Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 79 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ HUẾ


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TỒN DƯ
HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP KHU VỰC THỊ
TRẤN LIM, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH”



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi Trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Hùng
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm




THÁI NGUYÊN - 2014


1

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Môi trường và thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Hoàng
Văn Hùng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và xây
dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị
trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo TS. Hoàng Văn Hùng, sự giúp đỡ của lãnh đạo và
cán bộ Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Ninh.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Văn
Hùng, thầy giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ
Khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ Chi cục Bảo
vệ Môi trường, các bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên
khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn
thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng nhưng
do thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy
cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 23 tháng 05 năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Thị Huế



2

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài 3
1.2.3. Mục tiêu cụ thể của đề tài 3
1.3. Yêu cầu 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài.……………………………………………………. 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 5
2.1.2. Vai trò của hóa chất bảo vệ thực vật 8
2.1.3. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật 8
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật. 9
2.3. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam 10

2.3.1. Tình hình quản lý hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam 10
2.3.2. Tình hình nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam 12
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20
3.3. Nội dung nghiên cứu 20

3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và tài liệu về các vấn đề liên quan 20
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 21
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu 21
3.4.4. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 21
3.4.5. Phương pháp liệt kê 21



3

3.4.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 22
3.4.7. Phương pháp GIS 22
3.4.8. Phương pháp mô hình hóa 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thị trấn Lim – huyện Tiên Du
tỉnh Bắc Ninh 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25
4.1.2. Địa hình 25
4.1.3. Đặc điểm khí hậu 25
4.1.4. Thủy văn 26
4.1.5. Tài nguyên đất 26
4.1.6. Các loại tài nguyên khác 27
4.1.7. Thực trạng môi trường 28
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 28
4.2.1. Tình hình dân số và lao động 28
4.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng 29
4.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội 32
4.3. Kết quả của việc điều tra thực tế của người dân. 33
4.4. Kết quả quan trắc 37

4.4.1. Vị trí quan trắc 37
4.4.2. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất. 37
4.4.3. Đánh giá về việc tồn dư hóa chất BVTV trong đất theo chỉ tiêu riêng lẻ 40
4.5. Xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường 46
4.6. Đề xuất biện pháp 55
4.6.1. Giải pháp quản lý Error! Bookmark not defined.
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1. Kết luận 58
5.2. Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60



4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
FAO Tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc
LD
50
Liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể
thí nghiệm (chuột bạch) tính bằng đơn vị
mg/kg thể trọng
NN-PTNT Nông nghiệp - phát triển nông thôn

QPPL Quy phạm pháp luật
UBND Ủy ban nhân dân
UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
VIETGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
VPCP – KTN Văn phòng chính phủ - kinh tế ngành
KHCN Khoa học công nghệ
POP Nhóm chất hữu cơ bền vững
VAC Vườn ao chuồng
GIS Hệ thống thông tin địa lý









5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Một số loại thuốc BVTV đang được sử dụng thực tế trên
đồng ruộng tại Thị trấn Lim 34
Bảng 4.2: Vị trí các điểm quan trắc môi trường đất Thị trấn Lim 36
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chỉ tiêu hoá - lý của đất tại Thị trấn Lim 37
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu đất tại Thị trấn Lim 38






















6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 4.1: Biểu đồ Tỷ lệ đồng dạng của một số yếu tố ảnh hưởng đến
tồn dư thuốc BVTV trong đất (similarity 87 – 100 %) 32
Hình 4.2: Biểu đồ mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hướng đến thuốc
BVTV tồn dư trong đất (MDS) 33
Hình 4.3: Biểu đồ mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hướng đến thuốc
BVTV tồn dư trong đất (PCA) 33
Hình 4.4: Biểu đồ hàm lương tồn dư Heptachlor trong đất 39

Hình 4.5: Biểu đồ hàm lượng tồn dư DDT trong đất 40
Hình 4.6: Biểu đồ hàm lượng tồn dư Dieldrin trong đất 41
Hình 4.7: Biểu đồ hàm lượng tồn dư Endosufan trong đất 42
Hình 4.8: Biểu đồ hàm lượng tồn dư Pemethrin trong đất 43
Hình 4.9: Biểu đồ hàm lượng tồn dư Cypermethrin trong đất 44
Hình 4.10: Sơ đồ vị trí quan trắc môi trường đất khu vực thị trấn Lim 47
Hình 4.11: Bản đồ chất lượng môi trường đất tại điểm quan trắc - chỉ
tiêu heptachlor 48
Hình 4.12: Bản đồ chất lượng môi trường đất tại điểm quan trắc - chỉ tiêu
DDT 49
Hình 4.13: Bản đồ chất lượng môi trường đất tại điểm quan trắc - chỉ
tiêu dieldrin 50
Hình 4.14: Bản đồ chất lượng đất tại điểm quan trắc - chỉ tiêu
endosulfan 51
Hình 4.15: Bản đồ chất lượng đất tại điểm quan trắc - chỉ tiêu
permethrin 52
Hình 4.16: Bản đồ chất lượng môi trường đất tại điểm quan trắc - chỉ
tiêu cypermethrin 53








1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi
quốc gia và cộng đồng quốc tế. Ngày nay, cùng với sự phát triển của các
hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường nói chung và môi trường đất
nói riêng đang bị tác động tiêu cực (Đào Trọng Ánh, 2000)[1]. Việt Nam là
một nước nông nghiệp, có xuất phát điểm thấp, dân số tập chung chủ yếu ở
khu vực nông thôn (Nguyễn Thị Vân Hà, 2013)[5]. Trong những năm gần
đây khu vực nông thôn của nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, kéo
theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề về ô nhiễm môi trường mà đặc biệt
là ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp (Cục BVMT, 2007)[3]. Tuy
Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích cũng như biện
pháp bảo vệ môi trường nhưng vì điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn
nên việc bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế.
Từ lâu nhân dân ta đã sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp nhằm diệt trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng để bảo vệ mùa
màng. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, việc sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật để tăng năng suất cây trồng càng gia tăng (Phạm
Bình Quyền, 2000)[8]. Do việc quản lý, bảo quản và sử dụng hóa chất bảo
vệ thực vật dùng trong nông nghiệp còn chưa chặt chẽ nên một số loại hóa
chất bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng vẫn lưu hành rộng
rãi. Tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật cấm và hạn chế sử dụng trong môi
trường đất, nước, không khí, động vật, thực vật ở các vùng nghiên cứu rất
đáng lo ngại, cần tiếp tục áp dụng các biện pháp can thiệp (Sở KHCN BN,
2009)[7].
Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) khi sử dụng cho cây trồng được cây
trồng hấp thụ một phần, còn lại một phần bị rửa trôi theo nước mưa xuống


2


các sông ngòi hoặc thấm vào đất. Dư lượng hóa chất BVTV trong nông
phẩm, đất, nước cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên như thay đổi
thành phần của đất, tác động đến động vật thủy sinh trong các ruộng, ruộng
rau, thay đổi cấu trúc các loại côn trùng và có thể là nguyên nhân gây bùng
nổ các dịch bệnh khác trong nông nghiệp,… (Nguyễn Chân Oánh,
2010)[6]. Đặc biệt, việc sử dụng hóa chất BVTV không đúng các quy trình
bảo hộ lao động đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người như: Gây rối
loạn nội tiết, ung thư, thay đổi hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, bệnh phổi
(Nguyễn Thị Vân Hà, 2013) [5].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông
nghiệp,… vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất
trong nông nghiệp đang trở nên nghiêm trọng (Cục BVMT, 2007)[3]. Việc
sử dụng ngày càng nhiều các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy (POP)
và các loại hóa chất BVTV có độc tính cao đã làm cho mức độ tồn lưu các
hóa chất này trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, không khí và môi
trường ngày càng lớn (Cục BVMT, 2007)[3]. Các vụ ngộ độc thức ăn bởi
hóa chất BVTV cùng với các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường ngày
càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở nước ta hiện nay (Sở KHCN BN, 2009) [7].
Thị trấn Lim đang trong quá trình đô thị hóa, cơ bản các diện tích đất
nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng sang các hoạt động sản xuất phi
nông nghiệp (UBND TT Lim, 2013)[11]. Tuy vậy, thị trấn Lim có truyền
thống canh tác nông nghiệp từ lâu đời, đặc biệt vào những năm 60 của thế
kỷ 20 hoạt động sản xuất nông nghiệp tại đây đã sử dụng một lượng lớn thuốc
BTTV trong nông nghiệp. Hoạt động này đã để lại một lượng tồn dư lớn dư
lượng các chất độc trong đất và môi trường (Sở KHCN BN, 2009) [7].


3


Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của
công tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất, được sự nhất trí
của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và cơ sở thực tập là Sở Tài Nguyên và
Môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên TS. Hoàng Văn
Hùng em thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và xây dựng bản đồ tồn
dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về
môi trường tại tỉnh Bắc Ninh, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ
và cải thiện môi trường hướng đến sự phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài

Đánh giá hiện trạng môi trường nông nghiệp và xây dựng bản đồ tồn
dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá
về lượng tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp mà trong đó chủ yếu
tồn dư do thuốc BVTV.
Đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp quản lý môi trường phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương.
1.3. Yêu cầu
Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn
nghiên cứu.
Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù
hợp hơn.



4

1.4. Ý nghĩa của đề tài
Giúp cho sinh viên:
- Biết cách vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Biết làm quen việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học nhằm
nâng cao kiến thức và kinh nghiệm bản thân, tạo điều kiện cọ sát thực tế để
thuận lợi hơn cho quá trình công tác về sau.
- Đánh giá công tác quản lý và sử dụng hóa chất BVTV tại địa
phương. Từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành môi trường đã góp phần
lớn trong việc quản lý dữ liệu về môi trường, kiểm soát tình hình ô nhiễm,
đánh giá hiện trạng môi trường một cách đầy đủ.















5





PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường và quản lý môi trường
* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển con người và sinh vật.
- Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành
các loại:
+ Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như là các
yếu tố vật lý, hóa học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của
con người.
+ Môi trường nhân tạo: Là tất cả cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do
con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
+ Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người
tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá
nhân và cộng đồng loài người.
Môi trường theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố như không khí, nước,
đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan xã hội,… có ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
Môi trường theo nghĩa hẹp là các nhân tố như không khí, đất, nước,

ánh sáng,… liên quan tới chất lượng sống của con người, không xét tới tài
nguyên.


6

“Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội,
có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tác động có
hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường
có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng hướng tới
sự phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
+ Hoạt động bảo vệ môi trường: Là hoạt động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa hạn chế tác động xấu đối với môi trường,
ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm suy thoái, phục hồi và cải
thiện môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Tiêu chuẩn môi trường: Là giới hạn cho phép của các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong
chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để
bảo vệ môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới
con người, sinh vật. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và
số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật.
+ Sự cố môi trường: Là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình
hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô
nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
+ Chất gây ô nhiễm: Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong
môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.

+ Sức chịu tải của môi trường: Là giới hạn cho phép mà môi trường
có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.


7

2.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến hóa chất BVTV
Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc
có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây
trồng và nông sản chống lại sự phá hoại của sinh vật gây hại đến tài nguyên
thực vật.
Những sinh vật gây hại chính gồm: Sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột
và các tác nhân khác. Hóa chất bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau,
gọi tên theo tên nhóm sinh vật gây hại, thuốc trừ bệnh để trừ bệnh hại,…
Một số đặc điểm của hóa chất bảo vệ thực vật cần lưu ý:
- Tên hóa chất: Do nhà sản xuất đặt tên để phân biệt sản phẩm của
hãng này với hãng khác.
- Hoạt chất: Là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính của
thuốc. Cùng một chất có thể có nhiều tên thương mại khác nhau.
- Các chất phụ gia: Giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính
tốt và loang trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất
nhưng hiệu quả thuốc có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia
của mỗi nhà sản xuất khác nhau.
- Tính độc: Biểu thị bằng LD
50
là liều lượng cần thiết gây chết 50%
cá thể thí nghiệm (chuột bạch) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng. LD
50
càng
nhỏ thì độ độc càng cao. Hiện nay, thuốc BVTV được phân loại theo tính

độc như sau:
+ Vạch màu đỏ trên nhãn là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm.
+ Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại.
+ Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận.
+ Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc.
Dạng thuốc: Các dạng thuốc phổ biến hiện nay
+ Nhũ dầu (EC, ND)
+ Dung dịch (L, SL, DD)


8

+ Huyền phù (FL, SC)
+ Bột thấm nước (SP)
+ Bột hòa nước (G, H)
+ Dạng bã (B)
2.1.2. Vai trò của hóa chất bảo vệ thực vật
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số,
cùng với xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá ngày càng mạnh, con
người chỉ còn một cách duy nhất là thâm canh để tăng sản lượng cây trồng.
Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được
là gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng
tăng. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, người ta phải đầu tư thêm kinh
phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hoá học được
coi là quan trọng.
Thuốc hoá học có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên
diện rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện
pháp khác không thể thực hiện được.
Biện pháp hoá học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ
được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu

quả kinh tế, đồng thời cũng giúp giảm được diện tích canh tác.
Biện pháp hoá học dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau,
đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.
Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu
hết các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại. Nhưng loài người vẫn tiếp
tục tìm kiếm các dạng sản phẩm mới dễ sử dụng hơn, có hiệu lực trừ dịch
hại cao hơn, thân thiện hơn với môi sinh và môi trường.
2.1.3. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV cũng là một trong những nhân tố gây mất ổn định môi
trường. Do bị lạm dụng, thiếu kiểm soát, dùng sai, nên nhiều mặt tiêu cực


9

của thuốc BVTV đã bộc lộ như: Gây ô nhiễm nguồn nước và đất, để lại dư
lượng trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng,
gây mất sự cân bằng trong tự nhiên, làm suy giảm tính đa dạng của sinh
quần, xuất hiện các loài dịch hại mới, tạo tính chống thuốc của dịch hại và
làm đảo lộn các mối quan hệ phong phú giữa các loài sinh vật trong hệ sinh
thái, gây bùng phát và tái phát dịch hại, dẫn đến hiệu lực phòng trừ của
thuốc bị giảm sút hoặc mất hẳn.
Khi chúng ta ăn phải thức ăn bị nhiễm độc sẽ gây ngộ độc thực
phẩm. Ngộ độc thường được biểu hiện dưới hai dạng là ngộ độc cấp tính và
ngộ độc mạn tính.
Ngộ độc cấp tính: Bệnh nhân thường đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,
“miệng nôn, trôn tháo” nếu nặng thì tăng tiết dịch tiêu hóa, đổ mồ hôi, giảm
thị lực, trụy mạch, co thắt thanh quản, co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử
vong.
Ngộ độc mạn tính: Do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu với
hàm lượng và tính độc thấp được tích lũy trong cơ thể trong thời gian dài,

thường gây ra các triệu chứng: Hay nhức đầu, mệt mỏi, choáng váng, giảm
trí nhớ, hạ huyết áp. Nặng hơn có thể rối loạn tinh thần và trí tuệ, giật nhãn
cầu, run tay dẫn đến liệt nhẹ.
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật
- Luật bảo vệ môi trường sửa đổi được Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005.
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Ủy ban thường vụ quốc
hội thông qua ngày 25/07/2002; Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ
01/01/2003).


10
- Nghị định 58/2002/NĐ-CP của chính phủ ban hành điều lệ bảo vệ
thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật, điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Nghị định 26/2003/NĐ-CP của chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
- Quyết định 91/2002/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp &
Phát triển nông thôn ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề
sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo
quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ nông
nghiệp & Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007 của
bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và
hóa học trong thực phẩm”.
- Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 04 năm 2013
của Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở

Việt Nam.
- Quy chuẩn Việt Nam 15:2008/BTNMT được ban hành theo Quyết
định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.3. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình quản lý hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam
Để tăng cường công tác quản lý hóa chất BVTV từ đăng ký, nhập
khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng, ngày 03-06-2009, Bộ NN-PTNT
vừa ra chỉ thị số 1504/CT-BNN-BVTV, về việc tăng cường quản lý đăng
ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng hóa chất BVTV. Đặc biệt là
thuốc BVTV mà theo đó, Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương, các cơ
quan chức năng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV triển


11
khai thực hiện. Cụ thể là, đối với UBND các tỉnh thành phố trực thuộc
Trung Ương cần tập trung chỉ đạo sở NN-PTNT, UBND cấp huyện và các
cơ quan chức năng ở địa phương tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp
hành các quy định về quản lý thuốc BVTV đối với các doanh nghiệp, các
cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và các cửa hàng, đại lý buôn
bán thuốc BVTV, các hộ nông dân sử dụng sử dụng thuốc BVTV. Đối với
các trường hợp buôn bán thuốc BVTV không đảm bảo đủ các điều kiện
theo quy định (buôn bán lậu) phải đình chỉ và xử lý nghiêm theo quy định
của pháp luật. Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng như: Sản xuất,
kinh doanh thuốc BVTV cấm, ngoài danh mục, giả với khối lượng lớn cần
chuyển sang cơ quan điều tra khẩn trương làm rõ và xử lý hình sự, truy tố
trước pháp luật. Bên cạnh đó, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan
thông tin đại chúng ở địa phương, tổ chúc các lớp tập huấn kỹ thuật và
tuyên truyền cho nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, các quy
trình sản xuất an toàn, các quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức của

người dân trong việc tuân thủ các quy định quản lý thuốc BVTV. Giao
trách nhiệm UBND cấp xã, phường quản lý chặt chẽ việc buôn bán, sử
dụng thuốc BVTV trên địa bàn. UBND các các tỉnh biên giới phía bắc và
Tây Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng tại các cửa khẩu như: Bộ đội biên
phòng, công an, hải quan, phối hợp với các lực lượng thanh tra chuyên
ngành bảo vệ thực vật. Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát
ngăn chặn và xử lý các loại thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh
mục, thuốc BVTV giả nhập lậu qua biên giới. Bảo đảm cấp đầy đủ kinh phí
để thực hiện công tác.
Về phía các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, phải
bảo đảm chất lượng các loại thuốc BVTV nhập khẩu, sản xuất, gia công,
sang chai, đóng gói và lưu thông. Thực hiện về các quy định công bố chất
lượng, ghi nhãn hàng hóa thuốc BVTV đúng quy định. Có phương thức


12
quản lý, ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trong hệ thống phân
phối sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Phối
hợp với các cơ quan chức năng trong công tác chống hàng giả, hàng
kém chất lượng.
Riêng cục Bảo vệ thực vật, cần tổ chức thực hiện nghiêm việc đăng
ký thuốc BVTV theo đúng quy định về quản lý thuốc BVTV ban hành kèm
theo quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02-10-2006 của Bộ trưởng Bộ
NN-PTNT. Kiểm tra giám sát chặt chẽ chất lượng các loại thuốc và nguyên
liệu thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với các lô thuốc, nguyên
liệu thuốc BVTV không đạt tiêu chuẩn chất lượng phải kiên quyết xử lý
theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Sở NN-PTNT, các cơ quan
chuyên ngành BVTV tại các tỉnh, thành phố triển khai các đợt thanh tra,
kiểm tra về quản lý thuốc BVTV. Chỉ đạo hệ thống chuyên ngành BVTV
hướng dẫn, tập huấn nông dân về quy trình sản xuất nông sản an toàn, sử

dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả, vệ sinh – an toàn lao động.
Ngoài ra, Bộ NN-PTNT còn đề nghị UBND các tỉnh thành phố trực
thuộc Trung Ương, các cơ quan đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung
trên và báo cáo thường xuyên về Cục bảo vệ thực vật, cơ quan thuộc Bộ để
có biện pháp xử lý kịp thời những vướng mắc nảy sinh.
2.3.2. Tình hình nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Sử dụng hóa chất BVTV trong nông nghiệp là một trong những biện
pháp phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp chủ đạo, quan
trọng nhất, có tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch hại trên cây trồng ở
các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam hóa chất BVTV mà chủ yếu là
thuốc BVTV được cấu thành bởi các hóa chất độc, hầu hết hoạt chất hay
chất phụ gia trong thuốc BVTV đều là những chất độc hại với mức độ khác
nhau nên sử dụng thuốc BVTV là chấp nhận rủi ro nếu không tuân thủ quy


13
định. Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng gây ảnh hưởng xấu đến con
người, vật nuôi và môi trường.
Để phát huy mặt tích cực của thuốc BVTV và hạn chế những hậu
quả do chúng gây ra phải tăng cường quản lý trong đăng ký, kinh doanh,
xuất nhập khẩu, bảo quản và tiêu hủy thuốc BVTV, bên cạnh đó cần tăng
cường sử dụng hợp lý thuốc BVTV trong phạm vi cả nước.
Trong những năm qua công tác quản lý hóa chất BVTV đã có nhiều
cố gắng và chuyển biến tích cực, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất đề ra
nhưng việc sử dụng hóa chất BVTV và đặc biệt là thống kê, phát hiện, tiêu
hủy hóa chất BVTV còn nhiều hạn chế, cần được cải thiện. Để thực hiện
yêu cầu này, cục BVTV được Bộ NN&PTNT giao nhiệm vụ chỉ đạo thực
hiện việc di dời, nâng cấp, cải tạo và áp dụng biện pháp xây dựng các hệ
thống xử lý đối với 15 địa điểm gây ô nhiễm môi trường do hóa chất
BVTV theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về

việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng”.
Những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về
hóa chất BVTV đã được xây dựng và hoàn thành trên cơ sở hướng dẫn của
FAO, UNEP, WHO, hài hòa nguyên tắc quản lý hóa chất BVTV của các
nước ASEAN, các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các văn
bản QPPL quy định việc quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam hiện nay bao
gồm: Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001; điều lệ quản lý
thuốc BVTV (ban hành kèm theo nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày
03/06/2002) của chính phủ; Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT về quản
lý thuốc BVTV quy định: Từ đăng ký, xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công,
sang chai, đóng gói, ghi nhãn, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo,
khảo nghiệm, kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc BVTV; Thông tư số
77/2009/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc


14
BVTV nhập khẩu; danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử
dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ NN&PTNT ban hành hàng năm;
các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn chất lượng thuốc
BVTV về cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, quy trình kiểm tra thuốc BVTV
trên cây trồng và các văn bản hướng dẫn khác của cục BVTV.
* Thực trạng nhập khẩu hóa chất BVTV
Hầu hết các hóa chất BVTV sử dụng ở Việt Nam đều phải nhập khẩu
từ nước ngoài. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trên 70.000 tấn thành phẩm
với trị giá 210 - 500 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV được nhập khẩu từ
Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê hàng năm, có từ 0,2 - 0,5 % lô thuốc BVTV
nhập khẩu không đạt chất lượng theo quy định. Một số kết quả đạt được
trong việc xử lý triệt để các điểm tồn lưu hóa chất BVTV hoàn thành việc

thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg.
Cục BVTV đã chỉ đạo thực hiện hoàn thành việc di dời, nâng cấp,
cải tạo và áp dụng các biện pháp xây dựng hệ thống xử lý đối với 15 địa
điểm gây ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV theo quyết định số 64 phê
duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng đối với thuốc BVTV (2003 - 2007). Thực hiện điều tra thuốc, bao bì
thuốc BVTV cần tiêu hủy ở địa phương đề xuất nguồn tiêu hủy.
Kết quả điều tra năm 2009 của Chi cục BVTV các tỉnh, thành phố
trong cả nước cho thấy, lượng thuốc BVTV cần tiêu hủy: 69.237,236 kg và
43.574,179 lít thuốc BVTV; lượng bao bì cần tiêu hủy: 69.640,282kg. Kinh
phí thực hiện là 63 tỉ đồng, bao gồm: 56 tỉ 405 triệu đồng để tiêu hủy thuốc
BVTV (50 triệu đồng/tấn) và 6,964 tỉ đồng tiêu hủy bao bì thuốc BVTV
(10 triệu đồng/tấn). Trong đó, nguồn kinh phí tiêu hủy thực hiện theo
hướng dẫn tại công văn số 7838/VPCP-KTN của văn phòng chính phủ về
tiêu hủy thuốc BVTV tồn đọng, cần tiêu hủy như sau:


15
Kinh phí tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc BVTV còn tồn đọng cần tiêu
hủy của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh chủ động bố trí để tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy được tính vào chi phí
hợp lý loại trừ khi xác định thu thập chịu thuế.
Kinh phí tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc BVTV của các đơn vị sự
nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý hoặc không rõ nguồn
gốc, thì UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương lập phương án
xử lý cụ thể, chủ động bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của ngân
sách địa phương để thực hiện.
Kinh phí tiêu hủy thuốc, bao bì hóa chất BVTV của các đơn vị sự
nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc bộ NN&PTNT quản lý thì Bộ NN&PTNT
có trách nhiệm sử dụng dự toán ngân sách của bộ để thực hiện.

* Sử dụng hóa chất BVTV
Nguyên tắc chung: Với thuốc BVTV chỉ được sử dụng thuốc BVTV
trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng hoặc hạng mục hạn chế
sử dụng do Bộ NN&PTNT ban hành.
Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc BVTV ngoài danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, các loại thuốc ngoài danh mục hạn
chế sử dụng, các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại thuốc
không có nhãn hoặc nhãn chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài.
Sử dụng thuốc BVTV đúng với hướng dẫn đã ghi trên nhãn thuốc.
Sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc,
đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách) và phải tuân thủ thời
gian cách ly ghi trên nhãn.
Người sử dụng thuốc BVTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những hành vi sau:
+ Sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo, không
đảm bảo thời gian cách ly, để lại dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép.


16
+ Sử dụng thuốc cấm, sử dụng thuốc ngoài danh mục, sử dụng thuốc
không rõ nguồn gốc xuất xứ.
+ Vất bỏ bao gói đã đựng thuốc, đổ thuốc, nước thuốc bừa bài gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, môi sinh và môi trường.
+ Nếu sử dụng thuốc BVTV gây thiệt hại về vật chất cho người khác
thì phải bồi thường.
Chính quyền cấp xã, phường chịu trách nhiệm quản lý buôn bán, sử
dụng thuốc BVTV tại địa phương; phối hợp với cơ quan chuyên môn về
bảo vệ và kiểm dịch thực vật tổ tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng thuốc
BVTV hiệu quả và xử lý các hành vi vi phạm.
* Đăng kí hóa chất BVTV

Hóa chất BVTV là hàng hóa đặc thù, hạn chế kinh doanh, kinh doanh
với điều kiện chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng
gói buôn bán, sử dụng khi được đăng ký tại Việt Nam. Cục BVTV là cơ
quan đăng ký hóa chất BVTV tại Việt Nam.
Đăng ký hóa chất BVTV vào danh mục được sử dụng quản lý chặt
chẽ, các tiêu chí được đăng ký để duy trì và bổ xung với mục đích hạn chế
và loại bỏ những sản phẩm có độ độc cao, tồn dư lâu trong môi trường,
nâng cao độ an toàn của các loại hóa chất BVTV được sử dụng. Trong đó:
Không cho đăng ký thuốc BVTV trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật
cấm sử dụng; thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng
ở Việt Nam để trừ dịch hại trên đồng ruộng. Thuốc có hoạt chất thuốc bảo
vệ thực vật do cá nhân, tổ chức nước ngoài sáng chế, nhưng chưa được
đăng ký sử dụng ở nước ngoài. Thuốc có tên thương phẩm trùng với tên
hoạt chất hay tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật đã đăng ký.
Thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm I hoặc thuốc thành phẩm có độ
độc cấp tính nhóm II nhưng có hoạt chất thuộc nhóm độc I, theo quy định
tại mục 1, mục 7, phụ lục 4 trừ các thuốc quy định tại khoản 4, Điều 4 của


17
Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT. Các loại thuốc có trong các danh mục
cảnh báo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc
(FAO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP); các loại
thuốc bảo vệ thực vật trong phụ lục 3 của Công ước Rotterdam. Thuốc
chứa hoạt chất methyl bromide.
Hàng năm, Bộ NN&PTNT đã ban hành thông tư danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam
bao gồm:
- Danh mục thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam: Thuốc trừ sâu: 662
hoạt chất với 1549 tên thương phẩm. Thuốc trừ bệnh: 468 hoạt chất với

1098 tên thương phẩm. Thuốc trừ cỏ: 195 hoạt chất với 584 tên thương
phẩm. Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 21 tên thương phẩm. Thuốc điều
hoà sinh trưởng: 49 hoạt chất với 133 tên thương phẩm. Chất dẫn dụ côn
trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm. Thuốc trừ ốc: 21 hoạt chất với
120 tên thương phẩm. Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương
phẩm
- Danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng: Thuốc trừ sâu: 4 hoạt chất
với 7 tên thương phẩm. Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 2 tên thương
phẩm.
- Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng: Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản
lâm sản: 21 hoạt chất. Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất. Thuốc trừ chuột: 1 hoạt
chất. Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.
* Dư lượng hóa chất BVTV
Hàng năm, Cục BVTV và Chi cục BVTV lấy mẫu nông sản tại các
vùng sản xuất và trên thị trường để kiểm tra về dư lượng thuốc BVTV. Kết
quả kiểm tra từ năm 2006 đến nay cho thấy, tỷ lệ mẫu có dư lượng vượt
quá mức dư lượng tối đa cho phép vẫn ở mức cao (8,53%) số mẫu kiểm tra.
Nguyên nhân chính dẫn đến dư lượng thuốc BVTV trên nông sản do: Sử


18
dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ và liều lượng, không tuân thủ đúng
thời gian cách ly, sử dụng thuốc BVTV không có trong danh mục thuốc
BVTV sử dụng trên nông sản. Nhập khẩu thuốc BVTV nguyên tắc: đối với
thuốc và nguyên liệu thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV được phép
sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN&PTNT ban hành, khi nhập khẩu thì phải
làm thủ tục tại cơ quan Hải quan.
Đối với các loại thuốc và nguyên liệu thuốc BVTV trong danh mục;
thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN&PTNT ban hành;
thuốc BVTV chưa có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam

nhập khẩu để nghiên cứu, thử nghiệm, để sử dụng trong các dự án của nước
ngoài tại Việt Nam, để sử dụng trong các trường hợp đặc thù khác hoặc để
tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phải được Cục BVTV cấp
phép nhập khẩu.
Cấm nhập khẩu các loại thuốc và nguyên liệu thuốc BVTV trong danh
mục thuốc BVTV cấm sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp là chất chuẩn
để phục vụ công tác kiểm tra dư lượng và thuốc BVTV nhập lậu phải được
Cục BVTV cấp phép nhập khẩu.
Cục BVTV phân bổ lượng methyl bromide nhập khẩu trong năm trước
ngày 30/01 của năm tiếp theo căn cứ vào đăng ký, quy mô hoạt động của
các tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng và lộ trình loại trừ dần methyl
bromide mà Việt Nam đã đăng ký với quốc tế.
Tất cả thuốc thành phẩm và nguyên liệu thuốc BVTV nhập khẩu vào
Việt Nam đều phải kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi sản xuất, gia
công, sang chai, đóng gói, lưu thông và sử dụng. Kiểm tra nhà nước về chất
lượng thuốc BVTV khi nhập khẩu vào Việt Nam thực hiện theo thông tư số
77/2009/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc
BVTV nhập khẩu.
* Sản xuất, kinh doanh hóa chất BVTV

×