Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Nghiên cứu thành phần rệp hại cao lương ngọt và đặc điểm sinh vật học của rệp Rhopalosiphum zeae hại cao lương ngọt trong vụ xuân hè tại Thái Nguyên năm 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.88 KB, 38 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VÀNG A SÁU


Tên đề tài:


Nghiên cứu thành phần rệp hại cao lương ngọt và
đặc điểm sinh vật học của rệp
Rhopalosiphum zeae

hại
cao lương ngọt trong vụ xuân hè tại Thái Nguyên
năm 2013





KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : khoa học cây trồng
Khoa : Nông học


Lớp : 42 – Trồng trọt
Khóa học : 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Lan Anh
Khoa nông học – trường đại học nông lâm thái nguyên







Thái Nguyên, 2014

2

Lời cảm ơn

Chương trình thực tập tốt nghiệp là không thể thiếu được đối với mỗi
sinh viên trước khi ra trường. Đây là thời gian cho mỗi sinh viên có điều kiện
hệ thống hóa, củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên
làm quen với thực tế sản xuất, vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách sáng
tạo, có hiệu quả để khi ra trường trở thành một người cán bộ kỹ thuật có trình
độ chuyên môn cao, góp phần vào việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà.
Xuất phát từ những yêu cầu trên được sự đồng ý của Nhà trường và
Khoa Nông Học, chúng em đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần rệp
hại cao lương ngọt và đặc điểm sinh vật học của rệp Rhopalosiphum zeae
hại cao lương ngọt trong vụ xuân hè tại Thái Nguyên năm 2013”
Trong quá trình thực tập và hoàn thành bản luận văn, em luôn được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và các bạn. Em rất biết ơn sự giúp đỡ
quý báu này. Trước hết em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc

đến: Th.S Bùi Lan Anh đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu đề
tài.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy
cô giáo trong Khoa Nông Học cùng bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập và thực hiện đề tài.
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn chế, luận văn của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô và các bạn để luận văn tốt nghiệp của em tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 06 năm2014

Sinh viên
Vàng a sáu


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cao lương ngọt là một trong những cây “năng lượng sinh học” tiềm
năng ở Việt Nam trong tương lai vì: nó không chỉ có năng suất sinh khối lớn (>
60 tấn/ha) mà còn có hàm lượng đường cao nên cao lương ngọt có hiệu suất
chuyển hóa Ethanol vượt trội hơn so với sắn, mía và ngô. Ngoài ra, cao lương
ngọt có khả năng chịu hạn tốt, không kén đất nên có thể trồng trọt có hiệu quả
ở hầu hết các vùng của nước ta. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đó, cao
lương ngọt bị nhiều loài sâu bệnh xuất hiện, phát sinh, phát triển và gây hại
trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
năng suất và hàm lượng đường. Trong số đó, rệp là một trong những đối tượng
gây hại nguy hiểm nhất đối với cây trồng nói chung và cao lương nói riêng

(
George C. McGavin, 1993)
, chúng không chỉ tập trung thành từng đàn hút các
chất dinh dưỡng ở nõn, bẹ lá và bông của cây cao lương ngọt mà còn là môi
giới truyền bệnh virus gây khảm lá và bệnh đốm lá trên cây làm giảm năng
suất và hàm lượng đường của cao lương ngọt (
Ribbands C.R., 1964; Wicklow D.T.
et al., 2009)
. Ngoài ra, rệp còn có mối quan hệ cộng sinh với một số loài kiến
(
Detrain C. et al, 2010; Flint M.L., 1999; Francois J.V. et al., 2012; Hubbell S., 1993; Nault
L.R. et al., 1976; Verheggen F.J.et al., 2009; Way M.J., 1963),
tạo điều kiện cho nấm
muội đen phát sinh, phát triển bao phủ mặt lá làm cản trở khả năng quang hợp
của lá, làm cho cây chậm lớn, giảm năng suất và hàm lượng đường (
Ribbands
C.R., 1964; Williams I.S. et a., 2000)
. Rệp còn có khả năng thích nghi cao với sự
biến đổi của điều kiện ngoại cảnh bằng cách liên tục chuyển đổi giữa sinh sản
đơn tính với sinh sản hữu tính (
Dubnik H., 1991; Hafez S.A., 1975)
. Bên cạnh đó,
các chất đường do rệp tiết ra có tác dụng làm giảm hiệu quả của thuốc trừ nấm
bệnh cây trồng (
Dik A.J. and van Pelt A.J., 1992).
4
Rệp có 2 loại hình (có cánh hay không có cánh) tùy thuộc và điều kiện
thời tiết khí hậu và thức ăn. Trong điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi và đủ
thức ăn, rệp phát triển thành loại hình không cánh (aptera); còn trong điều kiện
thời tiết khắc nghiệt và khan hiếm thức ăn, rệp phát triển thành loại hình có

cánh (alate) (
Boerner C. und Heize K., 1957; Bonnemaison L., 1951; Kundu R. and
Dixon A.F.G., 1995)
. Rệp không cánh (aptera) có khả năng sinh sản cao hơn
sơ với loại hình rệp có cánh (alate) 70%
(
Dixon, A.F.G. & Wratten, S.D., 1971)
.

Rệp có 2 hình thức sinh sản (hữu tính và vô tính) (
Blackman R.L. and Spence
J.M., 1994; Ross Piper, 2007)
.
Ở những nơi có nhiệt độ cao (vùng nhiệt đới, trong
nhà kính hay mùa xuân và mùa hè ở vùng ôn đới), rệp sinh sản vô tính và đẻ
con. Còn ở những nơi có nhiệt độ thấp (mùa thu và mùa đông ở các nước ôn
đới), rệp sinh sản hữu tính (có thụ tinh) và đẻ trứng (
Blackman Roger L. , 1979;
Boerner C. und Heize K., 1957; Hales Dinah F. et al., 2002; Navdeep S. Mutti, 2006)
.
Trước thực tế đó, để có cơ sở cho việc nghiên cứu biện pháp phòng trừ
rệp đạt hiệu quả cao góp phần phát triển ổn đinh và bền vững cây cao lương
ngọt làm nguyên liệu sản xuất ethanol sinh học tại Việt Nam, chúng em tiến
hành tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần rệp hại cao lương
ngọt và đặc điểm sinh vật học của rệp Rhopalosiphum zeae hại cao lương
ngọt trong vụ xuân hè tại Thái Nguyên năm 2013”
2. Mục tiêu đề tài
Xác định được thành phần loài rệp hại trên giống cây cao lương ngọt,
đặc tính sinh vật học của loài rệp Rhopalosiphum zeae.
3. Yêu cầu của đề tài

- Xác định được thành phần và tần suất xuất hiện của các loài rệp hại
trên các giống cao lương ngọt.
- Xác định được đặc điểm sinh vật học của loài rệp Rhopalosiphum zeae
hại cao lương ngọt.
4. Ý nghĩa của đề tài
5
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp sinh viên hệ thống hóa, áp dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn sản xuất, nâng cao trình độ, tiếp cận với tiến bộ khoa học.
Những kết quả của đề tài bổ sung tài liệu khoa học mới về thành phần
rệp hại cao lương ngọt và đặc điểm sinh vật học của rệp Rhopalosiphum zeae.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng biện
pháp phòng trừ rệp Rhopalosiphum zeae, góp phần giải quyết những khó khăn
trong phòng trừ rệp hại cao lương ngọt.












6
PHÂN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Rệp là loài gây hại rất nhiều cây trồng khác nhau như: cây lương thực,
cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ngắn ngày, cây dược liệu, cây hoa và cây
cảnh. Bởi vậy nó có thể gây hại quanh năm theo chu kỳ trồng cây luân chuyển
khác nhau theo chu kỳ năm. Đây cũng là nguyên nhân rệp gây hại một số cây
thứ yếu nay trở thành chủ yếu, đặc biệt là cây cao lương. Chúng không chỉ tập
trung thành từng đàn hút các chất dinh dưỡng ở nõn, bẹ lá và bông của cây cao
lương ngọt mà còn là môi giới truyền bệnh virus gây khảm lá và bệnh đốm lá
trên cây làm giảm năng suất và hàm lượng đường của cao lương ngọt
(Ribbands C.R., 1964; Wicklow D.T. et al., 2009).
Ở nước ta, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về các loài rệp hại cây
trồng như: Quách Thị Ngọ (2000), (2005), Nguyễn Viết Tùng (1992), Vũ Ngọc
Thuấn (1996), Trương Khắc Minh (2007) đều cho rằng tác hại của loài rệp
ngày càng to lớn và nhanh chóng, vì rệp sinh sản vô tính đẻ con. Tuy khả năng
sinh sản của rệp không lớn, nhưng vòng đời của rệp ngắn nên chúng có khả
năng tích lũy số lượng lớn, mật độ tăng nhanh và gây hại lớn. Nhiều công trình
nghiên cứu về rệp đã đề cập tới các đặc điểm sinh học, đặc tính gây hại của
từng loài, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sức tăng quần thể, để
làm cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ rệp có hiệu quả. Trong
các biện pháp phòng chống rệp, biện pháp mà người dân quan tâm nhất là sử
dụng thuốc hóa học. Biện pháp này không những gây ô nhiễm môi trường, tiêu
diệt rất nhiều loài thiên địch trong vườn trồng cao lương ngọt mà còn hình
thành tính kháng thuốc, chống thuốc của rệp.
Hiện nay các nhà khoa học quan tâm đến biện pháp sinh học, trong đó
để kiểm soát được rệp hại thì người dân phải thường xuyên thăm đồng và bảo
vệ kẻ thù tự nhiên là trọng điểm.

7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về cao lương ngọt trên thế giới

Cao lương ngọt (Sorghum) còn được gọi là lúa miến, bo bo hay mía ôn
đới. Cao lương ngọt có nguồn gốc từ châu Phi, vùng đất khô hạn, lượng mưa
hàng năm rất thấp. Cao lương ngọt có thể được trồng đầu tiên ở Ethiopia sau
đó lan rộng ra nhiều nước ở châu Phi (Martin J.H., 1970). Cao lương ngọt
được trồng chủ yếu ở những vùng nhiệt đới bán khô hạn của thế giới, nơi mà
sản xuất nông nghiệp bị hạn chế rất nhiều bởi đất đai nghèo kiệt, lượng mưa và
đầu tư sản xuất thấp. Cao lương thích nghi rất tốt với vùng đất bán khô hạn và
là một trong những cây trồng chuyển hóa CO
2
thành đường hiệu quả nhất trên
những vùng đất khô hạn (Schaffert R.E. et al, 1982). Với những đặc tính ưu
việt đó của cao lương, bằng công nghệ lai tạo giống hiện đại, các nhà khoa học
trên thế giới, đặc biệt các nhà khoa học Nhật Bản đã rất thành công trong việc
nghiên cứu chọn tạo ra các giống cao lương ngọt cao sản với năng suất thân lá
đạt tới 200 – 300 tấn/năm/ha và hàm lượng đường đạt 12 – 15% (Earthnote,
Nhật bản) để phục vụ cho sản xuất Ethanol sinh học. Thân cao lương có thể là
nguyên liệu để sản xuất Ethanol với hiệu xuất cao, 1 ha cao lương có năng suất
trung bình 80 tấn và sản xuất được 6.300 lít Ethanol (Rooney W.L.J. et al,
2007). Thân cao lương ngọt sau khi ép có thể dùng làm chất đốt sản xuất điện
năng hoặc bã thải có thể dùng làm phân bón và thuốc nhuộm. Sợi cao lương
được dùng làm ván ốp tường, hàng rào, vật liệu bao bì phân hủy sinh học và
dung môi. Ngoài ra, phần lá và ngọn cao lương có thể làm thức ăn cho chăn
nuôi gia súc với hàm lượng dinh dưỡng cao (trong 100 g nguyên liệu với ẩm
độ 12% có 10,4 g Protein; 3,1 g Fat; 1,6 g Ash; 2,0 g chất xơ; 70,7 g
cacbohydrate; 329 kcal năng lượng; 25,0 mg Ca; 5,4 mg Fe; 0,38 mg Thiamin;
0,15 mg Roboflavin và 4,3 mg niacin (www.blackherbals.com).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần rệp hại cao lương trên thế giới
Trên cây cao lương, có 6 loài rệp (Myzus persicae, Rhopalosiphum zeae,
Silpha flava, Dysmicoccus brevipes, Striga hermonthica và Amblysellus grex )
8

xuất hiện và gây hại (Abayo G.O. et al, 1996; Anderson D.M., et al, 1997; Ben-
Dov Y., 1994; Ralph E. Munson et al, 1993). Trong đó, 3 loài green bugs
(Myzus persicae), corn leaf aphid (Rhopalosiphum zeae hay còn gọi là Aphis
maydis) và rệp yellow sugarcane (Silpha flava) xuất hiện nhiều và gây hại
nghiêm trọng nhất (Ralph E. Munson et al, 1993).
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của rệp
Rhopalosiphum zeae trên thế giới
Theo Toba (1964), Howitt (1993) và Edward (2008), trứng của rệp
Rhopalosiphum zeae hình elip. Lúc mới đẻ ra trứng có màu vàng hoặc màu
xanh lá cây rồi chuyển dần thành màu đen. Trứng có chiều dài 0,6 mm và rộng
0,3 mm. Cơ thể rệp Rhopalosiphum zeae trưởng thảnh có hình trứng và có
chiều dài từ 1,2 – 2,5 mm. Rệp Rhopalosiphum zeae hình thức sinh sản (vô tính
và hữu tính).
Rệp Rhopalosiphum zeae có 2 loại hình (có cánh và không cánh). Trong
điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc khan hiếm thức ăn, ấu trùng rệp
Rhopalosiphum zeae sẽ phát triển thành rệp trưởng thành có cánh và ngược lại
(Blackman và Eastop, 2000). Vòng đời của rệp Rhopalosiphum zeae dao động
từ 18 – 50 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, vị trí địa lý và vòng
đời của cây ký chủ (Toba, 1964).
Mật độ rệp Rhopalosiphum zeae trong mùa hè cao 14 so với mùa đông.
(Lauderdale, 2005). Sau trồng 2-3 tuần, thường rệp Rhopalosiphum zeae trưởng
thành có cánh (alate) xuất hiện, gây hại trước và sau 1-2 tuần tiếp theo rệp
trưởng thành không cánh mới xuất hiện và gây hại (Suarez et al, 1991)
.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về cao lương ngọt ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cao lương (lúa miến, cù làng) được trồng rải rác chủ yếu ở khu
vực miền núi như: Hà Giang, Cao Bằng, Điện biên,… hay khu vực Tây Nguyên
9
để làm thức ăn chăn nuôi. Mỗi ha chỉ đạt 32 tấn thân lá và 3 tấn hạt (Nguyễn Thị

Phượng, Viện môi trường nông nghiệp).
Ngày nay, trước sức ép của biến đổi khí hậu, của ô nhiễm môi trường và
nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên, năng lượng hóa thạch, chính phủ Việt Nam
đã thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng đa dạng hóa các nguồn năng
lượng (năng lượng mặt trời, năng lượng gió và đặc biệt là năng lượng sinh
học). Trong đó, việc nghiên cứu các giống cây mới có hiệu suất sản xuất năng
lượng sinh học cao được đặc biệt quan tâm.
Để thực hiện chủ trương của chính phủ, ban điều hành dự án về năng
lượng sinh học do Bộ Công thương chủ trì đã đặt nhiệm vụ cho Viện môi
trường nông nghiệp thực hiện đề tài: “Tuyển chọn một số giống cao lương ngọt
triển vọng để sản xuất ethanol nhiên liệu năm 2009 – 2011” và đã đạt được
một số kết quả: Từ nguồn vật liệu ban đầu gồm 66 giống cao lương ngọt của
ngân hàng gen trong nước và 12 giống nhập nội, đề tài đã tuyển chọn được 2
giống 4C và 7C có năng suất 35 – 50 tấn/ha và hàm lượng đường trong thân 15
– 17 độ Brix. Ngoài ra, công ty Secoin cũng đang tiến hành thử nghiệm một số
giống cao lương ngọt nhập nội từ ICRRISAT, Trung Quốc ở vùng Quảng
Ninh, Hà Tĩnh.
Gần đây, Trường Đai học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành thu thập và
đánh giá một số giống cao lương ở các địa phương trong cả nước như Bản Phố
(Bắc Hà-Lào Cai), Vũ Nông (Hà Quảng-Cao Bằng), Lũng Nặm (Hà Quảng-
Cao Bằng), Kéo Yên (Hà Quảng-Cao Bằng). Một số giống cao lương cũng đã
được nhập nội từ Ấn Độ và Nhật Bản. Phạm Văn Cường (2006) đã tiến hành
mô tả các đặc tính thực vật học của các giống cao lương đồng thời đánh giá
đặc tính nông sinh học qua các vụ trồng khác nhau tại Đại học Nông nghiệp Hà
Nội. Bước đầu tác giả cũng đã đánh giá năng suất và đặc tính sinh lý liên quan
đến khả năng chịu hạn của cao lương. Bùi Quang Tuấn và cộng sự (2007) cũng
đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số giống cao lương trồng trong mùa
đông tại Gia Lâm - Hà Nội và cho thấy có rất nhiều triển vọng.
10
Từ năm 2008 đến nay, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Nông lâm

Thái Nguyên đã nghiên cứu tính khả thi của một số giống cao lương ngọt. Kết
quả cho thấy: các giống cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản có năng suất từ
70 – 120 tấn/ha/vụ 4 - 5 tháng và hứa hẹn là cây trồng năng lượng tiềm năng ở
Việt Nam.
Hầu hết các đề tài nghiên cứu về cao lương ngọt ở Việt Nam từ trước đến
nay hầu hết đều chỉ tập trung vào việc chọn lựa giống và các biện pháp canh
tác mà chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về tình hình sâu, bệnh nói
chung và rệp hại cao lương ngọt nói riêng.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần rệp hại cây trồng nông nghiệp ở
Việt Nam
Theo kết quả điều tra côn trùng của Viện BVTV từ năm 1967-1968 đã
phát hiện được 9 loài rệp muội gây hại cây trồng ở Việt Nam (Viện BVTV,
1968).
Đến 1996 khi điều tra trên 30 loại cây trồng tại các vùng ngoại thành Hà
Nội, Quách Thị Ngọ đã thu được 25 loài rệp muội và xác định được tên 18 loài
thuộc 2 họ phụ, chủ yếu là họ Aphididae. Trong đó, có một số loài phổ biến
Myzus persicae, Rhopalosilum maidis, Brevicoryne brassicae,… (Quách Thị
Ngọ, 1996).

11
PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vât liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Thành phần các loài rệp hại cao lương ngọt và đặc điểm sinh vật học của
rệp Rhopalosiphum zeae trên cao lương ngọt.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Giống Cao lương ngọt của Việt Nam.
2.1.3. Dụng cụ nghiên cứu
- Chậu thủy tinh có đường kích 20 cm;

- Bút lông
- Giấy thấm.
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu: Phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu: Từ 05/03/2013 đến 26/06/2013.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Thành phần, tần suất xuất hiện các loài rệp hại cao lương ngọt
- Đặc điểm sinh học của loài rệp Rhopalosiphum zeae hại trên cao lương
ngọt
- Hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng trừ rệp Rhopalosiphum zeae.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ rệp đến năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao lương ngọt.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc phòng trừ rệp đến hàm
lượng đường (Brix) trong cao lương ngọt ở các giai đoạn sinh trưởng khác
nhau.

12
2.4. Phương pháp
2.4.1. Thành phần, tần suất xuất hiện của các loài rệp hại cao lương ngọt
Thí nghiệm được tiến hành điều tra trên ruộng tập đoàn các giống cao
lương ngọt.
Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá
được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát
hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT).
Thí nghiệm xác định thành phần và mức độ phổ biến của các loài rệp
trên cao lương ngọt được tiến hành điều tra trên các ruộng cố định và các
ruộng bổ sung. Mỗi ruộng có diện tích tối thiểu 300 m
2
. Tại mỗi ruộng điều tra
5 điểm trên đường chéo góc, mỗi điểm có diện tích 1 m

2
. Mức độ phổ biến của
mỗi loài rệp được đánh giá bằng tần suất bắt gặp trong quá trình điều tra (công
thức )

Σ
lần bắt gặp cá thể của mỗi loài

Tần suất bắt gặp (%) =

x 100 (CT)

Σ
số lần điều tra

Thang phân cấp mức độ phổ biến của sâu hại:
Nếu tần suất bắt gặp < 5%: + rất ít gặp
Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: ++ ít phổ biến
Nếu tần suất bắt gặp 26 - 50%: +++ phổ biến
Nếu tần suất bắt gặp > 50%: ++++ rất phổ biến
Định loại rệp theo khoa phân loại của Blackman R.L. et. al. (1984).
2.4.2. Đặc điểm sinh học của rệp Rhopalosiphum zeae hại cao lương ngọt
2.4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của rệp Rhopalosiphum zeae hại cao
lương ngọt
Tiến hành quan sát, mô tả hình thái, màu sắc, đo đếm kích thước của các
pha phát dục (trứng, rệp non, trưởng thành), quan sát 30 cá thể.
13
2.4.2.2. Đặc điểm sinh vật học của rệp ở trong phòng thí nghiệm: Theo
phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật, 2000
* Nuôi rệp phục vụ cho thí nghiệm xác định đặc điểm sinh vật học của rệp

Rhopalosiphum zeae
Thu thập rệp non và rệp trưởng thành ngoài ruộng về, thả rệp vào cây cao
lương ngọt trong lồng nuôi sâu để gây rệp giống sử dụng trong thí nghiệm. Trước
khi tiến hành thí nghiệm 2 ngày, bắt một số rệp trưởng thành cho vào cây cao
lương ngọt sạch sâu (cây không có sâu, bệnh) nuôi riêng, ngày hôm (sau 1 ngày)
thu rệp non mới sinh thả vào các chậu thủy tinh để tiến hành thí nghiệm trong
phòng.
* Đặc điểm sinh vật học của rệp Rhopalosiphum zeae trên cao lương ngọt
Thí nghiệm được tiến hành trong phòng có nhiệt độ từ 25 và 30
o
C.
- Tiến hành thí nghiệm: Dùng bút lông thả 30 cá thể rệp non 1 ngày tuổi
lên các lá cao lương ngọt sạch sâu bệnh đặt trong chậu thủy tinh. Bên dưới lớp
lá cao lương ngọt là 1 lớp giấy thấm được thấm nước. Hàng ngày quan sát các
đặc điểm của rệp Rhopalosiphum zeae và cứ 2 ngày thay thức ăn mới cho rệp.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Tuổi của rệp Rhopalosiphum zeae hoặc chuyển pha phát dục từ
ấu trùng sang trưởng thành
+ Thời điểm trưởng thành đẻ con và thời điểm trưởng thành chết để
xác định vòng đời, đời và thời gian sống của trưởng thành.
+ Xác định sức sinh sản của rệp Rhopalosiphum zeae: Sau khi rệp
Rhopalosiphum zeae trưởng thành đẻ cá thể đầu tiên, hàng ngày
quan sát và dùng bút lông gạt đếm số lượng rệp non được đẻ ra.
+ Xác định nhịp điệu sinh sản của rệp Rhopalosiphum zeae.
2.4.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ rệp Rhopalosiphum zeae hại cao
lương ngọt
14
2.4.3.1. Thí nghiệm trong phòng
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 3 công thức

và 3 lần nhắc lại (Hình 2.1). Mỗi lần nhắc lại có 5 cây, mỗi cây thả 10 rệp 2
ngày tuổi. Trong đó,
Công thức 1 (CT
1
): Đối chứng (phun nước lã)
Công thức 2 (CT
2
): Phun Actara 25WG
Công thức 3 (CT
3
): Phun chế phẩm Vineem 1500EC

CT
1
CT
2
CT
3

CT
3
CT
1
CT
2

CT
2
CT
3

CT
1

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực tiêu diệt rệp
* Tiến hành thí nghiệm
- Bước 1 (Chuẩn bị dụng cụ cho thí nghiệm):
+ 3 lồng nuôi sâu có kích thước cao 0,8; rộng 1,2 và dài 1,0 m
(tương ứng với 3 lần nhắc lại).
+ 15 cây cao lương ngọt ở giai đoạn 8 – 12 lá;
+ Chậu nhựa trồng cao lương có kích thước cao 25 cm, đường kính
20 cm
+ Thuốc trừ sâu Actara 25WG và thuốc thảo mộc Vineem 1500EC;
+ 02 Bình phun tay
- Bước 2 (Thả rệp lên cây cao lương ngọt và phun thuốc):
+ Dùng bút lông tiến hành thả lên mỗi cây cao lương ngọt 10 rệp 2
ngày tuổi;
+ Xếp các chậu cao lương ngọt đã thả rệp vào các lồng nuôi sâu
riêng biệt (Mỗi lồng là 1 công thức);
15
+ Tiến hành phun thuốc theo các công thức thí nghiệm (1 lống phun
nước lã làm đối chứng; 1 lồng phun thuốc Actara 25WG và 1 lồng
phun chế phẩm Vineem 1500EC).
- Bước 3 (Quan sát thí nghiệm):
+ Hàng ngày quan sát và đếm số rệp sống/chết ở mỗi công thức.
* Chỉ tiêu theo dõi:
Hiệu lực tiêu diệt rệp được tính theo công thức của Abbott (1925).
Ca-Ta
M (%) =

x 100

Ca
Trong đó: M: Tỷ lệ rệp chết (%)
Ca: Số rệp sống ở công thức đối chứng sau TN
Ta: Số rệp sống ở công thức TN sau thí nghiệm
2.4.3.2. Thí nghiệm ngoài đồng ruộng
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 3 công
thức và 3 lần nhắc lại (Giống hình 2.1.)
* Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành theo quy chuẩn Quốc gia về Phương pháp
điều tra, phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010?BNNPTNT). Các
điểm điều tra được tiến hành theo sơ đồ hình 2.2.






Hình 2.2. Sơ đồ chọn điểm điều tra
1

4

3

2

5

1m

2

16
* Chỉ tiêu theo dõi:
- Hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng trừ rệp hại cao lương ngọt được
tính theo công thức Henderson–Tilton (1955).
Hiệu lực (%) = (1-

Ta x Cb
) x 100 (CT)
Tb x Ca
Trong đó: Ta: Số rệp sống ở công thức thí nghiệm sau phun (1, 5, 14 ngày)
Tb: Số rệp sống ở công thức thí nghiệm trước phun (1 ngày)
Ca: Số rệp sống ở công thức đối chứng sau phun (1, 5, 14 ngày)
Cb: Số rệp sống ở công thức đối chứng trước phun (1 ngày)
2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ
rệp Rhopalosiphum zeae hại cao lương ngọt đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất
Đếm số cây thực tế được thu hoạch trên mỗi ô trước khi thu hoạch sau
đó cắt 10 cây của từng ô và xác định các chỉ tiêu sau:
- Khối lượng thân lá: Đem cân toàn bộ cả thân lá của 10 cây cao lương
ngọt đã chặt;
- Khối lượng thân tươi: Chặt bỏ phần ngọn và róc bỏ hết lá rồi đem cân
phần thân của những cây cao lương ngọt đã chặt.
- NSLT (tấn/ha): Được tính theo công thức
P10 × mật độ cây/m
2

NSLT (tấn/ha) = × 10000
10

2.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ
rệp Rhopalosiphum zeae đến hàm lượng đường ở các giai đoạn sinh trưởng
của cao lương ngọt
Đánh giá hàm lượng Brix ở 3 thời kỳ: Trước trỗ, trỗ và thu hoạch
• Hàm lượng dịch ép trong thân
17
• Hàm lượng đường (%): Tại thời điểm thu hoạch sau khi loại bỏ hết lá,
bông cờ cắt 1 đoạn dài từ 1,5 - 2cm ở đốt thứ 5 từ ngọn xuống cho vào ép để lấy
dịch ép sau đó đo hàm lượng đường bằng máy.
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý Số liệu theo Excel 2007 và SAS.
- Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ theo chương trình
Microsolf Word 2007 và Excel 2007 trên máy vi tính.

18
PHẦN 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần, tần suất xuất hiện của các loài rệp hại cao lương ngọt
Kết quả nghiên cứu đánh giá đã thu thập và xác định được 3 loài rệp
xuất hiện và gây hại trên cao lương ngọt, chúng đều thuộc họ rệp muội
(Aphididae) và bộ cánh đều (Homoptera) (Bảng 3.1.)
Bảng 3.1. Thành phần, mức độ phổ biến của rệp hại cao lương ngọt ở Thái
Nguyên trong thời vụ xuân hè năm 2013
TT

Tên khoa học Bộ phận gây hại Mức độ phổ biến
1 Sipha flava Nõn, lá +++
2 Aphis maydis Nõn, lá ++++
3 Myzus persicae Nõn, lá ++++
Ghi chú:


Nếu tần suất bắt gặp < 5%: + rất ít gặp
Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: ++ ít phổ biến
Nếu tần suất bắt gặp 26 - 50%: +++ phổ biến
Nếu tần suất bắt gặp > 50%: ++++ rất phổ biến
Trong 3 loài rệp trên, có 2 loài Myzus persicae và Aphis maydis
(Rhopalosiphum zeae) xuất hiện nhiều nhất với tần suất bắt gặp >50% và xuất
hiện ít nhất là loài Sipha flava với tần suất xuất hiện 26 – 50%.
3.2. Đặc điểm hình thái và kích thước của rệp Rhopalosiphum zeae trên
cao lương ngọt
3.2.1. Đặc điểm hình thái của rệp Rhopalosiphum zeae trên cao lương ngọt
Kết quả quan sát đặc điểm hình thái rệp Rhopalosiphum zeae trong quá
trình nuôi sinh học cho thấy: Rệp Rhopalosiphum zeae ở vụ xuân hè năm 2013
là loại biến thái không hoàn toàn, quá trình phát dục trải qua 3 giai đoạn.
Trứng - ấu trùng – trưởng thành. Trong đó, pha trứng phát triển trong bụng mẹ
19
nên rệp con mới sinh ra là tuổi 1; pha ấu trùng gồm 4 tuổi (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3
và tuổi 4). Tùy thuộc vào điều kiện sống (môi trường và thức ăn) mà rệp
trưởng thành có một trong 2 loại hình cánh: không cánh (aptera) và có cánh
(alate).
Qua nuôi sinh học, kết quả cho thấy như sau: Rệp Rhopalosiphum zeae
mới nở có hình trứng, toàn bộ cơ thể có màu trắng, rệp hoạt động chậm chạp
và ít di chuyển. Sau khi rệp hút dịch cây, cơ thể chuyển dần sang màu xanh
nhạt. Đến tuổi thứ 4, trên lưng rệp được bao phủ bởi 1 lớp sáp. Rệp
Rhopalosiphum zeae trưởng thành có hình dáng giống rệp non, cơ thể có màu
xanh lục hoặc màu hồng, vòi hút màu đen kéo dài tới đốt chậu của chân sau,
râu đầu của rệp có 6 đốt và có màu đen, ống bụng màu đen, trên lưng ở khoảng
giữa 2 ống bụng có một mảnh màu đen nổi rõ.
3.2.2. Kích thước của rệp Rhopalosiphum zeae
Rệp Rhopalosiphum zeae được nuôi vào tháng 3 năm 2013 trong điều

kiện tự nhiên và kết quả về kích thước rệp Rhopalosiphum zeae loại hình có
cánh thu được ở bảng 3.2. và 3.3.
Bảng 3.2. Chiều dài của rệp Rhopalosiphum zeae
Rệp có cánh (alate)
Pha phát dục
Chiều dài (mm)
CV LSD
.05

Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Tuổi 1 0,45 0,65
0,55
±
0,07
12,51 0,12
Tuổi 2 0,54 0,74
0,58
±
0,07
11,59 0,12
Tuổi 3 0,83 1,05
0,95
±
0,07
7,59 0,12

Tuổi 4 1,1 1,35
1,23
±
0,07
5,98 0,13
Trưởng thành 1,4 1,84
1,63
±
0,12
7,43 0,21

Rệp không có
cánh (aptera)
Tuổi 1 0,24 0,36
0,3
±
0,04
13,61 0,07
Tuổi 2 0,38 0,56
0,47
±
0,04
10,37 0,11
Tuổi 3 0,6 0,87
0,8
±
0,06
7,01 0,09
Tuổi 4 0,8 1,18
0,99

±
0,12
11,81 0,2
20
Trưởng thành 0,9 1,26
1,1
±
0,09
8,52 0,16
Ghi chú: Số cá thể thí nghiệm n = 30.
Bảng 3.2. cho thấy, chiều dài của rệp Rhopalosiphum zeae loại hình có
cánh (alate) dao động từ 0,55±0,07 đến 1,63±0,12 mm; chiều dài của rệp
Rhopalosiphum zeae loại hình không có cánh (aptera) dao động từ 0,3±0,04
đến 1,1±0,09 mm.
Chiều dài cơ thể rệp Rhopalosiphum zeae loại hình có cánh (alate) dài
hơn chiều dài rệp Rhopalosiphum zeae loại hình không có cánh (aptera) chắc
chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Nghiên cứu về chiều rộng của rệp Rhopalosiphum zeae kết quả thu được
ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Chiều rộng của rệp Rhopalosiphum zeae
Rệp có cánh (alate)
Pha phát dục
Chiều dài (mm)
CV LSD
.05

Nhỏ
nhất
Lớn

nhất
Trung
bình
Tuổi 1 0,25 0,39
0,32
±
0,04
13,85 0,08
Tuổi 2 0,31 0,54
0,42
±
0,06
15,38 0,11
Tuổi 3 0,45 0,76
0,61
±
0,11
18,22 0,19
Tuổi 4 0,61 0,98
0,8
±
0,14
17,91 0,24
Trưởng thành 0,8 1,05
0,93
±
0,08
9,15 0,15

Rệp không có cánh

(aptera)
Tuổi 1 0,39 0,59
0,3
±
0,04
13,61 0,07
Tuổi 2 0,5 0,73
0,47
±
0,55
11,61 0,09
Tuổi 3 0,65 0,94
0,74
±
0,99
13,34 0,17
Tuổi 4 0,87 1,31
1,1
±
0,12
10,65 0,2
Trưởng thành 1,25 1,96
1,56
±
0,17
11,21 0,3
Ghi chú: Số cá thể thí nghiệm n = 30.
Bảng 3.3. cho thấy, chiều rộng của rệp Rhopalosiphum zeae loại hình có
cánh (alate) dao động từ 0,32±0,04 đến 0,93±0,08 mm; chiều rộng của rệp
21

Rhopalosiphum zeae loại hình không có cánh (aptera) dao động từ 0,3±0,04
đến 1,56±0,17 mm.
Ở tuổi 1, chiều rộng cơ thể rệp Rhopalosiphum zeae ở 2 loại hình có cánh
(alate) và không có cánh (aptera) là không có sự sai khác (chiều rộng trung
bình của cơ thể đều đạt 0,3 – 0,32 mm. Bắt đầu từ tuổi thứ 2 trở đi, chiều rộng
cơ thể rệp Rhopalosiphum zeae ở loại hình không cánh (aptera) lớn hơn ở loại
hình có cánh.
3.3. Đặc điểm sinh vật học của rệp Rhopalosiphum zeae
3.3.1. Thời gian phát dục của rệp Rhopalosiphum zeae
Nghiên cứu về thời gian mỗi pha phát dục của rệp ở nhiệt độ 25
o
C kết
quả thu được ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thời gian phát dục của rệp Rhopalosiphum zeae ở nhiệt độ 25
o
C
Đơn vị tính: ngày
Rệp có cánh (alate)
Pha phát dục
Thời gian phát dục (ngày)
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Tuổi 1 2 4
3,2
±
0,81
Tuổi 2 3 5
4,3
±
0,84
Tuổi 3 4 6

5,2
±
0,81
Tuổi 4 5 6
5,3
±
0,47
Trưởng thành
trước đẻ
1 2
1,7±0,47
Vòng đời 15 23
19,7
±
2,2

Rệp không có cánh
(aptera)
Tuổi 1 2 4
3,3
±
0,79
Tuổi 2 3 4
3,4
±
0,5
Tuổi 3 4 5
4,3
±
0,47

Tuổi 4 4 5
4,5
±
0,51
Trưởng thành
trước đẻ
1 2
1,9±0,31
22
Vòng đời 14 20
17,4
±
1,35
Ghi chú: Số cá thể thí nghiệm n = 30.
Vòng đời của rệp Rhopalosiphum zeae không có cánh ở nhiệt độ 25
o
C
(trung bình đạt 17,4±1,35 ngày ) ngắn hơn vòng đời của rệp có cánh (19,7±2,2
ngày).
Nghiên cứu thời gian phát dục của rệp ở nhiệt độ 30
o
C, kết quả thu được
ở bảng 3.5.
Vòng đời của rệp Rhopalosiphum zeae không có cánh ở nhiệt độ 30
o
C
(trung bình đạt 15,4±1,63 ngày ) ngắn hơn vòng đời của rệp có cánh
(17,0±0,95 ngày).

Bảng 3.5. Thời gian phát dục của rệp Rhopalosiphum zeae ở nhiệt độ 30

o
C
Đơn vị tính: ngày
Rệp có cánh (alate)
Pha phát dục
Thời gian phát dục (ngày)
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Tuổi 1 2 3
2,4
±
0,5
Tuổi 2 3 4
3,8
±
0,41
Tuổi 3 4 5
4,1
±
0,31
Tuổi 4 4 5
4,5
±
0,51
Trưởng thành
trước đẻ
2 3
2,2±0,41
Vòng đời 16 20
17,0
±

0,95

Rệp không có cánh (aptera)
Tuổi 1 2 3
2,1±0.31
Tuổi 2 3 4
3,2
±
0,41
Tuổi 3 3 5
3,8
±
0,89
Tuổi 4 3 5
4,2
±
0,89
Trưởng thành
trước đẻ
2 3
2,1±0,31
Vòng đời 13 20
15,4
±
1,63
Ghi chú: Số cá thể thí nghiệm n = 30.
23
Qua bảng 3.4. và 3.5. ta thấy, ở nhiệt độ càng cao thì vòng đời của rệp
Rhopalosiphum zeae loại hình có cánh (alate) và của rệp Rhopalosiphum zeae
loại hình không có cánh (aptera) càng ngắn và ngược lại nếu nhiệt độ thấp thì

vòng đời của rệp Rhopalosiphum zeae kéo dài hơn. Vòng đời của rệp
Rhopalosiphum zeae loại hình có cánh (alate) dao động từ 17,0±0,95 đến
19,7±2,2 ngày và vòng đời của rệp Rhopalosiphum zeae loại hình không cánh
(aptera) dao động từ 15,4±1,63 đến 19,7±2,2 ngày.
Trong các pha phát dục, giai đoạn rệp Rhopalosiphum zeae ở tuổi 3 và
tuổi 4 dài nhất, dao động từ 4,1±0,31 đến 5,3±0,47 ngày (đối với loại hình rệp
có cánh alate) và từ 3,8±0,89 đến 4,5±0,51 ngày (đối với loại hình rệp không
có cánh aptera). Giai đoạn trưởng thành trước đẻ của rệp Rhopalosiphum zeae
ở loại hình rệp có cánh (alate) dao động từ 1,7±0,47 đến 2,2±0,41 ngày và từ
1,9±0,31 đến 2,1±0,31 ngày đối với loại hình rệp không có cánh.
3.3.2. Khởi điểm phát dục (t
o
), tổng tích ôn hữu hiệu (K) và số lứa lý thuyết
(Y) của rệp Rhopalosiphum zeae trên cao lương ngọt
Từ kết quả nuôi sinh học đã xác định được vòng đời của rệp
Rhopalosiphum zeae ở 2 mức nhiệt độ 25
o
C và 30
o
C thuộc mục 3.2.1., từ đó ta
xác định được khởi điểm phát dục (t
o
), tổng tích ôn hữu hiệu (K) và số lứa lý
thuyết (Y) của rệp Rhopalosiphum zeae đối với từng loại hình không có cánh
(aptera) và loại hình rệp có cánh (alate) như sau:
(1) Đối với rệp Rhopalosiphum zeae loại hình không cánh (aptera)
- Nhiệt độ khởi điểm phát dục (t
o
) = (n
2

t
2
–n
1
t
1
): (t
2
-t
1
) = [(15,4 x 30) -
(17,4 x 25)]:(30 – 25) = 5,4
o
C
Trong đó:
t
1
là: mức nhiệt độ thứ nhất trong nghiên cứu (t
1
= 25
o
C)
t
2
là: mức nhiệt độ thứ hai trong nghiên cứu (t
2
= 30
o
C)
n

1
: vòng đời trung bình của rệp ở mức nhiệt độ t
1
(n
1
= 17,4)
n
2
: vòng đời trung bình của rệp ở mức nhiệt độ t
2
(n
2
= 15,4)
24
- Tổng tích ôn hữu hiệu (K) để rệp Rhopalosiphum zeae hoàn thành
vòng đời: K = n
2
(t
2
– t
o
) = 15,4 x (30 – 5,4) = 378,84
o
C
(tức là để hoàn thành 1 vòng đời rệp thì tổng tích ôn hữu hiệu cần là
378,84
o
C).
- Tổng tích ôn hữu hiệu (Q) trong 1 năm của rệp Rhopalosiphum
zeae loại hình không cánh:

Q = 31(14,2-5,4) + 28(15,6-5,4) + 31(20,0-5,4) + 30(25,7-5,4) +
31(28,5-5,4) + 30(29,4-5,4) + 31(28,7-5,4) + 31(28,8-5,4) +
30(27,2-5,4) + 31(26,0-5,4) + 30(22,5-5,4) + 31(18,0-
5,4)=6.701,55
o

- Số lứa lý thuyết (Y) của rệp Rhopalosiphum zeae loại hình không
cánh là:
Y = Q/K = 6.701,55 : 378,84 = 17,69 lứa/năm.
(2) Đối với rệp Rhopalosiphum zeae loại hình có cánh (alate)
- Nhiệt độ khởi điểm phát dục (t
o
) = (n
2
t
2
- n
1
t
1
): (t
2
-t
1
) = [(17,0 x
30) – (19,7 x 25)]:(30 – 25) = 3,5
o
C
Trong đó:
t

1
là: mức nhiệt độ thứ nhất trong nghiên cứu (t
1
= 25
o
C)
t
2
là: mức nhiệt độ thứ hai trong nghiên cứu (t
2
= 30
o
C)
n
1
: vòng đời trung bình của rệp ở mức nhiệt độ t
1
(n
1
= 19,7)
n2: vòng đời trung bình của rệp ở mức nhiệt độ t
2
(n
2
= 17)
- Tổng tích ôn hữu hiệu để rệp hoàn thành vòng đời (K) = n
2
(t
2
– t

o
)
= 17,0 x (30 – 3,5) = 450,5
o
C (tức là để hoàn thành 1 vòng đời rệp
Rhopalosiphum zeae loại hình có cánh thì tổng tích ôn hữu hiệu
cần là 450,5
o
C).
- Tổng tích ôn hữu hiệu (Q) trong 1 năm của rệp Rhopalosiphum
zeae loại hình có cánh:
25
Q = 31(14,2-3,5) + 28(15,6-3,5) + 31(20,0-3,5) + 30(25,7-3,5) +
31(28,5-3,5) + 30(29,4-3,5) + 31(28,7-3,5) + 31(28,8-3,5) +
30(27,2-3,5) + 31(26,0-3,5) + 30(22,5-3,5) + 31(18,0-3,5) =
7.393,5
o

- Số lứa lý thuyết (Y) của rệp Rhopalosiphum zeae loại hình có
cánh là: Y = Q/K = 7.393,5 : 450,5 = 16,4 lứa/năm
Kết quả trên cho thấy, khởi điểm phát dục của rệp Rhopalosiphum zeae
loại hình có cánh (alate) là 3,5
o
C và của loại hình không cánh (aptera) là 5,4
o
C.
Mỗi năm loại hình rệp có cánh (alate) có 16,4 lứa và loại hình rệp không có
cánh (aptera) có 17,69 lứa. Trong thực tế, số lứa của rệp Rhopalosiphum zeae
không thể hiện rõ ràng vì có hiện tượng gối lứa. Mặt khác, trong quần thể rệp
Rhopalosiphum zeae có cả hai loại hình (alate và aptera) cùng chung sống nên

ta không phân biệt được rõ các thế hệ do loại hình nào sinh ra.
3.3.3. Sức sinh sản của rệp Rhopalosiphum zeae trên cao lương ngọt
Kết quả về sức sinh sản của rệp Rhopalosiphum zeae được xác định ở 2
mức nhiệt độ 25
o
C, 30
o
C và ẩm độ 83,0% thu được ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Sức sinh sản của rệp Rhopalosiphum zeae hại cao lương ngọt ở 2
mức nhiệt độ 25
o
C, 30
o
C và ẩm độ 83,0%
Chỉ tiêu theo dõi
Ở nhiệt độ 25
o
C Ở nhiệt độ 30
o
C
Rệp không
cánh
(aptera)
Rệp có
cánh
(alate)
Rệp không
cánh
(aptera)
Rệp có

cánh
(alate)
Thời gian
đẻ
(ngày)
Ngắn nhất 7 8 7 6
Dài nhất 18 20 17 15
Trung bình

12,47
±
3,55

13,93
±
3,14

11,5
±
3,55 10,3
±
3,34
Số rệp con
đẻ từ 1 rệp
mẹ
(con/rệp
mẹ)
Ít nhất 20 17 21 25
Nhiều nhất


35 31 35 42
Trung bình

27,17±4,25

23,87±4,52

27,5±3,61 32,9±5,56
Ghi chú: Số cá thể thí nghiệm n = 30

×