Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam tới chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.08 KB, 80 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TRẮNG
CỦA MỎ ĐÁ CẨM THẠCH R.K VIỆT NAM TỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH
HOẠT TẠI THỊ TRẤN YÊN THẾ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH BẮC GIANG




KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi Trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Hùng
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm




THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Môi trường và thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Hoàng Văn
Hùng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai
thác đá trắng của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam tới chất lượng nước sinh
hoạt tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo TS. Hoàng Văn Hùng, sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán
bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Lục Yên, cùng toàn thể lãnh đạo
và các công nhân viên trong khu mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Văn
Hùng - thầy giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ Khoa
Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ Phòng Tài
nguyên & Môi trường huyện Lục Yên, cùng toàn thể lãnh đạo và các công
nhân viên trong khu mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam, các bạn bè đồng nghiệp
và những người thân trong gia đình đã động viên khuyến khích và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng nhưng do
thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày …… tháng 05 năm 2014
Sinh viên





Nguyễn Thị Quỳnh Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các biện pháp xử lý nước sinh hoạt tại hộ gia đình (%) 14

Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2013 tại Yên Bái 21

Bảng 4.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2013 tại Yên Bái 21

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Yên Thế năm 2013 23

Bảng 4.4: Dân số của thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái năm 2013 27

Bảng 4.5: Lao động và phân bố lao động trong địa bàn thị trấn Yên Thế năm 201328

Bảng 4.6: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý hóa học trong nước mặt tại mỏ đá
Cẩm thạch RK Việt Nam 35

Bảng 4.7: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong nước mặt tại mỏ đá cẩm
thạch RK Việt Nam 36

Bảng 4.8: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý hóa học trong nước ngầm tại mỏ đá
cẩm thạch RK Việt Nam 37

Bảng 4.9: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu các sinh hóa trong nước ngầm tại khu
vực mỏ đá cẩm thạch RK Việt Nam 38

Bảng 4.11: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong mẫu nước thải của mỏ

đá cẩm thạch RK Việt Nam. 40

Bảng 4.12: Kết quả phân tích môi trường nước mặt của các năm 2010, 2011, 2012,
2013. 42

Bảng 4.14: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm của các năm 2010, 2011,
2012, 2013 43

Bảng 4.15: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa trong nước ngầm tại mỏ đá cẩm
thạch RK Việt Nam qua các năm 44

Bảng 4.16: Kết quả phân tích môi trường nước thải của các năm 45

2010, 2011, 2012, 2013 45

Bảng 4.17: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa 45

trong nước thải qua các năm 45

Bảng 4.19: Tỷ lệ các bệnh có liên quan tới nguồn nước sinh hoạt 47

theo thống kê 47

Bảng 4.20: Các mức độ ô nhiễm của nước ngầm 48

Bảng 4.21: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 48


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục
Yên, Tỉnh Yên Bái năm 2013 23

Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ đá cẩm thạch RK Việt Nam 32

Hình 4.3: Hàm lượng TSS trong các mẫu nước mặt 35

Hình 4.4: Hàm lượng Fe trong các mẫu nước mặt 35

Hình 4.5: Giá trị COD qua các mẫu nước mặt 37

Hình 4.6: Giá trị DO qua các mẫu nước mặt 37

Hình 4.7: Hàm lượng Mn trong các mẫu nước ngầm 38

Hình 4.8: Hàm lượng TSS trong các mẫu nước ngầm 38

Hình 4.9: Hàm lượng TSS trong các mẫu nước thải 40

Hình 4.10: Giá trị COD trong các mẫu nước thải 41

Hình 4.11: Giá trị BOD
5
trong các mẫu nước thải 41

Hình 4.12: Hàm lượng COD trong mẫu nước mặt giữa các năm 43

Hình 4.13: Hàm lượng DO trong mẫu nước mặt giữa các năm 43

Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đồng dạng các yếu tố ảnh hưởng của hoạt động

khai thác đá đến nguồn nước sinh hoạt (similarity từ 83-100%). 49

Hình 4.15: Biểu đồ mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác
đá (MDS). 50

Hình 4.16: Biểu đồ mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác
đá (PCA). 50

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATLĐ An toàn lao động
BOD Nhu cầu o xy sinh hóa
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
COD Nhu cầu oxy hóa học
DO Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
KPHĐ Không phát hiện được
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QLMT Quản lý môi trường
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh
TNMT Tài nguyên môi trường
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
UBND Ủy ban nhân dân
UNICEP Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
VLXD Vật liệu xây dựng

MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.3. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học về đề tài 4
2.1.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác đá ở Việt Nam 8
2.3. Cơ sở thực tiễn 10
2.3.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam 10
2.3.2. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Yên Bái 11
2.3.3. Chất lượng nước cho sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam 13
2.3.4. Các giải pháp xử lý nước sinh hoạt 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16
3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 16
3.2. Nội dung nghiên cứu 16
3.2.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 16
3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái16
3.2.3. Đôi nét về mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam 16
3.2.4. Hiện trang môi trường nước của mỏ đá cẩm thạch RK Việt Nam năm 2013 17

3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá hoa trắng tới môi trường và
đời sống người dân tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 17
3.2.6. Đề xuất giải pháp xử lý nâng cao hiệu quả công tác quản lý và giảm thiểu ô
nhiễm tới môi trường 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 17
3.3.2. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước 17
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa 18
3.3.4. Phương pháp tổng hợp so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập được 18
3.3.5. Phương pháp kế thừa 18
3.3.6. Phương pháp xử lí số liệu 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 20
4.1.1. Vị trí địa lý 20
4.1.2. Địa hình 20
4.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn 20
4.1.4. Các nguồn tài nguyên 22
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 24
4.2.1. Thực trạng phát triển các ngành 24
4.2.2. Dân số, lao động và việc làm 27
4.2.3. Cơ sở hạ tầng 28
4.2.4. Văn hóa - xã hội 29
4.3. Đôi nét về mỏ đá cẩm thạch RK Việt Nam 30
4.3.1. Vị trí địa lý 30
4.3.2. Địa hình 30
4.3.3. Phương pháp khai thác 30
4.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu 34
4.4.1. Chất lượng môi trường nước mặt của mỏ đá Cẩm thạch RK Việt Nam năm
2013 34
4.4.2. Chất lượng môi trường nước ngầm của mỏ đá cẩm thạch RK Việt Nam năm

2013 37
4.4.3 Chất lượng môi trường nước thải của mỏ đá cẩm thạch RK Việt Nam năm
2013 39
4.5. Đánh giá chất lượng môi trường nước qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013 của
mỏ đá cẩm thạch RK Việt Nam 41
4.5.1. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt của mỏ đá cẩm thạch RK Việt
Nam qua các năm 42
4.5.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước ngầm của mỏ đá cẩm thạch RK Việt
Nam qua các năm 43
4.5.3. Diễn biến chất lượng môi trường nước thải của mỏ đá cẩm thạch RK Việt
Nam 45
4.5.4. Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xung quanh mỏ đá cẩm thạch
RK Việt Nam 46
4.6. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tới môi trường và đời sống
của người dân tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 48
4.5. Đề xuất giải pháp 51
4.5.1. Giải pháp về thể chế, chính sách 51
4.5.2. Giải pháp quản lý 51
4.5.3. Giải pháp công nghệ kỹ thuật 52
4.5.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Kiến nghị 55
1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Yên Bái là một trong số ít tỉnh được đánh giá là có tiềm năng to lớn
về đá hoa làm ốp lát và làm bột carbonat calci (Nguyễn Linh Ngọc,

2102)[5]. Để quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội trong những năm
tới, tỉnh Yên Bái đã chú trọng phát triển công nghiệp khai khoáng, trong
đó các mỏ đá hoa trắng là loại hình khoáng sản đang được khuyến khích
mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác, sử dụng nhằm phát huy thế mạnh
nguồn nguyên liệu sẵn có của tỉnh (Cổng thông tin điện tử, Sở TNMT Yên
Bái, 2010)[19]. Thực tế các sản phẩm chế biến từ đá hoa trắng đang được
thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng (Báo cáo của Sở TNMT Yên
Bái, Tháng 6/2010)[11].
Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hoạt động
khai thác đá hoa ngày càng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Mỏ đá hoa
cẩm thạch R.K Việt Nam là một trong những khu vực khai thác của tỉnh Yên
Bái nằm trên khu vực thôn Cốc Há, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái. Mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Lục Yên
nói riêng (Phạm Trung Kiên, 2010)[9]. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về
kinh tế xã hội, mang lại cho người dân trên địa bàn huyện có được công việc
và thu nhập ổn định thì hoạt động khai thác đá của mỏ đã và đang gây ra một
vấn đề lo ngại về môi trường, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người
dân. Đó chính là nguồn nước tại khu vực này đang bị de dọa bởi hoạt động
khai thác của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, từ nhu cầu thực tế và nguyện
vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên - TS
Hoàng Văn Hùng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng
hoạt động khai thác đá trắng của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam tới chất
lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
2

1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích của đề tài

Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của mỏ đá cẩm thạch
R.K Việt Nam tới chất lượng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp nhằm giảm
thiểu tác động của hoạt động này tới môi trường tại khu vực nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng khai thác đá trắng tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái.
- Xác định một số yếu tố của hoạt động khai thác đá trắng ảnh hưởng tới
môi trường khu vực xung quanh (đặc biệt là môi trường nước).
- Đề xuất biện pháp quản lý cho đơn vị tổ chức khai thác và địa phương
nhằm giảm thiểu các tác động của hoạt động khai thác đá trắng tới môi trường
và con người.
1.2.3. Yêu cầu
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn thực trạng khai thác đá trắng tại mỏ đá
cẩm thạch R.K Việt Nam và ảnh hưởng tới khu vực phát tán ô nhiễm.
- Các mẫu nước phải được lấy trong khu vực chịu tác động của hoạt
động khai thác đá trắng tại địa bàn nghiên cứu.
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với
điều kiện thực tế của cơ sở.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác đá tới môi trường
nước, để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý,
ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và
con người.
3


- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch cho xây dựng chính
sách về bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai khoáng.
- Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn thị trấn.




4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học về đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm về tài nguyên nước
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường. Không có nước, cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại
được. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước.
Nguồn nước là chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác, sử dụng được, bao gồm: Sông, suối, ao, hồ, kênh, mương, các tầng
chứa nước dưới đất, mưa, băng tuyết và các dạng tích tụ khác.
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo.
Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
Nước sinh hoạt là nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.
Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nước trong, không màu,
+ Không có mùi vị lạ, không có tạp chất,
+ Không chứa chất tan có hại,

+ Không có mầm mống gây bệnh.[8]
2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm… bị các tác động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho
con người và cuộc sống của các sinh vật trong tự nhiên.
Như vậy, ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước
không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu
chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Ô nhiễm
nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi
trường nước các chất bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô
nhiễm nhân tạo chủ yếu là do quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới
dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
giao thông vào môi trường nước.
5

Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm là:
- Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H
2
SO
4
, HNO
3
từ khí
quyển, tăng hàm lượng SO
2-
và NO
3-
trong nước.
- Tăng hàm lượng các ion Ca

2+
, Mg
2+
, SiO
3
2+
trong nước ngầm và nước
sông do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat.
- Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng
đi vào môi trường cùng nước thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
- Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân
hủy bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt và thuốc trừ sâu).
- Tăng hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên, trước hết là:
Pb
3+
, Cd
+
, Hg
2+
, Zn
2+
, As
3+
, Fe
2+
, Fe
3+
, …
- Giảm nồng độ oxy tự nhiên hòa tan trong nước tự nhiên do quá trình
oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí.

- Giảm độ trong của nước.[8]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XI kỳ họp thứ 8 ngày 01/07/2006;
- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông
qua ngày 21/6/2012;
- Luật Khoáng sản số 60/2011/QH12 được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010;
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ-
CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT;
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về
BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước;
- Quyết định số 7869/2009/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về công tác kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản
lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCN ngày 5/6/2000 của Bộ Khoa học
công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (31 tiêu chuẩn);
- Quyết định số 34/2004/QĐ-BKHCN ngày 09/10/2004 của Bộ Khoa
học công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam;
6

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của BTNMT về
việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam (5 tiêu chuẩn);
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của BTNMT
về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước:
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;

- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo;
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6:1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối;
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm;
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp;
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Hoạt động khai thác đá trên thế giới
Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng đã
và đang phát triển trên thế giới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nhu
cầu sử dụng đá hoa cương ở các nước ngày càng tăng. Đá hoa được ứng dụng
trong trang trí nội thất mà không có một loại vật liệu nào có thể thay thế. Từ
xa xưa con người đã biết sử dụng đá hoa xây dựng nên những lâu đài, điện
ngọc để lại những giá trị vĩnh hằng về vật liệu kiến trúc.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ khai thác cùng với bàn tay,
khối óc của con người đã tìm và khai thác được những mỏ đá hoa trắng từ
khắp mọi nơi trên thế giới. Phần lớn đá thiên nhiên được khai thác ở Iran,
Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Mêxico, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp,
Canada, Pháp và Brazil,…
7

Tại Ấn Độ, công nghệ khai thác đá của họ rất phát triển và tận dụng
triệt để nguồn tài nguyên này, họ áp dụng hình thức khai thác có chi phí thấp
nhưng năng suất thu được rất cao. Đá hoa trắng của Ấn Độ thuộc dòng đô lô
mít với hàm lượng CaCO

3
khoảng 60 - 67% còn lại là tạp chất MgO, SiO
2
, đá
trắng của Ấn Độ chỉ làm đá xẻ chứ không nghiền làm bột siêu mịn được vì
hàm lượng tạp chất quá cao.
Hiện nay trên thế giới nổi tiếng nhất là đá hoa trắng của vùng Carrare
nước Italia, đây là một loại đá trang trí, nó nổi tiếng không chỉ vì sự sáng
bóng mà còn vì hình vân và màu sắc của nó. Có các loại đá trắng, đen, ghi,
đỏ, xanh lá cây, vàng và xanh da trời. Hầu hết người ta khai thác đá hoa này ở
những mỏ đá lộ thiên, phương pháp tiến hành rất đơn giản. Người ta lấy
những khối đá ra rồi cưa chúng bằng dây xoắn, đây là dây thép dài ít nhất
1500 m, nó quay quanh một cái ròng rọc mà người ta đã đưa vào trong giếng
mỏ có đường kính một vài đêximét và chiều sâu của giếng tương ứng với độ
dày của khối đá lấy được. Tốc độ cưa thay đổi 5 cm đến 30 cm/h. Nó phụ
thuộc vào độ cứng của đá và chất mài được phụt vào trong rãnh. Dây xoắn
cưa ngang hay thẳng đứng, tiếp đó những khối đá được cắt ra theo kích thước
và hình dạng đã định trước. Hàng năm nước Italia sản xuất ra hàng trăm triệu m
3

đá hoa các loại phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các nước khác
trên toàn thế giới.
Hoạt động khai thác đá trên thế giới ngày càng phát triển mạnh đem lại
lợi ích kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trên toàn thế
giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà hoạt động khai thác đá đem lại thì hoạt
động khai thác đá đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề làm ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Quá trình nổ mìn, khoan cắt và
vận chuyển đá đã tạo ra một lượng bụi rất lớn và gây nên những chấn động
mạnh làm thay đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Trên thế giới hàng năm
ngành khai thác đá đã xảy ra hàng trăm vụ sập mỏ đá do khai thác đá trái phép

và do công nghệ không đảm bảo an toàn cho công nhân khu vực khai thác,
cướp đi sinh mạng của hàng trăm người[18].
8

2.2.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá trên thế giới
Khai thác đá hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh
tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác đá lại là vấn đề đang
được quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai
thác, chế biến đá và tình trạng khai thác đá trái phép tại nhiều nước có trữ
lượng đá lớn trên thế giới). Khai thác đá tạo ra một lượng bụi rất lớn, lớn hơn
gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có những nơi nồng độ bụi
cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại các mỏ khai thác còn
thải ra một lượng lớn khí độc hại như CO, SO
2
,… đây là những khí rất độc hại
đối với môi trường và những người lao động tại chính cơ sở khai thác và sản xuất
đá. Một số khu vực khai thác do công nghệ khai thác chủ yếu là công nghệ thủ
công, không được trang bị những thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác và chế
biến đá đều phát sinh ra một lượng bụi rất lớn làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng
tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác.
Như vậy hoạt động khai thác đá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh
trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn các nguyên liệu phục vụ cho
nhu cầu của con người. Cùng với sản lượng khai thác đá ngày càng tăng, thì
ngành công nghiệp khai thác đá trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói đến
nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác đá ở Việt Nam
2.2.2.1. Hoạt động khai thác đá ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, đá hoa

trắng là khoáng sản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả
điều tra thăm dò địa chất cho thấy, đá hoa trắng phân bố khá rộng rãi trên lãnh
thổ Việt Nam song tập chung trữ lượng lớn ở một số địa phương như Yên Bái,
Nghệ An, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, …
Theo thống kê, hiện nay trên phạm vi cả nước có 97 giấy phép khai
thác đá đang hoạt động. Trong đó có 47 giấy phép thăm dò với trữ lượng dự
báo 177,7 triệu m
3
đá ốp lát, 624 triệu tấn đá bột và 50 giấy phép khai thác
9

với trữ lượng đã cấp phép là 161 triệu m
3
đá làm đá ốp lát, 428 triệu tấn đá
làm bột carbonat canxi. Công suất khai thác hàng năm đối với đá ốp lát là 5,8
triệu m
3
và 16 triệu tấn đá bột.
Hoạt động khai thác, chế biến đá hoa tại các địa phương đã góp phần
phát triển kinh tế xã hội, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ
phận người dân địa phương. Hoạt động đầu tư của nhiều doanh nghiệp đã tạo
được uy tín và thương hiệu riêng tại thị trường trong nước và một số khu vực
trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp khai thác đá hoa trắng
còn gặp phải không ít những khó khăn khi thiếu chế tài chặt chẽ đối với việc
hành nghề thăm dò khoáng sản dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân thiếu năng lực
và kinh nghiệm vẫn được thuê thăm dò. Do đó, nhiều mỏ khi đi vào khai thác
không như kết quả đánh giá trữ lượng dẫn tới chủ đầu tư thua lỗ, kinh doanh
không hiệu quả. Với số lượng giấy phép hoạt động khoáng sản đã cấp và sẽ
cấp cho thấy, sau năm 2012 có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh
vực này tập chung chủ yếu ở 3 - 4 vùng mỏ, như vậy có thể có hiện tượng

khai thác tràn lan, lãng phí tài nguyên, tranh giành diện tích, mất an ninh trật
tự và đặc biệt ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường và cơ sở hạ tầng không thể
đáp ứng. Số lượng cơ sở chế biến đá hoa khá lớn. Tuy nhiên lại có quy mô
nhỏ, phân tán, thiết bị công nghệ còn lạc hậu nên chưa sử dụng hợp lý tài
nguyên. Tại các mỏ khai thác đá làm ốp lát, thực tế chỉ thu hồi được 20 - 30%
khối lượng đá thành phẩm còn lại 70 - 80% chưa có nhu cầu sử dụng, phải để
lại tại mỏ cho thấy sự lãng phí lớn và là nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ sạt lở,
mất an toàn trong khai thác.
2.2.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước,
các hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang góp phần to lớn vào
công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác khoáng sản,
đặc biệt là khai thác đá vẫn luôn là mối hiểm họa ảnh hưởng không nhỏ tới
môi trường.
Trong quá trình khai thác mỏ, con người đã làm thay đổi môi trường xung
quanh, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường.
10

Tác động tới môi trường không khí và nước: Hoạt động khai thác đá
thường sinh ra một lượng bụi lớn có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động nổ mìn,
khoan cắt đá, từ quá trình vận chuyển đá về bãi tập kết và các chất thải rắn,
chất thải sinh hoạt, các bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ tham gia vào
thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên là những
tác động tiêu cực tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí
xung quanh khu vực mỏ khai thác.
Tác động tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: Hoạt động khai
thác đá làm thay đổi cảnh quan môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm thoái
hóa lớp đất mặt, gây sạt lở mất an toàn lao động và trong quá trình khai thác
đá còn tạo ra tiếng ồn và những chấn động lớn gây ảnh hưởng tới sức khỏe
của người dân xung quanh khu vực khai thác.

2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) tương đối
phong phú, có mạng lưới sông suối khá dày đặc với 2.360 con sông có dòng
chảy quanh năm (với độ dài mỗi con sông hơn 10 km) bao gồm: 9 hệ thống
sông lớn có diện tích lưu vực từ 10.000 km
2
trở lên, 166 con sông có diện tích
dưới 10.000 km
2
. Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá
lớn tới trên 2000 mm. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ che phủ rừng hiện có
khoảng 39%, mạng lưới sông, suối, đầm, hồ, ao, kênh mương khá dày và có mức
nước quanh năm.
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta
bằng khoảng 847 km
3
, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km
3

chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km
3
, chiếm 40%. Tài nguyên nước
mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng
chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ
chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, tài nguyên nước mặt biến đổi
mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân bố không đều trong
năm) và còn phân bố không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
11


Tổng lượng dòng chảy hàng năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500
km
3
, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước,
sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km
3
(14,9%), hệ thống sông Đồng Nai
36,3 km
3
(4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ
nhau, khoảng trên dưới 20 km
3
(2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng,
Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km
3
(1%), các sông còn lại
là 94,5 km
3
(11,1%).
Một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước sông của nước ta là phần
lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở
nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km
3
,
88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh
thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3
km
3
) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km
3

, 15,6%), hệ
thống sông Đồng Nai (32,8 km
3
, 9,6%).
Tuy nhiên, lượng nước mặt có thể khai thác không khả quan, một mặt
khả năng sử dụng lượng nước chảy từ bên ngoài lãnh thổ vào là rất bấp bênh,
thiếu chủ động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mặt khác nếu xét lượng nước
cho phép sử dụng không được vượt quá 30% lượng nước đến ta thấy nhiều
nơi không đủ nước dùng. Ví dụ, lượng nước cần trong tháng II - IV của đồng
bằng Bắc Bộ chiếm tới 43 - 45%, cá biệt là Phả Lại chiếm 69 - 112% lượng
nước đến… Trong vài thập niên đầu tiên của thế kỷ mới, nguy cơ thiếu nước sẽ
đến với Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả châu thổ Sông Hồng.
2.3.2. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh có nguồn nước khá phong phú bao gồm nguồn nước
ngầm và nguồn nước mặt.
Về nguồn nước mặt: Yên Bái có hai hệ thống sông chính là sông Hồng
và sông Chảy, đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài hai con
sông chính là sông Hồng và sông Chảy còn có khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ
cùng hệ thống hồ đầm.
Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc). Chiều dài chảy qua
tỉnh là 115 km. Các phụ lưu của sông Hồng trên địa bàn tỉnh có tới 50 ngòi,
12

có tổng diện tích lưu vực là 2.700 km
2
. Lớn nhất là ngòi Thia, diện tích lưu
vực 1.570 km
2
, sau đó là ngòi Hút (632 km
2

), ngòi Lao (519 km
2
), ngòi Lâu
(250 km
2
)… Những con ngòi này cùng với phụ lưu khe suối là nguồn nước chủ
yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Sông Chảy bắt nguồn từ vùng núi Tây Côn Lĩnh (Trung Quốc), với 32
phụ lưu, diện tích lưu vực 2.200 km
2
với lượng nước đổ vào trung bình là 5,3
tỷ m
3
nước/năm. Đoạn chảy qua địa phận Yên Bái có chiều dài 95 km, tại đây
đã xây dựng hồ chứa nước Thác Bà, làm nguồn nước cho nhà máy thủy điện
Thác Bà, Yên Bái. Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất
Việt Nam với diện tích 23.400 ha, bao gồm 19.050 ha diện tích mặt nước và
1.331 đồi đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 2,9 tỷ m
3
nước là điều kiện thích hợp
để phát triển nguồn sinh vật thủy sinh và là nguồn năng lượng phục vụ cho
hoạt động của nhà máy thủy điện Thác Bà - công trình thủy điện đầu tiên ở
miền Bắc Việt Nam. Các phụ lưu của sông Chảy trên đất Yên Bái có tới 23
ngòi với tổng diện tích phụ lưu 1.350 km
2
.
Suối Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km
2
là 9 nhánh của hệ
thống sông Đà, có độ dốc lớn nên có khả năng phát triển thủy điện.

Hệ thống ao, hồ với diện tích 20.913 ha, là tiềm năng để phát triển các
ngành du lịch và thủy sản.
Về nguồn nước ngầm: Theo các tài liệu địa chất thủy văn, nguồn nước
ngầm và nước khoáng của tỉnh Yên Bái phân bố ở độ sâu từ 20 đến 200 m
dưới lòng đất. Nước khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc các
huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ với nhiệt độ trên 40
o
C, hàm lượng
khoáng hóa 1 - 5 gam/lít có khả năng chữa bệnh khi đã được xử lý độc tố.
Yên Bái là một tỉnh có lượng mưa trung bình, hàng năm có lượng mưa
bình quân trong toàn tỉnh là 1864 mm, với tổng lượng nước mưa là 13 tỷ m
3

nhưng lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Theo số
liệu thống kê của cơ quan khí tượng thủy văn thì tổng lượng mưa trung bình năm
của 10 năm trở lại đây ở trạm Yên Bái là 1751,7 mm; ở trạm Lục Yên là 1804,2
mm; ở Mù Cang Chải là 1745,4 mm…[16]
Hiện nay nguồn nước mặt của tỉnh Yên Bái đang có dấu hiệu bị ô
nhiễm, hàm lượng BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) và hàm lượng COD (nhu cầu
13

oxy hóa học) đã vượt tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn dành cho nước sinh
hoạt, còn chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh nhìn chung là tốt.
Tại một số địa điểm ở sông Hồng và sông chảy đã có dấu hiệu ô nhiễm
các chất hữu cơ, dầu mỡ, và hóa chất bảo vệ thực vật. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở Yên Bái là do
ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp vật liệu xây dựng, và các ngành
dịch vụ phát triển mạnh, nhưng các biện pháp xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường
không hiệu quả và nhiều nơi không có các biện pháp bảo vệ môi trường. Phần lớn
rác thải sản xuất chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường[17].

2.3.3. Chất lượng nước cho sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam
Nông thôn Việt Nam hiện đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ nhiều
hình thức khác nhau như giếng đào, giếng khoan, nước mưa hay bể lọc nước.
Phần lớn các nguồn nước dùng cho sinh hoạt của người dân đều chưa được
đảm bảo vệ sinh an toàn.
- Nước mưa: Rơi từ trên cao xuống qua lớp không khí chứa nhiều bụi
bẩn, vi khuẩn và chất độc hại khác như khí độc, hơi axit, hơi bụi chì. Nếu
chảy qua mái nhà và máng hứng cuốn theo nhiều chất bẩn khác trở thành
nước không đảm bảo vệ sinh, có thể gây hại cho người sử dụng, nhất là những
cơn mưa đầu mùa.
- Nước giếng đào: Là giếng khai thác nước ngầm ở tầng nông, nằm
dưới mặt đất từ 5 – 10 m, nguồn nước này có nhiều khoáng chất nhưng dễ bị
ô nhiễm bởi nguồn nước mặt và các yếu tố bên ngoài. Nước giếng khoan
được khai thác ở tầng nông khoảng 60 m, ở tầng sâu khoảng 250 m. Nguồn
nước này ít bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh nhưng bị chi phối bởi các yếu tố về
cấu trúc địa tầng, khoáng sản.
- Nước mặt lấy từ sông suối, kênh mương, ao, hồ: Nước này thường
chứa nhiều phù sa, chất hữu cơ, vi khuẩn và một số chất độc hại khác (dầu
mỡ, thuốc bảo vệ thực vật), đặc biệt là nước ven bờ hay các dòng nước tĩnh
như ao, hồ có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm bằng mắt thường.
- Nước máy: Là nước đã được qua xử lý, tuy nhiên cũng có thể bị
nhiễm bẩn trên đường dẫn nước, dụng cụ chứa nước không sạch hoặc do sự
cố xử lý.
14

- Nước xử lý bằng bể lọc: Có tác dụng làm mất đi các chất vô cơ, hữu
cơ và hạn chế các vi sinh vật ở trong nước.
Trong các nguồn nước thì chỉ có nước máy là đạt tiêu chuẩn. Tuy
nhiên, theo điều tra của UNICEP thì hiện nay số lượng người nông thôn ở
Việt Nam được dùng nước máy là 11,7%, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp và đang

còn 11,6% người dân vẫn thường xuyên sử dụng nước lã. Thói quen uống
nước lã sẽ đem đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng do mắc
phải những căn bệnh lan truyền theo nước. Đặc biệt là theo kết quả phân tích
về vi sinh trong “Điều tra chất lượng nước sinh hoạt nông thôn” của cục Y tế
Dự phòng năm 2011 thì chỉ có 25,1% trong tổng số 2958 mẫu nước xét
nghiệm lấy từ các nguồn nước sinh họat của các hộ gia đình ở nông thôn
thuộc 8 vùng sinh thái là đạt tiêu chuẩn vệ sinh về vệ sinh an toàn.
2.3.4. Các giải pháp xử lý nước sinh hoạt
Hiện nay người ta đã khẳng định nước là nguồn truyền bệnh rộng nhất,
nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Hơn nữa tất cả các nguồn nước tự nhiên (nước
giếng, nước mưa, nước sông, suối, ao, hồ …) là những nơi có thể chứa mầm
bệnh. Do vậy mọi nguồn nước dùng cho sinh hoạt đều phải được xử lý nhằm
loại bỏ các chất độc hại.
2.3.4.1. Các nghiên cứu về xử lý nguồn nước cho sinh hoạt
Bảng 2.1: Các biện pháp xử lý nước sinh hoạt tại hộ gia đình (%)
STT Nguồn nước
Phương pháp xử lý
Lọc
Để
lắng
Đánh
phèn
Sử dụng
hóa chất
Khác
Không
xử lý
1 Nước mưa 27,6 35,2 0,0 0,0 0,0 37,2
2 Nước máy 1,6 20,3 0,0 0,0 0,0 78,1
3 Nước giếng khoan 36,4 17,0 0,3 0,3 0,1 45,9

4 Nước giếng khơi 6,6 7,9 0,3 0,0 0,1 85,1
5 Suối đầu nguồn 5,3 6,7 0,0 0,0 0,1 87,9
6 Sông, ao, hồ 1,5 36,6 42,7 3,8 0,1 15,3
7 Khác 5,6 8,0 0,0 0,0 0,0 86,4
(Nguồn: Nguyễn Huy Nga và cs, 2007)
Tính chung, biện pháp xử lý nước được các hộ gia đình sử dụng nhiều
nhất là để lắng (trung bình 18,8%), lọc (trung bình 12,8%), còn lại là đánh
phèn hoặc sử dụng hóa chất với tỷ lệ thấp.
Hầu hết giếng khơi không được xử lý trước khi đưa vào sử dụng, tuy
đây là nguồn nước được coi là sạch nhưng vẫn có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật
15

đặc biệt là những giếng được xây gần nhà tiêu, chuồng gia súc, hoặc không có
thành chắn hoặc có vũng nước đọng lại quanh giếng.
2.3.4.2. Giải pháp xử lý cụ thể cho nguồn nước sinh hoạt
 Làm mềm nước (khử độ cứng)
Độ cứng của nước đa số là do hàm lượng các cation kim loại Ca
2+

Mg
2+
có trong nước. Độ cứng toàn phần là tổng hàm lượng các cation kim
loại Ca
2+
và Mg
2+
tính cho 1 lít nước, bao gồm:
Độ cứng tạm thời hay độ cứng carbonat: Tạo bởi các muối carbonat và
bicarbonat, trong đó chủ yếu là bicarbonat vì muối carbonat Ca và Mg hầu
như không thay đổi thường xuyên dưới tác dụng của nhiều yếu tố, ví dụ như:

Nhiệt độ, pH…
Độ cứng vĩnh viễn: Tạo bởi các muối khác của Ca và Mg như sulphat,
clorua… chỉ có thể thay đổi bằng phương pháp phức tạp và đắt tiền.
Có nhiều phương pháp làm mềm nước như phương pháp hóa học,
phương pháp nhiệt, phương pháp trao đổi ion và phương pháp tổng hợp. Sau
đây là một số phương pháp đang được áp dụng:
 Phương pháp hóa học
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào các hóa chất có khả năng kết
hợp với các ion Ca
2+
và Mg
2+
tạo ra các hợp chất không tan và loại trừ bằng
biện pháp lắng lọc.
+ Làm mềm nước bằng vôi.
+ Làm mềm nước bằng vôi và sôđa.
+ Làm mềm nước bằng phốt phát.
 Làm mềm nước bằng phương pháp nhiệt
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là khi đun nóng nước, khí
cacbonic hòa tan sẽ bị khử hết thông qua sự bốc hơi.
 Làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion
Hạt trao đổi ion (Ionit) và phương pháp sử dụng:
Ngành công nghiệp hóa học đã chế tạo ra loại hạt nhựa hữu cơ tổng
hợp không tan trong nước nhưng có bề mặt hoạt tính hóa học, có thể cấy lên
bề mặt các hạt này (Ionit) một loại cation hay anion chọn trước như Na
+
, H
+
,
NH

4
+
, OH
-
, Cl
-
. Khi ngâm các hạt ionit vào nước, các ion đã được cấy vào
trên bề mặt sẽ tham gia vào phản ứng trao đổi với các ion của muối hòa tan
trong nước.

×