Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và năng suất và chất lượng chè Trung Du tại trường Đại học Nông Lâm năm 2014.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.04 KB, 71 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LẦN ANH PHÁP


Tên đề tài:
‘‘NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN
LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CHÈ TRUNG DU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NĂM 2014”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Trồng trọt
Lớp : 42 - Trồng trọt
Khoá học : 2010 – 2014
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Nguyên


Thái Nguyên, năm 2014
2


LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường và thực hiện
phương châm “học đi đôi với hành”. Mỗi sinh viên khi ra trường đều cần
trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Chính
vì vậy việc thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất cần thiết đối với mỗi sinh viên
trong nhà trường, qua đó hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học và vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện hơn về mặt kiến thức
luận, phương pháp làm việc và năng lực công tác nhằm đáp ứng yếu cầu thực
tiễn sản xuất, nghiên cứu khoa học. Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự
nhất trí của Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sự sinh
trưởng và năng suất và chất lượng chè Trung Du tại trường Đại học Nông
Lâm năm 2014”
Trong thời gian thực tập và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng, nỗ
lực phấn đấu của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan, đơn vị, thầy cô và bạn bè. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ quý báu này. Đặc
biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Vũ Thị Nguyên đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận
này. Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông
Học, các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập.
Do thời gian có hạn, lại bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu mới nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận
này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 06 năm 2014
Sinh viên



Lần Anh Pháp
3

MỤC LỤC

Phần 1:ĐẶT VẤN ĐỀ 8
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 8
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài: 9
1.3. Yêu cầu của đề tài 9
1.4. Ý nghĩa đề tài 9
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 9
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 9
Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 10
2.1.1 Cơ sở khoa học 10
2.1.2 Nguồn gốc cây chè 11
2.1.3 Phân loại 12
2.2. Sự hấp thụ dinh dưỡng qua lá. 14
2.3. Vai trò của phân bón lá đến năng suất và chất lượng cây trồng. 15
2.4. Tình hình sản xuất phân bón lá trên thế giới và Việt Nam. 17
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên Thế giới và Việt Nam 19
2.5.1. Trên Thế giới 19
2.5.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 25
2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng chè trong một số năm từ 2002 -
2012 28
2.5.3. Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên 31
2.6. Cơ cấu giống chè 34
2.7. Sự hấp thụ dinh dưỡng qua lá 36
2.8. Một số nhận định về tổng quan 38

Phần 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 40
3.1. Đối tượng, dụng cụ, địa điểm, thời gian nghiên cứu 40
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 40
3.2. Nội dung nghiên cứu: 42
3.3. Phương pháp nghiên cứu : 43


4
3.3.1.Thu thập số liệu liên quan đến đề tài 43
3.3.2 .Phương pháp bố trí thí nghiệm 43
3.3.3 Phương pháp bón phân 44
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 44
3.5.1. Chỉ tiêu sinh trưởng 44
3.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất. 45
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 46
Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu năm 2013 tới cây chè tại Thái
Nguyên 47
4.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh
trưởng,năng suất và chất lượng chè Trung Du PH1. 51
4.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến khả năng sinh
trưởng của giống chè Trung Du PH1. 51
4.3.Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá đến chất lượng chè nguyên
liệu 62
4.3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá khác nhau đến
tỷ lệ búp có tôm, tỷ lệ búp mù xòe 62
4.3.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá khác nhau đến
phẩm cấp chè nguyên liệu 63

Phần 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
5.1. Kết luận 65
5.2. Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
5

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chínhnăm
2008 - 2012 20
Bảng 2.2: Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chínhnăm
2008 – 2012. 21
Bảng 2.3: Sản lượng chè của thế giới và một số nước trồng chèchính từ
năm 2008 - 2012 22
Bảng 2.5 Số liệu xuất khẩu chè tháng 9 và 9 tháng năm 2013. 30
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Thái Nguyêntừ năm
2004 - 2012 33
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2013 tại Thái Nguyên 47
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại phân bón qua lá đến
độ rộng tán giống chè Trung Du PH1 52
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá đến độ dày
của tán cây trước và sau thí nghiệm. 53
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá đến mật độ búp chè 55
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá 58
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá khác nhau
đến tỷ lệ búp có tôm, tỷ lệ búp mù xòe 63
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá khác nhau
đến phẩm cấp chè nguyên liệu 64
6


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 4.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại phân bón qua lá đến
độ rộng tán giống chè Trung Du PH1 52
Hình 4.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá đến độ dày
của tán cây trước và sau thí nghiệm. 54
Hình 4.3: Đồ thị ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá đến
mật độ búp chè qua các lứa hái 56
Hình 4.4. Đồ thị ảnh hưởng của các loại phân bón lá khác nhau đến khối
lượng búp chè 1 tôm 2 lá 59
Hình 4.5: Đồ thị ảnh hưởng của các loại phân bón lá khác nhauđến năng
suất chè 61











7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN : Tiêu chuẩn ngành
TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn
CT : Công thức
NL : Nhắc lại
ĐC : Đối chứng
CV :Sai số thí nghiệm

LSD :Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

Pct :Là giả thuyết Ho đúng (Ft = Fb)

TP : Thành Phố
8

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O Kuntze) là cây công nghiệp có chu kỳ
kinh tế dài, hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Diện tích chè Việt Nam hiện nay
đạt 131000 ha trong đó sản xuất chè kinh doanh 110000 ha, năng suất đạt
bình quân đạt 7,15 tấn búp tươi/ha. Tuy nhiên đa số đất trồng chè chỉ có trồng
canh tác 50 – 70 cm, hiếm khi trên 1 mét. Lượng mưa tập trung theo mùa làm
cho đất bị rủa trôi, xói mòn trong mùa mưa. Còn mùa mưa thì hạn hán trầm
trọng, thậm chí ngay vào thời điểm mùa mưa cây chè vẫn bị hạn do đất dốc
không giữ được nước.
Một yếu tố quan trọng bậc nhất trong thâm canh để phát huy tiềm năng
giống và chất lượng sản phẩm là sử dụng phân bón hợp lý.
Giai đoạn 1990 – 2010 đá có một số nghiên cứu về phân bón cho chè,
song tập trung vào phân bón vô cơ.

Liều lượng và tỉ lệ dinh dưỡng cho chè phụ thuộc rất nhiều vào giống,
đất đai và điều kiện tự nhiên. Đồng thời sử dụng phân bón cũng không được
để lại hàm lượng nitrat qúa cao, hàm lượng kim loại nặng phải dưới ngưỡng
cho phép… Từ năm 2005 đến nay cùng với những nghiên cứu về phân bón
hoá học, nghiên cứu sử dụng phân bón lá được quan tâm và nâng cao hơn.
Phân bón qua lá không những là nguồn cung cấp axit amin, nó còn cung
cấp bổ sung các chất dinh dưỡng để đáp ứng yêu cầu cân bằng dinh dưỡng
của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng. Bằng cách cung cấp phân bón
qua lá, hiệu quả sử dụng phân bón có thể tăng từ 8 - 20 lần so với bón phân
qua gốc, ngoài ra cung cấp phân qua lá còn là biện pháp trợ giúp cây trồng
chống lại sự thay đổi và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Hiện nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu và sử dụng phân bón qua lá cho các loại cây
trồng khác nhau. Phân bón lá đã xuất hiện rất nhiều chủng loại trên thị trường,



9
mặc dù vậy tại nhiều nơi người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng sử dụng
phân bón lá trong sản xuất chè. Để có thể tìm ra được loại phân bón lá phù
hợp nhất, bón bổ sung dinh dưỡng cho cây chè, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân
bón lá đến sự sinh trưởng và năng suất và chất lượng chè Trung Du tại
trường Đại học Nông Lâm năm 2014”
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá, so sánh được ảnh hưởng của một
số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất và chất lượng chè Trung Du
tại trường Đại học Nông Lâm năm 2013
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định sự ảnh hưởng của việc bón các loại phân bón lá tới sự sinh
trưởng, phát triển giống chè Trung Du PH1.

- Xác định ảnh hưởng của việc bón các loại phân bón lá tới năng suất
giống chè Trung Du PH1 tại trường Đại học Nông Lâm năm 2013.
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên
cứu khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý và khoa học trong
công việc để đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Đồng thời, là cơ
sở để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường vào hoạt động thực
tiễn.
- Có kết luận chính xác về loại phân bón lá thích hợp cho giống chè
Trung Du tại Trường Đại học Nông Lâm thái nguyên.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề tài thực hiện là cơ sở để từ đó có những định hướng cho việc sử dụng
các loại phân bón lá cho cây chè vào thực tiễn sản xuất. Từ đó nâng cao hiệu
quả sử dụng phân bón và nâng cao năng suất cho cây chè tại Trường Nông
Lâm nói riêng và vùng chè Thái Nguyên nói chung.



10
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở khoa học
Bón phân qua lá có một vai trò ngày càng gia tăng trong dinh dưỡng cây
trồng và đã được nông dân áp dụng từ nhiều năm nay khắp nơi trên thế giới,
mặc dù thông tin về lĩnh vực này trên các tài liệu khoa học còn hạn chế. Chỉ
tới thời gian gần đây, các nhà khoa học mới chú tâm tới và điều này đã được

chứng kiến bởi hàng trăm chuyên gia tham dự một hội nghị quốc tế chuyên đề
về bón phân qua lá [2].
Bón phân qua lá là kỹ thuật cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng qua lá.
Kỹ thuật này được phát hiện từ những người làm vườn ở Châu Âu từ thế kỷ
thứ 17 và phải hơn 1 thế kỷ sau nó mới trở thành đối tượng nghiên cứu của
các nhà khoa học. Nhưng chỉ những năm gần đây, khi các phương pháp đánh
giá quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá phát triển thì công việc nghiên
cứu và ứng dụng bón phân qua lá mới được phát triển mạnh. Hiện nay, các
nghiên cứu và ứng dụng về các loại phân lỏng và vai trò của bón phân qua lá
đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ.
Cung cấp (phổ biến là bằng cách phun) chất dinh dưỡng trong phân bón
qua lá được sử dụng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm làm
tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Bằng cách cung cấp phân bón qua lá, hiệu
quả sử dụng phân bón có thể tăng từ 8 - 20 lần so với bón phân qua gốc, ngoài
ra cung cấp phân qua lá còn là biện pháp trợ giúp cây trồng chống lại sự thay
đổi và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết [2].
Trong xu hướng phát triển mới, nền nông nghiệp dựa chủ yếu bằng phân
bón vô cơ sẽ được thay thế dần bằng nền nông nghiệp bền vững, ở đó phân
bón được sử dụng có hiệu quả hơn nhiều, không để các chất dinh dưỡng dư



11
thừa gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ,
không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại tới môi trường và con người,
tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Xu hướng phát triển này đã trở thành
yêu cầu và động lực cho sự phát triển các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, chất tăng trưởng hữu cơ cũng như các phương pháp sử dụng phân bón
mới có hiệu quả [2].
Hiện nay, việc sử dụng phân bón vô cơ nhằm thu búp nhanh của người

trồng chè đang được áp dụng ở nhiều nơi, các kỹ thuật mới về việc bón cân
đối phân vô cơ và bổ sung hợp lý phân hữu cơ kết hợp phân bón đa lượng
chưa được áp dụng. Thêm vào đó là việc lạm dụng quá nhiều các loại thuốc
kích thích phun qua lá trước khi thu hái khoảng 3 - 5 ngày của người trồng
chè để có được sản lượng. Việc bón phân qua lá có rất nhiều tác dụng, đặc
biệt là cung cấp vi đạm cho cây trồng và làm mát lá, kích thích sự phát triển.
Giống chè Trung Du PH1có sức sinh trưởng khá, chống chịu sâu bệnh
khá, chống hạn trung bình, thích hợp cho chế biến chè xanh,chè trung du
thường có vị rất đậm đà,vị ngọt đậm, hương trà lưu để lâu. Yêu cầu trồng ở
những vùng có điều kiện thâm canh phân hữu cơ, che tủ và có tưới tiêu. Thích
ứng vùng thấp ở các tỉnh phía Bắc [18].
Với mục đích bổ sung phân bón qua lá để vừa nâng cao năng suất, chất
lượng, vừa tạo sản phẩm an toàn là vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay. Từ đó sẽ
tăng được hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè hiện nay tại vùng sản xuất chè
Thái Nguyên.
2.1.2 Nguồn gốc cây chè
Nghiên cứu về nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến
nay còn rất nhiều quan điểm chưa được thống nhất, dựa trên những cơ sở về
lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Trong số đó, một số quan điểm đáng tin
cậy và được nhiều người công nhận nhất là:




12
- Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung Quốc :
Theo Daraselia (1989) từ những nghiên cứu về cây chè, các giải thích về
sự phân bố cây chè mẹ ở Trung Quốc của các nhà khoa học Trung Quốc, dựa
theo học thuyết ‘‘trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavilop ông kết luận
rằng: Cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, nó phân bố ở phía đông, phía

nam, phía đông Nam men theo cao nguyên Tây Tạng [5].
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng Assam (Ấn Độ) :
Năm 1823 R. Bruce đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng
Assam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng: Nguyên sản của cây
chè là ở vùng Assam chứ không phải là ở Vân Nam - Trung quốc [5].
- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam :
Những công trình nghiên cứu của Djemukhatze (1961 - 1976) về những
biến đổi sinh hóa của phức catechin trong lá cây chè dại và cây chè được
trồng trọt, chăm sóc đã cho kết luận: “Nguồn gốc cây chè chính là ở Việt
Nam” [5].
Những quan điểm nêu trên đều có những cơ sở khoa học riêng, điều này
đi đến những kết luận khác nhau nhưng có sự thống nhất nguồn gốc của cây
chè: Nguyên sản của cây chè là ở châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm
(Lê Tất Khương và cs, 1999)
2.1.3 Phân loại
2.1.3.1. Cơ sở khoa học của việc phân loại cây chè
Để tiến hành phân loại cây chè người ta căn cứ vào rất nhiều đặc tính đặc
điểm của cây chè nhưng thường căn cứ vào 3 hướng chủ yếu là:
- Dựa vào cơ quan sinh dưỡng: Cây thân gỗ hay cây thân bụi, hình dạng
tán lá, số đôi gân chính, răng của mép lá, hình dạng màu lá.
- Dựa vào cơ quan sinh thực: Độ lớn của tràng hoa, độ rộng của tràng
hoa, số tràng hoa, đài hoa, nhụy hoa, số lượng quả,…



13
- Dựa vào đặc tính sinh hoá: Chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin biến
động trong phạm vi nhất định (giáo trình cây chè: Lê TấtKhương - Hoàng
Văn Chung - Nxb Nông Nghiệp)
2.1.3.2. Phân loại

Dựa vào những nghiên cứu khoa học đã kết luận: Cây chè nằm trong hệ
thống thực vật.
- Ngành hạt kín: Angispenmae
- Lớp 2 lá mầm: Dicotyledonae
- Bộ chè: Theales
- Họ chè: Camellia (Thea)
- Loài: Camellia (Thea) Sinenis
Từ những năm 1753 đến nay có rất nhiều cách đặt tên nhưng hiện nay
tên khoa học của chè được công nhận là: Camellia sinenis (L) OKVTRE hoặc
Thea Sinenis (L).
Căn cứ vào đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh thực, đặc điểm
thực vật học, đặc tính sinh lý sinh hoá, tính chống chịu,…Tác giả
Conhensturat (1919) Chiacallisainensis (L) đã chia ra 4 thứ chè.Đây là bảng
phân loại được nhiều người công nhận nhất.
- Chè trung quốc lá nhỏ (camelliasinensis - var - bohea)
- Chè trung quốc lá to (camelliasinensis - var - macrophylla)
- Chè shan (camellia - var - shan)
- Chè Atxan (Ấn Độ): (cameliasinenis - var - axtmica)
Hiện nay 4 thứ chè trên đều có ở Việt Nam, nhưng phổ biến nhất là chè
Trung Quốc lá nhỏ (chè trung du), chè Trung Quốc lá to và chè shan .
2.1.3.3. Sự phân bố của cây chè
Nguyên sản cây chè ở vùng nhiệt đới, tuy nhiên bằng các con đường lai
tạo, chọn lọc, nâng cao kỹ thuật canh tác mà cây chè được trồng ở cả những
nơi khá xa so với nguyên sản của chúng.



14
Sự phân bố của cây chè chịu ảnh hưởng rất nhiều vào điều kiện tự nhiên
và điều kiện khí hậu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Chè được phân bố chủ

yếu ở Châu Á cụ thể là các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Silanka,
Inđônêxia và Việt Nam, nơi có điều kiện nóng ẩm. Cho đến nay quá trình
trồng trọt nhờ tác dụng của khoa học kỹ thuật như: Chọn tạo giống, kỹ thuật
canh tác, chăm sóc,…Mà cây chè được trồng ở khắp châu lục.
Sự phân bố của cây chè theo độ cao đã tạo nên vùng chè với các giống
khác nhau và chất lượng cũng khác nhau các nhà khoa học cho rằng: Dù trồng
ở nơi có độ cao, thì chất lượng chè tốt hơn so với chè trồng ở vùng thấp, chè
trồng ở Hoàng Sơn (An Huy - Trung Quốc), Sư Tử Long (Triết Giang - Trung
Quốc) có độ cao lớn hơn so với mặt nước biển có chất lượng nổi tiếng trên thế
giới.
Ở Việt Nam chè được trồng chủ yếu ở các vùng:
- Vùng chè tây Bắc.
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn.
- Vùng chè Bắc Trung bộ.
- Vùng chè Tây Nguyên.
Ngoài ra chè còn được trồng ở các vùng duyên hải miền Trung như:
Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi…Ở những vùng này chè trồng với trình
độ và cách chế biến chưa phát triển.
2.2. Sự hấp thụ dinh dưỡng qua lá.
Hầu hết dinh dưỡng xâm nhập vào cây qua hệ thống rễ. Tuy nhiên, khả
năng hấp thu của bộ rễ bị giới hạn hoặc bị ngăn cản trong một thời gian, do đó
không đủ cung cấp theo nhu cầu của cây. Những điều kiện của đất không
thuận lợi cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng như:
- Điều kiện thời tiết khiến sự hoạt động của rễ kém. Nhiệt độ thấp quanh
vùng rễ trong thời kì ra hoa và đậu trái. Hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao



15
cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự

phân phối các dưỡng chất bất động.
- Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (quá khô)
- Nhu cầu dinh dưỡng ở đỉnh cao: Trong suốt thời kỳ phát triển nhanh,
nhu cầu dinh dưỡng vượt quá khả năng cung cấp mặc dù đất trồng rất màu
mỡ.
- Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế
nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch
dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.
Chính vì vậy, ta cần tìm ra một cách bón phân mới hiệu quả hơn tiết
kiệm hơn. Bón phân qua lá là kỹ thuật cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng qua
lá. Kỹ thuật này được phát hiện từ những người làm vườn ở Châu Âu từ thế
kỷ thứ 17 và phải hơn 1 thế kỷ sau nó mới trở thành đối tượng nghiên cứu của
các nhà khoa học. Nhưng chỉ những năm gần đây, khi các phương pháp đánh
giá quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá phát triển thì công việc nghiên
cứu và ứng dụng bón phân qua lá mới được phát triển mạnh. Hiện nay, các
nghiên cứu và ứng dụng về các loại phân lỏng và vai trò của bón phân qua lá
đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ.
Các chất dinh dưỡng qua vẩy và lông trên mặt lá thấm vào lá, tới các mô,
qua màng bán thấm của tế bào, đẩy mạnh quá trình đồng hóa và vận chuyển
chất trong quá trình phát triển của cây, từ cơ sở đó góp phần giúp câysinh
trưởng phát triển tốt cho năng suất cao. Với kỹ thuật nguyên tử đánh dấu
người ta còn thấy cây có thể hút dinh dưỡng qua thân và cành.
2.3. Vai trò của phân bón lá đến năng suất và chất lượng cây trồng.
Từ thế kỉ 19 phân bón qua lá đã được chú ý phát triển, vì được coi là một
tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả nhanh và có lợi ích về kinh tế mặc dù phun phân
qua lá không thể thay thế việc bón phân qua rễ. Vì khó có thể đạt năng suất
cao mà chỉ phun phân qua lá và ngược lại. Các chất dinh dưỡng hòa tan trong




16
nước với một tỉ lệ thích hợp có thể sử dụng để phun lên lá ở thời điểm thích
hợp, tùy loại cây, điều kiện đất đai và khí hậu. Bón phân qua lá có một vai trò
ngày càng gia tăng trong dinh dưỡng cây trồng và đã được nông dân áp dụng
từ nhiều năm nay khắp nơi trên thế giới, mặc dù thông tin về lĩnh vực này trên
các tài liệu khoa học còn hạn chế. Chỉ tới thời gian gần đây, các nhà khoa học
mới chú tâm tới và điều này đã được chứng kiến bởi hàng trăm chuyên gia
tham dự một hội nghị quốc tế chuyên đề về bón phân qua lá .
Cung cấp (phổ biến là bằng cách phun) chất dinh dưỡng trong phân bón
qua lá được sử dụng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm làm
tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Bằng cách cung cấp phân bón qua lá, hiệu
quả sử dụng phân bón có thể tăng từ 8 - 20 lần so với bón phân qua gốc, ngoài
ra cung cấp phân qua lá còn là biện pháp trợ giúp cây trồng chống lại sự thay
đổi và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
Bón phân qua lá có những lợi thế hơn bón phân qua đất như:
+ Hiệu quả đối với cây rất nhanh, chỉ sau vài giờ đã cho thấy thể hiện,
cho nên chúng ta có thể cung cấp dinh dưỡng kịp thời.
+ Trong điều kiện cây gặp khó khăn trong việc hút dinh dưỡng qua rễ,
như bị hạn, đất có vẫn đề, bộ rễ bị bệnh bị tổn thương, cuối giai đoạn sinh
trưởng của bộ rễ phương pháp phun phân bón lên lá sẽ khắc phục những
khó khăn đó, cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng
+ Hiệu quả sử dụng phân bón lá rất cao, có thể lên tới 90-95%, trong khi
bón phân qua đất hiệu quả chỉ được 40- 45%.
+ Sự gia tăng năng suất ngoài mong đợi sau khi áp dụng bón phân qua lá
là do sự liên hợp dẫn đến gia tăng sự hấp thụ dinh dưỡng từ bộ rể. Sự gia tăng
này là do bón phân qua lá tạo nên sự cân bằng các chất dinh dưỡng bị thiếu,
mà đó là giới hạn sự quang hợp và sản xuất sinh học (bairre và Baieerora,
1999). Ngoài ra phân bón qua lá còn gia tăng khả năng chống chịu sâu bệnh
và tuyết lang .




17
+ Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh
dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phối trí
dinh dưỡng bên trong cây. Điều này thường xảy ra nhất trong những vùng
trọng điểm của các loại trái cây lớn hoặc các chùm đậu và liên quan tới cả hai
sự kiện là nhu cầu tập trung cao độ vào một vùng chuyên biệt nhiều nguyên tố
trong trái cây như N và K.
2.4. Tình hình sản xuất phân bón lá trên thế giới và Việt Nam.
Trong xu hướng phát triển mới, nền nông nghiệp chủ yếu bằng phân bón
vô cơ sẽ được thay thế dần bằng nền nông nghiệp bền vững, ở đó phân bón
được sử dụng có hiệu quả nhiều hơn, không để các chất dinh dưỡng dư thừa
gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ, không sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật đọc hại tới môi trường và con người, tăng chất
lượng sản phẩm nông nghiệp. Xu hướng phát triển này đã trở thành yêu cầu
và động lực cho sự phát triển các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất
tăng trưởng hữu cơ cũng như các phương pháp sử dụng phân bón mới có hiệu
quả.
Mặt khác, trong khi giá thành phân bón hữu cơ hiện nay càng ngày càng
tăng cao làm cho người nông dân không có đủ khả năng mua phân bón, mà
nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng ngày càng cao. Trước tình hình đó
các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm cách nghiên cứu ra loại phân bón có thể
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng mà giá thành lại rẻ.
Đầu thế kỷ 20, các nước tiên tiến đã nghiên cứu và phát triển các loại
phân bón qua lá, đó là loại phân bón hữu cơ được chiết xuất từ nguồn thủy,
hải sản. Loại phân bón này có nhiều ưu việt hơn hẳn các loại phân truyền
thống. Ở châu Á Thái Lan và Trung Quốc là hai nước chú trọng sử dụng các
sản phẩm hữu cơ này trong sản xuất nông nghiệp.
Năm 1999, hãng Globlresoures Deve Logmen của Hoa Kỳ bắt đầu nhập

vào nước ta chế phẩm phân bón lá của họ. Người nông dân sử dụng phân bón



18
qua lá cho cây trồng thấy hiệu quả rất tốt dễ bảo quản. Nhưng giá thành quá
cao, đầu vào của cây trồng không chấp nhận nổi, người Nông dân vẫn phải
tiếp tục dùng các loại phân bón tự nhiên truyền thống để chăm sóc cho cây
trồng và phải đợi các nhà khoa học nghiên cứu, sản xuất thành công phân bón
qua lá, lúc đấy người nông dân mới đủ sức mua. Hiện nay, việc sử dụng các
loại phân bón như thế trên đồng ruộng với tất cả các loại cây trồng đang được
phổ biến rộng rãi, góp phần bổ sung sự thiếu hụt phân bón tự nhiên để giữ gìn
sự ổn định năng suất cây trồng.
Trong thời gian gần đây, kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của cây
trồng đã mang lại những bước nhảy vọt trong nông nghiệp. Trong đó, có việc
nghiên cứu sử dụng thành công các loại phân bón qua lá cho cây trồng.
Ở Việt Nam chỉ sau một năm đã có hàng loạt các loại sản phẩm ngoại
nhập như: Penspao, Đặc đa thu, Phabenla và sản xuất trong nước như
Komic, Địa sinh kim, Futonic được dùng trên đồng ruộng góp phần tăng
năng suất nhiều cây trồng, trong đó có cây chè.
Từ năm 1994, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam gồm Franco - Pacific
đưa Phabenla vào sử dụng rộng rãi ở Thái Bình, Hà Tây, Hải Dương, Hưng
Yên, Nam Định Phabenla đã được hội đồng khoa học kỹ thuật Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là 1 tiến bộ kỹ thuật nông Nghiệp.
Phabenla được sản xuất trên nền các chelat, công ty thuốc sát trùng Việt Nam
đã nghiên cứu sản xuất phân bón lá Supermix trên nền các chelat và các chất
kích thích sinh trưởng, cung cấp loại phân bón lá chất lượng cao giá thành
cao. Sau 2 năm khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả Supermix trên các loại cây
trồng như: Lúa, đậu tương, dưa chuột, cà chua của trung tâm nghiên cứu
đất, nước, phân bón (Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng) và các phòng Nông

Nghiệp Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn, Từ Liêm, Đan Phượng (Hà Nội), Mỹ
Vận, Tiên Lữ (Hưng Yên), Hoa Lư (Ninh Bình), Đông Hưng (Thái Bình)
Đến tháng 10/1997 hội đồng khoa học kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã công nhận và cho phép Supermix được sử dụng trong nông
nghiệp. Supermix sử dụng trên chè (Đại Từ - Thái Nguyên) ở các công thức



19
phun cho chè đều tăng mật độ búp, năng suất tăn từ 16,4 – 37,5 %, trong khi
đó Komic tăng 15% . Nhưng dùng Supermic tỷ lện hao ít hơn, búp chè nhỏ ít
gẫy vụn.
Theo Viện Công nghệ xạ hiếm (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã nghiên
cứu chế biến thành công một số loại phân bón chế phẩm vi lượng từ đất hiếm
làm tăng năng suất chè, trong đó có chế phẩm phân bón qua lá. Các loại chế
phẩm này đã được thử nghiệm trong vườn ươm giống và thâm canh chè tại
một số nông trường chè và khảo nghiệm tại viện nghiên cứu chè với liều
lượng bón thích hợp cho kết quả như sau: năng suất búp tăng từ 10 – 28,4%
và tỷ lệ búp loại A tăng 33%, sản phẩm chè không có mùi lạ, hương vị chè
thơm hơn, độ đắng giảm.
Từ nguồn nguyên liệu phế thải, giá rẻ như da thải động vật, rong biển, cá
biển……. Tiến sỹ Đặng Xuân Toàn và đồng nghiệp (công ty cổ phần Kỹ
thuật môi trường) đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất phân bón
chất lượng cao. Đó là dây chuyền sản xuất phân bón lỏng bằng công nghệ
sinh học tiên tiến là thủy phân bằng ezim các phế thải giàu protein tương đối
toàn diện. Với thiết bị và nguyên liệu có sẵn, các nhà khoa học trong công ty
đã cho ra đời loại phân bón lá AgroDream “ M” và AgroDream “ D ” . Qua
khảo nghiệm, chè được dung AgroDream “ D ” cho mật độ búp tăng 13,73%
so với chè dùng các loại phân bón khác và tăng 5,65% lượng búp so với chè
dùng loại phân bón lá khác khi dùng phân bón lá AgroDream “ M” .Năm

2008, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã quyết định cho sản xuất,
kinh doanh loại phân bón lá mang nhãn hiệu AgroDream. Đây là loại phân
bón lá đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay, sản xuất bằng phương
pháp thủy phân ezim từ cá và rong biển. Sản phẩm có chất lượng tương
đương với các sản phẩm nhập ngoại.
Việc khảo nghiệm một số loại phân bón lá trên chè tại Trường Đại Học
Nông Lâm là sự kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, có ý nghĩa trong sản
xuất thực tiễn.
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên Thế giới và Việt Nam
2.5.1. Trên Thế giới



20
Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời khoảng 4000 năm. Ngày nay, chè là
thức uống lý tưởng, chủ yếu và rất phổ biến trên toàn thế giới. Ngoài việc là
thứ nước giải khát, uống chè còn là một nét văn hóa với nghi thức trang trọng
và thanh tao trà đạo.
Hàng tỷ người sử dụng chè làm thứ nước uống hằng nhày, ngay cả các
nước tây Âu số người chuyển từ cà phê sang chè ngày càng nhiều.
Theo PGS. Đỗ Ngọc QUỸ (2008) [10] quốc gia đầu tiên phát triển chè
là Trung quốc, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào những năm 805 sau
công nguyên, vào Idonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm 1780 sang Nga năm
1833, Malayxia năm 1914, đến năm 1920 sang Châu Phi ở các nước như:
kenia, Malavi, Ghine… Ngày nay, trên thế giới có khoảng 50 quốc gia trồng
chè. Chè được trồng nhiều nhất ở châu Á, sau đó đến Châu Phi, trong đó có
khoảng 30 nước có nền sản xuất chè phát triển, phân bố từ 33 độ đến 49 độ vĩ
nam, tập trung chủ yếu ở châu á và châu Phi . Theo FAO (2013) thì tình hình
sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới tính đến năm 2012 như sau:
2.5.1.1. Diện tích

Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2008 - 2012
(Đơn vị tính: ha)
Tên nước
Năm
2008 2008 2010 2011

2012
Trung Quốc 1.298.374 1.298.374 1.419.530 1.514.000

1.513.000
Ấn Độ 578458 578458 583.000 580.000 605.000
Sri LanKa 221969 221969 218300 221.969 221.969
Kenya 157700 157700 171900 187.855 190.600
Việt Nam 108.800 108.800 113.200 114.800 115.964
Indonexia 106.948 106.948 107.800 127.000 122.500
Turkey 75826 75826 75851 75.890 75.860



21
( Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)[15]
Tính đến năm 2012.diện tích chè trên toàn thế giới đạt 3.275.991 ha.
Trong đó Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất với 1.513.000ha,
chiếm 46.18% diện tích toàn thế giới.
Tiếp đó là Ấn Độ đứng thứ hai với 605.000 ha,chiếm 18.46% so với thế
giới. Đứng thứ ba là Sri lanka với diện tích 221.969 ha, chiếm 6.7%. Diện tích
chè tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á vói khoảng 88% diện tích, đây cũng
là nơi phát sinh ra cây chè.
2.5.1.2. Năng suất:

Bảng 2.2: Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2008 – 2012.
Đơn vị: tạ khô/ha/năm
Tên nước
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Trung Quốc

9,820 10,416 10,338 10,834 11,334
Ấn Độ 17,063 17,005 17,001 16,668 16,529
Sri LanKa 14,358 13,065 12,932 14,754 14,867
Kenya 21,928 19,830 23,211 20,117 19,381
Việt Nam 15,947 16,670 17,532 17,997 18,704
Indonesia 14,105 12,992 13,915 11,606 12,253
Myanmar 3,771 3,935 4,219 3,992 4,051
Myanmar 76.900 76.900 76.800 79.343 79.000
Bangladest 58.005 58.005 59.700 56.670 58.000
Nhật 48.000 48.000 46.800 46.200 45.900
Thế giới 2.967.935 2.967.935 3.123.561 3.256.762

3.275.991



22
Bangladest 10,172 10,085 10,050 10,676 10,603
Japan 20,104 18,182 18,162 20,565 18,715
Thế giới 14,190 14,152 14,464 14,336 14,707
( Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)[15]
Năng suất chè thay đổi qua các năm nhưng không đáng kể. Trung Quốc

có diện tích lớn nhất nhưng năng suất chỉ đạt 11,334 tạ khô/ha/năm, tăng
8,66% so với năm 2008. Kenya là nước có năng suất chè lớn nhất đạt 19,318
tạ khô/ ha/năm, cao hơn 40,35% năng suất chè trung bình thế giới ( Năng suất
trung bình chè thế giới đạt 14,707 tạ khô/ha/ năm). Đứng thứ hai là Việt Nam
với 18,704 tạ khô/ ha/ năm cao hơn 25,54 % năng suất chè trung bình thế
giới.
2.5.1.3. Sản lượng
Bảng 2.3: Sản lượng chè của thế giới và một số nước trồng chè
chính từ năm 2008 - 2012
(Đơn vị tính: tấn)
Tên nước
Năm
200
8
2009 2010
201
1
201
2
Trung Quốc 1,257,384

1,375,780 1,467,467 1,640,310

1,714,902

Ấn Độ 987,000 972,700 991,180 966,733 1,000,000

Sri LanKa 318700 290000 282300 327,500 330,000
Kenya 345800 314100 399000 377,912 369,400
Việt Nam 173,500 185,700 198,466 206,600 216,900

Indonexia 150,851 146,440 150,000 142,400 150,100
Turkey 198046 198601 235000 221,600 225,000
Myanmar 29,000 30,500 32,400 31,670 32,000



23
Bangladest 59,000 59,500 60,000 60,500 61,500
Nhật 96,500 86,000 85,000 95,012 85,900
Thế giới 4,211,397

4,242,280 4,518,060 4,668,968

4,818,118

( Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)[15]
Mặc dù diện tích chè tăng không lớn nhưng nhờ các nước tập trung đầu
tư vốn cũng như kỹ thuật để thâm canh tăng nhanh năng suất nên tổng sản
lượng chè từ năm 2008 đến năm 2012 đã tăng đáng kể. Sản lượng chè thế giới
năm 2012 đạt 4.818.118tấn tăng 17,37% so với năm 2008. Trung Quốc là
nước có sản lượng chè cao nhất đạt 1,714.902tấn chiếm 26,76% tổng sản
lượng toàn thế giới. Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới và đạt 216.900 tấn
chiếm 4,42% tổng sản lượng chè toàn thế giới.
2.5.1.4. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh
doanh chè thuộc Tổ chức Nông Lương Quốc tế, đến những năm cuối thế kỷ
20 đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có
người uống chè trong đó có khoảng 170 nước có nhiều người uống chè. Năm
2005 chè đen tiêu thụ trên thế giới ước đạt 2,67 triệu tấn, tăng trung bình hàng
năm là 2,8%. Trong đó mức tăng chủ yếu tập trung ở các nước phát triển đạt

1,95 triệu tấn tăng 3%. Tiêu thụ chè đen của các nước phát triển cũng đạt mức
tăng hàng năm là 2,2%, đạt 719.000 tấn. Đặc biệt tiêu thụ chè đen của Ấn Độ
tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 832.000 tấn, tăng trung bình 3,2% [15] (theo FAO
Stat Citation 2006) [19].
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, các nước tiêu thụ chè hàng
năm thường phải nhập khẩu chè bao gồm 115 nước: 34 nước Châu Phi, 29
nước Châu Á, 28 nước Châu Âu, 19 nước Châu Mỹ và 5 nước Châu Đại
Dương.
Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
đạt 2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế
giới. So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng



24
trung bình 16,89%. Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
năm 2008 là Nga (510,6 triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô
la), Nhật Bản (182,1 triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la).
Trong khi đó,tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế
giới đạt gần 3.5 tỉ đô la Mỹ, tăng 18.8% so với cùng kỳ năm 2007. Danh sách
các nước trong bảng xếp hạng top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới
năm 2008 không có nhiều thay đổi so với năm 2007 với ba nước dẫn đầu là
Sri Lanka (đạt 1,2 tỉ đô la), Trung Quốc (682,3 triệu đô la) và Ấn Độ (501,3
triệu đô la) [19].
Theo Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), năm 2009 nguồn cung
chè thế giới có thể giảm nhẹ so với năm 2008 do ảnh hưởng của thời tiết xấu
đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè. Như tại Kenya,
nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2009 đang
phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, làm sản lượng chè giảm mạnh. Sản
lượng chè thu hoạch của Kenya trong bốn tháng đầu năm nay đã giảm 50% so

với cùng kỳ năm 2008. Tình trạng tương tự cũng xảy ra Sri Lanka, khiến sản
lượng chè của nước này năm 2009 được dự báo sẽ giảm so với năm 2008
[15].
Về thị trường tiêu thụ, theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 -
2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng
trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga,
Pakistan, Mỹ, Nhật Bản sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè
toàn thế giới vào năm 2010. Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn
lên 150.000 tấn; Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm
[15].
Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng
nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu
dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây,
nước ngọt mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè,đặc biệt
là những loại chè có chất lượng trung bình.



25
Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng
nhu cầu tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2009,tại các thị trường
này, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng
các sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống,chè uống liền,chè chế biến
đặc biệt. Như tại Nga,(một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế
giới),với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1 ki lô gam chè/người/năm.
Trong giai đoạn 2009-2010, nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ
223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3%. Tuy nhiên,
mức tiêu thụ chè đen (loại chè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ
trong xu hướng suy giảm.Tỷ lệ chè xanh,chè hoa quả,chè làm từ các loại cây
thảo mộc sẽ có xu hướng gia tăng.

Các thị trường khác như Ai Cập,Iran,Iraq nhu cầu tiêu dùng chè cũng
tăng.
Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang
chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống
liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thích
dùng các sản phẩm chè truyền thống.
2.5.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
2.5.2.1. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu.Nhưng cây chè được khai thác
và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay.
Với 3/4 diện tích là đồi núi, lại thêm khí hậu nhiệt độ nóng ẩm, Việt
Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát
triển.Tuy nhiên, ở nước ta sản xuất chè chỉ thực sự bắt đầu từ sau những năm
1925 [5].
Trước năm 1982, nhân dân Việt Nam chủ yếu dùng chè dưới dạng chè
tươi, chè nụ.Sau khi người pháp chiếm đóng Đông Dương thì cây chè mới
được chú ý khai thác. Cây chè Việt Nam được chính thức khảo sát và nghiên
cứu vào năm 1885 do người pháp tiến hành [5]. Lịch sử phát triển cây chè ở
Việt Nam được chia ra làm các giai đoạn sau:

×