Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.21 KB, 69 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LƯU THỊ DUYÊN



Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI
LANG HOÀNG LONG VỤ XUÂN 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Khóa học : 2010 - 2014





Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LƯU THỊ DUYÊN



Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI
LANG HOÀNG LONG VỤ XUÂN 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Lớp : K42 Trồng trọt

Khóa học : 2010 - 2014


Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Thị Mai Thảo
PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng
Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


Thái Nguyên, 2014

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là khâu vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước khi ra trường. Vì trong quá trình thực tập chúng ta được củng cố lại
những kiến thức đã học, cũng như phương pháp vận dụng những kiến thức đó
vào lao động thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc học
tập, tạo tiền đề cho sinh viên có kiến thức đầy đủ để sự nghiệp phát triển nền
nông nghiệp nước ta trong thời kì đổi mới.
Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Nông học, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, em tiến hành chuyên đề thực tập: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của
khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên”
Qua bài báo cáo khóa luận em xin chân thành cảm ơn tới ban giám hiệu
nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông học. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự
quan tâm giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Mai Thảo và thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Viết Hưng đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết của em còn có hạn nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài. Em mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 8 tháng 6 năm 2014

Sinh viên



Lưu Thị Duyên




BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 CT Công thức
2 DT Diện tích
3 Đ/c Đối chứng
4 ĐH Đại học
5 KLTB Khối lượng trung bình
6 NS Năng suất
7 NST Ngày sau trồng
8 NSTL Năng suất thân lá
9 NSSK Năng suất sinh khối
10 SL Sản lượng
11 STT Số thứ tự

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn 2007 - 2011 10
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 15
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai lang của các

n
g
năm 2010
-
2011
16
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất khoai lang tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 -
2011 20
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên năm 2014 28
Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm 30
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến bén rễ, hình thành củ,
ngày phủ luống khoai lang sau trồng 31
Bảng 4.4: Khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm
sau trồng 80 ngày 33
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến đường kính thân khoai
lang 33
Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng chiều dài dây khoai lang ở các công thức thí
nghiệm 34
Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của khoai lang ở các
công thức thí nghiệm 37
Bảng 4.8: Năng suất sinh khối và năng suất củ thương phẩm của khoai lang ở
các công thức thí nghiệm 40
Bảng 4.9: Chỉ số T/R qua các thời kỳ của cây khoai lang ở các công thức thí
nghiệm 41
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu về chất lượng của khoai lang ở các công thức thí

nghiệm 42
Bảng 4.11: Khả năng chống chịu sâu bệnh của khoai lang ở các công thức thí
nghiệm 43
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh
trưởng của cây khoai lang 35
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn năng suất thân lá và năng suất củ của giống khoai
lang ở các công thức thí nghiệm 38

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 3
1.2.1. Mục đích của đề tài 3
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Nguồn gốc, lịch sử và giá trị sử dụng của cây khoai lang. 5
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại khoai lang 5
2.1.2. Lịch sử phát triển cây khoai lang 7
2.1.3. Sử dụng khoai lang 8
2.1.3.2. Phi ẩm thực 9
2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu kĩ thuật bón phân cho khoai lang trên thế
giới 9
2.2.1. Tình hình sản xuất 9
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu phân bón cho khoai lang ở

Việt Nam
14
2.3.2. Nghiên cứu về phân bón cho khoai lang ở trong nước 17
2.4. Tình hình sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên 20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
3.3. Nội dung nghiên cứu 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1. Thu thập số liệu liên quan đến đề tài 22
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 23
3.4.3. Quy trình thí nghiệm 23
3.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 24
3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây khoai lang 28
4.1.2. Lượng mưa 29
4.1.3. Độ ẩm 29
4.1.4. Giờ nắng 29
4.1.5. Bốc hơi 29
4.1.6. Ánh sáng 29
4.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng của khoai lang thí nghiệm
vụ xuân năm 2014 tại Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. 30
4.2.1. Tỷ lệ sống của khoai lang ở các công thức phân bón khác nhau 30
4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến các giai đoạn của khoai lang
31
4.2.3. Nghiên cứu khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí
nghiệm 32
4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến đường kính thân khoai lang . 33

4.3. Kết quả nghiên cứu động thái tăng trường chiều dài dây khoai lang 34
4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của khoai lang ở các công
thức thí nghiệm
36
4.5. Năng suất sinh khối và năng suất củ thương phẩm của khoai lang 39
4.6. Chỉ số T/R của cây khoai lang qua các thời kỳ 41
4.7. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về chất lượng của khoai lang ở các
công thức thí nghiệm 42
4.8. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh của khoai
lang 43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1. Kết luận 47
5.2. Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoai lang (Ipomoea batatas.L) là một loại cây có địa bàn phân bố rộng,
thích ứng các điều kiện nhiều vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là các vùng
nhiệt đới và ôn đới, tập chung ở nhiều Châu lục trong đó Châu Á cũng được
trồng nhiều ở một số nước như (Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philipines,
India) là những nước sản xuất khoai lang chống tình trạng suy dinh dưỡng.
Đồng thời khoai lang cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước
trên thế giới. Ngoài ra khoai lang còn là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để
chế biến thức ăn cho gia súc, bánh kẹo… Lợi ích của việc trồng khoai lang
là cây dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, phù hợp khả năng
kinh tế với nhiều hộ nông dân nghèo, thiếu lao động, tận dụng đất. Khoai lang
đạt năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và đúng quy trình

canh tác. Khoai lang được nông dân trồng nhiều vì có khả năng sử dụng tốt
các loại chân đất cho năng suất cao và ổn định.
Thành phần củ khoai lang tươi chứa 68% nước, 0,8% protit, 28,5%
gluxit, 34 mg canxi, 50 mg phốt-pho, 23 mg vitamin C. Thành phần khoai
lang khô: 11% nước, 2,2% protit, 80% gluxit. Những nghiên cứu gần đây cho
biết, giống khoai lang tím có polyphennol chứa anthocyamin có tác dụng
khoáng ô xy hóa rất mạnh, có khả năng kiềm chế đột biến của tế bào ung thư,
hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch, có công năng làm đẹp. Cây khoai
lang có sắc tố có thể bào chế chất nhuộm màu thực phẩm thiên nhiên thay sắc
tố tổng hợp nhân tạo. Khoai lang có chứa nhiều loại vitamin A, B, C, E và các
khoáng chất K, Ca, Mg, Fe, Se… giàu chất xơ thực phẩm. Tổ chức FAO của
Liên Hợp Quốc đã đánh giá khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất của
thế kỉ 21, đang được thị trường thế giới rất ưa chuộng.
Khoai lang có rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, vị ngọt có thể sử dụng củ
để ăn tươi, thái lát phơi khô, chế biến tinh bột dùng làm lương thực, thức ăn
chăn nuôi, thân lá có thể làm rau xanh. Ngoài ra khoai lang có thể chế biến
các sản phẩm tinh bột biến tính, các sản phẩm hóa công, các sản phẩm lên
men thủy phần được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp thực

2
phẩm, dệt, giấy, vật liệu xây dựng, cao su nhân tạo…. Hiệu suất sản xuất
ethanol sinh học từ cây khoai lang cao hơn hẳn mía đường, cao lương, ngô,
sắn, và khoai tây. Khoai lang rất dễ trồng, nhân giống bằng dây, ít bị sâu,
bệnh. Với những ưu việt như vậy, nên cây khoai lang ngày càng được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm để đưa cây khoai lang trở thành cây trồng chính
trong nền sản xuất nông nghiệp.
Vùng Trung Du và miền núi phía Bắc là vùng có tiềm năng lớn về phát
triển nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, nông lâm nghiệp của vùng có
nhiều thay đổi nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước và địa
phương. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ dân trí, điều kiện địa lý, giao thông

và tập quán canh tác lạc hậu… nên vùng Trung Du và miền núi phía Bắc vẫn
là vùng chậm phát triển (Tây Bắc: 33%, Đông Bắc: 21%). Hiện nay, vùng
đang phải tập trung giải quyết nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế như: Vấn
đề an toàn lương thực và bảo tồn phát triển nguồn tài nguyên về đa dạng sinh
học Giải quyết vấn đề trên cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc
phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và
trình độ canh tác của người dân nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản
xuất hàng hóa, tăng thu nhập được ưu tiên hàng đầu.
Cây khoai lang từ lâu đã gắn liền với những người nông dân nghèo ở
vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt từ xưa người dân đã đánh giá cây
khoai lang có khả năng thích ứng rộng, kỹ thuật trồng đơn giản, có thể phát
triển tốt trong vụ đông và vụ xuân. Tuy nhiên để cây khoai lang đạt năng suất
cao, chất lượng tốt cần phải đánh giá, lựa chọn được lượng phân bón cho
giống khoai lang mới cũng như quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp với điều
kiện từng tiểu vùng sinh thái. Hiện nay, tuy diện tích trồng khoai lang của
vùng Trung Du và miền núi phía Bắc đứng thứ 2 trong 6 vùng trồng khoai của
cả nước (37.700 ha), nhưng vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ tiêu
dùng tại chỗ. Năng suất khoai lang của vùng rất thấp (đạt 66,5 tạ/ha, đứng thứ
5/6 vùng), bằng 71% năng suất bình quân của cả nước, bằng 30,3% năng suất
của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những thách thức lớn trong phát
triển khoai lang.

3
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng: Năng suất khoai lang thấp chủ
yếu là do chưa có chế độ dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sinh thái và cơ
cấu mùa vụ của từng địa phương, các biện pháp thâm canh tổng hợp chưa
được chú trọng đúng mức.
Vậy để tăng được năng suất và sản lượng khoai lang các tỉnh miền núi
phía Bắc ngoài việc đánh giá các yếu tố kinh tế xã hội, thị trường để quy
hoạch thì cần phải xác định được mức phân bón phù hợp, với điều kiện sinh

thái của từng địa phương và tiến hành đồng bộ các khâu kỹ thuật then chốt
như: Phân bón, thời vụ, mật độ trồng… cho từng nhóm giống theo mục đích
sử dụng nhằm tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế của cây khoai lang. Xuất phát
từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất
của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu tìm ra được tổ hợp phân bón thích hợp với sự sinh trưởng
phát triển và năng suất của khoai lang Hoàng Long vụ Xuân 2014 trồng tại
Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, phát triển của khoai lang trên các
công thức thí nghiệm.
- Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức.
- Tình hình sâu bệnh hại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Xác định được tổ hợp phân bón thích hợp với năng xuất khoai lang
Hoàng Long vụ Xuân 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ các tổ hợp phân bón này từ đó có thể
khuyễn cáo cho bà con nông dân sản xuất.

4
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Qua kết quả nghiên cứu xác định được công thức bón phân phù hợp
với sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên và đánh giá hiệu quả kinh tế của các
công thức bón. Từ đó khuyến cáo ra sản xuất.







5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc, lịch sử và giá trị sử dụng của cây khoai lang.
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại khoai lang
Khoai lang (Ipomoea batatas (L) lam ) là một loại cây thân bò thuộc Họ
bìm bìm (Convolvulaseae). Chi khoai lang (Ipomoea) là Chi thực vật lớn nhất
trong họ bìm bìm (Convolvuaceae) với khoảng 500 loài thuộc thân thảo, cây bụi
hoặc dây leo. Các loài quan trọng trong Chi khoai lang Ipomoea gồm có:
- Khoai lang (Ipomoea batatas).
- Rau muống (I. aquatica).
- Khoai tây (Ipomoea lacunosa).
- Khoai tây Úc (I. costata).
Khoai lang là cây hai lá mầm thuộc chi Ipomoea, họ Convolvuaceae,
Purseglove J.W. 1974 (dẫn theo Nguyễn Viết Hưng và CS, 2010 [5]). Trong
số 50 chi và hơn 1000 loài thuộc họ này thì Ipomoea batatas là loài có ý nghĩa
kinh tế quan trọng, được sử dụng làm lương thực và thực phẩm. Số lượng loài
trong chi Ipomoea đã được xác định là hơn 400 loài, nhưng Ipomea batatas là
một loài cây trồng không tìm thấy ở dạng hoang dại. Nhiều nhà khoa học cho
rằng khoai lang được thuần hóa từ hơn 5000 năm trước. Nguồn gốc của khoai
lang còn chưa được thống nhất. Tuy nhiên các cứ liệu khảo cổ, ngôn ngữ học
và lịch sử học đã cho phép xác định nguồn gốc khoai lang là ở vùng Trung
Mỹ hoặc Nam Mỹ. Nghiên cứu của Obrien, 1972 (dẫn theo Nguyễn Viết
Hưng và CS, 2010 [5]) cũng khẳng định: Trung tâm chính xác khởi nguyên

của khoai lang là Trung hoặc Nam Mỹ. Austin D.F, cho rằng khoai lang có
nguồn gốc ở phía Bắc là quần đảo Yucatan và phía Nam là sông Orinoco với
các trung tâm thứ cấp có sự đa dạng cao ở Guatemala và Nam Peru. Khi
nghiên cứu về sự biến động ở Ipomoea batatas đã chỉ ra vùng có sự đa dạng
cao bao gồm Colombia, Equador và Bắc Peru.
Khoai lang có nguồn gốc nguyên thủy từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Hầu
hết các bằng chứng về khảo cổ học, ngôn ngữ học và sử học đều cho thấy
Châu Mỹ là khởi nguyên của cây khoai lang (Trung hoặc Nam Mỹ).

6
Theo Engel (1970) từ những mẫu khoai lang khô thu được tại hang
động Chilca Canyon (Peru) sau khi phân tích phóng xạ cho thấy có độ tuổi từ
8000 đến 10.000 năm.
Một bằng chứng nữa của các nhà khảo cổ học về cây khoai lang đã
được phát hiện tại thung lũng Casma của Peru có độ tuổi xấp xỉ 2000 năm
trước công nguyên (Ugent và Poroski 1983).
Bằng chứng về ngôn ngữ học cho thấy sự xuất hiện của cây khoai lang
tại vùng Mayan của Trung Mỹ khoảng giữa 2600 đến 1000 năm trước công
nguyên (Austin, 1977). Vì vậy khoai lang được coi là nguồn lương thực quan
trọng của người Mayan ở Trung Mỹ và người Péruvian ở vùng núi Andet
(Nam Mỹ).
Theo quan điểm của OBrien (1972) và ý kiến của Yen (1982) trung tâm
chính xác khởi nguyên của khoai lang là Trung hoặc Nạm Mỹ. Nhưng cây
khoai lang thực sự lan rộng ở Châu Mỹ khi người Châu Âu đầu tiên đặt chân
tới, Nguyễn Viết Hưng và CS (2010) [5].
- Phân loại
Khoai lang (Ipomoea (L) Lam) là cây hai lá mầm, thuộc Chi Ipomoea,
họ bìm bìm Convolvulaceae. Trong số hơn 1000 loài thuộc họ
Convolvulaceae thì loài Ipomoea batatas được trồng và sử dụng làm lương
thực và thực phẩm trên khắp thế giới, Võ Văn Chi và CS (1998) [2].

Các giống khoai lang trồng phổ biến hiện nay là thuộc loài Ipomoea
batatas, thuộc thể lục bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6X = 90, với bộ nhiễm sắc
thể cơ bản là X = 15, Mai Thạch Hoành (2004) [6].
Cây khoai lang tuy có nguồn gốc ở Châu Mỹ, nhưng chúng chỉ thực sự
lan rộng ở Châu lục này khi người Châu Âu đầu tiên đặt chân tới. Khoai lang
được du nhập vào Trung Quốc cuối thế kỷ 16, do khả năng thích ứng rộng và
dễ nhân giống, khoai lang đã được mở rộng ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ la
tinh vào thế kỷ 17 và 18. Hiện nay khoai lang được phân bố rộng rãi ở các
vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới và vùng ôn đới ẩm thuộc Châu Mỹ, Châu Phi,
Châu Á, Châu Âu từ 40° vĩ Bắc xuống 32
0
Nam. Ở vùng xích đạo khoai
lang còn được trồng ở độ cao 3000 m so với mặt biển. Trên thế giới có 115
nước sản xuất khoai lang (FAO, 2012 [14]), chủ yếu tại các nước đang phát

7
triển, trên các chân đất nghèo dinh dưỡng với chi phí đầu tư thấp. Năm 2010
toàn thế giới trồng 8,1 triệu ha khoai lang, sản lượng đạt trên 106 triệu tấn,
trong đó Châu Á đạt 88,5 triệu tấn, (bằng 83% sản lượng toàn bộ thế giới),
riêng Trung Quốc đạt 81,2 triệu tấn.
Ở Việt Nam khoai lang được du nhập từ thế kỉ 18, hiện nay ở Việt Nam
có nhiều giống khoai lang khác nhau như:
1. Giống khoai lang củ to, vỏ trắng hoặc vàng sẫm, nhiều tinh bột.
2. Giống khoai lang bí, củ dài, vỏ đỏ, ruột vàng tươi.
2. Giống khoai lang nghệ, củ dài, vỏ đỏ ruột vàng.
4. Giống khoai lang ngọc nữ, vỏ tím, ruột tím
5. Ở Đà Lạt có giống khoai lang đặc sản vỏ đỏ, thịt vàng, rất thơm ngon
6. Các giống khoai lang nhập nội: gần đây Việt Nam nhập nội một số
giống khoai lang tím từ Nhật Bản, Trung Quốc với chất lượng củ cao để xuất
khẩu củ.

Ở Việt Nam, theo các tài liệu cổ như sách “Thực vật bản thảo”, “Lĩnh
nam tạp kỷ” và “Quảng Đông tân ngữ” của Lê Quý Đôn (Viện Hán Nôm,
1995) [10], khoai lang có nhiều khả năng là cây trồng nhập nội và có thể được
đưa vào nước ta từ nước Lã Tông (đảo Luzon ngày nay) vào cuối đời Minh
cai trị nước ta.
2.1.2. Lịch sử phát triển cây khoai lang
Vào năm 1492 trong chuyến vượt biển đầu tiên Christopher Columbus
đã tìm ra Tân thế giới (Châu Mỹ) và phát hiện ra khoai lang được trồng ở
Hispaniola và CuBa. Từ đó khoai lang mới thực sự lan rộng ở Châu Mỹ và
sau đó được di thực đi khắp thế giới, Nguyễn Viết Hưng và CS (2010)[5].
Đầu tiên khoai lang được đưa về Tây Ban Nha, tiếp đó lan tới một số
nước Châu Âu và được gọi là Batatas (hoặc padada) sau đó là Spanish Potato
(hoặc Swet potato).
Các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đã du nhập cây khoai lang vào Châu
Phi (có thể bắt đầu từ Môdămbic hoặc Ănggôla), theo hai con đường từ Châu
Âu và trực tiếp từ vùng bờ biển Trung Mỹ, sau đó lan rộng sang Ấn Độ,
Nguyễn Viết Hưng và CS (2010)[5].
Các thương gia Tây Ban Nha đã du nhập cây khoai lang vào Philippin

8
vào Phúc Kiến (Trung Quốc) năm 1585. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng
khoai lang vào Trung Quốc có thể sớm hơn từ Ấn Độ hoặc Myanma.
Người Anh đã đưa khoai lang đến Nhật Bản vào năm 1615 nhưng đã
không phát triển được. Đến 1674 những người Tây Ba Nha đã du nhập cây
khoai lang vào các quần đảo Nam Thái Bình Dương qua chuyến đi vòng
quanh thế giới của Megenlăng 1521. Những người thám hiểm đầu tiên đã đặt
chân lên đảo Tây Tây Lan, Ha-oai và những đảo về phía Tây có những vị trí
rất tách biệt và từ đó trở thành cây lương thực cực kì quan trọng (Dixơn
1932). Cũng có giả thuyết cho rằng cây khoai lang đã được đưa đến Nam Thái
Bình Dương trước khi Magenlăng đặt chân đến. Mặc dù giả thuyết này hiện

nay vẫn còn bị nghi ngờ, Nguyễn Viết Hưng và CS (2010)[5].
Trong “Thảo mộc trang” có đoạn viết: “Cam thự (khoai lang) là loài củ
thuộc loài thử dự, rễ và lá như rễ khoai, củ to bằng nắm tay, to nữa bằng cái
bình, da tía, thịt trắng, người ta luộc ăn. Người vùng biển đào đất trồng khoai
đến mùa Thu đẫy củ, rỡ về thái nhỏ như gạo, tích trữ lương ăn, sống lâu trăm
tuổi (Bùi Huy Đáp 1984, Viện Hán nôm 1995).
Sách “Biên niên lịch sử Cổ Trung đại Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa
Học Xã Hội 1987) đã có ghi : “Năm 1558 (năm Mậu Ngọ), khoai lang từ
Philippin được đưa vào Việt Nam, trồng đầu tiên ở An Trường - Thủ đô tạm
thời của đời Lê Trung Hưng (Hậu Lê), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hoá”. Như vậy khoai lang đã có mặt ở Việt Nam cách đây khoảng gần
450 năm, Mai Thạch Hoành (2004) [6].
Cây khoai lang được trồng trong phạm vi rộng giữa vĩ tuyễn 40 độ Bắc
đến 32 độ Nam và lên đến độ cao 3000m so với mực nước biển. Tuy nhiên
cây khoai lang vẫn được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới Châu
Á, Châu Phi và Châu Mĩ La Tinh. Ngoài ra cũng có thể trồng được ở những
nơi có nhiệt độ cao thuộc vùng ôn đới.
2.1.3. Sử dụng khoai lang
2.1.3.1. Ẩm thực
Mặc dù lá và thân non cũng ăn được, nhưng các rễ củ nhiều tinh bột
mới là sản phẩm chính và quan trọng nhất từ khoai lang. Trong một số quốc
gia khu vực nhiệt đới, khoai lang là loại lương thực chủ yếu. Cùng với tinh

9
bột, củ khoai lang cũng chứa nhiều xơ tiêu hóa, vitamin A, vitamin C và
vitamin B6. Một số sản phẩm được chế biến từ khoai lang: Kẹo, mứt
khoai lang, bánh
2.1.3.2. Phi ẩm thực
Tại Nam Mỹ, nước lấy từ củ khoai lang đỏ trộn lẫn với nước chanh để
làm một loại thuốc nhuộm vải. Bằng cách thay đổi tỷ lệ thành phần của các

loại nước này mà người ta thu được các tông màu từ hồng tới tía hay đen.
Tất cả các phần của cây đều có thể sử dụng làm thức ăn (khô hay tươi) cho
gia súc.
2.1.3.3. Y học dân tộc
- Các rễ khí được sử dụng làm chất tăng tiết sữa.
- Lá được dùng làm điều trị bệnh đái tháo đường, sổ giun móc, điều trị
áp xe và cầm máu.
- Củ được dùng điều trị bệnh hen suyễn.
2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu kĩ thuật bón phân cho khoai lang
trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất
Theo tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO)
khoai lang là một trong 5 cây lấy củ chính (bao gồm: Sắn, khoai tây, khoai
lang, khoai mỡ, khoai sọ), khoai lang chiếm tỷ lệ 16,9% diện tích và 19,9% về
sản lượng.
Hiện nay có hơn 115 quốc gia trên thế giới đang trồng khoai lang với
tổng diện tích đạt xấp xỉ 8 triệu ha, năng suất đạt từ 12 đến 13 tấn/ha, với sản
lượng hơn 101 triệu tấn. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới từ năm
2007 đến năm 2011 được thể hiện ở bảng 2.1.

10
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn 2007 - 2011
Năm

Diện
t
íc
h

(ha)


Năng
s
u
ất

(
t

n
/
h
a
)

Sản lượng
(triệu
t

n
)

2007 8.153.509 12,41 101,162
2008 7.952.549 13,10 104,149
2009 8.189.169 12,62 103,348
2010 8.173.292 12,54 102,506
2011 7.953.196 13,11 104,260
Nguồn: Faostat 1/2013 [14]
Trong những năm gần đây diện tích trồng khoai lang trên thế giới có xu
hướng ổn định trong khoảng 8 triệu ha, năng suất khoai lang trên thế giới

cũng chưa tăng cao nên sản lượng cũng ổn định. Trong đó, nguyên nhân chính
là do năng suất, chất lượng khoai lang chưa được cải thiện, mặt khác trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người nông dân đã lựa chọn những cây
trồng có hiệu quả kinh tế cao để đầu tư thâm canh. Đặc biệt việc phát triển mở
rộng diện tích trồng khoai lang đi đôi với tiêu thụ và chế biến khoai lang chưa
được quan tâm đúng mức nên sản xuất khoai lang hầu như mang tính tự phát
chạy theo lợi ích kinh tế thời vụ, hàng năm nên đã dẫn đến sản xuất khoai lang
chưa phát triển bền vững và có xu hướng giảm dần.
Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nhiều khoai lang nhất trên thế
giới, năm 2011 đạt 3.490.425 ha, với năng suất là 21,6 tấn/ha và sản lượng đạt
cao nhất thế giới (75.567.929 tấn).
Một số tài liệu nước ngoài đề cập tới vai trò của cây có củ như một
trong những chỗ dựa quan trọng của nhân loại trong thế kỷ 21. Bởi hiện tại
tiềm năng cải tiến năng suất của cây có củ là rất lớn, trong khi đó mặc dù năng
suất của các cây ngũ cốc đã khá cao nhưng trong một phạm vi nào đó đã đạt đến
mức giới hạn của năng suất trần. Ngoài ra cây có củ có thể trồng được ở những
vùng đất xấu, khô hạn,…



11
2.2.2. Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và sử dụng phân bón cho khoai
lang trên thế giới
2.2.2.1. Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai lang
Khoai lang là một loại cây ngắn ngày nhưng lại cho năng suất sinh vật
học và năng suất kinh tế cao do đó phải bón đầy đủ về lượng và về chủng loại
phân cần thiết. Các loại vi lượng phân bón cho khoai lang phải tính toán phù
hợp trong mối quan hệ với điều kiện thời tiết vừa phải đảm bảo năng suất vừa
phải đảm bảo thời gian sinh trưởng nằm gọn trong thời gian quy định.
- Tác dụng của một số loại phân bón chính:

+ Đạm: Là nguyên tố hàng đầu cần cho sự sinh trưởng và phát triển của
các cơ quan đặc biệt là cơ quan quang hợp (thân, lá). Ngoài tác dụng tham gia
trực tiếp vào cấu tạo tế bào đạm còn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
sự bình thường hóa quá trình tổng hợp các chất khác.
Vì thế bón đủ đạm và bón sớm sẽ tạo điều kiện hình thành được khóm
khoai to khỏe ngay từ đầu. Trong cả quá trình sinh trưởng bón đủ đạm là yếu
tố quyết định đối với năng suất củ sau này.
Tuy nhiên bón nhiều đạm quá sẽ làm cây chỉ phát triển mạnh thân lá
mà không tập trung được vật chất tích lũy được vào củ. Mặt khác còn làm
giảm khả năng chống chịu sâu bệnh và kéo dài thời vụ không cần thiết.
Trái lại bón quá ít đạm sẽ làm cho cây còi cọc hệ rễ kém phát triển
không hút được chất dinh dưỡng khác trong đất dẫn đến năng suất thấp.
+ Lân: Vai trò của lân đối với cây khoai lang là rất cần thiết. Lân tham
gia tạo thành chất giàu năng lượng phục vụ cho những quá trình sống của cây
như hô hấp quang hợp, trao đổi chất…. Sự có mặt của lân sẽ làm cho cây hấp
thu đạm dễ dàng hơn, cây không bị vống, lướt ngoài ra lân còn có vai trò đặc
biệt quan trọng nữa là giúp cây chống chịu được lạnh giá và tăng tính chống
chịu của khoai lang đối với một số loại bệnh, lân còn làm tăng phẩm chất củ
và củ khoai lang có thể bảo quản được lâu hơn.
Vì thế khi thiếu lân cây phát triển mất cân đối, bộ rễ phát triển chậm
cây ít nhánh, quá trình trao đổi vật chất trong cây bị rối loạn, tính chống chịu
với ngoại cảnh bất lợi, giảm lượng tinh bột trong củ và do đó chất lượng củ
giảm, đồng thời tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản tăng lên.

12
+ Kali: Kali tham gia tích cực vào những hoạt động trao đổi chất và vận
chuyển sản phẩm quang hợp từ thân lá về củ, đảm bảo chế độ nước trong cây
được thăng bằng, kali làm tăng chống hạn cho của khoai lang. Kali còn làm
tăng lượng tinh bột cũng như các dạng đường khử trong củ, đặc biệt làm tăng
hàm lượng vitamin C có tác dụng giữ màu sắc thịt củ không bị biến màu sau

khi chế biến. Vì vậy bón kali có tác dụng là tăng phẩm chất của củ khoai lang
một cách rõ rệt.
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không
lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây
vững chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
Nhu cầu kali khoai lang còn cao hơn cả khoai tây và sắn, kali có tác
dụng tăng khả năng chống chịu của cây, tích lũy tinh bột và đường. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, bón phân hữu cơ cho khoai lang làm tăng năng suất rất
lớn, mức bội thu đạt 29 - 34 tạ/ha khi bón phân chuồng và 22 - 23 tạ/ha khi
bón rơm rạ.
Việc sử dụng phân bón K cần chú ý:
- Nếu sử dụng phân Kaliclorua (KCL) cần có các biện pháp khắc phục
đất chua.
- Nếu sử dụng phân Kalisunphat (K
2
SO
4
) chứa 40% K nguyên chất thì
có thể sử dụng cho nhiều loại đất.
- Sử dụng tro bếp là dạng phân K tốt dưới dạng K
2
CO
3
, cây dễ hấp thu.
Tro bếp có Ca giúp khử chua đất.
- Lượng K nguyên chất sử dụng cho 1ha là 100 - 120 kg, chia ra 2/3
bón lót + 1/3 bón thúc.
Việc sử dụng phân vô cơ cho cây, giúp cho cây dễ dàng hấp thụ các
chất dinh dưỡng, cho hiệu quả cao, nhanh.
Nhưng nếu bón không hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo đất, làm đất

chua, trở nên chai cứng. Do đó trong sản xuất cần kết hợp bón phân hữu cơ để
đạt năng xuất cao ở bảng 2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu phân
bón cho khoai lang ở Việt Nam.
2.2.2.2. Nghiên cứu về sử dụng phân bón cho khoai lang
Phân bón là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng

13
để làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc và làm lương thực cho con người. Tuy
nhiên nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón và ngoại tệ có hạn nên
việc sử dụng phân bón khoáng ở các nước có sự chênh lệch này không phải do
tính chất đất đai quy định. Còn trong các nước phát triển mức độ sử dụng phân
bón cho cây khoai lang cũng khác nhau, cơ cấu cây trồng và họ sử dụng các
chủng loại khân bón cũng khác nhau.
Đối với các nước trên thế giới, vai trò của phân bón rất quan trọng trong
việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng và tăng độ phì nhiêu của đất cũng được
xác định một cách rõ ràng. Trong đó ở Mỹ, Canada và một số nước phát triển thì
các loại phân bón sử dụng trong nông nghiệp nói chung và cây khoai lang nói
riêng đều cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó sử dụng phân bón cho khoai lang
đạt 500 tấn/ha/năm.
Nhật Bản là nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất ở Châu Á, đây là một
số nghiên cứu về việc sử dụng phân bón:
- Cây khoai lang cần được cung cấp nhiều nhất là phân K, kế đó là P và
cuối cùng là phân N. Lượng kali cần bón khoảng 60n- 90 kg/ha K
2
O (tương
đương 100 - 150 phân Clorua Kali), nhất là trên đất bạc màu.
Trong giai đoạn phát triển củ: Khoảng 1 - 1.5 tháng sau trồng. Người ta đã
sử dụng phân K để tạo nhiều rễ tơ. Bón khoảng ½ tổng lượng kali cho cây.
Trong giai đoạn phát triển của củ: Khoảng 2 - 3 tháng sau khi trồng, cây
cần nhiều K để củ phình to, tích lũy nhiều tinh bột, củ có màu đẹp. Người ta đã

sử dụng ½ tổng lượng kali còn lại cho cây.
Lân giúp cho cây được cứng cáp, rễ mọc tốt nên giúp hút nước và dinh
dưỡng cũng tốt hơn. Bón P giúp cho khoai lang cho nhiều rễ củ hơn. Người ta
bón phân với lượng 45 - 60 kg/ha P
2
O
5
( tương đương 270 - 350 kg/ha super lân)
và lúc trồng.
Chất N cần cho cây khoai lang tăng trưởng để tạo thân lá. Người ta đã
nghiên cứu và sử dụng đạm với lượng 40-60 kg/ha N tương đương với 87-130
kg phân Urê) 20 ngày sau khi trồng.
- Sử dụng phân bón lá cho cây khoai lang: sử dụng lượng phân bón cho 1
ha: 10 tấn phân chuồng + 500 kg phân hữu cơ vi sinh HVP 401B + 120 kg ure +
160 kg super lân + 150 kg kali + 500 kg vôi + 20 kg HVP vi lượng ORGANIC.

14
Kỹ thuật bón: Bón lót 100% phân chuồng + 100 vôi + 100% phân lân +
100% phân hữa cơ vi sinh + 100% HVP vi lượng + 30 % phân đạm + 20% phân
kali.
Bón thúc:
+ Bón thúc đợt 1( sau trồng 20 đến 25 ngày): 50% phân đạm + 30% kali
kết hợp với xới đất, làm cỏ, vun nhẹ.
+ Bón thúc đợt 2 ( sau trồng 40 đến 45 ngày): 20% phân đạm + 50%kali.
Kết hợp xới đât, làm sạch cỏ, vun nhẹ.
Sử dụng phân bón lá: sau trồng 10 ngày sử dụng HVP (6 - 4 - 4) K-
HUMAT phun lên lá hoặc dưới gốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Giúp cho
cây bén rễ sinh trưởng nhanh. Sau đó sử dụng HVP 1601 (21 - 21 - 21) phun
đinh kỳ 7 đến 8 ngày 1 lần. Giúp cho cây phát triển nhanh thân lá và rễ.


Khi cây bắt đầu hình thành củ và nuôi củ (khoảng 45- 50 ngày sau
trồng) phun HVP 10015S (0 - 25- 25) phun định kỳ 10 ngày lần đến trước khi
thu hoạch 10 ngày ngưng phun, làm cho cây khoai lang nhiều củ to, đều cân
nặng và phẩm chất tốt.
Việc sử dụng phân vô cơ cho cây, giúp cho cây dễ dàng hấp thụ
các chất dinh dưỡng, cho hiệu quả cao, nhanh.
Nhưng nếu bón không hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo đất, làm đất
chua, trở nên chai cứng. Do đó trong sản xuất cần kết hợp bón phân hữu cơ để
đạt năng xuất cao ở bảng 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu phân
bón cho khoai lang ở Việt Nam.
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu phân bón cho khoai lang
ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ khoai lang ở Việt Nam
2.3.1.1. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt nam
Ở Việt Nam hiện nay khoai lang làm lương thực cho người giảm dần,
chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi và nguyên liệu chế biến.
Tuy nhiên có đến 90% sản phẩm khoai lang được sử dụng chủ yếu ở
vùng nông thôn, ở các thành phố được sử dụng với một lượng rất ít. Ở Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ 1%, củ khoai lang thu hoạch được sử dụng
dưới dạng quà sáng và làm bánh.

15
Ở vùng nông thôn có tới 60% sản lượng khoai lang được dùng làm thức
ăn gia súc dưới dạng củ tươi. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,
Duyên hải miền Trung, một lượng lớn khoai lang được phơi khô (củ thái lát,
thân lá phơi khô dã thành bột). Tình hình sản xuất khoai lang trong những
năm gần đây được trình bày ở bảng 2.2.
Số liệu bảng 2.2 cho thấy diện tích trồng khoai lang ở Việt Nam giảm
dần trong những năm gần đây, từ 175.500 ha (năm 2007) xuống còn 148.500
ha (năm 2011), năng suất tương đối ổn định và tăng dần trong 2 năm 2010 và

2011, do vậy sản lượng giảm dần qua các năm theo diện tích bị giảm dần
Đây là vấn đề mà các nhà hoạch định quản lý và khoa học phải xác
định rõ nguyên nhân làm giảm diện tích và biện pháp thúc đẩy và năng cao
năng suất, đặc biệt là các giống khoai lang chất lượng cao.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011
Năm

Diện
t
íc
h

(ha)

Năng
s
u
ất

(
t
ấn/ha)

Sản
lượ
n
g

(
t

ấn)
2007 175.500
8,19
1.437.600
2008 162.600
8,16
1.325.600
2009 146.600
8,26
1.211.300
2010 150.800
8,74
1.138.500
2011 148.500
9,36
1.390.600
Nguồn: Faostat 1/2013 [14]
Số liệu ở bảng 2.3 cho ta thấy thấy việc sản xuất khoai lang ở các vùng
trong cả nước không đồng đều cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năng
suất thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng sản xuất. Năng suất khoai
lang thấp nhất 6 tấn/ha và diện tích đạt cao nhất khoảng 50 nghìn ha là Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, sau đó là Trung Du và miền núi phía Bắc
với những nguyên nhân sau:
- Sản xuất khoai lang chưa thành sản xuất hàng hoá, chưa gắn sản xuất
với chế biến.
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu và thâm canh
chưa được coi trọng.

16
- Đặc biệt là sản xuất cá nhân mang tính chất tự phát - tự tiêu chưa nhận

được sự quan tâm - tổ chức sản xuất cần có quản lý một cách thoả đáng.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai lang của các
vùn
g
năm 2010 -
2011

Vùng sản xuất
Năm 2010 Năm 2011
DT
(1.000ha)

NS
(tạ/ha)

SL
(1.000tấn)

DT
(1.000ha)

NS
(tạ/ha)

SL
(1.000
tấn)
Đồng bằng sông
Hồng
27,0 91,48 247,0 26,1 92,56


241,9
Trung Du và miền
núi phía Bắc
39,9 64,23 256,3 37,7 66,57

251,0
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền
Trung
53,9 63,19 340,6 49,6 63,27

313,8
Tây Nguyên 14,1 107,44

151,5 14,4 110,0

158,4
Đông Nam Bộ 2,00 80,00 16,0 2,00 75,0 15,0
Đồng bằng sông
Cửu Long
14,9 206,1 307,1 18,7 219,5

410,5
Cả nước 150,8 87,43 1318,5 148,5 93,64

1390,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013[14]
Mặc dù diện tích cây khoai lang có chiều hướng giảm xuống và năng
suất tăng lên một cách chậm chạp nhưng cây khoai lang cũng còn giữ một vị

trí và vai trò nhất định trong sản xuất lương thực, bởi khoai lang có tính thích
ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, đòi hỏi mức đầu tư không thật cao cũng
đã đạt được năng suất khá cao. Hạn chế của khoai lang là việc bảo quản khoai
lang củ tươi gặp nhiều khó khăn trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta, trong lúc
đó công nghệ sau thu hoạch đối với khoai lang phát triển còn rất chậm, chưa
đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, sản phẩm khoai lang chưa trở thành sản
phẩm hàng hoá.
2.3.1.2. Tình hình tiêu thụ khoai lang
Diện tích và sản lượng của khoai lang Việt Nam trong những năm gần
đây có chiều hướng giảm xuống. Nguyên nhân chủ yếu là do: Thiếu thị
trường tiêu thụ, giống lẫn tạp và thoái hóa, đất trồng khoai thường nghèo dinh

17
dưỡng, sự gây hại của sùng và sâu đục dây, đầu tư cho nghiên cứu phát triển
thấp.
Trong vài năm gần đây, công nghệ chế biến các sản phẩm của khoai
lang đã bắt đầu được để ý. Khoai lang được dùng làm lương thực cho người,
thức ăn chăn nuôi và làm nguyên liệu chế biến tinh bột, bánh kẹo, mì, miến,
phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học. Hiện nay một số công ty của Đoài
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc đang thăm dò khả năng phát triển khoai lang để
sản xuất tinh bột, rượu cồn, công nghệ thực phẩm và màng phủ sinh học
(bioplascic). Đặc biệt, việc một số vùng trồng đã xuất khẩu được khoai lang
tại Việt Nam.
Hiện nay, cây khoai lang là cây có củ được phân bố ruộng rãi ở nước
ta. Ở vùng núi, Trung Du Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Châu thổ sông
Hồng, Tây Nguyên vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoai lang luôn có mặt
trong nhiều cơ cấu luân canh của nhiều vùng đất.
Thị trường xuất khẩu khoai lang của Việt Nam dự báo thuận lợi và có
lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu về chế biến khoai lang xuất khẩu các loại
thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính. Diện tích khoai lang

của Việt Nam dự kiến ổn định khoảng 188,4 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng
suất đảm bảo thu nhập cho người dân, nhất là các hộ nông dân nghèo.
2.3.2. Nghiên cứu về phân bón cho khoai lang ở trong nước
Khoai lang phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến
sét nặng. Tuy nhiên, loại đất thích hợp nhất vẫn là tơi xốp, thoáng khí, màu
mỡ nhiều hữu cơ có sa cấu từ cát đến thịt pha cát. Nhiều tác giả cho rằng, loại
đất 30% - 40% sét là thích hợp nhất với khoai lang. Đất sét nặng thường cho
năng suất thấp, củ bị dị dạng, nhiều nước, phẩm chất không ngon, tăng trưởng
chậm và khó cất giữ. Khoai lang là cây tương đối chịu mặn, pH thích hợp từ 4,2
- 8,3 (thích hợp nhất là 5,0 - 6,8).
Khoai lang là cây trồng cạn, được trồng chủ yếu trên đất cát ven biển, đất
một lúa một màu và đất hai vụ lúa. Trên đất hai vụ lúa có thành phần cơ giới
tương đối nhẹ, chủ động tưới tiêu, rất thích hợp với cây khoai lang. Với điều kiện
đất đai của Việt Nam, nhất là khi vụ Đông trở thành vụ sản xuất chính, tiềm năng
đất đai có thể trồng được khoai lang rất lớn thì việc phát triển khoai lang vụ Đông

×