1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THANH ĐỨC
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG VIỆC SẢN XUẤT
PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vương Vân Huyền
Thái Nguyên, 2014
2
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu được
toàn xã hội quan tâm. Trong những thập niên vừa qua sự phát triển về mặt khoa
học kỹ thuật đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Các quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng được đẩy mạnh. Chính vì sự phát
triển này môi trường sống của con người cũng như các dạng sống trên trái đất
đang bị đe dọa nghiêm trọng. Những năm gần đây thế giới đã có nhiều hoạt động
bảo vệ môi trường và cũng đã có rất nhiều thành tựu đạt được. Tuy nhiên vấn đề
môi trường hiện nay vẫn đang là vấn đề nóng bỏng mang tính toàn cầu.
Việt Nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đã có những tác động không nhỏ đến môi trường sống.
Công tác bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững trong
những thập niên đầu của thế kỷ XXI cũng đứng trước những thách thức to
lớn, đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể và đồng bộ. Trong đó có 8 giải pháp
đã được đưa ra gồm: Nhanh chóng hoàn thiện và tăng cường hiệu lực thi
hành của hệ thống pháp luật; Hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường; Sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội, con
người và cộng đồng; Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của dân cư; Tăng
cường công tác bảo vệ quy hoạch môi trường; Thiết lập hệ thống giám sát;
Đa dạng hóa các nguồn vốn và quản lý; Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu
tư cho bảo vệ môi trường. Song trong thực tế việc thi hành pháp luật bảo vệ
môi trường chưa chú trọng và quan tâm nhiều, vấn đề quản lý môi trường ở
các cấp từ trung ương đến địa phương các cấp các ngành vẫn bộc lộ nhiều yếu
kém, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường chưa được đào tạo một
cách toàn diện, ý thức tự giác bảo vệ môi trường và gìn giữ môi trường công
cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống, cách suy nghĩ của đại bộ phận
dân cư.
Phổ Yên là một huyện trung du nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm vừa qua cùng với sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
3
nước nền kinh tế của huyện đã có nhiều sự phát triển vượt bậc nâng cao đời
sống nhân dân.
Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân trên địa bàn huyện là từ sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các phế phụ phẩm nông nghiệp chưa được tận
dụng tối đa, lãng phí.
Để nâng cao khả năng xử dụng tài nguyên và nguồn nguyên liệu sẵn có,
được sự đồng ý của Trường Đại Học Nông Lâm – Thái Nguyên, phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên, và sự hướng dẫn của cô giáo: Vương
Vân Huyền, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng chế phẩm sinh học
trong việc sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện
Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục đích của đề tài
- Điều tra, đánh giá, xác định số lượng, phân loại thành phần, tỷ lệ phế
phụ phẩm nông nghiệp.
- Nghiên cứu sử dụng kiến thức về lên men tự nhiên và một số chế phẩm
vi sinh vật để sản xuất phân bón hữu cơ tại chỗ từ phế phụ phẩm nông nghiệp,
tăng hiệu quả kinh tế sử dụng tài nguyên là phế phụ phẩm nông nghiệp.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu các kiến thức về lên men sinh học tự nhiên và chế phẩm vi
sinh vật.
-Tìm các phương pháp ủ phân hữu cơ hiệu quả đơn giản và nhanh
chóng từ các phương thức lên men tự nhiên.
-So sánh, đánh giá chất lượng phân sau khi ủ với các loại men khác nhau.
-Phân tích chất lượng và hiệu quả kinh tế, môi trường giữa phân ủ với
phân hóa học.
-Xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm sẵn có.
1.4. Yêu cầu của đề tài
-Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
-Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho các mô hình thí nghiệm.
4
-Trước khi bố trí thí nghiệm phế phụ phẩm nông nghiệp phải được
phân loại, băm nhỏ và trộn đều đẻ tăng tính đồng chất, tránh sai khác về các
chỉ tiêu theo dõi giữa các mẫu nhắc lại trong cùng một công thức thí nghiệm.
-Nơi bố trí thí nghiệm phải thoáng mát, không chịu trực tiếp ánh sáng
mặt trời. Sản phẩm phân bón thu được phải được phơi khô để ở nhiệt độ
phòng tránh sai sót trong kết quả phân tích mẫu.
-Số liệu nghiên cứu phải được ghi chép đầy đủ , chính xác, thể hiện đầy
đủ và đúng thực tế. Kết thúc thí nghiệm số liệu phải được xử lý thống kê
nhắm đưa ra các bảng số liệu cuối cùng.
-Quy trình sản xuất phân phải rõ ràng để người dân dễ thực hiện, giá
thành hợp lý.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+Nâng cao ý thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác nghiên cứu sau này.
+Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học và nghiên cứu.
+Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo.
- Ý nghĩa trong thực tiễn
+Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp, giảm chi phí cho sản xuất nông nghiệp.
+Giảm ô nhiễm.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Sử dụng phân bón bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Khi việc sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan như hiện nay thì
việc sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng tạo ra hướng sản xuất bền vững.
Sản xuất bền vững là hướng phấn đấu của nghành nông nghiệp nhiều nước
tiên tiến trên thế giới hiện nay. Tiêu chí của sản xuất nông nghiệp bền vững
có nhiều vấn đề, nhưng tập trung là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và bảo vệ
môi trường. Khai thác, sử dụng hữu cơ là một biện pháp để bảo vệ tài nguyên
đất trong sản xuất nông nghiệp bền vững….
Rơm rạ nên được ủ trước khi đem bón cho cây trồng sẽ tốt hơn, vì cây
trồng có thể hấp thu chất dinh dưỡng ngay. Nếu cày vùi rơm rạ tươi thì mất thời
gian cho vi sinh vật trong đất phân hủy, như vậy cây trồng mới hấp thu được và
một số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây cho cây lúa
nếu rơm, rạ không có thời gian phân hủy hoàn toàn… [24]
2.1.2. Khái niệm phân hữu cơ.
Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ
như: Phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phế phụ phẩm nông nghiệp,
phân rác…
* Phân chuồng.
- Đặc điểm: Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: Phân, nước tiểu gia
súc vá chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ
sung chất hữu cơ cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử
dụng phân hóa học…
- Chế biến phân chuồng: có 3 phương pháp
+ Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không
được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2%
super lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ
ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
6
+ Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp mỗi lớp rắc
khoảng (2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1,5-2m, trét
bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.
+ Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60
0
C nén
chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ
các loại phân khác như: phân thỏ, gà. vịt làm phân men để tăng chất lượng
phân.
* Phân rác
- Đặc điểm: Là phân hữu cơ được chế biến từ: Cỏ dại, rác, thân lá cây
xanh, rơm rạ… Ủ với 1 số phân men như phân chuồng, lân, vôi đến khi mục
thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).
- Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và
kali 2% còn lại phân men ( phân chuồng, lân , vôi). Nguyên liệu được chặt ra
thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc 1 lơp vôi, trét bùn. Ủ
khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại để hở lỗ
tưới nước thường xuyên, ủ khoảng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân
hoại có thể dùng để bón thúc.
*Phân xanh
- Đặc điểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay
vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường
được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo đậu, cỏ stylo, điên điển…
- Cách sử dụng: vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc
làm đất.
*Phân vi sinh
- Đặc điểm: là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các
loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ ( như bột than bùn).
Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân
giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí
trời để bổ sung cho đất và cây.
- Các loại phân trên thị trường:
+ Phân vi sinh cố định đạm:
7
Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…
+ Phân vi sinh phân giải lân:
Phân lân hữu cơ vi sinh Komic và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác
có tính năng tác dụng giống như nhau.
+ Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương
phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân
kể trên.
- Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn,
tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát
huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết
cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng
sinh… thì mới có hiệu quả cao.
*Phân sinh học hữu cơ.
-Đặc điểm: là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công
nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm 1 số hoạt chất khác để
làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho
các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất
cây trồng, phổ biến như: phân bón komic nền…
-Sử dụng: phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoắc dạng
lỏng, có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay
được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữ cơ komic
chuyên dùng cho : cây ăn trái, lúa, mía….[30]
2.1.3. Khái niệm chất thải nông nghiệp.
“Chất thải nông nghiệp là những chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá… cần
phải được quản lí vì nó liên quan chặt chẽ, trực tiếp đến đời sống sức khỏe
của con người”.[10]
2.1.3.1 .Chất thải rắn nông nghiệp.
Theo Nguyễn Đình Hương và CS (2006)[10], là chất thải rắn nông
nghiệp phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu
8
hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải phát ra từ chăn nuôi, giết
mổ động vật, chế biến sữa…
2.1.3.2. Nguồn gốc, thành phần và đặc điểm của chất thải rắn nông nghiệp
*Nguồn gốc chất thải rắn nông nghiệp
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc chất thải rắn nông nghiệp
Nguồn: Theo Nguyễn Đình Hương và CS (2006)[10].
Thành phần chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau,
phần lớn là các thành phần có thể phân hủy sinh học và 1 phần các chất khó
phân hủy và độc hại.
Thành phần chính của chất thải rắn nông nghiệp bao gồm:
+ Phế phụ phẩm từ trồng trọt: rơm, rạ,trấu, cám,lá cây, vỏ lõi ngô, bã
mía, thân lá khoai tây, khoai lang…
+ Phân động vật, phân gia súc( trâu, bò), phân gia cầm(gà, vịt, ngan,
ngỗng )
Trồng trọt(thực
vật chết, tỉa cành
làm cỏ…)
Thu hoạch nông
sản (rơm, rạ,
trấu, thân ngô, lõi
ngô
…
)
Chế biến sữa, giết
mổ gia súc, gia
cầm
Bảo vệ thực vật,
động vật: TBVTV,
thuốc trừ sâu, diệt
côn trùng.
Quá trình bón phân
kích thích tăng
trưởng
Thú y( chai, lọ,
đựngthuốc thú y,
dụng cụ tiêm)
Chất
thải
rắn
nông
nghiệp
9
+ Bao bì đóng gói, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thưc vật, thuốc trừ sâu, lọ
đựng thuốc thú y, túi đựng hóa chất nông nghiệp, túi đựng phân bón.
+ Các bệnh phẩm, xác thực vật chết như gà toi, lở mồm long móng, bò
điên chứa các vi trùng gây bệnh.
2.1.3.3. Thành phần và đặc điểm của phế phụ phẩm nông nghiệp.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh
những sản phẩm chính dù có muốn hay không chúng ta có những sản phẩm phụ
khác. Chẳng hạn như khi trồng lúa ngoài hạt thóc chúng ta thu được, ta còn có
rơm, rạ khi xay lúa ngoài gạo ta còn có tấm, cám, trấu Khi chăn nuôi gia súc
ngoài sản phẩm chính là thịt, trứng hay sữa, sức kéo ta còn có phân, lông…
Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc,
phần ăn được chỉ chiếm phân nửa hay 1/3 khối lượng. Những phụ phẩm này
thực sự là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị; chúng còn có thể sử dụng
cho nhiều mục đích khác và có thể tạo thêm giá trị, thu nhập cho nông dân,
nếu không, chúng có thể gây ô nhiễm môi trường.
Việc sử dụng tốt các nguồn phụ phẩm này góp phần làm tăng thu nhập
cho nông dân và tăng thu nhập ha/đất nông nghiệp.
Phụ phẩm nông nghiệp đều là chất hữu cơ, có thể còn non, xanh; có thể
chúng đã xơ cứng vì silic hóa như trấu hay lignin hóa như gỗ. Chúng còn có
thể xem như 1 dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình quang tổng
hợp và quá trình sinh học khác trong nông nghiệp.
Các phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng
trực tiếp hơn chính phẩm và do đó giá trị kinh tế hiện tại cũng thường thấp
hơn, muốn sử dụng chúng cần thêm phí tổn vận chuyển và các biện pháp kỹ
thuật khác.Việc cân nhắc chi phí và lợi ích là rất cần thiết, đôi khi nhờ chế
biến mà lợi nhuận thu được từ phụ phẩm lại nhiều hơn chính phẩm. Sự phát
triển của xã hội và tiến độ khoa học công nghệ có thể giúp con người sử dụng
tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp và qua đó làm thay đổi các nhìn nhận
về sảm phẩm nông nghiệp.
Với đặc điểm là những chất hữu cơ, các loại phụ phẩm nông nghiệp có
thế được sử dụng theo mục đích sau:
-Sản xuất thức ăn chăn nuôi
10
-Làm nguyên liệu cho nghành nghề tiểu thủ công, cho công nghiệp
-Làm chất đốt
-Sản xuất biogas và điện năng
-Làm phân hữu cơ.
Bảng 2.1 Thành phần chất thải trong trồng trọt.
(Phế phụ phẩm phát sinh để thu được 1 tấn nông sản sau thu hoạch)
Tên nông sản Phế phụ phẩm Khối lượng(kg)
Lúa
Rơm, rạ 4000-6000
Cám 150
Trấu 200
Ngô
Thân,lá cây 2100-2350
Vỏ, lõi, râu, bắp 500
( Nguồn: Viện năng lượng, tổng công ty điện lực Việt Nam
,2002, Nguyễn Đình Hương 2006. )[10].
2.1.4. Tổng quan về men và chể phẩm vi sinh vật.
Từ cổ xưa, mặc dù chưa nhận thức được sự tồn tại của vi sinh vật, nhưng
loài người đã biết khá nhiều về các tác dụng do vi sinh vật gây nên. Trong sản
xuất và trong đời sống, con người đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về các
biện pháp lợi dụng các vi sinh vật có ích và phòng tránh các vi sinh vật có hại.
Trên những vật giữ lại từ thời cổ Hy Lạp, người ta đã thấy minh họa cả quá
trình nấu rượu. Những tài liêu khảo cổ cho biết cách đây trên 6000 năm, người
dân Ai Cập ở dọc sông Nile đã có tập quán nấu rượu. Ở Trung Quốc rượu đã
được sản xuất từ thời đại văn hóa Long Sơn ( cách đây trên 4000 năm). Việc
lên men Lactic ( muối dưa) được thực hiện từ những năm 3500 năm trước công
nguyên. Muối dưa, làm dấm, làm tương v v Đều là những biện pháp hữu hiệu
để hoặc sử dụng hoặc khống chế vi sinh vật phục vụ cho việc chế biến và bảo
quản thực phẩm. Việc sáng tạo ra các hình thức ủ phân, ngâm phân, ngâm gai,
xếp ải trồng luân canh với cây họ đậu, đều là những biện pháp tài tình mà tổ
tiên ta từ lâu đã biết phát huy tác dụng của vi sinh vật trong nông nghiệp.
11
Người có công phát hiện ra thế giới vi sinh vật và cũng là người đầu tiên miêu
tả hình thái nhiều loài vi sinh vật là người Hà Lan, vốn là một người học nghề
trong hiệu buôn vải. Đó là Antonie Leeuwenhoek (1632-1723). Ông đã tự chế
ra hơn 400 kính hiển vi, trong đó có cái phóng đại được đến 270 lần. Năm 1670
ông nhìn thấy các vi khuẩn và các động vật nguyên sinh, ông gọi là “ động vật
vô cùng nhỏ bé”. Qua đó ông đã miêu tả hình thái và dạng chuyển động của
nhiều loại vi sinh vật. Nhiều bài báo của ông được công bố trên tạp chí Triết
học của học hội hoàng gia Anh và năm 1680 ông được bầu làm hội viên của
học hội này từ thập kỉ 60 của thế kỉ 19 bắt đầu thời kì nghiên cứu về sinh lí học
của các vi sinh vật. Người có công lớn trong việc này, người về sau được coi là
ông tổ của vi sinh vật học là nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur (1822-
1895). Khó mà tóm tắt được khối lượng các phát hiện đồ sộ của Louis Pasteur
đã cống hiến cho nhân loại.[31]
2.1.4.1 Một số chế phẩm vi sinh vật xử lý chất thải hữu cơ và phế phụ phẩm
nông nghiệp
Chế phẩm vi sinh vật có một số vai trò rất lớn sau:
- Làm cho đất tơi xốp, tăng độ mịn, giữ nước.
- Có giá thành rẻ, dễ làm, phù hợp với quy mô hộ gia đình.
-Không gây độc hại đến sức khỏe của con người, vật nuôi và cây trồng.
- Không gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái.
- Có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường sinh thái.
- Không làm thái hóa, bạc màu đất, mà làm tăng độ phì nhiêu cho đất
-Đồng hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần làm tăng năng
suất và chất lượng nông sản.
- Có tác dụng tiêu diệt sâu hại, trứng giun sán và côn trùng gây hại.
- Phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh
hoạt, phế thải nông- công nghiệp làm sạch môi trường.
Mỗi loại chế phẩm ngoài đặc điểm chung còn có đặc điểm, tác dụng
riêng khác nhau, điển hình một số loại chế phẩm hay được sử dụng:
-Chế phẩm EMUNIV (bộ vi sinh vật hữu hiệu đa năng) của công ty cổ
phần vi sinh ứng dụng – Hà Nội. Là tập đoàn nhiều vi sinh vật hữu hiệu bao
12
gồm: VSV phân giải chất hữu cơ, VSV cố định đạm, VSV phân giải lân, VSV
kích thích sinh trưởng…VSV tổng số > 10
9
CFU/g
Chế phẩm EMUNIV có tác dụng:
- Phân giải nhanh các chất hữu cơ có trong rác thải, phế thải nông
nghiệp, các loại mùn hữu cơ như : xenluloza, lignhin, tinh bột…thành các
chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng.
- Chuyển hóa nhanh lân khó tiêu thành dễ tiêu.
- Tạo chất kháng sinh để tiêu diệt hoặc ức chế 1 số vi sinh vật gây bệnh
cho cây trồng.
- Tạo chất ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây thối,
làm mất mùi hôi thối.
- Hình thành các chất kích thích sinh trưởng thực vật, giúp cây phát
triển tốt.
Các ứng dụng của chế phẩm EMUNIV dạng bột:
- Dùng để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ than bùn: Trộn đều chế
phẩm cho than bùn có độ ẩm đạt 45% (có thể bổ sung thêm 10-30% mùn từ
nhà máy giấy, mùn mía…), bổ sung 1-3% rỉ đường, che đậy để tránh mất
nhiệt, ủ 15-20 ngày. Sau đó có trộn thêm lượng N,P,K và vi lượng tùy thuộc
ngành sản xuất. Lượng dùng 200-500g chế phẩm/tấn nguyên liệu.
- Dùng sử lý rác thải thành phân bón hữu cơ vi sinh: hòa chế phẩm vào
nước, tưới đều rác sao cho độ ẩm đạt 45-50% che đậy đống ủ có thổi khí hoặc
sau 7-10 ngày đảo trộn. Ủ khoảng 25-30 ngày có thể sử dụng làm phân bón,
có thể trộn thêm N,P,K. Lượng dùng 200g/tấn nguyên liệu. Dùng để ủ phân
hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.
- Dùng khử mùi hôi thối nhà hố xí và chuống trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm: Hòa 1 gói chế phẩm 200g vào 40l nước bổ sung 0,4-1,2kg rỉ đường, đậy
kín để 3 ngày , sau đó phun đều cho chuồng trại( mỗi tuần 1 lần).[22]
2.1.4.2 Vai trò của chế phẩm sinh học.
Vai trò của chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật trong sản xuất
nông nghiệp được thừ nhận có các ưu điểm sau đây:
13
- Không gấy ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây
trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái ( vi sinh vật, dinh dưỡng…) trong
môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không
làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
- Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng góp phần tăng năng suất
và chất lượng nông sản.
- Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hạn, tăng khả
năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường
như các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế
thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.
Với những ưu điểm mà chế phẩm vi sinh đem lại cho đất đại, cây trồng
cũng như môi trường và con người như trên. Để giúp cho các hộ gia đình, vừa
làm giảm sự ô nhiễm môi trường, vừa có thể tự sản xuất phân bón hữu cơ vi
sinh bằng nguồn nguyên liệu và phế liệu có tại đìa phương, với sự thuận lợi
về điều kiện tự nhiên , kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện. Tôi đã tiến hành
nghiên cứu, điều tra đánh giá hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp từ đó đã
ứng dụng 1 số chế phẩm vi sinh vào việc xây dựng mô hình sản xuất phân bón
hữu cơ nhằm tận dụng được nguồn nguyên liệu săn có và cải thiện ô nhiễm
môi trường.
2.2.Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên thế giới và Việt Nam.
2.2.1.Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên thế giới.
Tình hình quản lý, thu gom, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp trên thế giới
Trước đây nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp không được cong người
quan tâm nhiều, cứ sau vụ thu hoạch một phần nhỏ được con người sử dụng
làm chất độn chuồng, giá trồng nấm nhưng hầu như được đốt hết. Vậy mà nó
chính là một trong những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng mà trước đây chúng
ta đang bỏ phí. Hiện nay với nền kinh tế phát triển cao trên nhiều nước trên
thế giới đã thu được lợi nhuần rất cao từ phế phụ phẩm nông nghiệp này, họ
sử dụng vào mục đích khác nhau. Ở các nước công nghiệp phải tìm cách nhập
14
khẩu phụ phẩm nông nghiệp như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…để tái
chế, tiết kiệm chi phí, làm giàu và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển
mạnh hơn.
Trên nhiều vùng đất nước Liên Xô, đặc biệt là vùng thảo nguyên thường có
nhiều rơm rạ, vỏ trấu và các loại phế thải khác của trồng trọt chưa được sử
dung. Từ những chất phế thải này có thể chế biến thành công một loại phân
bón có giá trị cao bằng cách tăng lượng rác chuồng gia súc bằng các chất này,
cũng như xếp rơm rạ xen với các lớp phân chuồng ở nhà chứa phân. Phương
pháp này được sử dụng chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu, khi mà trời mưa
nhiều và độ ẩm của phân chuồng vượt mức bình thường. Rơm rạ sẽ hút lượng
nước thừa của phân và trong điều kiện có đủ đạm và các chât dinh dưỡng
khác trong phân chuồng thì rơm rạ sẽ phân giải nhanh chống hơn.
Đặc biệt có giá trị là việc dùng rơm rạ dọn lót cho gia súc trong những
ổ nhốt tạm ban đêm vào thời kỳ chăn thả trên đồng cỏ. Ổ nhốt tạm được rào
quanh và lót một lớp rơm rạ dày 20-30cm. Rơm, rạ sẽ hút nước thải, trộn lẫn
với phân và được nén khá chặt. Nhờ bị phân ngăn cách không cho nước mưa
ngấm xuống đất mà rơm rạ bắt đầu phân giải nhanh và chỉ khoảng 1,5-2 tháng
sau đã hình thành 1 lớp phân có giá trị cao ở trong chuồng nhốt tạm gia súc.
Sau đó người ta chuyển hàng rào sang chỗ khác và dồn phân lại thành đống
nén chặt, để phân tiếp tục phân giải nhanh hơn và hầu như không bị mất đạm
nhiều (Nguồn: I.P MAMCHENCOP,1981).[29]
+ Ở Hoa Kỳ: Là quốc gia có nền công nghệ khoa học kỹ thuật phát
triển, hiện đại nên họn cũng đã tiến hành xây dựng vùng nguyên liêu, sản xuất
và lập mô hình nhà ở bằng ván ép rơm. Sản phẩm ván ép làm từ rơm rạ có
khả năng chịu nhiệt, chống cháy, chống thấm mà tiết kiệm….[28]
Ngày nay, do dịch bệnh phát triển ngành chăn nuôi đang có xu hướng
tập trung vào những vùng xa dân cư, đó lại là điều kiện tập trung nguồn chất
thải từ gia súc để sản xuất biogas và phát điện, vừa giải quyết vấn đề môi
trường, vừa tăng thu nhập cho nhà chăn nuôi.
2.2.2.Tình hình sản xuất phân hữu cơ ở Việt Nam.
Việt Nam là nước nhiệt đới và là 1 nước nông nghiệp quanh năm cây
trái tươi tốt, cây trồng, vật nuôi khá phong phú. Trong những năm gần đây,
15
nghành trồng trọt nước ta phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Trên đồng ruộng nương rẫy hàng năm để lại hàng triệu tấn phế thải là rơm, rạ,
lõi ngô, cây sắn, thân lá thực vật…Tất cả nguồn phế thải này 1 phần đen đốt,
còn lại trở thành rác thải, phế thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và
nguồn nước, trong khi đất đai lại thiếu trầm trọng nguồn dinh dưỡng cho cây và
hàng năm chúng ta lại bỏ ra hàng triệu đô la để mua phân hóa học ở nước
ngoài.
Ước tính mỗi năm nước ta có 32,2 triệu tấn rơm rạ, 5,2 triệu tấn thân,
lá ngô sau thu hoạch, 1,5 triệu tấn thân lá khoai lang, 2,15 thấn là cây lạc, 1,7
triệu tấn ngọn, lá sắn…Hàng năm có khoảng 11,203 triệu tấn rơm của miền
Bắc và 21,007 triệu tấn của miền Nam thu được qua các mùa vụ. Phụ phẩm
rơm rạ hiện đang được khai thác nhiều theo hướng như làm giá trồng nấm, bổ
sung chế phẩm sinh học làm phân bón, làm chất đốt, làm chất đệm lót, hàng
để vận chuyển, độn chuồng, lót ổ.[17].
Thông thường, các phế phẩm nông nghiệp được người dân tận dụng tối
đa để tái sử dụng làm chất đốt, làm giá nấm, làm thức ăn gia súc, vật liệu độn
chuồng hoặc vùi trả lại đất, do đó khả năng tồn dư gây ô nhiễm môi trường
cũng giảm bớt.
*Một số mô hình xử lý phế phụ phẩm tại chỗ
Việt Nam là nước nông nghiệp nên mỗi năm thải ra khối lượng lớn phế
thải nông nghiệp trong đó phế phụ phẩm nông nghiệp chiếm khối lượng lớn,
việc tận dụng nguồn phế phụ phẩm này chưa được quan tâm, chú trọng vì vậy
mà tình trạng đốt rơm, rạ diễn ra ngày càng phổ biến sau mùa gặt, gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của người dân.
Việc đốt rươm, rạ chẳng những lãng phí nguồn nhiên nguyên liệu mà
còn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông. Theo các nhà y học,
khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối với sức
khỏe con người. Trẻ em, người già, người có bệnh hô hấp và bệnh mãn tính
dễ bị ảnh hưởng nhất.
Vài năm trở lại đây người dân tiếp cận, học hỏi được nhiều công nghệ có
thể tăng thu nhập từ phế phụ phẩm nông nghiệp như: Dùng làm nấm, sản xuất
phân bón hữu cơ, rơm, rạ còn dùng làm vật liệu xây dựng, làm bê tông siêu nhẹ,
16
đệm lót vận chuyển hàng hóa dễ vỡ, vận chuyển hoa quả…Việc sử dụng rơm, rạ
cho sản xuất năng lượng, gồm nguyên liệu sinh khối rắn, nhiên liệu sinh học,
đóng bánh, sản xuất bột giấy,…là phương pháp tận dụng tối ưu.Song thu
gom,vận chuyển là rào cản lớn từ nguyên cứu triển khai đến sản xuất.
+ Hiện nay một số hộ chăn nuôi ở Vĩnh Phúc đã học được cách chế
biến rơm rạ, cỏ, lá sắn…cho gia súc, nhất là để dự trữ trong mùa đông mang
lại kết quả rất khả quan. Bà con đã biết cách chế biến rơm lúa tuy nghèo dinh
dưỡng và khó tiêu hóa, nhưng nếu được ủ bằng Urê với vôi sẽ làm cho chúng
dễ tiêu hơn và trở thành thức ăn có giá trị cho trâu, bò, đặc biệt trong mùa
đông thiếu thức ăn xanh.(Đào Lệ Hằng,2008).[9].
+ Bình Giang là huyện trọng điểm lúa của Hải Dương, lượng rơm, rạ
sau thu hoạch rất lớn, người ta dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ giảm
được 1 nửa chi phí đầu vào cho nông dân , cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, hướng tới 1 thương hiệu gạo an toàn, chất lượng.[7].
+ Hội làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với công ty TNHH Thái Việt
Mỹ sản xuất và ứng dụng thành công loại phân bón hữu cơ vi sinh học từ các
phế thải nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng,
giảm thiểu ô nhiễm chất lượng môi trường nông thôn. Ứng dụng này được
triển khai tại 150 hộ của huyện Mê Linh, Tam Dương, Tam Đảo đại diện cho
3 vùng đồng bằng, trung du và miền núi.
Nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh là phân trâu,
bò, lơn, gà…được phối trộn với chế phẩm Bioplant, tạo ra loại phân hữu cơ vi
sinh có thể thay thế phân hóa học. Phân hữu cơ vi sinh có chưa 4 loại vi sinh vật
có ích và loại nấm đối kháng, khi bón vào đất sẽ phân giải các chất hữu cơ làm
tan biến các chất độc hại, giúp làm giảm thiểu ô nhiễm đất, nước, không
khí.(Nguyễn Thị Anh Hoa,2006).[7].
+ Năm 2007, Viện công nghệ môi trường – Viện Khoa Học và công
nghệ Việt Nam đã tổ chức mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý chất
thải công nghiệp thành phân bón hữu cơ – vi sinh làm sạch môi trường tại 2
xã : Đại Đồng và Kim Xá huyện Vĩnh Tường, quy mô 20ha.
17
Trong đó, tại thôn Hoàng Tân,xã Kim xá sử lý 6 ha dây bí đỏ + phân
gia súc, gia cầm; thông Phú Nông xã Kim Xá xử lý 9ha cây lạc+phân gia súc
gia cầm, xã Đại Đồng xử lý 5ha phế thải nông nghiệp.
Kết quả, các phế thải nông nghiệp sau khi trộn với chế phẩm vi sinh
vật, đem ủ, sau thời gian từ 40-60 ngày tạo ra 1 loại phân bón hưu cơ tốt,
được nông dân hưởng ứng.
+ Ở Bến Tre gần đây do sản xuất các ngành phát triển nên kéo theo các
phế - phụ liệu như mụn dừa, bã mía, rơm rạ thải ra nhiều làm ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng. Để giải quyết vấn đề trên, một số cơ quan chức
năng đã tìm đến Trung tâm sinh học ứng dụng, nhờ chuyển dao cho Bến Tre
quy trình chăm sóc nấm bào ngue trên mụn dừa, bã mía, rơm rạ rồi làm tiếm
nấm rơm – nuôi trùng và cuối cùng là phân hữu cơ. Qua thời gian thử nghiệm,
kết quả cho thấy nông dân nếu có điều kiện, sớm tổ chức sản xuất, có thể tăng
thêm thu nhập, làm giảm bớt nạn ô nhiễm môi trường. Nấm bào ngư( nấm sò,
nấm dai…) là loại có giá trị chấ lượng cao lại có ưu ddiiemr là mọc được trên
nhiều loại phế phụ phẩm khác nhau (cấu tạo cellulose, Lignin). [3].
+ Ở Nghệ An, phần lớn diện tích dất nông nghiệp đã bị suy thoái, xói mòn
và mất dần khả năng canh tác. Nguyên nhân chính là do người dân quá lạm dụng
các loại phân hóa học, thiếu nguồn phân bón hữu cơ bổ sung thường xuyên.
Mặt khác, lượng chế thải từ sản xuất nông nghiệp ( rơm rạ, cây xanh)
và từ các nhà máy chế biến(bùn, bã mía) do không xử lý kịp thời đã gây ra ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học Compost Maker gồm các chủng
vi sinh vật; vi sinh vật phân giải xenllulo; vi sinh vật phân giải lân; vi sinh vật
cố định đạm và vi sinh vật cố định trên nền than bùn có mật độ các chủng vi
sinh vật từ 10
8
– 10
9
CFU/g.
Việc sản xuất vi sinh vật từ phụ phẩm khá đơn giản và dễ thực hiện: xử
lý thô nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và các nhà
máy chế biến, phối trộn với chế phẩm Compost Maker và một vài phụ liệu
khác như đạm, kali, rỉ mật…, độ ẩm cuối cùng của hỗn hợp cần đạt từ 45-
50%.
18
Ủ hỗn hợp với chiều cao tối đa đống ủ 0,5m. Sản phẩm phân bón hữu
cơ thu được tơi xốp, đạt mật độ các chủng vật đưa vào xử lý hơn hoặc bằng
10
6
CFE/g, không chứa các chủng vi sinh vật gây hại, hàm lượng nitơ, kali,
photpho hữu hiệu đạt chuẩn về phân bón.
Chế phẩm Compost Maker và phân bón hữu cơ vi sinh đã rút ngắn thời
gian xử lý các hợp chất hữu cơ và các chủng vi sinh vật phân giải nhanh; rút
ngắn thời gian xử lý phế phụ phẩm; nhiệt độ sinh khối ủ tăng sau 1-2 ngày và
đạt cực đại 45-70
0
C sau 7-15 ngày.
Sản phẩm tạo ra các chất giàu cabon chuyển hóa màu và dễ bị mùn,
khử được mùi hôi, an toàn đối với cây trồng, góp phần giảm thiêu ô nhiễm
môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Về hiệu quả kinh tế, chi phí mua 1 tấn phân chuồng là 300000 đồng,
chi phí để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình 272000
đồng. Như vậy, sử dụng phân hữu cơ vi sinh tiết kiệm được 28000 đồng/tấn.
Hiện nay, chế phẩm sinh học đã được triển khai thực hiện trên các mô
hình trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn); trồng rau ở xã Quỳnh Liên
( Quỳnh Lưu); trồng cam ở nông trường Xuân Thành(Quỳ Hợp)…
Tại xã Hùng Sơn có 120 hộ tham gia mô hình và sản xuất được hơn
600 tấn sản phẩm. Sau 30 ngày ủ, nguyên liệu được phân hủy 100%, bón cho
cây chè năng suất tăng 25% so với khi chưa sử dụng nguồn phân hữu cơ vi
sinh. Chế phẩm sinh học Compost Maker đang được ngành nông nghiệp Nghệ
An tiếp tuch nhân ra diện rộng.
+ Vừa qua chi đoàn Trung tân Khuyến nông Lào Cai triển khai mô hính
sản xuất và sử dụng nguồn phân bón tại chỗ bằng chế phẩm sinh học ở xã Cốc
Lầu huyện Bắc Hà, quy mô là 10 hô tham gia. Các hộ tham gia mô hình được
hỗ trợ chế phẩm sinh học Compost Maker( tổng số 20 gói/ 10 hộ tham gia) và
500m
2
bạt. TT cũng tổ chức tập huấn cho 25 hộ dân về quy trình ủ phân bằng
chế phẩm sinh học.
Chế phẩm Compost Maker là sản phẩm có mật độ vi sinh vật có ích
cao, có tác dụng xử lý nhiều loại phế phụ phẩm, sử dụng hiệu quả cao cho
nhiều loại cây trồng, cá khả năng phân giai xellulo, sinh tổng hợp hoạt chất
kích thích sinh trưởng thực vật và ức chế vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây
19
trồng, bên cạnh tác dụng làm phân giải hợp chất giàu cacbon mà theo phương
pháp thông thường khó xử lý thì phân hữu cơ vi sinh còn có tác dụng phân
giải rất hệu quả. Việc ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học giúp cho người
dân tận dụng các loại phế phẩm nông nghiệp tại chỗ sẵn có ( như rơm, ra, thân
cây ngô, lạc, bèo, cây thân xanh, chất thải gia súc…) để các hộ gia đình sản
xuất phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững an toàn; đóng
góp phần giữ vệ sinh môi trường, cải tạo đất theo hướng bền vững, tạo công
ăn việc làm cho người dân và giảm thiêu chi phí đầu vào, tăng thu nhập cho
các hộ; phổ biến tiến bộ kỹ thuật mới về quy trình sử dụng các nguồn phân
bón tại chỗ của địa phương; từng bước thay đổi nhận thức của người dân
trong việc tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ.
Một trong những nguồn thải lớn nhất hiện nay ở nông thôn là rác thải
chăn nuôi. Theo thống kê của Cục chăn nuôi, lượng chất thải rắn do vật nuôi
thải ra ( Phân và chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gai súc, gia cầm chết,
chất thải lò mổ…)trong năm 2008 là 80,49 triệu tấn. Miền Bắc chiếm hơn 51
triệu tấn.
Tuy nhiên, ước tính hiện nay chỉ có khoảng 40-70% chất thải rắn được
sử lý. Số còn lại thải thẳng ra ao hồ kênh rạch…Chất thải rắn có nguy cơ ô
nhiễm do ít được xử lý triệt để như chất thải của trâu, dê, cừu. Hiện nay,
phương pháp xử lý chất thải rắn còn đơn giản. Chủ yếu tận dụng làm thức ăn
cho cá, ủ phân hoai mục để bón cho lúa, hoa màu hoặc nuôi giun…Chất thải
rắn có nguy cơ ô nhiễm cao do thành phần và liều lượng gây ô nhiễm cao hơn
vào khu vực chăn nuôi lơn, bò sữa, gia cầm. Chất thải lỏng trong chăn nuôi
cũng đang trong tình trạng bỏ ngỏ. Thông qua các dự án về khí sinh học, một
phần chất thải rắn và lỏng được xử lý bằng công nghệ biogas. Tuy vậy, số hộ
gia đình có hầm biogas chưa nhiều. Chất thải làng nghề đang là vấn đề bất
cập, đa số các gia đình tự xử lý.
20
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu của đê tài
-Nguyên liệu làm phân bón: phế phụ phẩm nông nghiệp:Rơm ra, thân ngô.
-Men sinh học tự nhiên: men rượu, tro.
+Men được lấy từ quá trình ủ rượu cuả người dân địa phương.
+Tro được lấy từ bếp củi của người dân.
- Một số chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu: chế phẩm EM2
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Địa bàn huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.
3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu.
3.3.1.Đánh giá Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên.
3.3.2.Đánh giá tình hình sử dụng phân bón và nguồn phế phụ phẩm nông
nghiệp tại vùng nghiên cứu
3.3.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất phân bón bằng chế phẩm
EM2 và một số loại men tự nhiên
3.3.4. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón đối với một số loại cây trồng
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Điều tra đánh giá thu thập số liệu
- Thu thập số liệu tại phòng TN&MT huyện Phổ Yên.
- Điều tra đánh giá thực tế tại địa phương.
3.4.2. Nghiên cứu ủ phân
- Nghiên cứu ủ phân với các công thức sau:
+ Công thức 1: hỗn hợp thân ngô và rơm với EM2.
21
+ Công thức 2: hỗn hợp thân ngô và rơm với tro.
+ Công thúc 3: hỗn hợp thân ngô và rơm với men rượu.
+ Công thức 4: hỗn hợp thân ngô và rơm ủ không.
3.4.3. Bố trí thí nghiệm
- Với mỗi công thức ủ phân làm thí nghiệm nhắc lại 3 lần: 3 xô ủ cho 1
công thức.
- Cách ủ.
+ Sơ đồ quy trình
+ Các bước tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.
-Phế phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp băm nhỏ dài 5-10cm phơi khô
- Chế phẩm EM2, Men rượu, tro
- Xô nhựa tối màu
- Túi ni lông tối màu dây cao su để đậy kín miệng xô
Bước 2: Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ.
-Cho nguyên liệu vào từng xô ủ sau đó cho thêm chế phẩm vào trộn đều
-Nếu khô quá cho thêm nước vào sao cho độ ẩm từ 50-60% là được.
Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ
Tiền hành ủ
Bảo quản
22
Bước 3: Tiến hành ủ.
Bước 4: Bảo quản.
3.4.4. Theo dõi sinh trưởng của cây trồng.
-Loại cây trồng: cây có thời gian sinh trưởng nhanh.
-Thời gian trồng: 26/3/2014 đến 11/4/2014.
-Diện tích trồng: 12m
2
chia thành 5 luống mỗi luống 2m
2
* Phương pháp theo dõi
- Sự phát triển chiều cao cây.
+ Sau khi trồng 3 ngày thì theo dõi
+ Cách đều 3 ngày theo dõi 1 lần
+ Cách đo: chiều cao cây: lấy thước thẳng để đo
- Sự phát triển số lượng lá của cây trồng
+ Sau khi trồng 3 ngày thì theo dõi
+ Cách đều 3 ngày theo dõi 1 lần
+ Cách đếm số lá: đếm số lá của 10 cây rồi lấy giá trị trung bình
23
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, tài nguyên của huyện
Phổ Yên-tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện thuộc vùng bán sơn địa. Trung tâm huyện cách thành
phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc. Là
một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông -Bắc.
Huyện Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:
Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công
Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang
Phía Đông giáp huyện Phú Bình
Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Phổ Yên thuộc vùng bán sơn địa của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng
núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:
Vùng phía Đông gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m,
đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.
Phía Tây gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của Huyện địa hình đồi núi là
chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300m.
Nhìn chung, địa hình của Phổ Yên cũng giống như các huyện khác
thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên có đặc điểm địa hình
bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan.
4.1.1.3. Tài nguyên khí hậu
Theo phân vùng khí hậu thì Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng
miền núi phía Bắc. Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn huyện cho thấy
các đặc điểm khí hậu thể hiện như sau:
- Nhiệt độ.
Nhiệt độ trung bình năm là: 23,5
0
C, tháng có nhiệt độ trung bình cao
nhất là 36,8
0
C vào tháng 6, tháng thấp nhất là 8,8
0
C vào tháng 12.
- Lượng mưa.
24
Lượng mưa trung bình năm là 1321 mm. Lượng mưa năm cao nhất là
1780 mm tập trung vào tháng 6,7,8, lượng mưa năm thấp nhất là 912 mm tập
trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1.
- Độ ẩm.
Độ ẩm không khí trung bình năm 81,9 % cao nhất là 85 %, tháng 12 có
độ ẩm thấp nhất là 77 %.
- Gió.
Có 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam.
+ Gió mùa Đông Bắc kèm theo khí hậu lạnh làm ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng vụ Đông Xuân, thường xuất hiện vào tháng
12 năm trước đến tháng 3 năm sau.
+ Gió Đông nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm khí hậu
mát mẻ kèm theo mưa nhiều.
+ Ngoài ra còn gió Tây Nam thường xuyên xuất hiện xen kẽ trong mùa
thịnh hành của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài từ 2 – 3 ngày, gió Tây Nam
khô, nóng ẩm, độ không khí thấp, đôi khi xuất hiện sương muối.
Tóm lại: Thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn, độ ẩm không
khí quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo
điều kiện phát triển nông nghiệp.
4.1.1.4. Thủy văn
Huyện Phổ Yên có hệ thống kênh tự chảy từ hồ Núi Cốc chủ động
trong việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nước cho công nghiệp và
sinh hoạt.
Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng
cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của Huyện. Sông
Công chảy qua huyện Phổ Yên chia huyện thành hai khu vực khác biệt về địa
hình. Sông Công có lưu vực rộng và nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh
Thái Nguyên. Lòng sông có chiều rộng trung bình 13m, độ dốc lưu vực
27,3%, độ dốc lòng sông 1,03%. Lưu lượng nước trong mùa mưa 29,7m3/s và
trong mùa khô là 4,2m3/s.
25
Hệ thống sông Cầu chảy qua Huyện khoảng 17,5km, cung cấp nước
tưới cho các xã phía Đông và phía Nam huyện. Sông Cầu còn là đường giao
thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng. Sông chảy dọc
địa giới phía Đông, giáp huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang. Sông Cầu có lưu
lượng nước lớn, trung bình trong năm là 136m3/s. Chế độ nước phù hợp với
chế độ mưa. Mùa mưa đồng thời là mùa lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa cạn phù hợp với mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa lũ chiếm 75%
lượng nước, mùa cạn chỉ chiếm 25% lượng nước cả năm.
Ngoài hai con sông chính chảy qua địa phận huyện, còn có hệ thống
suối, ngòi chảy qua từng vùng. Tổng diện tích mặt nước sông suối của huyện
là 704,1ha. Nhìn chung, chất lượng nước tốt nên có thể khai thác mặt nước để
nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, các nhà máy là nhà máy giấy chợ Mới tỉnh
Bắc Cạn và Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái Nguyên, các xí nghiệp thuộc khu công
nghiệp Gang Thép Thái Nguyên làm cho nước sông chảy qua địa phận huyện
Phổ Yên bị ô nhiễm nặng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Điều kiện về kinh tế
* Thuận Lợi
Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều kiện phát triển
của Huyện hiện nay, có thể thấy những thuận lợi nổi bật sau đây:
- Huyện có vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các
trung tâm phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. Để khai thác lợi
thế này, khâu đột phá là xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là
đường bộ.
- Địa hình của Huyện đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng;
có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch của Tỉnh như hồ Núi
Cốc, khu di tích ATK… Đây là điều kiện của sự phát triển nông lâm nghiệp
chuyên canh và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Huyện có quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành
phi nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là
đất đai.
- Nguồn lao động của Huyện tương đối dồi dào, có khả năng học nghề
thuận lợi do gần các cơ sở đào tạo của Trung ương và của Tỉnh.