Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


HOÀNG VĂN HÒA


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔNG HỢP
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT 2008 TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2013 TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính qui
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông học
Khoá : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : TS. Lưu Thị Xuyến




Thái Nguyên, năm 2014

1

Phần 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Nhu cầu con người ngày càng được nâng cao, con người quan tâm
đến sức khỏe qua chất lượng khẩu phần ăn hàng ngày trong đó hàm lượng
Prôtêin – cơ sở của sự sống là rất cần thiết. Prôtêin được cung cấp cho con
người từ hai nguồn chính là từ động vật và thực vật. Prôtêin thực vật có tác
dụng rất tốt với cơ thể con người, cung cấp đầy đủ các axit amin cần thiết
cho cơ thể, đặc biệt là có nhiều axit amin không thay thế. Một trong những
nguồn cung cấp Prôtêin thực vật chủ yếu là cây đậu tương.
Cây đậu tương (Glycine max (L) Merrill) hay còn gọi là cây đậu nành
là cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra cây đậu tương còn là cây trồng xen cho hiệu quả cao và là cây cải
tạo đất rất tốt (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [2].
Cây đậu tương là một trong những loại cây trồng quan trọng trong đời
sống con người, đứng ở vị trí thứ tư sau lúa mỳ, lúa nước và ngô. Thành
phần của hạt đậu tương có chứa hàm lượng rất cao các chất như prôtêin 36 -
40%, lipit 15 - 20%, hydratcacbon và các chất khoáng. Ngoài ra trong hạt
đậu tương c&òn chứa nhiều loại vitamin như: PP, A, C, D, E, K… đặc biệt là
vitamin B1, và B2 (Phạm Văn Thiều, 2006) [11]. Prôtêin đậu tương có giá
trị cao không những về hàm lượng lớn mà nó còn có đầy đủ và cân đối các
loại axit amin cần thiết, đặc biệt là lizin và triptophan rất cần thiết đối với sự
tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể (Cây đậu tương khỏe - 24 thông tin
hoạt chất) [13].
Hạt đậu tương là loại hạt mà giá trị dinh dưỡng của nó được đánh giá
đồng thời cả về prôtein và lipit, từ hạt đậu tương người ta chế biến được
trên 600 loại thực phẩm khác nhau. Hạt đậu tương ngoài làm thực phẩm cho

2

người, thức ăn cho gia súc còn được làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến sơn, cao su nhân tạo, mực in, xà ph&òng, chất dẻo, tơ nhân tạo, dầu bôi

trơn trong ngành hàng không (Phạm Văn Thiều, 2006) [11].
Trong y học, đậu tương được dùng làm vị thuốc chữa bệnh giúp tránh
hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ em, người già và có tác dụng hạn chế bệnh
loãng xương ở phụ nữ, bệnh đái tháo đường, thấp khớp, đặc biệt rất tốt cho
tim mạch (Cây đậu tương khỏe - 24 thông tin hoạt chất) [13].
Đặc biệt đậu tương đen có tác dụng rất tốt cho người bị bệnh đái tháo
đường, thấp khớp, suy nhược thần kinh và suy dinh dưỡng (Ngô Thế Dân
và cs, 1999) [2].
Nước ta định hướng sắp tới cho sản xuất nông nghiệp là không thiên
về tăng diện tích trồng trọt mà thiên về xu hướng tăng năng suất cây trồng
trên đơn vị diện tích để tăng sản lượng.
Ngoài những giá trị to lớn mà cây đậu tương mang lại cho con người
nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đất (Ngô Thế Dân và cs,
1999) [2] vì rễ nó có chứa vi khuẩn sản sinh ra đạm sinh học cung cấp cho
cây. Mỗi nốt sần được coi là một “nhà máy phân đạm tí hon”, bởi những vi
khuẩn trong nốt sần hoạt động rất cần mẫn tổng hợp đạm khí trời, làm giàu
đạm cho đất, không gây ô nhiễm môi trường và nó làm cho không khí trong
lành hơn.
Trong những năm gần đây nước ta đã chọn tạo được nhiều giống đậu
tương mới có năng suất cao, phẩm chất tốt và khả năng thích ứng rộng như,
ĐT19, ĐT22, DT2008… Trong đó giống DT2008 là 1 trong những giống
sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Ở thái nguyên để giống bộc lộ hết tiềm
năng cần phaie nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chi giống. Trong đó có
biện pháp sử dụng phân bón.Vấn đề đặt ra là dùng phân bón như thế nào?
Liều lượng bao nhiêu? Giải quyết cân đối các nguyên tố dinh dưỡng ra sao
để vừa đảm bảo tăng năng suất chất lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh

3

tế

.
Vì vậy chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013 tại Trường Đại Học
Nông Lâm thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được tổ hợp phân bón thích hợp nhất cho giống đậu
tương DT2008 trong vụ Đông tại trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên nhằm tạo điều kiện cho giống sinh trưởng, phát triển và đạt năng
suất cao, chất lượng tốt.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng
sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến tình hình sâu
bệnh hại và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của giống đậu
tương DT2008 trong vụ Đông tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố và hệ thống
hoá kiến thức để áp dụng vào thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành và tích
luỹ kinh nghiệm trong sản xuất.
- Giúp sinh viên nắm được các bước để tiến hành nghiên cứu một
đề tài khoa học, phương pháp thu thập số liệu và trình bày một báo cáo
khoa học.
- Giúp cho sinh viên hiểu biết hơn nhiều kiến thức thực tiễn sản xuất
và có tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học.


4

- Là cơ sở khoa học xác định phân bón cho cây đậu tương để đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất.
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Qua kết quả của việc nghiên cứu sẽ xác định tổ hợp phân bón thích
hợp nhất cho giống đậu tương DT2008 từ đó khuyến cáo cho người nông
dân sản xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao.






5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Phát triển cây đậu tương một mặt tạo ra sự đa dạng trong sản xuất
nông nghiệp, mặt khác nếu phát triển có định hướng loại cây trồng này
không những giải quyết được lợi ích trước mắt mà về lâu dài đây là loại cây
trồng mang lại nhiều giá trị. Muốn vậy ngoài những chính sách về vốn,
giống, phân bón, giá cả, thì chúng ta cần có những biện pháp kỹ thuật canh
tác phù hợp cho sản xuất.
Phân bón có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất
và sản lượng cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Nhu cầu về
phân bón của các giống đậu tương khác nhau rất khác nhau. Việc bón phân

nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
cây. Vì vậy muốn phát huy được hiệu quả của giống thì cần bón phân một
cách cân đối và hợp lý.
Sự sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất của cây trồng chịu
sự tác động sâu sắc của môi trường và điều kiện trồng trọt. Cùng một giống
nhưng điều kiện chăm sóc khác nhau thì khả năng cho năng suất khác nhau.
Do vậy trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói
riêng việc xác định được công thức phân bón thích hợp cho mỗi giống để
chúng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế, có ý nghĩa thực tiễn nhằm thúc đẩy sản xuất đậu tương phát triển là
rất cần thiết.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu
Trong những năm gần đây nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến, nhờ có sự chuyển hướng về kinh tế thị trường, sản xuất nông

6

nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: Trước năm 1990 nước
ta là một nước thiếu lương thực, thực phẩm nhưng đến năm 1990 nước ta
đã là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Vì vậy
sản xuất nông nghiệp có điều kiện phát triển những cây trồng có giá trị kinh
tế cao trong đó cây đậu tương là một trong những mũi nhọn trong chiến
lược phát triển kinh tế bởi nó là một cây thực phẩm vừa dễ trồng lại vừa có
hiệu quả kinh tế cao.
2.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là một trong những cây trồng có vị trí quan trọng trong hệ
thống nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và lâu đời nhất của nhân
loại, có lịch sử trồng trọt khoảng 5.000 năm. Cây đậu tương có nguồn gốc
từ đông Bắc Trung Quốc, sau đó được trồng ở Nhật Bản, Triều Tiên và các

nước trên thế giới.
Hiện nay có khoảng 78 nước trồng đậu tương, châu Á tuy là nơi
nguyên sản của cây đậu tương tuy nhiên nó lại được trồng tập trung ở Châu
Mỹ (70,03%), tiếp đó là Châu Á (23,5%), còn lại ở các châu lục khác. Cây
đậu tương đã trở thành cây trồng quan trọng thứ 4 sau lúa mì, lúa nước và
ngô. Cây đậu tương có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, bởi giá trị
kinh tế, dinh dưỡng và giá trị cải tạo đất. Từ giá trị đó mà cây đậu tương
được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đầu tư sản xuất. Tình hình sản xuất
đậu tương trên thế giới những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1.


7

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
trong những năm gần đây

Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 92,5 23,1 214,5
2006 95,3 23,2 221,9
2007 90,1 24,3 219,7
2008 96,4 23,9 231,2
2009 99,3 22,4 223,4
2010 102,6 25,8 265,2

2011 103,6 25,3 262,3
2012 104,9 23,0 241,8
(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [15]

Qua bảng 2.1 ta thấy:
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương có
xu hướng tăng lên.Từ năm 2005 - 2012 diện tích trồng đậu tương trên thế
giới dao động trong khoảng 92,5 - 104,9 (triệu ha) trong đó diện tích trồng
đậu tương năm 2012 là lớn nhất đạt 104,9 (triệu ha), qua số liệu ta thấy diện
tích trồng đậu tương ngày càng tăng lên.
Về năng suất: Từ bảng trên ta thấy năng suất đậu tương trong những
năm gần đây tương đối ổn định dao động trong khoảng 22,4 - 25,8 (tạ/ha)
cao nhất là năm 2010 với 25,8 (tạ/ha) và thấp nhất là năm 2009 với 22,4
(tạ/ha).
- Về Sản lượng: Sản lượng đậu tương trong những năm gần đâycó
những biến động nhỏ ổn định. Trong vòng 6 năm từ năm 2005 – 2010 sản

8

lượng đậu tương tăng 50,7 triệu tấn, tương đương với 23,63%. Năm 2010,
sản lượng đậu tương đạt lớn nhất 265,25 triệu tấn, và đến năm 2011 và 2012
sản lượng đậu tương giảm 23,41 triệu tấn, tương đương với 8,83%. Sở dĩ
trong những năm từ năm 2005 đến năm 2010 sản lượng trồng đậu tương tăng
nhanh đến như vậy là do diện tích trồng đậu tương trong những năm gần đây
cũng tăng lên và do người trồng đậu tương đã ứng dụng các tiến bộ khoa học
kĩ thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất. Nhưng đến năm 2011 và 2012 sản
lương đậu tương giảm mặc dù diện tích trồng đậu tương vẫn tăng là do thới
tiết khí hậu không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai hạn hán.
Theo dự đoán trong thời gian tới tốc độ phát triển đậu tương trên thế
giới sẽ chậm hơn so với các năm trước. Kết quả nghiên cứu của trên 200

chuyên gia ở các ngành khác nhau thuộc công ty Elanco và hiệp hội đậu
tương Mỹ cho thấy rằng khoảng hơn 20 năm nữa trung bình hàng năm nhu
cầu về sản lương đậu tương tăng 4%/năm. Trong tương lai với sự trợ giúp
của công nghệ sinh học, di truyền phân tử, nghiên cứu về cây trồng nói
chung và cây đậu tương nói riêng sẽ thu được nhiều kết quả tốt. Công nghệ
sinh học là một trong nhưng yếu tố quan trọng để cải tiến chất lượng hạt
đậu tương và khả năng chống chịu của cây.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng đậu tương tuy nhiên sản
xuất đậu tương tập trung chủ yếu ở 4 nước: Mỹ, Brazil, Achentina và
Trung Quốc (Phạm Văn Thiều, 2006) [11]. Sản lượng đậu tương của 4
nước này chiếm 90 -95% sản lượng đậu tương của toàn thế giới.
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt
Nam
Việt Nam là nước nông nghiệp có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Hiện
nay cây đậu tương ở Việt Nam chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền nông
nghiệp. Đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo, kinh tế chưa phát triển.
Ngoài ra, cây đậu tương còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung
cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Có thể nói cây đậu tương ở Việt

9

Nam đã và đang phát triển không ngừng và ngày càng có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Cây đậu tương thích ứng với nhiều vùng sinh thái
nông nghiệp khác nhau, là cây có hiệu quả kinh tế cao trên đất bạc màu và
khô hạn. Cây đậu tương đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong
nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, sử dụng hợp lý đất đai, lao động, tiền
vốn. Trong vòng 10 năm trở lại đây, cây đậu tương đã phát triển khá nhanh cả
về diện tích và sản lượng, nhưng sản xuất đậu tương ở nước ta chưa được đầu
tư cao, năng suất còn thấp hơn nhiều so với thế giới. Khi đánh giá về tốc độ
phát triển sản xuất đậu tương thì Việt Nam cũng là nước có tốc độ phát triển

nhanh so với các nước khác trên thế giới.
Trong văn kiện Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam (tập 2 [37])
có ghi: ''Đậu tương cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho
con người, gia súc, cho đất đai và trở thành một loại hàng xuất khẩu’’. Vì
thế mà diện tích đậu tương ngày càng tăng cụ thể trước Cách mạng Tháng
8-1945, diện tích trồng đậu tương của cả nước chỉ có 30 nghìn ha với năng
suất rất thấp đạt 4,1 tạ/ha. Sau khi đất nước thống nhất diện tích đậu tương
tăng lên 39,95 nghìn ha và năng suất đạt 5,2 tạ/ha. Đến nay diện tích và
năng suất đậu tương vẫn không ngừng tăng lên tuy nhiên năng suất đậu
tương của Việt Nam vẫn thấp hơn so với trung bình của thế giới rất nhiều.
Hàng năm nhu cầu tiêu dùng đậu tương trong nước rất cao. Vì thế trong
những năm gần đây cây đậu tương được chú trọng phát triển nên năng suất,
diện tích và sản lượng tăng dần được thể hiện qua bảng sau:

10
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam những năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2005 204,100 14,341 292,700
2006 185,600 13,906 258,100
2007 187,400 14,701 275,500
2008 192,100 13,930 267,600
2009 147,000 14,639 215,200
2010 197,800 15,096 298,600

2011 181,390 14,694 266,538
2012 120,751 14,517

175,295

(Nguồn: FAOSTAT / FAO ,2014) [15]

Qua bảng số liệu trên ta thấy:
-Diện tích: Diện tích đậu tương giảm dần qua các năm từ năm 2005-
2012. Diện tích giảm từ 204100 ha (năm 2005) giảm còn 120750 ha (năm
2012). Trong vòng 8 năm diện tích đậu tương của nước ta giảm 83350 ha,
tương đương 40,84,%, năm 2005 diện tích đậu tương đạt lớn nhất (204100
ha). Trong vòng 8 năm diện tích trồng đậu tương luôn có sự biến động, tăng
giảm không ổn định. Giai đoạn năm 2005- 2006, diện tích đậu tương giảm từ
204100 ha (năm 2005) xuống 187560 ha (năm 2006), nhưng sau đó diện tích
lại tiếp tục tăng lên 187400 ha (năm 2007) và 192100 ha (năm 2008). Đến
năm 2009 diện tích đậu tương lại tiếp tục giảm xuống còn 147000 ha. Nhưng
đến năm 2011 diện tích đậu tương lại tăng mạnh so với năm 2009 lên đến

11
197800 ha. Trong vòng 3 năm từ năm 2010-2012 diện tích đậu tương liên tục
giảm mạnh, từ năm 2010 đến năm 2012 diện tích đậu tương giảm 770500 ha,
năm 2009 diện tích đậu tương thấp nhất (147,000 ha) . Sở dĩ trong những năm
gần đây diện tích trồng đậu tương giảm nhanh là do sức ép của dân số và
nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp ngày càng tăng.
- Năng suất: Năng suất đậu tương nước ta vẫn còn ở mức thấp, so với
bình quân thế giới, thấp hơn 7,79 tạ/ha. Năng suất đậu tương cao nhất năm
2010 là 15,096 tạ/ha, thấp nhất năm 2006 đạt 13,906 tạ/ha. Như vậy, mức
tăng năng suất hàng năm không đáng kể.
- Sản lượng: Cùng với diện tích trồng đậu tương luôn có sự biến

động, tăng giảm không ổn định kéo theo sản lượng đậu tương của nước ta
cũng luôn có sự biến động. Năm 2010 sản lượng đậu tương ở mức cao nhất
đạt 298600 tấn. Đặc biệt năm 2012 sản lượng đậu tương giảm mạnh
117405 tấn, tương đương với 40,11%.
Theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ, đậu tương được
trồng ở 25 tỉnh trên khắp cả nước, trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở
miền Nam. Khoảng 65% đậu tương nước ta được trồng ở vùng cao, những
nơi đất không cần màu mỡ, và 35% được trồng ở những vùng đất thấp ở
khu vực đồng bằng sông Hồng. Đậu tương được trồng ở nhiều địa phương
trên khắp cả nước vào từng thời điểm khác nhau nên có cả vụ Xuân, vụ Hè
và vụ Đông.
Nhìn chung việc sản xuất đậu tương của nước ta những năm gần đây
đã có những biến động rõ rệt về diện tích, năng suất, sản lượng nhưng vẫn
còn thấp so với bình quân của thế giới rất nhiều. Nguyên nhân là do:
- Thiếu quan tâm đúng mức của nhà nước, lãnh đạo các địa phương
đối với cây đậu tương.

12
- Chưa có được bộ giống phù hợp cho từng vùng sinh thái và biện
pháp kĩ thuật cho giống.
- Diện tích đất trồng đậu tương tập trung ở miền núi, cơ sở vật chất
còn nghèo.
- Chưa thay đổi được tập quan canh tác truyền thống của người dân.
- Giá bán chưa ổn định.
Vì vậy để nâng cao năng suất, sản lượng đậu tương thì cần phải có sự
quan tâm của các cấp, các ngành.
2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên
Cùng với sự phát triển cây đậu tương của cả nước, trong những năm
gần đây cơ chế thị trường thực sự đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh
tế hộ nông dân Thái Nguyên. Người nông dân được tự do lựa chọn cây

trồng và làm giàu trên mảnh đất của mình. Thái Nguyên có nhiều điều kiện
thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đất đai khí hậu cho việc phát triển
cây đậu tương hàng hoá lớn nhưng diện tích sản xuất đậu tương trên địa
bàn tỉnh còn manh mún. Là tỉnh Trung du miền núi phía Bắc với tổng diện
tích đất tự nhiên là 650.288 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 13% tổng
diện tích đất tự nhiên. Trong cơ cấu cây trồng của tỉnh thì diện tích trồng
cây đậu tương chiếm rất nhỏ khoảng 2,3%.Tình hình sản xuất đậu tương
của tỉnh Thái Nuyên trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.7.

13
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất đậu tương của Thái Nguyên trong những
năm gần đây
Chỉ tiêu

Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2003 3,7 11,31 4,18
2004 3,6 12,08 4,32
2005 3,4 12,74 4,32
2006 2,9 12,30 3,55
2007 3,3 13,22 3,06
2008 2,0 14,03 2,80
2009 1,9 13,3 2,50
2010 1,6 14,38 2,30
2011 1,6 14,4 2,30

(Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2012) [1]

Qua bảng 2.7 ta thấy diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương
Thái Nguyên những năm gần đây giảm xuống một cách rõ rệt cụ thể:
Về diện tích: Từ năm 2003 - 2011 diện tích đậu tương của tỉnh giảm
từ 4,50 xuống còn 1,60 nghìn ha, giảm 2,9 nghìn ha (giảm 64.44%). Diện
tích trồng đậu tương của tỉnh Thái Nguyên giảm dần là do hiệu quả sản
xuất đậu tương chưa cao vì chưa có bộ giống phù hợp với điều kiện sinh
thái của tỉnh, và các biện pháp kỹ thuật cho từng giống, trong đó có biện
pháp sử dụng phân bón.
Về năng suất: Năng suất đậu tương của Thái Nguyên không ổn định
qua các năm. Thấp nhất là năm 2003 đạt 11,31 tạ/ha, cao nhất là năm 2011
đạt 14,38 tạ/ha. Tuy diện tích đậu tương năm 2011 giảm nhưng năng suất
năm 2011 lại cao hơn so với các năm trước.

14
Về sản lượng: Từ năm 2003 - 2011 sản lượng đậu tương đậu tương
giảm mạnh từ 4,32 nghìn tấn xuống 2,30 nghìn tấn. Đến năm 2010 sản
lượng đậu tương đã giảm 50.15% so với năm 2003.
Trước thực trạng sản xuất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên như vậy
nên cùng với việc chọn được giống đậu tương mới phù hợp với điều kiện
sinh thái của tỉnh Thái Nguyên thì việc xác định các biện pháp kĩ thuật
thích hợp cho từng giống trong đó có biện pháp kĩ thuật như chế độ dinh
dưỡng (bón phân) là rất cần thiết.
2.3. Kết quả nghiên cứu bón phân đậu tương trên thế giới và việt nam
2.3.1. Kết quả nghiên cứu bón phân đậu tương trên thế giới
Nhận thức được vai trò quan trọng của phân bón đối với cây trồng
nói chung và cây đậu tương nói riêng. Các nhà khoa học trên thế giới đã có
nhiều kết quả nghiên cứu về bón phân cho đậu tương. Với thí nghiệm trong
chậu DeMooy và Pesek (1966) kết luận rằng P, K đóng vai trò quan trọng

đối với sự hình thành và phát triển của nốt sần ở đậu tương. Nốt sần hình
thành tối đa ở mức P bón 400 – 500 mg/kg và K ở lượng 600 – 800 mg/kg
(Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [2].
Năm 1969 Thompson và Robertson nhận thấy phản ứng của đậu
tương với phân dư thừa là 1 đường cong dạng phương trình bậc 2. Năng
suất cao nhất nếu năm trước bón 1100 kg/ha phân ở tỷ lệ 15: 44: 12, không
tăng nếu bón 220 kg/ha và giảm nếu bón 1400 kg/ha. Fink và cộng sự
(1974) tuyên bố năng suất đậu tương tăng nếu năm trước bón 336 kgN/ha
và 155 kgP/ha. Boswell và Anderson (1976) cho thấy phản ứng của năng
suất đối với lượng P và K dư thừa của năm trước ổn định hơn là phản ứng
đối với P và K bón trong năm đó (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [2].
Henderson và Kampratha (1970) với các giống đậu tương sinh trưởng
hữu hạn cho thấy tỷ lệ hấp thu các chất khoáng N, P, K, Ca và Mg tăng dần
qua các giai đoạn hình thành hạt. Tỷ lệ hấp thu tối đa tương ứng của chúng

15
là: 7,7: 0,41: 0,46: 2,4 và 0,77 kg/ha. Năm 1971 với nghiên cứu sự hấp phụ
NPK ở các giống đậu tương với tập tính sinh trưởng vô hạn, Hanway và
Weber cho thấy kiểu hấp phụ N, P và K ở trong cây giống nhau và sự tích lũy
tối đa của nó ở giai đoạn chín sinh lý (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [2].
Nhiều nghiên cứu cho thấy bón đạm trước khi gieo có ảnh hưởng xấu
đến quá trình cố định đạm. Năm 1971 Beard và Hoover cho thấy nốt sần
trên cây đậu có tỷ lệ nghịch với tỷ lệ phân đạm ở lúc gieo, nếu phân đạm
bón 56 kg/ha, số nốt sần trên cây bị giảm, nhưng nếu bón 112 kg/ha ở giai
đoạn ra hoa, số nốt sần không bị ảnh hưởng (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [2].
Do vậy cùng với việc lai tạo, chọn lọc và sử dụng biện pháp sinh học
để tạo ra những giống mới có tiềm năng cho năng suất cao thích hợp với
từng vùng sinh thái đồng thời nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp
cho từng giống, từng mùa vụ để cây đậu tương đạt năng suất cao nhất.
Tóm lại để cây đậu tương sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta

không chỉ cần có những giống tốt, chất lượng cao, có khả năng chống chịu
mà còn phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là N, P, K. Nếu không
cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali thì năng suất sẽ bị ảnh hưởng, cần chú ý bón
thêm các nguyên tố vi lượng để hỗ trợ trong suốt quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây.
2.3.2. Kết quả nghiên cứu bón phân đậu tương ở Việt Nam
Cùng với việc nghiên cứu chọn tạo ra các giống đậu tương mới cho
năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng. Các nhà khoa học
nông nghiệp nước ta đã có những nghiên cứu về bón phân cho đậu tương
nhằm phát huy tiềm năng của giống.
Theo Lê Đỗ Hoàng và cộng sự, (1977) [6] căn cứ vào quy trình sản
xuất đậu tương lượng phân bón cho 1 ha như sau: Phân chuồng 5 tấn, supe
phốt phát 200-300 kg, amon sunphat 50-100 kg, kali sunphat 100-150 kg,
vôi 300-500 kg.

16
Để đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón
đầy đủ phân hữu cơ và các lại phân bón khác, vì nó chỉ có thể sinh trưởng
và phát triển tốt khi được bón đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần
thiết (Phạm Văn Thiều, 2006) [11].

Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát
triển và năng suất đậu tương. Nguồn cung cấp đạm cho đậu tương là từ
phân bón, đất và khả năng tự cố định đạm khí trời nhờ vi khuẩn
Rhyzobium japonicum. Thời kỳ đầu sinh trưởng (từ mọc đến 3 lá) cây lấy
đạm chủ yếu từ nguồn đạm trong đất thông qua sự hấp thu của bộ rễ. Sự cố
định đạm bắt đầu có ý nghĩa từ khi cây có 4-5 lá trở đi.
Lân là thành phần cơ bản đối với việc chuyển giao năng lượng trong tế
bào sống nhờ liên kết cao năng ATP. Liên kết cao năng ATP chỉ huy cơ
chế các hoạt động sống của tế bào.

Cây đậu tương thường hút lân từ lân từ phân bón và hút đến tận cuối
vụ. Tuy nhiên việc tăng lân tổng số hấp thu có thể bị giới hạn do lân trong
phân được thay thế bằng lân trong đất. Bón lân còn tăng khả năng hình
thành nốt sần của đậu tương. Bón nhiều lân nâng cao số lượng và khối
lượng nốt sần. Hiệu lực này tùy thuộc vào giống, điều kiện thời tiết và giai
đoạn phát triển của đậu tương.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần (1996) [3] Cho biết trên đất bạc màu
Hà Bắc bón lân cho lạc và đậu tương đem lại hiệu quả kinh tế cao. Lân làm
tăng hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Tùy theo năng suất đậu
tương cao hay thấp và thành phần cơ giới có sẵn trong đất để xác định mức
bón phân cho hợp lý.
Nghiên cứu của Nguyễn Tử Xiêm và Thái Phiên (1998) [12] cho biết
hiệu quả của việc sử dụng các loại phân N, P, K cho cây trồng trên đât đồi
chua được xác định là P cho hiệu quả.

17
N, P, K cho cây trồng trên đất đồi chua được xác định là lân cho hiệu
quả cao nhất, sau đó đến đạm và thấp nhất là kali. Tác giả cũng cho rằng
lân là một trong những yếu tố hạn chế lớn nhất đến năng suất của tất cả các
cây trồng cạn như sắn, lạc, đậu tương, lúa cạn.
Kali đóng vai trò sống còn trong sự quang hợp tạo nên đường và chất
hữu cơ cho cây. Tính di động cao của kali cho phép nó di chuyển nhanh từ
tế bào này sang tế bào khác, hoặc từ mô thực vật già hơn tới mô mới còn
đang phất triển và các cơ quan dự trữ. Không đủ kali cho nhu cầu của cây
làm giảm sự tăng trưởng, năng suất, cây dễ nhiễm sâu bệnh.
Bộ rễ của cây đậu tương có khả năng hút kali khá đủ cho nó từ các
khoáng chất chứa kali trong đất. Khi kali trao đổi giảm đi và nồng độ kali
trong đất xuống thấp, thì kali lại được hòa tan từ dự trữ ít hòa tan trong đất.
Kali tới rễ đậu tương bằng con đường khuyếch tán trao đổi từ các phân tử
đất di vào dung dịch đất (Oliver. S.andS. A Barler (1966).


18
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Phân bón cho giống đậu tương DT2008
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông năm 2013
tại trường ĐHNL Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại trung tâm thực hành thực nghiệm trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông (từ tháng 9-12/2013).
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của giống đậu tương DT2008 ở các tổ hợp phân bón
khác nhau trong vụ Đông năm 2013 tại trường ĐHNL Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến tình hình sâu
bệnh và khả năng chống đổ của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông
năm 2013 tại trường ĐHNL Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống đậu tương DT2008 trong vụ Đông
năm 2013 tại trường ĐHNL Thái Nguyên.

19
3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
(Randomized Complete BlockDesign - RCBD) với 5 công thức và 3 lần
nhắc lại.
+Cách bố trí:
- Diện tích 1 ô thí nghiệm: 1,4m x 5m = 7m
2
(rãnh giữa các ô và nhắc
lại là 30 cm)
- Tổng diện tích thí nghiệm là: 7m
2
x 5 x 3 = 105m
2
(không kể rãnh,
lối đi lại và dải bảo vệ).
* Sơ đồ thí nghiệm:

Dải bảo vệ
Dải bảo vệ
Dải bảo vệ
1 5 3 2 4
3 2 4 1 5
5 1 2 4 3
Dải bảo vệ

Ghi chú:
CT1: 30 kg N + 60 kg P
2
O
5

+ 30 kg K
2
O + 5 tấn phân chuồng +
300kg vôi bột/ha.
CT2: 40 kg N + 80 kg P
2
O
5
+ 40 kg K
2
O + 5 tấn phân chuồng +
300kg vôi bột/ha.
CT3: 50 kg N + 100 kg P
2
O
5
+ 50 kg K
2
O + 5 tấn phân chuồng +
300kg vôi bột/ha.

20
CT4: 60 kg N + 120 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O + 5 tấn phân chuồng +
300kg vôi bột/ha.

CT5: 30 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 30 kg K
2
O + 10 tấn phân chuồng +
300kg vôi bột/ha.
3.4.2. Quy trình kỹ thuật
- Thời vụ gieo: vụ Đông gieo ngày 17/09/2013.
- Làm đất: Đất cát pha đã được cày bừa kỹ, tơi xốp, làm sạch cỏ,
chia khối lên luống và rạch hàng.
- Phân bón: Bón theo từng công thức
- Phương pháp bón:
+ Bón lót: 100%phân chuồng +100%vôi bột + 100%P
2
O
5
+ 50%N +
50%K
2
O
+ Bón thúc:
Lần 1: 50% N + 50% K
2
O khi cây có 2-3 lá thật.
Lần 2: bón nốt số phân bón còn lại cách lần 1 từ 12-15 ngày, kết hợp
vun gốc.
- Mật độ khoảng cách:
Trên mỗi ô thí nghiệm gieo 4 hàng, hang cách hàng 35cm, cây cách

cây 8,3cm. Mật độ trung bình: 35 cây/m
2

- Chăm sóc:
+ Dặm cây: Trong thời gian từ gieo đến mọc chúng ta phải thường
xuyên kiểm tra tỷ lệ mọc và sức mọc. Khi cây có 1-2 lá thật nếu quan sát
thấy mật độ không đảm bảo cần tỉa, dặm cây ngay để đảm bảo mật độ, cây
phát triển đồng đều.
+ Vun xới lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật thì tiến hành làm cỏ, phá váng
làm đất tơi xốp thoáng khí giúp bộ rễ phát triển, vi khuẩn sớm hoạt động,
kết hợp bón phân thúc lần 1.
+ Vun xới lần 2: Sau lần 1 khoảng 12-15 ngày, vun cao chống đổ kết
hợp bón thúc lần 2.

21
+ Tưới tiêu nước: Đảm bảo độ ẩm khi gieo để hạt nảy mầm tỷ lệ cao
từ 50% đến 80%. Nếu đất quá khô phải tưới trước khi gieo. Trong thời gian
sinh trưởng nếu trời không mưa cần tưới vào nhưng giai đoạn quan trọng
như ra hoa và tạo quả.
+ Phòng trừ sâu bệnh: theo dõi sâu hại tiến hành phòng trừ khi
cần thiết.
Lần 1: Vụ đông thời tiết đầu vụ nóng ấm nên cây dễ bị bệnh lở cỗ dễ
dùng loại thuốc trừ bệnh chưa các hoạt chất là valydamicin, streptomicine,
kasumicin…
Lần 2 : Sâu cuốn lá đậu tương xuất hiện và đặc điểm là sâu cuốn lá
lại, khi bóc lá ra thì chúng ăn phần lá bên trong và có tơ ở trong. Phòng trừ
bằng thuốc chứa hoạt chất Abamectin là phổ biến.
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn của QCVN 01-58:2011/BNNPTNT [10].
3.4.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

- Ngày gieo: 17/09/2013.
- Ngày mọc: tính khi có 50% số cây trong ô thí nghiệm có 2 lá mầm
xòe ngang ra trên mặt đất.
- Ngày phân cành: Tính khi có 50% số cây trong ô thí nghiệm ra cành
đầu tiên dài > 2 cm.
- Ngày ra hoa: Tính khi 50% số cây trong ô thí nghiệm có hoa đầu tiên.
- Ngày chín: Tính khi 95% số quả trên ô đã chín, khi mà vỏ quả
chuyển sang màu vàng hoặc xám.
- Chiều cao cây: Đo từ vết 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân
chính. Đo 10 cây/ô rồi tính trung bình.
- Số đốt trên thân cây chính: Đếm số đốt trên thân chính, đếm 10
cây/ô rồi tính trung bình.

22
- Số cành cấp I: Đếm số cành mọc ra từ thân chính, đếm 10 cây/ô rồi
tính trung bình.
-Đường kính thân(cm): Đo ở giữa đốt đầu tiên trên thân chính lúc thu
hoạch của 10 cây mẫu.
3.4.3.2. Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh của các công thức thí nghiệm
- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata): Đếm số lá bị cuốn/ tổng số
của 10 cây theo dõi. Tính tỷ lệ %.
Tỉ lệ hại (%) =
Số lá bị hại
x 100
Tổng số lá điều tra
- Sâu đục quả: Đếm số quả bị hại/tổng số quả/cây của 10 cây/ô
Tỉ lệ hại (%) =
Số quả bị hại
x 100
Tổng số quả điều tra

- Khả năng chống đổ: Được đánh giá theo quy phạm khảo nghiệm
giống đậu tương theo thang điểm từ 1 - 5.
+ Điểm 1: Hầu hết các cây đều đứng thẳng
+ Điểm 2: < 25% số cây bị đổ hẳn
+ Điểm 3: 25 - 50% số cây bị đổ hẳn
+ Điểm 4: 50 - 75% số cây bị đổ hẳn
+ Điểm 5: > 75% số cây bị đổ hẳn
Theo dõi khả năng chống đổ sau khi có mưa lớn hoặc gió bão
3.4.3.3. Chỉ tiêu về sinh lý
- Chỉ số diện tích lá (CSDTL): Đánh giá ở 2 thời kỳ hoa rộ và chắc xanh.
+ Phương pháp theo dõi: Nhổ 3 cây liên tiếp trên ô, chuẩn bị 1dm
2
bìa
cứng, lấy lá ở các tầng giữa, gốc và ngọn cây xếp cho kín 1dm
2
bìa cứng rồi cân
nhanh được khối lượng P
A
, sau đó cân toàn bộ khối lượng lá của 3 cây (P
B
).
Tính chỉ số diện tích lá theo công thức:

23
CSDTL=
P
B
x M (m
2
lá/m

2
đất)
P
A
x 100 x 3
Trong đó:
P
A
: Khối lượng 1 dm
2
lá (g)
P
B:
Khối lượng toàn bộ lá của 3 cây (g)
M: Mật độ (cây/m
2
)

- Khả năng tích lũy vật chất khô (KNTLVCK): Nghiên cứu vào hai
thời kỳ hoa rộ và chắc xanh
+ Phương pháp theo dõi: Đem sấy khô phần trên mặt đất của 3 cây/ô.
Sấy đến khi cân 3 lần không đổi được P
K
. Tính khả năng tích lũy vật chất khô
theo công thức:
KNTLVCK =
P
K

(g/cây)

3

Tỷ lệ chất khô =
P
K
x 100%
P
T
Trong đó:
P
K
: Khối lượng khô của 3 cây
P
T
: Khối lượng tươi của 3 cây
- Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu: Nghiên cứu vào hai thời kỳ
hoa rộ và chắc xanh.
+ Phương pháp: Tưới ẩm gốc dùng bay sắn lấy nguyên vẹn bộ rễ của
3 cây liên tiếp đem ngâm nước cho tơi đất, rửa sạch sau đó đếm số lượng
nốt sần hữu hiệu (nốt sần hữu hiệu là nốt sần có đường kính ≥ 0,25mm, bên
trong có dịch màu hồng), cân rồi tính trung bình.
3.4.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất:

24
- Đếm số cây thực tế thu hoạch/ô: Đếm số cây thực tế thu được trên
mỗi ô trước khi thu hoạch. Sau đó nhổ 5 cây liên tiếp ở 2 hàng giữa ở vị trí
chéo nhau của ô (10 cây/ô) và xác định các chỉ tiêu sau:
+ Số quả chắc/cây: đếm số quả chắc/cây
+ Đếm số quả 1 hạt/cây. Tính trung bình
+ Đếm số quả 2 hạt/cây. Tính trung bình

+ Đếm số quả 3 hạt/cây. Tính trung bình
+ Xác định số hạt chắc/quả theo công thức:
Hạt chắc/quả =
Tổng số hạt/cây

Tổng số quả chắc/cây

- Xác định khối lượng 1000 hạt
+ Phương pháp: Mỗi công thức cân 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt để riêng
rồi cân từng mẫu một được khối lượng M
1
, M
2
và M
3
.
Với: M =
M
1
+ M
2
+ M
3

3
- Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha): Thu riêng ở từng ô ở các lần
nhắc lại khi có 95% quả chín,cắt toàn bộ cây/ô đem về phơi, đập lấy hạt,
phơi khô làm sạch, cân khối lượng từng ô. Có tính bù năng suất những cây
đã lấy mẫu để phân tích. Tính ra tạ/ha.
- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha):

NSLT=

Số quả chắc/cây x số hạt chắc/quả x M
1000
hạt x mật độ (cây/m
2
)

(tạ/ha)
10.000
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thu được của các cây/ô chia cho số cây theo dõi để lấy số
liệu trung bình của từng ô rồi tính trung bình của các lần nhắc lại.
- Các số liệu khi tính toán được xử lý trên EXCEL và IRRISTAT 5.0.

×