còn đối với đại gia súc thì sẽ không có đủ đất để xây dựng chuồng
trại, khu chăn thả và khu đồng cỏ. Chỉ có miền núi mới đáp ứng được những
yêu cầu này.Vùng đất dốc có mật độ dân cư thấp, tỷ lệ lạo động chưa có việc
làm cao( Vùng dốc bắc bộ tỷ lệ người không có việc làm chiếm 35 – 40%). Vì
vậy, phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp tạo công ăn việc làm
cho nhân dân, hay nói đúng hơn nguồn lao động sẵn có trong vùng là một
trong những tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi.
Tiềm năng phát triển nguồn điện: Để phát triển được thủy điện thì địa
hình phải có độ dốc cao, sông phải có lưu lượng nước lớn, tốc độ dòng chảy
cao, đảm bảo diện tích đất xây dựng hồ chứa. Miền núi là nơi có tiềm năng

thủy điện rất lớn do có địa hình cao và nguồn nước dồi dào, các sông có nhiều
thác ghềnh, khi xây dựng thủy điện các hồ chứa không làm ngập nhiều diện
tích đất nông nghiệp, các hồ chứa nước vừa phục vụ thủy điện vừa là nguồn
nước tưới trong mùa khô và điều hòa lũ lụt trong mùa mưa, nguồn nguyên
liệu phục vụ cho xây dựng công trình tại chỗ.
Tiềm năng phát triển du lịch:Khu vực miền núi tập trung chủ yếu đồng
bào dân tộc thiểu số, có nhiều nét văn hóa đặc sắc phong phú. Địa hình đồi
núi tạo nhiểu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng, các khu vực
rừng phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái, tham quan dã ngoại…
Cuộc sống ngày càng phát triển, mức thu nhập của đại bộ phận người
dân được nâng cao, nhu cầu nghỉ dưỡng ra tăng, đặc biệt trong bối cảnh nước

15
ta, cuộc sống đô thị ồn ào, chật chội, người dân càng có xu thế tìm đến những
khu vực cách xa đô thị để nghỉ dưỡng. Đây là cơ hội để khai phá, phát triển
du lịch sinh thái tại các khu vực đồi núi nước ta.
2.7.2.2. Hạn chế:
Xói mòn: Xói mòn là những mối đe dọa thường xuyên đối với đất dốc
vùng nhiệt đới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn
đến sự axit hóa trong đất. Những tác động này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn
nếu như đất canh tác không có thảm thực vật che phủ hoặc là đất bị đốt cháy
trước mùa mưa. Xói mòn đất ở miền núi phía Bắc nước ta chủ yếu xảy ra
trong mùa mưa. Với lượng mưa lớn và tập trung đã làm cho những vùng đất
thiếu che phủ bị xói mòn nghiêm trọng. Theo tính toán cho thấy 7 vùng sinh
thái của Việt Nam thì có tới 4 vùng có đất cao dốc (Thái Phiên, Nguyễn Tử
Siêm, 1998)[13].
Rửa trôi:Khác với xói mòn, rửa trôi có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên đất
nước ta, kể cả ở các vùng đất bằng. Rửa trôi xảy ra mạnh mẽ ở nước ta là do
đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa lớn. Rửa trôi là
nguyên nhân trực tiếp gây ra hàng loạt các quá trình bất lợi như:

- Suy giảm chất dinh dưỡng như: N, P, K, Ca, Mg
- Tăng độ chua và khả năng cố định lân ở tầng mặt
- Tạo ra các loại đất có thành phân cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, có
khả năng hấp thụ trao đổi kém ở tầng mặt, đồng thời chặt bí, kết von, khả
năng thấm nước kém ở tầng dưới.
Đất chua, đất bạc màu là kết quả của quá trình rửa trôi kéo dài, tuy
nhiên ở các vùng cao có độ dốc lớn, quá trình rửa trôi thường thể hiện ít rõ
ràng hơn và có hậu quả kém nghiêm trọng hơn so với quá trình xói mòn.
Các vùng mà rửa trôi thể hiện mạnh hơn và là nguyên nhân gây thoái
hoá đất chủ yếu nằm trên các vùng thềm (vùng đồng bằng bóc mòn chân núi,

16
vùng đồng bằng tích tụ, bào mòn, vùng thềm phù sa cổ), tập trung ở trung du
Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Duyên hải Trung và Nam
Trung Bộ.
Sự suy thoái đất:Trong quá trình canh tác luôn diễn ra hai quá trình thục
hóa và thoái hóa. Sự thục hóa làm cho những tính chất đất tự nhiên vốn
không thích hợp với cây trồng được cải thiện, đất tơi xốp hơn, bớt chua,
giảm độc tố, tăng khả năng hấp thu cung ứng đủ dinh dưỡng dễ tiêu cho
cây… Ngược lại với thục hóa là quá trình thoái hóa, theo đó các yếu tố
thuận lợi cứ giảm dần, đất nghèo kiệt đi đến hoàn toàn mất sức sản xuất với
những cây trồng nhất định, cần phải để cho các lực lượng tự nhiên phục hồi
lại có cải tạo cũng vô cùng tốn kém.
Thành tạo đất là quá trình rất lâu dài, trong khi thoái hóa đất thì rất
nhanh chóng, chỉ cần một hành động bất cẩn, bộc phát là có thể làm mất lớp
đất canh tác hình thành từ hàng nghàn năm trước. Cả hai quá trình thục hóa
và thoái hóa đều tác động đến hai hình thái độ phì nhiêu, nhưng cải thiện độ
nhiêu tiềm năng là một khó khăn lớn vượt ra khỏi tầm tác động của một thế
hệ con người.
Nguyên nhân chính gây thoái hóa đất là những sai lầm của con người

trong quá khứ về sử dụng và quản lý đất dốc, dẫn dến xói mòn đất, đất bị
nén chặt mất khả năng giữ nước, dòng chảy bề mặt lớn gây lũ ống, lũ quét ở
miền núi và lụt lội ở miền đồng bằng. Do đất mất khả năng giữ nước nên
hạn hán thường xảy ra khi thiếu mưa và suốt trong mùa khô. Rõ ràng, xói
mòn đất tuy là hiện tượng chính dẫn đến thoái hóa đất, song chỉ là hậu quả
của hoạt động sản xuất trên đất dốc.
Hạn hán vào mùa khô:Đất đai vùng đồi núi có độ dốc lớn nên khả năng
giữ ẩm, giữ nước trên bề mặt đất và trong đất kém. Việc giữ nước trên đất dốc
là một vấn đề thực sự khó khăn nên việc canh tác phải phụ thuộc nhiều vào

×