ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỪ THỊ TRANG
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN VÀ XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI RỄ
TRÊN MỘT SỐ GIỐNG CAO LƯƠNG NGỌT CÓ TRIỂN VỌNG NHẬP NỘI
TỪ NHẬT BẢN TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Thị Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Đối với mỗi sinh viên, trong quá trình học tập đã có một lượng kiến
thức cơ bản, thực tập tốt nghiệp là điều kiện để củng cố và hệ thống lại toàn
bộ lượng kiến thức đó. Bên cạnh đó, thực tập tốt nghiệp còn giúp sinh viên
làm quen với điều kiện sản xuất thực tế ngoài đồng ruộng, vững vàng hơn về
chuyên môn và biết cách vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất.
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Nông Học, em đã tiến hành thực hiện đề
tài:“Điều tra diễn biến và xác định tác nhân gây bệnh thối rễ trên một số
giống cao lương ngọt có triển vọng nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Thái
Nguyên”.
Hoàn thành đề tài này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy giáo, cô giáo trong
trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian
học tập và rèn luyện tại nhà trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Dương Thị
Nguyên người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài này. Cảm ơn các anh chị trong nhóm thực hiện đề tài cao lương
đã trực tiếp chỉ bảo em và cảm ơn gia đình, bạn bè của em đã luôn cổ vũ,
động viên và đồng hành cùng em trong suốt thời gian thực tập, hoàn thành
đề tài tốt nghiệp.
Do còn hạn chế về thời gian, về trình độ và kinh nghiệm thực tế của bản
thân nên không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Lừ Thị Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DT : Diện tích
NS : Năng suất
SL : Sản lượng
BVTV : Bảo vệ thực vật
NLTT : Năng lượng tái tạo
NLSH : Năng lượng sinh học
CSB : Chỉ số bệnh
TLB : Tỉ lệ bệnh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần bệnh hại cao lương trên thế giới 4
Bảng 2.2. Thành phần bệnh hại cao lương tại Việt Nam* 20
Bảng 4.1. Thành phần bệnh hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân Năm
2014. 27
Bảng 4.2. Diễn biến bệnh thối rễ cao lương tại Phú Lương vụ xuân năm 2014 29
Bảng 4.3. Bảng diễn biến bệnh thối rễ điều tra tại Đại Học Nông lâm Thái
Nguyên vụ xuân năm 2014 31
Bảng 4.4. Các dạng triệu chứng bệnh thu được trên đồng ruộng vụ xuân năm 2014 tại
Thái Nguyên 33
Bảng 4.5. Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng nấm Pythium graminicola cho cao
lương ngọt vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên 36
Bảng 4.6. Đặc điểm nuôi cấy của nấm F. moniliforme trên các loại môi
trường khác nhau 39
Bảng 4.7. Tỷ lệ mọc của nấm Fusarium moniliforme trên môi trường PDA
sau 5 ngày nuôi cấy…………………………………………………………39
Bảng 4.8. Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng nấm Fusarium moniliforme cho cao
lương ngọt vụ xuân năm 2014 tại Thái nguyên 40
Bảng 4.9. Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng vi khuẩn Erwinia sp. cho cao lương
ngọt vụ xuân tại Thái Nguyên năm 2014 44
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Triệu chứng của một số loại bệnh phổ biến phát hiện được trên
cao lương ngọt 28
Hình 4.2. Biểu đồ diễn biến bệnh thối rễ tại Phú Lương vụ xuân năm
2014 30
Hình 4.3. Biểu đồ diễn biến bệnh thối rễ
tại Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
vụ xuân năm 2014 31
Hình 4.4. Hình ảnh sợi nấm và bào tử trứng và bào tử hậu của nấm
Pythium graminicola 34
Hình 4.5. Mối tương quan giữa điều kiện nhiệt độ và sự phát triển
của nấm
P.graminicola trên môi trường CMA 35
Hình 4.6. Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng nấm P. Graminicola 37
Hình 4.7. Bào tử nấm F. moniliforme phân lập từ vết bệnh thối rễ cao lương 38
Hình 4.8. Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng nấm Fusarium moniliforme 41
Hình 4.9. Hình ảnh khuẩn lạc và tế bào vi khuẩn Erwinia sp 42
Hình 4.10. Đồ thị biểu diễn tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn Erwinia sp 43
Hình 4.11. Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng vi khuẩn Erwinia sp. 44
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề……… ……… …………………………………………….1
1.2. Mục đích yêu cầu… ……………………………… ………………….2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa đề tài…… …………………………… …………………… 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài…… ………………… …………………….4
2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh cao lương trên thế giới… ………… …….4
2.2.1. Bệnh vi khuẩn hại cao lương 7
2.2.2. Bệnh Thán thư (Anthracnose - Colletotrichum graminicola (Cesati)
Wilson) 8
2.2.3. Bệnh thối than (Charcoal rot - Macrophomina phaseolina (Tassi)
Goidanich) 9
2.2.4. Bệnh sương mai (Sorghum downy mildew - Peronosclerospora sorghi
(W. Weston & Uppal) C.G. Shaw =Sclerospora sorghi W. Weston & Uppal) 9
2.2.5. Bệnh điên ngọn cao lương (Crazy top - Sclerophthora macrospora) 10
2.2.6. Bệnh đốm lá lớn (Exserohilum turcicum (Syn: Helminthosporium
turcicum (Pass) Leonard&Suggs, Bipolaris turcica (Pass) Shoemaker,
Drechslera turcica (Pass.) Subram and Jain.) 10
2.2.7. Bệnh than đen (Smut - Sporisorium sp.) 11
2.2.8. Bệnh mốc bông (Head molds) 12
2.2.9. Bệnh khảm lùn (Maize dwarf mosaic virus - MDMV) 12
2.2.10. Một số bệnh do tuyến trùng gây ra 13
2.2.11. Bệnh thối thân Fusarium 13
2.2.12. Một số triệu chứng bất thường khác trên lá 14
2.2.13. Bệnh thối rễ 15
2.2.13.1. Bệnh thối rễ Fusarium 15
2.2.13.2. Bệnh thối rễ Pythium 16
2.2.13.3. Bệnh thối rễ Periconia (Periconia circinata (Mang.) Sacc.) 17
2.3. Tình hình nghiên cứu cao lương ở Việt Nam… … ………………….20
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cao lương ở Việt Nam 19
2.3.2. Tình hình nghiên cứu bệnh hại cao lương ở Việt Nam 20
PHẦN 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………… …………… 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22
3.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
3.2. Nội dung nghiên cứu… ………………… ………………………… 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu… …………………… ……………………23
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung 23
3.3.2. Phương pháp điều tra thu thập mẫu bệnh 23
3.3.2. Giám định mẫu bệnh hại 24
3.3.3. Xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ hại cao lương ngọt tại Thái
Nguyên 24
3.3.4. Điều tra diễn biến của bệnh thối rễ hại cao lương 25
3.3.5. Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của các loại bệnh hại 25
PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Thành phần bệnh hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên…… …… … 26
4.2. Diễn biến bênh thối rễ hại cao lương ngọt……………….…………… 31
4.3. Xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ…………… …………………34
4.3.1. Triệu chứng bệnh thối rễ cao lương ngọt 32
4.3.2. Xác định nguyên nhân gây bệnh 34
4.3.2.1. Pythium graminicola 34
4.3.2.2.Fusarium moniliforme 37
4.3.2.3 Erwinia sp 41
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………… …… 45
5.1. Kết luận… …………………………………………………………… 45
5.2. Đề nghị… ………… ……………………………………………… 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
TIẾNG VIỆT 46
TIẾNG ANH 46
TÀI LIỆU MẠNG 47
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang trở nên hết sức cấp bách, không
chỉ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế thế giới, mà còn đe dọa trực tiếp hoà bình,
an ninh quốc tế. Nguồn năng lượng hoá thạch, món quà cực kỳ quý báu của
thiên nhiên ban tặng con người đang cạn kiệt. Để ổn định và đảm bảo an ninh
năng lượng, đáp ứng nhu cầu của con người, các nhà khoa học đang tập trung
nghiên cứu tìm ra những nguồn nhiên liệu mới. Trong đó nghiên cứu phát
triển nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ thực vật đang được quan tâm.
Việt Nam là đất nước nông nghiệp và hàng năm phải nhập khẩu xăng
dầu với sản lượng rất lớn để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong điều kiện
nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu liên tục tăng như hiện
nay thì việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo
thay thế năng lượng truyền thống là một giải pháp hết sức cấp bách. Đứng
trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách khuyến khích
sử dụng đa dạng hóa các nguồn năng lượng như: năng lượng hạt nhân, năng
lượng nước, gió, mặt trời, và đặc biệt là năng lượng sinh học.
Hiện nay, Bộ Khoa học Công nghệ giao đã giao cho Đại học Nông lâm
Thái Nguyên thực hiện đề tài Nghị Định thư với Nhật bản “Nghiên cứu phát
triển cao lương ngọt cao sản cho vùng trung du miền núi phía Bắc làm
nguyên liệu sản xuất xăng sinh học” với mục tiêu xác định tính khả thi trong
việc phát triển cao lương ngọt tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc làm
nguyên liệu sản xuất xăng sinh học. Những kết quả nghiên cứu ban đầu cho
thấy cao lương ngọt sinh trưởng rất tốt trong điều kiện thời tiết khí hậu của
vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có thể cho năng suất cao và hứa
hẹn sẽ là cây trồng năng lượng sinh học hiệu quả tại Việt Nam. Cao lương
ngọt là loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chịu hạn, chứa
hàm lượng protein cao (cao hơn so với ngô), ít chất béo và không có carotene.
Cao lương có tiềm năng năng suất sinh khối rất cao có thể đạt 200-300
2
tấn/ha/năm, và có nhiều giá trị sử dụng, đặc biệt, phục vụ sản xuất năng lượng
sinh học (Koizumi, 2009).
Tại Việt Nam, cao lương đang được xem là loại cây trồng phù hợp và
có ưu thế vượt trội hơn so với ngô và mía trong sản xuất năng lượng sinh học,
vì cao lương chỉ cần 1/2 lượng nước và 1/2 lượng phân bón so với ngô và mía.
Do vậy, cao lương có thể được trồng hiệu quả trên những vùng đất khô cằn,
thậm chí gần hoang hóa (khoảng 9,3 triệu hecta đất hoang hóa, và 4,3 triệu
hecta đất đồi núi) nơi không thể trồng lúa gạo hoặc cây trồng khác (Ngân
hàng Phát triển Châu Á, 2009). Tuy nhiên, trong quá trình trồng thử nghiệm,
cao lương ngọt do có sinh khối lớn và hàm lượng đường trong thân cao, nên
cũng là loại cây trồng bị nhiều đối tượng sâu bệnh phá hại, trong đó sâu đục
thân, rệp muội, bệnh thối rễ, bệnh thối thân là những đối tượng đặc biệt nguy
hiểm đối với cây cao lương ngọt.
Cao lương ngọt là cây trồng mới ở Việt Nam, những nghiên cứu về cao
lương ngọt nói chung và về sâu bệnh hại nói riêng còn rất hạn chế. Bệnh thối
rễ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cao lương. Bệnh thối rễ thường
phát sinh gây hại ngay từ giai đoạn cây con làm cây chết hàng loạt làm giảm
mật độ cây, những cây bị nhẹ thường sinh trưởng và phát triển kém, và tỷ lệ
đổ cao do bộ rễ bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản
lượng. Bệnh thối rễ xuất hiện trên tất cả các giống nhập nội và ở tất cả các
thời vụ trồng, có những ruộng năng suất đã bị giảm tới 40%. Để có thể đưa
cao lương ngọt vào sản xuất đại trà tại Việt Nam, cần phải có những nghiên
cứu về nguyên nhân quy luật phát sinh gây hại của bệnh thối rễ, làm cơ sở xây
dựng biện pháp quản lý hiệu quả bệnh thối rễ, nâng cao năng suất và chất
lượng của cao lương ngọt.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: :“Điều tra diễn biến
và xác định tác nhân gây bệnh thối rễ trên một số giống cao lương ngọt có
triển vọng nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Điều tra thành phần các loài bệnh hại trên cao lương ngọt.
- Điều tra diễn biến của bệnh thối rễ trên cao lương.
3
- Xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ trên cây cao lương ngọt.
1.2.2. Yêu cầu
- Nhận dạng được các loại bệnh hại trên cây cao lương.
- Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của các loại bệnh hại.
- Xác định diễn biến bệnh thối rễ qua các kì điều tra.
- Xác định được nguyên nhân gây bệnh thối rễ trên cây cao lương.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Giúp sinh viên biết triển khai một đề tài nghiên cứu và viết báo cáo
khoa học.
- Giúp sinh viên tiếp cận và học tập các phương pháp nghiên cứu khoa
học đối với một cây trồng mới.
- Sinh viên có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, học hỏi kinh nghiệm từ thực
tế sản xuất để hoàn thiện kiến thức đã học từ nhà trường và có được kĩ năng
nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được nguyên nhân gây bệnh thối rễ để có các biện pháp
phòng trừ hiệu quả trong thực tiễn sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đưa ra biện pháp phòng trừ
bệnh thối rễ có hiệu quả.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây trồng nói chung và cây cao lương nói riêng bệnh có thể phá hại
tới tất cả các bộ phận của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
Chính vì thế nó có thể làm giảm năng suất, phẩm chất, thậm chí không cho
thu hoạch. Đặc biệt Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
ẩm với kiểu khí hậu đặc trưng là nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi
cho bệnh hại phát sinh phát triển do đó công tác nghiên cứu bệnh hại càng
phải được chú trọng.
Bệnh làm giảm đáng kể năng suất cũng như chất lượng của cây trồng.
Do đó nghiên cứu về bệnh hại trên cây trồng nói chung trên cây cao lương nói
riêng là vấn đề đang được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và tìm
hiểu.
2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh hại cao lương trên thế giới
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bệnh thực vật Hoa Kỳ
(
[22], có 44 loại bệnh trên cây cao lương trong đó có 3 loại bệnh do vi khuẩn, 26
loại bệnh do nấm, 12 loại bệnh do tuyến trùng, 3 loại bệnh do virus và một loại
bệnh do phytoplasma gây ra (Bảng 2.1). Sau đây là kết quả nghiên cứu về một
số loại bệnh nguy hiểm trên cao lương trong thời gian vừa qua trên thế giới.
Bảng 2.1. Thành phần bệnh hại cao lương trên thế giới
STT
Tiếng Việt Tiếng Anh Khoa học
Bệnh vi khuẩn
1
Đốm lá vi
khu
ẩn
Bacterial
leaf spot
Pseudomonas syringae pv. syringae.
van Hall
2
Đốm vạch vi
khu
ẩn
Bacterial
leaf stripe
Pseudomonas andropogonis (Smith)
Stapp
3
Đốm sọc vi
khu
ẩn
Bacterial
leaf streak
Xanthomonas campestris pv. holcicola
(Elliott) Dye
Bệnh nấm
5
4
Héo
Cremonium
Acremonium
wilt
Acremonium strictum W. Gams
=Cephalosporium acremonium Auct.
non Corda
5
Thán thư (lá,
bông, thối rễ
và thân)
Anthracnose
(foliar, head,
root, stalk
rot)
Colletotrichum graminicola (Ces.)
G.W. Wils.
(teleomorph: Glomerella graminicola
Politis)
6
Thối thân
Charcoal rot
Macrophomina phaseolina (Tassi)
Goidanich
7
Sương mai Crazy top
downy
mildew
Sclerophthora macrospora (Sacc.)
Thirumalachar et al. =Sclerospora
macrospora
Sacc.
8
Chết ẻo và
thối hạt
Damping-off
and seed rot
Aspergillus spp., Exserohilium sp.,
Fusarium spp., Penicillium spp.,
Pythiumspp., Rhizoctonia spp., and
other species.
9
Cựa gà Ergot
Sphacelia sorghi McRae
(teleomorph: Claviceps sorghi P.
Kulkarni
et al.
)
10
Cháy bông,
thối hạt và
thân
Fusarium
Fusarium
head blight,
root and
stalk rot
Fusarium moniliforme J. Sheld.
(teleomorph: Gibberella fujikuroi
(Sawada) Ito in Ito & K. Kimura);
Fusarium
spp.
11
Mốc hạt trong
kho
Grain
storage mold
Aspergillus spp., Penicillium spp. and
other species.
12
Đốm xám lá
Gray leaf
spot
Cercospora sorghi Ellis & Everh.
13
Đốm muộn Latter leaf
spot
Cercospora fusimaculans Atk.
14
Cháy lá Leaf blight
Setosphaeria turcica (Luttrell) K.J.
Leonard & E.G. Suggs (anamorph:
Exserohilum turcicum (Pass.) K.J.
Leonard& E.G. Suggs
=
Helminthosporium turcicum
Pass.)
15
Milo (thối
Periconia)
Milo disease
(Periconia
root rot)
Periconia circinata (M. Mangin) Sacc.
16
Đốm oval lá Oval leaf
spot
Ramulispora sorghicola E. Harris
6
17
Pokkah
Boeng (xoắn
đỉnh lá)
Pokkah
Boeng
(twisted top)
Gibberella fujikuroe var subglutinans
Edwards
(anamorph: Fusarium moniliforme var.
Subglutinans
Wollenweb. & Reink.)
18
Thối rễ
Pythium
Pythium
root rot
Pythium spp.
P. graminicola
Subramanian
19
Đốm lá ghồ
gh
ề
Rough leaf
spot
Ascochytasorghi Sacc.
20
Rỉ sắt Rust
Puccinia purpurea Cooke
21
Thối cây con
và hạt
Seedling
blight and
seed rot
Colletotrichum graminicola (Ces.)
G.W. Wils.
Exserohilum turcicum (Pass.) K.J.
Leonard and E.G. Suggs Fusarium
moniforme J. Sheld.
Pythium spp., P. aphanidermatum
(Edson) Fitzp.
22
Muội đen phủ
hạt
Smut,
covered
kernel
Sporisorium sorghi Link in Willd.
=Sphacelotheca sorghi (Link) G.P.
Clinton
23
Muội đen
bông
Smut, head
Sphacelotheca reiliana (Kühn) G.P.
Clinton
=Sporisorium holci-sorghi (Rivolta) K.
Vanky
24
Đốm vạch
mu
ội đen
Sooty stripe
Ramulispora sorghi (Ellis & Everh.)
Olive & Lefebvre in Olive
et al.
25
Sương mai
cao lương
Sorghum
downy
mildew
Peronosclerospora sorghi (W. Weston
& Uppal) C.G. Shaw=Sclerospora
sorghi
W. Weston
&Uppal
26
Đốm đen Tar spot
Phyllachora sacchari P. Henn.
27
Đốm lá Target leaf
spot
Bipolaris cookei (Sacc.) Shoemaker
=
Helminthosporium cookei
Sacc.
28
Đốm khoang
lá và cháy bẹ
Zonate leaf
spot and
sheath blight
Gloeocercospora sorghi Bain &
Edgerton ex Deighton
Tuyến trùng ký sinh
29
Giùi
Awl
Dolichodorus
spp.
30
Chữ thập Dagger,
American
Xiphinema americanum Cobb
7
31
Tổn thương Lesion
Pratylenchus spp.
32
Kim Needle
Longidorus africanus Merny và một số
loài khác
33
Ghim Pin
Paratylenchus spp.
34
Reniform
Rotylenchus spp.
35
Nhẫn Ring
Criconemella spp.
36
Sưng rễ Root-knot
Meloidogyne spp.
37
Xoắn ốc
Spiral Helicotylenchus spp.
38
Châm
Sting Belonolaimus longicaudatus Rau
39
Mập rễ
Stubby-root Paratrichodorus spp.; P. minor
(Colbran) Siddiqi
40
Lùn Stunt Tylenchorhynchus spp.; Merlinius
breviden
(Allen) Siddiqi
Virus, phytoplasma
41
Lùn vàng ngô
Maize
chlorotic
dwarf
Maize chlorotic dwarf virus
42
Khảm lùn
ngô
Maize dwarf
mosaic
Maize dwarf mosaic virus
43
Khảm mía Sugarcane
mosaic
Sugarcane mosaic virus
44
Vàng lùn cao
lương
Yellow
sorghum
stunt
Yellow sorghum stunt phytoplasma
*(
2.2.1. Bệnh vi khuẩn hại cao lương
Nhóm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cao lương đã được ghi nhận trên
nhiều khu vực trồng cao lương trên thế giới. Trong đó, bệnh đốm lá
(Pseudomonas syringae pv. syringae (van Hall)), bệnh đốm vạch
(Burkholderia andropogonis (Smith) Stapp), và bệnh đốm sọc Xanthomonas
8
campestris pv. holcicola (Elliott) Dye là những bệnh vi khuẩn nguy hiểm nhất
trên cây cao lương (Qhobela et al., 1991).
Bệnh đốm lá vi khuẩn (Bacterial spot - Pseudomonas syringae pv.
syringae (van Hall)). Triệu chứng là những vết bệnh có kích thước nhỏ, hình
dạng không định hình, màu nâu, và viền vết bệnh có màu tối.
Bệnh đốm vạch vi khuẩn (Bacterial stripe - Burkholderia
andropogonis (Smith) Stapp). Triệu chứng là những sọc dài, hẹp, màu đỏ, và
ban đầu xuất hiện ở những lá già. Chiều dài vết bệnh thay đổi từ 1 đến 23cm
và chạy dọc theo gân lá.
Bệnh đốm sọc vi khuẩn (Bacterial streak - Xanthomonas campestris
pv. holcicola (Elliott) Dye). Triệu chứng là những vết đốm sọc có kích thước
từ 0,25 đến 14cm, có những vết màu đỏ nâu xuất hiện trên vết bệnh, sau đó
mở rộng tạo thành hình oval, có màu nâu ở trung tâm, và có viền màu đỏ. Vết
bệnh có thể xuất hiện trên cây vào bất kỳ giai đoạn nào từ giai đoạn cây con
đến khi gần trưởng thành, nhưng thường xuất hiện đầu tiên trên nhưng lá ở
phía dưới và lan dần lên phía trên.
Cả ba loài vi khuẩn này tồn tại từ vụ này sang vụ khác trên hạt và tàn
dư cây bệnh; có thể lan truyền nhờ gió, mưa, và côn trùng. Bệnh phát triển
mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao từ 23 đến 26
o
C, và ẩm độ cao.
2.2.2. Bệnh Thán thư (Anthracnose - Colletotrichum graminicola (Cesati)
Wilson)
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum graminicola (Cesati) Wilson gây
ra là một trong những bệnh quan trọng nhất của cây cao lương; đặc biệt là ở
những nơi có điều kiện ấm áp và ẩm độ cao. Nấm gây bệnh trên lá, hạt và
thân cây cao lương, gây thiệt hại năng suất lên đến trên 50% (Tarr, 1962).
Bệnh thán thư rất phổ biến đặc biệt vào giai đoạn phát triển cuối của cây cao
lương và được ghi nhận hầu hết trên tất cả các vùng trồng cao lương trên thế
giới (Pastor-Corrales and Frederiksen, 1980).
Để phòng trừ bệnh, một số biện pháp sau được áp dụng như: tiêu hủy
hoặc làm giảm nguồn bệnh và loại bỏ những cây ký chủ phụ cùng chi cao
lương như cỏ Johnson trên đồng ruộng, áp dụng biện pháp luân canh với cây
9
trồng khác họ, và sử dụng giống kháng để làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra
(Frederiksen, 1983; Wrather and Sweets, 2009).
2.2.3. Bệnh thối than (Charcoal rot - Macrophomina phaseolina (Tassi)
Goidanich)
Bệnh thối than, do nấm Macrophomina phaseolina (Tassi) Goidanich
gây ra, là tác nhân gây bệnh có phổ ký chủ rộng bao gồm cao lương và đậu
tương. Nấm gây bệnh có thể qua đông trên tàn dư cây bệnh và một số loài cỏ
dại cùng chi cao lương. Triệu chứng ban đầu của bệnh thối than có thể giống
với bệnh thối thân do nấm Fusarium sp., Diplodia sp., và Gibberella sp. gây
ra. Đặc điểm đặc trưng của bệnh thối than là khi bị nhiễm bệnh, bên trong vỏ
cây chuyển thành màu xám hoặc đen do sự có mặt của nhiều hạch nấm nhỏ
màu đen hoặc xám (có thể nhìn thấy bằng kính lúp cầm tay). Cây cao lương
có thể bị chết và đổ rạp nếu bị nhiễm bệnh nặng. Bệnh có thể xuất hiện sau
khi cao lương giao phấn, và điều kiện thích hợp nhất cho bệnh phát triển là
nhiệt độ cao >29
o
C và độ ẩm đất thấp. Để quản lý bệnh, cần sử dụng giống
kháng bệnh hoặc giống có độ cứng thân tốt, giảm thiểu sự lão hóa của tế bào
cây và giảm áp lực về ẩm độ; chưa có giống nào kháng được với bệnh này.
Nên trồng cao lương trên đất có độ màu mỡ cao, tránh trồng cây với mật
độ cao nếu không có hệ thống tưới nước, cần giảm thiểu tránh điều kiện khô hạn
trong suốt cả mùa vụ và đặc biệt là trong giai đoạn trổ hoa và vào hạt, luân canh
với cây bông ít nhất 2 năm trước khi trồng cao lương, điều này không thể hoàn
toàn tránh được sự nhiễm bệnh nhưng cũng có thể giảm tỷ lệ bệnh (University of
Illinois, College of Agricultural, ConsumerandEnvironmentalSciences;
2.2.4. Bệnh sương mai (Sorghum downy mildew - Peronosclerospora sorghi (W.
Weston & Uppal) C.G. Shaw =Sclerospora sorghi W. Weston & Uppal)
Bệnh sương mai (Peronosclerospora sorghi(W. Weston & Uppal) C.G.
Shaw=Sclerospora sorghi W. Weston & Uppal) là một trong những bệnh
nấm nguy hiểm nhất đối với cao lương và cây ngô. Bệnh xuất hiện và gây hại
cho cao lương ở hầu hết các nước nhiệt đới và ôn đới, gây thất thoát từ 30%
năng suất và có thể cao hơn. Cây con nếu nhiễm bệnh thường bị chùn, biến
vàng và có thể bị chết rất nhanh. Trên những lá già, xuất hiện những sọc màu
10
xanh và màu xanh-vàng đến màu trắng. Dưới điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm
ướt, xuất hiện lớp nấm màu trắng mọc ở mặt dưới của lá. Cây bị nhiễm nặng
sẽ cho bông ít hạt hoặc không có hạt. Bệnh có thể lan truyền bằng bào tử bay
trong không khí, và truyền qua hạt; do đó, có thể lan truyền với khoảng cách
xa hơn thông qua hoạt động vận chuyển hạt đã bị nhiễm bệnh của con người.
Bệnh đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới thuộc Châu Á, Châu Phi, Miền
Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Để quản lý bệnh này, cần mua hạt giống có nguồn gốc rõ ràng và có
chứng chỉ giống sạch bệnh vì đây là bệnh được tryền qua hạt. Tiến hành điều
tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện triệu chứng mới xuất hiện và có biện
pháp xử lý kịp thời. Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất là sử dụng giống
kháng, luân canh với bông, và lúa mì.
2.2.5. Bệnh điên ngọn cao lương (Crazy top - Sclerophthora macrospora)
Bệnh điên ngọn cao lương do nấm Sclerophthora macrospora gây ra.
Nấm có thể qua đông trên cỏ ở trên ruộng, quanh hào rãnh; đến mùa xuân,
nấm có thể phát tán trong nước ở mương và di chuyển lên ruộng cao lương
trong quá trình tưới nước. Nấm có thể tấn công và gây bệnh cho những cây
cao lương tiếp xúc với bào tử nấm. Cây bị bệnh có lá dày, nhiều nếp nhăn, và
có thể đẻ nhiều chồi. Lá mới ra có thể bị cuốn và xoắn lại tương tự như triệu
chứng do thuốc trừ cỏ acetanilide gây ra. Cây bị nhiễm bệnh tuy không bị
chết nhưng sẽ không có khả năng tạo hạt.
Biện pháp quản lý bệnh hiệu quả nhất là cải thiện độ thoát nước để hạn
chế nguồn bệnh xâm nhập từ mương rãnh lên ruộng cao lương; biện pháp
luân canh không có hiệu quả vì nấm có thể gây bệnh trên nhiều loại cây trồng
như ngô, lúa mì, lúa, và một số loài cỏ dại khác; chưa có giống kháng với
bệnh này (Wrather and Sweets, 2009).
2.2.6. Bệnh đốm lá lớn (Exserohilum turcicum (Syn: Helminthosporium turcicum
(Pass) Leonard&Suggs, Bipolaris turcica (Pass) Shoemaker, Drechslera turcica
(Pass.) Subram and Jain.)
Bệnh đốm lá lớn, (Exserohilum turcicum (Syn: Helminthosporium
turcicum (Pass) Leonard&Suggs, Bipolaris turcica (Pass) Shoemaker,
11
Drechslera turcica (Pass.) Subram and Jain.), là một trong những bệnh quan
trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất của cao lương và ngô ở những nước có
điều kiện ấm và ẩm (Adipala et al., 1993; Ceballos et al., 1991). Bệnh thường
xuất hiện ở những nơi trồng cả cao lương và ngô (Adipala et al., 1993;
Ebiyau, 1995; Nkonya et al., 1998; Tilahun et al., 2001), và một số loài
cỏ dại khác (Esele, 1995). Bệnh tấn công trên lá làm giảm 2/3 diện tích quang
hợp của tán lá và gây thất thoát lớn về năng suất (Levy and Pataky, 1992).
Bệnh có thể làm rụng lá trong giai đoạn vào hạt, làm thất thoát lên đến trên
50% năng suất (Raymundo and Hooker, 1981). Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn
muộn hơn từ 6 đến 8 tuần sau khi trổ hoa, thì ít ảnh hưởng đến năng suất, và
dễ dàng bị nhiễm những bệnh thối thân khác (Cardwell et al., 1997; Gowda et
al., 1992). Triệu chứng điển hình của bệnh đốm là lớn là những vết bệnh có
kích thước lớn hình elip, màu nâu chạy dọc theo chiều dài của lá. Bệnh xuất
hiện đầu tiên ở những lá phía dưới và phát triển dần lên phía trên, và có thể
làm cháy hoàn toàn lá ( Richards and Kucharek, 2006).
2.2.7. Bệnh than đen (Smut - Sporisorium sp.)
Bệnh than đen cao lương do một số loài nấm khác nhau gây nên với
triệu chứng hơi khác nhau bao gồm: Bệnh muội đen phủ hạt (Smut, covered
kernel - Sporisorium sorghi Link in Willd. =Sphacelotheca sorghi (Link) G.P.
Clinton), bệnh muội đen bông (Smut, head - Sphacelotheca reiliana (Kühn)
G.P. Clinton =Sporisorium holci-sorghi (Rivolta) K. Vanky), và bệnh muội
đen (Smut, loose kernel - Sporisorium cruentum (Kühn) K. Vanky
=Sphacelotheca cruenta (Kühn) A.A. Potter).
Đây là những bệnh nguy hiểm đối với cao lương, có thể gây thất thoát từ
58 đến 70% năng suất hạt (Frowd, 1980; Thakur and Chahal, 1987); bên cạnh
đó, nấm bệnh có thể sản sinh ra nhiều độc tố có hại cho sức khỏe của con người
và vật nuôi (Halt, 1994). Những hạt bị nhiễm bệnh sẽ bị biến màu, chất lượng
hạt kém, giảm kích thước, trọng lượng, giá trị thương phẩm, dinh dưỡng và khả
năng chấp nhận của thị trường (Bandyopadhyay, 1986; Castor and Frederikser,
1980; Gopinath, 1984; Gopinath and Shetty, 1987). Có thể xử lý hạt bằng một
số loại thuốc hóa học trước khi gieo trồng là biện pháp hiệu quả nhất để quản lý
bệnh than (Shenge, 2007; Wrather and Sweets, 2009).
12
2.2.8. Bệnh mốc bông (Head molds)
Bệnh mốc bông là bệnh phổ biến và đặc biệt gây hại nặng sau khi mưa.
Một số loài nấm như Alternaria sp., Curvularia sp., và Helminthosporium sp.
có thể phát triển và gây hại trên bông và bề mặt hạt làm cho bông và hạt xuất
hiện một lớp mốc. Bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất
của cao lương nhưng có thể gây mốc hạt, làm giảm chất lượng hạt trong quá
trình bảo quản sau thu hoạch. Một số loài nấm khác như Fusarium
moniliforme và Colletotrichum graminicola cũng có thể tấn công vào hạt và
gây thiệt hại lớn về năng suất nhất là trong điều kiện thời tiết bất lợi. Thời tiết
mưa, ẩm ướt kéo dài làm trì hoãn việc thu hoạch là yếu tố làm cho bệnh phát
triển và có thể gây thất thoát lớn về năng suất và chất lượng hạt. Bệnh mốc
bông, hạt có thể xuất hiện trên những vết thương cơ giới do một số loài chim
ăn hạt gây ra.
Để quản lý bệnh, cần thu hoạch kịp thời, chỉ trồng hạt đã được xử lý
thuốc trừ nấm, không trồng những giống có mật độ hạt quá dày đặc trên bông
(Wrather and Sweets, 2009).
2.2.9. Bệnh khảm lùn (Maize dwarf mosaic virus - MDMV)
Bệnh khảm lùn, do Maize Dwarf Mosaic Virus (MDMV) gây ra, là
bệnh nguy hiêm, gây thiệt hại đáng kể về năng suất, và thường gây hại nặng ở
những nơi có cỏ johnson (Sorghum halepense) mọc. MDMV có thể qua đông
ở phần rễ dưới mặt đất của cỏ Johnson; vào mùa xuân, chồi mọc ra từ những
phần rễ của cỏ đã bị nhiễm bệnh cũng sẽ bị nhiễm bệnh. MDMV có thể được
lan truyền bằng loài rệp ngô và rệp xanh từ ngọn cỏ mang mầm bệnh sang cao
lương và ngô. Khi bị nhiễm bệnh, lá bị khảm, bị bệnh có màu vàng và xen kẽ
những vùng có màu hơi xanh. Triệu chứng ở những lá non rõ hơn so với lá
già, và thường khó quan sát hơn khi cây ở giai đoạn trổ bông. Vết đốm lấm
tấm là triệu chứng thường gặp, tuy nhiên cũng có thể có một số dạng triệu
chứng khác.
Khi nhiệt độ xuống dưới 13
o
C, lá bị nhiễm bệnh có thể chuyển thành
màu đỏ; dần dần, xuất hiện những vệt sọc màu nâu dài với viền vết bệnh màu
đỏ trên lá. Cây bị nhiễm bệnh nặng có thể bị chết; trong khi đó, những cây
sống sót được thì bị lùn và không có khả năng ra bông bình thường. Để quản
13
lý bệnh hiệu quả, cần sử dụng giống kháng chống chịu bệnh, tiêu hủy cỏ
Johnson trên đồng ruộng. Việc phun thuốc hóa học phòng trừ môi giới truyền
bệnh sẽ không có tác dụng làm giảm bệnh; do đó, không khuyến cáo sử dụng
thuốc hóa học phòng trừ môi giới trong quản lý bệnh khảm lùn ngô (Wrather
and Sweets, 2009).
2.2.10. Một số bệnh do tuyến trùng gây ra
Một số loài tuyến trùng (đặc biệt là loài gây lùn, sưng rễ, và tổn thương
cây) có khả năng gây bệnh và làm tổn thương bộ rễ cao lương. Triệu chứng
do tuyến trùng gây ra có thể dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng do thiếu
dinh dưỡng, hạn hán hoặc thối rễ gây ra. Cây bị nhiễm tuyến trùng có thể bị
lùn, biến màu (xanh-vàng), và có thể bị héo trong khoảng thời gian giữa ngày
hè nắng nóng. Cây bị nhiễm nặng sẽ không cho năng suất như cây bình
thường. Một số loài tuyến trùng ký sinh gây thiệt hại về năng suất của cao
lương như Meloidogyne sp., Tylenchorhynchus sp., Belonolaimus sp.,
Pratylenchus sp., Xiphinema sp. và Trichodorus sp. Cây bị nhiễm nặng sẽ nhỏ
hơn cây bình thường, bị úa vàng, và có xu hướng bị héo do bộ rễ bị tổn
thương. Triệu chứng dưới mặt đất có thể thay đổi, phụ thuộc vào từng loài
tuyến trùng cụ thể tấn công vào rễ, và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng
khác bao gồm tổn thương do thuốc trừ cỏ, đất bị nén chặt, tổn thương do côn
trùng, hoặc bệnh khác (Claflin, 1983). Nhìn chung, tế bào rễ bị phá hủy ảnh
hưởng đến khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây cao lương. Một số loài
tuyến trùng tiết ra dịch có khả năng phân hủy mô thực vật, và một phần lớn
mô cây bị tổn thương (Claflin, 1983).
Hiện nay, chưa có giống cao lương nào có thể kháng được bệnh do
tuyến trùng gây ra; do đó, để quản lý hiệu quả, cần luân canh cây cao lương
với những loại cây trồng khác không phải là ký chủ của tuyến trùng (Wrather
and Sweets, 2009).
2.2.11. Bệnh thối thân Fusarium
Bệnh thối thân Fusarium, do nấm Fusarium thapsinum gây ra, có thể
gây bệnh trên cao lương và nhiều loài cỏ bao thuộc chi cao lương. Bệnh
thường được tìm thấy ở những nơi có sự xuất hiện của bệnh thối than. Bệnh
14
thường xuất hiện sau khi bộ rễ cây cao lương bị tổn thương. Trong điều kiện
tưới nước và bón quá nhiều lượng phân đạm, thì sự tổn thương rễ có thể sẽ
không gây ra những biến đổi của các bộ phận ở trên mặt đất trước khi cây
chết. Bệnh có thể làm giảm sự hình thành hạt, gây thất thoát khoảng 60%
trọng lượng hạt (Edmunds and Zummo, 1975). Bệnh thối thân Fusarium là
bệnh thông thường trong những năm gần đây và được biết đến với tên bệnh
thối rễ thân Fusarium trên cao lương ở nhiều nơi ở Tây Châu Phi (Saccas,
1954; Tarr, 1962; Zummo, 1980). Ở Hoa Kỳ, bệnh thối thân Fusarium thường
được tìm thấy ở những nơi mà bệnh thối than xuất hiện, đặc biệt là ở vùng
High Plains của Texas đến Kansas (Edmunds and Zummo, 1975).
Giống như bệnh thối than, bệnh thối thân Fusarium cần một số điều
kiện để phát triển và gây hại trong quá trình phát triển của cây trồng, và đặc
biệt gây hại nặng nhất cho những cây bị hạn. Nhưng không giống như bệnh
thối than, vì bệnh thối than gây hại nghiêm trọng trong giai đoạn áp lực ẩm độ
cao, bệnh thối thân Fusarium thường gây hại nặng trong điều kiện thời tiết
mát mẻ, ướt kéo theo điều kiện thời tiết nóng và khô. Bệnh thối thân
Fusarium có thể được phân biệt với bệnh thán thư thối đỏ do nấm
Colletotrichum graminicola (Ces.) G.W.Wils gây ra. Vì sự mất màu do bệnh
thối thân Fusarium không đồng đều, trong khi triệu chứng mất màu do bệnh
thán thư gây ra là rải rác kèm với những vùng màu trắng rời riêng biệt.
Để phòng trừ bệnh thối thân Fusarium, cần trồng cao lương trên nền đất
giàu dinh dưỡng, sử dụng giống có độ cứng cây tốt, tránh trồng quá dày nếu
như không có khả năng tưới nước, tránh điều kiện khô hạn bằng cách cày đất
hoặc tưới nước (Wrather and Sweets, 2009).
2.2.12. Một số triệu chứng bất thường khác trên lá
Yếu tố môi trường có thể gây ra những triệu chứng xuất hiện trên lá, có
thể dễ nhầm lẫn với triệu chứng do nấm và vi khuẩn gây ra. Các yếu tố môi
trường và dinh dưỡng có thể gây ra những triệu chứng bất thường trên lá như:
Quá nhiều hoặc thiếu hụt dinh dưỡng hoặc nước; pH đất quá cao; nhiệt độ quá
cao hoặc quá thấp; ô nhiễm không khí, tổn thương do thuốc bảo vệ thực vật;
hoặc cơ giới (Wrather and Sweets, 2009).
15
2.2.13. Bệnh thối rễ
2.2.13.1. Bệnh thối rễ Fusarium
Bệnh thối rễ Fusarium trên cây cao lương có liên quan mật thiết đến mô
vỏ, và mô mạch dẫn của rễ. Rễ mới sinh ra có thể biểu hiện vết bệnh riêng
biệt với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Bệnh thối tiếp tục phát
triển; do đó, rễ già hơn thường bị phân hủy, làm cho cây còi cọc; khi bộ rễ cây
cao lương bị thối nặng, thì cây dễ bị bật gốc. Nấm Fusarium tham gia vào
phức hệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ, thân cây cao lương, xuất hiện ở tất cả
những nơi trồng cao lương trên thế giới và cũng có khả năng lây bệnh cho
ngô, lúa và mía (Zummo, 1983). Thực tế cho thấy một số biện pháp canh tác
như biện pháp canh tác tối đa, sử dụng hàm lượng phân bón cao, và trồng với
mật độ cao có thể làm tăng mức độ phổ biến của phức hệ vi sinh vật gây bệnh
thối rễ và thối thân cao lương. Do đó, cần hiểu rõ triệu chứng, đặc điểm sinh
học, sinh thái để quản lý bệnh được hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan
trọng ở một số vùng trên thế giới nơi trồng những giống cao lương ngắn ngày,
năng suất cao thay thế cho những giống bản địa (Zummo, 1983). Đã xác định
được một số loài nấm Fusarium gây bệnh thối rễ, thân trên cây cao lương
như: Gibberella fujikuroi (Saw.) Wr. [G. moniliformis (Sheld.) Wine,] F.
moniliforme Sheld. Conidial stage; G. fujikuroi (Saw.) Wr, var. subglutinans
Ed. F. moniliforme Sheld. var. subglutinans Woll. & Reink; G. zeae (Schw.)
Petch [G. saubinetti (Mont.) Sacc] F. graminearum Schw. G. roseum f.
cerealis Cke.) Snyder & Hansen; F. roseum f. cerealis (Cke.) Snyder &
Hansen var. graminearum. Một số loài nấm Fusarium khác có liên quan đến
rễ và thân cao lương nhưng cần tìm hiểu thêm về độc tính của chúng như: F.
culmorum (W.G. Sm.) Sacc., F. equiseti (Cda.) Sacc., F. oxysporum Schlecht,
F. sambucinum Fck., F. scirpi Lambotte & Fantr., F. solani (Mart.) Appel et
Wr., F. tricinctum Cda (Booth ,1971; Dickson, 1956; Tarr, 1962; Saccas,
1954). Vấn đề khó khăn trong nghiên cứu nấm bệnh thối rễ, thân Fusarium là
nấm F. morniliforme thường không sản sinh ra bào tử lớn trên môi trường
nhân tạo. Tullis (1951) nghiên cứu và chỉ ghi nhận được sự xuất hiện của bảo
tử nhỏ. Leonian (1929), đã nghiên cứu trên 220 môi trường nuôi cấy
Fusarium spp. và việc sản sinh ra bào tử nhỏ của nấm F. morniliforme và 3
16
loài phụ khác chịu ảnh hưởng lớn của 2 và 3% tartaric acid trong môi trường
nuôi cấy. F. moniliforme là một trong những vi sinh vật gây bệnh quan trong
cho nhiều đối tượng cây trồng khác nhau, được tìm thấy ở bất kỳ vùng trồng
cao lương nào. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bị bệnh trên đồng ruộng. Sợi
nấm, cành bào tử và bào tử nấm được sản sinh trên cây hoặc bên trong thân cây
bị bệnh, tồn tại trong đất trong suốt thời gian gieo trồng, và cây trồng có thể bị
nhiễm bệnh bất kỳ lúc nào khi điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của bệnh. F. moniliforme là nguyên nhân gây bệnh quan trọng đối với nhiều
loại cây trồng như ngô, kê, lúa, và mía, ảnh hưởng đến cây cao lương trong
suốt giai đoạn phát triển của cây và có thể làm cho cây con bị chết, thối rễ và
thân, mốc hạt, và thối bông (Bolle 1927, 1928; Bourne, 1961; Dickson, 1956;
Sheldon, 1904; Ullstrup, 1936; Voorhies 1933).
2.2.13.2. Bệnh thối rễ Pythium
Pythium spp. gây bệnh thối rễ của cây con trong điều kiện đất lạnh, ướt
và làm thối rễ cây trưởng thành trong điều kiện đất ẩm, ướt. Việc xác định
tên khoa học của loài Pythium chưa được hoàn chỉnh vì sự thay đổi trong hệ
thống phân loại, sự biến đổi nguồn bệnh, và sự khác nhau về cấu trúc nấm
trên môi trường nhân tạo (Odvody and Forbes, 1983). Pythium có thể gây chết
cây con, và cây trưởng thành. Sự xuất hiện của nấm Pythium spp. trên rễ của
cây cao lương được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1937, khi đó loài P.
arrheno-manes được cho là nguyên nhân của “bệnh milo” ở Texas và một số
nơi khác của Hoa Kỳ (Elliot et al., 1937). Cây cao lương bị nhiễm nặng ở
miền Bắc Cao nguyên Texas vào năm 1971-1972 (Frederiksen et al., 1973) do
nấm P. graminicola gây ra (Pratt and Janke 1980). Triệu chứng trên rễ bị
nhiễm là những vết bệnh có màu đen và tối (Frederiksen et al., 1973) và có
nhiều vết màu nâu đỏ, đen trên rễ và thỉnh thoảng ở những rễ bị chết, toàn bộ
vết bệnh hoặc rễ có màu nâu (Pratt and Janke, 1980). Fusarium spp. và một số
loài nấm khác có thể tấn công vào rễ cây sau khi Pythium đã làm tổn thương
rễ (Edmunds and Zummo, 1975). Năm 1972, bệnh thối thân (do nấm
Fusarium spp gây bệnh ban đầu) theo sau bởi sự phát triển của nấm Pythium
là những nguyên nhân quan trọng làm cho thân cao lương dần dần bị mất
17
nước hoàn toàn và chết (Frederiksen et al., 1973). Nguồn nấm phân lập từ rễ
cây cao lương trưởng thành có độc tính cao trên cây con (Frederiksen et al.
1973, Pratt and Janke, 1980), nhưng chưa tìm thấy những chủng nấm tương tự
trên cây con trên đồng ruộng. Trên Cao nguyên miền Bắc Texas, bệnh thối rễ
cây cao lương bắt đầu tăng từ giai đoạn trổ bông trở về sau, khi có số lượng
lớn rễ mọc tự nhiên được sinh ra trên ruộng được tưới nước (nhiệt độ và độ
ẩm đất cao). Pratt and Janke (1980) cho rằng P. graminicola từ rễ cây cao
lương có thể gây thối thân khi cây được lây bệnh nhân tạo, nhưng có thể loài
nấm này không có khả năng gây thối thân trong điều kiện đồng ruộng.
Pythium spp. có thể tồn tại trong đất dưới dạng bào tử động (Hendrix
and Campbell, 1973). Bào tử động nảy mầm, sản sinh ra ống mầm hoặc gián
tiếp thông qua việc sản sinh ra du động bào tử bao vào nang bào tử và sau đó
nảy mầm; và xâm nhập vào tế bào và mô cây ký chủ (Hendrix and Campbell,
1973). Mặc dù nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm và
nhiễm bệnh, nhưng nhiệt độ và ẩm độ (đặc biệt là sự kết hợp cả hai yếu tố
này) là những nhân tố quan trọng nhất. Trong điều kiện lạnh và đất bị ướt, thì
sự nảy mầm và phát triển của cây con chậm như sự nảy mầm của hạt cao
lương bị đình trệ, số rễ sơ cấp bị giảm, là yếu tố quan trọng giúp nấm bệnh
xâm nhập và gây hại (Hendrix and Campbell, 1973; Leukel and Martin,
1943). Tuy nhiên, bệnh thối rễ Pythium trên cây cao lương trưởng thành trong
điều kiện đất ẩm, ướt (ngập) ở Cao nguyên - Bắc Texas liên kết chặt chẽ với
điều kiện nhiệt độ cao (Waterhouse and Waterston, 1964ab). Quá trình nhiễm
bệnh của cây cao lương diễn ra trên tất cả các loại rễ ở tất cả các giai đoạn
khác nhau, nhưng quá trình nhiễm bệnh ban đầu có thể diễn ra sớm hơn so với
sự phát triển của rễ.
2.2.13.3. Bệnh thối rễ Periconia (Periconia circinata (Mang.) Sacc.)
Bệnh thối rễ Periconia, hay còn gọi là bệnh Milo, do nấm Periconia
circinata (Mang.) Sacc. gây ra, được ghi nhận lần đầu tiên ở Texas năm 1924
và ở Kansas vào năm 1926 (Elliott et al., 1937; Leukel, 1948; Tarr, 1962).
Bệnh Milo gây thối rễ, phần gốc và mầm (Elliott et at., 1932). Giống nhiễm,
nếu được trồng trên đất có nhiều nguồn bệnh, bắt đầu xuất hiện triệu chứng