Luận văn tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) luôn gắn với cuộc sống của loài người đã
từ rất lâu. Mỗi loại tài nguyên đều có những giá trị kinh tế, xã hội hay giá trị môi
trường nhất định. Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái (HST) đa dạng có
nhiều tài nguyên quí giá và có vai trò quan trọng, đóng góp cho đời sống con
người, đặc biệt là cư dân vùng cửa sông ven biển. RNM cung cấp gỗ củi, tanin,
các loài cây làm thuốc. Các loài động vật trong RNM cho thịt và nhiều nguồn lợi
thuỷ sản. RNM có vai trò vận chuyển chất hữu cơ đến chuỗi thức ăn ven biển,
ổn định vật lý đối với bờ biển như chống xói mòn, sạt lở, bảo vệ các vùng nội
địa khỏi sự phá hoại của bão gió và sóng biển và có tác dụng như những bồn
chứa dĩnh dưỡng và cácbon. RNM cũng là tài nguyên du lịch sinh thái đầy tiềm
năng. Tuy nhiên do phương thức quản lý và sử dụng chưa thật hiệu quả, RNM
hiện nay đang chịu nhiều sức ép, đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những cố gắng đáng
khích lệ trong công tác quản lý bảo vệ TNTN cũng như RNM. Mục tiêu cuối
cùng của công tác này là bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên, đồng thời
đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu của con người hướng tới phát triển bền
vững. Bởi vậy, việc tham gia vào quá trình quy hoạch quản lý và khai thác sử
dụng tài nguyên của các cộng đồng có liên quan là khâu then chốt. Đó cũng
chính là phương thức quản lý TNTN dựa vào cộng đồng (Community based
conservation management - CBCM).
RNM ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên (cửa sông Ba Chẽ), tỉnh Quảng
Ninh là một HST đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao và
đang chịu nhiều áp lực do đói nghèo, do phát triển kinh tế - xã hội. Xã Đồng Rui
bao gồm 4 thôn (thôn Trung, thôn Thượng, thôn Hạ và thôn Bốn) với tổng diện
tích tự nhiên là 4.955,17 ha, trong đó có 1.456,9 ha RNM tự nhiên và 125 ha
rừng trồng, thu nhập từ đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) chiếm
trên 1/2 tổng thu nhập của xã. Tuy nhiên những năm gần đây, sản lượng đánh
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
1
Luận văn tốt nghiệp
bắt cũng như nuôi trồng thuỷ hải sản đã có những dấu hiệu suy giảm, chất lượng
đầm nuôi và nguồn lợi hải sản từ RNM cũng đang bị suy kiệt. Nguyên nhân là
do các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình chuyển đổi cơ
cấu sản xuất, phương thức nuôi trồng đa phần là quảng canh cải tiến.
Diện tích RNM ngày càng bị thu hẹp do mở rộng diện tích NTTS cũng
như khai thác gỗ củi của con người. Nhiều biện pháp nhằm bảo vệ RNM đã
được áp dụng xong do thiếu những cơ chế thích hợp nên hiệu quả chưa cao do
chưa coi trọng đúng mức vai trò của người dân địa phương tham gia trong công
tác bảo vệ rừng. Những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác bảo vệ và phát
triển nguồn TNTN nói chung và tài nguyên rừng nói riêng ở nước ta cho thấy,
nếu biết tổ chức và phát huy tốt vao trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ
rừng sẽ có hiệu quả rất tốt. Đồng Rui là một xã mà cuộc sống của cộng đồng dân
cư ở đây luôn gắn liền với các nguồn tài nguyên của RNM. Do vậy dựa vào
cộng đồng sẽ là một hướng đi đúng góp phần bảo vệ và phát triển RNM địa
phương
Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá
thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh”.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
− Hiện trạng phân bố, diện tích RNM ở Đồng Rui.
− Đánh giá vai trò và khả năng của cộng đồng trong công tác bảo vệ
RNM ở Đồng Rui.
− Đánh giá vai trò của RNM trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như
trong bảo vệ môi trường sinh thái của xã.
− Đề xuất các giải pháp bảo vệ RNM dựa vào cộng đồng.
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Ðông Bắc Việt Nam, trải từ từ 20
o
đến 21
o
44 vĩ độ Bắc và từ 106
o
sang 108
o
kinh độ Đông. Chiều ngang từ đông
sang tây khoảng dài nhất là 195 km; chiều dọc từ Bắc xuống Nam khoảng dài
nhất là 102 km. Về địa giới, Bắc giáp Lạng Sơn (dài 58 km), giáp Quảng Tây,
Trung Quốc (dài 132 km), Tây giáp Bắc Giang, Bắc Ninh (dài 71 km), Hải
Phòng (78 km), Hải Dương (21 km); phía Nam và Đông là biển Ðông với bờ
biển dài 250 km (Hình 1).
Hình 1: Địa phận hành chính Tỉnh Quảng Ninh
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
3
Đồng
Rui
Luận văn tốt nghiệp
1.1.1.2.Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải với hơn hai nghìn hòn đảo nổi
trên mặt biển. Diện tích đất Quảng Ninh có trên 80% đất đồi núi được chia thành
các kiểu địa hình sau đây:
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình
Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập
Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong
hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các
triền sông và bờ biển (vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên
Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái). Ở các cửa sông, các vùng bồi
lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp (vùng nam Uông Bí, nam
Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà,
đông nam Hải Hà, nam Móng Cái).
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn
hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo
đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Vùng ven biển và hải đảo còn
bao gồm những bãi cát trắng. Có nơi thành các mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho
công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải). Vùng ven biển Quảng Ninh có nhiều danh lam
thắng cảnh với nhiều bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc
Vừng
Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là
20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm
làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với
các lạch sâu đáy biển còn tạo nên nhiều luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển
khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng
cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.
1.1.1.3. Khí hậu
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
4
Luận văn tốt nghiệp
Quảng Ninh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới – gió mùa. Mùa hè nóng, ẩm,
mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa,
có gió Đông Bắc. Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lượng bức xạ trung
bình hàng năm 115,4 Kcal/cm
2
. Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 22,9
o
C.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 82%. Lượng mưa hàng năm vào khoảng
1.700-2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90-170 ngày. Mưa tập trung nhiều
vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ có lượng mưa
khoảng 150 đến 400 mm.
So với các tỉnh ở miền Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa
đông bắc mạnh hơn. Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thường lạnh
hơn từ 1
o
C- 3
o
C. Trong những ngày gió mùa đông bắc, ở vùng núi cao Bình
Liêu, Hải Hà, nhiệt độ có khi xuống dưới 0
o
C. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng
lớn của bão tố. Bão thường đến sớm vào các tháng 6, 7 và 8.
Tuy nhiên địa hình kéo dài lại bị chia cắt mạnh nên ở Móng Cái thường
có nhiệt độ thấp hơn nhưng lượng mưa lại cao hơn so với các vùng khác trong
tỉnh (nhiệt độ trung bình hàng năm là 22
o
C, lượng mưa trung bình năm tới 2.751
mm). Trong khi ở huyện Yên Hưng, nhiệt độ trung bình năm là 24
o
C, lượng
mưa trung bình năm là 1.700 mm. Vùng núi cao của Hoành Bồ, Ba Chẽ, khí hậu
khắc nghiệt, mỗi năm thường có 20 ngày sương muối và lượng mưa hàng năm
thấp. Miền vùng núi Bình Liêu có mưa lớn (2.400 mm) và mùa đông kéo dài tới
6 tháng. Vùng hải đảo có lượng mưa thấp, chỉ từ 1.700 đến 1.800 mm/năm, và
nhiều sương mù về mùa đông.
1.1.1.4. Thuỷ văn
Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng các sông đều ngắn, nhỏ, độ dốc
lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn
nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hè lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất
nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m
3
/s, mùa mưa lên tới 1500 m
3
/s, chênh nhau
1.000 lần.
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
5
Luận văn tốt nghiệp
1.1.1.5. Hải văn
Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại
có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ.
Thuỷ triều ở đây có chế độ nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng biệt
ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi
chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước
cường. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo
nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt
độ có khi xuống tới 13
0
C.
1.1.1.6. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên: 589.967 ha, hiện trạng sử dụng đất như sau:
− Đất nông nghiệp: 59.295 ha (chiếm 10,05 % diện tích tự nhiên);
− Đất lâm nghiệp có rừng 241.702 ha (chiếm 40,97 % diện tích tự
nhiên);
− Đất chuyên dùng: 25.289 ha (chiếm 4,29% diện tích tự nhiên);
− Đất ở nông thôn và đô thị: 6.634 ha (chiếm 473,57% diện tích tự
nhiên).
Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, trong đó tiềm năng sử dụng vào mục
đích nông, lâm, ngư nghiệp còn rất lớn có thể khai thác 173,087 ha đất chưa sử
dụng vào mục đích sản xuất (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2004):
−Sản xuất nông nghiệp: 20.672 ha (chiếm 11,94% diện tích tự nhiên);
−NTTS: 23.369 ha (chiếm 13,50% diện tích tự nhiên);
−NTTS kết hợp với trồng trọt: 247 ha (chiếm 0,14% diện tích tự nhiên);
−Sản xuất lâm nghiệp: 128.779 ha (chiếm 74,40% diện tích tự nhiên).
Diện tích RNM trước năm 1970 là 39.777 ha, đến năm 2006 chỉ còn
17.682,55 ha. Nguyên nhân suy giảm là do phá RNM để làm đầm nuôi tôm;
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
6
Luận văn tốt nghiệp
khoanh vùng lấn chiếm biển để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; phá RNM để
làm đồng muối; đô thị hoá.
b. Tài nguyên nước
Quảng Ninh có địa hình phức tạp, đồng bằng nhỏ hẹp, sông suối có độ
dốc lớn, ngắn, đổ trực tiếp ra biển.
Toàn tỉnh chia làm 4 lưu vực sông:
− Lưu vực sông Man, sông Trới, sông Diễn Vọng: gồm Hoành Bồ,
thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả.
− Lưu vực sông Đá Bạch: gồm các huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên
Hưng
− Lưu vực sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên: gồm Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà.
Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông ngòi gồm 30 sông lớn có chiều dài >
10 km (Kalong, Tiên Yên, Đá Bạch). Tiềm năng nước mạch phong phú có thể
đáp ứng được nền kinh tế trong tương lai.
Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước dưới đất 562 triệu m
3
, trong đó trữ
lượng khai thác tiềm năng là 245.000 m
3
/ngày đêm, trữ lượng khai thác cấp A là
26.656 m
3
/ngày đêm. Lượng nước ngầm phân bố không đều, chất lượng kém,
không đủ cấp cho sinh hoạt. Ngoài ra còn có 2 túi nước nóng có trữ lượng khai
thác ổn định, hàm lượng khoáng trong nước cao, phục vụ cho chữa bệnh.
c. Khoáng sản
Quảng Ninh khá giàu về khoáng sản, nổi bật là than đá với trữ lượng 3,5
tỷ tấn, cho phép khai thác từ 30-40 triệu tấn/năm. Về lâu dài than vẫn là nguồn
tài nguyên tạo ra ngành công nghiệp chủ đạo tác động đến phát triển kinh tế, xã
hội.
Các loại nguyên liệu làm vật liệu xây dựng rất phong phú (đá vôi, sét,
gạch ngói…), phân bố rộng rãi trong tỉnh (núi đá vôi Hoành Bồ trữ lượng gần 1
tỉ tấn, các mỏ đất sét Giếng Đáy (Hạ Long), Yên Hưng trữ lượng tới 45 triệu
tấn).
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
7
Luận văn tốt nghiệp
Các khoáng sản khác như cao lanh (Tấn Mài, Móng Cái), cát thuỷ tinh
Vân Hải đều là các mỏ lớn của toàn miền Bắc có chất lượng cao, điều kiện khai
thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục
vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
Vùng gần bờ có khả năng khai thác hải sản 47.000 tấn/năm. Có hơn
40.000 ha bãi triều, trong đó có thể đưa 4.650 ha vào trồng RNM và hơn 20.000
ha vào nuôi trồng thuỷ, hải sản với nhiều hình thứ khác nhau.
d. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 433.224 ha bao gồm 3 loại:
216.888 ha rừng sản xuất, 187.275 ha rừng phòng hộ và 29.061 ha rừng đặc
dụng.
Về rừng tự nhiên: Tổng diện tích là 140.000 ha với tài nguyên thực vật
phong phú, hệ thực vật Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam
và nằm trong vùng di cự thực vật Đông Nam Trung Quốc, có khoaảng 250 loài
thuộc 80 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó nhiều loài thực vật quý hiếm cần
được bảo vệ.
Về rừng trồng: Quảng Ninh là tỉnh có truyền thống và nhiều kinh nghiệm
trong phát triển rừng. Tổng diện tích rừng trồng là 100.000 ha.
Tổng diện tích RNM là 18.645,88 ha (gồm 13.637,6 ha hỗn giao va
6.008,28 ha thuần loài, rừng tự nhiên chiếm 92,2%, rừng trồng chỉ chiếm 1,8%).
e. Tài nguyên biển
Quảng Ninh có chiều dài bờ biển 250 km, có 2077 đảo lớn nhỏ tạo ra
nhiều vùng sinh thái biển khác nhau. Sinh vật biển phong phú, đa dạng, tiềm
năng khai thác lớn.
Động vật không xương sống phát hiện có 169 loài, 111 giống, 70 họ,
trong đó có 100 loài động vật thân mềm (59,18%), 40 loài giáp xác (23,67%), 23
loài giun nhiều tơ (13,60%), 6 loài da gai, hải quỳ (3,55%).
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
8
Luận văn tốt nghiệp
Thực vật biển có 26 loài phổ biến là trang, sú, mắm biển, vẹt dù, đước vòi
và một số loài sống ở vùng nươc lợ.
Khu hệ cá rất phong phú.
1.1.2 Đặc điểm xã hội
1.1.1.7. Dân số và lao động
a. Dân số
Dân số Quảng Ninh năm 2003 là 1.058.752 người, chiếm 1,31% dân số cả
nước (Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh , 2003).
Mật độ dân số năm 2003 là 179 người/km
2
, thấp hơn nhiều so với mặt độ
dân số trung bình vùng đồng bằng sông Hồng (894 người/km
2
) và vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ (853 người/km
2
). Dân cư phân bố không đồng đều, theo đơn
vị hành chính thì thành phố Hạ Long có mật độ dân cư đông nhất 908
người/km
2
, tiếp đến là thị xã Cẩm Phả 469 người/km
2
, huyện Yên Hưng 404
người/km
2
. Thấp nhất là ở huyện Hoành Bồ 49 người/km2 và Ba Chẽ 30
người/km
2
.
Cơ cấu dân số nông thôn và thành thị năm 2003: dân số nông thôn có
569.446 người, chiếm 53,78%; dân số thành thị 489.306 người, chiếm 46,22%.
Với tỷ lệ này, mức độ đô thị hóa của Quảng Ninh tương đối cao, cao hơn nhiều
so với trung bình cả nước (25%) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gần
27,8%). Cơ cấu dân số nam, nữ năm 2003 là 50,67 – 49,33%.
Dân số tỉnh thuộc dân số trẻ (do tăng cơ học), tỷ lệ dân số trong tuổi lao
động chiếm 61,3% so với tổng số dân (cả nước 59,5%, đồng bằng sông Hồng là
60,2%). Tỷ lệ dân số trên 6 tuổi biết chữ chiếm 91,5% (trung bình cả nước là
86,3%). Gần 50% dân số đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở (lớp 9) gấp 1,6 lần bình
quân cả nước, là điều kiện rất thuận lợi cho việc đào tạo ngành nghề và tiếp thu
nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật
b. Lao động
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
9
Luận văn tốt nghiệp
Nguồn lao động ở Quảng Ninh rất dồi dào. Năm 2003 có 644,8 nghìn
người, chiếm 61,3% so với dân số của tỉnh. Số lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật chiếm trên 25% là tỷ lệ cao so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng (chỉ
sau Hà Nội) là lợi thế lớn của Quảng Ninh. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát
triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới đòi hỏi
phải khẩn trương đào tạo mới và đào tạo lại một đội ngũ lao động kỹ thuật trong
tỉnh.
Dự báo năm 2010 dân số của tỉnh nếu tính cả tăng cơ học có khoảng
1.500 nghìn người và năm 2020 khoảng 1.800 nghìn người. Dân số trong độ tuổi
lao động đến năm 2010 khoảng 713,8 nghìn người và đến năm 2020 có khoảng
780 nghìn người, tăng thêm trong thời kỳ 2003-2010 khoảng 69 nghìn người,
thời kỳ 2011-2020 tăng ít hơn, khoảng 64 nghìn người.
Nguồn lao động tăng thêm là lực lượng lao động dồi dào, bổ sung cho các
ngành kinh tế của tỉnh, song cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết việc làm và đào
tạo cho lực lượng lao động tăng thêm này để đáp ứng với công cuộc phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
1.1.1.8. Dân tộc
Quảng Ninh có 21 thành phần dân tộc khác nhau, song chỉ có 6 dân tộc có
dân số từ trên một nghìn người. Bao gồm Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán
Chỉ, Hoa. Tiếp đến là hai dân tộc có dân số từ trên một trăm người là Nùng và
Mường. Mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới 100 người gồm Thái, Kh'mer,
Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Đăng, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào, Pup
cô. Đây là những người gốc các dân tộc thiểu số từ rất xa như từ Tây Nguyên
theo chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người các dân tộc khác về đây
sinh sống, bình thường khó biết họ là người dân tộc thiểu số.
1.1.1.9. Cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
10
Luận văn tốt nghiệp
a. Về đường bộ: Mạng lưới đường chủ yếu của tỉnh là 3 tuyến quốc lộ,
các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và đường giao thông liên xã nối liền thành phố Hạ
Long với 14 đơn vị hành chính (3 thị xã và 11 huyện) của tỉnh và với các nơi
khác. Toàn bộ hệ thống đường bộ có khoảng 2.283 km. Mật độ đường (tính đến
cấp huyện lộ) là 0,190 km/km
2
, cao hơn so với mật độ đường trung bình toàn
quốc. Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông thôn vẫn còn nhiều đường cấp phối,
giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn.
Toàn tỉnh có trên 100 cầu lớn nhỏ. Hiện nay, cầu Bãi Cháy đi ngang vịnh
Cửa Lục đã hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu
thông giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh khác trong cả nước.
b. Về đường thủy: Là một tỉnh có lợi thế về phát triển giao thông trên
biển, hiện có mạng lưới đường thủy do Trung ương quản lý khoảng 396km, do
địa phương quản lý 105 km.
c. Về đường sắt: Hiện tại Quảng Ninh mới chỉ có tuyến đường sắt từ Kép
– Bãi Cháy dài hơn 166 km, tuyến đường này chỉ chủ yếu vận chuyển than và
một lượng hàng hóa không đáng kể từ Bãi Cháy vào trong nội địa. Trong thời
gian tới, sẽ xây dựng mới tuyến Hà Nội – Yên Viên – Hạ Long có chiều dài
khoảng 180 km để tăng cường năng lực hàng hóa thông qua địa bàn kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ và góp phần giải tỏa nhanh lượng hàng qua các cảng biển
thuộc tỉnh.
d. Hàng không: Tại thị xã Móng Cái và Tiên Yên trước đây (thời thuộc
Pháp) đã từng có sân bay nhưng đến nay không còn sử dụng. Hiện tại đang có
dự án làm sân bay tại đảo Kế Bào huyện Vân Đồn
b. Cảng biển và các dịch vụ cảng biển
Quảng Ninh có bờ biển dài, nhiều khu vực kín gió, nước sâu, ít lắng đọng
để phát triển cảng biển. Đặc biệt Cái Lân và Cửa Ông là hai khu vực nằm trong
vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, được các dãy núi đá vôi bao quanh chắn sóng,
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
11
Luận văn tốt nghiệp
gió. Luồng tàu hiện tại đã có thể cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải hàng
vạn tấn ra, vào nhận, trả hàng hoá.
1.1.1.10.Phát triển kinh tế
a. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh giai đoạn
2000 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 988/TTg ngày
30/12/1996 với mục tiêu khai thác mọi tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý và các
nguồn tài nguyên để xây dựng tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, ổn định, bền
vững; đưa tỉnh trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du
lịch và là một trong những "cửa mở" lớn của phía Bắc để cùng với một số tỉnh,
thành phố khác hợp thành khu kinh tế trong điểm thúc đẩy sự phát triển của
vùng và phát triển chung của cả nước.
b. Một số mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2000 - 2010
Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 11,5% - 12%. Trong đó, công
nghiệp, xây dựng tăng từ 13 - 14%/năm, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5%/năm, du
lịch-dịch vụ tăng 13%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 18 -20%. Tổng thu ngân
sách tăng bình quân hàng năm 10-12%. Có sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh; đến năm 2000, tỷ trọng công nghiệp chiếm 38%, nông-lâm-ngư nghiệp
14%, du lịch-dịch vụ 48% trong tổng GDP của tỉnh.
1.2 Tổng quan về RNM
1.2.1 Vai trò của RNM
RNM là một loại rừng đặt biệt ở vùng cửa sông ven biển của các nước
nhiệt đới. Trong RNM chỉ có một số loài cây sống được, đó là các cây ngập
mặn. Cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt trên các bãi bùn lầy ngập nước
biển, nước lợ có thuỷ triều lên xuống hàng ngày, khác với cây rừng trong đất
liền và cây nông nghiệp chỉ sống ở nơi có nước ngọt.
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
12
Luận văn tốt nghiệp
a. Cung cấp gỗ và vật liệu: Gỗ các loài cây đước, vẹt, cóc, dà rất cứng,
mịn, bền dùng làm cột nhà, ván, xà, đồ dùng trong gia đình, cầu, cọc chài lưới
Gỗ các loài cây tạp như mắm, bần, giá dùng làm ván ép. Lá cây dừa nước dùng
để làm nhà, làm vách, mui thuyền và một số dụng cụ gia đình khác.
b. Cung cấp tanin: Tanin chiết từ vỏ của cây đước, vẹt, dà có chất lượng
tốt, tỉ lệ cao, dùng nhuộm vải, lưới, thuộc da. Trụ mầm của các cây trong họ
đước cũng chứa nhiều tanin, nhân dân ven biển Thái Bình trước đây đã khai thác
để làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy và nhuộm lưới.
c. Cung cấp chất đốt: Các cây ngập mặn là nguồn chất đốt chủ yếu của
nhân dân vùng ven biển. Nếu như biết khai thác hợp lý và phát triển rừng trồng
trên các bãi bồi thì có thể sử dụng lâu dài. Than đước, vẹt có nhiệt lượng cao,
lâu tàn được nhân dân các thành phố và thị trường thế giới ưa chuộng.
d. Sản phẩm công nghiệp: Nhiều loài cây như giá, mắm, bần có gỗ
trắng, mềm, làm bột giấy rất tốt. Rễ hô hấp của cây bần xốp, có thể làm nút trai,
vật cách điện.
e. Thức ăn, đồ uống: Hầu hết lá các loài cây ngập mặn là thức ăn giàu
đạm cho gia súc. Quả mắm nhiều đạm, có thể muối dưa, luộc ăn khi thiếu gạo.
Một số loài cá như cá dứa rất thích quả mắm. Nhựa cây dừa nước lấy từ cuống
quả là loại nước uống bổ, ngon, có thể khai thác để sản xuất đường, nước ngọt,
cồn.
f. Thuốc chữa bệnh: Nhiều loài cây ngập mặn là những cây thuốc dân
gian có giá trị. Trong thời kỳ chiến tranh, nhân dân và cán bộ vùng chiến khu đã
dùng các loài cây thuốc nam đó chữa được nhiều bệnh. Hiện nay đã điều tra
được 15 loài cây ngập mặn nước ta có thể dùng làm thuốc.
g. Mở rộng đất liền: Ở các bãi mới bồi ven biển, cửa sông có một số loài
cây ngập mặn như cây mắm, bần có khả năng mọc trên đất bùn lỏng, mặn và
chịu ngập sâu. Đó là những loài cây tiên phong xâm chiễm bãi lầy. Nhờ các rễ
cây hô hấp dày đặc trên mặt bùn giúp phù sa lắng đọng nhanh, đất được bồi tụ
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
13
Luận văn tốt nghiệp
dần tạo thuận lợi cho loài cây khác như đước, vẹt, dà… đến sau và phát triển
thành rừng.
h. Nhiều bãi nổi ở cửa sông, ven biển ngày nay trở thành những khu
rừng có giá trị kinh tế cao như Cồn Trong, Cồn Ngoài (Minh Hải), Cồn Lu, Cồn
Ngạn (Nam Định) đều là nơi phát triển của các cây ngập mặn.
i. Hải sản: RNM cung cấp mùn, bã hữu cơ (do cành, lá, hoa quả rụng
xuống được các vi sinh vật phân huỷ) làm thức ăn cho nhiều loài động vật vùng
triều, trong đó có các nhóm hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm he, cua, biển,
sò, ốc, cá bớp Nghề đánh bắt hải sản ven bờ phụ thuộc rất nhiều vào RNM.
j. Chim và dơi: RNM là nơi thu hút nhiều loài chim nước và chim di cư.
Hiện nay RNM Minh Hải, Xuân Thuỷ là địa điểm lý tưởng cho chim non trong
mùa sinh sản, trong đó có nhiều loài quý hiếm, được ghi tên trong sách đỏ Việt
Nam và sách đỏ IUCN như cò thìa, già đẫy, hạc cổ trắng
k. Bảo vệ bờ biển, bờ sông: RNM được ví như bức tường xanh, bảo vệ
vùng cửa sông ven biển. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết trồng và bảo vệ các dải
rừng tự nhiên và trồng thêm rừng trên bãi bồi ven biển, cửa sông để hạn chế tác
hại của sóng và gió bão
l. Điều hoà khí hậu: Cũng như các rừng nội địa, RNM có tác dụng to
lớn trong việc điều hoà khí hậu. Về mùa hè, các cây thoát hơi nước nhiều, làm
tăng độ ẩm không khí. Do đó cũng làm tăng lượng mưa ở địa phương. RNM thu
nhận một khối lượng khí cácboníc thải ra trong sinh hoạt, trong công nghiệp và
thải ra một lượng lớn ôxy trong quá trình quang hợp làm cho không khí trong
lành, vì vậy nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ví RNM ở Cần Giờ như “lá
phổi” của thành phố.
1.2.2 Rừng ngập mặn Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh
1.1.1.11.Rừng ngập mặn Việt Nam
a. Diện tích
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
14
Luận văn tốt nghiệp
Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, diện tích RNM Việt Nam tính đến
ngày 21/12/1999 là 156.608 ha. Trong đó diện tích RNM tự nhiên là 59.732ha
chiếm 38,1% và diện tích RNM trồng là 96.876ha chiếm 61,95%.(Viện Điều tra
Quy hoạch Rừng, 2001).
b. Phân bố
Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả ảnh viễn
thám, Phan Nguyên Hồng (1991) đã chia RNM Việt Nam ra làm 4 khu vực khác
nhau. Cụ thể như sau:
− Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn;
− Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch
Trường;
− Khu vực III: Ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch Trường đến Vũng Tàu;
− Khu vực IV: Ven biển Nam bộ, từ Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên.
c. Các tồn tại và thách thức trong công tác quản lý và bảo vệ RNM
Để triển khai việc phục hồi RNM cho bảo vệ môi trường và phòng chống
thiên tai có hiệu quả trên thực tế đòi hỏi chúng ta phải vượt qua một số thách
thức và giải quyết những tồn tại chính sau đây:
Ở hầu hết các địa phương ven biển từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên Huế,
nguy cơ thiên tai cao, mặc dù người dân đã có nhận thức vai trò lớn của RNM
trong phòng chống thiên tai nhưng chưa tạo được được quỹ đất cụ thể cho từng
vùng để phục hồi RNM đã bị suy thoái cũng như để trồng mới RNM. Các tỉnh
ven biển Nam Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long cũng không còn quĩ đất để
phục hồi mặc dù biết rằng mất RNM kéo theo suy giảm nguồn lợi thủy hải sản
và thiệt hại sẽ vô cùng to lớn khi thiên tai xảy ra. Hơn nữa, việc bảo vệ và phát
triển RNM vẫn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người
dân vẫn chưa được đáp ứng.
Trong thời gian qua chúng ta đã nỗ lực trồng RNM mới nhưng phần lớn
chỉ trồng có một loài cây (cây Trang ở miền Bắc, cây Đước đôi ở miền Nam)
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
15
Luận văn tốt nghiệp
nên hiệu quả kinh tế và môi trường phòng chống thiên tai không cao. Đó là chưa
nói đến sự cố khi có dịch bệnh, sâu hại và thiên tai rất dễ bị tàn phá vì rừng chủ
yếu chỉ có một loài cây. Chúng ta đang thiếu các giải pháp kỹ thuật thích hợp và
áp dụng cho từng vùng trong việc phục hồi RNM, cải thiện chất lượng rừng hiện
có và trồng mới RNM đáp ứng nhu cầu phòng chống thiên tai và bảo vệ môi
trường ở từng địa phương cụ thể.
Có thể nói rằng chúng ta đang lãng phí rất lớn khi chưa phối hợp, lồng
ghép những hoạt động cụ thể của những đề án mới với các chương trình hiện có
của quốc gia, quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhằm phục hồi, bảo vệ và sử
dụng bền vững RNM. Mặt khác, chúng ta đang thiếu sự phối hợp liên ngành,
chưa tạo ra được cơ chế tài chính bền vững nhằm huy động các nguồn thu cho
công tác phục hồi, quản lý các khu bảo vệ, đề xuất thành lập các khu bảo tồn
RNM có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
Một số mô hình phục hồi và bảo tồn hiệu quả RNM có sự tham gia của
cộng đồng như ở Ninh Hòa (Nha Trang), Rú Trá (Huế), Thạch Hà (Hà Tĩnh),
Sóc Trăng… chưa được nhân rộng, chưa có cơ chế huy động cộng đồng tham
gia, công tác xã hội hóa việc phục hồi RNM cho phòng chống thiên tai chưa
được coi trọng nhất là trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Thực tế RNM vẫn tiếp tục bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Đổ chất phế thải trong khai thác than đã vùi lấp các dải RNM
Ở Quảng Ninh có nhiều mỏ than lộ thiên sát ven biển hoặc sông nước
mặn như: Hà Tu, Cẩm Phả, Mông Dương Khi khai thác than các xí nghiệp đổ
vật phế thải xuống sông, biển lấp các bãi lầy có cây ngập mặn sinh sống. Việc
xây dựng một số cảng than như cảng Uông Bí, Cửa Ông đã phá hủy nhiều đám
RNM và hủy hoại các thảm cỏ biển và rạn san hô rất giàu động vật và hải sản ở
vùng ven bờ và biển nông.
Việc khai thác than với tốc độ cao như hiện nay đang là mối đe dọa lớn
đối với HST RNM ở một số địa phương trên vì lượng chất thải rất lớn vẫn tiếp
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
16
Luận văn tốt nghiệp
tục đổ ra sông, biển hoặc do mưa làm xói mòn đất, than từ mỏ xuống các sông
vùi lấp các những RNM ven sông và phá huỷ môi trường sống của các động vật
hoang dã ở đó.
Phá RNM để phát triển đô thị, cảng biển
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá đất nước, nhiều vùng RNM ở ven
biển, cửa sông đã và đang bị lấp đất để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, cảng
biển như Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Tuần Lễ (Khánh Hoà),
thị xã Hà Tiên Hiện nay diện tích RNM đã bị thu hẹp mạnh, nếu không có
biện pháp bảo vệ những dải RNM còn lại ở một số địa phương thì không những
làm mất đi nguồn tài nguyên quí giá mà còn mất cảnh quan đặc thù của vùng
nhiệt đới. Hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển khó tránh khỏi, kinh phí để chống
xói lở có thể gấp hàng trăm lần tiền trồng và bảo vệ RNM.
Buông lỏng quản lý, chạy theo nguồn lợi trước mắt
Các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương chưa đánh giá đúng vai
trò to lớn của HST RNM; buông lỏng quản lý trong việc sử dụng tài nguyên vùng
ven biển có RNM; không kiên quyết xử lý việc phá rừng để nuôi tôm. Nhiều địa
phương chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt là cho đấu thầu đất bãi lầy có RNM ở
ven biển, cửa sông để nuôi tôm xuất khẩu mà chưa tính đến hậu quả lâu dài do
thiên tai và suy giảm tài nguyên khi không còn rừng.
Nước biển dâng
Hiện tượng này được tạo ra bởi tổ hợp của nhiều yếu tố, đặc biệt do sự
tăng khí thải công nghiệp, nông nghiệp như CO
2
, CH
4
và mất RNM. Những dự
báo cho biết trong thế kỷ này, Trái đất sẽ ấm lên, mức nước biển sẽ dâng cao
hơn mức hiện nay có thể từ 60-100cm. Trong điều kiện đó nhiều vùng đất thấp
ven biển, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị chìm ngập trong nước
biển, các rừng cây ngập mặn, các đầm tôm cũng không còn nữa.
1.1.1.12.Rừng ngập mặn Quảng Ninh
a. Sự suy giảm RNM
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
17
Luận văn tốt nghiệp
Tổng số RNM đã bị hao hụt từ năm 1988 đến năm 2003 là 2509 ha chiếm
gần 11 % số diện tích RNM toàn tỉnh (Bảng 1).
b. Nhiệm vụ quy hoạch RNM tỉnh Quảng Ninh năm 2006 -2015
Nhiệm vụ quy hoạch RNM tỉnh Quảng Ninh năm 2006 -2015 bao gồm:
− Bảo vệ rừng hiện có: 17.682,55 ha
− Khoanh nuôi có trồng bổ xung: 3.720,45 ha
− Trồng rừng mới: 3.000,00 ha
− Sản xuất lâm ngư kết hợp: 2.000,00 ha
Mục tiêu tiến độ bảo vệ RNM ở Quảng Ninh thể hiện trong bảng 2.
Bảng 1. Diện tích RNM chuyển đổi mục đích sử dụng
TT
Tên
huyện
Tổng
diệntích
chuyển đổi
(ha)
Nuôi
thuỷ sản
(ha)
Mục đích
khác (ha)
Các xã có diện tích
1
Móng
Cái
1040 1040 Hải Hoà
2 Đầm Hà 30 30 Tân Bình
3 Hải Hà 159 159
Quảng Thắng, Quảng
Phong, Quảng Quảng
Minh,
Đường Hoa
4
Tiên
Yên
402 402 Đồng Rui
5 Hạ Long 295 161 134
Bãi Cháy, Cao Xanh, Hà
Khẩu, Đại Yên, Giếng
Đáy, Thống Nhất
6
Hoành
Bồ
212 212 Lê Lợi
7
Yên
Hưng
236 236
Hoàng Tân, Hà An,
Minh Thành
8 Cẩm Phả 133 133
Cẩm Hải, Cửa Ông,
Mông Dương
9 Vân Đồn 2 2
Tổng 2509 2375 134
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp & PTNT Quảng Ninh, 2004)
Bảng 2. Tiến độ bảo vệ RNM Quảng Ninh 2006-2015 (ha)
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
18
Luận văn tốt nghiệp
Hạng mục Tổng
Giai đoạn
2006-2010
Giai đoạn
2011-2015
Tổng
193.800,0
5
88.412,75 105.387,15
Bảo vệ rừng hiện có 167.697,8 88.412,75 79.285,05
Bảo vệ rừng khoanh nuôi có
trồng bổ xung
18.602,25 18.602,25
Bảo vệ rừng trồng mới 5.000 5.000
Bảo vệ rừng trồng lâm ngư kết
hợp
2.500 2.500
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp & PTNT Quảng Ninh, 2004)
c. Các giải pháp kiến nghị bảo vệ RNM Quảng Ninh
− Quy hoạch và sử dụng hợp lý RNM, vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ
được tài nguyên môi trường.
− UBND tỉnh và các ngành chức năng ban hành càng sớm càng tốt quy
chế quản
lý bảo vệ và phát triển RNM cho phù hợp với từng địa phương.
− Các ngành chức năng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục nhân dân
hiểu và bảo vệ RNM, đưa việc giáo dục bảo vệ RNM và các nguồn lợi thuỷ sản
ở địa phương vào các chương trình giáo dục phổ thông của địa phương bằng
nhiều hình thức như viết tài liệu, hội thảo chuyên đề và phổ biến, tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
− Đề nghị tỉnh, các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa
học công nghê, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Thuỷ sản có những chủ
trương chính sách cụ thể liên quan đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên và môi
trường RNM. Đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho
nhân dân ven biển để hạn chế tối đa việc phá RNM.
− Vấn đề khôi phục RNM ở Quảng Ninh không chỉ là trách nhiệm của
nhân dân, các ngành chức năng mà còn có liên quan đến nhiều tỉnh trong khu
vực. Kêu gọi đầu tư, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ,
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
19
Luận văn tốt nghiệp
các nước trong khu vực nhằm phục hồi rừng, đặc biệt là các chương trình nghiên
cứu vừa có nguồn thu từ nguồn lợi thủy sản vừa quản lý RNM bền vững.
1.3 Các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn
1.3.1 Các giải pháp chung
1.1.1.13.Kinh doanh RNM: Một nguyên lý cơ bản cần phải quan tâm là
quản lý trên cơ sở ổn định sản lượng lâu dài của các loài cây kinh tế chủ yếu và
giữ cân bằng sinh thái của vùng cửa sông, ven biển. Do đó trong kinh doanh lâm
nghiệp phải chú ý đến những vấn đề chính dưới đây:
a. Khai thác hợp lý và duy trì tối đa trữ lượng cây rừng để sử dụng gỗ,
củi, than và các sản phẩm phụ khác một cách lâu dài, tạo công ăn việc làm ổn
định cho nhân dân địa phương, hạn chế thấp nhất việc phá rừng bừa bãi. Khi
diện tích, chất lượng rừng bị suy giảm, cần có thời gian ngừng khai thác lâm sản
để phục hồi RNM.
b. Bảo vệ bãi đẻ và nơi nuôi dưỡng những hải sản có giá trị kinh tế cao
cũng như các động vật hoang dã quý hiếm khác trong RNM và vùng kế phụ cận
bằng cách duy trì, phát triển rừng ở mức độ thích hợp.
c. Tạo điểu kiện thuận lợi cho việc tái sinh tự nhiên bằng cách giữ lại đủ
cây giống trong khu khai thác (30-40 cây giống/ha) với khoảng cách giữa các
cây là từ 15m đến 20m.
Biện pháp tốt nhất là sau khi các rừng sản xuất đã phục hồi và trưởng
thành có thể khai thác từng dải rừng theo băng luân phiên nhau (35-40 m/băng),
có trừ cây giống để đủ nguồn giống cho tái sinh tự nhiên. Chỉ cần trồng thêm ở
chỗ tái sinh kém hoặc chỗ trống, giảm nhẹ kinh phí trồng rừng.
d. Trồng rừng: Trồng rừng phòng hộ chống sóng bảo vệ đê các vùng ven
biển nước ta đã trở thành vấn đề cấp thiết.
Tuy nhiên chọn các loài cây trồng thích hợp ở từng vùng địa lý là rất quan
trọng. Biện pháp tốt nhất là trồng xen đước, đâng, đưng hoặc trang với các loài
cây mọc tự nhiên hoặc các loài khác, những loài cây tái sinh tự nhiên có tác
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
20
Luận văn tốt nghiệp
dụng hạn chế tác động của sóng, thuỷ triều, giữ đất bồi và là nơi thu hút các
động vật bám khác như màn cước, hà sun, tạo điều kiện tốt cho cây trồng sinh
trưởng nhanh.
1.1.1.14.Cải tiến cách nuôi hải sản trong vùng RNM
Môi trường RNM có những mặt thuận lợi và không thuận lợi đối với nuôi
tôm, cần phải hiểu biết đầy đủ để xử lý thì việc nuôi trồng mới có hiệu quả.
Muốn có năng suất cao cần chọn vị trí đầm hợp lý, giúp người nuôi tôm
vốn và kỹ thuật để chuyển từ nuôi quảng canh thô sơ sang nuôi quảng canh cải
tiến với diện tích thích hợp.
Biện pháp cấp bách là phải khảo sát tỉ lệ diện tích rừng sử dụng để nuôi
tôm, đảm bảo tỉ lệ đầm nuôi ở vùng RNM là 1/5 hoặc 1/4. Nơi nào nuôi tôm
không hiệu quả, cương quyết lấy lại đất để trồng rừng, tạo môi trường sống lâu
dài cho hải sản.
Cần tổ chức tập huấn về kỹ thuật canh tác và cách theo dõi, xử lý các yếu
tố của môi trường cũng như kỹ thuật trồng RNM để đạt sản lượng cao và lâu dài
theo phương pháp lâm ngư kết hợp cho những người nuôi tôm, cua
Có biện pháp tích cực dành một phần tiền thu hoạch tôm, cua vào việc
phục hồi rừng. Ngoài ra có thể sử dụng vùng RNM để nuôi một số hải sản như
cua, các loại cá trên bè hoặc trong lồng đặt trong kênh rạch của RNM, nuôi
nghêu, sò huyết ở các bãi cát có bùn trước RNM như Cần Giờ-Thành phố Hồ
Chí Minh, Thạch Phú - Bến Tre, Duyên Hải – Trà Vinh đã làm. Phát triển các
hình thức nuôi trên vừa giải quyết được việc làm cho dân địa phương vừa hạn
chế việc phá rừng. Cần đẩy mạnh việc giao đất cho nhân dân lâu dài, cho vay
vốn để nuôi hải sản. Cần xoá bỏ việc cho người giầu ở nơi khác hoặc ở địa
phương đấu thầu các bãi bồi rộng lớn, làm mất chỗ kiếm ăn hàng ngày của
người dân nghèo ven biển.
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
21
Luận văn tốt nghiệp
Mặt khác cần có biện pháp giải thích, tuyên truyền cùng các qui định chặt
chẽ về việc đánh bắt các lưới mắt quá nhỏ, các công cụ huỷ diệt nguồn lợi làm
giảm mạnh nguồn giống hải sản vào RNM.
1.1.1.15.Sử dụng đất RNM để sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp
Những nơi có mùa khô kéo dài 4-6 tháng, hoặc nơi không có đủ nước
ngọt để rửa chua mặn thì tuyệt đối không nên sử dụng RNM để sản xuất cây
lương thực, cây công nghiệp như dừa, đào lộn hột, mía. Nơi nào có nguồn nước
ngọt dự trữ lớn, hoặc có khả năng sử dụng nước ngọt từ các dòng sông để rửa
chua mặn đều quanh năm, mới có khả năng trồng lúa và các cây khác. Mặt khác
cần sử dụng giống lúa chịu mặn đã được Viện lúa quốc tế IRI tuyển chọn mới có
hiệu quả.
Đối với đất mặn ít ngập triều cần chọn một số loài cây gỗ mọc tự nhiên ở
địa phương như xu, cóc, me, giá, cui, tra, bông gòn, so đũa, điền thanh, điên
điển, … để trồng, vừa bảo vệ đất vừa thu nhiên liệu.
Những nơi bị nhiễm mặn do nước dâng không còn cấy được lúa, cần
nhanh chóng chuyển sang trồng dừa nước để sản xuất đường, rượu, cồn, nước
ngọt từ nhựa cuống của quả và các sản phẩm khác từ lá cây hoặc xây dựng đầm
nuôi tôm quảng canh cải tiến quy mô gia đình và trồng cây ngập mặn.
1.1.1.16.Xây dựng khu bảo vệ, dự trữ nguồn gen, nghiên cứu và du lịch
Cần chọn một số RNM điển hình cho từng vùng sinh thái làm khu bảo vệ
các nguồn gen thực vật và động vật vùng triều và bảo tồn thiên nhiên. Trước hết
cần tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng tài nguyên RNM để có biện pháp
hữu hiện bảo vệ và phát triển tính đa dạng đi truyền trong HST RNM. Có thể kết
hợp trong việc chọn khu bảo tồn RNM với địa điểm du lịch và giáo dục, hoặc tổ
chức nơi du lịch thuận lợi để thu hút khách trong và ngoài nước.
Do tác động của mực nước biển dâng và nhiễu động thời tiết bất lợi (bão,
áp thấp nhiệt đới, gió mùa, gió xoáy…) ngày càng tăng, cho nên việc bảo vệ các
HST RNM cũng như cỏ biển, vỉa san hô và thực vật hoang dại khác ở các cửa
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
22
Luận văn tốt nghiệp
sông, ven biển là rất cần thiết để hạn chế xói lở, tàn phá đê điều. Cần đầu tư
thích đáng và khẩn trương trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở một số tuyến đê
biển và đê sông.
Cho đến nay công tác điều tra tài nguyên HST RNM mới thực hiện một
phần ở nước ta, chủ yếu là tài nguyên thực vật bậc cao. Còn các dạng tài nguyên
sinh vật khác và tài nguyên khí hậu, nước còn ít được chú ý.
1.1.1.17.Giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội và quy hoạch dân cư trong
vùng RNM
Nguồn lợi về nuôi tôm ở vùng RNM lớn đã thu hút khá đông người dân
tham gia phá rừng nuôi tôm. Mặt khác những người dân từ nhiều địa phương
khác tập trung đến khai thác, xây dựng đầm nuôi tôm.
Do đó tình trạng ở phân tán ngày càng tăng khiến cho việc quản lý và các
sinh hoạt xã hội, văn hoá vốn đã yếu kém lại càng khó khăn hơn. Nếu để tình
trạng này kéo dài thì rừng tiếp tục bị phá, nguồn hải sản giảm sút nhanh.
Những vấn đề cấp bách phải giải quyết là:
− Đưa việc giáo dục bảo vệ RNM và nguồn lợi thuỷ hải sản lồng ghép
vào chương trình giáo dục ở các cấp phổ thông, Mặt khác, cần tổ chức các
“Cuộc thi tìm hiểu lợi ích rừng ngập mặn” cho học sinh các trường ở xã.
− Bồi dưỡng các cán bộ chủ chốt ở địa phương cùng cán bộ ngành lâm
nghiệp, thuỷ sản về vai trò của các HST RNM đối với nền kinh tế và môi
trường, để dần dần họ giúp đỡ nhân dân hiểu rõ tác hại lâu dài của việc phá
rừng, qua đó có ý thức bảo vệ rừng không chỉ cho hiện tại mà còn cho các thế hệ
sau.
− Có chính sách, quy chế rõ ràng về việc dành một phần nguồn lợi thuỷ
sản, làm quỹ để phục hồi lại rừng.
− Đánh thuế luỹ tiến việc sử dụng diện tích RNM để nuôi tôm và
khuyến khích việc đầu tư công sức, vốn, kỹ thuật nuôi tôm theo mô hình lâm
ngư kết hợp quy mô
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
23
Luận văn tốt nghiệp
gia đình trên diện tích hẹp.
− Có biện pháp tích cực hạn chế mức tăng dân số và nghiên cứu quy
hoạch dân cư trong vùng RNM để xây dựng những mô hình thích hợp, tránh tình
trạng đưa dân ra xây dựng vùng kinh tế mới ven biển khi chưa có quy hoạch cụ
thể cho việc bảo vệ, phát triển RNM và các vỉa san hô, các thảm cỏ biển ven bờ.
1.3.2 Giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
1.1.1.18.Khái niệm về cộng đồng và các bên liên quan
Cộng đồng là những nhóm người có những đặc điểm về thái độ, cách ứng
xử, tập quán sinh hoạt và ước muốn tương đối giống nhau, cùng sống trong bối
cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, cộng đồng được xác định là
tất cả những người sống hoặc làm việc trong một khu vực địa lý nhất định,
không phân biệt nam nữ, già hay trẻ. Như vậy sự tham gia của cộng đồng được
xác định là tất cả những người sống hoặc làm việc trong khu vực [6].
Cộng đồng cũng có thể bao gồm những tổ chức xã hội do cộng đồng lập
ra để đại diện cho các quan điểm của họ. Ở nhiều dân tộc thiểu số, Già làng,
Trưởng bản là những người giàu kinh nghiệm, nắm vững phong tục, tập quán
của cộng đồng mình, đồng thời cũng là trung tâm của cuộc hoà giải, những tranh
chấp xung đột, được cộng đồng tôn sùng nên hoàn toàn có thể đại diện cho cộng
đồng, khác với những tổ chức được thành lập cho chương trình, dự án hay tổ
chức quần chúng có màu sắc chính trị như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội
Cựu chiến binh [6].
Các bên liên quan (stakerholder) gồm tất cả những người, những tổ chức,
có lợi ích liên quan đến một hoạt động cụ thể. Các bên liên quan có thể bao
gồm cả những nhà ra quyết định cũng như những người bị ảnh hưởng bởi các
quyết định. Cộng đồng là một trong các bên liên quan. Các bên liên quan khác
sẽ rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể [6].
1.1.1.19.Sự tham gia của cộng đồng
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
24
Luận văn tốt nghiệp
Sự tham gia của cộng đồng là việc một cộng đồng được tham gia tư
đóng góp kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển,
hay một quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên. Đó là cơ hội để người dân có
thể bày tỏ ý kiến của mình và bằng cách đó họ có thể ảnh hưởng đến sự ra quyết
định. Điều này sẽ tác động đến những kế hoạch của một vùng rộng lớn hoặc
cũng có thể là một dự án nhỏ [6].
Hình thức tham gia có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào loại và mức độ
của dự án, cũng như khả năng nhận thức của cộng đồng về vấn đề đang được
quan tâm. Thời gian của sự tham gia cũng khác nhau, từ giai đoạn đầu của việc
lập kế hoạch hoặc trong quá trình cần có sự đánh giá nhu cầu của cộng đồng, sự
tham gia của cộng đồng vào quá trình trên càng sớm thì càng có được nhiều sự
ủng hộ của cộng đồng [6].
Những quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đế chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Những người trong
cộng đồng chịu ảnh hưởng bao gồm những người sống trong khu vực đó, làm
việc trong khu vực đó, học tập trong khu vực đó và thường qua lại trong khu vực
đó [6].
Do đó, sự cần thiết phải có được những ý kiến của họ về những gì
họ đang làm, những gì họ đang muốn có và trong nhiều trường hợp, chính cộng
đồng là những người ra quyết định. Thực tiễn đã cho thấy, nếu những kế hoạch
phát triển hoặc quy hoạch sử dụng tài nguyên phù hợp với nguyện vọng và nhu
cầu của cộng đồng thì cộng đồng cũng sẽ tự hào về xứ sở của mình [6].
1.1.1.20.Vai trò của cộng đồng trong việc khai thác bền vững RNM
Trong các chủ trường chính sách của Đảng, Nhà nước đã xác định vai trò
quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Chỉ thị số 36/CT-
TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25-6-1998
đã xác định: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân ”. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3-12-2003 của Thủ tướng Chính
Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007
25