Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Chất lượng nước sinh hoạt và nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.64 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÝ THỊ THU HƯỜNG



Tên đề tài:

CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ NHU CẦU
SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN XÃ BẾ TRIỀU
HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG
"



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Lớp : K42A - KHMT
Khoa : Môi trường






THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÝ THỊ THU HƯỜNG


Tên đề tài:

CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ NHU CẦU
SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN XÃ BẾ TRIỀU
HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG
"



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Lớp : K42A - KHMT
Khoa : Môi trường
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Thị Thanh Hà







THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Nghĩa của cụm từ
BKHCNMT
BỘ TN - MT
BOD
CHC
COD
CTR
DO
GTVT
KLN
NĐ - CP
QĐ - BYT
SV
TCVN
UBND
VSV
WHO
Bộ khoa học Công nghệ - Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ôxy sinh hóa
Chất hữu cơ
Ôxy hóa học
Chất thải rắn

Ôxy yêu cầu
Giao thông vận tải
Kim loại nặng
Nghị định Chính phủ
Quy định - Bộ y tế
Sinh vật
Tiêu chuẩn Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Vi sinh vật
Tổ chức y tế Thế giới


2
LỜI CẢM ƠN

Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành” mỗi sinh viên ra trường
cần trang bị những kiến thức cho mình cần thiết về lý luân cũng như thực tiễn.
Do đó thực tập tốt nghiệp là gia đình cần thiết đối với mỗi sinh viên, quá tình
thực tập tốt nghiệp nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, qua đó mỗi sinh
viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc,
năng lực công tác.
Xuất phát từ yêu cầu về đào tạo và thực tiễn, được sự nhất trí của ban
chủ nhiệm Khoa Tài Nguyên & Môi Trường - Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên. Em được giới thiệu về thực tập tốt nghiệp tại UBND xã Bế Triều,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng về đề tài: “Chất lượng nước sinh hoạt và nhu
cầu sử dụng nước sạch của người dân xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ. Em
xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy, cô giáo khoa Tài nguyên & Môi

trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s. Dương
Thị Thanh Hà - Giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn cho em đề em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đã của UBND, trạm y tế xã Bế Triều, gia
đình và các bạn… đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá tình thực hiện đề tài.
Vì thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
báo cáo thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được
sự đóng góp ý kiến quá báu của thầy, cô giáo và các bạn để đề tài em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bế Triều, ngày 30tháng 4 năm 2014
Sinh Viên

Lý Thị Thu Hường
3
MỤC LỤC

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục đích của chuyên đề 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học 3
2.1.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý 3
2.2. Thực trạng về tài nguyên nước ở Việt Nam 4
2.2.1. Tình hình sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam 4
2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt ở Việt Nam 7

2.2.3. Một số vùng ô nhiễm tài nguyên nước bị ô nhiễm ở Việt Nam
và giải pháp khác phục 9
2.2.4. Một số bệnh thường mắc phải do sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm ở Việt Nam 11
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
3.2. Nội dung nghiên cứu 13
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Xã Bế Triều, huyện
Hòa An, tỉnh Cao Bằng 13
3.2.2. Nguồn nước và hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt của Xã Bế
Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 13
3.2.3. Nhu cầu sử dụng nước sạch ở Xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng 13
3.2.4. Giải pháp giải quyết nhu cầu nước sạch ở Xã Bế Triều, huyện
Hòa An, tỉnh Cao Bằng 13
4
3.3. Phương pháp nghiên cứu 13
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 13
3.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 14
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 15
3.3.4. Phương pháp phỏng vấn 15
3.3.5. Phương pháp khảo sát thực địa 15
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Xã Bế Triều, huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của Xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 16
4.1.1.1. Vị trí địa lý 16
4.1.1.2. Địa hình 17
4.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu 17
4.1.1.4. Đất đai 18

4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của Xã Bế Triều, huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng 20
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của xã Bế Triều 20
4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Xã Bế Triều, huyện
Hòa An, tỉnh Cao Bằng 21
4.2. Nguồn nước và hiện trạng nước sinh hoạt của người dân Xã Bế
Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 26
4.2.1. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt 26
4.2.2. Đánh giá chất lượng nước 28
4.2.3. Một số căn bệnh mà người dân xã Bế Triều thường mắc phải có
liên quan đến nguồn nước 30
4.2.4. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước của xã Bế Triều 31
5
4.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt qua ý kiến nhân dân tại xã Bế
Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 33
4.4. Nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt của người dân xã Bế Triều 37
4.5. Giải pháp giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường và nhu cầu sử dụng
nước sạch cho sinh hoạt của người dân xã Bế Triều 38
4.5.1. Nước giếng đào 39
4.5.2. Nước mặt 40
4.5.3. Nước giếng khoan 40
4.5.4. Nước máy 42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.1. Kết luận 43
5.2. Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

6
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 4.1: Tình hình sử đất nông nghiệp của Xã Bế Triều huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng 18
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Bế triều năm 2013 20
Bảng 4.3: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân 27
Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 28
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 29
Bảng 4.6: Một số bệnh người dân mắc phải năm 2014 30
Bảng 4.7: Thống kê các loại nhà vệ sinh trên địa bàn xã Bế Triều 32
Bảng 4.8: Kết quả điều tra ý kiến của người dân trong xã về chất lượng
nước sinh hoạt đang dùng 34
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về mức độ ô
nhiễm nguồn nước 35
Bảng 4.10: Điều tra nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt của người
dân xã Bế Triều 37


7
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Bế Triều 16
Hình 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 29
Hình 4.3: Ý kiến của người dân trong xã về chất lượng nước sinh hoạt
đang dùng 34
Hình 4.4: Ý kiến người dân về mức độ ô nhiễm nguồn nước 36
Hình 4.5: Nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt của người dân xã
Bế Triều 37
Hình 4.6: Bể lọc nước hộ gia đình 41
Hình 4.7: Làm thoáng và lọc nhanh nước ngầm 41

1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Nước là cuội nguồn của sự tồn tại, mọi sự sống đều bắt nguồn từ nước.
Vai trò của nước là muôn màu, muôn vẻ, nước quyết định sự sống trên trái
đất. Khẳng định tầm quan trọng then chốt của nước, đặc biệt là nước ngọt, về
mọi mặt trong phát triển bền vững, bao gồm việc: xóa đói giảm nghèo, giảm
tác hại do nước gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe, đến sự phát triển và nông
nghiệp và nông thôn, thủy điện, an ninh lương thực, bình đẳng giới, cũng như
duy trì và bảo vệ môi trường.
Tài nguyên nước ở Việt Nam là có hạn và đang chịu một sức ép nghiêm
trọng trước tình trạng ô nhiễm và sử dụng quá mức cho phép. Đây là hậu quả
chung của các yếu tố: Dân số gia tăng, phát triển kinh tế và công tác quản lý
tài nguyên nước chưa thỏa đáng. Chính các nguyên nhân trên đã làm cho tài
nguyên nước bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
Khả năng tiếp cận nước sinh hoạt là nhu cầu căn bản nhất của con
người. Tuy nhiên sự chênh lệch về khả năng tiếp cận với nước sạch giữa
các tỉnh thành, giữa các vùng có sự khác nhau rõ rệt. Tỉ lệ các hộ được
tiếp cận với nước sạch ở khu vực thành thị là78%, trong khi đó tỉ lệ này
ở các khu vực nông thôn Việt Nam chỉ là 44%. Ở các khu vực nông thôn,
khả năng tiếp cận với nước sạch thấp, chủ yếu là sử dụng các nguồn
nước tự nhiên từ nước mưa, nước ngầm tại các giếng khoan, giếng khơi,
nước mặt tại ao hồ, sông ngòi Chất lượng nước từ các nguồn tự nhiên
trên thường khó được kiểm soát và không được đảm bảo, điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và phát triển của người dân tại
các vùng nông thôn, từ đó có tác động không nhỏ đến xu hướng phát
triển chung của toàn xã hội.
2
Xuất phát từ thực trạng của việc sử dụng nước trong sinh hoạt của người

dân tại xã Bế triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, để đánh giá được chất
lượng của nguồn nước đang sử dụng tại xã Bế Triều, đồng thời để xác định
được nhu cầu tiếp cận nước sạch của người dân, tôi nghiên cứu đề tài:
“Chất lượng nước sinh hoạt và nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân
xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích của chuyên đề
- Thông qua nghiên cứu chuyên đề nắm được hiện trạng chất lượng của nguồn
nước sử dụng cho sinh hoạt tại xã Bế Triều, huyện Hòa an, tỉnh Cao Bằng.
- Nắm được tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Bế Triều,
huyện Hòa an, tỉnh Cao Bằng.
- Xác định được nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt của người dân
tại xã Bế Triều, huyện Hòa an, tỉnh Cao Bằng.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thu thập thông tin, phân tích để xác định các nguồn, các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt.
- Số liệu phản ánh chung thực, khách quan.
- Những kiến nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của
địa phương.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Phản ánh được thực trạng về môi trường nước sinh hoạt tại xã Bế Triều,
huyện Hòa an, tỉnh Cao Bằng.
- Cảnh báo các vẫn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy
thoái môi trường nước.
- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng chính sách bảo
vệ môi trường nước, kế hoạch cấp nước sạch cho nhân dân xã Bế Triều,
huyện Hòa an, tỉnh Cao Bằng.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo
Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất
Nước sinh hoạt là nước có thể dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người
* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi
trường nước chất thải bẩn, các sinh vật, VSV có hại.
- Nguồn gốc nhân tạo: chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. vùng
dân cư, GTVT, thuốc diệt cỏ, phân bón nông nghiệp vào môi rường nước.
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi ô nhiễm
- Giảm độ pH của nước ngọt
- Tăng hàm lượng các ion Ca
2+
, Mg
2+
, So
4
2-
trong nước ngầm và nước sông
- Tăng hàm lượng các KLN (Pb, Hg, Cd, As, Cu, Zn) và các anion PO
4
3-
,
NO
2
-
, NO

3
-
.
- Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ (khó bị phân hủy sinh học)
- Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy hóa
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành
ngày 01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21/06/2012 và có hiệu lực từ 01/01/2013.
- Căn cứ nghị định 117/2007/NĐ - CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ
về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
4
- Thông tư 21/2012/TT-BTNMT ban hành ngày 19/12/2012 quy định việc
bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
- Quyết định số 104/2000/QĐ - TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định số 09/2005/QĐ - BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng y tế
về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.
- Quyết định số 22/2006/ QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam.
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991) - Chất lượng nước-Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-2:1991) - Chất lượng nước-Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường nước mặt.

- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.

2.2. Thực trạng về tài nguyên nước ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước của Việt Nam rất phong phú, chất lượng khá tốt đảm
bảo đủ cho nhu cầu sử dụng hiện nay, ngoại trừ ở một số đô thị lớn và khu
công nghiệp tập trung, nước bị nhiễm bẩn, có nơi bị nhiễm bẩn nặng như ở
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa lượng nước lại phân bố không
đồng đều theo thời gian và không gian. Tuỳ theo vùng, mùa cạn ít nước (20 -
30% lượng nước hàng năm) trong đó 3 tháng cạn ổn định chỉ chiếm 5 - 10%
lượng nước hàng năm, trong khi có đến 70% nhu cầu nước lại vào mùa cạn.
Vì vậy hiện nay trong mùa cạn, có nơi, có thời đoạn, ngay những sông lớn
cũng không đủ nước cho nhu cầu sử dụng. (Bộ TN & MT, 2005) [1].
Tài nguyên nước ở nước ta được sử dụng chủ yếu phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, ngư nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt và thuỷ điện, còn các nhu
cầu khác sử dụng chưa nhiều.
5
* Tài nguyên nước sử dụng cho nông nghiệp
Bao gồm việc tưới cho hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, cho chăn nuôi và
nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay cả nước có khoảng 80 hệ thống thuỷ nông lớn,
vừa và nhỏ; 700 hồ đập lớn và vừa, 1000 cống tưới tiêu và 2000 trạm bơm loại
lớn. Các công trình thuỷ lợi chủ yếu khai thác tài nguyên nước mặt.
Để đảm bảo ổn định và tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người,
cùng với việc tăng diện tích đất canh tác, diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng
vụ, tăng năng suất thì thuỷ lợi cũng là biện pháp quan trọng đầu tiên. dự tính
đến năm 2020 diện tích đất trồng lúa nước ta sẽ đạt 6,2 triệu ha (tăng 14% so
với năm 2000), nhu cầu nước tương ứng sẽ tăng là 72% (khoảng 370 tỷ m
3
).

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nhu cầu nước uống cho vật nuôi, nước vệ
sinh chuồng trại là rất lớn. Dự kiến đến năm 2020 nhu cầu sử dụng n−íc cho
chăn nuôi cũng sẽ tăng khoảng 4 đến 5 lần so với năm 2000.
Thuỷ sản nước ngọt là một nguồn lợi lớn của nước ta. Hiện nay cả nước
có trên 500 nghìn ha nước mặt, hồ chứa sử dụng cho chăn nuôi thuỷ sản.
Lượng nước sử dụng cho việc nuôi thả, thau rửa ao hồ mỗi năm dự tính
khoảng 40.000m
3
trên 1 ha. Tiềm năng phát triển thuỷ sản nước ngọt của
nước ta là rất lớn, hiện nay mới chỉ sử dụng hết khoảng 50%. Dự tính diện
tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 sẽ tăng lên gấp 3 lần so với năm 2000.
Ngoài tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước ngầm cũng đã được khai
thác để tưới cho diện tích đất nông nghiệp, cho chăn nuôi ở nhiều vùng. Đặc
biệt cho việc tưới cao su, cà phê vào mùa khô ở các tỉnh vùng núi phía Bắc,
miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
* Tài nguyên nước sử dụng sản xuất điện
Nước ta có tiềm năng thuỷ điện dồi dào, với hơn 2000 sông suối lớn, nhỏ
phân bố trên khắp lãnh thổ. Tổng tiềm năng lý thuyết nguồn thuỷ điện nước ta
khoảng 308 tỷ Kwh. Trữ năng kỹ thuật thuỷ điện trên toàn lãnh thổ Việt Nam
là 72 tỷ Kwh với công suất từ 10 MW trở lên, có khoảng 360 vị trí lắp đặt
máy, tổng công suất 17.500 MW. Ngoài ra chưa kể đến tiềm năng thuỷ điện
nhỏ. Hiện nay sản lượng điện do thuỷ điện phát hàng năm khoảng 23,8 Kwh
6
chiếm 51% tổng sản lượng điện phát ra của cả nước. Hiện nay nhà nước ta có
những nhà máy thuỷ điện lớn và vừa: Thác Bà, Hoà Bình, Trị An, Đa Nhim,
Thác Mơ, Vĩnh Sơn, Yaly, Đa Mi, Đại Ninh và Sông Hinh… với tổng công
suất 18,62 Kwh cấp vào lưới điện quốc gia. Ngoài ra còn có 13 công trình
đang lập báo cáo khả thi để đưa vào xây dựng trong những năm sắp tới với
công suất là 6.229 MW và tổng lượng điện phát là 27,6 tỷ Kwh; 6 công trình
đề xuất nghiên cứu với công suất là 1.258 MW và tổng lượng điện phát là

5,54 tỷ Kwh; các trạm thuỷ điện nhỏ với công suất là 1.000 MW và tổng
lượng điện phát là 2 tỷ Kwh.
* Tài nguyên nước sử dụng cung cấp cho sản xuất công nghiệp và dân cư
Sử dụng nước cho sinh hoạt được xem xét ở 2 khu vực là thành thị và
nông thôn. Nước ta có khoảng hơn 600 đô thị các loại và gần 100 khu công
nghiệp tập trung với dân số khoảng 19 triệu 900 nghìn người, chiếm 25% dân
số cả nước (2013). Tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch còn thấp
mới chỉ đạt 75%. Năm 2012, tổng lưu lượng cấp nước của 190 nhà máy là 2,6
triệu m
3
/ ngày, trong đó nước ngầm khoảng 30%. Định hướng cấp nước đô thị
của Bộ Xây dựng dự kiến đến năm 2020 là 8,8 triệu m
3
/ ngày, đến năm 2020
là 15,94 triệu m
3
/ ngày. Hiện nay, tiêu chuẩn định lượng nước cấp cho dân số
đô thị còn thấp (từ 40 - 50 lít/ người/ ngày), lượng nước máy bị thất thoát còn
lớn (30 - 40%) do hệ thống hạ tầng cấp nước xây dựng từ lâu, chắp vá, xuống
cấp nghiêm trọng và quản lý kém.
Ở khu vực nông thôn, nơi có khoảng 75% dân số cả nước sinh sống.
Trong số đó mới chỉ có 44% dân số được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, số
còn lại phải sử dụng nguồn nước ao, hồ, sông, suối… không đảm bảo vệ sinh.
Mặt khác, do sự phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm, giữa
các vùng địa lý nên tình trạng khan hiếm nước cục bộ vẫn xảy ra ở các thành
phố lớn, các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên vào các
tháng mùa khô.
Trong tình hình phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu
sử dụng nước sạch là rất lớn, ước tính vào năm 2020 lượng nước dùng sẽ gấp
đôi năm 2000. Hiện nay lượng nước dụng chiếm trên 7% tổng lượng nước

7
mặt. Theo khả năng và điều kiện tồn tại tài nguyên nước, tình hình quản lý,
khai thác và sử dụng như hiện nay, tương lai sẽ có nhiều vùng bị thiếu nước
nghiêm trọng, có nhiều thành phố đông dân, đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long là những nơi sản xuất nông nghiệp tập trung, dân cư
đông đúc. Đó chưa kể đến các vùng thường xuyên thiếu nước trong mùa cạn,
do ít mưa và mùa khô kéo dài, khắc nghiệt như Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên… Mặt khác, với xu thế ấm dần lên của trái đất, khí hậu thế giới biến
đổi kéo theo những dị thường tác động đến tài nguyên nước, làm cho việc
quản lí, khai thác tài nguyên nước trở lên phức tạp hơn. (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2013) [1]
2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt ở Việt Nam
Chất lượng nước sinh hoạt đang là một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam. Tình
trạng ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt kể cả ở đô thị và nhiều vùng nông
thôn đã lên mức báo động. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt hiện nay thải trực
tiếp xuống cống rãnh, ao hồ, đầm không qua xử lý. Đặc biệt là nước thải của
các bệnh viện, cơ sở y tế, các khu chăn nuôi là những nguồn gây ô nhiễm rất
nghiêm trọng. Chất lượng nước ở mức báo động do bị ảnh hưởng của nước thải
từ các nhà máy công nghiệp, làng nghề, khai thác khoáng sản, nông nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản. Việc lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu làm cho nước
các sông hồ bị tạo thành muối và ô nhiễm. Nước ô nhiễm có thể ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp và ngư nghiệp, từ đó ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ con người và khả năng cạnh tranh thương mại.
Qua kết quả kiểm nghiệm 185 nguồn nước trên địa bàn 16 xã trong cả
nước đã thực hiện năm 2013 cho thấy: tỉ lệ nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh
chỉ đạt 1,1%; tỉ lệ đạt các chỉ tiêu về hóa lý là 58,47% (các tiêu chuẩn thông
thường gặp: pH: 27%; Fe: 8,19%; nitrat: 8,19%; Cl: 4,91%). Chỉ tiêu vi sinh
vật chỉ đạt 1,1% (trong đó 25,95% ô nhiễm vi sinh vật ở mức độ nhẹ và trung
bình; 72,95% ô nhiễm ở mức độ cao.
Mức độ ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép

đến vài nghìn lần. Khảo sát các yếu tố liên quan cho thấy: có 25,1% nguồn
nước xây dựng gần nhà tiêu; 65,9% gần chuồng gia súc, hồ nước thải. Ngoài
8
ra còn có các yếu tố gây ô nhiễm như: dụng cụ lấy nước không đảm bảo, bơm
hỏng tại các điểm tiếp xúc, nền giếng hỏng… chiếm tỷ lệ khá cao. Đối chiếu số
liệu thống kê (77,11% nguồn nước hợp vệ sinh) với đánh giá của trung tâm Y tế
dự phòng sẽ thấy độ vênh khá lớn giữa loại nước hợp vệ sinh và loại nước đủ tiêu
chuẩn nước sạch. (Trần Yêm và cs, 1998) [10]
* Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại nông thôn
chủ yếu là do:
+ Hố xí không hợp vệ sinh.
+ Chuồng trại chăn nuôi gia đình.
+ Chất thải do hoạt động nông nghiệp: nạn sử dụng hoá chất bảo vệ thực
vật bừa bãi trong sản xuất nông nghiệp.
+ Chất thải từ sinh hoạt gia đình: Chất thải sinh hoạt của con người ngày
càng tăng lên mạnh mẽ. Hai loại chất thải đáng lo ngại nhất là phân người và
rác. Chúng chứa nhiều vi trùng gây bệnh nguy hiểm cho con người. Trung
bình 1 người thải ra 0,3 kg phân và 0,5 kg rác trong ngày. Như vậy mỗi ngày,
mỗi địa phương thải ra hàng trăm, hàng ngàn tấn phân rác.
Đặc biệt mối đe dọa ô nhiễm lớn nhất cho nguồn nước sinh hoạt chính
là ô nhiễm asen. Ô nhiễm asen trong nguồn nước ngầm được phát hiện ở
vùng châu thổ sông Hồng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ
của người dân. Ở Việt Nam vào đầu những năm 1990, vấn đề ô nhiễm asen
được biết đến qua các nghiên cứu của Viện Địa chất và Liên đoàn Địa chất
về đặc điểm địa chất thuỷ văn và đặc điểm phân bố asen trong tự nhiên, các
dị thường asen. Theo nghiên cứu khảo sát phân tích nước bề mặt và các
nguồn nước đổ ra sông Mã ở khu vực Đông - Nam bản Phúng, hàm lượng
asen trong các mẫu nước đều vượt quá 0,05mg/l. Kết hợp với điều tra của
trường Đại học Y Hà Nội cho thấy, sự ô nhiễm này có ảnh hưởng tới sức
khỏe dân cư sống ở khu vực đó.

Từ năm 1995 đến 2000, nhiều công trình nghiên cứu điều tra về nguồn
gốc asen có trong nước ngầm, mức độ ô nhiễm, chu trình vận chuyển… Đã
tìm thấy nồng độ asen trong các mẫu nước ở khu vực thượng lưu sông Mã,
Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam, Nam
Định, Thanh Hoá… đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước sinh hoạt của
Quốc tế và của Việt Nam.
9
Trước tình hình đó, trong hơn 2 năm (2011 - 2013), Chính phủ Việt Nam
và UNICEF đã khảo sát về nồng độ asen trong nước của 71.000 giếng khoan
thuộc 17 tỉnh đồng bằng miền Bắc, Trung, Nam. Kết quả phân tích cho thấy,
nguồn nước giếng khoan của các tỉnh vùng lưu vực sông Hồng: Hà Nam,
Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương và các tỉnh An Giang, Đồng Tháp
thuộc lưu vực sông Mê Kông đều bị nhiễm asen rất cao. Tỷ lệ các giếng có
nồng độ asen từ 0,1 mg/l đến 0,5 mg/l (cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt
Nam và Tổ chức y tế Thế giới 10 - 50 lần) của các xã dao động từ 59,6 - 80%.
Từ kết quả phân tích đó, Bộ Y tế tiến hành điều tra, đánh giá sơ bộ về ảnh
hưởng độc hại của asen tới sức khoẻ cộng đồng dân cư và phát hiện 13 trường
hợp bị bệnh nhiễm độc asen mãn tính ở giai đoạn sớm và các biểu hiện ngoài
da như: dày sừng, "nhú sừng", biến đổi sắc tố (tăng, giảm hoặc kết hợp 2
dạng) có những nét đặc trưng của biến đổi ngoài do asen và hàm lượng asen
có trong nước tiểu và tóc rất cao. Có thể thấy tình trạng ô nhiễm asen trong
nguồn nước của các giếng khoan tại các xã là rất nghiêm trọng. Tỷ lệ các
giếng có nồng độ asen cao > 0,1 mg/l (gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép) ở hầu
hết các xã chiếm tỷ lệ từ 70 - 96%. Mặc dù người dân Việt Nam thường sử
dụng nước giếng khoan khi qua bể lọc sắt, song hiệu quả loại bỏ asen của
nhiều bể do dân tự xây lắp chất lượng chưa cao, nên tỷ lệ các bể có khả năng
loại bỏ asen tới giới hạn cho phép chỉ là 41,1%. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình
dùng nước giếng khoan trực tiếp không qua bể lọc. (Bộ TN & MT, 2013) [1]
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn sinh hoạt hầu hết là do hoạt động sản xuất
và sinh hoạt của con người tạo nên, như: nước thải sinh hoạt, nước thải công

nghiệp, nước thải nông nghiệp thường kèm theo chất thải rắn, chất thải hữu cơ,
thuốc trừ sâu, phân bón… Ngoài ra, nguồn nước còn bị ô nhiễm do cấu tạo địa
chất, xâm nhập mặn các vùng ven biển, nước sông, kênh, ô nhiễm phèn.
2.2.3. Một số vùng ô nhiễm tài nguyên nước bị ô nhiễm ở Việt Nam và giải
pháp khác phục
Hiện nay ở Việt Nam, Các cấp, cấc ngành đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô
nhiễm nước là vẫn đề rất đáng lo ngại.
10
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng năm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có
công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp
là rất nặng. Ví dụ: Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy,
nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hóa
(BOD), nhu cầu ôxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2500mg/1;
hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lường nước thải của của các ngành này có chứa H
2
S vượt 4,2 lần,
hàm lượng NH
3
vượt quá 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm
nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực nông nghiệp, hiện
nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ

tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được
xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khỏe người dân.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người
dân về vẫn đề môi trường còn chưa cao…Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường. nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ
quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi
trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là
loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời
sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. các quy định về
quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu. cơ chế phân công và phối hợp
11
giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo,
chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác,
sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các lãnh thổ lớn. chưa có
quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính và bảo vệ môi trường nước, gây
nên tình trạng thiếu lụt tài chinh, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường.
* Giải pháp khắc phục ô nhiễm nước ở Việt Nam
Thời gian qua chúng ta quá lỏng lẻo với các quy định về bảo vệ sự ô
nhiễm của môi trường nói chung và các dòng sông nói riêng.
- Tuyên truyền vận động nâng cao ý thức cộng đồng, giáo dục môi trường
về ý thức của mỗi người dân không xả rác bừa bãi, xả đúng nơi quy định.
- Ngăn chặn tất cả các nguồn xả từ nhà máy, phân xưởng, khu công nghiệp,
- Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư phải qua khu xử lý trước khi xả
ra sông.
- Hạn chế dùng các loại phân bón và hóa chất độc hại dùng trong nông

nghiệp, thay thế bằng các loại thân thiện với môi trường, nguồn gốc sinh học
- Tích cực trồng cây gây rừng, không để tình trạng sói lở, rửa trôi các tạp
chất, xác động thực vật từ đồi, núi, vùng cao xuống đồng bằng.
- Lập các hệ thông mương sinh thái trong từng thành phố, từng hộ gia
đình làm vườn sinh thái để giữ nước,
- Nghiêm trị các loại tội phạm môi trường và kiểm soát chặt chẽ ý thức
thực hiện môi trường.
- Nên có quy hoạch các loại cỏ và cây hoa thủy sinh khác để tạo cảnh quan
và hấp thụ các kim loại nặng, dinh dưỡng, tạp chất, để làm sạch nước sông
2.2.4. Một số bệnh thường mắc phải do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm ở
Việt Nam
Hơn một phần ba dân số Việt Nam đang nhiễm các bệnh có liên quan
đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn và các điều kiện vệ sinh không
đảm bảo. Không được tiếp cận đầy đủ nước và vệ sinh còn gây ra những vấn
đề nghiêm trọng cho sức khoẻ của trẻ em (44% trẻ em nhiễm bệnh giun sán
và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng). Với sự tăng, phát triển của các
ngành công nghiệp tại các địa phương, các nguồn nước sẽ bị ô nhiễm nếu
không tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về bảo vệ môi trường.
12
Theo các tài liệu khoa học trên thế giới, có hơn 300 loại bệnh lây truyền
qua nước. Có 2 nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ liên quan đến
nước, đó là do vi sinh vật có khả năng truyền bệnh sang người và do các chất
hoá học, chất phóng xạ gây ra.
Vi sinh vật truyền qua nước gây nên hầu hết các bệnh ở đường tiêu hoá.
Vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy… Virus gây bệnh như
bại liệt, viêm gan… Kí sinh trùng gây bệnh lỵ, amip, giun, sán… Các tác
nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể con người trực tiếp qua đường nước
uống hoặc nước dùng chế biến thực phẩm. Những bệnh này có thể gây thành
dịch lớn làm cho số người tử vong cao, rất nguy hại cho cộng đồng nếu không
có biện pháp phòng chống tốt.

Bên cạnh các nguồn nguyên nhân và một số bệnh thường mắc phải trên,
thì nước nhiễm asen cũng là một nguyên nhân đặc biệt nguy hiểm, nó gây ra
các bệnh có độ độc tính cao. Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện:
khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt
rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh. Nếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp,
mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây: mệt
mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân,
giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai,
viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư…
Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên
thân thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hoá da, gây sạm và mất
sắc tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị
chảy và lở loét). Tình trạng nhiễm độc asen lâu ngày còn có thể gây ung thư
(gan, phổi, bàng quang và thận) hoặc viêm răng, khớp gây bệnh tim mạch,
cao huyết áp. Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khoẻ là
khả năng gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch (cao huyết
áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu
máu cục bộ cơ tim và não), các bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, sừng
hoá, ung thư da, h« hÊp…), tiểu đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan tới
hệ tiêu hoá, các rối loạn ở hệ thần kinh, ngứa hoặc mất cảm giác ở các chi và
khó nghe. Sau 15 - 20 năm kể từ khi phát hiện, người nhiễm độc thạch tín sẽ
chuyển sang ung thư và chết. (Bộ TN & MT, 2013) [1]
13
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nước sinh hoạt và một số hoạt động sản xuất,
tập quán sinh hoạt của người dân ảnh hưởng đến môi trường nước.

- Phạm vi nghiên cứu: Xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
- Thời gian nghiên cứu: từ 15/01 - 30/04/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Xã Bế Triều, huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế xã hội.
3.2.2. Nguồn nước và hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt của Xã Bế
Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
- Các nguồn nước sinh hoạt Tại xã Bế Triều.
- Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Bế Triều
- Một số căn bệnh đối với người dân có liên quan tới nguồn nước.
- Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt qua ý kiến nhân dân tại xã Bế
Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
3.2.3. Nhu cầu sử dụng nước sạch ở Xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
3.2.4. Giải pháp giải quyết nhu cầu nước sạch ở Xã Bế Triều, huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành thu thập tài liệu, số liệu, thông tin sau:
-Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bế Triều
-Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường trên địa bàn xã.
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật về quản lý tài
nguyên nước.
14
- Phương pháp kế thừa, sử dụng tài liệu tứ cấp về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội tại Xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Điều tra khảo sát thực địa phân tích các nguồn gây ô nhiễm chính đến
nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã.
- Điều tra người dân về chất lượng nguồn nước sinh hoạt và nhu cầu sử

dụng nước sạch cho sinh hoạt của ngươi dân Xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng (tổng số phiếu:50 phiếu)
3.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm
- Lấy ngẫu nhiên mẫu nước ngầm tại giếng đào và giếng khoan.
- Lấy ngẫu nhiên mẫu nước mặt.
* Cách lấy mẫu:
Luôn bỏ mẫu đầu tiên để súc rửa chai.
+ Đối với giếng khoan: lấy mẫu trực tiếp từ vòi bơm vào chai định lượng
không lấy qua bể chứa nước.
+ Đối với giếng đào: lấy mẫu trực tiếp từ vòi bơm đổ vao chai định lượng.
+ Đối với mẫu nước mặt: lấy mẫu nước tại một số ao, suối trên địa bàn xã
*Vị trí lấy mẫu: theo TCVN
STT

Ký Hiệu Vị trí lấy mẫu
Số lượng
mẫu
Ngày lấy mẫu

1 Nước mặt (M1)
Giếng Đào nhà ông
Phạm Văn Hữu
1 20/02/2014
2 Nước mặt (M2)
Giếng Khoan
UBND xã Bế Triều
1 20/02/2014
3 Nước ngầm (N1) Mỏ nước Đà Lạn 1 20/02/2014
4 Nước ngầm (N2) Hồ Nà Tấu 1 20/02/2014
* Chỉ tiêu phân tích:

Các chỉ tiêu phân tích gồm có 5 chỉ tiêu: pH, As
ts,
Fe, Độ cứng
* Phương pháp phân tích:
+ TCVN 6492-1999 (ISO 10523 -1994) - Chất lượng nước - Xác định pH.
+ TCVN 6626:2000 Hàm lượng Asen tổng số
+ TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) Hàm Lượng sắt
+ TCVN 6224:1996 Hàm lượng Độ cứng
15
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel
- So sánh kết quả phân tích của mẫu với QCVN 02:2009/BYT, QCVN
08:2008/BTNMT, QCVN 09:2008/BTNMT.
- Để đưa ra đánh giá, nhận xét chính xác và đầy đủ.
3.3.4. Phương pháp phỏng vấn
- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân về mục đích sử dụng nước
và đánh giá của người dân về chất lượng nước.
- Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình (điều tra 50 hộ, chọn ngẫu nhiên
trong 21 thôn)
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi trong phiếu
điều tra. Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế địa phương, đưa ra những đánh
giá và ghi lại các số liệu, hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra
những nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu
vực nghiên cứu.
3.3.5. Phương pháp khảo sát thực địa
- Khảo sát thực địa về đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu.
- Điều tra về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân khu vực
nghiên cứu.
16
Phần 4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Xã Bế Triều, huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của Xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
4.1.1.1. Vị trí địa lý


Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Bế Triều
* Bế Triều là một xã vùng đồng thuộc huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, cách
thành phố Cao Bằng 13 km theo tỉnh lộ 203 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh Lộ 203
chạy qua địa bàn Tây và Nam. Sông Bằng tạo thành ranh giới tự nhiên phía tây
và tây nam của xã. Ngoài ra, trên địa bàn xã Bế Triều còn có hồ Nà Tấu.

×