TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
TRẦN VĂN CẢNH
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ CHẤT THẢI
CHĂN NUÔI BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT E.M –
BOKASHI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo : Chính Quy
Khoa : Môi trường
Lớp : K42A KHMT
Khóa : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh
Thái Nguyên
-
Năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các Thầy cô giáo Khoa Môi Trường, Viện Khoa học sự sống
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự động viên, giúp đỡ của gia
đình ,bạn bè.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn chân
thành tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh đã trực tiếp hướng dẫn và cho tôi nhiều
ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn thành tốt khóa luận của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong Khoa Môi Trường và
Viện khoa học sự sống đã tận tình giúp đỡ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Từ Trung Kiên đã tạo điều kiện
cho tôi có được địa điểm thực tập tốt và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do hiểu biết kòn hạn hẹp vì vậy luận văn tốt
nghiệp này vẫn còn thiếu sót, mong được sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp của
thầy cô cùng các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn…!!!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Trần Văn Cảnh
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận: 4
2.1.1. Chất thải chăn nuôi 4
2.1.2. Khái quát về chế phẩm EM 6
2.1.3 Khái quát về một số bệnh của gia cầm liên quan đến vi khuẩn Ecoli. 14
2.2. Cơ sở pháp lý 16
2.3. Cơ sở thực tiễn 16
2.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trong và ngoài nước 17
2.4.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới 17
2.4.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trong nước 19
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.2. Phạm vi nghiên cứu 21
3.3. Nội dung nghiên cứu 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1. Xác định lượng phân thải ra của giống gà sinh sản. 22
3.4.2. Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học.
22
3.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm trong chăn nuôi. 25
3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 25
Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 26
4.1. Tình hình chăn nuôi gà, mục đích sử dụng và xử lý chất thải chăn nuôi gà
tại trại 26
4.1.1. Tình hình chăn nuôi gà tại trại 26
4.1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường sống. 26
4.1.3. Tình hình sử dụng phân gia cầm tại trại 27
4.2. Kết quả xác định lượng phân thải ra của giống gà sinh sản trong thí
nghiệm nghiên cứu. 27
4.2.1. Lượng thức ăn ăn vào và lượng phân của số gà thí nghiệm. 27
4.2.2. Lượng phân ước tính cho toàn bộ số gà sinh sản của trại 29
4.3. Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học . 30
4.3.1. Đánh giá khả năng xử lý khí độc trong chất thải chăn nuôi 30
4.3.2. Đánh giá hàm lượng đạm, photpho, kali tổng số và độ ẩm trong chất
thải chăn nuôi 31
4.3.2.1 Đánh giá hàm lượng đạm tổng số (N tổng số) trong chất thải chăn nuôi
31
4.3.3. Đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi 40
4.4. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm trong chăn nuôi gà 42
4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của chế phẩm làm chất độn chuồng 42
4.4.2. Đánh giá về khả năng sinh trưởng, sinh sản. 44
Phần 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 45
5.1. Kết luận 45
5.2. Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng phân thải ra của một số loại vật nuôi. 5
Bảng 4.1: Lượng thức ăn ăn vào và phân tươi thải ra trong ngày của gà sinh
sản Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.2: Hàm lượng đạm tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi 31
Bảng 4.3: Hàm lượng P tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi 33
Bảng 4.4: Hàm lượng K tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi 34
Bảng 4.5: Độ ẩm của phân gà tại khu vực chuồng nuôi 36
Bảng 4.6 Số lượng một số loại vi sinh vật có trong phân 41
Bảng 4.7 Tỷ lệ đẻ trứng 44
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Lượng thức ăn ăn vào và phân tươi thải ra trong ngày 28
Hình 4.2: Hàm lượng đạm tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi 32
Hình 4.3: Hàm lượng P tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi 33
Hình 4.4: Hàm lượng K tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi…………….35
Hình 4.5: Độ ẩm của phân gà tại khu vực chuồng nuôi…………………… 36
Hình 4.6: Số lượng một số loại vi sinh vật có trong phân 41
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Diễn giải
1. APNAN (asia - pacific
natural agriculture
network)
Mạng nông nghiệp tự nhiên Á -
Thái Bình Dương
2. BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn
3. CRD Bệnh hô hấp mãn tính
4. C-CRD Bệnh hô hấp mãn tính ghép với
E.coli
5. ĐHNN Đại học nông nghiệp
6. EM Effective Microorganisms
7. GDP Tổng sản phẩm nội địa
8. PGS.TS Phó giáo sư tiến sỹ
9. TN Thí nghiệm
10. KHCN Khoa học công nghệ
11. CFU/g ( MPN/g) Mật độ khuẩn lạc trong 1gam
12. QCVN Quy chuẩn Việt Nam
13. N Nitơ
14. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
15. P Photpho
16. TN Thí nghiệm
17. K Kali
- 1 -
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ở nước ta, thì vấn đề ô
nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên phức tạp và bức thiết hơn, đặc biệt
đối với những nước đang phát triển thì vấn đề này càng trở thành vấn đề nóng
bỏng và nổi cộm trong mọi lĩnh vực. Nước ta là một đất nước đang trong giai
đoạn phát triển, với hơn 70% dân số làm nông nghiệp. Nông nghiệp nông
thôn đóng góp cho nền kinh tế quốc dân với 20% GDP, trên 25% kinh ngạch
xuất khẩu. Trong đó, chăn nuôi là một trong những lĩnh vực sản xuất của
nông nghiệp có hiệu quả kinh tế khá cao. Trong những năm gần đây, cùng với
sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với
các sản phẩm chăn nuôi ngày càng đòi hỏi về cả số lượng và chất lượng. Vấn
đề song song với phát triển chăn nuôi đó chính là bảo vệ môi trường và chất
độc do chăn nuôi gây ra, việc giảm thiểu những chất thải và chất độc do chăn
nuôi gây ra đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội.
Ngành chăn nuôi nước ta những năm gần đây đã và đang phát triển
nhanh chóng. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch của nông hộ
nhất là tại các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng
trầm trọng. Một số hộ chăn nuôi quy mô lớn đã có những biện pháp xử lý
nguồn chất thải chăn nuôi nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh, trong khi đó, việc xử lý chất thải của một số trang trại và chăn
nuôi nhỏ lẻ vẫn chưa được coi trọng đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ việc xử lý
chất thải gần như là không có. Một trong những nguyên nhân là do người dân
chưa hiểu rõ tầm quan trọng trong việc xử lý nguồn chất thải và vấn đề sống
lâu thành quen nên người dân không để ý đến những vấn đề đó. Hơn nữa, luật
xử lý chất thải còn chưa đồng bộ, khó áp dụng đối với những hộ chăn nuôi
- 2 -
nhỏ lẻ, việc chăn nuôi của nông dân tại nông thôn đã trở thành tập quán từ
bao đời, vì thế vấn đề thay đổi cần có thời gian và cần có sự quan tâm hơn
nữa của các cấp, các ngành, các địa phương.
Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi và
đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm đang là mối quan tâm của các cấp chính
quyền, các địa phương, các hộ chăn nuôi và cả toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là
phải lựa chọn và sử dụng chế phẩm như thế nào để đáp ứng được nhu cầu: chi
phí đầu tư thấp, nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản, hiệu quả giảm thiểu
ô nhiễm cao, sử dụng lâu dài và làm tăng chất lượng vật nuôi.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tiến
trình xây dựng nông thôn mới và để khắc phục những hạn chế cũng như xử lý
chất thải chăn nuôi một cách có hiệu quả, ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí thông qua đó từng bước nâng cao chất lượng môi
trường nông thôn, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Từ thực
tiễn trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường – Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Nguyễn Tuấn
Anh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi
bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu chung:
- Đưa ra những nhận xét và đánh giá khách quan về hiệu quả của chế
phẩm EM- Bokashi trong xử lý chất thải chăn nuôi.
- Ứng dụng rộng rãi việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trong
chăn nuôi và xử lý chất thải.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiệu quả của chế phẩm thông qua việc bố trí các mô hình thí
nghiệm.
- 3 -
- Cải thiên môi trường chăn nuôi và môi trường xung quanh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đệm lót sinh học và việc
bổ sung chế phẩm EM thức ăn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được lượng phân thải ra của số gà thí nghiệm trong thời
gian sinh sản, từ đó xác định được lượng phân thải ra của toàn bộ gà sinh sản
trong trại.
- Đánh giá hiệu quả môi trường, hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gà
an toàn sinh học.
- Việc tiến hành các mô hình thí nghiệm phải tuân thủ theo quy tắc an
toàn, đảm bảo vệ sinh, theo đúng tỷ lệ, thành phần.
- Các số liệu thu thập, tính toán phải chính xác, khách quan, trung thực.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Rèn luyện kĩ năng thực tế, làm quen với môi trường làm việc sau này.
- Củng cố và hệ thống hóa lại các kiến thức đã học.
- Tạo lập thói quen, kĩ năng làm việc độc lập.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và các khu vực lân
cận.
- Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng cao hiệu trong sản xuất
nông nghiệp, giảm giá thành nông sản.
- Là biện pháp xử lý ô nhiễm thân thiện với môi trường, giá thành thấp,
sử dụng được lâu, bảo dưỡng dễ dàng, giúp cho người dân dễ dàng áp dụng.
- 4 -
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm môi trường
Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống
của con người như: Không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người
* Khái niệm đệm lót sinh thái
Đệm lót sinh thái là đệm nót trên nền chuồng chăn nuôi. Đệm này đang
được khuyến cáo là mùn cưa. Mùn cưa được thu gom từ các cơ sở sản xuất,
chế biến gỗ. Mùn cưa này được đưa vào nền chuồng nuôi, sao đó được rải lên
trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích. Hệ men này có tác dụng chủ yếu:
- Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối;
- Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế
sự lên men sinh khí hôi thối;
- Phân giải một phần mùn cưa;
- Giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động
của hệ men vi sinh vật.
* Khái niệm chất thải
Chất thải được hiểu như sau: Chất thải là những vật và chất mà người
dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó
có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác.
Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử
dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.
- 5 -
* Khái niệm chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là những sản phẩm thải bỏ từ quá trình chăn nuôi và
các hoạt động phục vụ quá trình chăn nuôi của con người. Chất thải chăn nuôi
bao gồm: phân, nước tiểu, vật liệu lót nền chuồng, khí độc phát sinh, và các
chất khác.
Ở nước ta hiện nay, hằng năm ngành chăn nuôi thải ra trên 73 triệu tấn
chất thải rắn bao gồm phân khô, thức ăn thừa và khoảng 20-30 triệu khối chất
thải lỏng ( phân lỏng, nước tiểu, chất rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50%
lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20-24 triệu tấn) xả
thẳng ra tự nhiên hoặc sử dụng không qua xử lý. Một phần không nhỏ trong số
đó là chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là những tác nhân gây ô nhiễm
nghiêm trọng ( Lưu Anh Đoàn, 2006) [5].
- Đặc tính của chất thải chăn nuôi:
Chất thải chăn nuôi đặc trưng nhất là phân. Phân bao gồm những chất
không tiêu hóa được hoặc những chất thoát khỏi sự tiêu hóa vi sinh hay men
tiêu hóa, hay các khoáng chất dư thừa mà cơ thể không sử dụng được như
P
2
O
5
, K
2
O, CaO, MgO Ngoài ra còn có các chất cặn bã của dịch tiêu hóa
(trypsin, pepsin) và các chất nhờn theo phân ra ngoài, các vi sinh vật dính vào
thức ăn hay trong ruột bị thải ra ngoài. Lượng phân thải ra sẽ thay đổi theo
lượng thức ăn và thể trọng của vật nuôi, dựa vào đó ta tính được lượng phân.
Bảng 1.1 Lượng phân thải ra của một số loại vật nuôi
STT Loại vật nuôi Lượng phân thải mỗi ngày (% thể trọng)
1 Lợn 6,00 – 7.00
2 Bò sữa 7,00 – 8,00
3 Bò thịt 5,00 – 8,00
4 Gà 5,00
(Nguồn: Nguyễn Quế Côi, 2006) [6]
- 6 -
Bảng trên cho thấy bò sữa có lượng phân thải ra mỗi ngày chiếm tỷ lệ
cao nhất ( 7,00 – 8,00% thể trọng), tiếp theo là bò thịt, lợn, gà. Vấn đề đáng lo
ngại cho môi trường hiện nay là số lượng vật nuôi càng lớn thì chất thải càng
nhiều, nếu không có biện pháp xử lý thì ngành chăn nuôi sẽ gây ô nhiễm môi
trường khá nghiêm trọng.
Riêng đối với chăn nuôi gà ô nhiễm chủ yếu là do các nguồn: phân,
nước vệ sinh chuồng trại, các chất tẩy rửa hay sát trùng chuồng trại chúng
ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, gây ra mùi hôi khó chịu. Phân gà
thường chứa cả nước tiểu nên cần lượng chất độn chuồng lớn, thức ăn và nước
rơi vãi xuống nền chuồng sẽ tạo ra chất thải bết dính, ẩm ướt khiến cho các vi
sinh vật dễ dàng hoạt động và phát triển tạo ra điều kiện thuận lợi để mầm
bệnh phát triển.
2.1.2. Khái quát về chế phẩm EM
Chế phẩm sinh học EM là tên viết tắt của (Effective Microorganisms), là
quần thể vi sinh vật có ích, sống cộng sinh trong cùng môi trường, khi được bổ
sung vào môi trường sẽ góp phần cải thiện môi trường sống. Đây là loại chế
phẩm sinh học có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nghiên cứu bởi giáo sư tiến sĩ
Teruo Higa tại trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa. Lần đầu tiên
loại chế phẩm sinh học này được áp dụng vào thực tiễn là vào năm 1980. Chế
phẩm EM chứa khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí, được sàng lọc từ
hơn 2000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công
nghệ lên men. Các vi sinh vật có trong chế phẩm là vi khuẩn quang hợp, vi
khuẩn cố định nitơ, vi khuẩn lactic, vi khuẩn bacillus, xạ khuẩn, nấm men.
Những loại vi sinh vật này sẽ quan hệ hỗ trợ lẫn nhau và giúp cải thiện môi
trường sống. Mỗi loài vi sinh vật đều có chức năng riêng. Tuy nhiên, vi sinh
vật quang hợp là xương sống của EM và nó hỗ trợ hoạt động của các vi sinh
vật khác [3].
- 7 -
Chế phẩm EM được tạo ra không từ kĩ thuật di truyền, nên EM rất an
toàn, rẻ tiền, dễ dàng ứng dụng, cải thiện tốt môi trường. Các vi sinh vật tạo ra
một môi trường sinh thái đồng nhất, sản sinh ra nhiều sản phẩm khác nhau,
cùng sinh trưởng và phát triển.
»» Các nhóm vi sinh vật chính có mặt trong chế phẩm EM:
* Nhóm vi khuẩn lactic:
Vi khuẩn lactic thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+), không bào tử, hầu hết
không di động, có hình thái khác nhau. Vi khuẩn lactic lên men kỵ khí bắt
buộc, tuy nhiên chúng có thể sinh trưởng được cả khi có mặt của ôxy. Vi
khuẩn lactic thu nhận năng lượng nhờ quá trình phân giải kỵ khí đường,
hydrat cacbon với sự tích lũy acid lactic trong môi trường. Chính vì thế vi
khuẩn lactic được đưa vào chế phẩm EM với mục đích chủ yếu chuyển hóa
thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu.
»» Hoạt động chủ yếu của Vi khuẩn lactic trong chế phẩm như sau:
+ Chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu.
+ Vi khuẩn lactic sản sinh acid lactic, là chất khử trùng mạnh, nó tiêu
diệt vi sinh vật có hại và làm tăng sự phân hủy của các chất hữu cơ.
+ Vi khuẩn lactic làm tăng sự phân cắt các hợp chất hữu cơ như
xenlluloza sau đó lên men chúng mà không gây ảnh hưởng có hại nào từ các
chất hữu cơ không bị phân hủy.
+ Vi khuẩn lactic có khả năng tiêu diệt hoạt động và truyền giống của
Fuarium (loài gây bệnh cho mùa màng), làm yếu cây trồng, gia tăng mầm
bệnh (Nguyễn Quang Thạch,2001) [7].
* Nhóm vi khuẩn bacillus:
+ Sản sinh ra các enzyme protease và amylase có vai trò tích cực trong
việc phân giải các sản phẩm protein, tinh bột dư thừa trong môi trường chăn
nuôi, giúp cải thiện chất lượng môi trường. Mặt khác các sản phẩm của sự phân
- 8 -
giải đường, acid amin lại có vai trò dinh dưỡng đối với cây trồng, vật nuôi cũng
như hệ vi sinh vật có lợi có mặt trong chế phẩm.
+ Vi khuẩn bacillus còn có khả năng cạnh tranh sinh học, giảm sự phát
triển của vi khuẩn có hại và nguyên sinh động vật (Nguyễn Quang Thạch,
2001) [7].
* Nhóm vi khuẩn quang hợp:
+ Nhóm vi khuẩn quang hợp là nhóm vi khuẩn tự dưỡng quang năng,
có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển thành các năng lượng
hóa học giúp vi sinh vật có thể tự dưỡng hoàn toàn, không phụ thuộc vào sự
cung cấp các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng.
+ Vi khuẩn quang hợp tổng hợp lên các hợp chất có lợi như acid amin,
hoocmon sinh trưởng, một số vi khuẩn trong nhóm này có khả năng cố định
Nito, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu.
+ Vi khuẩn quang hợp trong quá trình tự dưỡng còn sử dụng các chất
như H
2
S, NO
3
¯ , làm giảm mùi khó chịu gây ra bởi các sản phẩm chứa S
cũng như sản phẩm biến đổi của quá trình khử NH
3
[3;7].
* Nhóm nấm men:
+ Nấm men tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất, phân hủy các
chất hữu cơ trong đất.
+ Nấm men tổng hợp các chất kháng sinh có ích cho sự sinh trưởng của
cây trồng từ acid amin và đường, chúng được tạo thành trong quá trình trao
đổi chất của vi khuẩn quang hợp.
+ Các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học như hoocmon và enzyme do
nấm men tạo ra sẽ thúc đẩy tế bào hoạt động. Những chất này được tạo thành
trong quá trình trao đổi chất thì lại là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật
hữu hiệu khác như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn. Ngoài hoạt tính sinh lý, bản
thân nấm men có chứa rất nhiều vitamin và acid amin, do đặc tính này nên chế
- 9 -
phẩm EM còn được dùng để bổ sung thức ăn cho chăn nuôi giúp tăng sức đề
kháng và tạo năng suất cao [7].
* Xạ khuẩn:
+ Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất và chế phẩm
EM, chúng tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất
như xenlluloza. Do đặc tính này chế phẩm EM được ứng dụng rất nhiều trong
xử lý môi trường ( phân hủy rác).
+ Xạ khuẩn sản sinh các chất kháng sinh từ quá trình trao đổi chất của
vi khuẩn quang hợp và các chất hữu cơ trong môi trường, chúng có tác dụng
diệt các vi khuẩn gây hại [7].
2.1.2.1 Khái quát về EM
2
và EM- BOKASHI
+ Chế phẩm E.M
2
là dung dịch được lên men từ EM
1
, rỉ đường và nước.
Có thể được dùng trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý môi trường
+ Chế phẩm EM – Bokashi là hỗn hợp các chất hữu cơ lên men với
EM, rỉ đường, nước.
Bokashi là chế phẩm của EM ở trạng thái bột, được tạo ra bằng cách lên
men các chất hữu cơ. Bokashi có nhiều dạng phụ thuộc vào các chất hữu cơ sử
dụng.
- EM – Bokashi dùng trong chăn nuôi: hỗn hợp chất hữu cơ là cám gạo,
cám ngô, bột tôm cá
- EM – Bokashi dùng trong xử lý môi trường: hỗn hợp cám gạo, mùn
cưa, bã mía nghiền nhỏ
- EM – Bokashi dùng trong trồng trọt: hỗn hợp các chất hữu cơ gồm
cám, do, phân chuồng, rơm rác
»» Cách pha chế Bokashi: phun đều chế phẩm EM2 vào hỗn hợp cám
gạo (cám ngô) + mùn cưa, trộn đều hỗn hợp sao cho hỗn hợp đạt độ ẩm 30 –
- 10 -
40%, sau đó cho hỗn hợp vào xô hoặc bao đậy kín để lên men kị khí (nhiệt độ
phòng), ủ trong 5 - 7 ngày tùy thuộc vào điều kiện nhiệt đô, thời tiết [3].
2.1.2.2. Nguyên lý dẫn đến sự ra đời của chế phẩm EM
Với quan điểm sử dụng các chủng vi sinh vật có ích trong nông nghiệp
chế phẩm EM ra đời dựa trên 1 số nguyên lý sau:
- Thứ nhất: Sản xuất nông nghiệp bắt đầu bằng quá trình quang hợp của cây
xanh. Để tiến hành quá trình quang hợp thì cây xanh cần ánh sang mặt trời, nước
và CO
2
. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời có thể đạt 10 -
20%, nhưng trong thực tế chỉ mới nhỏ hơn 1%. Từ đây, người ta tìm cách đưa vi
khuẩn quang hợp vào trong chế phẩm EM nhằm làm tăng khả năng và công suất
quang hợp cho cây trồng thông qua việc sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 700 -
1200mm, mà cây xanh bình thường không có khả năng sử dụng bước sóng này
[7,8].
- Thứ 2: Các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong tự
nhiên, tuy nhiên do lượng vi sinh vật phân bổ không đều nên làm ảnh hưởng
đến quá trình phân hủy. Do vậy, tác giả lựa chọn đưa các vi sinh vật có khả
năng phân hủy các chất hữu cơ vào chế phẩm giúp đẩy nhanh khả năng phân
hủy và đẩy mạnh khả năng sản xuất của cây trồng thông qua con đường khai
thác đặc tính có sẵn của các chất hữu cơ [7,8].
- Thứ 3: Trong tự nhiên có khoảng 5 - 10% vi sinh vật có lợi, 5 -10% vi
sinh vật có hại và có tới 80 - 90% vi sinh vật ở dạng trung gian. Việc tăng
cường vi sinh vật có lợi vào tự nhiên, có tác dụng lôi kéo các vi sinh vật trung
gian chuyển sang có ích. Vì vậy, khi đưa chế phẩm EM vào, vi sinh vật có ích
sẽ tăng lên 8 đến 9 lần so với bình thường [7,8].
2.1.2.3 Cơ chế tác động của EM
»» Cơ chế tác dụng chủ yếu của EM thể hiện ở 3 nội dung:
- 11 -
- Bổ sung nguồn vi sinh vật có ích cho đất và môi trường, qua đó phát
huy tác dụng của các vi sinh vật có ích và trung tính, hạn chế ngăn chặn và
làm mất tác dụng của các vi sinh vật có hại theo chiều hướng có lợi cho con
người – cây trồng – vật nuôi – đất đai và môi trường.
- Thúc đẩy quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tự nhiên qua đó giải
phóng năng lượng và dinh dưỡng cho cây trồng, đất đai, môi trường.
- Góp phần ngăn chặn oxy hóa trong tự nhiên [1].
2.1.2.4 Sự khác biệt của chế phẩm EM so với chế phẩm khác
»» Chế phẩm EM có hai đặc điểm cơ bản khác biệt với các loại chế
phẩm khác:
- Thứ nhất: Các chế phẩm đang tồn tại chỉ đi theo hướng sử dụng độc
lập, đơn lẻ và tách rời từng dòng vi sinh vật theo mục đích sử dụng. Vì vậy,
các chế phẩm vi sinh vật chỉ có tác dụng ở một số mặt nhất định. Trái lại, chế
phẩm EM được sản xuất theo hướng khác hẳn, đó là nuôi cấy chung nhiều loại
vi sinh vật trong một chế phẩm, trong đó chứa hàng trăm dòng khác nhau và
tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, chúng luôn tìm thấy sự phù hợp và tương hỗ
lẫn nhau[10].
- Thứ hai: Những chủng vi sinh vật trong chế phẩm E.M được phân lập và
nuôi dưỡng tại những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt, vì vậy những
chủng vi sinh vật trong chế phẩm E.M có sức sống mãnh liệt, sức chống chịu cao
với những điều kiện bất lợi của môi trường và chúng có hoạt tính, hiệu quả rất cao
[10].
2.1.2.5 Hiệu quả của chế phẩm E.M trong một số lĩnh vực
Chế phẩm E.M có tác dụng rất tốt ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống
và sản xuất. Sau đây là công dụng của E.M trong một số lĩnh vực:
+ Đối với cây trồng:
- 12 -
E.M có tác dụng với nhiều loại cây trồng ( bao gồm cây lương thực, cây ăn
quả, cây rau mầu…) và ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau.
Những thử nghiệm ở tất cả các châu lục cho thấy rằng E.M có tác dụng kích
thích sinh trưởng, tăng năng xuất chất lượng cây trồng, cải thiện chất lượng
đất đai, cụ thể như sau:
- Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng kgar năng chịu hạn, chịu úng
và chịu nhiệt cho cây trồng.
- E.M kích thích sự nẩy mầm, ra hoa, kết trái và làm chin quả (đẩy
mạnh qua trình đường hóa).
- Cải thiện môi trường cơ giới – lý, hóa và sinh học đất, làm đất tơi
xốp, phì nhiêu. Kìm hãm, ngăn sự phát sinh mầm bệnh và côn trùng có hại
trong đất.
- Tăng cường năng xuất và khả năng quang hợp của cây.
- Tăng cường hấp thu dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả sử dụng chất
tươi sống, làm cho hoa trái tươi lâu.
- Cải thiện môi trường đất, làm cho đất tơi xốp, phì nhiêu.
- Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh hại [6].
E.M không phải là thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt con trùng hay bệnh
hại. Vì vậy, nó không chứa các loại hóa chất độc hại. E.M chứa những trùng
vi sinh vật mà chức năng của nó được xem như các biện pháp điều khiển –
kiểm tra sinh học, tác dụng của nó là ức chế, ngăn chặn và kiểm soát các loại
côn trùng, bênh hại qua việc đưa vào môi trường cây trồng các loại vi sinh vật
có lợi. vì thế côn trùng hay bênh hại chỉ bị kìm hãm hay bị kiểm soát qua quá
trình tự nhiên bằng hoạt lực – chống trọi và khả năng cạnh tranh của hệ sinh
vật E.M [10].
+ Đối với vật nuôi:
- 13 -
E.M có tác dụng tăng sức khỏe, tăng sức đề kháng với hầu hết vật nuôi
như: gia súc, gia cầm, thủy, hải sản.
- E.M giúp phát triển hệ sinh vật tiêu hóa, tăng cường khả năng tiêu hóa
và hấp thụ các loại thức ăn. Đặc biệt E.M còn tăng cường khả năng và kích
thích sự phát triển của hệ sinh vật trong dạ cỏ của một số động vật nhai lại
như trâu, bò,… Tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, tăng cường sức đề kháng
và khả năng chống chịu với bệnh tật trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau
cho vật nuôi [11].
- E.M làm cho gia cầm mắn đẻ hơn. Tăng chất lượng thịt, tăng năng
xuất chăn nuôi.
- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại. Làm giảm và mất mùi hôi thối, ô
nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi. Làm cho chuồng trại khô thoáng, sạch sẽ.
- Giảm chi phí thuốc thang phòng chữa bệnh cho vật nuôi. Bên cạnh đó
sử dụng E.M còn giảm chi phí nhân công dọn dẹp chuồng trại.
- Hòa vào nước uống hay thức ăn hang ngày làm tăng sức đề kháng.
Phun trực tiếp lên mình con vật nuôi như: Trâu, bò, lợn, chó… sẽ làm mất
mùi hôi. Có thể phun trực tiếp lên bầu vú của con vật khi con bí sẽ tránh được
nhiễm khuẩn [6].
+ Đối với môi trường:
Trong chế phẩm E.M các vi sinh vật hữu hiệu có tác dụng tiêu diệt các
vi khuẩn gây thối trong môi trường, trong đường ruột các loại gia súc, gia
cầm, trừ khử các loại nấm mốc gây ra H
2
S, SO
2
, NH
3
, CH
4
bay hơi… Vì vậy
đối với môi trường E.M có tác dụng rất lớn.
- Phun chế phẩm E.M vào những nơi hôi thối như các bãi rác thải, cống
rãnh, toa loét, bồn cầu, lên mình các con vật có mùi hôi, phun vào chuồng trại
chăn nuôi có tác dụng hết sức dõ rệt và nhanh chóng [8].
- 14 -
- Đối với các loại rác thải hữu cơ thì chỉ sau một ngày đã có thể hết
mùi, sau đó thể tích đống rác sụt đi nhanh chóng và tốc độ mùn hóa diễn ra rất
nhanh [8].
- Cho vật nuôi ăn hoặc uống chế phẩm E.M sẽ làm giảm mùi hôi thối
của phân thải ra. Nếu dùng như vậy thì phân gia súc, gia cầm không còn mùi
hôi thối nữa khi đó chuồng trại ở gần nhà cũng không bị ảnh hưởng [8].
- Sử dụng chế phẩm E.M trong chuồng nuôi sẽ làm giảm hẳn mật độ
ruồi và các loại côn trùng bay [6,8].
Như vậy, có thể kết luận công nghệ E.M là một công nghệ sạch, hiệu
quả cao, cách dùng đơn giản mà rất thân thiện với môi trường [6].
2.1.3 Khái quát về một số bệnh của gia cầm liên quan đến vi khuẩn E.coli
* Bệnh nhiễm trùng huyết do E.coli nguyên phát
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gram (-) E.coli có các yếu tố bám dính và
sinh độc tố.
- Loài gia cầm mắc bệnh: Tất cả các loại gia cầm đều có thể mắc bệnh.
- Tuổi gà vịt mắc bệnh: Nếu là bệnh nguyên phát thì xảy ra ở gà vịt,
ngan, ngỗng từ mới nở đến 3 tuần tuổi nhưng chủ yếu là từ 2 - 10 ngày đầu
sau nở. Nếu bệnh thứ phát thì xảy ra bất cứ lúc nào trong đời sống gia cầm,
thủy cầm.
- Mùa phát bệnh: quanh năm
- Phương thức truyền lây: Qua đường hô hấp và ăn uống.
- Triệu chứng bệnh nguyên phát: Sốt lúc đầu, sau giảm dần. Xù lông, sã
cánh, cù rù, không chịu vận động, hay nằm, buồn ngủ. Mào thân xám, ăn kém,
bỏ ăn, chân khô, gầy rọp. Uống nhiều nước do khát nước, sinh tiêu chảy. Phân
loãng vàng xanh lẫn nhiều bọt khí. Thở khó do túi khí bị viêm, gia cầm há mồm
- 15 -
thở, nhịp thở tăng, hai cánh dập dìu theo nhịp thở. Chết nhanh, chết nhiều ở gà,
vịt, ngan ngỗng con 2 - 15 ngày tuổi
* Bệnh hen gà - CRD ghép với E.coli tạo ra bệnh CCRD.
- Nguyên nhân: Các chủng Mycoplasma gây ra CRD và E.coli gây viêm
túi khí kết hợp với nhau tạo nên bệnh C-CRD. Trong đó bệnh hen CRD là
nguyên phát và bị bội nhiễm bởi E.coli.
- Loài gia cầm mắc bệnh: Gà, vịt, ngan, cút và chim nuôi, hoang cầm,
trong đó gà mẫn cảm nhất và bị bệnh nặng nhất.
- Tuổi gia cầm mắc bệnh: Tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tuy
nhiên, bệnh nặng nhất là từ 13- 45 ngày tuổi hoặc lúc vào đẻ hoặc đẻ cao nhất.
Đối với gà siêu thịt nuôi tập trung thì tuổi gà mắc bệnh từ 2 - 6 tuần tuổi.
- Mùa phát bệnh: Bệnh xảy ra quanh năm.
- Phương thức lây truyền: Bệnh CRD truyền dọc từ mẹ qua phôi trứng
sang con. Bệnh bội nhiễm E.coli xảy ra chủ yếu qua đường hô hấp và đường
miệng.
- Triệu chứng: Hoàn toàn giống CRD nhưng ho hen, sặc khoẹt, hoặc
xoặc nặng hơn, gà ốm cù rù mệt mỏi và khó thở, tỷ lệ chết cao hơn. Nó là
bệnh hen ghép C-CRD rất nặng so với CRD.
- Bệnh tích: Hoàn toàn giống CRD. Các túi khí viêm đóng màng như bã
đậu phụ hoặc giống như trứng kho bám chặt ở các cơ quan nội tạng (ruột, gan,
tim, buồng trứng). Ở gà đẻ còn thấy viêm buồng trứng, trứng non bị dập vỡ
gây viêm phúc mạc, những trường hợp này thường gà chết [2].
- 16 -
2.2. Cơ sở pháp lý
+ QCVN 01-79:2011/ BNN&PTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: cơ
sở chăn nuôi gia súc, gia cầm- quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh
thú y.
+ QCVN 01-82:2011/BNN&PTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: vệ
sinh thú y cơ sở ấp trứng gia cầm.
+ QCVN 01-81:2011/BNN&PTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: bệnh
động vật – yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển.
+ QCVN 01-39: 2011/ BNN&PTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi.
+ QCVN 01 - 14: 2010/BNN&PTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia -
Điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
+ QCVN 01 - 15: 2010/BNN&PTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia -
Điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
+ QCVN 24: 2009/BTNMT. Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.
+ Luật bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005.
2.3. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta đã và đang có chiều hướng phát
triển cả về số lượng và chất lượng, trình độ sản xuất ngày được cải thiện,
nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật đã được áp dụng khá thành công. Tuy
nhiên, ngành chăn nuôi vẫn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn, khó
khăn về cả kinh tế và trong giải quyết vấn đề môi trường.
- Về kinh tế thì người dân luôn phải đối mặt với nguy cơ mất trắng khi
xảy ra các dịch bệnh, điều này khiến người dân luôn lo sợ không giám đầu tư
quá nhiều mà chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ.
- 17 -
- Về vấn đề môi trường vẫn đang là vấn đề khiến các địa phượng, các
ngành, các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Với tốc độ phát triển chăn
nuôi nhanh thì số lượng chất thải phát sinh sẽ ở số lượng không nhỏ, mà người
dân đa phần vẫn chăn nuôi theo phương pháp truyền thống nên rất khó khăn
cho việc kiểm soát chất lượng chất thải phát sinh trong chăn nuôi.
- Trại chăn nuôi của trường cũng chỉ là trại chăn nuôi nhỏ phục vụ cho
công tác nghiên cứu của Thầy cô cùng các Sinh viên, tuy nhiên nếu không có
biện pháp xử lý chất thải hợp lý thì đây cũng là nơi gây ra ô nhiễm môi trường
không nhỏ. Chế phẩm EM và chăn nuôi an toàn sinh học tôi đã được thầy cô
nói qua rất nhiều và đã tìm hiểu trên báo, mạng, thấy việc sử dụng chế phẩm
EM rất có ích. Nên muốn khẳng định lại 1 lần nữa xem tại sao chế phẩm này
có ích như vậy, dễ thực hiện và sử dụng như vậy mà kể cả khi đã được cán bộ
về tận địa phương tập huấn cho người dân mà người dân vẫn không mặn mà
với việc sử dụng chế phẩm.
2.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trong và ngoài nước
2.4.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới
Trong những năm 80 công nghệ EM được nghiên cứu và ứng dụng
thành công ở Nhật Bản, Từ năm 1989 công nghệ EM được mở rộng ra các
nước. Đến nay, sau 20 năm đã có hơn 180 nước và vùng lãnh thổ tiếp cận với
EM dưới nhiều hình thức: 9 hôi nghị - hội chợ quốc tế về EM đã diễn ra với
sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa học khắp năm châu, giới thiệu hàng trăm
chế phẩm EM, hàng ngàn sản phẩm EM. Thành lập nhiều tổ chức nghiên cứu
EM và rất nhiều Trung tâm huấn luyện EM quốc tế và quốc gia. Ở Nhật có 48
trung tâm, Thái Lan có trung tâm quốc tế EM…Thành lập nhiều Hiệp hôi EM
ở các nước, nhiều công ty kinh doanh EM… Kể cả những tổ chức quốc tế như
APNAN
- 18 -
Việc tổ chức nghiên cứu sản xuất EM được phát triển mạnh. Theo tổ
chức APNAN, số lượng sản phẩm EM
1
được sản xuất năm 2007 trên thế giới
khoảng 4000 – 5000 tấn trong đó các nước Đông Bắc Á là 2100 tấn. Các nước
Đông Nam Á là 1400 tấn, Nam Á là 500 tấn, Mỹ Latinh 120 tấn, Châu Phi và
Trung Đông 230 tấn, Châu Âu 200 tấn.
Triều Tiên có trung tâm EM thuộc Viện nghiên cứu quốc tế EM, hàng
năm sản xuất 1200 tấn EM
1
, có 100 xưởng sản xuất EM
2
với công suất 500 –
2000 tấn/xưởng/năm, đã áp dụng EM trên diện tích 1 triệu ha trồng trọt. Trung
Quốc có 10 xưởng sản xuất EM
1
, công suất 1000 tấn/năm.
Kết quả hơn 20 năm ứng dụng công nghệ EM trên hàng trăm nước khắp
các châu lục cho thấy, đây là một công nghệ sinh học đa tác dụng, rất an toàn,
hiệu quả cao, thân thiện môi trường, dễ áp dụng trong sản xuất và đời sống.
Các lĩnh vực sử dụng EM phổ biến và thành công là xử lý rác thải, nước thải
bị ô nhiễm; khử mùi, khử trùng, giảm khí độc, ruồi muỗi; xử lý vệ sinh môi
trường trong chăn nuôi sạch, nuôi tôm, trồng nấm, nuôi ong.
Là một công nghệ mở, EM còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực đặc
thù như: sản xuất thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, đồ gốm EM
phục vụ chăm sóc sức khoẻ (Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Đức…);
xử lý bảo dưỡng sân golf, bể bơi, công trình xây dựng (Mỹ, Đức…); xử lý ô
nhiễm phóng xạ nguyên tử của nhà máy Cheenobyn (Belorussia); xử lý vệ
sinh môi trường sau lũ lụt, động đất (Trung Quốc, Áo, Thái ); hỗ trợ chữa
bệnh kể cả bệnh về gan, ung thư (Đức, Pakistan…); sản xuất nông nghiệp hữu
cơ hoàn toàn không sử dụng hoá chất nông nghiệp (Thái Lan, Đức…)
Đánh giá và xu hướng chung là đẩy mạnh việc nghiên cứu, huấn luyện,
sản xuất, ứng dụng công nghệ EM, coi đây là một giải pháp công nghệ cơ bản
thay thế công nghệ sử dụng hoá chất nông nghiệp để phát triển một nền nông
nghiệp sạch - bền vững.