Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá công tác quản lý và sử dụng hóa chất Bảo vệ thực vật trong khu vực sản xuất rau sạch tại xã Vân Hội - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.18 KB, 68 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN VĂN QUÂN


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG KHU VỰC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
TẠI XÃ VÂN HỘI - HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014





Thái Nguyên - 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN VĂN QUÂN


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT TRONG KHU VỰC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ
VÂN HỘI HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN CHÍ HIỂU
Khoa Môi trường - trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên






Thái Nguyên - 2014
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Tài nguyên và Môi trường, tôi đã về thực tập tại Sở tài nguyên và môi trường.
Đến nay tôi đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp và khoá luận tốt
nghiệp của mình.
Trong trang đầu của bài khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô giáo trong khoa Môi trường đã
tận tình giúp đỡ và dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của Sở tài nguyên
và môi trường, Chi cục bảo vệ thực vật, UBND xã Vân Hội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô
giáo hướng dẫn: TS. NGUYỄN CHÍ HIỂU khoa Môi trường, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần, động viên giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Văn Quân
MỤC LỤC


Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 3
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường và quản lý môi trường 3
2.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến hóa chất BVTV 3
2.1.2. Phân loại độ độc của HCBVTV 4
2.1.3. Vai trò của hóa chất bảo vệ thực vật 6
2.1.4. Tác động của HCBVTV đến môi trường và HST 6
2.1.4.1. Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường đất và VSV đất 7
2.1.4.2. Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường nước 7
2.1.4.3. Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường không khí 8
2.1.4.4. Tác động của HCBVTV đến cây trồng 8
2.1.4.5. Ảnh hưởng của HCBVTV đối với người 8
2.1.4.6. Ảnh hưởng của HCBVTV đối với động vật sống trên cạn và
dưới nước 9
2.1.4.7. Ảnh hưởng của HCBVTV tới thiên địch 9
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật 9
2.3. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên Thế giới và ở Việt Nam 11
2.3.1. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên Thế giới 11
2.3.2. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV ở Việt Nam 12
2.3.3. Tình hình nhập khẩu và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam 14

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.3. Nội dung nghiên cứu 21
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vân Hội - huyện Tam
Dương - tỉnh Vĩnh Phúc 21
3.3.2. Kết quả điều tra về công tác quản lý và hiện trạng sử dụng thuốc
BVTV của người dân tại khu vực 21
3.3.3. Hàm lượng hóa chất tồn dư trong đất và sản phẩm rau được tiến hành
lấy mẫu phân tích 21
3.3.4.Tác động của HCBVTV đến sức khỏe của người dân và môi trường
tại khu vực nghiên cứu 21
3.3.5. Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng hóa chất BVTV 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và tài liệu về các vấn đề
liên quan 22
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 22
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu 22
3.4.4. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vân Hội - huyện Tam Dương
- tỉnh Vĩnh Phúc 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
4.1.1.1. Vị trí địa lý 23
4.1.1.2. Địa hình 23
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.1.2.1. Tình hình kinh tế 24
4.1.2.2. Văn hoá - y tế - giáo dục - an ninh quốc phòng 28
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng 31

4.2. Kết quả điều tra về công tác quản lý và hiện trạng sử dụng thuốc
BVTV của người dân tại khu vực và một số định hướng giải pháp khắc
phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV 31
4.2.1. Nhu cầu sử dụng hóa chất BVTV trên khu vực sản xuất rau an toàn
của xã Vân Hội - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc 31
4.2.2. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của
người dân 34
4.2.3. Đánh giá công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý và sử
dụng hóa chất BVTV của xã Vân Hội - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc 43
4.3. Kết quả phân tích về dư lượng hóa chất BVTV trong một số sản phẩm
rau xanh và đất 45
4.4. Ảnh hưởng của hàm lượng hóa chất BVTV tồn dư trong rau tới sức
khỏe con người 46
4.5. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do thuốc BVTV gây ra 47
4.5.1. Đánh giá chung 47
4.5.2. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng
hóa chất BVTV 49
4.5.2.1. Giải pháp quản lý 49
4.5.2.2. Giải pháp xử lý 50
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1. Kết luận 52
5.2. Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 1

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo quy định của WHO) 5


Bảng 2.2. Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO 5

Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng
về độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO 6

Bảng 4.1: Số lượng gia súc gia cầm và tổng giá trị thu nhập từ ngành chăn
nuôi từ năm 2010-2013 25

Bảng 4.2. Số lượng các loại HCBVTV được sử dụng nhiều tại xã Vân Hội
năm 2013 -2014 32

Bảng 4.3. Danh sách các loại thuốc BVTV đang được sử dụng thực tế trên
đồng ruộng rau xã Vân Hội và độc tính của chúng (kết quả thu thập
thực tế trên ruộng rau) 33

Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV của người dân 34

Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và thời gian cách ly cho một số
loại rau tại xã Vân Hội - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc 35

Bảng 4.6. Kết quả phân tích dư lượng hóa chất BVTV trong mẫu đất và mẫu
rau tại xã Vân Hội - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc 45

Bảng 4.7. Tỷ lệ một số bệnh thường gặp tại xã Vân Hội 46

Bảng 4.8. Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người nông dân 47


DANG MỤC HÌNH


Trang
Hình 2.1. Con đường phát tán của HCBVTV trong môi trường 7

Hình 4.1. Tỷ lệ (%) các vấn đề liên quan tới hóa chất BVTV 37

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện kiến thức chọn thời tiết và hướng gió khi phun
HCBVTV 38

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi
phun 39

Hình 4.4. Tỷ lệ sử dụng, dụng cụ bảo hộ lao động của người dân 40

Hình 4.5. Tỷ lệ xử lý bao bì hóa chất BVTV sau khi sử dụng 41

Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia các buổi tập huấn sử dụng
HCBVTV, BVMT và ý kiến của người dân về công tác quản lý 42





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
DVNN Dịch vụ nông nghiệp
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
LD
50
Liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể thí nghiệm
(chuột bạch) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng.
NN-PTNT

Nông nghiệp - phát triển nông thôn
QPPL Quy phạm pháp luật
UBND Ủy ban nhân dân
UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
VIETGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
WHO Tổ chức Y tế Thế giới



1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết
Bảo vệ môi trường hiện là một vấn đề hết sức quan trọng không chỉ
riêng ở các nước phát triển mà cả những nước đang phát triển. Việt Nam chúng
ta là một nước nông nghiệp nghèo và có xuất phát điểm thấp, dân số tập trung
chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trong những năm gần đây khu vực nông thôn
của nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phát sinh không
ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường.
Cùng với sự gia tăng dân số đòi hỏi lượng nương thực, thực phẩm

ngày càng tăng và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng
mức sản xuất, sản phẩm và tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất (Lê
Văn Khoa, 2000). Để tăng năng suất cây trồng thì ta phải sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng như là các loại phân bón phù hợp cho
từng loại cây trồng. Như chúng ta đã biết, trong những năm qua nông
nghiệp nước ta đang đứng trước những thách thức rất lớn đó là các vấn
đề: ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, sâu
bệnh phá hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa chất trong nông nghiệp
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong nông nghiệp quá liều
lượng cũng như chưa hiểu biết về vấn đề an toàn thực phẩm là những
nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Việc đánh giá công tác quản lý và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật
không chỉ là cơ sở khoa học để quy hoạch vùng trồng rau sạch nâng cao năng
lực sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời còn giúp các nhà lãnh
đạo, cán bộ địa phương nắm rõ chất lượng đất, nước vùng trồng rau để sử
dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm
bảo lợi ích và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên và được sự nhất trí của ban
giám hiệu nhà trường ban chủ nhiệm khoa và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
TS. Nguyên Chí Hiểu, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác
quản lý và sử dụng hóa chất Bảo vệ thực vật trong khu vực sản xuất rau
sạch tại xã Vân Hội - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc ”.

2
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trong khu vực sản
xuất rau sạch tại xã Vân Hội - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng hóa

chất BVTV trong mô hình sản xuất rau sạch hiện hữu tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của mô hình.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp cho sinh viên:
- Biết cách vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Biết và làm quen việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học nhằm
nâng cao kiến thức và kinh nghiệm bản thân, tạo điều kiện cọ xát thực tế để
thuận lợi hơn cho quá trình công tác về sau.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được công tác quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trong khu
vực trồng rau sạch tại địa phương. Từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu
quả quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất rau sạch.

3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường và quản lý môi trường
* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

+ Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật
lý, hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người.
+ Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo
nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và
cộng đồng loài người.
+ Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con
người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Môi trường theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố như không khí, nước,
đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội… Có ảnh hưởng tới chất lượng
cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và
sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa hẹp là các nhân tố như: Không
khí, đất, nước, ánh sáng… liên quan tới chất lượng cuộc sống con người,
không xét tới tài nguyên (Trương Thành Nam, 2006)[14].
"Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tác động của hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người, xuất phát từ quan điểm định lượng hướng tới sự phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên" (PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006) [15].
Quản lý nhà nước về BVMT xác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng chức
trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế quốc gia (PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh,2003)[8].
2.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến hóa chất BVTV
Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn

4
gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản
chống lại sự phá hoại của sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật.
Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các
tác nhân khác. Hóa chất bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo

tên nhóm sinh vật gây hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ
bệnh dùng đề trừ bệnh hại…
Một số đặc điểm của hóa chất bảo vệ thực vật cần lưu ý:
- Tên hóa chất: Do nhà sản xuất đặt tên để phân biệt sản phẩm của hãng
này với hãng khác.
- Hoạt chất: Là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính và công
dụng của thuốc. Cùng một chất có thể có nhiều tên thương mại khác nhau.
- Các chất phụ gia: Giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính tốt
và loang trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất nhưng
hiệu quả thuốc có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia của mỗi
nhà sản xuất khác nhau.
- Tính độc: Biểu thị bằng LD
50
là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể
thí nghiệm (chuột bạch) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng. LD
50
càng nhỏ thì độ
độc càng cao. Hiện nay, thuốc BVTV được phân loại theo tính độc như sau:
+ Vạch màu đỏ trên nhãn là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm.
+ Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại.
+ Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận.
+ Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc.
- Dạng thuốc: Các dạng thuốc phổ biến hiện nay
+ Nhũ dầu (EC, ND)
+ Dung dịch (L, SL, DD)
+ Huyền phù (FL, SC)
+ Bột thấm nước (WP, BTN)
+ Bột hòa nước (SP)
+ Dạng hạt (G, H)
+ Dạng bã (B)

2.1.2. Phân loại độ độc của HCBVTV
Các nhà sản xuất HCBVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn
vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD
50
(Lethal Dose 50) và tính bằng
mg/kg cơ thể. Các loại HCBVTV được chia mức độ độc như sau:

5
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo quy định của WHO)

Trị số LD
50
của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng Dạng rắn
Qua miệng Qua da Qua miệng Qua da
Rất độc ≤ 20 ≤ 40 ≤ 5 ≤ 10
Độc 20-200 40-400 5-50 10-100
Độc trung bình 200-2000 400-4000 50-500 100-1000
Ít độc > 2000 > 4000 > 500 > 1000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [19]
Trong đó:
- LD
50
. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị
LD
50
càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
- Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt.
- Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê.

- Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp.
Bảng 2.2. Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO

Nhóm độc
Nguy hiểm (I) Báo động (II)
Cảnh báo
(III)
Cảnh báo
(IV)
LD
50
qua
miệng (mg/kg)

< 50 50-500 500-5.000 > 5.000
LD
50
qua da
(mg/kg)
< 200 200-2.000
2.000-
20.000
> 20.000
LD
50
qua hô
hấp (mg/l)
< 2 0,2-2 2-20 > 20
Phản ứng
niêm mạc mắt

Gây hại niêm
mạc, đục màng,
sừng mắt kéo
dài > 7 ngày
Đục màng
sừng mắt và
gây ngứa niêm
mạc 7 ngày
Gây ngứa
niêm mạc
Không gây
ngứa niêm
mạc
Phản ứng da
Mẩn ngứa da
kéo dài
Mẩn ngứa 72
giờ
Mẩn ngứa
nhẹ 72 giờ
Phản ứng
nhẹ 72 giờ
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [19]

6
Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện
tượng về độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO
Nhóm
độc
Chữ

đen
Hình tượng
(đen)
Vạch
màu
LD
50
đối với chuột (mg/kg)
Qua miệng Qua da
Thể
rắn
Thể
lỏng
Thể
rắn
Thể
lỏng
Nhóm
độc I
Rất độc

Đầu lâu xương
chéo trong hình
thoi vuông trắng
Đỏ ≤ 50 ≤ 200 ≤ 100 ≤ 400
Nhóm
độc II
Độc cao

Chữ thập chéo

trong hình thoi
vuông trắng
Vàng

> 50 -
500
> 200-
2.000
> 100 -
1.000
> 400-
4.000
Nhóm
độc III
Nguy
hiểm
Đường chéo
không liền nét
trong hình thoi
vuông trắng
Xanh
nước
biển
500 -
2.000
>2.000
-3.000

> 1.000


> 4.000

Cẩn thận

Không biểu
tượng
Xanh
lá cây

> 2.000

> 3.000

> 1.000

> 4.000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [19]
2.1.3. Vai trò của hóa chất bảo vệ thực vật
Sản xuất nông nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong vấn đề an sinh xã hội. Khi nền
nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hóa thì vai trò
của công tác BVTV, đặc biệt là sử dụng hóa chất BVTV ngày càng quan
trọng đối với sản xuất. Hóa chất BVTV góp phần quan trọng nâng cao năng
suất, chất lượng cây trồng, bảo vệ vật nuôi, phòng chống sâu hại, bảo vệ mùa
màng và tiết kiệm thời gian công sức cho người dân.
2.1.4. Tác động của HCBVTV đến môi trường và HST
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng HCBVTV
đã tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau, theo sơ đồ:



7

Hình 2.1. Con đường phát tán của HCBVTV trong môi trường
2.1.4.1. Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường đất và VSV đất
Khi phun cho cây trồng có tới 50% số thuốc bị rơi xuống đất. Đó là chưa
kể đến biện pháp bón thuốc trực tiếp vào đất. Người ta ước tính có tới 90%
lượng thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà gây ô nhiễm, độc cho đất,
nước, không khí và cho nông sản [9].
Hệ VSV sống trong đất (nấm, vi khuẩn, các loài côn trùng, ve bét, giun
đất ) có khả năng phân giải xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi xốp,
thoáng khí, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất.
Các HCBVTV khi rơi xuống sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của VSV đất làm
cho đất bị chai cứng, cây không hút được dinh dưỡng, do đó dẫn đến hiện
tượng cây còi cọc, đất bị thoái hóa
2.1.4.2. Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường nước
HCBVTV xâm nhập vào môi trường nước theo rất nhiều cách:
- Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất.
- Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước.
- Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng HCBVTV.

8
- Do nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất HCBVTV.
Theo ước tính hàng năm chúng ta có khoảng 213 tấn HCBVTV theo bụi
và nước mưa đổ xuống Đại Tây Dương [15].
HCBVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước mặt và
nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh.
2.1.4.3. Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường không khí
HCBVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu khiến

cho không khí bị ô nhiễm. Nhất là nhờ các tác nhân bên ngoài như gió sẽ thúc
đẩy quá trình khuếch tán của hóa chất làm ô nhiễm không khí cả một vùng
rộng lớn. Ô nhiễm không khí do HCBVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe con
người và các động vật khác thông qua con đường hô hấp.
2.1.4.4. Tác động của HCBVTV đến cây trồng
HCBVTV được xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại ở các bộ phận của
cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây như sau:
- Làm cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tăng.
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng ra hoa sớm, quả chín sớm.
- Tăng sức chống chịu với điều kiện bất thuận lợi như: chống rét, chống
hạn, chống đổ, chống chịu bệnh
Bên cạnh đó dùng HCBVTV cũng có ảnh hưởng xấu đến cây trồng khi
sử dụng thuốc không đúng:
- Làm giảm tỷ lệ nảy mầm, rễ không phát triển, cây còi cọc, màu lá
biến đổi, cây chết non.
- Lá bị cháy, bị thủng, lá non và ngọn cây bị biến dạng, hoa quả bị rụng
nhiều, quả nhỏ, chín muộn
- Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi.
2.1.4.5. Ảnh hưởng của HCBVTV đối với người
Khi chúng ta ăn phải thức ăn đã nhiễm độc sẽ gây ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thường được biểu hiện dưới hai dạng: ngộ độc cấp tính và ngộ độc
mạn tính.

9
Ngộ độc cấp tính: Bệnh nhân thường đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,
“miệng nôn, trôn tháo”; nếu nặng: Tăng tiết dịch tiêu hóa, đổ mồ hôi, giảm thị
lực, trụy mạch, co thắt thanh quản, co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.
Ngộ độc mạn tính: Do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu với hàm
lượng và tính độc thấp được tích lũy trong cơ thể trong thời gian dài, thường
gây ra các triệu chứng: Hay nhức đầu, mệt mỏi, choáng váng, giảm trí nhớ, hạ

huyết áp; nặng hơn có thể rối loạn tinh thần và trí tuệ, giật nhãn cầu, run tay
dẫn đến liệt nhẹ.
2.1.4.6. Ảnh hưởng của HCBVTV đối với động vật sống trên cạn và dưới nước
Qua thức ăn, nguồn nước, HCBVTV có thể được tích lũy trực tiếp
trong cơ thể động vật.
HCBVTV có thể gây ngộ độc mãn tính hay cấp tính cho động vật. Khi
ngộ độc nhẹ, động vật có thể ăn ít, sút cân, tăng trọng kém, đẻ ít, tỷ lệ trứng
nở của gia cầm thấp.
HCBVTV có thể gây ra các chứng bệnh như: Đồng làm cho cừu mắc
bệnh vàng da; DDT làm cho thỏ đẻ con có tỷ lệ đực thấp, giảm khả năng sinh
sản và phát triển…
HCBVTV, đặc biệt là các thuốc trừ sâu dễ gây hại cho ong mật, các
sinh vật có ích, chim và động vật hoang dã.
Bên cạnh các tác hại trực tiếp, thuốc còn giết hay làm giảm nguồn thức
ăn cho cá và các loài động vật, các loài ký sinh thiên địch [19].
2.1.4.7. Ảnh hưởng của HCBVTV tới thiên địch
Thiên địch là danh từ để chỉ các loài kẻ thù tự nhiên của dịch hại, bao gồm
các động vật, loài ký sinh, động vật bắt mồi ăn thịt (côn trùng, nhện, chim…) các
VSV gây bệnh cho sâu, các VSV đối kháng với các VSV gây bệnh.
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật
- Luật bảo vệ Môi trường sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Uỷ ban Thường vụ quốc hội
khoá X thông qua ngày 25/7/2002; Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ
1/1/2003).

10
- Nghị định 58/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành điều lệ Bảo vệ
thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật, điều lệ quản lý thuốc Bảo vệ thực vật.

- Nghị định 26/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật.
- Quyết định 91/2002/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất,
gia công, sang chai đóng gói, buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật.
- Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Quyết
định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn.
- Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “ Quy định
về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn”.
- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định
quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ
Y tế về việc Ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học
trong thực phẩm”.
- Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNN ngày 08 tháng 04 năm 2010 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo
vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tư số 46/2010/TT-BNNPTNN ngày 22 tháng 07 năm 2010 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội
dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 04 năm 2010 về
việc Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế
sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
- Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của Bộ
NN&PTNT về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Công văn số


11
1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số
38/2010/TT-BNNPTNT.
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành
về quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành
theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT.
- Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 Về việc ban
hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng,
cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2014 của ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về viêc bạn hành Quy định bảo vệ môi trường
nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
2.3. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên Thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên Thế giới
Trước thế kỷ XX, theo một số triết gia cổ đại cho biết thì việc sử dụng
HCBVTV đã có từ xa xưa qua việc dùng lá cây dải xuống chỗ nằm để tránh
côn trùng đốt. Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu
diệt các loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã biết sử
dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh [8], [17].
Giữa thế kỷ XVI người Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau đó là
Nicotin chiết xuất từ cây thuốc lá để bảo vệ cây trồng [24]. Cuối thế kỷ XIX
các HCBVTV đã được sử dụng rộng rãi nhưng biện pháp hoá học lúc này vẫn
chưa có vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay đổi
vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp. Biện pháp hoá học bị
khai thác ở mức tối đa, từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu của

HCBVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện [19].
Từ năm 1960 - 1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả
rất xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Chính vì điều này các nhà
khoa học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn hơn đối với

12
môi trường và sức khoẻ con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời có nguồn gốc
sinh học hay tác động sinh học. Lượng HCBVTV được dùng trên thế giới
không những không giảm mà còn liên tục tăng lên [19].
Từ những năm 1980 đến nay, nhiều loại hoá chất mới, trong đó có
nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhưng an toàn với môi
trường ra đời [26]. Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ
nhiễm độc HCBVTV 16]. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO),
năm 1972 toàn thế giới sử dụng lượng HCBVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm
1985 khoảng 16 tỷ USD, đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất
HCBVTV, trị giá khoảng 25 tỷ USD. Trong đó thuốc trừ cỏ 46%, thuốc trừ
sâu 31%, thuốc trừ bệnh 18%, và 5% là các thuốc khác. Khoảng 80%
HCBVTV sản xuất ra được sử dụng ở các nước phát triển. Tuy vậy, tốc độ sử
dụng HCBVTV ở các nước đang phát triển tăng 7-8%/năm, nhanh hơn các
nước phát triển (2-4%/năm). Trong đó chủ yếu là các thuốc trừ sâu (chiếm
70%) [9]. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại
HCBVTV [3]. Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử
dụng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
2.3.2. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV ở Việt Nam
Để tăng cường công tác quản lý hóa chất BVTV từ đăng ký, nhập khẩu,
sản xuất kinh doanh và sử dụng, ngày 3-6-2009, Bộ NN-PTNT vừa ra Chỉ thị
số 1504/CT-BNN-BVTV, về việc tăng cường quản lý đăng ký, nhập khẩu,
sản xuất kinh doanh và sử dụng hoá chất BVTV. Đặc biệt là thuốc BVTV
theo đó, Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương, các cơ quan chức năng, các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV triển khai thực hiện. Cụ thể

là, đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương cần tập trung
chỉ đạo Sở NN-PTNT, UBND cấp huyện và các cơ quan chức năng ở địa
phương tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý
thuốc BVTV đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, gia công, sang
chai, đóng gói và các cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc BVTV, các hộ nông
dân sử dụng thuốc BVTV. Đối với các trường hợp buôn bán thuốc BVTV
không bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định (buôn bán lậu) phải đình chỉ
và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Những trường hợp vi phạm

13
nghiêm trọng như: Sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV cấm, ngoài danh mục,
giả với khối lượng lớn cần chuyển sang cơ quan điều tra khẩn trương làm rõ
và xử lý hình sự và truy tố trước pháp luật. Bên cạnh đó, chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn, cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương, tổ chức các lớp tập
huấn kỹ thuật và tuyên truyền cho nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn,
hiệu quả, các quy trình sản xuất an toàn, các quy định của pháp luật; nâng cao
nhận thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định quản lý thuốc
BVTV. Giao trách nhiệm UBND cấp xã, phường quản lý chặt chẽ việc buôn
bán, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn. UBND các tỉnh biên giới phía Bắc và
Tây Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng tại các cửa khẩu như: Bộ đội Biên
phòng, Công an, Hải quan, phối hợp với các lực lượng thanh tra chuyên
ngành Bảo vệ thực vật, Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát
ngăn chặn và xử lý các loại thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục,
thuốc BVTV giả nhập lậu qua biên giới. Bảo đảm cấp đầy đủ kinh phí để thực
hiện công tác.
Về phía các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, phải bảo
đảm chất lượng các loại thuốc BVTV nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang
chai, đóng gói và lưu thông. Thực hiện các quy định về công bố chất lượng,
ghi nhãn hàng hóa thuốc BVTV đúng quy định. Có phương thức quản lý,
ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trong hệ thống phân phối sản phẩm,

hàng hóa do Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Phối hợp với các cơ quan
chức năng trong công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng.
Riêng Cục Bảo vệ thực vật, cần tổ chức thực hiện nghiêm việc đăng ký
thuốc BVTV theo đúng Quy định về quản lý thuốc BVTV ban hành kèm theo
Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 2-10-2006 của Bộ trưởng Bộ NN-
PTNT. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng các loại thuốc và nguyên liệu
thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với các lô thuốc, nguyên liệu
thuốc BVTV nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng phải kiên quyết xử
lý theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Sở NN-PTNT, các cơ quan
chuyên ngành BVTV tại các tỉnh, thành phố triển khai các đợt thanh tra, kiểm
tra về quản lý thuốc BVTV. Chỉ đạo hệ thống chuyên ngành BVTV hướng

14
dẫn, tập huấn nông dân về quy trình sản xuất nông sản an toàn, sử dụng thuốc
BVTV an toàn hiệu quả, vệ sinh - an toàn lao động.
Ngoài ra, Bộ NN-PTNT còn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, các cơ quan đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung
trên và báo cáo thường xuyên về Cục Bảo vệ thực vật, cơ quan thuộc Bộ để
có biện pháp xử lý kịp thời những vướng mắc nảy sinh.
2.3.3. Tình hình nhập khẩu và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Sử dụng hóa chất BVTV trong nông nghiệp là một trong những biện
pháp phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp chủ đạo, quan trọng
nhất, có tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch hại trên cây trồng ở các nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hóa chất BVTV mà chủ yếu là thuốc
BVTV được cấu thành bởi các hóa chất độc, hầu hết hoạt chất hay chất phụ
gia trong mỗi loại thuốc BVTV đều là những chất độc hại với mức độ khác
nhau nên sử dụng thuốc BVTV là chấp nhận rủi ro nếu không tuân thủ quy
định. Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng gây ảnh hưởng xấu đến con
người, vật nuôi và môi trường.
Để phát huy mặt tích cực của thuốc BVTV và hạn chế những hậu quả

do chúng gây ra, phải tăng cường quản lý trong đăng ký, kinh doanh, xuất
nhập khẩu, bảo quản và tiêu hủy thuốc BVTV, bên cạnh đó cần tăng cường sử
dụng hợp lý thuốc BVTV trong phạm vi cả nước.
Trong những năm qua, công tác quản lý hóa chất BVTV đã có nhiều cố
gắng và chuyển biến tích cực, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất đề ra nhưng
việc sử dụng hóa chất BVTV và đặc biệt là thống kê, phát hiện, tiêu hủy hóa
chất BVTV còn nhiều hạn chế, cần được cải thiện. Để thực hiện yêu cầu này,
Cục BVTV được Bộ NN&PTNT giao nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện việc di dời,
nâng cấp, cải tạo và áp dụng biện pháp xây dựng các hệ thống xử lý đối với
15 địa điểm gây ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV theo Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch xử
lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng".
Những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về hóa chất
BVTV đã được xây dựng và hoàn thành trên cơ sở hướng dẫn của FAO, UNEP,
WHO; hài hòa các nguyên tắc quản lý hóa chất BVTV của các nước ASEAN; các

15
Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các văn bản QPPL quy định việc
quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm
dịch thực vật năm 2001; Điều lệ Quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị
định số 58/2002/NĐ-CP ngay 3/6/2002) của Chính phủ; Thông tư số 38/2010/TT-
BNNPTNT về Quản lý thuốc BVTV quy định: Từ đăng ký, xuất nhập khấu, sản
xuất, gia công, sang chai, đóng gói, ghi nhãn, sử dụng, vận chuyển, bảo quản,
quảng cáo, khảo nghiệm, kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc BVTV; Thông
tư số 77/2009/TT-BKNPTNT quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc
BVTV nhập khẩu; Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng
và cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ NN& PTNT ban hành hàng năm; các Quy
chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn chất lượng thuốc BVTV về cửa
hàng buôn bán thuốc BVTV, quy trình kiểm tra sử dụng thuốc BVTV trên cây
trồng và các văn bản hướng dẫn khác của Cục BVTV.

* Thực trạng nhập khẩu hóa chất BVTV
Hầu hết các hóa chất BVTV sử dụng ở Việt Nam đều phải nhập khẩu từ
nước ngoài. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trên 70.000 tấn thành phẩm với trị
giá 210 - 500 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê, hàng năm, có từ 0,2 - 0,5 % lô thuốc BVTV nhập
khẩu không đạt chất lượng theo quy định. Một số kết quả đạt được trong việc
xử lý triệt để các điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất BVTV hoàn thành việc thực
hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg.
Cục BVTV đã chỉ đạo thực hiện hoàn thành việc di dời, nâng cấp, cải
tạo và áp dụng các biện pháp xây dựng hệ thống xử lý đối với 15 địa điểm gây
ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV theo Quyết định số 64 phê duyệt kế
hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với
thuốc BVTV (2003 - 2007). Thực hiện điều tra thuốc, bao bì thuốc BVTV cần
tiêu hủy ở địa phương đề xuất nguồn kinh phí tiêu hủy.
Kết quả điều tra năm 2009 của Chi cục BVTV các tỉnh, thành phố trong
cả nước cho thấy, lượng thuốc BVTV cần tiêu hủy: 69.237,236 kg và
43.574,179 lít thuốc BVTV; lượng bao bì cần tiêu hủy: 69.640,282 kg. Kinh
phí thực hiện là 63 tỷ đồng, bao gồm: 56 tỷ 405 triệu đồng để tiêu hủy thuốc
BVTV (50 triệu đồng/tấn) và 6,964 tỷ đồng dùng tiêu hủy bao bì thuốc BVTV

16
(10 triệu đồng/tấn). Trong đó, nguồn kinh phí tiêu hủy thực hiện theo hướng
dẫn tại Công văn số 7838/VPCP^ KTN của Văn phòng Chính phủ về tiêu hủy
thuốc BVTV tồn đọng, cần tiêu hủy như sau:
Kinh phí tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc BVTV tồn đọng cần tiêu hủy của
các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chủ động
bố trí để tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy được tính vào chi phí hợp lý loại trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế.
Kinh phí tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc BVTV của các đơn vị sự nghiệp,
cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý hoặc không rõ nguồn gốc, thì

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập phương án xử lý cụ thể,
chủ động bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của ngân sách địa
phương để thực hiện.
Kinh phí tiêu hủy thuốc, bao bì hóa chất BVTV của các đơn vị sự
nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc Bộ NN&PTNT quản lý thì Bộ NN&PTNT có
trách nhiệm sử dụng dự toán ngân sách của Bộ để thực hiện.
* Sử dụng hóa chất BVTV
Nguyên tắc chung: Với thuốc BVTV chỉ được sử dụng thuốc BVTV
trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng hoặc danh mục hạn chế sử
dụng do Bộ NN&PTNT ban hành.
Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV
cấm sử dụng ở Việt Nam; các loại thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng,
ngoài danh mục hạn chế sử dụng, các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
các loại thuốc không có nhãn hoặc có nhãn chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài.
Sử dụng thuốc BVTV đúng với hướng dẫn đã được ghi trên nhãn thuốc.
Sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc,
đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách) và phải tuân thủ thời gian
cách ly đã được ghi trên nhãn.
Người sử dụng thuốc BVTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những hành vi sau:
+ Sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo, không
đảm bảo thời gian cách ly, để lại dư lượng thuốc BVTV trong nông sản vượt
mức cho phép.

×