Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

GIÁO ÁN VẬT LÍ 8 MỚI NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.39 KB, 120 trang )

Ngày soạn: 16/08/2014
Ngày giảng: 8A4: 19/08/2014 8A2: 21/08/2014 8A3, 8A1: 24/08/2014
CHƯƠNG I: CƠ HỌC

Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nhận biết được dấu hiệu về chuyển động cơ
- Lấy được ví dụ về chuyển động cơ.
- Lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
- Nhận biết một số chuyển động thường gặp
2. Kỹ năng:
- Quan sát phân tích hiện tượng, biết cách chọn vật làm mốc.
3. Thái độ:
- Học sinh tích cực chủ động.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
- HS:
III. Phương pháp:
- Vấn đáp, gợi mở, giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức giờ học:
1. Khởi động/ mở bài:
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập
TG: 3 phút
Cách tiến hành: Đặt vấn đề
- GV giới thiệu chương trình vật lý 8 gồm 2 chương: Cơ học & Nhiệt học.
(?) Trong chương I ta cần tìm hiểu bao nhiêu vấn đề? Đó là những vấn đề gì?
→ câu trả lời có trong chương I.
- GV giới thiệu như SGK: → Bài mới.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết vật chuyển động hay đứng yên.


Mục tiêu: - Nhận biết được dấu hiệu về chuyển động cơ
- Lấy được ví dụ về chuyển động cơ
- Quan sát phân tích hiện tượng, biết cách chọn vật làm mốc.
TG: 10phút
Cách tiến hành:
Hoạt động GV- HS Nội dung
- GV Yêu cầu HS đọc và trả lời C1.
( 8A1, 8A2)
- HS đọc và trả lời.
- GV gợi ý: muốn biết các vật đó chuyển
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển
động hay đứng yên?
C1: Muốn nhận biết 1 vật chuển động
hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật
đó so với vật được chọn làm mốc
(vật mốc).
động hay đứng yên ta nên chọn một vật cố
định để so sánh ( 8A3,4)
- GV chuẩn lại câu phát biểu của HS. Nếu
HS phát biểu còn thiếu, GV lấy 1 VD 1
vật lúc chuyển động, lúc đứng yên để khắc
sâu kết luận.
- Yêu cầu HS tìm VD về vật chuyển động,
vật đứng yên và chỉ rõ vật được chọn làm
mốc (trả lời câu C2&C3).
- HS tìm VD vật chuyển động và vật đứng
yên trả lời câu C2 & C3.
Thường chọn Trái Đất và những vật gắn
với Trái Đất làm vật mốc.
*, Kết luận: Vị trí của vật so với vật mốc

thay đổi theo thời gian thì vật chuyển
động so với vật mốc gọi là chuyển động
cơ học (chuyển động).
C2:
C3: Vị trí của vật so với vật mốc không
thay đổi theo thời gian thì vật vật đó
được coi là đứng yên.
Hoạt động 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. (13p)
Mục tiêu: - Lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
- Quan sát phân tích hiện tượng, biết cách chọn vật làm mốc.
TG: 13phút
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời
C4, C5
- HS: Hoạt động cá nhân Trả lời C4, C5.

GV ? Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ
( …)
HS: trả lời câu C6
GV: ? Hãy tìm ví dụ minh hoạ cho nội
dung trên.
HS lấy ví dụ và phân tích.
GV: ? Từ những ví dụ trên, em có nhận
xét gì về quan hệ giữa vật mốc với chuyển
động và đứng yên
GV: Hãy trả lời C8
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C8:
GV: chú ý HS: Mặt trời nằm gần tâm của
thái dương hệ và có khối lượng rất lớn nên
coi Mặt trời là đứng yên.

GV: yêu cầu Hs trả lời bài tập 1.4(SBT–3)
( 8A1,2)
HS đứng tại chỗ trả lời
GV nhận xét câu trả lời của Hs
II. Tính tương đối của chuyển động và
đứng yên.
C4: So với nhà ga thì hành khách
chuyển động tại vì vị trí người này thay
đổi so với nhà ga
C5: So với toa tàu thì hành khách đứng
yên tại vị trí người đó với toa tàu không
thay đổi
C6: (1) Đối với vật này
(2) Đứng yên.
C7:
*, Kết luận: Chuyển động hay đứng yên
phụ thuộc vào việc chọn vật mốc.Chuyển
động hay đứng yên có tính chất tương
đối.
C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một
điểm mốc gắn trên trái đất. Vì vậy có thể
coi mặt trời chuyển động khi lấy trái đất
làm mốc.
Bài tập 1.4 ( SBT – 3)
Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời ta
chọn Mặt Trời làm mốc. Khi nói Mặt trời
mọc đằng Đông, lặn đằng Tây ta chọn
Trái Đất làm mốc
Hoạt động 3: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp.
Mục tiêu: - Nhận biết một số chuyển động thường gặp.

TG: 5phút
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình
ảnh các vật chuyển động (H1.3-SGK) và
tìm các dạng chuyển động.
- HS quan sát và mô tả lại hình ảnh chuyển
động của các vật đó
GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ
III. Một số chuyển động thường gặp:
- Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật
chuyển động vạch ra.
- Gồm: chuyển động thẳng,chuyển động
cong,chuyển động tròn.
C9:
Hoạt đông 4: Vận dụng
Mục tiêu: - Lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ
TG: 7phút
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ
GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4 SGK và
trả lời câu C10.
HS: Quan sát hình 1.4, trả lời C10
GV: yêu cầu HS trả lời câu C11 ( 8A1,2)
GV: Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận
C11.( 8A3,4)
HS trả lời theo hướng dẫn.
*, Ghi nhớ: ( SGK – 7)
IV: Vận dụng
C10:
+ Người lái xe: Chuyển động so với

người đứng bên đường và cột điện, đứng
yên so với ôtô.
+ Người đứng yên bên đường: Chuyển
động so với ôtô và người lái xe, đứng yên
so với cột điện .
+ Cột điện: Chuyển động so với ôtô và
người lái xe, đứng yên so với người đứng
yên bên đường .
C11: Khoảng cách từ vật tới vật mốc
không thay đổi thì vật đứng yên. Nói như
vậy không phải lúc nào cũng đúng, có
trường hợp sai
VD: Chuyển động tròn quanh vật mốc.
3. Củng cố: ( 5 phút)
- Thế nào gọi là chuyển động cơ học?
- Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì?
- Các dạng chuyển động thường gặp?
4. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)
- Học thuộc và hiểu nội dung ghi nhớ ( Sgk – 7)
- Làm bài tập: 1.1  1.6 SBT
- Đọc mục có thể em chưa biết
- Lớp 8A3, 8A4: Hoàn thiện nội dung cột 4,5 bảng 2.1 ( Sgk – 8)
- Lớp 8A1, 8A2: Hoàn thiện nội dung cột 4,5 bảng 2.1 ( Sgk – 8) và trả lời các câu
hỏi C1, C2, C3 ( Sgk – 8,9)
V- TỰ RÚT KINH NGHIỆM:




Ngày soạn: 23/08/2014

Ngày giảng: 8A4: 26/08/2014 8A2: 28/08/2014
Tiết 2: VẬN TỐC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Nhận biết được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển
động.
- Nhận biết được đơn vị đo của tốc độ.
- Viết được công thức tính vận tốc
2. Kỹ năng:
- Sử dụng được công thức tính tốc độ
t
s
v =
.
3. Thái độ:
- HS cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Đồ dùng học tập
III. Phương pháp:
- Giải quyết vấn đề, đàm thoại, gợi mở
IV. Tổ chức giờ học:
1. Khởi động/ mở bài:
Mục tiêu: HS nêu được chuyển động là gì và chuyển động chỉ có tính tương đối
TG:5 phút
Cách tiến hành: Kiểm tra bài cũ
HS1: Chuyển động cơ học là gì? Chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào điều gì?
Người ta chọn vật mốc như thế nào? Lấy VD và phân tích
HS2: Chữa bài tập 1.5 ( SBT – 3)
*, Đặt vấn đề: GV giới thiệu như nội dung SGK


vào bài mới.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vận tốc
Mục tiêu: - Nhận biết được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của
chuyển động.
TG: 10 phút
ĐDDH: bảng phụ
Cách tiến hành:
Hoạt động GV- HS Nội dung
GV: yêu cầu HS đọc thông tin trên bảng
2.1, thảo luận và trả lời C1,C2( lớp 8A1,
8A2)
GV: hướng dẫn HS có 2 cách để biết ai
nhanh, ai chậm: ( lớp 8A3, 8A4)
- Cùng một quãng đường chuyển động,
bạn nào chạy mất ít thời gian hơn sẽ
chuyển động nhanh hơn.
- So sánh độ dài chạy được của mỗi bạn
trong cùng một đơn vị thời gian.
HS: thảo luận và điền kết quả vào bảng
GV Yêu cầu HS thảo luận để thống nhất
câu trả lời C3.
HS trả lời theo yêu cầu
I. Vận tốc là gì?
C1: Cùng chạy một quãng đường 60m
như nhau, bạn nào mất ít thời gian sẽ
chạy nhanh hơn.
C2: HS ghi kết quả vào cột 5.
1: 6m ; 2 : 6,32m ; 3 : 5,45m ; 4 : 6,07m ;

5 : 5,71m
C3: Độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh,
chậm của chuyển động và được tính
bằng độ dài quãng đường đi được trong
một đơn vị thời gian.
Hoạt động 2: Công thức tính và đơn vị vận tốc
Mục tiêu: - Nhận biết được đơn vị đo của tốc độ.
- Viết được công thức tính vận tốc
TG: 12phút
ĐDDH: bảng phụ
Cách tiến hành:
GV: Nếu cho biết quãng đường vật đi
được là S, thời gian để đi hết quãng đường
đó là t, thì vận tốc v của vật được tính như
thế nào?
HS:
t
S
v =

GV:? Hãy giải thích các đại lượng có mặt
trong công thức.
HS: giải thích.
GV yêu cầu HS tính đơn vị vận tốc và
điền vào bảng.
HS thực hiện và điền kết quả.
GV nhận xét và kết luận.
GV:? Đơn vị vận tốc phụ thuộc yếu tố
nào.
HS: phụ thuộc vào đơn vị của quãng

đường, thời gian.
II. Công thức tính vận tốc.
- Công thức tính vận tốc:

t
S
v =
Trong đó: v là vận tốc
s là quãng đường đi được
t là thời gian đi hết quãng
đường đó
III. Đơn vị vận tốc:
C4:
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là:
+ Mét trên giây (m/s)
+ Kilômet trên giờ (km/h)
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: - Sử dụng được công thức tính tốc độ
t
s
v =
.
TG: 13 phút
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn HS trả lời C5
(lớp8A3,8A4)
*, Ghi nhớ: (SGK – 10)
C5:
a, Mỗi giờ :
HS tự làm câu C5( lớp 8A1, 8A2)

GV yêu cầu HS nhận xét
HS nhận xét bài bạn
GV chốt kiến thức cho HS
GV Yêu cầu HS đọc và tóm tắt C6.
? Đại lượng nào đã biết,chưa biết? Đơn
vị đã thống nhất chưa? áp dụng công
thức nào?
Gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi và nhận
xét bài làm của bạn.
GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm cầu C7,
C8 ( lớp 8A1, 8A2)
HS: 2 HS lên bảng
GV gọi HS nhận xét bài bạn
HS nhận xét bài
GV chốt kiến thức
- Ôtô đi được 3 km , xe đạp đi được 10,8
km
- Mỗi giây Tàu hoả đi được 10m
b, ôtô có vận tốc:
v = =
3600
360
= 10 m/s
xe đạp có vận tốc: v = =
10800
3600
=3 m/s
Vậy ôtô, tàu hoả chuyển động như nhau,
xe đạp chuyển động chậm nhất

C6: Tóm tắt:
t =1,5h Giải
s =81km Vận tốc của tàu là:
v =? km/h v=
t
s
=
5,1
81
=54(km/h)
v = ? m/s
=
s
m
3600
5400
=15(m/s)
C7: Đổi 40 phút = 2/3 giờ
Quãng đường xe đạp đi được là:
.
s
v s v t
t
= ⇒ =

2
12. 8( )
3
s km⇒ = =
C8: Đổi 30 phút = 1/2 giờ

Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là:
.
s
v s v t
t
= ⇒ =

1
4. 2( )
2
s km⇒ = =
3 Củng cố: (2p)
- Độ lớn vận tốc cho biết điều gì?
- Công thức tính vận tốc?
- Đơn vị vận tốc? Nếu đổi đơn vị thì số đo vận tốc có thay đổi không?
4 Hướng dẫn về nhà: (3p)
- Học bài theo nội dung ghi nhớ.
- Lớp 8A3, 8A4:
Làm BT 2.1 -> 2.5 SBT. Câu C7, C8 SGK.
Trả lời câu C1 ( Sgk – 12) và nêu được thế nào là chuyển động đều
- Lớp 8A1, 8A2:
Làm BT 2.1 -> 2.10 (SBT – 6,7)
Trả lời câu C1, C2 ( Sgk – 12) và nêu được thế nào là chuyển động đều
V- TỰ RÚT KINH NGHIỆM:




Ngày soạn: 01/09/2014
Ngày giảng: 06/09/2014

Tiết 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận
tốc .(thông hiểu)
- Nhận biết được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình(nhận
biết)
- Tính được vận tốc trung bình của một chuyển động không đều.(vận dụng)
2. Kĩ năng:
- Xác định được vận tốc trung bình bằng kết quả thí nghiệm
3. Thái độ:
- Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
- HS:
III. Phương pháp:
- Đặt vấn đề, gợi mở, đàm thoại.
IV. Tổ chức giờ học:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ: (5p)
? Độ lớn của vận tốc cho biết gì ? Viết công thức tính vận tốc? Giải thích các ký hiệu
và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
3. Bài mới.
*, Đặt vấn đề: (1p)
? Vận tốc cho biết mức độ nhanh của chuyển động. Thực tế khi em đi xe đạp, đi bộ
có phải luôn luôn nhanh hoặc chậm như nhau không ? Bài học hôm nay sẽ giải quyết
vấn đề đó?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều (10p)
Mục tiêu: - Nhận biết được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung
bình

- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận
tốc
ĐDDH: Bảng phụ
Hoạt động GV- HS Nội dung
GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
và trả lời câu hỏi:
? Chuyển động đều là gì ? Lấy ví dụ về
chuyển động đều trong thực tế.
? Chuyển động không đều là gì ? Tìm ví
dụ trong thực tế.
I. Định nghĩa:
- Chuyển động đều là chuyển động mà
vận tốc không thay đổi theo thời gian.
VD: chuyển động của đầu kim đồng hồ,
của trái đất xung quanh mặt trời,
- Chuyển động không đều là chuyển
động mà vận tốc thay đổi theo thời gian
HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi GV
yêu cầu.
GV yêu cầu HS đọc và trả lời C1 dựa vào
kết quả thí nghiệm đã cho.
HS đọc kết quả thí nghiệm và trả lời C1
GV yêu cầu HS trả lời C2 (Có giải thích)
HS trả lời và giải thích
VD: Chuyển động của ô tô, xe máy,
C1: - Trên quãng đường: DE , EF là
chuyển động đều vì vận tốc không đổi
theo thời gian.
- Trên quãng đường : AB, BC, CD là
chuyển động không đều vì vận tốc có độ

lớn thay đổi theo thời gian.
C2: a- Là chuyển động đều.
b, c, d- Là chuyển động không đều.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc trung bình của
chuyển động không đều (8p)
Mục tiêu: - Xác định được vận tốc trung bình bằng kết quả thí nghiệm
GV: yêu cầu HS đọc thông tin trong
SGK:
HS: Đọc thông tin trong SGK
GV thông báo về vận tốc trung bình
GV: yêu cầu HS làm câu C3.
GV ? v
tb
được tính bằng công thức nào
GV: Hướng dẫn HS hiểu ý nghĩa v
tb
trên
quãng đường nào thì bằng s đó chia cho
thời gian đi được hết quãng đường đó .
* chú ý : v
tb
khác với trung bình cộng vận
tốc .
? Qua kết quả trên em rút ra nhận xét gì
HS: Trục bánh xe chuyển động nhanh
dần lên.
II. Vận tốc trung bình của chuyển
động không đều:
C3:
v

AB
=
0,05
3


0,017 (m/s)
v
BC
=
0,15
3
= 0,05 (m/s)
v
CD
=
0,25
3


0,08 (m/s)
v
tb
=
t
S

S : là quãng đường
t: là thời gian đi hết quãng đường
v

tb
là vận tốc trung bình trên cả đoạn
đường .
Hoạt động 3: Vận dụng. (13p)
Mục tiêu: - Tính được vận tốc trung bình của một chuyển động không đều
GV gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.
GV yêu cầu HS phân tích hiện tượng
chuyển động của ô tô và rút ra ý nghĩa
của v = 50km/h.
HS: hoạt động cá nhân trả lời C4:
- Yêu cầu HS đọc và tóm tắt C5: xác định
rõ đại lượng nào đã biết, đại lượng nào
cần tìm, công thức áp dụng.
HS: Hoạt động cá nhân làm C5:
*, Ghi nhớ: (SGK – 13)
III. Vận dụng
C4:
- Ô tô chuyển động không đều vì khi
khởi động thì v tăng lên, đường vắng: v
lớn, đường đông thì: v giảm …
- v = 50 km/h

v
tb
trên quãng đường
từ Hà Nội  Hải Phòng là 50 km/h
C5:tóm tắt
s
1
= 120m v

tb1
= ?
t
1
= 30s v
tb2
= ?
s
2
= 60m v
tb =
?
t
2
= 24s
GV ? Vận tốc trung bình của xe trên cả
quãng đường tính bằng công thức nào
GV chốt lại sự khác nhau vận tốc trung
bình và trung bình vận tốc
2
21
vv +

Yêu cầu HS đọc và tóm tắt C6, gọi một
HS lên bảng chữa.
HS dưới lớp tự làm, so sánh và nhận xét
bài làm của bạn trên bảng.

Giải
Vận tốc của người đi xe đạp khi xuống

dốc là:
ADCT: v
tb1
=
1
1
t
S
=
120
30
= (m/s)
Vận tốc của người đi xe đạp trên đoạn
đường bằng là :
ADCT: v
tb2
=
2
2
t
S
=
60
24
= 2,5 (m/s)
Vận tốc trên cả hai quãng đường là
v
tb

=

21
21
tt
SS
+
+
=
120 60
30 24
+
+
= 3,3 (m/s)
C6:
Tóm tắt
t =5h
v
tb
= 30 km/h

S =?
Giải
Quãng đường đoàn tàu đi được là
ADCT: S = v
tb
.t = 30 .5 = 150 (km)
4. Củng cố: (5p)
- GV hệ thống nội dung bài.
? Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều.
? Nêu công thức tính và giải thích các đại lượng có mặt trong công thức tính chuyển
động không đều.

5. Hướng dẫn về nhà.(2p)
- Học thuộc nội dung bài.
- Làm cầu C7 trong SGK.
- Đọc trước bài 4.
V- TỰ RÚT KINH NGHIỆM:




Các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác ở đây:
(GIỮ PHÍM CTRL VÀ CLICK VÀO ĐƯỜNG LINH MÀU XANH NÀY):
/>Ngày soạn: 10/09/2014
Ngày giảng: 13/09/2014
TIẾT 4. BÀI 4.
BIỂU DIỄN LỰC.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Lấy được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc và hướng chuyển động
của vật.( Vận dụng )
- Nhận biết được lực là đại lượng véctơ.( Nhận biết)
2. Kĩ năng :
- Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.
- Mỗi nhóm: 1giá thí nghiệm, 1 xe lăn, 1 miếng sắt, 1 nam châm thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm, trực quan, giải quyết vấn đề.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:

1. Ổn định lớp (1): Sĩ số: /26. Vắng:
2. Kiểm tra/ ĐVĐ: (5’)
KT:
? Chuyển động đều là gì? Không đều là gì.
ĐVĐ: Để kéo được cái bàn từ cửa lớp vào trong lớp giả sử mất 1 lực là 200N, làm
thế nào để biểu diễn được lực kéo đó

GV giới thiệu bài học.
3. Bài mới:
HĐ 1: Tìm hiểu mối liên hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc(12’)
MT: - Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc và hướng chuyển
động của vật.
ĐD: Mỗi nhóm: 1giá thí nghiệm, 1 xe lăn, 1 miếng sắt, 1 nam châm thẳng
Hoạt động GV- HS Nội dung
GV:? Khi có lực tác dụng lên vật có thể
gây ra những kết quả nào.
HS: làm cho vật bị biến đổi chuyển động
hoặc bị biến dạng.
GV: Cho HS làm TN hình 4.1 theo
nhóm. Quan sát trạng thái của xe lăn khi
buông tay. Thảo luận và trả lời C1
- HS làm TN như hình 4.1 (hoạt động
nhóm) để biết được nguyên nhân làm xe
biến đổi chuyển động và mô tả được
hình 4.2.
I. Ôn lại khái niệm lực:
C1: H 4.1: Lực hút nam châm lên miếng
thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe
lăn chuyển động nhanh lên.
H4.2 Lực tác dụng của vợt lên quả bóng

làm quả bóng biến dạng và ngược lại lực
quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến
GV: yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
và nhận xét kết quả của HS.
ĐVĐ: Tác dụng của lực, ngoài phụ thuộc
vào độ lớn còn phụ thuộc vào yếu tố nào,
chúng ta cùng tìm hiểu phần II
dạng
HĐ 2: Thông báo về đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ (10’)
MT: - Nhận biết được lực là đại lượng véctơ.
ĐD: Thước thẳng, thước đo góc.
GV:? nhắc lại các yếu tố của lực (đã học
từ lớp 6).
HS: Độ lớn, phương và chiều.
GV Nhấn mạnh: Hiệu quả tác dụng của
lực phụ thuộc vào 3 yếu tố này.
GV thông báo cách biểu diễn véc tơ lực.

GV Nhấn mạnh: Phải thể hiện đủ 3 yếu
tố.
GV: hướng dẫn HS cách biểu diễn lực.
B1: Xác định điểm đặt.
B2: Xác định phương và chiều
B3: Xác định độ lớn của lực theo TLX
II. Biểu diễn lực:
1. Lực là một đại lượng vectơ:
Lực là một đại lượng có độ lớn, phương
và chiều gọi là đại lượng véc tơ.
2. Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực:
Biểu diễn véc tơ lực bằng một mũi tên

có:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật
(điểm đặt của lực).
+ Phương và chiều là phương và chiều
của lực.
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo
một tỉ lệ xích cho trước.
+ Kí hiệu véc tơ lực:
- Ví dụ:
F
ur
HĐ 3: Vận dụng.(10’)
MT: - Biểu diễn được lực bằng véc tơ và ngược lại.
ĐD: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.
GV: HD cách đổi m sang P, xác định
phương, chiều của P
GV: yêu câu 2 HS lên bảng biểu diễn lực
trong hai trường hợp.
HS: 2 HS lên bảng các HS khác làm vào
vở.
GV: treo bảng phụ và yêu cầu HS diễn ta
bằng lời
III. Vận dụng:
C2: VD1: m = 5 kg

p =50 N
(Chọn tỉ xích 0,5 cm ứng với 10 N)
VD2 : tỉ xích 1 cm ứng với 5000N.
C3:
a, F

1
= 20 N : phương thẳng đứng ,
chiều hướng từ dưới lên.
b, F
2
= 30 N phương nằm ngang , chiều
hướng từ trái sang phải .
c, F
3
= 30 N có phương chếch với
phương nằm ngang 1 góc 30
0
, chiều
hướng lên
4. Củng cố- Hướng dẫn học ở nhà (7’)
? Lực là đại lượng véctơ có hướng hay vô hướng vì sao.
? Lực được biểu diễn như thế nào.
- Đọc ghi nhớ
Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc nội dung bài, trả lời câu hỏi phần củng cố.
- Làm bài tập 4.1- 4.5 (SBT- 12). HS khá làm thêm BT6,7,8 (SBT)
- Đọc có thể em chưa biết.
- Đọc trước bài 5: Ôn khái niệm hai lực cân bằng (L6), làm câu C1
+ Kẻ sẵn bảng 5.1(SGK) Vào vở
V- TỰ RÚT KINH NGHIỆM:




Ngày soạn: 17/09/2014
Ngày giảng:20/09/2014.

TIẾT 5. BÀI 5.
SỰ CÂN BẰNG LỰC QUÁN TÍNH.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được hai lực cân bằng là gì? (Nhận biết)
- Lấy được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
( Thông hiểu)
- Nêu được quán tính của một vật là gì? (Nhận biết)
2. Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: Máy a tút, bảng phụ.
- HS: Kẻ bảng 5.1
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, giải quyết vấn đề.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’): Sĩ số: /26. Vắng:
2. Kiểm tra/ĐVĐ: (6’)
KT: ? Nêu cách biểu diễn và kí hiệu véctơ lực
ĐVĐ: GV giới thiệu như nội dung SGK

giới thiệu nội dung bài mới
3. Bài mới:
HĐ 1: Tìm hiểu về lực cân bằng(18’)
MT:- Nhận biết được hai lực cân bằng là gì?
- Lấy được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
ĐD: Máy a tút, bảng phụ.
Hoạt động GV và HS Hoạt động HS
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 SGK,

đọc thông tin SGK về quả cầu treo trên
dây, quả bóng đặt trên bàn, các vật này
đang đứng yên vì chịu tác dụng của hai
lực cân bằng.
C
1
: Kể tên, biểu diễn các lực tác dụng lên:
Quyển sách, quả cầu, quả bóng có trọng
lượng lần lượt là: P
quyển sách
= 3N;
P
quả cầu
= 0,5N; P
quả bóng
= 5N.
GV: Hướng dẫn HS tìm được hai lực tác
dụng lên mỗi vật và chỉ ra những cặp lực
cân bằng, biểu diễn chúng.
HS: Căn cứ vào những câu hỏi của GV để
trả lời C1 nhằm chốt lại những đặc điểm
của hai lực cân bằng
(?) Hãy nhận xét về điểm đặt, cường độ,
phương, chiều của 2 lực cân bằng?
GV: Chốt lại phần nhận xét.
GV: Ta đã biết lực tác dụng làm thay đổi
vận tốc của vật.
(?) Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng
nhau thì vận tốc của vật sẽ như thế nào
khi:

+ Vật đang đứng yên?
+ Vật đang chuyển động?
HS: Đọc phần a, dự đoán
GV: Để kiểm tra xem dự đoán có đúng
không -> ta làm TN
HS: Quan sát hình vẽ 5.3 – Tìm hiểu TN.
GV: Giới thiệu dụng cụ – bố trí TN theo
hình vẽ 5.3 (a).
GV: Làm thí nghiệm để kiểm chứng bằng
máy A - tút. Hướng dẫn HS quan sát và
ghi kết quả thí nghiệm.
- Lưu ý: + Hai quả nặng giống hệt nhau.
+ Thước dùng để đo quãng
đường
chuyển động của quả nặng A.
- Hướng dẫn HS quan TN sát theo 3 giai
đoạn:
+ Hình 5.3 a: Ban đầu quả cân A đứng
yên
+ Hình 5.3 b: Quả cân A chuyển động
+ Hình 5.3 c, d: Quả cân A tiếp tục
I- Lực cân bằng
1- Hai lực cân bằng là gì?
C1:
a. Tác dụng lên quyển sách có 2 lực:
trọng lực P và lực đẩy Q của mặt bàn.
b. Tác dụng lên quả cầu có 2 lực: Trọng
lực P và lực căng T.
c. Tác dụng lên quả bóng có 2 lực: trọng
lực P và lực đẩy Q của mặt đất.

* Nhận xét: Mỗi cặp lực này là 2 lực cân
bằng chúng cùng có điểm đặt, cùng
phương, cùng độ lớn nhưng ngược
chiều.
2. Tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1
vật đang chuyển động.
a. Dự đoán.
- Khi vật đang chuyển động mà chỉ chịu
tác dụng của 2 lực cân bằng, thì 2 lực
này cũng không làm thay đổi vận tốc
của vật nghĩa là vật sẽ chuyển động
thẳng đều mãi.
b. Thí nghiệm.
C2: Quả cân A chịu tác dụng của 2 lực:
Trọng lực P
A
, sức căng T của dây 2 lực
này cân bằng do:
T = P
B
Mà P
B
= P
A

=> T = P
A
hay T cân bằng P
A


C3: Đặt thêm quả nặng A’ lên A, lúc
này P
A
+ P
A
’ > T nên vật AA’ chuyển
dộng nhanh dần đi xuống, B chuyển
động đi lên.
chuyển động khi A’ bị giữ lại.
- Lưu ý: Giai đoạn d các em quan sát TN
ghi lại quãng đường đi được trong các
khoảng thời gian liên tiếp -> ghi kết quả
đó vào bảng 5.1; sau đó tính vận tốc tương
ứng.
HS: Chú ý các bước hướng dẫn của GV.
Theo dõi GV làm thí nghiệm biểu diễn.
GV: Lần lượt làm TN từng bước rõ ràng
để HS quan sát -> lần lượt trả C2, C3, C4.
GV: Cắm đồng hồ bấm giây vào giắc cắm
trên thước, làm lại TN từ đầu a, b, c, d.
GV: Treo bảng 5.1 – HS lên điền kết quả
(?) Từ kết quả trên các em rút ra kết luận
gì khi có các lực cân bằng tác dụng lên 1
vật đang chuyển động?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại phần kết luận.
Khẳng định dự đoán đúng.
C4: Quả cân A chuyển động qua lỗ K thì
A


bị giữ lại. Khi đó chỉ còn 2 lực tác
dụng lên A là P
A
và T, mà P
A
= T nhưng
vật A vẫn tiếp tục chuyển động. TN cho
biết kết quả chuyển động của A là thẳng
đều.
C5:
HS: Quan sát và đo quãng đường đi
được của A sau mỗi khoảng thời gian.
Ghi vào bảng 5.1 (cá nhân). Tính vận
tốc của A
* Kết luận: Một vật đang chuyển động,
nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng
thì sẽ tiếp tục chuyển động thắng đều.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quán tính (13’)
MT: - Nêu được quán tính của một vật là gì?
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
ĐD : Xe lăn, búp bê
HS: Đọc phần nhận xét -> tìm hiểu quán
tính.
GV: Tại sao ôtô, xe máy khi bắt đầu
chuyển động không đạt vận tốc lớn ngay
mà phải tăng dần? Hoặc là đang chuyển
động muốn dừng lại phải giảm vận tốc
chậm dần rồi mới dừng hẳn?
HS: - Khi có lực tác dụng, mọi vật đều
không thể thay đổi vận tốc đột ngột được

vì mọi vật đều có quán tính.
GV: Vậy quán tính của một vật là gì?
HS: Đọc C6; C7 Dự đoán xem búp bê sẽ
ngã về phía nào? Tại sao?
GV: Lần lượt làm TN C6; C7.
Y/c HS: Quan sát – trả lời.
II- Quán tính
1. Nhận xét.(SGK-19)
Quán tính là tính chất bảo toàn tốc độ và
hướng chuyển động của vật.
- Khi có lực tác dụng, vì có quán tính
nên mọi vật không thể ngay lập tức đạt
đượcmột tốc độ nhất định
2. Vận dụng:
C6: Búp bê sẽ ngã về phía sau. Khi đẩy
xe, chân búp bê chuyển động cùng với
xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu
của búp bê chưa kịp chuyển động. Vì
vậy búp bê ngã về phía sau.
Y/c 2 HS đọc phần ghi nhớ
GV: Các em hãy dùng khái niệm quán
tính để giải thích các hiện tượng trong C8.
C7: Búp bê ngã về phía trước. Vì khi xe
dừng đột ngột, mặc dù chân búp bê bị
dừng lại cùng với xe nhưng do quán tính
thân búp bê vẫn chuyển động nên búp bê
ngã về phía trước.
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà:(7’)
Y/c 2 HS đọc phần ghi nhớ
- Thế nào là hai lực cân bằng?

- Lấy ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật dâng chuyển động?
- Quán tính của một vật là gì?
Hướng dẫn học ở nhà
- Học kỹ nội dung bài, trả lời các câu hỏi phần củng cố; Trả lời C
8
(20).
- Làm bài tập: 5.1 -> 5.3 (16 – SBT)
- HS khá làm thêm bài 5.4- 5.8 (16 – SBT)
- Đọc trước bài “Lực ma sát”.
Chuẩn bị bài 6: Trả lời các câu hỏi C1,2,3,5 (SGK- 20,21)
Ngày soạn: 23/09/2014
Ngày giảng: 27/09/2014
TIẾT 6. BÀI 6.
LỰC MA SÁT
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ.
2. Kĩ năng: - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một
số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.( Vận dụng)
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực và hợp tác trong thí nghiệm; có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG:
+ Cho mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 miếng gỗ 1 mặt nhẵn, 1 quả cân.
+ GV: Tranh vòng bi.
III.PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’): Sĩ số: /26. Vắng:
2. Kiểm tra/ĐVĐ (2’).
ĐVĐ: Ngày xưa trục bánh xe bò chưa có ổ bi, Ngày nay trục bánh xe bò, trục bánh
xe đạp . . . đã có ổ bi. Để phát minh ra ổ bi con người đã phải mất hàng chục thế kỷ.

Bài này giúp các em hiểu được ý nghĩa của của việc phát minh ra ổ bi.
3. Bài mới:
Hoạt động1: Nghiên cứu khi nào có lực ma sát (18’)
MT:- Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ.
ĐD: Cho mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 miếng gỗ 1 mặt nhẵn, 1 quả cân.
Hoạt động của GV- HS Nội dung
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và
trả lời câu hỏi: F
mstrượt
xuất hiện ở đâu?
HS: Đọc – Tìm hiểu ví dụ về lực cản trở
chuyển động, từ đó nhận biết được đặc
điểm của lực ma sát trượt.
GV: ? Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào
HS: khi vật này trượt trên bề mặt vật
khác
GV:YC trả lời câu C1.
HS: tự lấy các VD
GV: yêu cầu HS đọc thông tin và cho
biết khi nào có lực ma sát lăn
HS: Đọc – tìm hiểu – phân tích ví dụ ->
nhận biết đặc điểm ma sát lăn.
GV: ? Ma sát lăn sinh ra khi nào
HS: Ma sát lăn sinh ra khi 1 vật lăn trên
bề mặt 1 vật khác
GV: YC trả lời câu C2
HS: Tự lấy VD.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu H6.1, làm
C3.
HS: hình a có ma sát trượt, hình b có ma

sát lăn.
GV: em có nhận xét gì về cường độ của
ma sát trượt và cường độ của ma sát lăn?
HS: độ lớn ma sát lăn rất nhỏ so với ma
sát trượt.
GV: Yêu cầu HS đọc hướng dẫn thí
nghiệm và nêu cách tiến hành.
HS: Đọc, thu thập thông tin.
GV: Phát đồ dùng cho các nhóm HS.
- Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm.
- Yêu cầu HS trả lời C4 và giải thích.
I- Khi nào có lực ma sát.
1. Lực ma sát trượt.
* Kết luận: Lực ma sát trượt xuất hiện
khi 1 vật CĐ trượt trên bề mặt của 1 vật
khác nó có tác dụng cản trở CĐ trượt của
vật.
C1: Ma sát trượt sinh ra khi các em nhỏ
chơi trượt trên cầu trượt. Ma sát giữa dây
cung ở cần kéo của đàn nhị, violon, với
dây đàn;

2. Lực ma sát lăn.
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật
CĐ lăn trên mặ một vật khác và cản lại
chuyển động ấy
C2: Ví dụ về ma sát lăn:
- Ma sát lăn sinh ra ở các viên bi đệm
giữa trục quay với ổ trục.
- Ma sát sinh ra giữa con lăn với mặt

trượt.
C3:- Hình a, 3 người đẩy hòm trượt trên
mặt sàn. Khi đó giữa sàn với hòm có ma
sát trượt.
- Hình b, 1 người đẩy hòm nhẹ nhàng do
có đệm bánh xe. Khi đó giữa bánh xe với
sàn có ma sát lăn.
NX: Từ 2 trường hợp trên chứng tỏ: độ
lớn ma sát lăn rất nhỏ so với ma sát
trượt.

3. Lực ma sát nghỉ
C4: Mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật
nặng nhưng vật vẫn đứng yên. Chứng tỏ
giữa mặt bàn với vật có 1 lực cản. Lực
này cân bằng với lực kéo để giữ cho vật
HS: Làm TN theo hình 6.2 – Trả lời C4.
GV nhận xét và kết luận.
GV:? Em hãy tìm thêm ví dụ về lực ma
sát nghỉ trong đời sống và trong kỹ thuật.
HS: Lấy VD
đứng yên.
Kết luận: Lực cân bằng với lực kéo vật
khi vật chưa chuyển động gọi là lực ma
sát nghỉ.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không
trượt khi vật bị tác dụng của lực khác
Đặc điểm:
+Cường độ thay đổi tùy theo lực tác
dụng lên vật có xu hướng làn cho vật

thay đổi chuyển động
+ Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái
cân bằng khi có lực tác dụng lên vật
C5: Trong sản xuất: sản phẩm chuyển
động cùng với băng truyền nhờ ms nghỉ
Trong đời sống: nhờ có ma sát nghỉ con
người mới đi lại được
HĐ 2: Tìm hiểu về lợi ích và tác hại của lực ma sát trong đời sống và trong kĩ
thuật (12’)
MT:- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số
trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
Đ D: Ổ bi, xích, đĩa xe đạp,
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo
luận và trả lời câu C6, C7.
HS: thảo luận và trả lời cầu hỏi theo yêu
cầu.
GV: yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
HS: cử đại diện báo cáo.
GV: Nhận xét và nhấn mạnh tác hại và
lợi ích của ma sát cũng như cách tăng và
giảm lực ma sat trong đời sống.
II- Lực ma sát trong đời sống và trong
kỹ thuật.
1. Lực ma sát có có thể có hại.
C6: a. Ma sát trượt: làm mòn xích đĩa
Khắc phục: tra dầu mỡ.
b. Ma sát trượt: làm mòn trục, cản trở
CĐ.
Khắc phục: lắp ổ bi, tra dầu mỡ.
c. Ma sát trượt: làm cản trở CĐ của

thùng.
Khắc phục: lắp bánh xe con lăn.
2. Lực ma sát có thể có ích.
C7:
a. Bảng trơn, nhẵn quá không viết được.
- Biện pháp: Tăng độ nhám của bảng để
tăng ma sát trượt giữa phấn và bảng.
b. Không có ma sát giữa mặt răng của ốc
và vít thì ốc sẽ bị lỏng không ép chặt các
mặt cần ghép…
- Biện pháp: Tăng độ sâu của rãnh ren
Độ nhám của sườn bao diêm
c. - Biện pháp Tăng độ sâu khía rãnh mặt
lốp.
HĐ 3 Vận dụng - Củng cố (5’)
MT: Vận dụng được kiến thức về ma sát để giải thích được một số hiện tượng trong
thực tế
GV: yêu cầu HS lần lượt trả lời câu C8
III. Vận dụng.
C8: a. Vì ma sát nghỉ giữa sàn với chân
người rất nhỏ

ma sát có ích.
b. Lực ma sát lên lốp ô tô quá nhỏ nên
bánh xe bị quay trượt

ma sát có ích.
c. Vì ma sát giữa mặt dường với đế giày
làm mòn đế


ma sát có hại.
d. Để tăng độ bám của lốp xe với mặt
đường

ma sát có lợi.
*, Tích hợp môi trường: (2’)
- Kiến thức môi trường:
+ Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa
bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và
vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này
gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người,
sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.
+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc
biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.
- Biện pháp bảo vệ môi trường:
+ Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số phương tiện lưu thông trên đường và cấm
các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện tham gia giao
thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.
+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
4. Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: (5’)
GV Yêu cầu HS: Đọc phần ghi nhớ
GV: Khái quát nội dung bài dạy.
Hướng dẫn học ở nhà
- Học kỹ nội dung bài . Lấy các ví dụ trong thực tế về lực ma sát:
- Làm bài tập, C9: 6.1 -> 6.5 (11 – SBT)
- Đọc trước bài “áp suất”: Kẻ bảng 7.1 vào vở
Ngày soạn: 1/09/2014.
Ngày giảng: 4/09/2014
TIẾT 7. BÀI 7: ÁP SUẤT
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nêu được khái niện áp lực, áp suất, công thức tính áp suất và đưn vị đo áp suất.
- Sử dụng được công thức
S
F
P =
( Vận dụng)
2. Kĩ năng: - Sử dụng được công thức
S
F
P =
để giải các bài tập và giải thích một số
hiện tượng đơn giản có liên quan( Vận dụng)
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực và hợp tác trong thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: Bảng phụ vẽ hình 7.4; kẻ Bảng 7.1
- HS: Cho mỗi nhóm: 1 chậu nhựa đựng cát (bột mì), 3 miếng kim loại hình hộp.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): Sĩ số: /26. Vắng:
2. Kiểm tra/ĐVĐ:
Kiểm tra 15’:
1) Quán tính của một vật là gì?
Tại sao khi xe máy đang chuyển động, nếu ta đột ngột tăng ga thì người ngồi trên xe
bị ngả về phía sau?
2) Em hãy lấy 1 ví dụ về ma sát trượt?
- Khi sử dụng xe ta phải thường xuyên tra dầu mỡ vào xích, líp và đĩa của xe, vì sao?.
Đáp án:

1) Quán tính là tính chất bảo toàn vận tốc và hướng chuyển động của vật (2đ)
- Ta đột ngột tăng ga, do quán tính người ngồi trên xe không thể thay đổi vận tốc
ngay được nên người ngả về phía sau. (2đ)
2) – Khi xe đạp đang chuyển động, ta bóp phanh thì má phanh trượt trên vành xe, Khi
đó xuất hiện lực ma sát trượt làm cản trở chuyển động của bánh xe và làm xe chuyển
động chậm dẩn rồi dừng lại (3đ)
HS: Lấy được ví dụ khác vẫn tính điểm tương đương
- Lực ma sát trượt giữa xích, líp và đĩa làm mòn xích, líp và đĩa nên ta phải thường
xuyên tra dầu mỡ vào xích, líp và đĩa (3đ)
ĐVĐ: GV giới thiệu như nội dung SGK

giới thiệu nội dung bài mới.
3. Bài mới:
HĐ 1: Hình thành khái niệm áp lực (5’)
MT: Nêu được khái niệm áp lực.
Hoạt động GV- HS Nội dung
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục I và
cho biết áp lực là gì?
HS: Đọc và trả lời câu hỏi
GV: Yêu cầu HS làm câu C1.
- Gọi 2 HS trả lời câu C1
GV: Chốt lại.
GV: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào
những yếu tố nào? -> ta vào phần II
I. Áp lực là gì?
* áp lực là lực ép có phương vuông góc
với mặt bị ép.
C1: Hình 7.3: áp lực là:
a, Lực của máy kéo tác dụng lên mặt
đường.

b, Cả 2 lực: lực của ngón tay tác dụng
lên đầu đinh.
- Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ.
Hoạt động 2: Nghiên cứu về áp suất (12’)
MT: - Nêu được khái niện áp suất, công thức tính áp suất và dơn vị đo áp suất.
ĐD: Bảng 7.1; 1 chậu nhựa đựng cát (bột mì), 3 miếng kim loại hình hộp chữ nhật.
GV: Cho hs quan sát hình 7.4 (SGK).
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm về sự
phụ thuộc của áp suất vào F và S
? Muốn biết sự phụ thuộc của p vào S ta
làm ntn?
HS: Cho F không đổi còn S thay đổi.
? Muốn biết sự phụ thuộc của p vào F ta
làm ntn?
HS: Cho S không đổi còn F thay đổi.
GV yêu cầu HS làm TN theo nhóm và cho
biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào F
S: So sánh các áp lực, diện tích bị ép, độ
lún của khối kim loại xuống cát mịn(bột
mì) trong trường hợp (2), (3) với trường
hợp (1).
HS: Làm TN theo nhóm và trả lời vào
bảng nhóm.
GV: yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và
nhận xét.
GV: Yêu cầu HS Trả lời C3 -> rút ra kết
luận.
GV: Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép
người ta gọi là áp suất. Vậy áp suất là gì?
HS: là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện

tích bị ép
GV: nếu F là áp lực, S là diện tích bị ép
thì áp suất tính bằng công thức nào.
HS:
S
F
P =
GV: Giới thiệu đơn vị trong công thức.
GV: Giới thiệu thêm đơn vị át mốt phe:
1 at = 103 360 Pa.
II. Áp suất.
1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
C2:
áp lực (F) Diện tích
bị ép (S)
Độ lún (h)
F
2
> F
1
S
2
= S
1
h
2
> h
1
F

3
= F
1
S
3
< S
1
h
3
> h
1
Kết luận:
C3: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp
lực càng mạnh và diện tích bị ép càng
nhỏ.
2. Công thức tính áp suất
* áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn
vị diện tích bị ép.
* Công thức tính áp suất
S
F
P =
trong đó
F là áp lực đơn vị là N
S là diện tích bị ép đơn vị là m
2

P là áp suất đơn vị là N/m
2
gọi là Paxcan

1 Pa = 1 N/m
2
Hoạt động 3: Vận dụng.(8’)
MT: - Sử dụng được công thức
S
F
P =
để giải các bài tập và giải thích một số hiện
tượng đơn giản có lien quan.
GV: Dựa vào công thức tính
áp suất hãy cho biết nguyên
tắc làm tăng giảm áp suất
HS: - Tăng P thì tăng F và
giảm S
- Giảm P thì giảm F và
tăng S
GV: Vậy để làm tăng, giảm
III. Vận dụng.
C4: : P = .
Tăng áp suất : Tăng F và Giảm S
Giảm áp suất : Giảm F và Tăng S
VD: Để làm giảm độ lún của các vật nặng kê trên
nền đất, người ta làm các vật này có mạt tiếp xúc (S
bị ép) lớn hoặc kê chúng lên tấm ván có diện tích lớn
áp suất thì người ta có thể
thay đổi áp lực hoặc diện tích
bị ép Hoặc cả hai
GV: ? hãy lấy VD cụ thể
HS: đinh làm nhọn đầu, cọc
vót nhọn đầu

GV: yêu cầu HS đọc câu C5.
? Hãy tóm tắt đề bài, xác định
công thức áp dụng.
GV: yêu cầu 2 HS lên bảng
tính áp suất của xe tăng và
của ô tô.
GV: Dựa vào kết quả yêu cầu
HS trả lời câu hỏi ở phần mở
bài.
- Đối với các đầu đinh, đầu kim phải nhọn, lưỡi dao
phải mỏng để giảm diện tích bị ép nhằm tăng áp
suất.
C5: Tóm tắt:
F
xt
= 340.000 N
S
xt
= 1,5 m
2
F
ôtô
= 20.000 N
S
ôtô
= 250 cm
2
=0,025m
2
So sánh: P

xt
với P
ôtô
Giải:
-Áp suất xe tăng:
340000
2266667
1,5
xt
xt
xt
F
P
S
= = ≈
(N/m
2
)
-Áp suất ôtô:
ô ô
ô ô
ô ô
20000
800000
0,025
t
t
t
F
P

S
= = =
(N/m
2
)
áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang nhỏ
hơn áp suất ôtô lên mặt đường nằm ngang.
Vì áp suất của ôtô lớn hơn nên ôtô bị lún
HĐ4. Củng cố: (3’)
? Áp lực là gì? áp suất là gì? Biểu thức tính áp suất? Đơn vị áp suất?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Tích hợp môi trường: Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công
trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Việc
sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến
môi trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập, sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng công
nhân.
- Biện pháp an toàn: Những người thợ khai thác đá cần được đảm bảo những điều
kiện về an toàn lao động (khẩu trang, mũ cách âm, cách li các khu vực mất an toàn…)
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Đọc phần: Có thể em chưa biết
- Học bài và làm bài tập 7.1- 7.6 (SBT).
- Đọc trước bài 8: áp suất chất lỏng - Bình thông nhau.
Ngày soạn: 08/10/2014
Ngày giảng: 11/10/2014
TIẾT 8. BÀI 8.
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng. (thông hiểu)

- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất
lỏng. (thông hiểu)
- HS sử dụng được công thức P = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng(vận dụng)
2. Kỹ năng:
- HS sử dụng được công thức P = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng(vận dụng)
3. Thái độ:
Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm và yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV:
- Mỗi nhóm: Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bịt bằng màng
cao su mỏng, Một bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời làm đáy
Một bình chứa nước, cốc múc, giẻ khô sạch
III.PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm, trực quan, giải quyết vấn đề.
VI.TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Ổn định tổ chức(1’): Sĩ số: /26. Vắng:
2. Kiểm tra/ĐVĐ:(5’)
KT: Áp suất là gì ? Công thức tính ? đơn vị đo ?.
ĐVĐ: GV giới thiệu như nội dung SGK
3. Bài mới:
HĐ 1: Nghiên cứu sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng (14’)
MT: - HS Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
ĐD: Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bịt bằng màng cao su
mỏng, Một bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời làm đáy
Một bình chứa nước, cốc múc, giẻ khô sạch
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Khi đặt vật rắn trên mặt bàn vật rắn
sẽ tác dụng lên mặt bàn một áp suất theo
phương của trọng lực, khi đổ 1 chất lỏng
vào trong bình thì chất lỏng có gây áp

suất lên bình không, nếu có thì áp suất
chất lỏng có giống của chất rắn không?
Để trả lời được câu hỏi này ta cùng nhau
nghiên cứu thí nghiệm.
GV nêu dụng cụ TN, mục đích của TN
và yêu cầu HS nêu dự đoán trước khi TN
- GV cho HS quan sát DC khi chưa đổ
nước? ( bình,màng cao su đáy và các lỗ
cang phẳng)
- GV cho học sinh tiến hành thí nghiệm
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng
chất lỏng.
1. Thí nghiệm 1:
Khi đổ nước vào bình:
C
1
: Màng cao su biến dạng phồng ra →
chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên
thành, đáy bình
C
2
: Chất lỏng gây áp suất lên bình theo
mọi phương
theo nhóm, quan sát → trả lời C
1
- Yêu cầu các nhóm báo cáo
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu C
2
và trả
lời

GV: ĐVĐ chất lỏng có gây ra áp suất
trọng lòng nó không?
- GV nêu dụng cụ thí nghiệm 2 và cho
HS nêu dự đoán trước khi làm TN
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm thảo
luận và trả lời C
3
- GV gọi đại diện trình bày
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn
thành C
4
- GV: gọi HS trả lời.
- GV Thống nhất cho HS ghi vở
2. Thí nghiệm 2:
- Kết quả: đĩa D trong nước không rời
hình trụ
C3: Chất lỏng gây ra áp suất lên các vật
nhúng trong lòng nó.
3. Kết luận:
C
4
: 1. đáy
2. thành
3. trong lòng
HĐ2: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng (8’)
MT: Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một
chất lỏng.
GV: Nếu gọi h là chiều cao của cột chất
lỏng hình trụ có diện tích đáy là S và d là
trọng lượng riêng của chất lỏng. Thế thì

áp suất p ở đáy cột chất lỏng được tính
theo công thức nào?( Biểu thức tính áp
suất?).
- HS:
S
F
P =

? Khi áp lực F chính là trọng lượng P của
vật và biết d, V → P = ?
- HS: P = d.V
? Nêu công thức tính thể tích chất lỏng.
- HS: V = S.h
? Giải thích ý nghĩa các đại lượng trong
biểu thức.
- GV yêu cầu 1 HS đọc thông tin ở
(SGK- 30)
GV: Đưa ra hình vẽ và yêu cầu HS so
sỏnh P
a
, P
b
, P
c
?
- HS: P
a
= P
b
= P

c
Vì d không đổi h
a
= h
b
= h
c

GV: Kết luận
Công thức này cũng áp dụng cho một
điểm rất bé trong lòng chất lỏng , với h là
II. Công thức tính áp suất chất lỏng.
* P =
S
F
=
S
P
=
S
Vd.

=
S
hSd ) (
= d.h
Ta có công thức tính áp suất chất
lỏng: P = d.h
Trong đó: p là áp suất đáy cột chất lỏng,
d là trọng lượng riêng của chất lỏng,

h là chiều cao cột chất lỏng
(p tính bằng Pa, d tính bằng N/m
2
, h tính
bằng m)
*Áp suất chất lỏng gây ra tại các điểm ở
cùng một độ sâu trong lòng chất lỏng có
cùng trị số



a b c
B
0,4
độ sâu của điểm đó so với mạt thoáng.
HĐ 3: Vận dụng.(10’)
MT: HS sử dụng được công thức P = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng
- GV yêu cầu Hs đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh trả lời C
6
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đề C
7
- Gọi 1HS nêu tóm tắt.
- GV gọi 1 HS lên bảng giải
→ Yêu cầu lớp nhận xét, đánh giá
IV. Vận dụng.
C
6
: Ta có : p = d.h, nên khi ở càng sâu
( h càng lớn) thì áp suất p càng lớn. Do đó

khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo
lặn để chịu được áp suất lớn
C
7
: Tóm tắt.
1
h
= 1,2m
2
h
= 1,2m - 0,4m = 0,8m
d = 10 000 N/
3
P
1
= ?; P
2
= ?
A
Bài giải: A
Áp suất của nước nên đáy thùng là:
P
1
= d.
1
h
= 10 000.1,2 = 12000 (N/m
2
)
Áp suất của nước của điểm cách đáy

thùng 0,4 m là:
P
2
= d .
2
h
= 10 000. 0,8 = 8000 (N/m
2
)
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà (7’)
- GV hệ thống nội dung bài: Mô tả thí nghiệm hay hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại
của áp suất chất lỏng
- Nêu công thức tính áp suất chất lỏng, ý nghĩa của các đại lượng có mặt trong công
thức
- Tích hợp môi trường: Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp
suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh
vật khác sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết.
Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường
sinh thái.
- Biện pháp:+ Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
+ Có biện pháp ngăn chặn hành vi đánh bắt cá này.
- Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm chắc kiến thức trọng tâm ( phần ghi nhớ )
- Làm bài tập từ 8.1 → 8.3 SBT. HS khá làm thêm bài 8.4,8.5 (SBT)
Đọc trước phần: " Bình thông nhau " và mục “Có thể em chưa biết’’
? Biểu thức tính áp suất.
- HS:
S
F
P =


? Khi áp lực F chính là trọng lượng P của
vật và biết d, V → P = ?
- HS: P = d.V
II. Xây dựng công thức tính áp suất
chất lỏng.
- Công thức:
* P =
S
F
=
S
P
=
S
Vd.

=
S
hSd ) (
= d.h
B
0,4
? Nêu công thức tính thể tích chất lỏng.
- HS: V = S.h
? Giải thích các đại lượng trong biểu thức
P




- GV yêu cầu 1 HS đọc thông tin ở
(SGK- 30) và So sánh P
a
, P
b
, P
c
?
- HS: P
a
= P
b
= P
c
Vì d không đổi h
a
= h
b
= h
c

Vậy: P = d.h
- Đơn vị: Pa
P
a
= P
b
= P
c
Vì d không đổi h

a
= h
b
= h
c
HĐ 3: Vận dụng.(10’)
MT: HS sử dụng được công thức P = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng
- GV yêu cầu Hs đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh trả lời C
6
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đề C
7
- Gọi 1HS lên bảng tóm tắt.
- GV gọi 1 HS lên bảng giải
→ Yêu cầu lớp nhận xét, đánh giá
*, Ghi nhớ : ( SGK)
IV. Vận dụng.
C
6
: Vì càng xuống sâu áp suất chất lỏng
càng tăng nên người thợ lăn phải mặc
quần áo thợ lặn để chịu được áp suất này
C
7
: Tóm tắt.

1
h
= 1,2m


2
h
= 1,2m - 0,4m = 0,8m
Bài giải:
P
A
= d.
1
h
= 12000N/m
2
A
P
B
= d .
2
h
= 8000 N/m
2
4. Củng cố: (5p)
- GV hệ thống nội dung bài
- Tích hợp môi trường:Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp
suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh
vật khác sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết.
Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường
sinh thái.
- Biện pháp:+ Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
+ Có biện pháp ngăn chặn hành vi đánh bắt cá này.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2p)
- Nắm chắc kiến thức trọng tâm ( phần ghi nhớ )

×