ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀO THỊ OANH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. VŨ THỊ THANH THỦY
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm
THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Đề tài tốt nghiệp sẽ là bước khởi đầu để mỗi sinh viên có thể đem áp
dụng những kiến thức mà mình đã trau dồi được trong suốt 4 năm học ở
trường đại học. Đây là quãng thời gian giúp mỗi sinh viên củng cố lại vốn
kiến thức, tạo tiền đề giúp sinh viên làm quen với công việc sau này.
Được sự nhất trí của nhà trường, của ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài
nguyên em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại phòng TN&MT Thị xã Bắc
Kạn, tỉnh Bắc Kạn từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014 với đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn y tế tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn”.
Qua đây em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các
thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên, các cô, chú anh và các chị cán
bộ địa chính trong Phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã Bắc Kạn đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quãng thời gian thực tập vừa qua.
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo
TS. Vũ Thị Thanh Thủy giảng viên khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn em để em có thể hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn nên luận văn
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp
ý của các thầy cô và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Đào Thị Oanh
MỤC LỤC
Phần 1.
MỞ ĐẦU 4
1.1. Đ
ặt
vấn
đề
4
1.2. Mục đích tiêu tổng quát 5
1.3. Mục tiêu cụ thể 5
1.4. Ý nghĩa của đề tài 7
Phần 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
2.1. Cơ sở khoa học 8
2.1.1. Khái niệm về chất thải rắn y tế 8
2.1.2. Thành phần 9
2.1.3. Phân loại chất thải rắn y tế 10
2.2. Cơ sở pháp lý 13
2.3. Thực trạng công tác quản lý và xử lý CTRYT trên thế giới 14
2.3.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới 14
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý CTRYT trên thế giới 15
2.3.3. Thực trạng công tác xử lý CTRYT trên thế giới 16
2.4. Thực trạng quản lý và xu hướng xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam 19
2.4.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Việt Nam 19
2.4.2. Quản lý chất thải y tế 22
2.4.3. Xu hướng xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam 22
2.4.4. Nguy cơ và ảnh hưởng của chất thải y tế đến cộng đồng và môi
trường 25
2.4.4.1. Những nguy cơ của chất thải y tế 25
2.4.4.2. Ảnh hưởng của các loại chất thải y tế 33
Phần 3.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 36
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 36
3.2.1. Địa điểm 36
3.2.2. Thời gian 36
3.3. Nội dung nghiên cứu 36
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế tỉnh Bắc Kạn 36
3.3.2 Thực trạng chất thải rắn Y tế tại bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn 36
3.3.3. Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa
khoa Bắc Kạn 36
3.3.4 Đánh giá sự hiểu biết của người dân qua phiếu điều tra 36
3.3.5. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao công tác
quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện 36
3.4. Phương pháp nghiên cứu 37
3.4.1. Phương pháp thống kê, kế thừa 37
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 37
3.4.3. Phương pháp xử lý và đánh giá số liệu 37
3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 37
Phần 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 38
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 38
4.1.1.1.Vị trí địa lý 38
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 39
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn 40
4.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên 42
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 43
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 43
4.1.2.2. Văn hoá - xã hội 43
4.2. Thực trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn 45
4.2.1. Sơ lược hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn 45
4.2.1.1. Môi trường không khí 45
4.2.1.2. Môi trường nước 46
4.2.1.3. Môi trường đất 46
4.2.2. Một số đặc điểm của bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn 47
4.2.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Bắc Kạn 48
4.2.4. Thành phần và phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa
khoa Bắc Kạn 49
4.2.4.1. Thành phần CTR sinh hoạt phát sinh 49
4.2.4.2. Thành phần CTR y tế 50
4.3. Công tác thu gom và xử lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Bắc Kạn 52
4.3.1. Tải lượng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Kạn 52
4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về CRTYT tại bệnh viện Đa
Khoa Bắc Kạn 60
4.4.1. Đánh giá nhận thức của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về
CTRYT và công tác quản lý rác thải khu vực bệnh viện Đa
khoa Bắc Kạn 60
4.4.2. Đánh giá nhận thức của người dân xung quanh khu vực bệnh viện về
CTRYT và công tác quản lý rác thải khu vực bệnh viện Đa khoa
Bắc Kạn 62
4.5. Những thuận lợi, khó khăn,và đề xuất giải pháp đạt hiệu quả
trong việc quản lý chất thải rắn y tế 64
4.5.1. Thuận lợi 64
4.5.2. Khó khăn 64
4.5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 65
4.5.3.1. Giải pháp thu gom, phân loại, xử lý, vận chuyển, lưu trữ 65
3.5.2. Giải pháp giảm thiểu 71
3.5.3. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm 71
Phần 5.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1. Kết luận 73
5.2. Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
CTR : Chất thải rắn
CTRYT : Chất thải rắn y tế
CTRNH : Chất thải rắn nguy hại
CTYT : Chất thải y tế
CTNH : Chất thải nguy hại
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mức độ phát sinh CTNH y tế theo các vùng kinh tế 16
Hình 4.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn 34
Hình 4.2: Thực trạng phát sinh CTR y tế tại Bệnh viện Bắc Kạn 49
Hình 4.3: Khối lượng các loại CTRYT phát sinh qua các năm 51
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình thu gom, phân loại, quản lý chất thải rắn y 62
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thành phần trong chất thải rắn bệnh viện ở Việt Nam được thống kê 6
Bảng 2.2: Lượng chất thải phát sinh tại các nước theo tuyến bệnh viện 10
Bảng 2.3: Tình hình phát sinh chất thải y tế trên thế giới 11
Bảng 2.4: Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009 15
Bảng 2.5: Sự biến động về khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại
các loại cơ sở y tế khác nhau 17
Bảng 2.6: Một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh thường gặp 23
Bảng 2.7: Nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da 26
Bảng 2.8: Các thuốc độc hại tế bào gây nguy hiểm cho mắt da 28
Bảng 4.1: Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh Bắc Kạn năm 2014 44
Bảng 4.2: Nguồn thải từ hoạt động khám chữa bệnh 44
Bảng 4.3: Thành phần và tỷ lệ trung bình CTR SH tại Bệnh viện 46
Bảng 4.4: Thành phần rác thải y tế 47
Bảng 4.5: Bình quân khối lượng chất thải theo quy mô giường bệnh 48
Bảng 4.6: Khối lượng các loại chất thải rắn y tế phát sinh từ năm 2011 đến
nay 50
Bảng 4.7: Phương pháp xử lý chất thải rắn y tế 55
Bảng 4.8 : Ý kiến của bệnh nhân về công tác quản lý CTR y tế 56
Bảng 4.9: Kết quả điều tra phỏng vấn trung bình các chỉ tiêu đã đề ra tỉnh
Bắc Kạn 58
Bảng 4.10: Phân loại thùng (túi) đựng theo màu sắc quy định 63
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đ
ặt
vấn
đề
Chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe của nhân dân là nhiệm vụ quan
trọng của ngành Y tế. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và
khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân, hệ thống các cơ sở y tế ko
ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên trong quá trình
hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường
một lượng lớn chất thải nguy hại. Theo tổ chức y tế thế giới, trong thành
phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn, 5% là
chất thải độc hại như phóng xạ, chất gây độc tế bào, hóa chất độc hại phát
sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh. Đó là những yếu tố nguy
cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền từ bệnh viện đến vùng xung quanh,
dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và tỷ lệ bệnh tật của cộng
đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp.
Tuy nhiên, cho đến nay công tác quản lý chất thải tại hầu hết các
bệnh viện chưa thực hiện triệt để từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển
và xử lý. Sự phân công trách nhiệm chưa được cụ thể, thiếu nhân viên được
đào tạo về quản lý chất thải y tế, thiếu phương tiện vận chuyển, thu gom, sử
dụng phương pháp đốt/chôn lấp đơn giản. Theo báo cáo của bộ y tế Việt
Nam hiện nay có xấp xỉ khoảng 1050 bệnh viện, hơn 10000 trạm y tế xã
cùng các viện nghiên cứu y sinh, trung tâm y tế dự phòng, cơ sở sản xuất
dược phẩm, các cơ sở này thải ra lượng thải y tế khổng lồ. Theo nghiên cứu
điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc,
Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-2010, tổng
lượng CTR y tế trong toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-
30 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Lượng CTR trung bình là 0,86
2
kg/giường/ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2
kg/giường/ngày. Tuy nhiên với lượng rác khổng lồ mới chỉ có 1/3 được đốt
bằng lò điện hiện đại, số còn lại được thiêu ngoài trời, đốt bằng lò thủ công,
chôn trong khuôn viên bệnh viện hoặc thải ra bãi rác chung dẫn đến nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường, lây lan mầm bệnh rất cao. Đây là điều hết sức
nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Việc quản lý chất thải rắn bệnh viện tại
địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng nằm trong bối cảnh chung, do đó việc cải thiện điều
kiện quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn nhằm chủ động
phòng bệnh và bảo vệ môi trường là vấn đề hết sức cấp bách.
Trước những hiện trạng thực tế trên, hiện trạng quản lý CTRYT trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang là một vấn đề nan giải, gây khó khăn cho công
tác thu gom, vận chuyển và xử lý. Ngoài ra còn làm tốn kém kinh phí và
gây ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bắc Kạn” được lựa chọn nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tối ưu để đạt được
hiệu quả trong công tác quản lý CTRYT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
- Đánh giá tình hình phát sinh chất thải rắn y tế của bệnh viện Đa khoa.
- Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn trong lĩnh vực y tế
của bệnh viện
- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về CTR YT tại tỉnh Bắc Kạn
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trong lĩnh vực y tế
nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến môi trường
3
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Đối với việc học tập: Giúp cho sinh viên nắm chắc được những
kiến thức đã học trong nhà trường và học hỏi được kinh nghiệm trong quá
trình học tập tại địa phương để áp dụng thực tế sau này.
- Đối với thực tiễn: Cung cấp các giải pháp quản lý CTRYT một
cách kinh tế và hợp lý nhất.
Đề xuất các biện pháp quản lý CTRYT và phương pháp xử lý hiệu
quả làm giảm chi phí mà nhà nước đầu tư.
Áp dụng các biện pháp giảm thiểu CTRYT và thực hiện tái sử dụng,
tái chế trong lĩnh vực y tế.
Giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng của CTRYT đến môi trường
và sức khoẻ con người.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về chất thải rắn y tế
- Chất thải y tế: Theo điều 3 chương I quy chế quản lý chất thải y tế
năm 2007: “ Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ
các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo y tế.” [1]
- Chất thải rắn y tế thông thường: Là chất thải rắn y tế không chứa
các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc
tương tác với các chất gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người
- Chất thải rắn y tế nguy hại: Là chất thải rắn y tế có chứa các chất
và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với
các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người
- Quản lý chất thải rắn y tế: Là hoạt động quản lý việc phân loại, xử
lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế,
xử lý, tiêu hủy rác thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
- Phân loại chất thải rắn: là một khâu rất quan trọng trong việc quản
lý và xử lý chất thải rắn. Nếu thực hiện tốt khâu phân loại này thì các khâu
sau sẽ đạt hiệu quả cao, hạn chế tốt được ô nhiễm
Mặt khác CTRYT cũng bao gồm:
+ Các vật sắc nhọn: khái niệm về các vật sắc nhọn bao gồm các vật
dụng, đối tượng, và thiết bị có đầu nhọn hoặc có các bộ phận lồi ra có có
khả năng cắt đứt hoặc xuyên qua vào da. Các vật này bao gồm kim tiêm
dưới da, dao mổ, ống thuốc tiêm vỡ lọ thuỷ tinh.
5
+ Các dược liệu: khái niệm về các dược chất bao gồm các loại dược
liệu, thuốc tân dược sử dụng trong việc phòng tránh, chuẩn đoán, chăm sóc
và chữa bệnh, đau ốm, thương tích hoặc khuyết tật ở người hoặc động vật.
+ Các độc chất đối với tế bào: các độc chất đối với tế bào bao gồm các
dược chất, thuốc chữa bệnh bảng độc có khả năng gây ung thư, làm ngưng
trệ tế bào, đầu độc tế bào, gây biến dị… Chúng được sử dụng trong việc
điều trị ung thư và có khả năng gây tổn thương cho da hoặc các mô tế bào
nếu tiếp xúc với chúng. Chất thải thuộc loại này cũng bao gồm cả các dụng
cụ dùng để chứa đựng và xử lý các độc chất đối với tế bào chẳng hạn như
các vật sắc nhọn, bơm tiêm, dụng cụ, tiêm truyền tĩnh mạch, ống thuốc
tiêm, chai lọ nhỏ đựng thuốc, găng tay và băng gạc.
2.1.2. Thành phần
a. Thành phần vật lý
Thành phần vật lý của CTRYT gồm các dạng sau:
+ Bông vải sợi: Gồm bông băng, gạc, quần áo, khăn lau, vải trải
+ Giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh
+ Nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng hàng
+ Thủy tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm
+ Nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu,túi đựng
+ Kim loại: Dao kéo mổ, kim tiêm
b.Thành phần hóa học
Thành phần hóa học gồm 2 loại sau:
+ Vô cơ: Hóa chất, thuốc thử
+ Hữu cơ: Đồ vải sợi, phần cơ thể, thuốc
c. Thành phần sinh học: Mũ, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ
6
Bảng 2.1: Thành phần trong chất thải rắn bệnh viện ở Việt Nam được thống kê
Thành phần Lượng (%)
Giấy các loại 3,0
Kim loại, vỏ hộp 0,7
Thủy tinh, ống kiêm, chai lọ thuốc,bơm kim tiêm nhựa 3,0
Bông băng, bột bó gãy xương 9,0
Chai, túi nhựa các loại 10,0
Bệnh phẩm 0,6
Rác hữu cơ 52,7
Đất đá và các loại vật rắn khác 21,0
(Nguồn: Bộ Y tế, 2009)[2]
2.1.3. Phân loại chất thải rắn y tế
Theo nguồn phát sinh chất thải y tế trong các cơ sở y tế được phân
thành 5 loại như sau:
- Chất thải lâm sàng
- Chất thải phóng xạ
- Chất thải hóa học
- Các bình chứa khí có áp suất
- Chất thải sinh hoạt
* Chất thải lâm sàng: gồm có 5 nhóm:
Chất thải nhóm A bao gồm vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất
bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông găng tay, bột bó trong gãy
xương hở, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống
thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu…
Nhóm B là các vật sắc nhọn, bao gồm: Bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và
cán dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh tủy tinh vỡ và mọi vật liệu
7
có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm
khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.
Nhóm C là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các
phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm
sau khi sinh thiết/xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu…
Nhóm D là chất thải dược phẩm bao gồm: Dược phẩm quá hạn, dược
phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử
dụng. Chú ý những vỏ thuốc, vỉ thuốc không còn thuốc, các chai nhựa và
thủy tinh đựng dịch truyền huyết thanh là chất thải sinh hoạt.
Nhóm E là các mô và cơ quan người – động vật, bao gồm: tất cả các
mô của cơ quan cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn) các cơ
quan, chân tay, bào thai, xác xúc vật thí nghiệm.
* Chất thải phóng xạ
Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn
đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ bao gồm: chất thải rắn,
lỏng, khí.
Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét
nghiệm, chuẩn đoán, điều trị: như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo
hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ…
Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: dung dịch có chứa nhân phóng
xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người
bệnh, các chất bài tiết, nước súc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ…
Chất thải phóng xạ khí bao gồm: các chất khí dùng trong lâm sàng,
các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ…
* Chất thải hóa học
Các chất hóa học có thể gây ra hàng loạt các nguy hại trong quá trình
tiêu hủy dưới dạng đơn chất hoặc kết hợp với các chất hóa học. Vì vậy,
8
phải phân loại chất thải hóa học thành hai loại, chất thải hóa học không
nguy hại và chất thải hóa học nguy hại.
Chất thải hóa học được coi là nguy hại nếu có ít nhất một trong các
đặc tính sau:
• Gây độc
• Ăn mòn như axít có độ pH < 2 hoặc có độ kiềm >12
• Dễ cháy
• Hoạt hóa (gây nổ, hoạt hóa trong nước)
Chất thải hóa học không nguy hại như đường, axít béo, một số muối
vô cơ và các hữu cơ
Chất thải hóa học nguy hại là Formaldehyde: đây là chất thường được
dùng trong bệnh viện để vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ (như dụng cụ lọc
màng bụng hoặc dụng cụ phẫu thuật), bảo quản các bệnh phẩm hoặc khử
khuẩn các chất thải lỏng nhiễm khuẩn. Nó được sử dụng tại các khoa giải
phẩu bệnh lọc máu, ướp xác và dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở
một số khoa khác.
Các hóa chất quang hóa học: các chất này có trong các dung dịch dùng
cố định và tráng phim được dùng trong các khoa X - quang. Các chất cố
định thường chứa 5 - 10% hydroquynone, 1- 5% kalihydroxide, dưới 1%
bạc. Các chất tráng chứa khoảng 45% glutaraldehyde.
Các dung môi: Các dung môi đựng trong cơ sở y tế bao gồm: các hợp chất
halogen như methylene chloride, chloroform, freons, trichloro ethylene, các
thuốc mê bốc hơi như halothane; các hợp chất không có halogen như xylen,
acetone, isopropanol, toluen, ethyl acetate và acetonitrile.
Oxit ethylene: Oxit ethylene được sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bị
y tế, phòng phẫu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt
9
khuẩn. Loại khí này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư
ở người.
Các chất hóa học hỗn hợp: Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử
khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh…
* Các bình chứa khí áp suất
Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng
oxy, CO
2
, bình gas, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các
bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.
* Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ
các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà
kho, nhà giặt, nhà ăn… bao gồm: giấy bao, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng
cát tông, túi nilon, túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa
của người bệnh và chất thải quét dọn từ các sàn nhà.
Chất thải ngoại cảnh: Lá cây và chất thải từ các khu vực ngoại cảnh.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 2005
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ
Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;
- Quyết định số 2149/QĐ/TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
10
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải Y tế giai đoạn
2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/03/2012 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về lập – thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận
việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ
môi trường đơn giản.
2.3. Thực trạng công tác quản lý và xử lý CTRYT trên thế giới
2.3.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới
Bảng 2.2: Lượng chất thải phát sinh tại các nước theo tuyến bệnh viện
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2004)[3]
Như vậy có thể thấy rằng lượng rác thải y tế tại các bệnh viện rất lớn,
đặc biệt là bệnh viện tuyến TW tổng lượng chất thải lớn gấp đôi bệnh viện
tuyến tỉnh.Tại bệnh viện tổng hợp ở lượng rác thải trung bình từ 3.3 đến 6.5
Tuyến bệnh viện
Tổng lượng chất thải
(Kg/giường bệnh/ngày)
CTRYT nguy hại
(Kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện TW 4,1 – 8,7 0,4 – 1,6
Bệnh viện tỉnh 2,1 – 4,2 0,2 –1,1
Bệnh viện huyện 0,5 – 1,8 0,1 – 0,4
11
kg/giường/ngày. Với lượng rác thải như trên nếu không có biện pháp xử lý
kịp thời sẽ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường lớn.
Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa
và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: Cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh,
loại, quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong
việc khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở
các khoa phòng.
Bảng 2.3: Tình hình phát sinh chất thải y tế trên thế giới
Châu lục
Tổng lượng chất
thải (Kg/giường
bệnh/ngày)
CTRYT nguy hại
(Kg/giường
bệnh/ngày)
Bắc Mỹ 7 – 10 0,7 – 2,0
Mỹ La tinh 3 – 6 0,3 – 1,2
Đông Á
Các nước có thu nhập cao
Các nước có thu nhập trung bình
2,5 – 4
1,8 – 2 2
0,3 – 0,8
0,2 – 0,5
Đông Âu 1,4 – 2 0,2 – 0,4
Trung Đông 1,3 – 3 0,2 – 0,6
(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới, 2009)[4]
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý CTRYT trên thế giới
Trên thế giới, quản lý rác thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan
tâm và tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những
quy định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các
hiệp ước quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật quy định về chất thải nguy hại,
trong đó chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và thực hiện ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới.
Công ước Basel: Được ký kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự
vận chuyển các chất độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng cả với chất
12
thải y tế. Công ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất
thải nguy hại từ các quốc gia không có đăn kí và công nghệ thích hợp sang
các quốc gia có điều kiện vật chất kỹ thuật để xử lý an toàn một số chất thải
đặc biệt.
Nguyên tắc Polluter pay: Nêu rõ mọi người, mọi cơ quan làm phát
sinh chất thải phải chịu trách nhiệm về pháp luật và tài chính trong việc
đảm bảo an toàn và giữ cho môi trường trong sạch.
Nguyên tắc proximitry: Quy định rằng việc xử lý chất thải nguy hại
cần được tiến hành ngay tại nơi phát sinh càng sớm càng tốt. Tránh tình
trạng chất thải bị lưu giữ trong một thời gian dài làm ô nhiễm môi trường.
Xử lý chất thải bệnh viện tùy thuộc vào điệu kiện kinh tế, khoa học
và công nghệ. Nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau
để xử lý các loại chất thải nguy hại này.
2.3.3. Thực trạng công tác xử lý CTRYT trên thế giới
Ngày nay có nhiều cách thức xử lý rác thải rắn trong bệnh viện. Việc
lựa chọn đúng cách thức xử lý rác đem lại nhiều lợi ích cho bệnh viện, giúp
xử lý hiệu quả rác thải theo cách tiết kiệm nhất.
* Công nghệ lò đốt
Theo thống kê của Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ thì hiện trên
90% rác thải y tế được xử lý qua đốt. Việc xử lý này giúp giảm mức độ ô
nhiễm khi biến rác thải thành khí CO
2
và nước qua việc đốt ở một nhiệt độ
khoảng 1000
0
C. Việc xử lý đốt đảm bảo rằng rác thải y tế hoàn toàn tiệt
trùng và có thể giảm khối lượng rác thải y tế tới 90%. Tuy nhiên công nghệ
đốt để lại nhiều vấn để môi trường phải xử lý thêm như tạo ra tro bụi và
đồng thời phát ra khí dioxin gây bệnh ung thư. Với lý do này các tổ chức
thế giới đã khuyến nghị không tiếp tục sử dụng công nghệ lò đốt để xử lý
13
rác thải y tế lây nhiễm, thay vào đó là sử dụng các công nghệ thay thế khác
có khả năng xử lý triệt để hơn.
* Công nghệ lò hấp
Lò hấp được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành y tế để tiết trùng các
thiệt bị y tế và xử lý rác thải y tế lây nhiễm trở thành rác thải thông thường.
Công nghệ lò hấp sử dụng sự kết hợp giữa xử lý ở nhiệt độ cao, hấp hơi và
tạo áp lực lớn để khử vi trùng, vi rút gây bệnh và các mầm sinh học để biến
rác thải y tế độc hại trở thành rác thải thông thường có thể được xử lý theo
quy trình bình thường như chôn xuống đất. Công nghệ lò hấp có mức độ
tiêu diệt virus và tác nhân gây bệnh cao nhất so với các loại hình công nghệ
khác. Vì những ưu điêm trên, Công nghệ lò hấp được lựa chọn phổ biến sử
dụng trong các bệnh viện để thay thế dần cho công nghệ lò đốt.
* Tiệt trùng bằng hóa chất
Xử lý rác thải y tế bằng hóa chất tức là sử dụng hóa chất để loại bỏ
sự độc hại của rác thải y tế, biến chúng thành rác thải thông thường. Hóa
chất được kết hợp với nước nóng để khử trùng. Các loại hóa chất hay sự
dụng là Chlorine, khí Ozone, Formaldehyde, Ethylene, khí oxit,
khí propylene oxide và axít periacetic. Công nghệ này cho phép xử lý triệt
để một số loại rác thải, tuy nhiên nó vẫn tạo ra những hiệu ứng phụ đối với
phần rác thải sau xử lý. Vì vậy việc sử dụng cách thức tiệt trùng bằng hóa
chất ít được sử dụng trong các bệnh viện do các loại rác thải y tế rất đa
dạng dẫn tới khó đảm bảo rác thải sau xử lý hoàn toàn đã tiệt trùng.
* Xử lý bằng công nghệ vi sóng
Công nghệ xử lý bằng vi sóng được sử dụng khá phổ biến tại các cơ
sở y tế. Quy trình xử lý đó là rác thải trước hết được nghiền và trộn với
nước, sau đó dùng vi sóng xử lý. Khi kết hợp việc nghiền rác thải khi xử lý
khiến cho tổng khối lượng rác thải giảm tới 80% trong quá trình tiêu diệt
14
các chất độc hại và tiệt trùng. Tuy nhiên xử lý vi sóng được đánh giá không
phù hợp với một số loại rác thải chứa hóa chất do tạo ra những tác động
phụ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người tham gia vào quy trình xử lý
rác thải. Mặt khác công nghệ vi sóng chỉ thích hợp cho những trung tâm y
tế có quy mô xử lý rác thải nhỏ.
* Xử lý bằng công nghệ sinh học
Hình thức xử lý nào đang dần phát triển. Quy trình xử lý có việc sử dụng
chất vi sinh để tiêu diệt vi trùng. Về cơ bản quy trình xử lý này khá giống
với việc xử lý bằng hóa chất vì tận dụng các tính năng của vi sinh (hóa
chất) để tiêu diệt vi trùng.
* Xử lý bằng chất phóng xạ
Hình thức xử lý này chỉ phù hợp với một số loại rác thải đặc biệt.
Nguyên lý là sử dụng chất phóng xạ nhằm tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh.
Phương pháp này đòi hỏi việc xử lý phải được cách ly để tránh bị nhiễm
phóng xạ. Việc sử dụng phương pháp này cần phải được nghiên cứu kỹ
càng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy
như đốt rác bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu
hiệu được áp dụng ở các nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở
các nước Châu Á đã tìm ra một số phương pháp xử lý chất thải khác để thay
thế như Philippin đã áp dụng phương pháp xử lý rác bằng các thùng rác có
nắp đậy; Nhật Bản đã khắc phục vấn đề khí thải độc hại thoát ra từ các thùng
đựng rác có nắp kín bằng việc gắn vào các thùng có những thiết bị cọ rửa;
Indonexia chủ trương nâng cao nhận thức trước hết cho các bệnh viện về
mối nguy hại của CTYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa chọn phù hợp
15
2.4. Thực trạng quản lý và xu hướng xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
2.4.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y
tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm
2009-2010, tổng lượng CTR y tế trong toàn quốc khoảng 100-140
tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Lượng CTR
trung bình là0,86 kg/giường/ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung
bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày. CTR y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở
hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số
lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm
dùng một lần trong y tế; dân sốgia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận
nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Bảng 2.4: Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009
Loại
đô thị
Tỉnh/Tp
Lượng
CTR y tế
(tấn/năm)
Loại
đô thị
Tỉnh/Tp
Lượng
CTR y tế
(tấn/năm)
Loại
đô thị
Tỉnh/Tp
Lượng
CTR y tế
(tấn/năm)
Tỉnh
có đô
thị loại
I
Đắk Lắk 276,3
Tỉnh
có đô
thị
loại
III
Bạc Liêu 134,8
Tỉnh
có đô
thị
loại
III
Quảng
Trị
272,116
Khánh
Hòa
365
Bình
Dương
1.241
Sóc
Trăng
266,7
Lâm
Đồng
209,3
Điện Biên 79,1
Sơn La 175
Nam
Định
488
Hà Giang 405
TràVinh 400 (**)
Nghệ An 187,6
Hà Nam 967
Vĩnh
Long
340,26
Tỉnh
có đô
thị loại
II
An
Giang
320,1
Hậu Giang
634,8 (*)
Yên Bái 108,542
Cà Mau 159,6
Kiên
Giang
642,4
Đô thị
loại
đặc
biệt
HàNội ~5000
Đồng
Nai
430,8
Long An 369
Tp. Hồ
Chí
Minh
2800(**)
Phú Thọ 126,54
Quảng
Nam
602,25
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2011)
Ghi chú: (*) Số liệu năm 2006; (**) Số liệu năm 2007
16
Trong CTR y tế, thành phần đáng quan tâm nhất là dạng CTNH, do
nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và hóa chất độc cho con người. Lượng
CTNH y tế phát sinh không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu tập trung
ở các tỉnh, thành phố lớn. Xét theo 7 vùng kinh tế trong cả nước (trong đó
vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc Bắc Bộ được gộp chung vào 1 vùng),
vùng Đông Nam Bộ phát sinh lượng thải nguy hại lớn nhất trong cả nước
(32%), với tổng lượng thải là 10.502,8 tấn/năm, tiếp đến là vùng Đồng
bằng sông Hồng (chiếm 21%). Các tỉnh có mức thải CTNH lớn (> 500
tấn/năm) tính trong cả nước theo thứ tự như sau: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Thanh Hóa, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa,Thừa Thiên Huế,
An Giang, Cần Thơ, Nghệ An, Phú Thọ, Hải Phòng, Long An.
Hình 1.1: Mức độ phát sinh CTNH y tế theo các vùng kinh tế
Lượng CTNH y tế phát sinh khác nhau giữa các loại cơ sở y tế khác
nhau. Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ương và tại các
thành phố lớn có tỷ lệ phát sinh CTNH y tế cao nhất. Tính trong 36 bệnh
viện thuộc Bộ Y tế, tổng lượng CTNH y tế cần được xử lý trong 1 ngày là
5.122 kg, chiếm 16,2% tổng lượng CTR y tế. Trong đó, lượng CTNH y tế
17
tính trung bình theo giường bệnh là 0,25 kg/giường/ngày. Chỉ có 4 bệnh
viện có chất thải phóng xạ là bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đa khoa
Trung ương Huế, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh
viện K. Các phương pháp xử lý đặc biệt đối với CTNH y tế đắt hơn rất
nhiều so với các CTR sinh hoạt, do vậy đòi hỏi việc phân loại chất thải phải
đạt hiệu quả và chính xác (bảng 2.4).
Bảng 2.5: Sự biến động về khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh
tại các loại cơ sở y tế khác nhau
(ĐVT: kg/giường bệnh/ngày)
Loại bệnh viện Năm 2005 Năm 2010
Bệnh viện đa khoa TW 0,35 0,42
Bệnh viện chuyên khoa TW 0,23 - 0,29 0,28 - 0,35
Bệnh viện đa khoa tỉnh 0,29 0,35
Bệnh viện chuyên khoa tỉnh 0,17 - 0,29 0,21 - 0,35
Bệnh viện huyện, ngành 0,17 - 0,22 0,21 - 0,28
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2011)[11]
Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải
rắn y tế đã có nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở y tế thực hiện đúng theo quy chế
quản lý chất thải y tế. Nhiều bệnh viện đã xây dựng khu lưu giữ chất thải
tập trung tại bệnh viện.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các ban, ngành trong việc cấp kinh phí đầu
tư trang bị phương tiện cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải y tế
nguy hại còn hạn chế và chưa đồng bộ.[
Năm 2010, đã phát hiện nhiều hiện tượng đưa CTR y tế ra ngoài bán,
tái chế trái phép thành các vật dụng thường ngày. Việc tái sử dụng các găng
tay cao su, các vật liệu nhựa đã và đang tạo ra nhiều rủi ro cho những người